Nghiên cứu khoa học - Phát triển công nghệ tiếp tục được đẩy mạnh ở cả cấp nhà nước, cấp tỉnh và được đặc biệt quan tâm ở cấp cơ sở; Kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ bước
Trang 1VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VŨ VĂN THIỆN
QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỪ
THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số : 60.34.02.12
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HÀ NỘI, 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS HỒ NGỌC LUẬT
Phản biện1:
Phản biện 2:
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam giờ phút
ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, các hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh Quảng Ninh được triển khai chủ động, toàn diện và đạt được kết quả nổi bật Nghiên cứu khoa học - Phát triển công nghệ tiếp tục được đẩy mạnh ở cả cấp nhà nước, cấp tỉnh và được đặc biệt quan tâm ở cấp
cơ sở; Kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ bước đầu đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn Tỉnh
Do vậy, để khoa học và công nghệ thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như của tỉnh Quảng Ninh nói riêng, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như về quản lý, nhân lực, tài chính, cơ chế, quy định quản lý nhiệm vụ khoa học
và công nghệ, Thiếu bất kỳ giải pháp nào cũng đồng nghĩa với việc lĩnh vực khoa học và công nghệ của quốc gia, địa phương sẽ không phát huy được tối đa hiệu quả Chính vì lý do trên tác giả xin chọn vấn đề
“Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, việc nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
đã được nghiên cứu rất nhiều, ở các mức độ khác nhau
Tại Quảng Ninh những quy định quản lý ban hành vẫn còn ở tầm
vĩ mô, chưa thực sự sát với thực tiễn, do đó việc giải quyết, hướng dẫn
Trang 4cũng như triển khai thực hiện quản lý nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đề xuất một số giải pháp quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có sử dụng ngân sách từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh phục vụ cho phát triển khoa học và công nghệ nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung trong giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến 2030
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn chung về quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và cấp cơ sở
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến 2030
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Các quy định quản lý nhiệm vụ
KH&CN
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
(nghiên cứu hồi cứu giai đoạn 2011-2015 để làm cơ sở cho việc xây dựng quy định quản lý nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến 2030)
Trang 55 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát thực tế tại các địa phương và một số đơn vị triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Nghiên cứu tài liệu: Các Nghị quyết và Chính sách của Đảng và Nhà nước về KH&CN; Cơ sở dữ liệu thống kê về kinh tế, hoạt động khoa học của Việt Nam và một số tỉnh thành cũng như Quảng Ninh về phát triển KH&CN
- Phương pháp phân tích, so sánh
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các nhà quản lý
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa các lý luận về quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ cho công tác quản lý và triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác liên quan
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đối với nhà quản lý: Là tài liệu tham khảo hữu ích để các nhà quản lý cụ thể hóa các chính sách cho việc quản lý nhiệm vụ KH&CN phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh + Đối với người lao động: Là tài liệu tham khảo hữu ích để triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, cũng như cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực của mình, phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
7 Cơ cấu của luận văn
Toàn bộ nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương, gồm có 6 hình và 4 bảng Cụ thể:
Trang 6- Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn chung về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015;
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý nhiệm vụ khoa học
và công nghệ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2030
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1.1.1 Các khái niệm công cụ
Khoa học và công nghệ (KH&CN); Hoạt động khoa học và công nghệ ; Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NCKH&PTCN); Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH); Hoạt động triển khai thực nghiệm (TKTN); Hoạt động sản xuất thử nghiệm; Hoạt động phát triển công nghệ ; Hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ (DVKH&CN); Nhiệm vụ khoa học và công nghệ ; Nhiệm vụ khoa học
