1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu kiến thức – thái độ thực hành về phòng chống suy dinh dưỡng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tỉnh hậu giang năm 2008

83 775 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Do đó, một trong những chiến lược quan trọng trong phòng chống suydinh dưỡng là công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm làm chuyển biếntốt kiến thức, thái độ, thực hành của các bà m

Trang 1

MỞ ĐẦU

Dinh dưỡng tốt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tâmthần trẻ em Dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, trí tuệ vàcòn làm nặng thêm các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi… Theo số liệu của TổChức Y Tế Thế Giới cho thấy có đến 54% trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi

ở các nước đang phát triển là có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng [7]

Suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi hiện vẫn đang còn ở tỷ lệ khá cao ởnhiều nước trên thế giới, thậm chí rất cao ở một số khu vực như Nam Á (48,8%),Đông Nam Á (32,4%), Châu Phi và Châu Mỹ La tinh [97], [99], [100]; đặc biệt

là các nước nghèo và các nước đang phát triển; 80% trẻ em suy dinh dưỡng sống

ở 20 quốc gia [94], trong số này có khoảng hơn 1,6 triệu em Việt Nam Theothống kê, số trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta hiện nay khoảng 7,7 triệu (chiếm9,45% dân số toàn quốc), con số này đặt nước ta vào số 36 nước có tỷ lệ trẻ emsuy dinh dưỡng cao nhất thế giới [7], [14], [113]

Tổng kết đánh giá các hoạt động dinh dưỡng năm 2007 do Bộ Y tế và ViệnDinh dưỡng quốc gia tổ chức vào đầu năm nay, báo cáo cho thấy “tỷ lệ trẻ emdưới 5 tuổi trên cả nước suy dinh dưỡng đã giảm từ 23,4% (năm 2006) xuốngcòn 21,2%” Nói cách khác, cứ hơn 4 trẻ em ở nước ta thì có 1 em bị suy dinhdưỡng Đó là một vấn đề y tế cộng đồng rất lớn [14]

Suy dinh dưỡng ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, nhưng sự nghèo đói vàthiếu kiến thức được xem là nguyên nhân gốc rễ Nhiều sai lầm dẫn đến suy dinhdưỡng trẻ em không phải do thiếu thực phẩm hộ gia đình mà là do thiếu sót ởkiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc của bà mẹ

Đối tượng giáo dục kiến thức chủ yếu là bà mẹ, bởi một lẽ đơn giản là bà

mẹ nào cũng phải nuôi con, cho nên bà mẹ phải biết cách nuôi con để đứa conphát triển tốt, tránh được nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh suy dinh dưỡng trẻ em,đảm bảo sức khỏe và trí lực cho thế hệ sẽ gánh vác, xây dựng đất nước và lànguồn hy vọng của tương lai

Tuy vấn đề thu nhập của gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng

và chất lượng bữa ăn của trẻ Tuy nhiên, kiến thức, thái độ, thực hành của người

Trang 2

trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc còn quan trọng hơn nhiều Có hiểu biết chínhxác, thái độ đúng đắn và thực hành thích hợp thì có thể nuôi trẻ không bị suydinh dưỡng với thu nhập hạn chế

Do đó, một trong những chiến lược quan trọng trong phòng chống suydinh dưỡng là công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm làm chuyển biếntốt kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ về nuôi dưỡng trẻ [39], [65].Muốn thực hiện chiến lược này cần có những khảo sát và nghiên cứu khoa họcthích hợp làm cơ sở và tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch của chương trình tạiđịa phương một cách phù hợp và có hiệu quả Đây là vấn đề mà từ trước đến naychưa có một nghiên cứu nào thực hiện tại Hậu Giang, là một tỉnh mới được chiatách vào đầu năm 2004 Bên cạnh đó, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinhdưỡng là một trong mười bảy chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh được

xem xét và đánh giá hàng năm Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu Kiến thức – thái độ - thực hành về phòng chống suy dinh dưỡng của các bà

mẹ có con dưới 5 tuổi tỉnh Hậu Giang năm 2008” với các mục tiêu như sau:

1 Xác định tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Hậu Giang bị suy dinh dưỡng năm 2008.

2 Xác định tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

3 Xác định các mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của các

bà mẹ có con dưới 5 tuổi và các đặc tính của mẫu nghiên cứu (nơi ở, độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp, mức sống gia đình).

4 Xác định các mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của các

bà mẹ có con dưới 5 tuổi và tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Trang 3

1.1 LỊCH SỬ SUY DINH DƯỠNG

Trong lịch sử y học đã có rất nhiều tên đặt ra để chỉ tình trạng suy dinhdưỡng (SDD) protein – năng lượng ở trẻ em Năm 1908, Cotrea gọi SDD là bệnh

“rắn nhỏ” vì trẻ em mắc bệnh có cơ thể nhỏ bé, da có lằn màu sẫm lẫn màu nhạtnhư da rắn Năm 1913, Williams Cicely đã dùng thuật ngữ “Kwashiorkor” (từcủa một bộ lạc ở Ghana, có nghĩa là bệnh của đứa trẻ bị bỏ rơi) để mô tả hộichứng mà trước đó thường lầm với bệnh Pellagra Năm 1926, Normet đã mô tảrất sớm căn bệnh này với cái tên “Bouffissure ở Annam” (mắt trẻ bị phù trôngbạnh ra) [102] trước những công trình nghiên cứu của người Anh ở biển Vàng(Ghana 1930 – 1933) Năm 1927, Procter gọi là “đứa trẻ đỏ - Enfant rouge”; cáctác giả Autret và Behar gọi SDD là “Hội chứng đa khiếm khuyết ở trẻ em” vìthấy rằng đứa trẻ thiếu nhiều chất dinh dưỡng [26], [101] Tiếp đó, Tổ chức Y tếthế giới (TCYTTG) đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát ở Châu Phi và bệnh thiếuprotein – năng lượng nhanh chóng được coi là bệnh dinh dưỡng quan trọng nhấttrên thế giới Năm 1959, Jelliffe D.B dùng thuật ngữ “Thiếu dinh dưỡng protein– năng lượng” vì thấy mối liên quan chặt chẽ giữa thể phù và thể gầy đét Chế độ

ăn của trẻ thiếu dinh dưỡng thường nghèo protein, ngược lại trẻ thiếu dinh dưỡngthể phù, do tình trạng chán ăn làm năng lượng trong khẩu phần giảm [26]

1.2 MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ DINH DƯỠNG VÀ SUY DINH DƯỠNG

- Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ và cân đối cácthành phần dinh dưỡng để đảm bảo cho sự toàn vẹn và tăng trưởng tự nhiên của

cơ thể, đảm bảo các chức năng sinh lý của cơ thể và sự tham gia tích cực vào cáchoạt động xã hội [105]

- Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ ngừng phát triển do thiếu dinh dưỡng, gâygiảm năng lượng Tất cả các chất đều thiếu nhưng phổ biến nhất là chất đạm và chấtbéo

- SDD là tình trạng bệnh lý do nhu cầu dinh dưỡng bình thường của cơ thểkhông đáp ứng

- SDD tiên phát (Primary PEM) là SDD do thiếu về chất lượng hay sốlượng thực phẩm cung ứng

Trang 4

- SDD thứ phát (Secondary PEM): nếu thực phẩm cung ứng đủ về chấtlượng nhưng do người bệnh không muốn ăn, do rối loạn hấp thu, do tăng chuyểnhóa bất thường, do sai lạc về chuyển hoá hoặc là sự mất bình thường khiến chonhu cầu bên trong cơ thể vẫn bị thiếu hụt.

Tùy theo mức độ và thời gian thiếu, bệnh sẽ có tác hại chẳng những đếnchiều cao và cân nặng mà cả tâm thần, vận động và trí thông minh [33]

1.3 NGUYÊN NHÂN SUY DINH DƯỠNG [7], [33]

Suy dinh dưỡng có thể do rất nhiều nguyên nhân Trong đó, có nguyênnhân cơ bản, nguyên nhân tiềm tàng và nguyên nhân trực tiếp Theo UNICEF(1997), có thể tóm tắt các nguyên nhân gây SDD như sau:

* Nguyên nhân cơ bản bao gồm

+ Cấu trúc chính trị, kinh tế, xã hội: nghèo nàn, thiếu kiến thức nuôicon theo khoa học…

+ Các nguồn lực và giám sát ở cộng đồng và gia đình

+ Giáo dục, truyền thông, thông tin

* Nguyên nhân tiềm tàng bao gồm

+ Thiếu thực phẩm (thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình)

+ Chăm sóc dinh dưỡng: nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung, chămsóc tâm lý xã hội, chế biến thực phẩm, thực hành về dinh dưỡng, thực hành chămsóc sức khỏe tại nhà…

+ Dịch vụ y tế không tốt, môi trường kém vệ sinh

* Nguyên nhân trực tiếp bao gồm

+ Do ăn không đủ: thiếu hoặc mất cân đối lượng thức ăn đưa vào.+ Do bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng…

có thai và cho con bú

1.4 HẬU QUẢ CỦA SUY DINH DƯỠNG

- Các thể SDD lâm sàng nặng như Marasmus, Kwashiorkor đưa đến tình

Trang 5

trạng tử vong cao.

