SKKN Tạo hứng thú cho HS học phân môn Tập đọc.SKKN Tạo hứng thú cho HS học phân môn Tập đọc.SKKN Tạo hứng thú cho HS học phân môn Tập đọc.SKKN Tạo hứng thú cho HS học phân môn Tập đọc.SKKN Tạo hứng thú cho HS học phân môn Tập đọc.SKKN Tạo hứng thú cho HS học phân môn Tập đọc.SKKN Tạo hứng thú cho HS học phân môn Tập đọc.SKKN Tạo hứng thú cho HS học phân môn Tập đọc.SKKN Tạo hứng thú cho HS học phân môn Tập đọc.SKKN Tạo hứng thú cho HS học phân môn Tập đọc.SKKN Tạo hứng thú cho HS học phân môn Tập đọc.SKKN Tạo hứng thú cho HS học phân môn Tập đọc.SKKN Tạo hứng thú cho HS học phân môn Tập đọc.SKKN Tạo hứng thú cho HS học phân môn Tập đọc.SKKN Tạo hứng thú cho HS học phân môn Tập đọc.
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loại người, Giáo dục là nền tảng để xây dựng xã hội, là cơ sở tiền đề quyết định sự phồn vinh của đất nước Giáo dục cung cấp những hiểu biết cơ bản cần thiết cho khoa học nói chung, về cuộc sống nói riêng Không chỉ thế giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh đặc biệt là giáo dục tiểu học Đây là bậc học mang tính chất nền móng quyết định tương lai sau này cho các em:
"Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngũ biết học hành là ngoan"
Tâm hồn trẻ thơ như một tờ giấy trắng, có thể viết lên đó những vần thơ hay lời văn đẹp nhưng có thể làm nó trỡ nên hoen ố đi chính vì lẽ đó mà giáo dục ở tiểu học là vô cùng quan trọng, là bậc học cơ sở, là nền tảng cho việc học tập tiếp theo của các em
Thật đúng như nhà thơ Tố Hữu đã nói "Cái gì tuổi 18-20 cần có phải giao từ bây giờ, từ tuổi thiếu niên,nhi đồng Nhi đồng là hoa, Thiếu niên là quả, Thanh niên là quả chín Hoa thế nào thì quả thế ấy Muốn có những quả chín tốt thì phải
có những đài hoa đẹp rõ ràng muốn thế hệ hôm nay trở thành chủ nhân tương lai của đất nước Thì ngay từ Bậc tiểu học các em phải được rèn luyện tốt, các em không chỉ nắm được kiến thức cơ bản cần thiết, tối thiểu mà còn phải hình thành được những nhân cách tốt đẹp
Mục tiêu dạy văn ở trường tiểu học được xây dựng trên mục đích đào tạo con người của nhà trường nói chung, của trường tiểu học nói riêng và mục tiêu của môn tiếng việt ở bậc tiểu học Về mục đích đào tạo con người của nhà trường hiện nay, nghị quyết hội nghị lần thứ II BCHTW Đảng (Khoá VIII) về định hướng phát triển Giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ghi rỏ
"Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, coa ý nghĩa kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, Có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân Làm chủ những tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỉ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa
xã hội Vừa "hồng", vừa "chuyên" Như lời căn dặn của Bác Hồ" Như vậy giáo dục trong nhà trường hiện nay nhấn mạnh mục đích đào tạo con người phát triển toàn diện có đức có tài có khả năng thích ứng với cuộc sống, biết đưa sự học vào đời, biết thực hành có hiệu quả
Trang 2Mục tiêu môn học Tiếng Việt của Bậc tiểu học là hình thành phát triển những
kỉ năng: Đọc viết, nghe, nói cho học sinh nhằm giúp các em sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong học tập và giao tiếp với gia đình, trường học và xã hội
Trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học văn hoá,và ngôn ngữ văn hóa thông qua một số sáng tác văn học và một số loại văn bản khác của Việt Nam và thế giới, nhằm hình thành cho các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng sung cảm trước cái đẹp, trước những buồn vui, yêu gét của con người… Một Tập đọc là trang bị cho học sinh những cơ sở ban đầu trong việc phát triển toàn diện nhân cách cả về tình cảm, trí tuệ và thể chất Giúp cho trẻ có những kiến thức và kỷ năng cơ bản để học tiếp các lớp trên hoặc đi vào cuộc sống thích ứng với cuộc sống Muốn đạt được những yêu cầu và mong muốn đó, muốn giúp học sinh cảm nhận được một cách sâu sắc những gì mà văn học gửi gắm cho cuộc đời thì trước hết phải thực hiện tốt yêu cầu và mong muốn đổi mới trong phương pháp dạy Tập Đọc Người giáo viên tiểu học phải xác định đúng vai trò của giáo viên trong giờ tập đọc hiện nay Cách dạy mộn tập đọc ở tiểu học hiện nay ở một
số vùng còn phụ thuộc vào sách hướng dẫn, xem sách hướng dẫn là cẩm nang tuyệt đối và ít tìm tòi sáng tạo để cải tiến phương pháp, nâng cao hiệu quả giờ dạy Thầy truyền thụ kiến thức chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải, học sinh thụ động tiếp thu, ghi nhớ, thầy dạy những cảm thụ của mình học sinh lắng nghe, ghi nhớ vào lặp lại Thầy là khuôn mẫu là thước đo không thể đạt tới của học trò, nhân cách của trò không thể thừa nhận như nhân cách của một cá thể độc lập
Phương pháp giảng dạy bao giờ cũng đi đôi với nội dung giáo dục Dạy thế nào giúp cho học sinh có khả năng độc lập suy nghĩ, giúp cho trí thông minh của trò làm việc, phát triển chứ không phải chỉ giúp cho trẻ có trí nhớ
Ý thức được điều đó, những năm gần đây do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, các cấp quản lý giáo dục đã liên tục phát động phong trào cải tiến phương pháp dạy học
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên với suy nghĩ, lương tâm, trách nhiệm và lòng nhiệt tình của một giáo viên Tôi không có tham vọng trình bài đầy đủ việc đổi mới phương pháp dạy Tập đọc mà chỉ tập trung tìm hiểu
sự đổi mới trong các khâu: luyện đọc, tìm hiểu bài, liên hệ thực tế và liên kết chuyển đoạn trong văn bản không ngoài mục đích nâng cao hiệu quả giờ dạy
Vì lẽ đó tôi chọn đề tài ''Nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh trong dạy tập đọc lớp 3''
II NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI :
1 Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn
2 Chỉ ra những việc hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh trong dạy Tập đọc lớp
Trang 34 Bước đầu nêu cách giải quyết và một số biện pháp khắc phục, có ví dụ.
5 Những kiến nghị và đề xuất của bản thân
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :
- Đọc và nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa liên quan đến đề tài
- Thực nghiệm sư phạm
- Tổng kết kinh nghiệm
* Đối tượng : - Dự giờ thăm lớp ở một số lớp
- Trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3
- Khảo sát năng lực cảm thụ và hứng thú học tập cho học sinh các lớp
B NỘI DUNG ĐỀ TÀI
