1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU kiến thức, thực hành phòng chống bệnh viêm gan b

36 2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 664 KB

Nội dung

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người do virus viêm gan B gây nên. Viêm gan B gây ảnh hưởng trực tiếp đến gan, sau khi vào cơ thể virus xâm nhập và hủy hoại tế bào gan gây hiện tượng viêm cấp tính hay mãn tính. Do tình trạng nhiễm virus viêm gan B ngày càng gia tăng cùng với những hậu quả nặng nề của bệnh viêm gan B gây ra, nên nguy cơ của việc nhiễm virus viêm gan B không chỉ ở mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến gia đình và cả cộng đồng. Vì vậy, hiện nay bệnh viêm gan B đã trở thành một vấn đề sức khỏe mang tính chất toàn cầu và cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh và tử vong phổ biến trên thế giới.Theo Tổ chức Y tế thế giới, uớc tính có khoảng 2 tỷ người đã từng hay đang bị nhiễm virus viêm gan B, hơn 350 triệu người nhiễm virus viêm gan B mạn tính trên thế giới, trong đó khoảng 75% sống ở châu Á và Tây Thái Bình Dương 2, 31.Việt Nam là nước nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao, tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam từ 10 – 20%, một số khu vực nông thôn tỷ lệ này có thể lên đến 25% 6. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh và cộng sự năm 2010 đã cho kết quả tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B từ 8,816,4% trên tổng số 5.634 mẫu máu được thu thập ở nhiều tỉnh miền Bắc, tỷ lệ nam nhiễm là 14,6%; nữ là 8,5%. Nhiều chuyên gia cho rằng tỷ lệ thai phụ nhiễm virus viêm gan B từ 1013% 1.Những người nhiễm virus viêm gan B mạn tính là nguồn lây nhiễm nguy hiểm trong cộng đồng và có nguy cơ cao mắc các bệnh gan nguy hiểm liên quan đến nhiễm virus viêm gan B. Hàng năm ước tính có khoảng 50 triệu người nhiễm virus viêm gan B mới và trên toàn thế giới có khoảng 500 700 nghìn người tử vong vì hậu quả của bệnh như suy gan cấp, xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan 10, 32. Vấn đề nghiêm trọng của nhiễm virus viêm gan B hiện nay không chỉ ở tỷ lệ hiện mắc cao, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và giá thành điều trị cao mà còn đường lây truyền cũng rất phức tạp. Điều tra của Hội Y tế Công cộng Việt Nam năm 2008 ở 2 huyện Lạng Giang và Sóc Sơn ở nhóm tuổi từ 1560 tuổi, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở huyện Sóc Sơn 9,5%, huyện Lạng Giang 6,4%, nữ nhiễm cao hơn nam, yếu tố nguy cơ trong nghiên cứu là dùng chung bơm kim tiêm, kim châm cứu, dùng chung bàn chải đánh răng, truyền máu 11.Việc bảo vệ người dân tránh lây nhiễm virus viêm gan B là vấn đề quan trọng. Để làm được điều này người dân phải được cung cấp kiến thức về phòng chống nhiễm virus viêm gan B.

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nghiên cứu kiến thức, thực hành phòng chống bệnh viêm gan B của người dân xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

Thiên Huế

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người do virus viêm gan Bgây nên Viêm gan B gây ảnh hưởng trực tiếp đến gan, sau khi vào cơ thể virus xâmnhập và hủy hoại tế bào gan gây hiện tượng viêm cấp tính hay mãn tính

Do tình trạng nhiễm virus viêm gan B ngày càng gia tăng cùng với nhữnghậu quả nặng nề của bệnh viêm gan B gây ra, nên nguy cơ của việc nhiễm virusviêm gan B không chỉ ở mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến gia đình và cả cộngđồng Vì vậy, hiện nay bệnh viêm gan B đã trở thành một vấn đề sức khỏe mangtính chất toàn cầu và cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh và tử vongphổ biến trên thế giới

Theo Tổ chức Y tế thế giới, uớc tính có khoảng 2 tỷ người đã từng hay đang

bị nhiễm virus viêm gan B, hơn 350 triệu người nhiễm virus viêm gan B mạn tínhtrên thế giới, trong đó khoảng 75% sống ở châu Á và Tây Thái Bình Dương [2],[31]

Việt Nam là nước nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao, tỷ

lệ người nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam từ 10 – 20%, một số khu vực nôngthôn tỷ lệ này có thể lên đến 25% [6]

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh và cộng sự năm 2010 đã cho kết quả

tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B từ 8,8-16,4% trên tổng số 5.634 mẫu máu được thuthập ở nhiều tỉnh miền Bắc, tỷ lệ nam nhiễm là 14,6%; nữ là 8,5% Nhiều chuyêngia cho rằng tỷ lệ thai phụ nhiễm virus viêm gan B từ 10-13% [1]

Những người nhiễm virus viêm gan B mạn tính là nguồn lây nhiễm nguyhiểm trong cộng đồng và có nguy cơ cao mắc các bệnh gan nguy hiểm liên quanđến nhiễm virus viêm gan B Hàng năm ước tính có khoảng 50 triệu người nhiễmvirus viêm gan B mới và trên toàn thế giới có khoảng 500 - 700 nghìn người tửvong vì hậu quả của bệnh như suy gan cấp, xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan[10], [32]