- Trẻ bị SDD thường dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng như: viêm phổi, tiêuchảy làm cho tình trạng SDD càng trầm trọng hơn và khả năng tử vong cũng rấtcao [26]

- Ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển thể lực, trí lực và tâm thần

SDDTE thường để lại hậu quả nặng nề Gần đây, nhiều bằng chứng chothấy SDD ở giai đoạn sớm, nhất là thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi thời

kỳ của đời người Hậu quả của thiếu dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ.Phụ nữ đã từng bị SDD trong thời kỳ còn là trẻ em nhỏ hoặc trong độ tuổi vịthành niên đến khi lớn lên trở thành bà mẹ bị SDD Bà mẹ bị SDD thường dễ đẻcon nhỏ, yếu, cân nặng sơ sinh thấp Hầu hết những đứa trẻ có cân nặng so sinhthấp bị SDD ngay trong năm đầu sau sinh và khó có khả năng phát triển bìnhthường Chính vì thế, phòng chống SDD bào thai hoặc trong năm đầu tiên saukhi ra đời có một ý nghĩa quan trọng trong dinh dưỡng theo chu kỳ của vòng đời[33]

1.5 PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

SDD protein năng lượng (PEM) là vấn đề dinh dưỡng cộng đồng quantrọng nhất trên thế giới hiện nay Nghèo đói, thiếu kiến thức là nguyên nhân gốc

rễ của SDD nhưng chính vì trong nghèo đói mới phải chống SDD Cần phải làmngay những việc có thể làm được và biến những việc cần phải làm thành nhữngviệc làm được Trẻ em là đối tượng chính của SDD, nếu không can thiệp kịp thờithì quãng thời gian phát triển nhanh nhất và quan trọng nhất sẽ trôi qua và cáchậu quả do SDD để lại không có cơ hội phục hồi được

Do nguyên nhân phức tạp nên Chiến lược PCSDD phải là một chiến lượclồng ghép trong đó vai trò của người phụ nữ, hộ gia đình rất quan trọng WHO

đã đề ra Chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) mà phần lớn các yếu

tố thiết yếu đều liên quan đến dinh dưỡng Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc(UNICEF) đã đề ra Chiến lược GOBIFF:

Growth monitoring : Theo dõi tăng trưởng

Oral rehydration : Bù nước và điện giải

Breast feeding : Nuôi con bằng sữa mẹ

Trang 6

Immunization : Tiêm chủng mở rộng

Family planning : Kế hoạch hóa gia đình

Food supply : Cung cấp thực phẩm

Nhiều nước đã xây dựng Chương trình như: “Dịch vụ lồng ghép và pháttriển trẻ em” (Intergrated Child Development Service – ICDS) ở Ấn Độ, Chươngtrình “Hộ gia đình” tại Indonesia… [7]

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng thường được coi là một trong các hoạt độngthen chốt của Chương trình PCSDD Tuy nhiên, kinh nghiệm thành công củaviệc theo dõi biểu đồ tăng trưởng không nhiều Hoạt động này chỉ có giá trị khingười mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ hiểu được giá trị thật sự của biểu đồtăng trưởng là để theo dõi sức khoẻ cho trẻ và họ luôn tìm cách để thực hiện Vìvậy có thể sử dụng sự hiểu biết, sự hưởng ứng biểu dồ tăng trưởng như là mộttest để đánh giá công tác truyền thông giáo dục ở cộng đồng [26]

Thời gian có nguy cơ cao của SDD thường từ 4 – 6 tháng đến 2 tuổi, do đócần tập trung chăm sóc trẻ vào lứa tuổi này Một nhóm các hoạt động sau đâyđược coi là tối thiểu trong can thiệp dinh dưỡng:

 Bú hoàn toàn sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu

 Ăn bổ sung hợp lý từ tháng thứ 7 cùng với tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng

 Có đủ vitamin A cho bà mẹ và trẻ em

 Chăm sóc dinh dưỡng hợp lý trong và sau khi mắc bệnh

 Các bà mẹ có thai dùng viên sắt /acid folic

 Các gia đình dùng muối tăng cường iod

Thiếu an ninh thực phẩm ở hộ gia đình, thiếu chăm sóc và dịch vụ y tếkém được coi là các nguyên nhân tiềm tàng của SDD trong một thời gian dài.Trước đây người ta chỉ nhấn mạnh nhiều đến thiếu thực phẩm và sự có mặt củacác bệnh nhiễm trùng, yếu tố chăm sóc có nói đến nhưng không cụ thể Trongnhững năm gần đây, nội dung chăm sóc đã được nhấn mạnh và cụ thể hóa Chămsóc là các hành vi của gia đình đối với đứa trẻ bao gồm [33]:

- Chăm sóc ăn uống (nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý)

- Chăm sóc vệ sinh liên quan đến thức ăn, vệ sinh cá nhân cho trẻ và vệsinh nhà cửa

Trang 7

- Chăm sóc tâm lý bao gồm: tình thương, trách nhiệm đối với trẻ giúp trẻphát triển và hiểu biết.

- Chăm sóc sức khoẻ tại nhà (xử trí tiêu chảy, phục hồi dinh dưỡng)

- Chăm sóc mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Tóm lại, thực phẩm, sức khoẻ và chăm sóc là ba yếu tố không thể thiếuđược trong chiến lược PCSDDTE

Ngày 22 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyếtđịnh số 21/2001/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡnggiai đoạn 2001-2010” Quyết định này đã cho thấy sự quan tâm sâu sát của củalãnh đạo Đảng và Nhà nước trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em [65] Bêncạnh đó, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã nêu rõ: “ giảm tỷ

lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 20% vào năm 2010 ” [84]

1.6 PHÂN LOẠI SDD - PROTEIN NĂNG LƯỢNG Ở TRẺ EM

1.6.1 Phân loại theo lâm sàng

Đây là cách phân loại khá kinh điển, bao gồm các thể SDD nặng:

1.6.1.1 Suy dinh dưỡng thể theo đét (Marasmus) [26], [33]

Hay gặp trên lâm sàng Đó là thể thiếu dinh dưỡng rất nặng do chế độ ănthiếu cả protein lẫn năng lượng SDD thể teo đét có thể xảy ra ngay trong nămđầu tiên, khác với thể phù chủ yếu xảy ra ở nhóm trẻ từ 1 – 3 tuổi

Cai sữa quá sớm hoặc thức ăn bổ sung không hợp lý là nguyên nhân phổbiến dẫn đến thể này Khi đó, trẻ rơi vào tình trạng kém ăn, các bệnh nhiễmkhuẩn thường gắn liền với lòng lẩn quẩn đó là tiêu chảy và viêm đường hô hấp

1.6.1.2 Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) [26], [33]

Ít gặp hơn so với thể teo đét, bệnh thường xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi, gặpnhiều nhất ở giai đoạn trẻ từ 1 – 3 tuổi Bệnh rất hiếm gặp ở người lớn, nhưngvẫn có thể gặp khi nạn đói nặng nề, nhất là đối với phụ nữ Thường do chế độ ănquá nghèo nàn về protein và glucid tạm đủ hoặc thiếu nhẹ, nhất là chế độ ăn dặmchủ yếu dựa vào khoai sắn SDD thể Kwashiorkor thường kèm theo tình trạngnhiễm khuẩn từ vừa đến nặng Tình trạng thiếu các vi chất dinh dưỡng nhưvitamin A, thiếu máu do thiếu sắt nặng thường biểu hiện khá rõ ở những đứa trẻ

bị SDD thể này

Ngoài ra, theo phân loại lâm sàng còn có thể trung gian (Marasmus –

Trang 8

Kwashiorkor), thể này thường gặp nhiều hơn so với hai thể trên với mức độ bệnhnhẹ hơn.

Đối với thể Marusmus và thể Kwashiorkor thường dùng thang Welcome

1.6.2 Phân loại trên cộng đồng [7]

Trên cộng đồng, SDD thể nhẹ và vừa thường gặp và có ý nghĩa sức khoẻquan trọng nhất vì ngay cả SDD nhẹ cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật và

tử vong ở trẻ em Người ta nhận thấy hậu quả do SDD lúc nhỏ còn có ảnh hưởnglâu dài đến khả năng lao động thể lực, trí lực cũng như một số bệnh mãn tính ởngười trưởng thành

Để xác định tình trạng SDD, chủ yếu dựa vào các chỉ số nhân trắc: cânnặng theo tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T) và cân nặng theo chiều cao(CN/CC)

1.6.2.1 Một số cách phân loại trước đây

* Phân loại theo Gomez

Năm 1956, Gomez một thầy thuốc người Mexico đã dựa vào cân nặngtheo tuổi để xếp loại mức độ SDD của trẻ em Đó là tiêu chí được dùng sớm nhất

Trang 9

* Phân loại theo Waterlow

Để khắc phục nhược điểm đó, năm 1976 Waterlow đề nghị một cách phânloại như sau:

+ Thiếu dinh dưỡng thể gầy còm (tức là hiện đang thiếu dinh dưỡng): biểuhiện bằng CN/CC thấp so với chuẩn

+ Thiếu dinh dưỡng thể còi cọc (tức là thiếu dinh dưỡng thể trường diễn):dựa vào CC/T thấp so với chuẩn

Bảng 1.2 Cách phân loại theo Waterlow [7], [26], [33]

Cân nặng theo chiều cao (80% hay – 2SD)

Chiều cao theo tuổi

(90% hay – SD)