PHẦN I: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Từ trước đến nay, có một số tài liệu đề cập đến vấn đề này Dó là ''Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn'' (Phan Trọng Luật) Tác giả bàn về quan điểm: Dạy văn - Dạy người Nghiên cứu về vai trò của người giáo viên văn học trong nhà trường cách mạng và xác định những vấn đề cơ bản về nguyên tắc dạy văn và đồng thời nêu lên con đường tu dưỡng của giáo viên văn học Dây là những vấn đề
có ý nghĩa chung về phương pháp luận và quan điểm chính trị bộ môn, tài liệu ''Dạy văn cho học sinh tiểu học'' Tác giả Hoàng Hòa Bình đã nêu những quan điểm dạy văn ở tiểu học
Riêng tài liệu đang sử dụng hiện nay "Phương pháp giảng dạy Tập đọc - học thuộc lòng" (Nguyển Trí biên soạn) Tài liệu được sử dụng ở trường sư phạm Tài liệu này đã nêu lên vị trí tính chất, nhiệm vụ và phương pháp dạy Tập đọc - học thuộc lòng, đặc biệt là nhấn mạnh nhiệm vụ rèn luyện kỷ năng đọc và kỷ năng cảm thụ cho học sinh
PHẦN II : TRÌNH BÀY NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong nhà trường tiểu học, cùng với các môn học khác, tập đọc góp phần đáng kể trong việc rèn đọc và cảm thu văn học cho học sinh Phần đọc không chỉ yêu cầu học sinh đọc trơn mà còn biết đọc diển cảm Các hình thức đọc được kết hợp như đọc cá nhân, đọc thầm được chú ý nhiều hơn
Đọc diển cảm nhằm gợi hứng thú và tưởng tượng của học sinh làm cho các
em dễ đi vào thế giới của tác giả và nhìn thấy tác phẩm dưới một ánh sáng mới lôi cuốn và hấp dẫn
Đọc thành tiếng làm âm thanh và ngôn ngữ hình tượng để học sinh có thể tri giác bằng tai, bằng mắt những từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm
Trang 4Đọc thầm tạo điều kiện để phát hiện những từ mới và khó hiểu những hiện tượng lạ, những hình ảnh có thể cản trở tưởng tượng tái tạo của các em
Đọc nhỏ và tưởng tượng sẻ tạo ra sự thay đổi về chất trong việc học Bởi vì khi học sinh vừa đọc vừa cố gắng qua câu chữ, tái tạo trong tưởng tượng những chi tiết, hình ảnh, nhân vật, các em sẽ suy nghĩ nhiều hơn, đã nhập mình nhiều hơn vào tác phẩm chứ không phải là đọc một cách vô tâm, hời hợt, ồn ào
Thầy cô giáo cần bằng con đường ngắn nhất để đi đến trái tim các em qua từng bài Tập đọc Thầy cô sẽ là những người hướng đạo các em trong bước đi chập chững vào đời, không phải bằng nguyên tắc, quy tắc cứng nhắc mà bằng những tình cảm đẹp, lành mạnh, cao thượng, có sức lay động sâu xa, co sức hấp dẩn tâm hồn trẻ thơ Muốn vậy giáo viên phải chú ý nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh trong dạy tập đọc
Muốn học sinh đạt hiệu quả cao và tạo hứng thú trong học tập điều quan trọng
là giáo viên phải lựa chọn nội dung phương pháp dạy học tích cực, thích hợp và phải biết tổ chức hình thức dạy học thích hợp, đa dạng, phong phú nhằm phát huy tính độc lập , sáng tạo, tự giác của học sinh đảm bảo chất lượng giáo dục chung của cả tập thể lớp đồng thời tôn trọng nhân cách, năng khiếu của cả người dạy lẫn người học
II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH:
1 Sau khi dự giờ tiết của đồng nghiệp và trực tiếp dạy 4 tiết tập đọc, bản thân và đồng nghiệp đã sử dụng các hình thức và biện pháp sau:
a/ Khâu luyện đọc:
Số lượng
Lượt
Các hình thức đọc
Dự 10 tiết
Dạy 4 tiết
20 lượt
08 lượt
12 lượt
04 lượt
132 lượt
51 lượt b/ Phương pháp giảng từ:
Loại từ
Số lượng
