Tình hình sản xuất kinh doanh a Diện tích trồng mía và tổng sản lượng mía b Phụ thuộc lớn vào giống mía nhập ngoại Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu mía đường SRI, hiện nay giống míatrồ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KINH TẾ
- -BÀI TẬP THỰC HÀNH TỔNG HỢP
ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
(MÃ CK: BHS)
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGÀNH VÀ PHÂN TÍCH VĨ MÔ NGÀNH 6
I TỔNG QUAN NGÀNH 6
II PHÂN TÍCH VĨ MÔ NGÀNH 9
1 Các yếu tố chính tác động đến ngành 9
2 Tình hình sản xuất kinh doanh 10
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 16
ĐƯỜNG BIÊN HÒA 16
I THÔNG TIN KHÁI QUÁT 16
1 Lịch sử hình thành 17
2 Lĩnh vực kinh doanh 18
3 Vị thế công ty 18
4 Bộ máy lãnh đạo và năng lực quản trị của công ty 19
5 Vốn điều lệ 20
6 Định hướng phát triển 20
7 Các rủi ro 21
II PHÂN TÍCH SWOT CỦA CÔNG TY 24
1 Điểm mạnh 24
2 Điểm yếu 24
3 Cơ hội 25
4 Thách thức 25
Trang 3CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
26
I TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 26
1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2010-2014) 26
2 Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2015-2016) 30
II PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ CỦA CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA 31 1 Phân tích ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản) 31
2 Phân tích ROE (tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu) 34
3 So sánh ROA và ROE của BHS với các công ty khác 35
4 Các công ty trong nhóm ngành và các tỷ số tài chính cơ bản 37
5 Kế hoạch sản xuất kinh doanh cho niên độ 2016-2017 từ đại hội cổ đông thường niên năm 2015-2016 39
CHƯƠNG 4: ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 39
I XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BÌNH QUÂN 39
1 Xác định hệ số beta 40
2 Xác định mức độ rủi ro 43
3 Xác định WACC 44
II ĐỊNH GIÁ CÔNG TY THEO PHƯƠNG PHÁP FCFE 46
1 Xác định mức tái đầu tư và tỷ lệ tái đầu tư bình quân trong 5 năm gần nhất (giai đoạn từ năm 2011 – 2015) 46
2 Xác định ROE phi tiền mặt hàng năm trong 5 năm gần nhất để xác định ROE phi tiền mặt bình quân 49
3 Xác định FCFE của năm 2015 49
Trang 44 Xác định tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của FCFE năm 2016 trên cơ sở mục 1 và 2 50
5 Xây dựng các giai đoạn định giá 50
6 Giá trị cuối kỳ hay giá trị của giai đoạn ổn định = FCFE của năm đầu tiên ở giai đoạn ổn định / ( Ke – g ổn định ) 52
III ĐỊNH GIÁ CÔNG TY THEO PHƯƠNG PHÁP FCFF 53
1 Xác định mức tái đầu tư và tỷ lệ tái đầu tư bình quân trong 5 năm gần nhất (giai đoạn 2011-2015) 53
2 Xác định ROC phi tiền mặt hàng năm trong 5 năm gần nhất để xác định ROC phi tiền mặt bình quân 55
3 Xác định FCFF của năm 2015 56
4 Xác định tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của FCFF năm 2016 57
5 Xây dựng các giai đoạn định giá 57
6 Giá trị từng cổ phiếu 58
IV ĐỊNH GIÁ CÔNG TY THEO PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG CỔ TỨC 58
1 Xác định lợi nhuận sau thuế bình quân 59
2 Xác định tỷ lệ cổ tức đã trả cho cổ đông 60
3 Xác định VCSH bình quân, ROE 60
4 Giả định các giai đoạn tăng trưởng của công ty 61
V ĐỊNH GIÁ CÔNG TY THEO PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG ĐỐI 62
1 Xác định EPS năm 2015 và EPS forward năm 2016 62
2 Xác định P/E theo phương pháp so sánh: 62
3 Xác định P/E theo phương pháp phân tích cơ bản: 66
4 Xác định theo phương pháp hồi quy: 67
5 Kết quả tổng hợp: 69
Trang 5CHƯƠNG 5: ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ 69
I ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP FCFF 69
II ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP FCFE 70
III ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG CỔ TỨC 71
IV ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG ĐỐI 71
V ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ PHÙ HỢP NHẤT VỚI DOANH NGHIỆP 71
VI GIÁ TRỊ CUỐI CÙNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA VÀ KHUYẾN NGHỊ 72
Trang 6CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
(BIEN HOA SUGAR JOINT STOCK COMPANY)
TÍCH VĨ MÔ NGÀNH
- Mía hiện nay là cây trồng lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 23.8 triệu
ha Cây mía được trồng tại hơn 90 quốc gia, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cậnnhiệt đới, sản lượng trung bình là 1.69 tỷ tấn mỗi vụ thu hoạch
- Mía chiếm hơn 80% nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đường, hầu hếtphần còn lại được làm từ củ cải đường Các quốc gia sản xuất mía đường lớn nhấtđồng thời cũng là các quốc gia tiêu thụ đường lớn nhất Thế giới là Brazil, Ấn Độ