- Gầy mòn (Wasting) : Biểu hiện tình trạng SDD cấp tính

- Còi cọc (Stunting) : Biểu hiện tình trạng SDD trong quá khứ

- Gầy mòn + Còi cọc : Biểu hiện tình trạng SDD mạn tính

1.6.2.2 Phân loại theo TCYTTG

Hầu hết các số đo nhân trắc cơ thể người của các nhóm dân tộc khác nhauđều tuân theo quy luật phân phối bình thường Giới hạn thường được sử dụngnhất là khoảng giới hạn từ +2 SD đến -2 SD (độ lệch chuẩn: Standard Deviation:SD)

Năm 1981, WHO chính thức khuyến nghị sử dụng khoảng giới hạn từ-2 SD đến +2 SD để phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em Quần thể tham khảođược sử dụng là NCHS của Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NationalCenter for Health Statistics) Cho đến nay, đây là thang phân loại được chấpnhận rộng rãi trên thế giới [26], [33]

1.7 NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

Muốn nhận định về kết quả nhân trắc, cần phải chọn một quần thể thamkhảo (reference population) để so sánh Theo WHO (1995), không nên coi quầnthể tham khảo là chuẩn (standard) nghĩa là mục tiêu mong muốn, mà chỉ là cơ sở

để đưa ra các nhận định thuận tiện cho các so sánh trong nước và quốc tế Do ởtrẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng hợp lý và điều kiện sống hợp vệ sinh thì

Trang 10

khả năng lớn không khác nhau theo chủng tộc, TCYTTG đã đề nghị lấy số liệucủa NCHS (Hoa Kỳ) làm quần thể tham khảo (WHO, 1986) và đề nghị này hiệnnay đã được ứng dụng rộng rãi, mặc dù cũng còn một số nước áp dụng các quầnthể tham khảo khác.

Theo đề nghị này thì giá trị âm 2 độ lệch chuẩn (-2SD) của NCHS là ranh

giới giữa (“ngưỡng”/cut-off point) để phân định giữa bình thường và SDD Đểtiện so sánh người ta thường tính ra Z-score theo công thức sau đây: [7], [26],[33]

Z-score = ( X – M ) / SD

Trong đó: X = Kích thước thực tế đo được

M = Số trung bình của quần thể tham khảo

SD = Độ lệch chuẩn của quần thể tham khảo

Khi tính Z-score thì cần lưu ý là độ lệch chuẩn của quần thể tham khảo thìkhác nhau khi kích thước đo được nhỏ hơn giá trị trung bình của quần thể thamkhảo (vùng SDD) với khi kích thước đo được lớn hơn số trung bình của quần thểtham khảo (vùng dinh dưỡng tốt)

Cách biểu hiện theo tỷ lệ % dưới giới hạn ngưỡng cho một kết luận tổngquát nhưng để so sánh hiệu quả các can thiệp dinh dưỡng thì cách so sánh sốtrung bình ± SD hoặc số trung bình của Z-score tỏ ra thích hợp hơn(WHO,1995)

Để đơn giản, ta có thể so sánh cân nặng hoặc chiều cao thực tế của trẻ điềutra với số đo theo cùng giới và cùng tuổi với trẻ của quần thể NCHS để biết trẻbình thường hay SDD và suy dinh dưỡng ở mức độ nào

Các chỉ số được sử dụng có tính chất quốc tế để đánh giá điều kiện dinhdưỡng của trẻ em là: CN/T, CC/T và CN/CC

*Cân nặng / tuổi

Cân nặng theo tuổi của mỗi đứa trẻ được so sánh với cân nặng của trẻcùng tuổi, cùng giới của quần thể tham khảo NCHS TCYTTG kiến nghị lấyđiểm ngưỡng ở dưới 2 độ lệch chuẩn (<- 2SD ) để coi là SDD (Underweight).Thang phân loại được thể hiện như sau [5]:

- Từ < - 2SD đến – 3SD : SDD độ I ( SDD vừa )

- Từ < - 3SD đến – 4SD : SDD độ II ( SDD nặng )

Trang 11

- Từ < - 4SD : SDD độ III ( SDD rất nặng ).

Phân loại tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ tiêu cân nặng theo tuổi có nhượcđiểm là không phân biệt được suy dinh dưỡng mới hay xảy ra kéo dài đã lâu

* Chiều cao / tuổi

Chiều cao được so sánh với trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể thamkhảo NCHS Thang phân loại dựa theo độ lệch chuẩn như sau:

* Cân nặng / chiều cao

Cân nặng theo chiều cao thấp so với điểm ngưỡng là < - 2SD theo quầnthể tham khảo NCHS phản ánh SDD ở thời điểm hiện tại, mới xảy ra, làm chođứa trẻ bị ngừng lên cân, tụt cân trở nên gầy còm (wasting) Dưới điểm ngưỡng,tức là < - 2SD được coi là SDD (WHO,1995)

Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đều thấphơn điểm ngưỡng đề nghị, đứa trẻ bị SDD thể phối hợp (mãn tính + cấp tính),vừa gầy còm, vừa còi cọc (wasting + stunting)

Gần đây tình trạng thừa cân ở trẻ em đang là vấn đề quan tâm của nhiềunước Trong các điều tra sàng lọc, giới hạn “ngưỡng” để coi là thừa cân khi sốcân nặng theo chiều cao > + 2SD (WHO,1995)

Năm 2006, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra bảng tiêu chuẩn mới để đánhgiá chuẩn tăng trưởng của trẻ em dưới 5 tuổi Theo bảng tiêu chuẩn mới này cáctiêu chuẩn về cân nặng/tuổi có thấp hơn và chiều cao/tuổi có cao hơn so vớichuẩn cũ (năm 1995) như đã nêu trên Như vậy nếu áp dụng theo bảng tiêuchuẩn mới này thì tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi tính theo cân nặng/tuổi sẽ thấp hơn và tỷ

lệ trẻ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi sẽ cao hơn chút ít so với các đánh giá nhữngnăm trước đây Tiêu chuẩn này được Bộ Y tế cho phép áp dụng triển khai tại cácđịa phương trên toàn quốc vào năm 2009 [8], [114] Riêng Bộ Y tế sẽ đưa vàotính toán các chỉ tiêu này vào năm 2009

Trang 12

1.8 TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.8.1 Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới

Theo dõi toàn cầu về tình trạng SDDTE dưới 5 tuổi người ta nhận thấy xuthế chung là tỷ lệ SDD đang giảm (trừ vùng cận sa mạc Châu Phi) nhưng mứcgiảm của những năm 1990 – 1995 kém hơn thời kỳ 1985 – 1990 Lý do của tìnhtrạng nầy chưa hoàn toàn sáng tỏ, có thể do chậm tăng trưởng kinh tế, thiên tai ởnhiều nước Mặt khác, các tác dụng hỗ trợ của các chương trình sức khoẻ khácđối với tình trạng dinh dưỡng như tiêm chủng có lẽ đạt mức cao nhất rồi cho nên

THÁI ĐỘ

THỰC HÀNH

NGUỒN

TH ÔN G

NƠI CƯ TRÚ

Trang 13

hơn bao giờ hết các can thiệp khác cần được tiếp tục [7]

Bảng 1.3 Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (0 – 60 tháng) theo vùng, 1985 – 1995 [7]

VÙNG

Tỷ lệ SDD (Cân nặng / tuổi)

Mức tăng giảm hàng năm ( % )

2000

67,0 56,0

1987 1990

22,2 13,0

1995 1997 2000

44,9 40,6 32,0

- 0,66

- 2,15

- 2,53

Trang 14

2005 2008

25,2 19,9

- 1,36

- 1.77

Qua bảng số liệu chúng ta thấy trên phạm vi toàn cầu, thời kỳ giảm nhanhđạt được khoảng 1% hàng năm (cá biệt có những nước từ 2 – 3%) và càng khókhi tỷ lệ này thấp dần Người ta cũng thấy các mục tiêu của Hội Nghị Thượngđỉnh về trẻ em năm 1990 và Hội Nghị Dinh dưỡng Thế giới năm 1992 đề ra làgiảm 1/ 2 tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở năm 2000 so với năm 1990 ít có khảnăng đạt được [7]

1.8.2 Tình hình SDD ở Việt Nam

Trong nhiều năm qua, đặc biệt từ khi có Kế hoạch hành động quốc gia vềdinh dưỡng (1995) và Mục tiêu Phòng chống SDDTE, tỷ lệ SDD của trẻ em ViệtNam đã giảm nhanh hơn trước đây một cách liên tục và bền vững

- Năm 2000, tỷ lệ SDD của trẻ em nước ta là 33,8% (tính theo chỉ tiêu cânnặng/tuổi ), trong đó SDD nhẹ (độ I) là 27,8%, SDD vừa (độ II) là 5,4% và còn0,6% trẻ em SDD nặng (độ III) Ước tính toàn quốc năm 2000 có khoảng 7,4triệu trẻ em dưới 5 tuổi thì có đến gần 2,5 triệu trẻ SDD Tỷ lệ này khá cao so vớicác nước trên thế giới và trong khu vực [43]

- Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia năm 2007 [14]:

Tỷ lệ SDD chung của trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 21,2%, trong đó,SDD độ I là 18,3%, độ II là 2,8% và độ III là 0,1% So với năm 2006, tỷ lệ nàygiảm đi 2,5% (năm 2006, tỷ lệ này là 23,4%) Như vậy, các thể SDD đều giảm

đi, cả SDD nhẹ, SDD vừa và SDD nặng Hiện nay, SDD nhự vẫn là chủ yếu

Ước lượng theo dân số nước ta hiện nay khoảng 81 triệu người, trẻ emdưới 5 tuổi chiếm 9,45% thì hiện có khoảng 7,65 triệu trẻ em dưới 5 tuổi Số trẻ

em SDD cân nặng/tuổi hiện nay vào khoảng 1.600.000 trẻ và SDD chiều cao/tuổivào khoảng 2.560.000 trẻ

Tỷ lệ SDD chiều cao theo tuổi hiện tại là 33,9%, so với tiêu chuẩn quyđịnh của TCYTTG thì vẫn ở mức cao Tốc độ giảm SDD chiều cao theo tuổi đãchậm lại so với những năm trước đây ở tất cả các địa phương

Trang 15

Tỷ lệ SDD cân nặng theo chiều cao năm 2007 là 7,1%.