Biện pháp giảng từ Trực quan Diễn giải So sánh đối chiếu Định nghĩa
Cụ Thể 30
Trừu tượng 15
11 01
08 02
05 03
06 09 c/ Mức độ hiểu của 2 lớp khi chưa tiến hành cải tiến:
Trang 5Sỉ Số
2 Phân tích thực trạng:
a Đối với giáo viên tiểu học:
Trong việc giảng từ có một số từ trừu tượng thường khó giảng nên phải dùng bằng phương pháp địng nghĩa từ, trong khi đinhj nghĩa lại phát sinh ra những từ mới mà những từ mới này mức độ tiếp thu và hiểu từ còn mơ hồ, hạn chế đến hứng thú và hiểu bài của học sinh
b Về phía học sinh:
- Một số em kỷ năng đọc còn yếu nên việc cảm thụ văn học của học sinh còn hạn chế
- Khả năng cảm thụ và hiểu biết không đồng đều, mức độ hiểu bài chưa sâu chiếm 50%
- Vốn hiểu biết của các em về thực tế chưa nhiều, việc chuẩn bài học có khi chưa kỷ, chưa chu đáo Trong giờ học các em chưa thực sự chú ý nghe giảng và ít động nảo suy nghĩ
- Các em hay phát âm sai tiếng đại phương, ít rèn đọc và tìm tòi tham khảo
3 Biện pháp khắc phuc:
a Về lý luận nhận thức:
Dạy Tập đọc không ngoài mục đích rèn luyện đọc diễn cảm, góp phần trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống và giáo dục tư tưởng tình cảm thẩm mỹ Dạy tập đọc sẽ góp phần to lớn trong việc thực hiện dạy tiếng việt theo quan điểm giao tiếp Muốn làm được điều đó giáo viên phải có sự đầu tư, phải thực sự trăn trở, suy nghĩ, nghiên cứu kỷ bài dạy, không ngừng tìm tòi, sáng tạo, nổ lực cố gắng để bài dạy đạt hiệu quả cao
Để học sinh hiểu nghĩa của từ có thể chọn các biện pháp kỷ thuật giải nghĩa
từ sau:
* Cho học sinh đặt câu với từ đó
* Cho học sinh thay từ đó bằng từ đồng nghĩa
* Cho học sinh thay từ đó bằng từ trái nghĩa
* Miêu tả hiện thực được đề cập trong từ
* Có thể giải nghĩa từ một cách trực quan bằng tranh ảnh, phim (nếu có)
Trang 6Việc phân tích nội dung bài đọc vẫn cần đạt đến trình độ làm cho học sinh hiểu ý nghĩa và hình tượng tác phẩm Muốn thế thì một trong những điều quan trọng cần chú ý đó là hệ thống các câu hỏi gợi ý Có thể chia những câu hỏi này thành các loại như sau:
* Câu hỏi nhắc lại nội dung quan trọng
* Câu hỏi gợi liên tưởng, tưởng tượng
* Câu hỏi về ý nghĩa hình tượng và tác phẩm
* Câu hỏi bộc lộ cảm xúc
* Câu hỏi yêu cầu học sinh xác định kỷ thuật đọc tác phẩm
Như vậy muốn có 1 giờ Tập đọc hiệu quả cao, có hứng thú cao, người giáo viên phải thực sự trăn trở và có đầu tư nhất định trong các khâu luyện đọc, tìm hiểu bài, liên hệ thực tế và biết liên kết chuyển đoạn trong văn bản
b, Một số vị dụ cụ thể:
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể mà bản thân và các đồng nghiệp thực hiện không ngoìa mục đích nâng cao hiêu quả và tạo hứng thú cho học sinh trong dạy Tập đọc lớp 3
Trước hết, người giáo viên phải thâm nhập kỷ văn bản, nghiên cứu, hiểu rỏ ý
đồ của sách giáo khoa, dưa vào câu hỏi hướng dẫn , căn cứ vào nội dung và nghệ thuật của bài , tuỳ thuộc vào từng đối tượng học sinh để có hệ thống câuhỏi tối ưu nhất
Ví dụ 1: Khi dạy cụm từ “Giọt mồ hôi” trong câu “giọt mồ hôi sa những trưa tháng sáu” hạt gạo làng ta Chúng ta có thể yêu nêu cầu hỏi liên hệ để giảng sâu hơn
Thầy giáo: Cụm từ “Giọt mồ hôi” đã ghi nhận nỗi vất vã nhọc nhằn của người nông dân trong quá trình sản xuất
Hỏi: Em nào tìm được câu ca dao nói lên vất vã của người nông dân?
