Hoạt động quản trị rủi ro của công ty chứng khoán Sài Gòn SSI.Việc hình thành và phát triển Thị trường chứng khoán (TTCK) là một bước phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường. Với nền kinh tế vận hành theo cơ chế Thị trường, TTCK đóng vai trò quan trọng trong việc làm trung gian cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Tuy hai mươi năm hoạt động là một quãng thời gian ngắn so với lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu nhất định và đang dần khẳng định vị trí là một kênh huy động vốn hiệu quả, dẫn truyền vốn từ nguồn nhàn rỗi tới các doanh nghiệp…Để thị trường chứng khoán phát triển đúng hướng, an toàn và ổn đinh, hạn chế được những rủi ro phát sinh, có rất nhiều việc phải làm: các nhà hoạch định chính sách vĩ mô tạo ra khung pháp lý, cơ chế chính sách chặt chẽ để quản lý thị trường một cách hữu hiệu; đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ kể cả các sản phẩm phái sinh...trong đó việc nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng quản lý rủi ro tại các công ty chứng khoán cũng là một yếu tố rất quan trọng nhất là trong điều kiện số lượng các công ty tăng nhiều và nhanh như hiện nay.CHƯƠNG I: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM1.1 Công ty chứng khoán1.1.1 Khái niệm Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty TNHH thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán: Mối giới chứng khoán, Tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, Tư vấn đầu tư chứng khoán.1.1.2 Mô hình hoạt động – cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán Trên thế giới hiện nay tồn tại hai mô hình: Chuyên doanh và đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán.1.1.3 Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán1.2 Rủi ro Tài chính ở các công ty chứng khoán Rủi ro chính của các CTCK là rủi ro tài chính phát sinh chủ yếu từ bốn nghiệp vụ: Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư Trong nghiệp vụ môi giới có thể phát sinh rủi ro từ các dịch vụ cung cấp như cho khách hàng giao dịch ký quỹ, cho khách hàng vay tiền và chứng khoán. Trong nghiệp vụ tự doanh: rủi ro có thể xảy ra như rủi ro giảm giá danh mục đầu tư,rủi ro thanh khoản của danh mục đầu tư, rủi ro cơ cấu danh mục đầu tư không hợp lý… Trong nghiệp vụ bảo lãnh phát hành rủi ro lớn nhất chính là rủi ro định giá doanh nghiệp không hợp lý. Trong nghiệp vụ Tư vấn đầu tư chứng khoán có thể xảy ra rủi ro đối với việc đưa ra các phân tích nhận định sai lệch, hay không hợp lý đối với các chứng khoán.1.3 Kinh nghiệm các nước trong quản trị rủi ro công ty chứng khoán.•Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro chuyên nghiệp độc lập•Đội ngũ nhân sự trình độ cao•Đã có sự hoàn chỉnh về pháp luật, các công cụ phòng ngừa rủi ro đa dạng, với các dịch vụ hỗ trợ từ hệ thống ngân hàng điện tử, hạ tầng công nghệ thông tin phát triển II :QUẢN TRỊ RỦI RO VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN SSI2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI ) được thành lập vào năm 1999. SSI chuyên cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn và đầu tư tài chính, chứng khoán với mạng lưới hoạt động rộng tại những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Vũng Tàu. Công ty đã cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư trong nước và nhiều nhà đầu tư nước ngoài danh tiếng với các khách hàng tiêu biểu như Công ty bao gồm Morgan Stanley, HSBC, Vinamilk, Hoàng Anh Gia Lai, Credit Suisse, BIDV, ANZ, Tập