MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH CƠ CẤU TRỰC TUYẾNCHỨC NĂNG TRONG DOANH NGHIỆP 3 1.1.Các khái niệm liên quan 3 1.2. Sự hình thành mô hình cơ cấu trực tuyếnchức năng 4 1.2.1. Khái niệm 4 1.2.2.Nội dung 5 1.2.3.Đặc điểm 5 1.2.4.Ưunhược điểm của mô hình 5 1.2.4.1.Ưu điểm 5 1.2.4.2.Nhược điểm 6 Chương 2: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CƠ CẤU TRỰC TUYẾNCHỨC NĂNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH CƠ CẤU TRỰC TUYẾNCHỨC NĂNG TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 7 2.1.Tổng quan về Tổng công ty Thép Việt Nam 7 2.2. Ứng dụng mô hình cơ cấu trực tuyếnchức năng của Tổng công ty Thép Việt Nam 8 2.2.1.Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 8 2.2.2.Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý Tổng công ty 9 2.2.2.1.Hội đồng quản trị 9 2.2.2.2.Ban kiểm soát 9 2.2.2.3.Tổng giám đốc 9 2.2.2.4.Cơ quan văn phòng Tổng công ty 10 2.2.3.Các mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty 10 2.2.3.1.Mối quan hệ trong ban lãnh đạo 10 2.2.3.2.Mối quan hệ giữa Tổng giám đốc đối với các phong ban chức năng của cơ quan văn phòng và các đơn vị thành viên. 10 2.2.3.3.Mối quan hệ giữa các phòng,ban chức năng với nhau 11 2.2.3.4.Mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng với cá đơn vị thành viên 11 2.2.3.5.Mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên với nhau 11 Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CƠ CẤU TRỰC TUYẾNCHỨC NĂNG TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 12 3.1. Một số nhận xét 12 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng mô hình cơ cấu trực tuyến – chức năng tại Tổng công ty Thép Việt Nam 12 KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Quản trị là một trong những hoạt động tất yếu khách quan không thể thiếu trong xã hội loài người và nhất là trong quá trình sản xuất kinh doanh.Trong kinh doanh,quản trị đóng một vai trò hết sức quan trọng.Có thể nói rằng không một công ty,không một dự án kinh doanh hấp dẫn nào,không một cơ hội kinh doanh đầy triển vọng nào có thể hoạt động hiệu quả và biến thành hiện thực nếu không có được sự quản trị một cách khoa học
Từ thuở bình minh của xã hội loài người đến nay,tổ chức-quản lý là một vấn đề được đặc biệt quan tâm.Một sự nghiệp muốn thành công,hay một công việc muốn đạt kết quả cao trước hết phải có đường lối chủ trương đúng và qua một quá trình tổ chức thực hiện công phu.Chính vì thế tổ chức là một nhân tố không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp nước ta hiện nay.Trên thực tế,hầu hết cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nước ta được đánh giá thấp so với bộ máy quản lý doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển cao về hiệu quả hoạt động.Ví dụ như Mỹ,Pháp,…chính vì vậy trrong điều kiện nền kinh tế toàn cầu đang cạnh tranh rất quyết liệt thì vấn đề hoàn thiện bộ máy quản lý doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng cấp bách và quan trọng đối với các doanh nghiệp nước ta.Mở đầu của quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý đó là thiết lập một cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với qui mô hoạt động của doanh nghiệp
Trên thực tế thì có rất nhiều mô hình cơ cấu tổ chức đã ra đời,tuy nhiên một trong những mô hình đượcnhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước vận dụng trong hoạt động kinh doanh hiện nay.Vậy mô hình cơ cấu trực tuyến-chức năng là mô hình như thế nào và khi ứng dụng trong mô hình doanh nghiệp,tổ chức cụ thể có tác dụng ra sao?Những câu hỏi trên đã khiến em chọn đề tài: ứng dụng mô hình cơ cấu trực tuyến-chức năng tại Tổng công ty Thép Việt Nam”làm
đề tài cho bài tiểu luận bộ môn Quản trị học.Với mục đích hiểu rõ hơn về môn học và cũng để trả lời những câu hỏi trên
Ngoài phần mở đầu, kết thúc đề tài được chia làm 03 chương:
Chương 1:Lý luận chung về mô hình cơ cấu trực tuyến-chức năng trong doanh nghiệp
Trang 3Chương 2: Phân tích mô hình cơ cấu trực tuyến-chức năng và ứng dụng của mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng tại Tổng công ty Thép Việt Nam
Chương 3:Một số nhận xét và ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng mô hình cơ cấu trực tuyến-chức năng tại Tổng công ty Thép Việt Nam
Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH CƠ CẤU TRỰC TUYẾN-CHỨC
NĂNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.Các khái niệm liên quan
Tổ chức: Là sự liên kết những cá nhân, những quá trình, những hoạt động trong
hệ thống nhằm thực hiện mục tiêu đề ra của hệ thống dựa trên cơ sở các nguyên tắc và nguyên tắc của quản trị qui định
Tổ chức quản lý:Là sự thiết lập và vận hành hệ thống cơ quan quản lý điều hành
ở từng tổ chức sản xuất trong cả doanh nghiệp(hoặc cả ngành,cả nền kinh tế)
Tổ chức quản lý bao gồm ba yếu tố tạo thành:chức năng,cơ cấu,chế độ vận hành.Hiệu quả hoạt động của tổ chức hoặc hiệu lực điều hành của tổ chức quản
lý doanh nghiệp phụ thuộc vào ba yếu tố:chức năng không rõ sẽ không phục vụ đúng mục tiêu,cơ cấu không hợp lý sẽ không thực hiện tót chức năng,cơ chế không phù hợp sẽ gây rối loạn sự vận hành cơ cấu
Cơ cấu tổ chức:Là tổng hợp các bộ phận được chuyên môn hóa,có quyền hạn và trách nhiệm cụ thể,được bố trí theo một cách thức nhất định và có mối liên hệ qua lại với nhau nhằm làm đảm bảo thực hiện các mực tiêu,chức năng và nhiệm
vụ đã định trước
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải đảm bảo cho các bộ quản lý các phân hệ có quy mô thật hợp lý:
-Mỗi cán bộ quản lý chỉ điều hành không quá 10 người vì nếu qúa đông nhân sự sẽ khó để kiểm soát, gây ra tình trạng ‘loãng”trong công việc và khả năng tác nghiệp giữa các nhân viên-1 cấp dưới chịu sự điều hành của một cấp trên Giúp cho thông tin được chính xác, nhanh chóng, công việc được xử lý kịp thời
- Một cấp trên chỉ được quản lý 4-5 cấp dưới giúp cho việc chỉ đạo đôn
Trang 4đốc được xát xao,thường xuyên.