Trang 4

Vấn đề nghiêm trọng của nhiễm virus viêm gan B hiện nay không chỉ ở tỷ lệhiện mắc cao, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và giá thành điều trị cao mà cònđường lây truyền cũng rất phức tạp

Điều tra của Hội Y tế Công cộng Việt Nam năm 2008 ở 2 huyện Lạng Giang

và Sóc Sơn ở nhóm tuổi từ 15-60 tuổi, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở huyện SócSơn 9,5%, huyện Lạng Giang 6,4%, nữ nhiễm cao hơn nam, yếu tố nguy cơ trongnghiên cứu là dùng chung bơm kim tiêm, kim châm cứu, dùng chung bàn chải đánhrăng, truyền máu [11]

Việc bảo vệ người dân tránh lây nhiễm virus viêm gan B là vấn đề quantrọng Để làm được điều này người dân phải được cung cấp kiến thức về phòngchống nhiễm virus viêm gan B

Xuất phát từ đó, để có cơ sở cho việc lập kế hoạch giáo dục truyền thông

phòng chống bệnh viêm gan B cho người dân, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên

cứu kiến thức, thực hành phòng chống bệnh viêm gan B của người dân xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Mục tiêu nghiên cứu:

1 Mô tả kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh viêm gan B của người dân

xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

2 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng chống bệnh viêm gan B của đối tượng nghiên cứu

Trang 5

Chương 1 TỒNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Khái quát về bệnh viêm gan B

Sau khi xâm nhập vào tế bào gan, virus nhân lên lan tràn trong mô gan và lưuhành trong tuần hoàn Thời kỳ ủ bệnh của VGB là 50 - 180 ngày Đa số ngườinhiễm HBV mãn không có triệu chứng trong nhiều năm, có hoặc không có dấuhiệu bệnh gan về mặt sinh hoá hoặc mô học Sau nhiễm HBV bệnh nhân có thểbình phục hay diễn tiến đến tình trạng viêm gan mãn tính [7]

1.1.2 Đặc điểm lâm sàng

VGB hiện nay đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới.VGB có nhiều thể bệnh lâm sàng khác nhau, thường người ta dựa vào thời gianmang HBsAg mà chia thành 2 dạng chính là VGB cấp và mạn tính Đối với thể cấptính, thời gian mang HBsAg kéo dài từ 6 tuần đến 6 tháng Thể mạn tính thì thờigian mang HBsAg thường là trên 6 tháng [4], [9], [14]

* Viêm gan virus B cấp tính: thường có 2 thể chủ yếu:

- Viêm gan thể không vàng da: Biểu hiện dưới dạng giả cúm như sốt nhẹhoặc không sốt, đau mỏi các cơ, mệt mỏi chán ăn, không vàng da, nhưng xétnghiệm thấy transaminase trong máu tăng rất cao

- Viêm gan thể vàng da:

Trang 6

+ Thời kỳ tiền vàng da: Bắt đầu của VGB thường âm ỉ, có triệu chứng như:sốt nhẹ, đôi khi không sốt, mệt mỏi, chán ăn Triệu chứng giả cúm: đau cơ, đauxương khớp, nôn, đau âm ỉ vùng gan hoặc thượng vị, đôi khi có phát ban, nước tiểusẫm màu Thời kỳ tiền vàng da kéo dài trung bình 1-2 tuần [9], [16].

+ Thời kỳ vàng da: Bệnh nhân hết sốt thì xuất hiện vàng da, rõ nhất ở củngmạc mắt Đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, gan

to, mật độ mềm, đôi khi lách to

+ Thời kỳ phục hồi: Sau 4 đến 8 tuần Bệnh nhân ăn ngon miệng, nước tiểunhiều và trong, hết vàng da, gan lách bình thường và các chức năng gan trở về bìnhthường

- Viêm gan virus B mạn tính: Khi viêm gan B cấp tính mà diễn biến lâm sàng

kéo dài như mệt mỏi, đau âm ỉ hạ sườn phải, gầy sút cân, ăn khó tiêu, đồng thời rốiloạn chức năng gan kéo dài, đặc biệt tăng transaminase kéo dài trên 6 tháng, HBsAg(+), thường chuyển thành viêm gan mạn tính Các triệu chứng lâm sàng của viêmgan mạn như: mệt mỏi kéo dài, người khó chịu, mất ngủ, ăn không ngon miệng, gầysút nhanh, đau cơ, đau khớp, thỉnh thoảng phát ban Trường hợp nặng có phù, bụng

có dịch; khám: gan, lách to hoặc gan, lách bình thường [28]

1.1.3 Chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm gan B cấp và mạn tính, người ta đã áp dụng các thửnghiệm phát hiện HBsAg và các kỹ thuật miễn dịch học để phát hiện kháng nguyên

và kháng thể của virus Bên cạnh đó kỹ thuật kính hiển vi điện tử có thể được sử dụng