Học sinh: “Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”
(Ca dao) Hay: “Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
(Ca dao)
Ví dụ 2: Sau khi giảng xong ý 1 trong bài “ Buổi sáng mùa hè trong thung lũng”
Ý 1: Cảnh rộn ràng lúc trời sắp sáng ở thung lũng
Trang 7Thấy giáo: Khi trời sắp sáng, âm thanh trong thung lũng rất rộn ràng Còn cảnh vật thì như thế nào?./
Giáo viên mời các em đọc thầm trong đoạn “Tảng sáng những quả”
Sau khi giảng xong ý 2: Cảnh tảng sáng mùa hè miền núi
Thầy giáo: Cảnh tảng sáng mùa hè ở thung lũng được tác giả miêu tả có tiếng
gà rừng gáy , vòm trời xanh gió mát tràn trề Còn con người ở đây thì như thế nào? Mời các em đọc thầm đoạn còn lại của bài
Cách chuyển tiếp như trên và có bố cục bài dạy như thế này vừa gọn vừa súc tích, Chặt chẽ lại còn mang tính khoa học và có hệ thống
Ví dụ 3: “Truyện cổ nước mình” Ta có thể ngắt giọng tâm lý, ngắt giọng dù không có dấu câu với ý gây ấn tượng, ngừng giọng một chút trước từ “Lương tâm” trong câu thơ:
“Như bao truyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”
Sẽ làm cho từ “Lương tâm” được nhấn mạnh và gây ấn tượng
4 Kết quả bước đầu:
Giáo viên tiểu học sau khi đổi mới giảng dạy một số khâu trong tiết tập đọc đã nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học
Sau khi tiến hành giảng dạy một số bài theo hướng dẫn đổi mới Giáo viên nhận thấy cách dạy này đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống và có hiệu quả cao, huy động được năng lực và nghệ thuật giảng dạy của giáo viên đồng thời phát huy được khả năng độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức
Dạy học theo hướng đổi mới sẽ huy động được năng lực, và nghệ thuật sư phạm của giáo viên, thực tế cho thấy rằng: Người giáo viên văn học không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức, kỷ năng cần thiết mà còn đem đến cho các
em cả lương tâm, tình cảm, trách nhiệm của mình Để làm được điều đó, người giáo viên cần phải tìm tòi, khám phá và lựa chọn cho mình, một phương pháp giảng dạy tối ưu nhất, bằng một con đường ngắn nhất, với một phương pháp hay nhất giúp học sinh cảm thụ văn chương
Theo cách đổi mới này học sinh sẽ khắc phục được tình trạng tiếp thu một cách thụ động, thiếu động não suy nghỉ mà các em sẽ tích cực, chủ động và thực
sự có hứng thú trong khi học
Đối với học sinh tiểu học, mực độ hiểu sâu sắc được nâng cao, chưa đầy đủ giảm xuống rất rỏ rệt
Bảng thống kê và mực độ hiểu của học sinh 2 lớp 3A và lớp 3B đã thể hiện rõ điều đó
Mực độ hiểu
Trang 8Hiểu sâu sắc Hiểu bình thường Hiểu chưa đầy đủ
3A
9 em
3B
5 Một số bài học kinh nghiệm:
Theo tôi muốn nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú trong quá trình dạy tập đọc
có thể rút ra một số bài học sau:
a.Thâm nhập kỹ văn bản, hiểu rõ ý đồ sách giáo khoa
b Có thiết kế khoa học, hệ thống câu hỏi tối ưu
c.Lựa chọn phương pháp dạy tư thích hợp và có hiệu quả
d Sử dụng tốt các câu chuyển ý, chuyển đoạn tạo ra sự liên kết chặt chẽ lôgíc trong văn bản
e Giáo viên cần có vốn hiểu biết nhất định về văn học, cuộc sống, xã hội
f Dung lượng liện hệ vừa phải, chon thời điểm thích hợp và phải chú ý đến hiệu quả liên hệ
g Phát hiện các thư pháp nghệ thuật và khia thác được đầu đề của văn bản
h Nghệ thuật sư phạm và ý thức nổ lực, sáng tạo của người giáo viên là điều kiện quan trọng
i Giáo viên cần tạo điệu kiện để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức
C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I KẾT LUẬN:
Dạy học vừa mạng tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật Muốn giảng dạy