và công nghệ cấp tỉnh; Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp huyện; Chương trình khoa học và công nghệ; Nhân lực khoa học công nghệ
1.1.2 Khung lý luận quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1.1.2.1 Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Tại tỉnh Quảng Ninh, thời gian vừa qua yêu cầu đặt ra đối với việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở là
Trang 7tập trung vào xác định các nhiệm vụ KH&CN sát với yêu cầu thực tiễn, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã và thành phố, các doanh nghiệp;
1.1.2.2 Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Sau khi xác định nhiệm vụ, việc tiến hành các bước triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cũng là một yêu cầu đặt ra đối với tỉnh Quảng Ninh
1.1.2.3 Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Để có cơ sở đánh giá tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, cũng như việc ứng dụng các kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ vào thực tiễn thì việc tổ chức, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ là một trong những nội dung quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển khoa học và công nghệ của địa phương
1.2 Kinh nghiệm thế giới và trong nước
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của nước ngoài
1.2.1.1 Kinh nghiệm của CHLB Đức
Nghiên cứu kinh nghiệm của CHLB Đức và các nước phát triển cho thấy có sự tương đồng với các lý luận và thực tiễn quản lý nhiệm vụ KH&CN nêu trên (nội dung và các bước tổ chức thực hiện nhiệm vụ) Tuy nhiên có sự khác biệt nhất định trong quá trình quản lý nhiệm vụ KH&CN
1.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Trang 8Kinh nghiệm nổi bật của Nhật Bản đó là tuyển chọn cá nhân và tổ chức chủ trì thực hiện đề tài Việc này ở Nhật được thực hiện một cách bài bản và có truyền thống quy củ Tùy theo loại đề tài để áp quy trình tuyển chọn
1.2.1.3 Kinh nghiệm Trung Quốc
Quản lý đề tài ở Trung Quốc gồm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn kết thúc Giai đoạn đầu gồm: lập kế hoạch, nộp đơn, rà soát và thẩm định của chuyên gia, thẩm định tài chính và phê duyệt đơn xin tài trợ
1.2.2 Kinh nghiệm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của một số địa phương
1.2.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh Nam Định
Tỉnh cũng đã thực hiện tiến hành phê duyệt danh mục đề tài, dự
án thực hiện hằng năm làm 02 đợt (đợt 1 trước tháng 10, đợt 2 trước tháng 4 hằng năm) Do đó, tỉnh Nam Định đã không phụ thuộc vào năm ngân sách khi phân bổ cho các đề tài, dự án
1.2.2.2 Kinh nghiệm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh Hòa Bình
Việc xác định nhiệm vụ KH&CN được giao cho Hội đồng KH&CN của tỉnh thực hiện Công tác nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN được tiến hành 3 bước, trong đó đặc biệt có bước Kiểm tra trước nghiệm thu là một bước chính thức được đưa vào quy trình quản lý thực hiện nhiệm vụ KH&CN của tỉnh
1.2.2.3 Kinh nghiệm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Trang 9của Thành phố Đà Nẵng
Đối với các nhiệm vụ KH&CN được đánh giá “không đạt” thì nguồn kinh phí nộp trả ngân sách nhà nước 50% và chủ nhiệm nhiệm vụ không được đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN trong 02 năm tiếp theo tính từ thời điểm nghiệm thu
1.2.3 Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Trong khuôn khổ, phạm vi của đề tài thì kinh nghiệm công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN của các địa phương là quan trọng và gần gũi với công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN của Quảng Ninh Một số kinh nghiệm rút ra đó là:
- Trong xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ hằng năm, cần xác định những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng tâm, trọng điểm, những nhiệm vụ giải quyết những vấn đề cấp bách của địa phương, điểm nghẽn trong kỹ thuật cần khoa học và công nghệ giải quyết;
- Trong quản lý nhiệm vụ KH&CN cần linh hoạt nhưng cần có các hình thức xử lý vi phạm nghiêm khắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN để hoạt động quản lý nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn được nghiêm túc hơn
Trang 10Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN
cơ sở sản xuất; có sự phối hợp giữa các tổ chức KH&CN, các Trường, Viện ở Trung ương với địa phương, cơ sở; có sự đầu tư từ nhiều nguồn vốn cho việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN
2.2 Công tác tổ chức quản lý nhiệm vụ KH&CN của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011- 2015
Trong 5 năm qua, công tác tổ chức quản lý hoạt động KH&CN nói chung và quản lý nhiệm vụ KH&CN nói riêng đã đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận, có nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng phục