và Trung Quốc
- Ngành công nghiệp Mía đường Việt Nam thực sự bắt đầu hình thành tạimiền Nam Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, tập trung nhiều ở miền Trung và Đồngbằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Tính đến năm 2012, Việt Nam có 40 nhà máyđường chủ yếu là quy mô nhỏ
- Sản lượng khai thác mía của Việt Nam hiện nay đang đứng ở vị trí thứ 21trong tổng số các quốc gia sản xuất đường trên thế giới Năng suất khai thác caonhất là ở ĐBSCL, tuy nhiên chất lượng mía ở vùng này thấp hơn so với các khuvực còn lại
- Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT thì công nghệ chế biến lạc hậu, phươngthức tổ chức thu mua chưa hợp lý, và cơ cấu giống mía chưa phù hợp là 3 nguyênnhân chính làm tăng mức tiêu hao nguyên liệu trong chế biến đường ở Việt Namlên 11,2 mía/1 đường ở vụ 2011-2012 (trong khi các nước lân cận như Thái Lan,Trung Quốc hiện chỉ khoảng 8 mía/1 đường), chữ đường trung bình trong khoảng9-10 CCS*,thấp hơn so với các quốc giá khác khoảng từ 1 đến 2 CCS Ngoài ra
Trang 7sự cạnh tranh của đường nhập lậu Tất cả những yếu tố này làm giảm sự cạnhtranh của ngành mía đường Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như quốc
tế
- Hiện nay sản phẩm ngành mía đường chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêuthụ nội địa Khoảng 2/3 lượng đường Việt Nam được tiêu thụ tại khu vực phíaNam với khoảng 950,000 tấn/năm
- Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đường của Việt Nam đạt 202.2 triệuUSD, kim ngạch nhập khẩu là 126.8 triệu USD Như vậy nếu nhìn vào cán cân xuấtnhập khẩu 2013 cho thấy lượng đường trong nước được đảm bảo, sự tăng mạnhcủa kim ngạch xuất khẩu và sau nhiểu năm trở lại đây Việt Nam đã xuất siêuđường
Một số chỉ tiêu chính:
Sản lượng đường 2013: 1.53 triệu tấn
Kim ngạch XK 2013: 202.2 triệu USD
Doanh nghiệp: 40
Tiêu thụ 2013: 1.41 triệu tấn
Kim ngạch NK 2013: 126.8 triệu USD
Chi phí nhân công: N/A
Trang 8Cung cầu đường qua các niên vụ
Nguồn: BMI, VSSA
2014 = niên vụ 2013-2014
Cơ cấu đường xuất nhập khẩu đường 2014
Trang 9⇒ Nhìn chung ngành mía đường Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển và còngặp nhiểu khó khăn, thách thức trong tương lai Tuy nhiên với những lợi thế vể điều kiệnthiên nhiên sẵn có phù hợp cho sự phát triển của cây mía hứa hẹn sẽ đem lại triển vọngtích cực cho sự phát triển chung toàn ngành.
II PHÂN TÍCH VĨ MÔ NGÀNH
1 Các yếu tố chính tác động đến ngành
- Biến động của thị trường và kinh tế thế giới : Những lo ngại về triển vọngkinh tế toàn cầu cùng với cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Eurozone đã gâysức ép lên các thị trường hàng hoá trong đó có đường Kết quả là lượng đườngthặng dư lớn trên toàn cầu liên tục trong 3 năm gần đây Triển vọng tăng trưởngkinh tế Việt Nam cũng chịu tác động của các nền kinh tế lớn này, ảnh hưởng trựctiếp đến ngành chế biến thực phẩm và nhu cầu tiêu thụ đường của ngành này
- Vùng mía nguyên liệu: Vùng mía nguyên liệu và yếu tố giống mía giữ vaitrò quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cũng như chữ đường củacây mía Theo quy định của các nhà máy đường, chữ đường là căn cứ để xácđịnh mức giá cao hay thấp của mía nguyên liệu Tuy nhiên đặc thù ngành míađường Việt Nam là các vùng nguyên liệu phân tán, quy mổ nhỏ, chất lượng giốngmía chưa cao, bên cạnh đó lại phụ thuộc chủ yếu vào giống mía nhập ngoại(90%) gây tốn kém trong chi phí sản xuất cũng như giảm năng lực cạnh tranh
- Giá nguyên liệu đầu vào : Giá mía nguyên liệu cũng ảnh hưởng không nhỏđến ngành.Trong vụ mía vừa qua, giá đường giảm mạnh nhưng các nhà máyđường không thể giảm giá mua nguyên liệu để đảm bảo thu nhập của nông dâncũng như duy trì bảo vệ vùng nguyên liệu mía Tình trạng này kéo dài khiến chocác nhà máy đường gặp khó khăn về tài chính, nhiều nhà máy đường bị thua lỗ,thậm chí phải đóng cửa tạm thời, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triểnchung của ngành mía đường
- Cây trồng thay thế : Diện tích trồng mía của Việt Nam đã suy giảm do yếuthế trong cạnh tranh với các cây trồng khác, dẫn đến không đủ nguyên liệu phục
Trang 10vụ chế biến Các loại cây trồng khác như lúa, cây lâm nghiệp nhận được sự hỗtrợ cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ giống, phân bón…trong khi đóthì sự hỗ trợ cho người trồng mía gần như không có Hiện nay, cây mía đang chịu
sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các loại cây trồng thay thế có giá trị cao như cao su,