đoàn C.T Group, Prudential VN, Deutsche Bank. Trong năm 2016, SSI dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên HOSE và thị phần môi giới cổ phiếu niêm yết trên HNX với thị phần lần lượt là 13,69% và 11.03%.Sàn giao dịchNhóm ngành HSX : SSIMôi giới chứng khoán KLCP đang niêm yếtKLCP đang lưu hànhVốn hóa thị trường490,063,684489,845,25011,903,239,575,000 Trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị Nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam cuối tháng 122007, SSI được vào nhóm 10 công ty niêm yết hàng đầu trên Sở GDCK TP.HCM, có chất lượng kinh doanh tốt nhất xét theo EPS và PE. Ngày 2922008, tổ chức tài chính Merrill Lynch lựa chọn cổ phiếu SSI, đại diện duy nhất của Việt Nam, đưa vào danh sách đầu tư thiết lập chỉ số ML Frontier theo các tiêu chí về tính thanh khoản, thị giá vốn và tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài. Năm 2007, SSI quản lý hơn 35.000 tài khoản giao dịch, trong đó 3.000 tài khỏan của NĐT nước ngoài, tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu thị trường trong các hoạt động nghiệp vụ chứng khoán: Thị phần giao dịch: SSI tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất với khoảng 17% tại HOSE và khoảng 17% tại HASTC. Tư vấn tài chính doanh nghiệp: SSI ký kết hơn 130 hợp đồng tư vấn các loại, phần lớn tập trung vào tư vấn phát hành, đã thực hiện phát hành thành công 36 hợp đồng với tổng giá trị thu được hơn 23.000 tỷ đồng trên gần 3.100 tỷ đồng mệnh giá. Bảo lãnh phát hành: Bảo lãnh phát hành phát hành thành công 4.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp gồm: 4.000 tỷ đồng trái phiếu của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin, 500 tỷ đồng trái phiếu của Tổng công ty Xây dựng Điện Việt Nam (VNECO). SSI cũng dẫn đầu về thị phần môi giới tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân. Các hợp đồng tư vấn phát hành niêm yết lớn đều thực hiện thông qua SSI, điển hình có Hoàng Anh Gia Lai, Vietinbank, Tổng Công ty CP tài chính dầu khí (PVFC), ... Công ty Quản lý Quỹ SSI, đơn vị trực thuộc 100% vốn của SSI, hiện đang quản lý quỹ thành viên nội địa (SSIVF) có số vốn lớn nhất tại Việt nam. SSIVF cũng là một trong những quỹ hoạt động hiệu quả nhất trong năm 2008 xét trên tăng trưởng giá trị tài sản ròng.
Trang 1Hoạt động quản trị rủi ro của công ty chứng khoán Sài Gòn SSI
Lời mở đầu
Việc hình thành và phát triển Thị trường chứng khoán (TTCK) là một bước phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường Với nền kinh tế vận hành theo cơ chế Thị trường, TTCK đóng vai trò quan trọng trong việc làm trung gian cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung Tuy hai mươi năm hoạt động là một quãng thời gian ngắn so với lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu nhất định và đang dần khẳng định vị trí là một kênh huy động vốn hiệu quả, dẫn truyền vốn từ nguồn nhàn rỗi tới các doanh nghiệp…
Để thị trường chứng khoán phát triển đúng hướng, an toàn và ổn đinh, hạn chế được những rủi ro phát sinh, có rất nhiều việc phải làm: các nhà hoạch định chính sách vĩ mô tạo ra khung pháp lý, cơ chế chính sách chặt chẽ để quản lý thị trường một cách hữu hiệu; đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ kể cả các sản phẩm phái sinh trong đó việc nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng quản lý rủi ro tại các công ty chứng khoán cũng là một yếu tố rất quan trọng nhất là trong điều kiện
số lượng các công ty tăng nhiều và nhanh như hiện nay.