để xác định HBV trong máu hoặc trong sinh thiết các tổ chức gan

* Phương pháp trực tiếp: Là phát hiện hạt virus (hạt Dane) hoặc các thànhphần cấu trúc của virus Cụ thể là phát hiện: Hạt virus, ADN của virus, khángnguyên HBsAg, kháng nguyên HBeAg, kháng nguyên HBcAg trong tế bào gan (kếthợp với làm sinh thiết gan)

* Phương pháp gián tiếp (là các phương pháp huyết thanh học): Là phát hiệnkháng thể, cụ thể là anti- HBs, anti- HBc, anti- HBe

Trang 7

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì số lượng các kỹ thuật ngày càngnhiều và càng hiệu quả Ngoài các thử nghiệm trên, trong chẩn đoán lâm sàng còn

có các biện pháp kỹ thuật bổ sung thăm dò hình thái trong viêm gan cấp và mạn nhưsoi ổ bụng, sinh thiết gan Các xét nghiệm sinh hóa thăm dò chức năng gan cũngrất giá trị trong chẩn đoán viêm gan

1.1.4 Đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm gan B

1.1.4.1 Nguồn truyền nhiễm

- Nguồn lây: Người mắc bệnh, người mang virus không triệu chứng

- Thời gian ủ bệnh: Từ 1- 4 tháng, có thể ngắn khoảng 2 tuần và hiếm khikéo dài trên 6 tháng

- Thời kỳ lây truyền: Tất cả người có HBsAg (+) đều có khả năng truyềnbệnh, cả ở giai đoạn cấp lẫn mạn, nhưng khả năng lây cao trong giai đoạn virusđang hoạt động nhân lên, nồng độ virus trong máu cao

1.1.4.2 Đường lây truyền

HBV lây truyền khi các tổn thương trên bề mặt da và niêm mạc tiếp xúc vớidịch tiết của cơ thể hoặc máu bị nhiễm virus HBV có tải lượng cao nhất trong máu

và dịch tiết từ vết thương Tải lượng virus thấp hơn trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo

và có rất ít trong nước bọt HBV không lây truyền qua không khí, thức ăn và nướcuống Có 3 đường lây truyền quan trọng của HBV là [29]:

- Lây truyền từ mẹ sang con

- Lây truyền qua đường truyền máu và các sản phẩm từ máu, tiêm chích

- Lây truyền qua quan hệ tình dục (lây truyền ngang)

Tầm quan trọng của mỗi phương thức lây truyền thay đổi rõ rệt từ vùng dân

cư này sang vùng dân cư khác Hiểu biết về đường lây truyền của HBVcó ý nghĩalớn trong phòng ngừa sự lây lan của bệnh nhưng dù bằng cách nào thì sự lây truyềncũng liên quan chặt chẽ với đường máu Người ta chưa chứng minh được vai tròtruyền sinh học của HBV qua các côn trùng trung gian Các nghiên cứu về dịch tễhọc trên những vùng khác nhau trên thế giới không đưa ra một dự đoán nào rằng vậtchủ trung gian đóng một vai trò quan trọng nếu có, trong sự lan truyền của HBV

Trang 8

Nguồn lây quan trọng là những người nhiễm HBV mạn tính Nhiều nghiên cứu chothấy khả năng trở thành người nhiễm HBV mạn tính tùy thuộc vào lứa tuổi bị nhiễmvirus, khoảng 5% người lớn và 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh sẽ trở thành ngườinhiễm HBV mạn tính Người đang bị VGB cấp tính cũng là nguồn truyền nhiễmquan trọng vì lúc này virus đang nhân lên và phát triển rất mạnh trong cơ thể Đặcbiệt những người có HBsAg (+) và HBeAg (+) thì khả năng lây truyền bệnh cao gấpnhiều lần những người chỉ có HBsAg (+) [12].

1.1.4.3 Tính cảm nhiễm và miễn dịch

- Mọi người đều có tính cảm nhiễm với HBV

- Sau khi bị viêm gan cấp tính, người lành đã khỏi hoàn toàn sẽ có 1 lượngkháng thể bảo vệ Tuy nhiên, khả năng bảo vệ dài hay ngắn cần theo dõi nồng độkháng thể

1.1.5 Phòng chống bệnh viêm gan B

Đường lây truyền chủ yếu của HBV là đường máu, qua máu và các chếphẩm từ máu, từ mẹ sang con, qua đường tình dục, lây nhiễm qua gia đình và cộngđồng Vì vậy phòng ngừa nhiễm HBV gồm các biện pháp chính như sau:

1.1.5.1 Sàng lọc và phòng ngừa nhiễm HBV trong truyền máu

Mục tiêu an toàn truyền máu:

- Đảm bảo đến mức tối đa an toàn truyền máu trong việc phòng lây nhiễmHBV qua đường truyền máu và các chế phẩm của máu góp phần bảo vệ sức khoẻcho cộng đồng

- Bổ sung kỹ thuật sinh học phân tử vào sàng lọc HBV nhằm nâng cao hiệuquả chất lượng an toàn truyền máu phòng lây nhiễm HBV