cà phê, sắn
- Biến đổi khí hậu : Cũng như các ngành sản xuất nông sản nói chung, ngànhmía đường chịu ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí hậu như hạn hán, bão, lũ lụt,úng, phèn, mặn….Nếu diễn biến thời tiết không thuận lợi sẽ có tác động rất lớnđến các vùng nguyên liệu, ảnh hưởng đến chữ lượng đường, gây ra biến động vềgiá và nguồn cung nguyên liệu trên thị trường
2 Tình hình sản xuất kinh doanh
a) Diện tích trồng mía và tổng sản lượng mía
b) Phụ thuộc lớn vào giống mía nhập ngoại
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu mía đường (SRI), hiện nay giống míatrồng tại Việt nam có nguồn gốc hơn 95% là từ nước ngoài.Tuy nhiên do chế
độ canh tác chưa khoa học và kỹ thuật còn lạc hậu nên năng suất chưa đạtđược so với tiềm năng thật sự của giống mía có thể mang lại
Trang 11c) Tồn kho cao
Theo VSSA, lượng đường tồn kho đến cuối vụ ép mía 2012-2013 là444,777 tấn (tăng 85,7% so với cùng kỳ năm trước) Nguyên nhân chính củatình trạng tồn kho lớn của ngành mía đường Việt Nam là tình trạng nhập lậuđường với giá rẻ hơn so với giá trong nước gây khó khăn cho tiêu thụ đầu ra.Theo VSSA, hiên nay lượng đường được nhập lậu qua biên giới Tây Nam (chủyếu là đường RE của Thái Lan) là khoảng 500,000 tấn/năm, bằng 1/3 lượngđường của 40 nhà máy sản xuất đường trong nước Bên cạnh đó có mộtlượng lớn đường được các DN nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái xuất,nhưng đã không XK trở lại mà bán trực tiếp ra thị trường
Trang 12d) Năng suất và chất lượng mía thấp
Nhìn chung năng suất mía bình quân của Việt Nam thấp hơn so với cácnước khác, đặc biệt là Thái Lan, tuy nhiên cũng đã được cải thiện đáng kểtrong thời gian gần đây Năng suất mía đã được nâng từ bình quân 53,5tấn/ha ở vụ 2002- 2003 lên đạt 63,9 tấn/ha ở vụ 2012- 2013 Tuy nhiên chấtlượng mía nguyên liệu của ta vẫn còn ở mức khá thấp, chữ đường thấp hơn
từ 1,2 – 2,4 CCS so với Thái Lan
e) Giá đường sụt giảm
Giá đường thế giới bắt đầu giảm ngay từ những tháng đầu năm 2013, tiếptục xu hướng giảm kể từ năm 2011 sau hơn 5 năm liên tục tăng (2007-2011).Tại Việt Nam, nhìn chung giá đường cũng có xu hướng So sánh năng suất vàchất lượng mía của Việt Nam và Thái Lan Từ vụ 2002/2003 đến 2012/2013Năng su CCS (%) Nguồn: SRI Sức hấp dẫn ngành Tình hình sản xuất kinh doanh(tiếp) Giá đường Việt Nam so với giá đường Thế giới Giá đường RS Việt NamGiá đường 11 Thế giới Nguồn: MARD VND/kg Cents/lb Nguồn: SRI Hình 1 Sosánh năng suất và chất lượng mía của Việt Nam và Thái Lan từ vụ 2002/2003đến 2012/2013 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,002002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-
2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Vụ Năng su 0,0 1,0 2,0 3,04,0 5,0 6,0 7,0 8,0 9,0 10,0 11,0 12,0 13,0 CCS (%) Năng suất mía (Tấn/Ha) ở
Trang 13Thái Lan So sánh năng suất và chất lượng mía của Việt Nam và Thái Lan Từ vụ2002/2003 đến 2012/2013 Năng su CCS (%) www.vietinbanksc.com.vn 8 giảm
ở cả hai mảng bán buôn và bán lẻ, tuy nhiên giá đường của Việt Nam vẫn caohơn so với thế giới từ 20-40% do máy móc công nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất
và chế biến đường cao dẫn đến tăng giá thành trung bình đường
Chín tháng đầu năm 2013, so với cùng kỳ năm trước, giá bán lẻ đườngtrung bình trong nước giảm khoảng 2000 đống/kg, giá bán buôn đường kínhtrắng (RS) giảm từ 1,600 – 3,500 đồng/kg, đường tinh luyện (RE) giảm từ1,900 – 2,200 đồng/kg Nguyên nhân chủ yếu do dư thừa về nguồn cung, cụthể sản lượng đường vụ 2012/2013 đạt lỷ lục trên 1.5 triệu tấn, trong khi nhucầu tiêu dùng trong nước khoảng 1.3 – 1.4 triệu tấn Bên cạnh đó, lượng cungđược bổ sung thêm bởi một lượng đường nhập khẩu theo cam kết WTO từcuối năm 2012 và đường nhập lậu qua các tỉnh biên giới Tây Nam vẫn tiếp tụctràn vào cũng gây áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả
Trang 14f) Triển vọng trong dài hạn:
Nhu cầu tiêu thụ đường và các sản phẩm sau đường toàn cầu có xu hướngtăng
- Theo dự báo của FAO trong giai đoạn 2017-2022, sản lượng đường sẽtăng gần 2% mỗi năm, chủ yếu đến từ những quốc gia sản xuất míađường hàng đầu là Brazil và Ấn Độ Sản lượng tiêu thụ tập trung chủyếu ở các nước đang phát triển
- Đối với nhu cầu tiêu thụ đường nội địa: Việt Nam là một quốc gia đangphát triển, có dân số trẻ với hơn 90 triệu người, do đó tiềm năng pháttriển trong tương lai của Việt Nam còn rất lớn Theo báo cáo của BMI,dân số Việt Nam sẽ tăng từ 90.7 triệu người lên 97.7 triệu người tronggiai đoạn 2017-2020.Thực tế cho thấy mức tiêu thụ đường bình quâncủa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao Bình quân giai đoạn 1999-