Trang 2CHƯƠNG I: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1.1 Công ty chứng khoán
1.1.1 Khái niệm
Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty TNHH thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán: Mối giới chứng khoán, Tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, Tư vấn đầu tư chứng khoán
1.1.2 Mô hình hoạt động – cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán
Trên thế giới hiện nay tồn tại hai mô hình: Chuyên doanh và đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán
1.1.3 Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán
1.2 Rủi ro Tài chính ở các công ty chứng khoán
Rủi ro chính của các CTCK là rủi ro tài chính phát sinh chủ yếu từ bốn nghiệp vụ: Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư
Trong nghiệp vụ môi giới có thể phát sinh rủi ro từ các dịch vụ cung cấp như cho khách hàng giao dịch ký quỹ, cho khách hàng vay tiền và chứng khoán
Trong nghiệp vụ tự doanh: rủi ro có thể xảy ra như rủi ro giảm giá danh mục đầu tư,rủi ro thanh khoản của danh mục đầu tư, rủi ro cơ cấu danh mục đầu tư không hợp lý…
Trong nghiệp vụ bảo lãnh phát hành rủi ro lớn nhất chính là rủi ro định giá doanh nghiệp không hợp lý
Trong nghiệp vụ Tư vấn đầu tư chứng khoán có thể xảy ra rủi ro đối với việc đưa ra các phân tích nhận định sai lệch, hay không hợp lý đối với các chứng khoán
1.3 Kinh nghiệm các nước trong quản trị rủi ro công ty chứng khoán.
Trang 3• Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro chuyên nghiệp độc lập
• Đội ngũ nhân sự trình độ cao
• Đã có sự hoàn chỉnh về pháp luật, các công cụ phòng ngừa rủi ro đa dạng, với các dịch vụ hỗ trợ từ hệ thống ngân hàng điện tử, hạ tầng công nghệ thông tin phát triển
•
II :QUẢN TRỊ RỦI RO VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN SSI
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI ) được thành lập vào năm 1999 SSI chuyên cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn và đầu tư tài chính, chứng khoán với mạng lưới hoạt động rộng tại những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Vũng Tàu Công ty đã cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư trong nước và nhiều nhà đầu tư nước ngoài danh tiếng với các khách hàng tiêu biểu như Công
ty bao gồm Morgan Stanley, HSBC, Vinamilk, Hoàng Anh Gia Lai, Credit Suisse, BIDV, ANZ, Tập đoàn C.T Group, Prudential VN, Deutsche Bank Trong năm 2016, SSI dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên HOSE và thị phần môi giới cổ phiếu niêm yết trên HNX với thị phần lần lượt là 13,69% và 11.03%
HSX : SSI Môi giới chứng khoán
KLCP đang niêm yết KLCP đang lưu hành Vốn hóa thị trường
Trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị Nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam cuối tháng 12/2007, SSI được vào nhóm 10 công ty niêm yết hàng đầu trên Sở GDCK TP.HCM, có chất lượng kinh doanh tốt nhất xét theo EPS và P/E Ngày
29/2/2008, tổ chức tài chính Merrill Lynch lựa chọn cổ phiếu SSI, đại diện duy nhất của Việt Nam, đưa vào danh sách đầu tư thiết lập chỉ số ML Frontier theo các tiêu chí về tính thanh khoản, thị giá vốn và tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài
Trang 4Năm 2007, SSI quản lý hơn 35.000 tài khoản giao dịch, trong đó 3.000 tài khỏan của NĐT nước ngoài, tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu thị trường trong các hoạt động nghiệp vụ chứng khoán:
- Thị phần giao dịch: SSI tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất với khoảng 17% tại HOSE và khoảng 17% tại HASTC
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp: SSI ký kết hơn 130 hợp đồng tư vấn các loại, phần lớn tập trung vào tư vấn phát hành, đã thực hiện phát hành thành công 36 hợp đồng với tổng giá trị thu được hơn 23.000 tỷ đồng trên gần 3.100 tỷ đồng mệnh giá
- Bảo lãnh phát hành: Bảo lãnh phát hành phát hành thành công 4.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp gồm: 4.000 tỷ đồng trái phiếu của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin, 500 tỷ đồng trái phiếu của Tổng công ty Xây dựng Điện Việt Nam
(VNECO)
- SSI cũng dẫn đầu về thị phần môi giới tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân Các hợp đồng
tư vấn phát hành niêm yết lớn đều thực hiện thông qua SSI, điển hình có Hoàng Anh Gia Lai, Vietinbank, Tổng Công ty CP tài chính dầu khí (PVFC),
- Công ty Quản lý Quỹ SSI, đơn vị trực thuộc 100% vốn của SSI, hiện đang quản lý quỹ thành viên nội địa (SSIVF) có số vốn lớn nhất tại Việt nam SSIVF cũng là một trong những quỹ hoạt động hiệu quả nhất trong năm 2008 xét trên tăng trưởng giá trị tài sản ròng
Trang 5
Cơ cấu cổ đông của công ty SSI
2.2 Tình hình hoạt độngkinh doanh và phân tích tình hình kinh doanh của công ty SSI năm 2016
2.2.1.Tình hình kết quả kinh doanh và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016
Năm 2016, doanh thu hợp nhất của SSI vượt 60% kế hoạch kinh doanh về doanh thu, đạt 2.312 tỷ VNĐ, tăng trưởng 28% so với cùng kỳ.Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 1.056,8 tỷ VNĐ- vượt 11,24% kế hoạch
Trong đó các lĩnh vực kinh doanh đều ghi nhận kết quả tích cực
Doanh thu từ DV Chứng khoán đóng góp 37.5% vào Tổng doanh thu, đạt xấp xỉ 868 tỷ VNĐ, tăng 42,3% so với 2015.Kết quả này chủ yếu đến từ sự tăng trưởng mạnh của phí môi giới và doanh thu từ các sản phẩm tài chính.Tỷ trọng của 2 nhóm này chiếm trên 90% tổng Doanh thu khối Dịch vụ CK năm 2016.Năm 2016, SSI tiếp tục giữ vững vị trí
số 1 trên cả 2 sàn HOSE và HNX, với thị phần môi giới tương ứng đạt 13,69% và
11,03%.Đó là kết quả của sự đầu tư nghiêm túc vào việc tăng chất lượng sản phẩm, dịch
vụ và đa dạng hóa các báo cáo phân tích- khuyến nghị cơ hội phát triển cùng với sự phát triển của đội ngũ môi giới có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức tốt
Hoạt động đầu tư ghi nhận 934 tỷ VNĐ doanh thu hợp nhất 2016, chiếm tỷ trọng 40,4% doanh thu toàn công ty và tăng trưởng 8,4% so với năm 2015.Với tổng giá trị đầu tư lên đến 4.176 tỷ VNĐ, kết thúc năm 2016,SSI tiếp tục duy trì 1 cách hiệu quả chiến lược đầu
tư giá trị, đồng hành phát triển doanh nghiệp.Tại thời điểm cuối năm SSI có 3 Công ty Liên kết là CTCP Tập đoàn PAN,CTCP Cảng Đồng Nai và CTCP Khử trùng Việt Nam Dịch vụ Ngân hàng đầu tư đã lấy lại vị trí dẫn đầu bẳng hàng loạt thương vụ thành công năm 2016 với tổng giá trị hàng trăm triệu USD như tư vấn chào bán 78,38 triệu cổ phần CTCP Sữa Việt Nam ( VNM-HOSE), tư vấn bán cổ phần công ty cổ phần dược Hậu Giang, Doanh thu từ mảng dịch vụ NH đầu tư ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, đạt 106,6 tỷ VNĐ, tăng 145% so với 2015