1.1.5.2 Phòng ngừa lây nhiễm HBV từ mẹ sang con

Tại Việt Nam, theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễmHBV ở nhóm phụ nữ mang thai khoảng 10-20% và 90% số trẻ sinh ra từ các bà mẹnhiễm HBV có HBeAg (+) có thể bị nhiễm HBV từ mẹ, do đó việc phòng chống lâynhiễm HBV từ mẹ sang con là rất quan trọng [3], [6]

Trang 9

Khi người mẹ mang thai mà xét nghiệm có HBsAg (+) thì nguy cơ cao nhất

là mẹ lây truyền HBV cho con khi chuyển dạ, trong khi sinh và ngay cả sau khi sinhnên rất cần thiết phải tiến hành tiêm phòng vaccine đơn liều VGB mũi thứ nhất chotrẻ ngay sau khi sinh và chậm nhất là trong vòng 24h sau sinh

Tuy VGB mạn tính tiềm ẩn vẫn rất hiếm nhưng cần phải xét nghiệm HBsAgcho tất cả bà mẹ có thai và phải tiêm chủng cho tất cả trẻ sơ sinh bất kể mẹ có haykhông có xét nghiệm HBsAg (+) vì để dự phòng lây nhiễm HBV ngay cho trẻ dưới

5 tuổi do tiếp xúc với cộng đồng có tỷ lệ nhiễm HBV mạn tính cao [18], [20]

1.1.5.3 Phòng ngừa lây nhiễm HBV theo đường tình dục

Bất cứ hành vi tình dục nào mà có gây ra trầy xước hay tổn thương niêm mạc

bộ phận sinh dục đều có nguy cơ lây nhiễm HBV Để giảm thiểu nguy cơ lây truyềnHBV cho mọi người có quan hệ tình dục mà không phải là một vợ một chồng đềuphải thận trọng và cần phải áp dụng các biện pháp tình dục an toàn

Hiện nay người ta khuyên trước khi kết hôn nên xét nghiệm HBsAg (khámsức khỏe tiền hôn nhân), nếu vợ hoặc chồng có nhiễm HBV mà người kia chưa cómiễn dịch thì nên đi tiêm phòng vaccine VGB cho người chưa bị nhiễm HBV trướckhi quyết định có thai

1.1.5.4 Biện pháp phòng ngừa trong gia đình và cộng đồng

Tuyên truyền giáo dục cho người dân về những yếu tố nguy cơ liên quan đếnnhiễm HBV như tránh dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng và các đồ dùng

cá nhân khác Cần phải thực hiện công tác vô trùng trong khi chích lễ, châm cứu, xỏtai, làm móng tay, móng chân Tăng cường các biện pháp phòng chống các tệ nạn

xã hội như mại dâm và tiêm chích ma túy

Kiểm soát nguồn lây trong gia đình bằng cách tiệt trùng tất cả các dụng cụ cánhân trong gia đình nghi ngờ có tiếp xúc với máu, nước tiểu, phân, nước bọt, tinhdịch, của người bị nhiễm HBV Tiêm phòng vaccine VGB cho tất cả thành viêntrong gia đình có tiếp xúc thân mật với người có xét nghiệm HBsAg (+) hay ngườimới từ vùng dịch tễ nhiễm HBV về

Trang 10

1.1.5.5 Phòng bệnh thụ động bằng Globulin miễn dịch

Người ta thấy rằng miễn dịch thụ động có thể giúp cho việc dự phòng viêmgan virus B cấp nếu được sử dụng ngay sau khi phơi nhiễm Các Globulin miễndịch được sử dụng rộng rãi trước khi có vaccine VGB nhất là các Globulin chốngVGB (HBIG), mặt khác HBIG cũng được sử dụng để bảo vệ tránh bị viêm ganvirus B tái phát sau khi ghép gan Một trong những chỉ định chính của HBIG làphòng lây HBV từ mẹ sang con nhất là khi mẹ có xét nghiệm HBsAg (+) và HBeAg(+)

1.1.5.6 Phòng ngừa nhiễm HBV bằng tiêm phòng vaccine viêm gan B trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam

Ngày 18/08/1997 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam đã chính thức phê duyệt và cho phép triển khai tiêm vaccine VGB trongchương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia và triển khai thí điểm tại hai thành phốlớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [5]

Năm 1998, bắt đầu triển khai tiêm vaccine VGB tại 28 tỉnh/thành phố lúcbấy giờ Năm 2003, 100% xã, phường trong toàn quốc đều được triển khai tiêmvaccine VGB cho trẻ dưới 1 tuổi với sự hỗ trợ của Liên minh toàn cầu về vaccine vàtiêm chủng (GAVI) Tỷ lệ bao phủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 90% Việc tiêmvaccine VGB cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu được bắt đầu triển khai từ năm

2006 [5]

1.2 Tình hình bệnh viêm gan B trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Tình hình bệnh viêm gan B trên thế giới