2009 tiêu dùng tăng khoảng 5.1%/năm
- Bên cạnh đó, hiện nay nhiều công ty mía đường trong nước đang tậptrung vào hoạt động khai thác chuỗi giá trị ngành đường, đầu tư sauđường nâng cao giá trị gia tăng, góp phần vào mục tiêu giảm giá thành,
cụ thể nhất là hoạt động nhiệt điện từ bã mía, sản xuất ethanol…
- Dự báo giá điện từ bã mía sẽ tăng trong tháng 1/2018 do chính sáchkhuyến khich năng lượng sinh khối của Chính phủ Sản lượng Ethanol
Trang 15sản xuất nhiên liệu sinh học được dự báo tiêu thụ một lượng đáng kểtổng sản lượng mía thế giới (28%)
Việt Nam có các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây mía
- Về mặt tài nguyên tự nhiên như khí hậu, đất đai, Việt Nam được đánhgiá là nước có tiềm năng trung bình để phát triển cây mía Đia hình ViệtNam có đủ đất đồng bằng, lượng mưa khá (1,400mm đến2,000mm/năm), nhiệt độ thích hợp cho cây mía phát triển đặc biệt là ởcác vùng như Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung có khả năng cho sảnlượng đường cao Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, diện tích, năng suất
và sản lượng mía sẽ tiệp tục tăng từ nay đến năm 2020
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
- Trong những niên vụ 2014/15 vừa qua, hoạt động xuất khẩu củaViệtNam có dấu hiệu tăng trưởng Cụ thể sau nhiểu năm nhập siêu đườngthì niên vụ này Việt Nam đã xuất siêu đường Chương trình sản xuất 1triệu tấn đường đã của Chính phủ đề ra năm 2011 đã hoàn thành vàđang hướng tới 2 triệu tấn đường vào năm 2020 nhằm phục vụ tiêuthụ trong nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu Tuy nhiên, đến năm
2017 sẽ hết thời hạn áp thuế theo hạn ngạch theo cam kết AFTA (khumậu dịch tự do các nước ASEAN) từ 5% hiện nay xuống 0%, lúc đóngành mía đường Việt Nam sẽ đương đầu với sự cạnh tranh thật sự vớicác quốc giá trong khu vực
- Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khá thuận lợi, Việt Nam là một quốcgia có truyền thống sản xuất mía đường từ lâu đời Tuy nhiên ngànhcông nghiệp mía đường Việt Nam chỉ mới được bắt đầu hình thành từnhững năm 1990 và có tuổi đời còn non trẻ so với khu vực và trên thếgiới Đến nay trải qua hơn 20 năm hoạt động, ngành mía đường hiệnđang ở trong giai đoạn phát triển và trưởng thành
- Về mặt doanh thu: trong những niên vụ gần đây, mặc dù có sự sụt giảmvề doanh thu, tuy nhiên ngành mía đường không có những biến độnglớn, tình hình tiêu thụ tương đối ổn định, xuất khẩu đường có xu
Trang 16hướng tích cực Sau nhiểu năm trở lại đây, trong niên vụ 2012/13 ViệtNam đã xuất siêu đường
- Đối với việc đa dạng hóa sản phẩm từ mía đường: hiện nay toàn bộ hệthống chế biến đường công nghiệp Việt Nam gắn bó với công nghệ làmđường RE, RS
- Trong khuôn khổ hoạt động tổng kết niên vụ 2014-2015 của VSSA,NCSs - xu hướng mới nhất của ngành đường Thế giới được đề cập nhưmột hướng đa dạng hóa sản phẩm ngành mía đường Việt Nam
- Bên cạnh đó, việc sản xuất chế biến và kinh doanh các sản phẩm phụ từmía đường cũng đang được đẩy mạnh, nhiều công ty mía đường trongnước đang tập trung vào hoạt động khai thác chuỗi giá trị ngànhđường, đầu tư sau đường nâng cao giá trị gia tăng, góp phần vào mụctiêu giảm giá thành, cụ thể nhất là hoạt động nhiệt điện từ bã mía, sảnxuất ethanol…
Trang 17CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐƯỜNG BIÊN HÒA
I THÔNG TIN KHÁI QUÁT
- Tên công ty: Công ty cổ phần Đường Biên Hòa
- Trụ sở chính: Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Phường An Bình, Tp Biên Hòa, Tỉnh
- Đến năm 1971-1972, đầu tư Nhà máy đường tinh luyện
Trang 18- Năm 1994, nhà máy Đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty Đường Biên Hòa
- Năm 1995, để mở rộng sản xuất Công ty Đường Biên Hòa tiến hành đầu tư mở rộng công suất sản xuất đường luyện tại Biên Hòa từ 200 tấn/ngày lên 300 tấn/ngày và khởi công xây dựng nhà máy - Đường Tây Ninh (hiện nay là Nhà máy Đường Biên Hòa - Tây Ninh) Sau hơn hai năm thiết kế, thi công và lắp đặt, Nhàmáy Đường Tây Ninh đã chính thức đi vào hoạt động ngày 26/03/1998 với công suất chế biến là 2.500 tấn mía/ngày, đến năm 2001 đã đầu tư nâng công suất chế biến lên 3.500 tấn mía/ngày
- Ngày 27/03/2001, theo Quyết định số 44/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Đường Biên Hòa thành Công ty cổ phần, quá trình cổ phần hóa Công ty đã diễn ra và được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 16/05/2001 Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa ra đời