- Sự khác biệt khá lớn về tỷ lệ SDDTE ở các vùng sinh thái khác nhau, cáctỉnh khác nhau và nhất là giữa nông thôn và thành phố ở nước ta một lần nữakhẳng định nguyên nhân gây ra SDDTE ở các vùng, các tỉnh không như nhau

- Mức giảm trong năm qua ở các tỉnh không đều nhau Các tỉnh có tỷ lệSDD cao dường như vẫn có tốc độ giảm nhanh (Quảng Bình, Đắc Lắc, QuảngTrị, Nghệ An…), các tỉnh có mức SDD giảm nhanh các năm trước cũng có dấuhiệu bắt đầu có dấu hiệu giảm chậm lại Điều này cũng được quan sát thấy ởnhiều quốc gia trên thế giới Khi giải quyết các vấn đề do thiếu an ninh lươngthực thì tỷ lệ giảm SDD đều đạt mức giảm nhanh Khi các vấn đề về an ninhlương thực không còn là nguyên nhân chủ yếu thì tốc độ giảm SDD sẽ chậm lại.Điều này cần thiết phải tiếp tục giám sát chặt chẽ tỷ lệ SDD cũng như các yếu tốnguy cơ cao của SDDTE hiện nay nhằm phục vụ đắc lực cho các hoạt động canthiệp cụ thể

+ Tỷ lệ SDDTE (CN/T) ở Việt Nam là 21,2% Trong đó, cao nhất ởvùng Tây Nguyên (31%), tiếp theo miền núi Tây Bắc (27,2%), khu vực BắcTrung bộ (25%), vùng Đông Bắc (23,8%), vùng Nam Trung Bộ (20,7%), vùngđồng bằng sông Cửu Long (20,7%), vùng đồng bằng sông Hồng (18,3%) và thấpnhất vùng Đông Nam bộ (17,94%)

+ Tỷ lệ SDDTE (CC/T) ở Việt Nam là 33,9% Trong đó: cao nhất vẫn làvùng Tây Nguyên (42,3%), tiếp theo là vùng Tây Bắc (37,6%), vùng Đông Bắc vàBắc Trung bộ (36,2%), vùng Nam Trung Bộ (33,2%), vùng đồng bằng sông Hồng(29,8%), vùng đồng bằng sông Cửu Long (30,8%), và thấp nhất vùng Đông Nam

bộ (28,1%)

- Về diễn biến cho thấy tỷ lệ SDDTE (CN/T) ở nước ta đang giảm nhanh.Năm 1990 là 45%, đến năm 1994 còn 44,9% và năm 2000 còn 33,8%, năm 2002còn 30,1% và đến năm 2004 còn 26,6% Từ năm 1990 đến năm 2000 : mức giảmtrung bình hàng năm là 1,3%; từ năm 2000 đến năm 2004 : mức giảm trung bìnhhàng năm đạt 1,8% Tính chung cho 15 năm (1990 - 2004), bình quân tỷ lệSDDTE giảm 1,23% [43], [82]

Bảng 1.5 Tình hình SDDTE dưới 5 tuổi ở Việt Nam [5], [14], [88]

Trang 17

Chiều cao / tuổi 47,3 40,6 31,6

Bảng 1.8 Tỷ lệ suy dinh dưỡng qua 5 cuộc điều tra (1990 - 2004) [43]

1.8.3 Tại tỉnh Hậu Giang

- Hậu Giang là một tỉnh ở thuộc đồng bằng sông Cửu Long, mới được chia

tách từ 01/01/2004 (từ tỉnh Cần Thơ cũ), tỉnh lỵ tọa lạc tại thị xã Vị Thanh PhíaBắc giáp thành phố Cần Thơ, Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp tỉnhVĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu

- Diện tích tự nhiên: 1.608 km2, bằng 6,53% diện tích đồng bằng sông CửuLong và chiếm 0,75% diện tích cả nước

- Về hành chính có 5 huyện và 2 thị xã; với 71 xã/phường/thị trấn, trong

đó có 21 xã thuộc vùng khó khăn [69], bao gồm 524 ấp/ khu vực Hậu Giang làmột tỉnh đông dân, dân số trung bình năm 2007 là 800.529 người với 167.738hộ; mật độ dân số là 498 người/km2; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2007 là 15,66%

- Thành phần dân tộc gồm: gồm 3 dân tộc chính là Kinh, Khmer và Hoa.Dân tộc Kinh chiếm 96,45%, dân tộc Khmer chiếm 2,38%, dân tộc Hoa chiếm1,14%; còn lại các dân tộc khác chiếm 0,03% dân số

- Thị xã Vị Thanh nằm trên tuyến Quốc lộ 61, cách thành phố Cần Thơ 60

km, cách thành phố Hồ Chí Minh 240 Km, vì vậy sự phối hợp, hỗ trợ từ cáctrung tâm y tế lớn của cả nước nơi có nhiều bệnh viện chuyên khoa, có trình độ

Trang 18

cao cho ngành Y tế tỉnh Hậu Giang còn rất hạn chế.

- Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng, nhưng cao trình nền đất thấp trungbình từ 0,4 - 0,6 m, Hậu Giang là một tỉnh nằm ở hạ nguồn sông Cửu Long nênmột số nơi thường bị ngập nhiều trong những ngày nước triều dâng Đất đai phầnlớn là đất nông nghiệp, do không có biển nên đất nhiễm phèn và nhiễm mặn ít,

do đó rất thuận lợi cho việc canh tác và trồng trọt

- Chương trình phòng chống SDDTE của tỉnh được triển khai từ năm 1994(khi còn chung với tỉnh Cần Thơ cũ) Đến năm 2004, khi tách tỉnh mới, tỷ lệSDDTE dưới 5 tuổi thể cân nặng/tuổi là 25%; tỷ lệ này đã giảm nhanh vào năm

2005 xuống còn 22,2%, đến năm 2006 là 20,6% và số liệu công bố chính thứccủa Viện Dinh dưỡng Quốc gia của năm 2007 là 19,5% [12], [13], [14] Như vậy,mức giảm bình quân giai đoạn 2004 -2007 là 1,38%

Bảng 1.9 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2003 – 2007 [12], [13], [14]

Năm Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (%)

1.9.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của kiến thức – thái độ –

Trang 19

thực hành chăm sóc dinh dưỡng đối với tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em

- Theo Castillo và cộng sự, trong một nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên9.330 trẻ em dưới 18 tháng tuổi tại Chi Lê (1993) về tình hình SDD cho thấy,tình trạng dinh dưỡng của trẻ tốt hơn ở những trẻ được bú mẹ liên tục đến thángthứ 6 và ăn dặm đúng cách Trong khi đó chỉ có 37,4% số bà mẹ nuôi con dưới 5tuổi có kiến thức về dinh dưỡng [ 95]

- Nghiên cứu của Moestue H: về vai trò của gia đình và cộng đồng tronggiáo dục dinh dưỡng cho thấy có mối liên hệ giữa giáo dục bà mẹ đến tình trạngdinh dưỡng của trẻ ở những quốc gia đang phát triển [103]

- Một nghiên cứu khác của Almroth và cộng sự: phỏng vấn 118 đối tượngcha, mẹ, ông bà và nhân viên y tế ở vùng thành thị và nông thôn ở miền Bắc vàNam Việt Nam (2008) cho thấy tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là rấtthấp do không am hiểu và thiếu nhận thức [90]

- Nghiên cứu của Ahmed F: về tình trạng dinh dưỡng ở Dhaka, Bangladescho thấy sự nghèo đói, thiếu kiến thức, bệnh tật, thiếu các dịch vụ chăm sóc y tế,các rào cản về chính sách - xã hội là những nguyên nhân chính gây nên suy dinhdưỡng [89]

- Kết quả nghiên cứu của Berger SG và cộng sự ở vùng nông thôn nghèotại Indonesia (2008) cho thấy: có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa cânnặng/tuổi và chiều cao/tuổi đối với các trẻ được uống Vitamin A và không đượcuống Vitamin A [91]

- Nghiên cứu của B.O.Ogunba trên 384 bà mẹ có con từ 0 – 24 tháng tuổi

về thực hành bú mẹ và cho ăn bổ sung tại Bang Osun cho thấy: chỉ có 24% trẻđược bú mẹ hoàn toàn; trẻ được cho ăn dặm đúng thời gian (> 6 tháng tuổi) chỉchiếm tỷ lệ 13% [93]

- Một nghiên cứu của Laura N và cộng sự về thực hành cho trẻ bú trên 632

bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại Québec, Canada cho kết quả: có 68% bà mẹcho bú ngay sau sinh Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm dần theo thời gian từ tháng thứ 1đến tháng thứ 6 lần lượt là: 63%, 56%, 51%, 44%, 39% và 32% [98]

- Nghiên cứu của Saito K và cộng sự ở vùng nông thôn Tamil Nadu, Ấn

Độ (1997) cho kết quả: 60% suy dinh dưỡng nặng của trẻ có liên quan đến giớitính là trẻ nữ, nghề nghiệp của cha là tầng lớp lao động, thiếu kiến thức đóng vai

Trang 20

trò quan trọng đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ [106].