Viêm gan virus B mạn tính là bệnh truyền nhiễm có ở khắp nơi trên thế giới

và HBV là nguyên nhân thường gặp nhất trong số những virus gây bệnh gan mạn ởngười Theo thống kê của WHO (2012), ước tính có khoảng 50 triệu người nhiễmHBV mới hàng năm và trên toàn thế giới có khoảng 500 - 700 nghìn người tử vongmỗi năm vì hậu quả của bệnh như suy gan cấp, xơ gan và ung thư biểu mô tế bàogan [32], [33] Tỷ lệ nhiễm HBsAg thay đổi giữa các nước khác nhau Ở nhữngnước phát triển, tỷ lệ HBsAg (+) cao ở những người di cư đến từ những nước có tỷ

lệ cao và trung bình hoặc những người có hành vi nguy cơ cao Sự phân bố nhiễmHBV được xác định bằng các mức độ dịch lưu hành:

Trang 11

*Vùng dịch lưu hành cao (≥ 8%): Chủ yếu ở Trung Quốc, Đông Nam Á,

Châu Phi cận sa mạc Sahara, quần đảo Thái Bình Dương Lây truyền HBV trongkhu vực này chủ yếu là lây truyền từ mẹ sang con, chiếm 40 - 50% nhiễm HBVmạn, tuy nhiên lây truyền ngang có thể xảy ra khi trẻ dưới 2 tuổi [24], [26], [27]

*Vùng dịch lưu hành trung bình (2-7%): Vùng Địa Trung Hải, Nam Âu, Bắc

Mỹ, Đông Âu (gồm cả Nga), Trung Đông, Trung Á, Nhật Bản, Ấn Độ, một phầnNam và Trung Mỹ vv Lây truyền chủ yếu tại những nơi này xảy ra ở mọi lứa tuổinhưng nhiễm ở trẻ nhỏ chiếm đa số trường hợp nhiễm HBV mạn [24], [26], [27]

*Vùng dịch lưu hành thấp (< 2%): Ở các nước ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc,

New Zealand vv , lây truyền chủ yếu ở người lớn do quan hệ tình dục không antoàn, tiêm chích ma túy [24], [26], [27]

Hình 1.2 Bản đồ nhiễm HBV trên thế giới năm 2006

(Nguồn: Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở Hoa Kỳ) [34].

Trang 12

1.2.2 Tình hình bệnh viêm gan B tại Việt Nam

Việt Nam là nước nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm HBV cao, tỷ lệ ngườinhiễm HBsAg (+) ở Việt Nam từ 10 - 20%, một số khu vực nông thôn tỷ lệ này cóthể lên đến 25% [6]

Điều tra của Hội Y tế Công cộng Việt Nam (2008) ở 2 huyện Lạng Giang vàSóc Sơn ở nhóm tuổi từ 15-60 tuổi, tỷ lệ nhiễm HBsAg ở huyện Sóc Sơn 9,5%,huyện Lạng Giang 6,4%, nữ nhiễm cao hơn nam, yếu tố nguy cơ trong nghiên cứu

là dùng chung bơm kim tiêm, kim châm cứu, dùng chung bàn chải đánh răng,truyền máu [11]

Nguyễn Thị Vân Anh và cộng sự (2010) đã cho kết quả HBsAg (+) từ 16,4% trên tổng số 5.634 mẫu máu được thu thập ở nhiều tỉnh miền Bắc, tỷ lệ namnhiễm HBV là 14,6% nữ nhiễm HBV là 8,5% Nhiều chuyên gia cho rằng tỷ lệ thaiphụ nhiễm HBV từ 10-13% [1]

8,8-Năm 2011 theo Phạm Thị Hồng Minh cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV của cán bộviên chức đến khám sức khỏe tại các cơ sở y tế thành phố Huế là: Tỷ lệ đang nhiễmHBV có HBsAg (+) là 15,7%, tỷ lệ đã nhiễm HBV: Có anti-HBs (+) là 24,9% [13]

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tâm (2013) cho biết tỷ lệ HBsAg (+) của phụ

nữ người dân tộc H’Rê độ tuổi sinh đẻ của huyện Tư Nghĩa, Quãng Ngãi là 10,7%

Tỷ lệ HBsAg (+) theo tuổi: 36-49 tuổi là 26,3%; 15-25 tuổi là 42,1% và 26-35 tuổi

là 31,6% [18]

1.3 Các nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu mô tả cắt ngang của UI Haq N và cộng sự, năm 2012, tại Đạihọc Baluchistan, Quetta, Pakistan về kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnhviêm gan siêu vi B, trên một ngàn người dân khỏe mạnh, độ tuổi từ 18 trở lên củathành phố Quetta, Pakistan Kết quả chỉ ra rằng: Kiến thức, thái độ, thực hành củangười dân còn kém; có mối liên giữa kiến thức và thái độ, kiến thức và thực hành,thái độ và thực hành [30]

Trang 13

Nghiên cứu của Al-Tawil MM và cộng sự (2013), tại bệnh viện nhi, Đại họcAin Shams, Cairo, Ai Cập về tác động của chiến lược kiểm soát lây nhiễm đếnkiến thức, thái độ và thực hành, về lây dự phòng lây truyền bệnh VGB trong quầnthể dễ bị tổn thương Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm đối tượng gồm: 184 y

tá và 210 trẻ em và thanh thiếu niên bị bệnh về máu Kết quả chỉ ra rằng kiến thức

cơ bản về đường lây truyền, biến chứng và biện pháp phòng ngừa bệnh VGB làthấp ở cả hai nhóm, chỉ có 38,0% bệnh nhân và 40,0% y tá được chủng ngừa bệnhVGB [23]