vụ sản xuất đời sống, yếu tố khoa học đã dần chiếm hàm lượng cao trong việc xây dựng các chủ trương, ban hành các quyết định trong công tác lãnh đạo và quản lý; công tác quản lý ngày càng đi vào nề nếp, bước đầu đã có sự gắn kết giữa nghiên cứu với thực tiễn
2.2.1 Đối với nhiệm vụ cấp tỉnh
2.2.1.1 Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Trang 11Cụ thể là xác định các đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ, ứng dụng các thành tựu KH&CN tại các doanh nghiệp; các đề tài nghiên cứu ứng dụng, các dự án sản xuất thử nghiệm Đồng thời xác định các nhiệm
vụ KH&CN nhằm tạo ra cơ sở khoa học cho các quyết định của tỉnh về quản lý, lập dự án đầu tư,
2.2.1.2 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN của tỉnh thời gian qua là phải đảm bảo phát huy tính tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ và phù hợp với đặc thù hoạt động KH&CN của tỉnh Đồng thời gắn kết được giữa các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học với doanh nghiệp; khuyến khích được mọi tổ chức cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN của tỉnh
2.1.3 Đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Yêu cầu đặt ra đối với việc đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN của tỉnh thời gian qua là phải đảm bảo tính công khai minh bạch, công bằng
2.2.2 Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở
2.2.2.1 Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Việc xác định nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở tỉnh Quảng Ninh đã được thực hiện theo hướng dẫn của các văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và của tỉnh Quảng Ninh
2.2.2.2 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở
Yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở của tỉnh thời gian qua là phải đảm bảo phát huy tính tự chủ
Trang 12trong thực hiện nhiệm vụ và phù hợp với đặc thù hoạt động KH&CN của tỉnh Đồng thời gắn kết được giữa các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học với doanh nghiệp; khuyến khích được mọi tổ chức cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở của tỉnh
2.2.2.3 Đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở
Yêu cầu đặt ra đối với việc đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN của tỉnh Quảng Ninh thời gian qua là phải đảm bảo tính công khai minh bạch, công bằng
2.2.3 Hoạt động của Hội đồng khoa học và công nghệ
Trong những năm qua, các ngành, các địa phương của tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm kiện toàn Hội đồng KH&CN các cấp Chất lượng hoạt động các Hội đồng thẩm định, nghiệm thu đề tài, dự án được nâng cao nhờ việc mời các nhà khoa học ở Trung ương tham gia Trong quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, UBND Tỉnh đã phân cấp quản lý cho Sở, ban, ngành, tổ chức và UBND các địa phương quản lý Các bước thẩm định, phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện do cấp cơ sở quản lý
2.2.4 Tình hình xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn
Việc xét chọn một nhiệm vụ khoa học và công nghệ để triển khai thực hiện thực sự rất quan trọng, nó có ảnh hưởng lớn đến quá trình triển khai thực hiện, kết quả của nhiệm vụ, khả năng ứng dụng vào thực tiễn, giải quyết nhu cầu thực tế của địa phương
Trang 132.2.5 Tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
2.2.5.1 Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015
a Số lượng và kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh
Trong thời gian 5 năm (2011-2015), số liệu thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh cho thấy tỉnh đầu tư thực hiện 118 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh (2011: 37, 2012: 17, 2013: 28, 2014: 15, 2015: 21) từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học, bình quân mỗi năm
có 24 nhiệm vụ cấp tỉnh được triển khai gồm các đề tài, dự án ứng dụng với kinh phí sự nghiệp khoa học hỗ trợ triển khai là 434 triệu đồng/nhiệm vụ Các nhiệm vụ này được thực hiện theo nhiệm vụ UBND tỉnh giao
2.2.5.2 Cơ cấu và sự phân bố nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh
Nhìn chung, số lượng đề tài nghiên cứu ở lĩnh vực KHNN chiếm
số lượng nhiều nhất 52.54%, tiếp đến là lĩnh vực KHXH chiếm 15.25%; lĩnh vực KHKT&CN chiếm 12.71%; lĩnh vực KHYD chiếm 8.47 %; lĩnh vực KHNV chiếm 5.08 %; lĩnh vực KHTN chiếm 5.93% (Bảng 2.2.1.2) Xét về mặt kinh phí, Bảng 2.2.1.2 cho thấy Lĩnh vực KHNN chiếm tới > 1/3 tổng kinh phí (39.236%) sau đó đến Lĩnh vực KHKT&CN (22,04%)
và Lĩnh vực KHXH (16.47%) vẫn giữ vị trí thứ 3 Bảng 2 cũng cho thấy bình quân chung toàn thể các lĩnh vực là 434 tr.đ/nhiệm vụ, quy mô như thế đạt mức cao so với các tỉnh trong cả nước