- Nghiên cứu của Saurav và cộng sự (2008) về kiến thức và thực hành của

bà mẹ về chăm sóc ăn uống cho trẻ dưới 5 tuổi tại Ấn Độ cho kết quả: 96,36% bà

mẹ có kiến thức đúng về thức uống đầu tiên của trẻ ngay sau sinh; 52,73% bà mẹ

có kiến thức đúng về tuổi cho ăn dặm và 87,27% bà mẹ có kiến thức đúng vềthực phẩm bổ sung, 26,96% trẻ được bú mẹ hoàn tòan trong 6 tháng đầu, 64,7%tiếp tục cho ăn khi trẻ mắc bệnh [107]

- Nghiên cứu của Semba RD và cộng sự (1999 – 2003) tại Indonesia chothấy: trẻ em ở những gia đình không sử dụng muối iốt có nguy cơ suy dinhdưỡng cao hơn so với các gia đình có sử dụng muối iốt [108]

- Một nghiên cứu thú vị khác của Tiwari V và Singh A về thực hành chotrẻ bú của bà mẹ tại vùng thành thị Faizabad, Ấn Độ cho thấy: 70,75% bà mẹbiết được tầm quan trọng của sữa non và cho trẻ bú sữa non sau sinh Nghiêncứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa mức sống gia đình và học vấn của bà mẹvới tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ [110]

- Nghiên cứu của Perveen Liaqat và cộng sự (2006) tại Pakistan cũng chothấy có mối tương quan có ý nghĩa giữa trình độ học vấn của bà mẹ, thời giancho trẻ ăn dặm và tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ [104]

1.9.2 Các nghiên cứu trong nước

* Các tỉnh phía Nam

- Theo Tạ Thị Ánh Hoa, nguyên nhân thiếu kiến thức nuôi con theo khoahọc dẫn đến SDDTE chiếm khoảng 60% các trường hợp Theo đó, chỉ riêng việcgiáo dục bà mẹ đã có thể làm giảm tỷ lệ SDD đến 60% [33]

- Nghiên cứu của Đào Thị Hạnh (2001) tại xã Phước Ninh, huyện DươngMinh Châu, Tây Ninh cho thấy: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về phòng chống suydinh dưỡng trẻ em là 59,6%, có thái độ đúng là 61,9% và thực hành đúng là 49,2%[28]

- Nghiên cứu của Nguyễn Công Cừu (2001) tại Thanh Bình, Đồng Tháp:một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ là: trình độ học vấn,nghề nghiệp, mức sống gia đình và trẻ không được bú sữa mẹ [20]

- Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Điệp tại xã Vĩnh Trạch, thị xã BạcLiêu, tỉnh Bạc Liêu (2001): các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của

Trang 21

trẻ là bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con và trình độ văn hóa kém [24].

- Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thấm (2003) tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnhBình Dương cho thấy: bà mẹ sinh con sau 20 tuổi, trình độ học vấn cao và nghềnghiệp là cán bộ công chức thì con ít bị suy dinh dưỡng hơn các nhóm khác Tuynhiên, trong nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

về số con và mức thu nhập trong gia đình [74]

- Nghiên cứu của Mai Thị Hà (2001) tại thành phố Vũng Tàu cho thấy: Bà

mẹ có tuổi đời trẻ, trình độ học vấn thấp, không phải là CBCC và mức sống giađình thấp có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ [27]

- Một nghiên cứu khác của Lê Thế Thự và cộng sự (2003) tại 2 xã (một xãthường xuyên bị lũ lụt và một xã hiếm xảy ra lũ lụt tại huyện Cái Bè, tỉnh TiềnGiang): kết quả chưa thấy rõ mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻvới một số yếu tố như tập quán nuôi trẻ, thời gian cho trẻ ăn bổ sung [76]

- Nghiên cứu của Hồ Ngọc Quý (2005) tại tỉnh Lâm Đồng cho thấy: trình

độ học vấn (mẹ mù chữ) và nghề nghiệp của mẹ (làm ruộng) có liên quan đếntình trạng suy dưỡng của trẻ [64]

* Các tỉnh vùng Trung bộ

- Nghiên cứu của Hoàng Thị Liên (2005) tại xã Thủy Phù, huyện HươngThủy, thành phố Huế cho thấy một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinhdưỡng của trẻ như: gia đình nghèo đói (39,68%), cai sữa sớm dưới 12 tháng(52,94%), ăm dặm sớm dưới 4 tháng (69,57%); hiệu quả chương trình giáo dụcdinh dưỡng đối với mức hiểu biết tốt của bà mẹ là 51,92% Tuy nhiên, khôngthấy mối liên quan giữa yếu tố không bú sữa mẹ, chế độ ăn thiếu thành phần chấtbéo [51]

- Nghiên cứu của Mai Lượm (2006) tại huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi cho kếtquả: về thực hành khám thai 3 lần (31,2%), tiêm phòng uốn ván (89,45%), uốngviên sắt khi mang thai (89,45%), cho ăn dặm đúng thời gian (75,92%) [53]

- Nghiên cứu của Trương Đức Tú tại huyện Đakrông, Quảng Trị (2005)cho thấy: có sự khác biệt có ý nghĩa về thời đểm cai sữa cho trẻ và tình trạngSDD [77]

- Nghiên cứu của Mai Văn Ngọc (2004) tại huyện Tuy Phước, Bình Địnhcho thấy: các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ là mức sống

Trang 22

thấp, có ≥3 con trong gia đình, cai sữa trước 12 tháng [55].

* Các tỉnh phía Bắc

- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Anh và cộng sự về tình trạng dinhdưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại tỉnhLào Cai năm 2005 cho thấy: các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD của trẻ emdưới 5 tuổi là ăn bổ sung không hợp lý, mẹ không uống viên sắt trong thời gianmang thai, kiến thức về dinh dưỡng của bà mẹ không tốt , trẻ không được tẩygiun [1]

- Nghiên cứu của Đàm Viết Cương và CS (2005): tìm hiểu về KAP của bà

mẹ trong phòng chống thiếu vitamin A cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi cho thấy: tỷ lệ82,7% bà mẹ cho rằng chiến dịch uống vitamin A là rất cần thiết, 9,1% bà mẹluôn luôn chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ với cả 4 nhóm thực phẩm [19]

- Nghiên cứu của Phan Lê Thu Hằng và cộng sự (2004) về thực trạng vàmột số yếu tố liên quan đến SDD ở trẻ dưới 5 tuổi tại 4 xã của tỉnh Hà Tây chothấy: các yếu tố văn hóa của bố mẹ, nghề nghiệp và yếu tố dinh dưỡng của người

mẹ, yếu tố kinh tế hộ gia đình, chăm sóc nuôi dưỡng, thời gian cho trẻ ăn bổsung đúng lúc có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ [31]

- Nghiên cứu của Hoàng Khải Lập và cộng sự (2005): Hiệu quả cải thiệntình trạng dinh dưỡng trẻ em bằng giáo dục dinh dưỡng cộng đồng cho các bà

mẹ tại xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên cho kết quả: tỷ lệ bà mẹ

có kiến thức tốt, thái độ tốt và thực hành tốt trước can thiệp lần lượt là 48,5%,82%, 29,3%; sau can thiệp lần lượt là 95,4%, 99,4% và 96% Như vậy sau canthiệp KAP của bà mẹ đã cải thiện rõ rệt [50]

- Một nghiên cứu của Đào Thị Vân (2006), tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa nhậnxét: các bà mẹ làm ruộng, trình độ học vấn thấp, đẻ nhiều, sinh con dưới 20 tuổithì tỷ lệ trẻ SDD cao hơn các đối tượng khác (20%, 44,7%, 71,4%, 50,7%) [86]

- Nghiên cứu của Phạm Duy Tường và Đinh Đạo: Áp dụng mô hình canthiệp có đối chứng và so sánh trước và sau trong 5 tháng tại 4 xã thuộc huyệnLương Sơn, tỉnh Hoà Bình năm 2003 đã đưa ra một số nhận xét sau: giáo dụctruyền thông dinh dưỡng dựa vào việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ giữacác bà mẹ và cộng tác viên dinh dưỡng, khuyến khích sử dụng các thức ăn có sẵntại địa phương là biện pháp có hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ là

Trang 23

18,5% [78].

- Một nghiên cứu khác của Lê Hữu Uyển tại xã Hoằng Thanh, huyệnHoằng Hóa, Thanh Hóa (2005) cho thấy: trẻ có nguy cơ bị SDD cao gấp 2 lầnđối với bà mẹ thiếu kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ [81]

- Nghiên cứu của Erika Lutz và cộng sự về thực hành nuôi dưỡng và chămsóc trẻ dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc Nghệ An, Quảng Bình, Hà tĩnh,Quảng Ngãi, Lai Châu, Điện Biên và Hà Tây (2006) cho thấy: tỷ lệ trẻ được bú

mẹ 1 giờ sau sinh trung bình của 6 tỉnh dự án là 24,8%, bú mẹ hoàn tòan trong 6tháng đầu là 45,5%; thực hành về chăm sóc trẻ chỉ đạt điểm 4 [34]

- Nghiên cứu của Phạm Văn Hoan (2004) cho thấy: sau 10 năm can thiệpbằng giáo dục truyền thông dinh dưỡng và phối hợp liên ngành tại Thường Tín,

Hà Tây, kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ được cải thiện rõrệt [35]

- Nghiên cứu của Trần Thị Bích Hồi tại 3 xã huyện An Dương, Hải Phòng(2003) cho thấy có sự khác biệt về KAP của bà mẹ đối với nghề nghiệp và học vấn[37]

Cho đến nay, định hướng về công tác tổ chức triển khai phòng chống

SDDTE của Bộ Y tế vẫn xác định “Giáo dục truyền thông là giải pháp chính phải được triển khai tại cộng đồng và hộ gia đình”.