Nghiên cứu của Juon HS và Park BJ (2013) về hiệu quả của việc lồng ghépgiáo dục ung thư gan trong việc nâng cao kiến thức về bệnh VGB ở người Mỹ gốcchâu Á, nghiên cứu được tiến hành trên 877 người tham gia Kết quả chỉ ra rằngnhóm can thiệp cho thấy điểm số kiến thức cao hơn đáng kể so với nhóm khôngcan thiệp trong 6 tháng theo dõi; trong đó tuổi tác là một yếu tố quan trọng về hiệuquả can thiệp, những người lớn hơn 60 tuổi có điểm số thấp nhất; nghiên cứu cũngchỉ ra rằng việc lồng ghép chương trình giáo dục ung thư gan này làm tăng kiếnthức về bệnh VGB; cần có chiến lược khác nhau để giáo dục các nhóm tuổi [23]

Nghiên cứu của Trịnh Văn Nghinh (2009) về kiến thức, thái độ, thực hànhphòng bệnh VGB của người dân thị trấn Yên Viên, Gia Lâm Hà Nội cho kết quả:Chỉ có 22,9% đối tượng nghiên cứu đạt về kiến thức; 24,2% đạt về thực hành; trong

đó hiểu biết đúng về nguyên nhân gây bệnh 59,2%; lây qua đường máu 61,4%;quan hệ tình dục không an toàn 51,3%; từ mẹ sang con 42,2%; còn các đường lâykhác rất thấp Hiểu biết về cách phòng bệnh VGB còn thấp như tiêm phòng chiếm61,8%; quan hệ tình dục an toàn chiếm 44,1%; sử dụng bơm kim tiêm riêng 24,2%;truyền máu an toàn 46,1% Người dân chủ động đi tiêm chủng còn thấp chiếm33,0% [15]

Đánh giá kiến thức thái độ thực hành về phòng bệnh viêm gan B của bệnhnhân đến khám tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Bình Phước tháng 3 năm 2009, tác giả

Lý Văn Xuân, Phan Thị Quỳnh Trâm cho biết có 32,71% bệnh nhân có thực hànhchung đúng về phòng bệnh VGB, nhưng chỉ có 21,45% bệnh nhân có tiêm vắc xinphòng bệnh Do đó cần có biện pháp giúp người dân tiêm ngừa vắc xin VGB Bệnhnhân có kiến thức đúng sẽ có thực hành đúng gấp 3,65 lần so với bệnh nhân không

Trang 14

có kiến thức đúng Do đó cần nâng cao kiến thức về phòng bệnh VGB cho nhân dân

để từ đó có thái độ và thực hành đúng [22]

Nghiên cứu của Phạm Văn Lào (2012) cho thấy người dân từ 15 đến 18 tuổitại thành phố Buôn Mê Thuột tiếp nhận thông tin về bệnh VGB từ phát thanh,truyền hình chiếm 63,8%; tiếp đến là từ các nhân viên y tế, thầy cô giáo, bạn bè,người thân và từ nguồn sách báo, tờ rơi, internet lần lượt là 12,3%; 11,8% và 11,4%[11]

1.4 Vài nét về địa điểm nghiên cứu

Xã Phú Dương nằm ở phía Tây Bắc của huyện Phú Vang, cách trung tâm

huyện 20 km và nằm về phía Đông Bắc thành phố Huế, cách trung tâm thành phố 6

km Phía Bắc giáp với xã Phú Thanh, phía Nam giáp với xã Phú Mỹ và xã PhúThượng, phía Đông giáp với thị trấn Thuận An và xã Phú An và phía Tây giáp với

Trang 15

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Người dân từ 18 đến 60 tuổi ở xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh ThừaThiên Huế

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016

Địa điểm: Xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.2 Cỡ mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng tỷ lệ trong quần thể:

2

2 2 /

1 (1 )

c

p p

Z

Trong đó:

- n: cỡ mẫu nghiên cứu cần có cho quần thể

- Z1- /2: Giới hạn khoảng tin cậy ở mức xác suất 95%, tương ứng 1,96

- p: Tỷ lệ người dân có kiến thức đạt về phòng chống bệnh viêm gan B ướctính theo nghiên cứu của Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến năm 2010 là52,5% [8], nên chọn p = 0,525

Trang 16

- Chọn hộ gia đình: Xã Phú Dương có 2.370 hộ gia đình, lập danh sách các hộgia đình theo số thứ tự từ 0001 đến 2.370 Dùng bảng số ngẫu nhiên để chọn các hộgia đình theo danh sách.