có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đào tạo hiện nay của Đảng và Nhà nước, đòi hỏi giáo viên cần phải nổ lực, sáng tạo, không ngừng cải tiến phương pháp để nâng cao hiêu quả giờ dạy Chỉ có như vây mới đáp ứng được mục đích đào tạo con người của nhà trường hiện nay, đặc biệt đạp ứng được mục tiêu yêu cầu của môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học Làm được điều đó, nhà trương mới từng bước hình thành và phát triển các kỉ năng đọc, viết, nghe, nói cho học sinh, giúp các em sử dụng hiệu quả trong học tập và giao tiếp ở gia đình, trường học, xã hội
Trang 9hiểu bài, luyện đọc, liện hệ thực tế và liên kết chuyển đoạ trong văn bản, tuỳ từng bài dạy để lựa chọn phương pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả, giáo viên phải khơi dậy ở học sinh ý thức tự giác, lòng hứng thú và say mê học tập, bởi vì cảm thụ văn chương bao giờ cũng có những rung động rất riêng của mỗi người Nên hơn tất cả các môn học khác, giạy văn ở bậc học tiểu học phải tôn trong cách nghĩ, cách cảm riêng của mỗi học sinh, tạo điều kiện cho các em trở thành những chủ thể của quá trình cảm thụ, sáng tạo Thầy giáo phải biết chấp nhận những ý kiến lạ, những cá tính khác, không lấy mình làm mẫu, không áp đặt vì sự sáng tạo chỉ có trong cảm giác tự do, vì mỗi trẻ em cần trở thành chính mình, thành một cá nhân độc đáo Dạy văn theo hướng đổi mới, thầy giáo cần đóng vai trò truyền thụ kiến thức cho học sinh chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải để học sinh thụ động nghe và ghi nhớ như trước đây mà thầy giáo trở thành người tổ chức, điều khiển quá trình dạy học để học sinh tích cực,, chủ động sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức
Vì vậy người giáo viên cần phải có thiết kế công phu, khoa học, phù hợp với đặc thù từng môn, phù hợp với điều kiện học tập, giảng dạy Đồng thì phải thiết kế phải sát sao loại đối tượng nhằm mục đích kích thích tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức
Vốn sống, vốn văn học và nghệ thuật sư phạm là những yếu tố cần thiết giúp cho việc dạy Tiếng Việt đạt hiệu quả cao Bác Hồ đã từng nói “Đường đời là cái thang không nấc cuối cùng, việc là cuốn vỡ không trang cuối” Vậy, mỗi chúng ta không nên tự bằng lòng với chính mình mà phải chịu khó, tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ nhiều mặt Đặc biệt là phải nổ lực, sáng tạo, chuyên tâm với nghề nghiệp Đồng thời cần tăng cường học hỏi thầy cô, đồng nghiệp đi trước để rút ra những bài học bổ ích cho bản thân
Thực hiện đầy đủ, sáng tạo những yếu tố trên, chắc chắn rằng, “Hiệu quả của giờ học được nâng cao và học sinh sẽ có những hưởng thụ đặc biệt trong quá trình học tập”
II/ NGỮNG ĐỀ XUẤT:
1 Với trường PTCS A Xing:
- Nên tổ chức những hội thảo về phương pháp giảng dạy Tiếng việt để trao đổi rút kinh nghiệm
- Tăng cường tài liệu, sách giáo khoa, sách hướng dẫn
- Tổ chức cho giáo viên tham quan, giã ngoại để mơt mang hiểu biết
2 Đối với giáo viên tiểu học:
- Tăng cường nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo
- Chú trọng phương pháp đổi mới dạy học
Có được những yếu tố trên, với tinh thần phục vụ lâu dài cho sự nghiệp giáo dục, với lương tâm, với trách nhiệm của những nhà giáo chân chính, bằng
sự nhiệt tình, say mê của tuổi trẻ, mỗi chúng ta sẽ góp phần giúp học sinh cảm thụ sâu sắc những tác phẩm văn chương Và từ đó trang bị cho các em những
Trang 10tri thức phổ thông đơn giản, cơ bản bước đầu hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em
Vì điều kiện, thời gian và khả năng có hạn, chắc chắn rằng đề tài này có phần chưa thoả đáng, bản thân mong được sự góp ý của tất cả anh chi em đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo
Axing, ngày 10 tháng 4 năm 2008
Người viết
Trần Thị Thu Hiền