Trang 24

Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bà mẹ có con dưới 5 tuổi và trẻ em từ 0 – 60 tháng tuổi đang sinh sống tạitỉnh Hậu Giang

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu ngang, mô tả.

+ Có khả năng : nghe, hiểu và trả lời phỏng vấn

+ Đồng ý tham gia nghiên cứu

- Tiêu chí loại mẫu

+ Bà mẹ có tiền căn hay đang mắc bệnh tâm thần, câm, điếc

Trang 25

+ Bà mẹ vắng nhà trong thời gian điều tra.

Z = Trị số từ phân phối chuẩn (Z0,975 = 1,96 với α = 0,05)

p: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về PCSDD Căn

cứ kết quả các điều tra trước đây ước lượng là 40%, chọn p = 0,4

α: Xác suất sai lầm loại I

d : Là độ chính xác tuyệt đối mong muốn 5% (d = 0,05)

Do áp dụng kỹ thuật chọn mẫu theo cụm nên chúng tôi nhân cỡ mẫu nàyvới hệ số ảnh hưởng của thiết kế mẫu mong muốn là 2, thì được 738 Về nguyêntắc dịch tễ học, cần điều tra ít nhất 30 cụm nhằm đảm bảo tính đại diện Mỗicụm, có thể điều tra từ 30 – 50 mẫu Trong điều kiện dân cư tương đối tập trung,

ta lấy số cụm tối thiểu là 30 và số mẫu mỗi cụm là 45 - 50 Tổng số cỡ mẫu điềutra được đưa vào nghiên cứu là 1.473 bà mẹ và 1.473 trẻ dưới 5 tuổi, đảm bảoyêu cầu và độ tin cậy của số liệu được thu thập

Tổng số hộ toàn tỉnh 167.738

Khoảng cách mẫu = = = 5.591

30 cụm 30

Trang 26

- Chọn một số ngẫu nhiên có 4 chữ số và có trị nhỏ hoặc bằng khoảngcách mẫu (5.591) Trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng một tờ giấy bạc bất kỳ

để chọn con số ngẫu nhiên, với quy ước lấy từ phải sang trái Nếu 4 con số kể từhàng đơn vị lớn hơn 5.591, sẽ bỏ con số hàng đơn vị, lấy 4 số liền kề và cứ thế

để có được số ngẫu nhiên có 4 số ≤ 5.591

Tờ giấy bạc lấy ngẫu nhiên mang số TY 06333283 Như vậy số ngẫunhiên được chọn theo quy ước sẽ là số: 3283

Như vậy:

+ Cụm đầu tiên ( cụm 1) được chọn có số hộ cộng dồn bằng hoặc lớn hơncon số ngẫu nhiên, sẽ là xã Vị Thanh, thị xã Vị Thanh

+ Cụm số hai = Số ngẫu nhiên + khoảng cách mẫu

+ Từ cụm ba trở đi đến cụm thứ 30 do việc cộng dồn dân số đã chỉ địnhcụm trước với khoảng cách mẫu Tiếp tục làm như thế cho đến khi đủ 30 cụm

Bước 2: Chọn hộ đầu tiên điều tra

- Chọn ấp/khu vực ngẫu nhiên

- Lập danh sách tất cả các hộ có bà mẹ con dưới 5 tuổi Dùng hình thứcchọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo thứ tự cho đến khi đủ số bà mẹ và số trẻ đưavào mẫu nghiên cứu Để đảm bảo tính đồng bộ khi so sánh các mối liên quan nên

số đối tượng bà mẹ và đối tượng trẻ phải chọn bằng nhau Do mỗi bà mẹ có thể

có nhiều hơn một con, nên mỗi gia đình chỉ chọn ngẫu nhiên một đối tượng trẻgặp đầu tiên khi bước vào nhà để thực hiện cân đo đưa vào nghiên cứu

- Với sự hỗ trợ của cán bộ y tế xã/phường/thị trấn và nhân viên y tế ấp,gửi giấy mời đến các đối tượng nghiên cứu để biết và tập trung tại nhà vào ngày

ấn định trước theo lịch để điều tra viên tiến hành cân đo trẻ và phỏng vấn các bàmẹ

2.2.3 Thời gian điều tra thu thập và xử lý số liệu

Trang 27

- Chỉ số chiều cao /tuổi

- Chỉ số cân nặng/chiều cao của trẻ

2.2.4.2 Đối với bà mẹ

* Những thông tin về đặc điểm chung

- Nơi cư trú: biến số định tính với 2 nhóm giá trị là thành thị và nông thôn

+ Thành thị: nơi cư trú là khu vực/ấp thuộc phường, thị trấn.

+ Nông thôn: nơi cư trú là ấp thuộc xã.

- Tuổi: là biến số không liên tục, ghi cụ thể số tuổi hiện có Sau đó xếpthành nhóm với 2 giá trị: ≤ 29 tuổi và > 30 tuổi

- Trình độ văn hoá: là biến số định tính, ghi rõ trình độ học vấn: mù chữ,tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9), trung học phổthông (từ lớp 10 đến lớp 12), và trung cấp, đại học, cao đẳng trở lên Sau đó, xếpnhóm với 2 giá trị: < trung học cơ sở và ≥ trung học cơ sở

+ < Trung học cơ sở : bao gồm những người có học vấn từ ≤ lớp 5 + ≥ Trung học cơ sở: bao gồm những người có học vấn từ lớp 6 trở lên.

- Nghề nghiệp: là biến số định tính, ghi rõ nghề nghiệp chính hiện tại (viênchức, làm ruộng/rẫy, nội trợ, buôn bán, nghề khác) Sau đó xếp nhóm với 2 giátrị: viên chức và không viên chức

+ Viên chức: bao gồm những người hiện tại đang công tác, làm việc tại

các cơ quan Nhà nước, tư nhân, tham gia các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể

từ Trung ương đến tận ấp, khu vực

+ Không viên chức: bao gồm làm ruộng/rẫy, nội trợ, buôn bán và các nghề

Trang 28

- Mức sống gia đình: là biến số định tính với 2 giá trị : đủ sống và không

đủ sống (biến số nầy chỉ cung cấp tình hình khái quát mức sống của hộ gia đình):

+ Đủ sống: thường được hiểu là đủ khả năng tài chính cho nhu cầu thiết

yếu cuộc sống của gia đình (ăn, ở)

+ Không đủ sống: bao gồm những hộ thuộc diện hộ nghèo (theo Quyết

định số 170/2005/QĐ-TTG ngày 07 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủBan hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010) [67]; hộ cận nghèo,những hộ không có vật dụng sinh hoạt tương đối (Tivi, cassette, xe máy kể cả xeđạp, võ máy… ), nhà tạm bợ , rách nát

- Các nguồn cung cấp thông tin về PCSDD

* Những thông tin về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống suy dinh dưỡng

+ Những thông tin về kiến thức

- Số lần khám thai/thai kỳ.

- Chế độ ăn uống/thai kỳ

- Tăng cân trong thời gian mang thai

- Tầm quan trọng của sữa non đối với trẻ

- Thức ăn chính của trẻ trong 6 tháng đầu sau sinh

- Thời gian bắt đầu cho ăn dặm của trẻ

- Cơ cấu bữa ăn đủ chất

- Thời gian cai sữa

- Dấu hiệu trẻ bú đủ sữa

- Nguyên nhân suy dinh dưỡng

- Số tháng và thời gian tẩy giun cho trẻ

+ Những câu hỏi về thái độ

- Thái độ chấp nhận giữa sữa hộp và sữa mẹ.

- Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh

- Ăn dặm và bổ sung thêm chất dầu/mỡ trong thức ăn

- Tẩy giun định kỳ

- Cân trẻ

- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng

Trang 29

- Tiêm chủng hàng tháng.

- Sử dụng muối iod

- Uống viên sắt trong thai kỳ

- Uống vitamin A sau sinh và cho trẻ uống trong các đợt chiến dịch

- Số con dự kiến sinh

+ Những câu hỏi về thực hành

- Số lần thực hiện khám thai trong thai kỳ

- Tiêm phòng uốn ván

- Uống viên sắt

- Thời gian dùng sữa mẹ hoàn toàn

- Thời gian cho trẻ bú ngay sau sinh

- Cân trẻ

- Tiêm chủng

- Uống vitamin A

- Cách chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy

- Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt cao tại nhà

- Cách pha ORS

2.3 KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU

2.3.1.Công cụ thu thập thông tin

2.3.1.1 Điều tra viên, giám sát viên

- Điều tra viên (ĐTV) là cán bộ (bác sỹ, nữ hộ sinh, y sỹ) hiện đang côngtác tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện/thị Mỗi cụm có 2 điều tra viên lần lượtthực hiện phỏng vấn và cân đo cho tổng số cụm được chọn trong mỗi huyện/thị

- Giám sát viên (GSV) là cán bộ (bác sỹ, y sỹ, nữ hộ sinh) công tác tạiTrung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Mỗi cụm có 1 GSV, giám sát xuyênsuốt trong quá trình điều tra phỏng vấn tại hộ gia đình

2.3.1.2 Đối tượng là trẻ em

Điều tra viên cân đo rồi ghi chép kết quả cùng các thông tin cần thiết khácvào phiếu điều tra

Công cụ gồm:

- Bàn cân xách tay được chỉnh chuẩn trước khi cân Trẻ được cân bằng cân

“NHƠN HÒA” có vạch định lượng mỗi 50 gr Cân được đặt ở vị trí bằng phẳng

Trang 30

và ổn định, chỉnh cân về vị trí cân bằng ở số 0 Trước khi đo, nên kiểm tra lại độnhạy và chính xác của cân.