Tiến hành: Chọn ngẫu nhiên một số trong bảng số ngẫu nhiên sao cho số đónhỏ hơn hoặc bằng 2.370 Có thể quy ước sẽ lấy số ngẫu nhiên gồm 4 chữ số liềnnhau về phía bên phải con số “vào bảng” rồi lần lượt đi xuống phía dưới chẳnghạn, nếu gặp số nào bằng và nhỏ hơn 2.370 thì số đó được chọn vào mẫu, tiếp tụcnhư vậy đến bao giờ đủ được số ngẫu nhiên bằng với số cỡ mẫu đã định

- Chọn người điều tra trong hộ gia đình: Mỗi hộ gia đình chọn một người đểphỏng vấn, chọn đúng người trong mẫu nghiên cứu đã xác định từ trước Chọn đủ

số người đã quy định

- Tiêu chí chọn mẫu

Những người từ 18 đến 60 tuổi hiện đang sống tại xã Phú Dương, huyện PhúVang đồng ý tham gia phỏng vấn, có khả năng nghe hiểu và trả lời các câu hỏi

- Tiêu chuẩn loại trừ

Người dân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi, những người mất trí nhớ, không hợptác hoặc có vấn đề hạn chế về mặt tâm thần; những người khiếm khuyết về mặtngôn ngữ giao tiếp như câm, điếc; đang bị bệnh hay lí do nào khác không thể thamgia phỏng vấn

2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu

Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi soạn sẵn để thu thậpcác thông tin về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh viêm gan B của người dân.Phiếu hỏi gồm 3 phần:

- Thông tin chung: gồm 8 câu hỏi (từ A0 đến A7)

- Kiến thức về phòng chống bệnh viêm gan B: gồm 8 câu hỏi (từ K1 đếnK8)

- Thực hành của người dân về phòng chống bệnh viêm gan B: gồm 7 câu hỏi(từ P1 đến P7)

2.2.5 Các biến số cần thu thập

2.2.5.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Trang 17

- Tuổi: Tính theo năm dương lịch Phân nhóm tuổi: 18-29 tuổi, 30-39 tuổi,

 Nghề khác: Công nhân, buôn bán, thủ công nghiệp …

2.2.5.2 Nguồn cung cấp thông tin về viêm gan B

- Có nghe nói về bệnh viêm gan B

- Nguồn cung cấp thông tin về bệnh viêm gan B: Truyền hình, đài phát thanh,cán bộ y tế, sách báo, internet, bản thân, người thân mắc bệnh…

2.2.5.3 Kiến thức về phòng chống bệnh viêm gan B

- Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh viêm gan B

- Kiến thức về triệu chứng của bệnh viêm gan B

- Kiến thức về đường lây truyền bệnh viêm gan B

- Kiến thức về hậu quả của viêm gan B

- Kiến thức về cách phòng bệnh viêm gan B

Trang 18

- Thực hành xét nghiệm phát hiện nhiễm virus viêm gan B.

- Thực hành tiêm phòng viêm gan B

- Khuyên/đưa người thân đi tiêm phòng viêm gan B

2.2.6 Tiêu chuẩn đánh giá

2.2.6.1 Đánh giá về kiến thức phòng chống bệnh viêm gan B

Kiến thức của người dân về phòng chống bệnh viêm gan B gồm 8 câu hỏi K8) Việc đánh giá kiến thức bằng cách cho điểm và điểm được tính theo từng lựachọn cho mỗi câu, mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm

(K1-Tổng điểm kiến thức tối đa là 32 điểm Kiến thức của người dân có tổng ≥

22 điểm (70% tổng số điểm tối đa) được coi là đạt, tổng điểm kiến thức < 22 điểmđược coi là chưa đạt [15]

2.2.6.2 Đánh giá về thực hành phòng chống bệnh viêm gan B

Thực hành của người dân về phòng chống bệnh viêm gan B được đánh giáthông qua 7 câu hỏi, mỗi lựa chọn đúng trong các câu hỏi được 4 điểm, lựa chọn saiđược 0 điểm

Tổng điểm thực hành tối đa là 28 điểm Điểm thực hành của người dân cótổng ≥ 20 điểm (70% tổng số điểm tối đa) được coi là đạt, tổng điểm thực hành <

20 điểm được coi là chưa đạt [15]

2.3 Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData 3.1 và xử lý trên phần mềmSPSS 18.0

Tính tỷ lệ phần trăm câu trả lời, sử dụng test 2để so sánh các tỷ lệ

2.4 Kiểm soát sai lệch thông tin

- Thiết kế bộ câu hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng, dễ hiểu với đối tượng

- Điều tra thử và hoàn chỉnh bộ câu hỏi trước khi điều tra chính thức

- Các điều tra viên được tập huấn kỹ và thống nhất các tiêu chí liên quan trướckhi thực hiện điều tra ở cộng đồng

- Điều tra viên kiểm tra tính hoàn tất của từng phiếu điều tra ngay sau khiphỏng vấn