- Ngày 30/08/2006, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành số 51/UBCK-ĐKPH Công ty đã phát hành bổ sung cổ phần
để huy động vốn, vốn điều lệ của Công ty tăng từ 81.000.000.000 đồng lên 162.000.000.000 đồng
20/12/2006, cổ phiếu BHS chính thức niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM
- Qua 3 đợt tăng vốn điều lệ theo hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng, vốn điều lệ của công ty là 299.975.800.000 đồng
- Năm 2012, mức vốn điều lệ của công ty là 314.974.590.000 đồng
- Ngày 9/9/2013, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng
ký chào bán cổ phiếu ra công chúng số 42/GCN-UBCK cho công ty Theo đó, công ty đã phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ lên629.949.180.000 đồng
Trang 19- Năm 2015: Sáp nhập Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa vào theo hình thức phát hành thêm cổ phiếu Nâng vốn điều lệ sau sáp nhập lên, nâng vốn điều lệ sau sáp nhập lên 1.233.439.980.000 đồng Tổng công suất chế biến của toàn
hệ thống được nâng lên 11.700 tấn mía/ ngày
- Năm 2016: Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty với giá trị phát hành 61.672.000.000 đồng Qua 6 lần phát hành, hiện tại vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên 1.295.111.980.000 đồng
- Sản xuất và kinh doanh phân bón
- Vật tư ngành nông nghiệp
3 Vị thế công ty
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa có thể tự tin khẳng định thương hiệu Đường BiênHòa là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành đường Đặc biệt, CÔNG TY CỔ PHẦNĐƯỜNG BIÊN HÒA là đơn vị duy nhất có nhà máy luyện đường chuyên biệt, có khả năng sản xuất đường luyện quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ Đồng thời, Công ty có đủ năng lực cung ứng kịp thời sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường trong và ngoàinước
Cho đến nay thị phần đường Biên Hoà đã chiếm gần 10% thị trường đường trong nước, riêng kênh tiêu dùng trực tiếp (đường túi) Công ty chiếm khoảng 60-70% thị phần
cả nước
Trang 204 Bộ máy lãnh đạo và năng lực quản trị của công ty
Hội đồng quản trị của công ty bao gồm 10 người Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị: ông Thái Văn Trượng, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kinh tế, với nhiều năm kinh nghiệm thực tế, đảm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ III (2007-2011), là người có năng lực và giàu kinh nghiệm Vì vậy, chắc chắn công ty sẽ phát triển tốt hơn nữa trong tương lai Ngoài ra, các thành viên trong hội đồng quản trị của công ty đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, đều tốt nghiệp cử nhân kinh tế, các trường đại học khác như bách khoa, công nghiệp Họ đều cókinh nghiệm và kiến thức cần thiết cho quá trình phát triển của công ty Ngoài ra, công
ty còn có: ban giám đốc, kế toán trưởng và ban kiểm soát công ty, đảm bảo một bộ máy hoạt động minh bạch và hiệu quả cao
Trang 215 Vốn điều lệ
Vốn điều lệ của công ty đường Biên Hòa là 185,316,200,000 VND
Cơ cấu vốn cổ đông (17/06/2014)
Trang 22- Là đối tác tin cậy, đồng hành cùng nông dân để phát triển cây mía, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội.
b) Sứ mệnh
Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
Tối đa hóa giá trị gia tăng cho cổ đông
Bảo đảm môi trường làm việc, cơ hội cho mọi nhân viên có thể phát huy hết khả năng làm việc, nâng cao thu nhập và thăng tiến trong côngviệc
Chiến lược Công ty đến năm 2020:
Tập trung nguồn lực vào lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh đường
Đầu tư mở rộng để khai thác thêm các sản phẩm thuộc chuỗi giá trị ngành đường như các sản phẩm cạnh đường, sản phẩm sau đường và các sản phẩm mới như đường lỏng, đường Organic,
Tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên liệu để đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài
Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phân phối, khai thác
và phát huy tối đa thế mạnh của thương hiệu Đường Biên Hòa
Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu
7 Các rủi ro
Rủi ro về đầu tư vùng nguyên liệu: Phát triển vùng nguyên liệu mía là yếu
tố sống còn đối với công ty đường Do vậy, từ nhiều năm nay, Đường Biên Hòa luôn chú trọng việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía, xây dựng
cơ sở hạ tầng, hệ thống tưới tiêu, hợp tác với nông dân qua các hợp đồng
hỗ trợ giống, đầu tư vốn cho nông dân, Trong quá trình hợp tác và hỗ
Trang 23trợ nông dân phát triển vùng nguyên liệu, Công ty đối mặt với rủi ro phát sinh như: bị chiếm dụng vốn, nông dân mất khả năng thanh toán.
Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu: Do nguyên vật liệu, chủ yếu là mía
nguyên liệu, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 60% đến 70%) nên biến động giá cả nguyên vật liệu sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Hiện tại, vùng nguyên liệu trồng mía của Việt Namquy mô nhỏ, phân tán, chưa được đầu tư tương xứng theo hướng công nghiệp hóa và chịu tác động rủi ro rất lớn bởi thời tiết như hạn hán, bão lụt, công tác thu hoạch chưa được chú trọng đúng mức,… Do đó, năng suất mía thấp, chi phí cao dẫn đến giá thành nguyên liệu cao, sản lượng và diện tích hàng năm không ổn định
Rủi ro về chính sách bảo hộ và hội nhập: Ngành đường là một trong
những ngành được bảo hộ của Chính phủ bằng thuế và hạn ngạch nhập khẩu Tuy nhiên, những cam kết bảo hộ dần được dỡ bỏ từ năm 2015 trở
đi Cụ thể: Theo cam kết hội nhập WTO và AFTA của Việt Nam, kể từ năm
2015 trở đi đường từ các nước trong khối ASEAN sẽ không còn bị hạn chế nhập khẩu vào Việt Nam, đồng thời thuế suất nhập khẩu giảm xuống còn 5%, đến năm 2018 mức thuế suất này có khả năng sẽ giảm xuống còn 0% Hiện thuế xuất nhập khẩu đường từ các nước ASEAN trong hạn ngạch thuếquan là 5%; các nước ngoài ASEAN là 25% đối với đường thô, 40% đối với đường trắng Thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan: 80% đối với đường thô, 85% đối với đường trắng Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của ngành Đường thấp do năng suất, chất lượng mía thấp hơn so với khu vực và giá thành mía, giá thành sản phẩm đường cũng cao hơn Do vậy, sắp tới các công ty đường trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp đường trong khu vực, nhất là từ các nước Thái Lan,
Campuchia, Lào Nhận thức rõ vấn đề này, Công ty luôn chú trọng phát
Trang 24triển vùng nguyên liệu, nâng cao năng suất nhằm giảm giá thành sản xuất
để có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu
Rủi ro lãi suất: Do đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh đường, các
công ty cần khá nhiều vốn để đầu tư cho nông dân, thu mua mía nguyên liệu khi vào vụ, đầu tư mới hoặc nâng cấp máy móc thiết bị,… Bên cạnh vốn chủ sở hữu thì vốn vay từ ngân hàng là nguồn tài trợ chủ yếu Vì vậy, lãi vay có tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Công ty Với uy tín của một doanh nghiệp lớn trong ngành đường, Công ty luôn có lịch sử vay và trả nợ tốt nên mối quan hệ của Công ty với các định chế tài chính rất tốt, chính vì vậy, tác động của rủi ro lãi suất không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Công ty
Rủi ro cạnh tranh trong ngành: Rủi ro cạnh tranh bởi hàng giả và hàng
kém phẩm chất: Áp lực cạnh tranh từ nguồn đường nhập lậu giá rẻ vẫn chưa có hướng giải quyết Hàng nhập lậu chủ yếu từ Thái Lan qua biên giớicác tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Lượng đường nhập lậu ước tính khoảng 400.000 - 500.000 tấn/năm Hàng nhập lậu ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của các công ty đường nội địa Hiện nay sản phẩm Công ty nằm trong Top đầu của ngành đường cộng với kinh nghiệm hơn 45 năm trong ngành nên Công ty đã xây dựng được mạng lưới khách hàng rộng khắp cả nước Hơn nữa, Công ty luôn có những biện pháp để giảm thiểu rủi ro cạnh tranh trong ngành như luôn duy trì và tìm cách nângcao chất lượng sản phẩm, ổn định giá bán, nâng cao năng suất để hạ giá thành sản phẩm, dần tiệm cận với giá đường thế giới
II PHÂN TÍCH SWOT CỦA CÔNG TY
1 Điểm mạnh
- Công ty đường Biên Hòa được thành lập hơn 40 năm, vì thế, thương hiệuđường Biên Hòa được người tiêu dùng thân thuộc, liên tiếp trong 12 năm
Trang 25giành được nhiều giải thưởng xuất sắc như: Sao vàng đất Việt, thươnghiệu mạnh, top 100 doanh nghiệp nổi tiếng,v.v…
- Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh lớn tại:thủ đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phốCần Thơ, các sản phẩm cuả công ty đã được đông đảo người tiêu dùngtrong cả nước biết đến và tin dùng
- Các dòng sản phẩm của công ty khá đa dạng về chủng loại, mẫu mã đápứng được nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng Vì vậy, cho đến nay,đường Biên Hòa chiếm 7.6% tổng thị phần đường cả nước, riêng kênh tiêudùng trực tiếp (đường túi) thì công ty chiếm 70% thị phần
2 Điểm yếu
- Rủi ro kinh tế: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất tronglịch sử phát triển kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng lớn doanh thu và chiphí
- Rủi ro tài chính của công ty cao: do công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khácao, làm cho công ty đối mặt với rủi ro tài chính rất lớn Khi lãi suất cho vaythay đổi hoặc kết quả kinh doanh không đủ để bù đắp cho chi phí lãi vaynày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và kế hoạchphát triển của công ty
- Rủi ro về vùng nguyên liệu: như số liệu thống kê ở trên, nguyên liệu trongniên vụ 2008 - 2009 giảm cả về diện tích và sản lượng Cùng với đó là việcgiá nguyên liệu mía tăng rất cao trong niên vụ 2009 - 2010 làm giá thànhsản xuất mía tiếp tục được đẩy lên cao
- Hoạt động sản xuất: huy động nguyên liệu tại nhà máy đường Biên Hòa Trị An còn phải vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, đặc biệt là nguồnnguyên liệu mía do “dư âm” của Công ty Mía Đường Trị An (đơn vị cũ) đểlại cần sớm được khắc phục để đạt hiệu quả trong thời gian tới
Trang 26-3 Cơ hội
- Năm 2010 và những năm sắp tới được dự báo nguồn cung của mía đường