- Dùng thước gỗ đóng sẵn để đo chiều dài nằm

- Dùng thước dây Trung Quốc để đo chiều cao đứng

- Kể từ khi mới sinh đến trước ngày tròn tháng (từ 1 - 29 ngày hay còn gọi

là tháng thứ nhất) được coi là 1 tháng tuổi

- Kể từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng (từ 30 - 59 ngày haycòn gọi là tháng thứ hai) được coi là 2 tháng tuổi

- Tương tự như vậy, kể từ ngày tròn 11 tháng đến trước ngày tròn 12 tháng(tức là tháng thứ 12) được coi là 12 tháng tuổi

Muốn biết trẻ mấy tháng tuổi theo quy ước nghĩa là cần biết trẻ đang thuộctháng thứ mấy

* Cách tính tuổi theo năm

- Từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày (năm thứ nhất) gọi là 0 tuổi hay dưới 1tuổi

- Từ ngày tròn 1 năm đến 1 năm 11 tháng 29 ngày (năm thứ hai) gọi là 1tuổi

Như vậy, theo quy ước:

+ 0 tuổi tức là năm thứ nhất, gồm các tháng tuổi từ 1 đến 12

+ 1 tuổi tức là năm thứ hai, gồm các tháng tuổi từ 13 đến 24

+ 2 tuổi tức là năm thứ ba, gồm các tháng tuổi từ 25 đến 36

+ 3 tuổi tức là năm thứ tư, gồm các tháng tuổi từ 37 đến 48

+ 4 tuổi tức là năm thứ năm, gồm các tháng tuổi từ 49 đến 60

Ta nói trẻ dưới 5 tuổi tức là trẻ từ 0 – 4 tuổi hay trẻ từ 1 – 60 tháng tuổi

Ví dụ: Một cháu bé sinh ngày 20/10/2005 sẽ được coi là 3 tuổi trong

khoảng thời gian từ ngày 20/10/2007 đến 20/10/2008 (kể cả 2 ngày trên)

Chú ý: Trên thực tế, khi tiếp xúc với bà mẹ cần xác định tuổi thật của trẻ

Trang 31

(nếu khai sinh không đúng), hoặc bà mẹ không nhớ ngày dương lịch thì cần phảiđối chiếu ngày từ âm lịch sang dương lịch để quy đổi [46].

- Đo chiều cao đứng: đối với những đứa trẻ lớn hơn 2 tuổi.

+ Khi đo chiều cao đứng: bỏ guốc, dép, đi chân không, đứng quay lưngvào tường Đo chiều cao theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt đất nằmngang Dùng thước vuông áp sát đỉnh đầu, thẳng góc với tường thước đo

+ Đọc kết quả và ghi đơn vị là Centimette (Cm) và sử dụng một số lẻ

- Đo chiều dài nằm: đối với những trẻ nhỏ hơn hoặc bằng 2 tuổi.

+ Để thước đo trên mặt phẳng nằm ngang

+ Đặt cháu bé nằm ngữa, một người giữ đầu để mắt nhìn thẳng lên trầnnhà, mảnh gỗ chỉ số 0 của thước áp sát đỉnh đầu Một người ấn thẳng đầu gói vàđưa mảnh gỗ ngang thứ hai áp sát vào gót bàn chân, gót chân sát mặt phẳng nằmngang và bàn chân thẳng đứng

+ Đọc kết quả và ghi đơn vị là Centimette (Cm) và sử dụng một số lẻ

2.3.1.3 Đối tượng là bà mẹ

ĐTV trực tiếp nêu câu hỏi theo nội dung bảng câu hỏi đã được sọan sẵn,

bà mẹ trả lời, điều tra viên điền kết quả vào bảng phỏng vấn

Tất cả các câu hỏi phỏng vấn để thu thập thông tin về kiến thức, thái độ vàthực hành đều được cấu trúc một cách đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu; có nhiều đáp

án để bà mẹ suy nghĩ và dễ dàng chọn lựa và ĐTV ghi chép kết quả chính xác,khách quan, đảm bảo đúng tinh thần trả lời của bà mẹ

Những vấn đề cần để thu thập thông tin về kỹ năng thực hành của bà mẹthì được kết hợp giữa phỏng vấn và quan sát bà mẹ thực hành dựa trên các bảng

Trang 32

kiểm của các quy định kỹ thuật về chăm sóc trẻ, cán bộ y tế chỉ giúp đỡ bà mẹthực hành sau khi đã quan sát và ghi kết quả đánh giá vào phiếu điều tra.

2.3.2 Đánh giá và nhận định kết quả

2.3.2.1 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ [7], [26]

Đánh giá dựa vào các chỉ số nhân trắc theo quần thể tham khảo NCHS củaHoa Kỳ (như đã trình bày trong phần tổng quan)

* Đối với thể nhẹ cân (CN/T) chia làm 3 mức độ

* Đối với thể gầy còm (CN/CC): Dưới - 2 SD.

2.3.2.2 Đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ

Mỗi phần cấu trúc trong bộ câu hỏi phỏng vấn về kiến thức, thái độ, thựchành của bà mẹ đều bao gồm 12 câu hỏi Dựa vào tỷ lệ phần trăm số câu trả lờiđúng để đánh giá, cụ thể:

- Bà mẹ có kiến thức đúng về phòng chống SDDTE: nếu trả lời đúng ít

nhất 9/12 câu hỏi phỏng vấn về kiến thức (≥ 75%)

- Bà mẹ có thái độ đúng về phòng chống SDDTE: nếu trả lời chấp nhận ít

nhất 9/12 câu hỏi phỏng vấn về thái độ (≥ 75%)

- Bà mẹ có thực hành đúng về phòng chống SDDTE: nếu trả lời và thực

hành đúng ít nhất 9/12 câu hỏi phỏng vấn hoặc thực hành thao tác (≥ 75%)

2.3.2.3 Kiểm soát sai lệch thông tin

+ Các ĐTV, GSV được tập huấn thống nhất về phương pháp phỏng vấn vàghi chép, phương pháp cân trẻ (đọc câu hỏi, ghi chép trả lời của đối tượng tại chổvào đúng vị trí trong phiếu điều tra, không giải thích gì thêm; cân trẻ theo cânnặng thực tế, không đối chiếu với bảng phân loại chỉ số nhân trắc)

+ Các GSV sẽ trực tiếp giám sát việc cân trẻ và phỏng vấn đối tượng bà

mẹ, tránh việc ngồi tự làm tại nhà của ĐTV nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các

Trang 33

sai lệch thông tin có thể có.

+ Phỏng vấn thử 10 – 15 hộ khi tập huấn để có hiệu chỉnh cần thiết trướckhi tổ chức phỏng vấn hàng loạt

2.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU

+ Các bộ câu hỏi sau khi được phỏng vấn xong sẽ được kiểm tra tính phù

hợp, sự hoàn tất của bộ câu hỏi Dữ kiện sẽ được mã hoá và nhập vào máy tính,

sử dụng phần mềm EPI-DATA 3.0 để nhập liệu và STATA 10.0 để phân tích sốliệu

+ Phân tích kết quả:

- Thống kê mô tả tình hình chung của quần thể nghiên cứu thông qua cácbiến số, chỉ số, số liệu có được từ chương trình Analysis, dùng biểu đồ

- Test thống kê trong phân tích số liệu: [52], [56], [75]

Trong đề tài này được sử dụng χ2 test, bảng 2 hàng, 2 cột Test χ2 được ápdụng khi so sánh nhiều (>2) tỷ lệ quan sát, nhiều (>2) phân phối quan sát Trongđiều tra dinh dưỡng, ta thường chia tình trạng dinh dưỡng ra nhiều lớp như SDD

độ I, độ II, độ III… Trong trường hợp này, khi so sánh ta cần áp dụng χ2 test

- Test χ2 còn được áp dụng để nhận định các mối liên quan giữa hai hiệntượng có nhiều số liệu:

(Qi – Li)

χ2 = ∑

Li

Trong đó:

• Qi: Là tần số thực nghiệm (tần số quan sát)

• Li: Là tần số lý thuyết (tần số mong đợi)

So sánh χ2 tính được với χ2 α trong bảng χ2

Nếu χ2 ≥ χ2 α : sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với α < 0,05

Nếu χ2 χ2 α : sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Trang 35

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả có 1.473 bà mẹ và 1.473 trẻ em < 5 tuổi mẫu hợp lệ được đưa vào

xử lý số liệu và phân tích, các kết quả cụ thể như sau:

3.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

21,86 22,34 20,84 16,22 18,74

49,15 50,85

Trang 36

Bảng 3.2 cho thấy: mẫu nghiên cứu giới nam chiếm tỷ lệ 49,15% và trẻ nữ

là 50,85% (tương ứng với với tỷ số giới là 97 trẻ nam/100 trẻ nữ) Kết quả nàythấp hơn kết quả điều tra biến động dân số toàn quốc năm 2008 (112,1) và củakhu vực đồng bằng sông Cửu Long (102,8) [111] Tỷ số giới tính khi sinh nếukhông có sự can thiệp của lựa chọn giới tính thường từ 105 – 106 bé trai trên 100

bé gái Trong 3 năm qua, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam có xu hướng giatăng từ 110 theo điều tra biến động dân số năm 2006 lên khoảng 112 vào năm

2007 và năm 2008 [111] Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng đã diễn ra ởmột số nước đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ Hiện nay, các điều kiện vềchăm sóc sinh khỏe sinh sản có thể tiếp cận một cách tương đối dễ dàng, đặc biệt

là dịch vụ chẩn đoán sớm giới tính thai nhi và phá thai có sự chọn lọc giới tính;đồng thời tư tưởng gia đình muốn có con trai để nối dõi vẫn còn khá phổ biến

Rõ ràng bên cạnh việc giám sát thực hiện Pháp lệnh dân số và Nghị định củaChính phủ về nghiêm cấm hành vi chẩn đoán và lựa chọn giới tính dưới mọi hìnhthức, cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong người dân nhằm xóa bỏ quan

niệm “trọng nam, khinh nữ”, khẳng định và nêu cao vai trò của người phụ nữ

trong gia đình và xã hội Tỷ số giới tính khi sinh cần được đưa vào như một chỉ

số giám sát Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình Với kếtquả khảo sát trên đã cho thấy rằng tại tỉnh Hậu Giang vẫn chưa có sự mất cânbằng giới tính lúc sinh

Bảng 3.3 Phân bố bà mẹ theo tuổi

1,22 56,35 34,83 7,60

29,42 ( ± 6,11)

Bảng 3.3 cho kết quả: tuổi trung bình của bà mẹ là 29,42 tuổi Chiếm tỷ lệcao nhất tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 20 – 29 tuổi là 56,35%; kế đến lànhóm tuổi từ 30 – 39 tuổi (34,83%); nhóm tuổi các bà mẹ < 20 tuổi chiếm tỷ lệ

Trang 37

rất thấp (1,22%); nhóm tuổi ≥ 40 tuổi chiếm tỷ lệ không đáng kể (7,60%) Kếtquả trên đã cho thấy xu hướng kết hôn sớm hiện nay là khá thấp, mức sinh caonhất ở nhóm tuổi từ 20 – 29 tuổi và giảm rất nhanh ở nhóm từ 30 tuổi trở lên, đặcbiệt là lứa tuổi trung niên Kết quả này cũng tương đồng với kết quả điều tra biếnđộng dân số toàn quốc năm 2008 do UNFPA báo cáo [111]: xu hướng hiện nayphụ nữ lập gia đình trễ hơn, mức sinh hầu như tập trung vào độ tuổi từ 20 – 29 ởnông thôn và 25 – 34 ở thành thị Đây cũng là một tín hiệu tốt, phản ảnh hiệu quảcủa công tác truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Hậu Giangtrong những năm gần đây.

Bảng 3.4 Phân bố bà mẹ theo nơi ở

Nông thôn

Thành thị

1.130 343

76,71 23,29

Từ kết quả bảng 3.4 cho thấy: đa số bà mẹ sống ở vùng nông thôn(76,71%) Hậu Giang là một tỉnh mới chia tách năm 2004 với 60 đơn vị cấp xã.Đến năm 2008, toàn tỉnh có tổng số 71 đơn vị cấp xã: bao gồm 18 phường, thịtrấn và 53 xã; trong đó có 21 xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số30/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ [69] Mức chênhlệch giữa 2 vùng này đối với điều kiện của Hậu Giang là không có sự khác biệtđáng kể

6,52 42,43 37,54 10,86 2,65

Trang 38

Kết quả bảng 3.5 cho thấy: bà mẹ có trình độ văn hóa từ trung học cơ sởtrở lên chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 51% (trong đó trung học phổ thông chỉ chiếm10,86%); đặc biệt là có 6,52% bà mẹ mù chữ Điều này cho thấy với một tỉnhthuần nông như Hậu Giang, điều kiện học tập của chị em phụ nữ kém hơn nhiều

so với các vùng khác trên cả nước Gần đây, tổng kết của Viện nghiên cứu chiếnlược chính sách dinh dưỡng quốc tế cho thấy: học vấn của mẹ đóng góp 43% đốivới suy dinh dưỡng [51] Một điều không thể phủ nhận rằng mức học vấn thấp làmột trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và SDD Bà mẹ có học vấnthấp sẽ tiếp thu những kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ một cách khókhăn hơn so với các bà mẹ có học vấn cao hơn Một số kết quả nghiên cứu củaPhan Văn Hải [29], Phan Lê Thu Hằng [31],Trần Thị Bích Hồi [37], NguyễnCông Khẩn [43] cũng đã khẳng định và chứng minh được điều đó

Bảng 3.6 Phân bố bà mẹ theo nghề nghiệp

6,04 49,29 18,67 13,24 12,76

Từ bảng 3.6 cho kết quả: bà mẹ làm ruộng/ rẫy là chủ yếu (49,29%), số bà

mẹ là viên chức chiếm tỷ lệ rất thấp (6,04%) Điều này hoàn toàn phù hợp vớiđiều kiện của Hậu Giang là một tỉnh thuần nông và kết quả ở bảng 3.5 Hiện nay,muốn là một viên chức nhà nước cần có trình độ học vấn ít nhất là tốt nghiệp phổthông trung học, bên cạnh đó còn phải có thêm một bằng cấp chuyên ngành, tốithiểu cũng là trình độ trung cấp mới được tuyển dụng Người là viên chức sẽ cókiến thức và trình độ nhất định, cũng là điều kiện tiếp thu hiệu quả các chươngtrình truyền thông – giáo dục sức khỏe về phòng chống SDD

Bảng 3.7 Phân bố bà mẹ theo mức sống gia đình

Trang 39

Đủ ăn

Không đủ ăn

1.219 254

82,76 17,24

Tỷ lệ bà mẹ có mức sống gia đình không đủ ăn là 17,24% (bảng 3.7) Kếtquả này cao hơn chút ít so với báo cáo tổng kết năm 2008 của UBND tỉnh(13,66%) Điều này cũng dễ hiểu do đối tượng nghiên cứu chỉ được phỏng vấn

và quan sát của điều tra viên theo phương pháp định tính Năm 2005, tỷ lệ hộnghèo toàn tỉnh là 23,55% Như vậy trong 3 năm (2006 – 2008), tỷ lệ hộ nghèo

đã giảm 9,89% (giảm bình quân 3,3%/năm) Đây là một nỗ lực rất lớn của Đảng

bộ và nhân dân Hậu Giang, mặc dầu Hậu Giang vẫn là một trong những tỉnhnghèo của cả nước Nghèo đói sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và ảnh hưởng đếnsức khỏe người dân nói chung và trẻ em nói riêng Nghèo khó ở mức độ giađình, thường dẫn đến khẩu phần ăn thiêu thốn, điều kiện nhà ở, vệ sinh kém Tất

cả điều này tạo điều kiện cho bệnh tật phát sinh, đồng thời ảnh hưởng trực tiếpđến phát triển thể chất và tinh thần của trẻ

Bảng 3.8 Nguồn thông tin về Phòng chống suy dinh dưỡng

Các nguồn thông tin về phòng

chống suy dinh dưỡng

36,73 16,50 41,55 58,79 16,56 15,82

Kết quả từ bảng 3.8 cho thấy: các nguồn thông tin mà bà mẹ biết được vềphòng chống suy dinh dưỡng trẻ em lần lượt là: Tivi, Đài truyền thanh (58,79%);các cộng tác viên (41,55%); nhân viên y tế (36,73%); sách báo, tờ bướm(16,56%), người thân trong gia đình (16,5%) và các nguồn khác (15,82%) Kếtquả này có tỷ lệ cao hơn so với nghiên cứu của Trần Văn Hùng (24,69%,27,55%, 13,88%); riêng nguồn thông tin được cung cấp từ người thân trong gia

Trang 40

đình lại cao hơn (30,82%) [41] Với sự phát triển ngày càng đa dạng của cácphương tiện truyền thông đại chúng như hiện nay, thêm vào đó mức sống ngườidân ngày một nâng lên, họ dễ dàng có điều kiện tiếp cận các chương trìnhTTGDSK trên Tivi, Đài truyền thanh để nâng cao kiến thức về chăm sóc sứckhỏe trẻ em Hậu Giang hiện tại có trên 1.000 CTVDS, NVYT ấp và trên 2.000CBYT, đây là một lực lượng tuyên truyền viên khá hùng hậu Tuy nhiên, việc chỉ

có xấp xỉ 40% bà mẹ được nhận nguồn thông tin về PCSDDTE ở các đối tượngnày là một tỷ lệ tương đối khá thấp, đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả côngtác truyền thông GDSK, đặc biệt là trong lĩnh vực CSSKTE nói chung vàPCSDDTE nói riêng

3.2 TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI (n =1.473)

Bảng 3.9 Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung cho trẻ dưới 5 tuổi

Các thể suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng

26,82 28,51 12,36

Biểu đồ 3.1 Các thể suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi

Ngày đăng: 15/12/2017, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w