Năm 2016 tiếp tục là 1 năm thành công với CTTNHH Quản lý Quỹ SSI ( SSIAM) tronng việc huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, nâng tổng tài sản quản lý lên
Trang 67.913 tỷ VNĐ, tăng 27,4% so với năm trước.Doanh thu SSIAM năm 2016 tăng trưởng 137% so với 2015, đạt 32,5 tỷ VNĐ
Doanh thu từ Khối nguồn vốn và Kinh doanh Tài chính hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao năm 2016, nâng cao tổng tài sản lên trên 13.200 tỷ VNĐ, tăng 9 % so với
2015, đảm bảo tuyệt đối thanh khoản của Khách hàng và hỗ trợ hiệu quả nhu cầu về vốn của các Bộ phận kinh doanh khác, phát hành thành công trái phiếu Công ty với lãi suất tương đương lãi suất các NHTM huy động trong cùng thời kỳ.Doanh thu của Nguồn vốn
và Kinh doanh TC năm 2016 ghi nhận 366 tỷ VNĐ,đóng góp gần 16% vào Tổng doanh thu
SSI là công ty có thị phần môi giới chứng khoán dẫn đầu trên sàn HOSE năm 2016
Đây là lần thứ hai SSI huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu Trước đó, vào tháng 1/2017, công ty này cũng phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân
và tổ chức phi tài chính nhằm cơ cấu lại nguồn vốn tăng vốn trung hạn
Trang 7Hiện tại, vốn điều lệ của SSI là 4.900 tỷ đồng Công ty chứng khoán này cũng là đơn
vị có vốn điều lệ cao nhất trong số doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường Việt Nam Nếu đợt phát hành trái phiếu này hoàn tất, quy mô vốn hoạt động của SSI sẽ tiếp tục tăng lên 5.200 tỷ đồng.Tính đến hết năm 2016, công ty có hơn 100.000 tài khoản khách hàng, chiếm 5,9% số lượng tài khoản nhà đầu tư trên toàn thị trường, tăng 25% so với 2015
2.2.2.Tình hình tài chính năm 2016 của công ty SSI
Năm 2016,Tổng TS hợp nhất của SSI đạt gần 13.288 tỷ VNĐ, tăng 9% so với năm
2015, và mức chủ sở hữu là 7.152,6 tỷ VNĐ.Tổng TS tăng do tăng nguồn vốn vay ngân hàng bổ sung cho hoạt động kinh doanh cho vay kí quỹ, kinh doanh trái phiếu và các hoạt động kinh doanh nguồn vốn khác
Một số chỉ tiêu Tài chính cơ bản:
Doanh thu thuần
( tỷ VNĐ)
Lợi nhuận thuần từ
HĐKD
( tỷ VNĐ)
Tổng LNTT
( Tỷ VNĐ)
LNST của cổ đông
công ty mẹ
( tỷ VNĐ)
Tổng TS
(tỷ VNĐ)
7980,8 7705 8914,4 12153,4 13227,9
Vốn điều lệ
Tổng số lượng cp
bình quân gia quyền
(tỷ VNĐ)
Trang 8LNST/Nguồn VCSH ( ROE) 9% 8% 13,1% 12,6% 12,4%
LNST/ Vốn điều lệ 13,2% 11,8% 21,1% 17,5% 17,9%
Lãi cơ bản trên mỗi CP EPS(VNĐ) 1.328 1.192 1.492 1.658 1.689
2.3.Chính sách quản trị rủi ro của công ty
2.3.1.Rủi ro tín dụng
RRTD của Công ty phát sinh chính từ hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ, đầu tư tiền của công ty thông qua các kênh tiền gửi NH,đầu tư trái phiếu.Rủi ro phát sinh khi đối tác không thanh toán 1 phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ với SSI khi đến hạn
Hoạt động đầu tư TG tại NHTM được xem là có khả năng xảy ra RRTD thấp nhất, tuy nhiên nếu RR xảy ra thì có thể sẽ gây ra thiệt hại lớn.Chính vì vậy SSI luôn thận trọng trước khi tiến hành GD đối với NHTM dựa trên việc đánh giá kết quả xếp hạng tín nhiệm của NH,cũng như việc đánh giá lại được thực hiện 1 cách định kỳ.Tùy theo muwsc