sẽ giảm và không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng đường Nguyên nhân xuấtphát từ việc nguồn nguyên liệu giảm, thời tiết bất lợi đồng thời với việcsản xuất ethanal từ cây mía làm giảm nguồn nguyên liệu mía cho việc sảnxuất đường Vì vậy có thể nói rằng trong năm nay và những năm tới lànhững cơ hội để công ty tiếp tục mở rộng sản xuất và nâng cao sản lượngcủa toàn công ty
- Sự cạnh tranh từ các loại cây trồng khác đối với cây mía trước đây đanggiảm mạnh là cơ hội tốt cho việc phục hồi nhanh vùng mía tại khu vựcĐông Nam Bộ nói chung và Đồng Nai, Tây Ninh nói riêng
- Cùng với chính sách kích thích phát triển kinh tế của nhà nước trong năm
2009, như: giảm lãi suất, cho vay ưu đãi, bổ sung vốn kích cầu cho sản xuấtnông nghiệp,v.v… đã tác động tích cực đến tình hình tài chính và lợi nhuậncủa công ty
4 Thách thức
- Gia nhập WTO và theo lộ trình AFTA, nước ta sẽ thực hiện cắt giảm thuế
và hạn ngạnh nhập khẩu đường là một khó khăn và thử thách lớn đối vớicông ty, vì giá thành sản xuất của công ty cao hơn các nước trong khu vựccũng như thế giới Vì vậy, việc cạnh tranh với lượng đường nhập khẩu này
sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ và giá thành của công ty
- Sự phát triển ngày càng cao của dân trí Việt Nam sẽ dẫn đến việc khắt khehơn trong việc lựa chọn sản phẩm và việc trả giá cho sản phẩm đó cũng làmột thử thách của công ty
Trang 27CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐƯỜNG BIÊN HÒA
I TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2010-2014)
a) Doanh thu
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ngành mía đường là hoạt động sảnxuất kinh doanh chính và chủ yếu của BHS, chiếm khoảng 10% thị phần đườngViệt Nam, riêng kênh tiêu dùng trực tiếp (đường túi) thì công ty chiếm 70% thịphần
Nguồn doanh thu mà BHS có được từ các nhóm sản phẩm chính của công
ty bao gồm đường luyện và sản phẩm đường rượu gồm có rượu bình dân vàrượu cao cấp Trong đó nhóm sản phẩm đường luyện chiếm trên 80% doanh thu
và đóng góp khoảng 85% lợi nhuận cho công ty, đường rượu 18% doanh thu và12% lợi nhuận (năm 2010) Sản phẩm chính của công ty cổ phần đường BiênHòa chủ yếu là đường tinh luyện Đường tinh luyện Biên Hoà đã đạt được độ tinhkhiết cao nhất hiện nay (độ Pol: 99,9) Một trong những thành quả nghiên cứunổi bật của Đường Biên Hòa là sản xuất thành công Đường Vitamin A
Đường luyện Đường rượu Các dịch vụ khác
Trang 28đường luyện; 85%; 85.00%
đường rượu; 12%; 12.00%
các dịch vụ khác; 3%; 3.00%
Lợi nhuận
Tính bền vững của doanh thu
Tăng trưởng doanh thu
Trang 29Giá vốn hàng bán là chi phí chiếm lớn nhất trong hầu hết các công ty sản xuất, trong
đó có công ty đường Biên Hòa Trong chi phí giá vốn hàng bán của BHS thì chi phínguyên vật liệu đầu vào (chủ yếu là cây mía) là chiếm đa số Ngoài ra, chi phí nhâncông và nhiên liệu (than, xăng dầu,v.v ) cũng chiếm một phần đáng kể
Chi phí giá vốn hàng bán của BHS
Trang 30So sánh tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu của BHS với LSS và SBT
Đối với bất kỳ một công ty sản xuất đường nào thì yếu tố mía nguyên liệu đầu vào
là cực kỳ quan trọng Do đó, công ty đã chủ động phát triển vùng nguyên liệu bằngcách giao đất cho nông dân trồng mía và ký hợp đồng thu mua mía Để giữ chânđược người nông dân gắn bó với cây mía, công ty đã chủ động thu mua mía với giácao Đây là một nguyên nhân khiến cho giá vốn hàng bán của BHS luôn cao hơn sovới những công ty khác trong ngành
Trang 31Năm 2014 tỷ lệ lợi nhuận gộp của BHS chỉ là 6.37% Nguyên nhân của sự sụt giảmnày chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho chi phímía nguyên liệu cũng như nhiên liệu tăng cao đã làm tăng giá vốn của BHS, trong khigiá bán ra tăng không tương xứng với sự gia tăng chi phí
Đánh giá: Có thể thấy một điều rất rõ ràng là giá vốn hàng bán cao là một điểm
bất lợi của BHS so với những công ty khác ở thời điểm hiện tại Gía vốn hàng báncao đã tác động rất xấu tới khả năng sinh lợi của BHS Tuy nhiên, đều này cũng mở
ra một tương lai sáng sủa cho BHS nếu như công ty biết cách điều chỉnh kiểm soátchi phí tốt hơn để hạ thấp chi phí giá vốn hàng bán Vì vậy, BHS vẫn đang là một cổphiếu có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận rất lớn, cao hơn LSS và SBT do tỷ lệ lợinhuận gộp của hai công ty này hiện đang giữ ở mức cao và khó có thể gia tăng thêmnữa
2 Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2015-2016)
Ghi chú: sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ là số liệu tại công ty mẹ BHS Trong đó, sản lượng tiêu thụ không bao gồm đường thô
Trong niên độ 2015-2016, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phụchồi nhưng với xu hướng chậm và chứa đựng nhiều rủi ro Ngoài ra, tình hình thờitiết khắc nghiệt và hiện tượng El nino cũng có tác động nhất định đến tình hìnhsản xuất toàn công ty Tuy nhiên, nhờ tận dụng tốt các điều kiện của thị trường
và sự linh hoạt của Ban lãnh đạo mà công ty đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu đề
Trang 32ra Về công tác sản xuất, sản lượng sản xuất tại công ty mẹ đạt 183.364 tấnđường, vượt 14% kế hoạch và vượt 1% so với cùng kỳ Về công tác kinh doanh,tổng sản lượng tiêu thụ đạt 221.432 tấn đường vượt 3% kế hoạch và 3% so vớicùng kỳ Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Group BHS đạt 296 tỷ đồngnguyên nhân chủ yếu do giá bán tăng 2% so với kế hoạch và sản lượng tiêu thụvượt 3%, mặt khác công ty kiểm soát tốt chi phí như chi phí bán hàng, quản lýdoanh nghiệp và tài chính lần lượt đều thấp hơn so với kế hoạch đề ra.
II PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ CỦA CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA
Phân tích thành quả công ty đòi hỏi một phân tích kết hợp, ở đó chúng tađánh giá một thước đo trong mối liên quan với một thước đo khác Ví dụ mộtkhoản lợi nhuận là 1 triệu đô được đánh giá một cách khác hẳn nếu công tyđầu tư chỉ 2 triệu đô thay vì 200 triệu đô Vì vậy, thước đo về tỷ suất sinh lợitrên vốn đầu tư (ROI) là thước đo hiệu quả để đánh giá công ty Nó biểu hiệnquan hệ giữa thu nhập và vốn đầu tư Thước đo này xác định khả năng thànhcông của công ty, thu hút nguồn tài trợ, tái chi trả chủ nợ và mang lại lợinhuận cho các chủ sở hữu
1 Phân tích ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản)
Chỉ tiêu ROA nói lên rằng 1 đồng công ty đầu tư vào tài sản sẽ sản sinh ra mứclợi nhuận là bao nhiêu Phân tích ROA là phân tích đứng trên góc độ phân tíchROI không phân biệt giữa vốn cổ phần và nợ
ROA=TSSL trêndoanh thu x Hi ệu suất s ử dụng tài sản
ROA= Thu nhập ròng+Lãi vay x (1−Thuế )
Doanhthu Tổng tài sản
Chúng ta sẽ tiến hành phân tích từng thành phần trong ROA để có được cáinhìn rõ nét nhất về ROA của công ty cổ phần đường Biên Hòa
Trang 33TSSL trên doanh thu
TSSL trên doanh thu
Trang 342010 2011 2012 2013 2014 2015 0.00
0.50 1.00 1.50 2.00 2.50
Hiệu suất sử dụng tài sản
Hiệu suất sử dụng tài sản
Xét hết giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, ta nhận thấy rằng ROA của công tyđường Biên Hòa có xu hướng giảm Trong 2 năm 2014 và 2015, xu hướng tăng củaROA đã quay trở lại Chúng ta sẽ phân tích chi tiết từng giai đoạn:
Giai đoạn 2010 - 2013: Hiệu suất sử dụng tài sản là lý do chính khiến cho ROA của
BHS giảm Lý giải cho việc này, ta nhận thấy rằng trong giai đoạn này giá bán ra củamặt hàng đường trên thị trường giảm đã khiến cho doanh thu của BHS giảm theocùng với đó là việc công ty gia tăng dự trữ hàng tồn kho, nới lỏng chính sách tínhdụng cho khách hàng và đầu tư thêm vào tài sản cố định, đã làm cho hiệu suất sửdụng tài sản giảm Cuối cùng, nó đã làm cho ROA của công ty giảm trong
Năm 2014: ROA của công ty đường Biên Hòa tăng trở lại Nguyên nhân chính là
do tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty tăng đột ngột Theo báo cáo tài chính,kết quả kinh doanh trong năm 2014 của BHS tăng gấp 3 lần năm 2013 (số tuyệt đối là
123 tỷ đồng) Lý giải cho việc này, ta có thể nêu những nguyên nhân sau đây:
Giá mua mía nguyên liệu giảm trong năm 2014, trong khi giá đường tinhluyện bán ra bình quân của năm 2014 vẫn tương đương so với năm 2013, đã dẫn đếnviệc giá vốn hàng bán giảm 11% và lợi nhuận gộp tăng đến 45% so với năm 2013
Trong năm 2014 công ty đã quản trị tốt hơn các loại chi phí dẫn đến hệquả là chi phí tài chính, chi phí bán hàng của công ty đều giảm mạnh
Năm 2015: công ty đường Biên Hòa có lợi nhuận ròng sau thuế tăng Nguyên
Trang 352014 Điều này đã làm cho tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của BHS tăng mạnh trở lại,
và đó cũng sẽ là nguyên nhân đưa ROA quay trở lại đà tăng trưởng trong tương lai
2 Phân tích ROE (tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) là một trong những tỷ số được cổ đôngcông ty quan tâm nhiều nhất
ROE= LNST
Doanh thu x
Doanh thu BQT ổ ng t ài s ả n x
BQ T ổ ng t ài s ả n BQV ố n c hủ sở hữu
ROE = ROA x Vòng quay tổng tài sản
Trang 36Giai đoạn 2011-2013 vòng quay tổng tài sản của công ty giảm mạnh do tổng tài
sản của công ty năm 2013 tăng gấp đôi 2011
Giai đoạn 2013-2014 vòng quay tổng tài sản tăng mạnh, làm cho ROE tăng lên Năm 2015 công ty đầu tư mạnh mẽ vào vốn chủ sở hữu làm cho vòng quay tổng
tài sản giảm mạnh khiến cho mức độ tăng của ROE giảm xuống
3. So sánh ROA và ROE của BHS với các công ty khác
Trang 372010 2011 2012 2013 2014 2015 0.00%
Nhìn chung, ROA của BHS có mức độ biến động tương đương so với LSS và SBT,còn ROE thì có trung bình cao và biến động lớn, cho thấy rủi ro khi đầu tư vào BHS
là tương đối lớn, tuy nhiên tỷ suất sinh lợi được hưởng lại cao Điều này cho thấykhả năng sinh lợi của công ty khá cao so với cả ngành, đòn bẩy tài chính lớn,