Ngày đăng: 15/12/2017, 08:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Ngô Viết Lộc (2011), Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B và đánh giá kết quả giải pháp can thiệp trong cộng đồng dân cư tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ y học, trường Đại học Y dược Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B và đánhgiá kết quả giải pháp can thiệp trong cộng đồng dân cư tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Ngô Viết Lộc
Năm: 2011
13. Phạm Thị Hồng Minh (2011), Nghiên cứu tình hình nhiễm HBV ở cán bộ công chức đến khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế thành phố Huế năm 2011, Luận văn Thạc sĩ y học, trường Đại học Y Dược- Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình nhiễm HBV ở cán bộ côngchức đến khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế thành phố Huế năm 2011
Tác giả: Phạm Thị Hồng Minh
Năm: 2011
15. Trịnh Văn Nghinh (2009), Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh viêm gan B của người dân thị trấn Yên Viên, Gia Lâm – Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh viêmgan B của người dân thị trấn Yên Viên, Gia Lâm – Hà Nội
Tác giả: Trịnh Văn Nghinh
Năm: 2009
16. Phạm Song (2003) Viêm gan do virus (A, B non A/non B), Bách khoa thư bệnh học tập I, Trung tâm Quốc gia biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, tr.340-361 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bách khoa thưbệnh học tập I
17. Đoàn Phước Thuộc (2011), Các yếu tố liên quan đến nhiễm virus viêm gan B ở lứa tuổi 15-18 tại Thành phô Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố liên quan đến nhiễm virus viêm gan Bở lứa tuổi 15-18 tại Thành phô Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk
Tác giả: Đoàn Phước Thuộc
Năm: 2011
18. Nguyễn Văn Tâm (2013), Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HBV của phụ nữ người dân tộc H’Rê ở tuổi sinh đẻ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi năm 2013, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y dược Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HBV của phụ nữ người dântộc H’Rê ở tuổi sinh đẻ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi năm 2013
Tác giả: Nguyễn Văn Tâm
Năm: 2013
19. Trần Văn Thanh, Tạ Văn Trầm (2014), “Kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B của người dân xã Song Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang năm 2014 ”, Kỷ yếu hội nghị khoa học ngành Y tế Tiền Giang mở rộng năm 2015, Sở Y tế Tiền Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi Bcủa người dân xã Song Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang năm 2014"”, Kỷyếu hội nghị khoa học ngành Y tế Tiền Giang mở rộng năm 2015
Tác giả: Trần Văn Thanh, Tạ Văn Trầm
Năm: 2014
20. Ngô Thị Quỳnh Trang (2012), Xác định tỷ lệ nhiễm HBV và viêm gan C trong huyết thanh người tại một xã vùng Đồng bằng Bắc bộ Việt Nam năm 2011, Tóm tắt Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Vi sinh vật, khoa Sinh học, Trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định tỷ lệ nhiễm HBV và viêm gan C tronghuyết thanh người tại một xã vùng Đồng bằng Bắc bộ Việt Nam năm 2011
Tác giả: Ngô Thị Quỳnh Trang
Năm: 2012
22. Lý Văn Xuân, Phan Thị Quỳnh Trâm (2009)," Kiến thức thái độ thực hành về phòng bệnh viêm gan siêu vi B của bệnh nhân đến khám tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Bình Phước tháng 3 năm 2009", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 14, Phụ bản của số 1- 2010, trang 1-7.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức thái độ thực hành vềphòng bệnh viêm gan siêu vi B của bệnh nhân đến khám tại Bệnh viên Đakhoa tỉnh Bình Phước tháng 3 năm 2009
Tác giả: Lý Văn Xuân, Phan Thị Quỳnh Trâm
Năm: 2009
23. Al-Tawil MM, El-Gohary EE and El-Sayed MH (2013), “Effect of infection control strategy on knowledge, attitude and practice towards hepatitis B transmission and prevention in vulnerable populations”, Int J Risk Saf Med,25(3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of infectioncontrol strategy on knowledge, attitude and practice towards hepatitis Btransmission and prevention in vulnerable populations”, "Int J Risk SafMed
Tác giả: Al-Tawil MM, El-Gohary EE and El-Sayed MH
Năm: 2013
24. Chan H.L.Y and Vincent Wai-Sun Wong (2012), "Chapter 30 - Hepatitis B", Zakim and Boyer's Hepatology (Sixth Edition), W.B. Saunders, Saint Louis, page 540-563 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chapter 30 - Hepatitis B
Tác giả: Chan H.L.Y and Vincent Wai-Sun Wong
Năm: 2012
25. Luangsay S. and Fabien Zoulim (2013), "Structure and Molecular Virology", Viral Hepatitis, John Wiley &amp; Sons, Ltd, page 63-80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Structure and Molecular Virology
Tác giả: Luangsay S. and Fabien Zoulim
Năm: 2013
26. Lavanchy D. (2007), "Epidemiology", Viral Hepatitis, Blackwell Publishing Ltd, page 181-192 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Epidemiology
Tác giả: Lavanchy D
Năm: 2007
27. Lok A. S. and Francesco Negro (2011), "Hepatitis B and D", Schiff's Diseases of the Liver, Wiley-Blackwell, page 537-581 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hepatitis B and D
Tác giả: Lok A. S. and Francesco Negro
Năm: 2011
28. McMahon B. J. (2005), "Epidemiology and Natural History of Hepatitis B", Seminars in liver disease. 25(Supplement 1), page 3-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Epidemiology and Natural History of Hepatitis B
Tác giả: McMahon B. J
Năm: 2005
29. Taylor V.M, Jackson J.C, Pineda M &amp; Pham P. (2000), " Hepatitis B.Konowledge and practices among Vietnamese immigrants, " implications for prevention of hepatocellular carcinoma J. Cancer Edue, 15(1), pp. 51-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hepatitis B.Konowledge and practices among Vietnamese immigrants
Tác giả: Taylor V.M, Jackson J.C, Pineda M &amp; Pham P
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w