độ tín nhiệm khác nhau , mỗi NHTM sẽ được áp dụng hạn mức TG khác nhau, kèm theo những điều kiện nhất định nhằm đảm bảo an toàn vốn.Đồng thời SSI cũng triển khai cơ chế xây dựng hạn mức vay thấu chi với nhiều NH để duy trì song song với hoạt động TG,vừa đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản,vừa linh hoạt hóa sử dụng vốn, vừa phòng tránh RRTD do các HĐTG luộn luôn có cơ chế rút thấu chi linh hoạt.Trong suốt 17 năm hoạt động, SSI chưa phát sinh ra bất kỳ khoản tiền nào mất khả năng thanh toán, điều đó cho thấy hiệu quả quản trị RRTD rất cao tại SSI
Cho vay giao dịch ký quỹ
Để giảm thiểu RR này,SSI đã thực hiện 1 loạt các biện pháp phân phối sau:
• Lập danh mục hỗ trợ thận trọng trên cơ sở tuân thủ các quy định của
UBCKNN,đồng thời chấm điểm các cổ phiếu dựa trên các yếu tố thanh khoản, biến động giá và định giá CP dựa trên BC phân tích TC, kinh doanh của DN
• Xây dựng hệ thống hạn mức đan chéo để kiểm soát mức độ tập trung dư nợ cũng như mức cảnh báo để kịp thời xử lý thu hồi nợ
• Giám sát tình hình dư nợ, mức độ tập trung dư nợ theo KH, theo CP theo tỷ lệ RR hàng ngày để kịp thời phát hiện các dấu hiệu RR
• Chấm điểm và đánh giá KH sử dụng GD ký quỹ phải đảm bảo các tiêu chí theo các nguyên tắc do SSI quy định,
• Không chạy đua tăng thị phần, tăng trường dư nợ bằng việc mở rộng quá linh hoạt đối với DVCV kí quỹ
Trang 9Trong năm 2016, dư nợ margin của SSI có sự tăng trưởng mạnh từ mức TB hơn
3000 tỷ VNĐ năm 2015 lên đến hơn 4351 tỷ VNĐ vào năm 2016; tuy nhiên RR vẫn được quản lý trong hạn mức RR đã được phê duyệt
2.3.2: Rủi ro hệ thống và an toàn thông tin
Tự động hóa là xu thế chính trong lĩnh vực kinh doanh của SSI Hiện nay, hệ thống công nghệ thông tin đã dần thay thế phần lớn hoạt động của con người trong kinh doanh Chính vì vậy rủi ro liên quan tới sự ổn định của hệ thống và vấn đề an toàn thông tin trở nên tối quan trọng tại tất cả cấp độ trong doanh nghiệp Trong năm 2015 Công ty đã dành rất nhiều thời gian để xây dựng môi trường dự phòng toàn diện và dài hạn cho hệ thống của SSI Bao gồm:
Không có điểm nút sự cố trong 2 trung tâm dữ liệu của SSI tại Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh
Mạng lưới dữ liệu đa dạng với hệ thống dự phòng liên tục, đảm bảo không tồn tại bất kỳ điểm nút sự cố nào; Đảm bảo dự phòng đầy đủ cho hệ thống phục vụ hoạt động kinh doanh
Đối với công tác phòng chống thảm họa, đã có tổng cộng 48 kịch bản được xác định Trong đó, 80% kịch bản có biện pháp xử lý và đã được diễn tập, 20% còn lại là những kịch bản không liên quan tới kĩ thuật, cũng đã được ghi nhận để xử lý
SSI cũng dành nhiều tâm sức vào việc đảm bảo hiệu quả của hệ thống sao lưu và phục hồi dữ liệu Cho đến nay, dữ liệu của Công ty được bảo vệ tốt và có khả năng phục hồi theo các cấp độ cam kết dịch vụ (SLA) cụ thể
Đối với các hoạt động chống lại sự xâm nhập, tấn công mạng, tấn công qua virus
và an toàn thông tin, SSI đã đạt được những kết quả sau:
Việc đánh giá, dò quét lỗ hổng, điểm yếu của hệ thống được thực hiện hàng năm bởi các nhà cung cấp dịch vụ có uy tín trên thị trường Cho tới thời điểm hiện tại không tìm thấy vấn đề nghiêm trọng nào trong hệ thống
Hệ thống phòng chống tấn công từ chối dịch vụ (tấn công DDoS) được triển khai để ngăn ngừa các cuộc tấn công
Giải pháp phòng chống thất thoát dữ liệu được xây dựng để tránh rò rỉ thông tin Các thông tin nhạy cảm được bảo vệ chặt chẽ và bất kì truy cập bất thường nào cũng đều được kiểm soát
Trang 10Sử dụng một hệ thống phòng chống virus nhỏ gọn nhưng hiệu quả hơn, vừa nhằm giảm tải cho hệ thống máy tính đồng thời nâng cao khả năng phát hiện và xử lý virus
Các chính sách hợp lý về quản lý truy cập, tài khoản, mật khẩu được áp dụng cho tất cả người sử dụng Các chuyên viên kĩ thuật cũng bị giới hạn một cách chặt chẽ việc truy cập vào hệ thống, nhằm đảm bảo ngăn chặn những truy cập trái phép vào hệ thống thông tin
2.3.3: Rủi ro thương hiệu
Là công ty hoạt động trong ngành tài chính – chứng khoán, SSI hiểu rõ thương hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu để nhận biết và định vị sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp
đó mà đã trở thành một tài sản vô hình có giá trị đặc biệt Rủi ro thương hiệu chính là những tổn thất, thiệt hại về giá trị do sự thay đổi trong quan niệm của Khách hàng về Công ty, có thể ảnh hưởng lớn đến nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ, cũng như các hoạt động chung của toàn Công ty
Nhận thức rõ những nguy cơ có thể xảy ra, SSI đã xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển và quản lý thương hiệu một cách hiệu quả Thương hiệu không chỉ đến từ các hình ảnh, thông tin của SSI trên các kênh truyền thông bên ngoài cũng như nội bộ, mà chính là các sản phẩm, dịch vụ, các tương tác dù là nhỏ nhất giữa đại diện hình ảnh SSI và khách hàng Vì thế “đại sứ thương hiệu” được nhìn một cách rộng hơn – mỗi cá nhân trong tập thể SSI đều là một đại sứ để truyền thông điệp về thương hiệu SSI không chỉ đến khách hàng mà còn ra đại chúng SSI luôn cố gắng để những thông điệp này đều thống nhất và theo đúng chiến lược của công ty - Tầm nhìn “Chúng ta cùng thành công” với định hướng luôn xây dựng SSI là định chế tài chính minh bạch
Trong thời buổi bão thông tin, SSI tuân theo một tôn chỉ duy nhất về truyền thông để giảm thiểu tối đa rủi ro thương hiệu, đó là tính minh bạch Để có được niềm tin của Cổ đông và Nhà đầu tư, minh bạch là điểm mấu chốt: thông tin tích cực hay tiêu cực đều được SSI xử lý thống nhất, để đưa đến cho nhà đầu tư và cổ đông những cái nhìn trung thực nhất Khi có thông tin không chính xác về SSI được đưa ra công luận, SSI cũng luôn tuân theo tính minh bạch để xử lý: sẵn sàng đối thoại trực tiếp cùng công luận, đưa ra những thông tin xác thực và tin tưởng để giải quyết sự việc Với việc tôn trọng giá trị đầu
tư của các Cổ đông, SSI nhận thức rõ ràng trách nhiệm của mình trong việc cung cấp thông tin cho Cổ đông và Nhà đầu tư một cách minh bạch, đầy đủ, chính xác và kịp thời
Để giảm thiểu tối đa rủi ro cho thương hiệu, SSI đã và đang xây dựng quy trình và kế hoạch truyền thông một cách có hệ thống và chuyên nghiệp Hàng năm, SSI đều hoạch định các kế hoạch truyền thông rõ ràng để mọi thông tin cần thiết được truyền tải kịp thời
và đầy đủ Mọi tài liệu, thông điệp, phát ngôn từ phía SSI đều được lựa chọn kĩ càng,