Cơ cấu tổ chức quản lý:cơ cấu là bộ khung,là nền tảng của tổ chức được thể hiện trên sơ đồ hệ thống tổ chức của mỗi đơn vị với các vị trí xác định(ở tuyến dọc hoặc hàng ngang)theo nguyên tắc nhất định.Cơ cấu tổ chức quản lý :là tập hợp các bộ phận khác nhau có mối quan hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa và có trách nhiệm quyền hạn nhất định,được bố trí theo những cấp,những khâu khác nhau,nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung xá định của hệ thống
Cơ cấu của một tổ chức quản lý là kết quả tổng hợp của sự bố trí các bộ phận gắn bó với nhau một cách hợp lý tạo thành một hệ thống và khi các bộ phận hoạt động thì bộ máy vận hành ăn khớp nhịp nhàng theo sự điều khiển của một trung tâm,tạo ra hiệu lực quản lý chung
1.2 Sự hình thành mô hình cơ cấu trực tuyến-chức năng
Trong đó: A1, A2, , An; B1, B2, , Bn là những người thực hiện trong các
bộ phận
Đây là mô hình quản lý kết hợp giữa sự chỉ huy trực tiếp của các cấp lãnh đạo hành chính trong xí nghiệp và sự chỉ đạo nghiệp vụ của các nhân viên chức năng các cấp Loại cơ cấu này đồng thời giữ được ưu điểm của cơ cấu trực tuyến
và cơ cấu chức năng, lại tránh được các khuyết điểm của mỗi kiểu cơ cấu đó
Trang 51.2.1 Khái niệm
Là kiểu cơ cấu trong đó có nhiều cấp quản lý nhiều cấp thủ trưởng và các
bộ phận nghiệp vụ giúp việc cho các thủ trưởng cấp trung và cấp cao.Thủ trưởng trực tuyến theo chiều dọc là người có quyền cao nhất-quyền quyết định trong quá trình điều hành,chịu trách nhiệm trước hết và chủ yếu về kết quả điều hành
ở cấp mình phụ trách.Cấp quản lý càng cao thì càng phải tập trung giải quyết nhiều hơn các vấn đề chiến lược như hoạch định chiến lược,tổ chức cán bộ
1.2.2.Nội dung
Khi các doanh nghiệp sử dụng mô hình này thì một mặt, người thừa hành nhiệm vụ ở cấp dưới trong dianh nghiệp chỉ phụ thuộc cấp trên trực tiếp (công nhân – tổ trưởng – đốc công – quản đốc – giám đốc) về toàn bộ công việc phải làm để hoàn thành trách nhiệm; mặt khác người phụ trách ở mỗi cấp lại nhận được sự hướng dẫn và kiểm tra về từng lĩnh vực của các bộ phận chức năng tương ứng của cấp trên Các bộ phận chức năng ở mỗi cấp lại chính là cớ quan tham mưu cho người thủ trưởng của cấp mình, cung cấp thông tin đã được xử lý, tổng hợp vá các kiến nghị, giải pháp để thủ trưởng ra quyết định
1.2.3.Đặc điểm
-Cơ cấu kết hợp chung cả trực tuyến và chức năng được áp dụng phổ biến đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
-Đó là sự kết hợp các quan hệ điều khiển-phục tùng và quan hệ phối hợp-cộng tác
-Tạo khung hành chính vững chắc cho tổ chức quản lý doanh nghiệp có hiệu lực,đảm bảo thể chế quản lý
-Phù hợp với môi trường kinh doanh ổn định,các ngành khoa học đòi chuyên môn hóa với cong nhệ cao trên địa bàn hoạt động hẹp
1.2.4.Ưu-nhược điểm của mô hình
1.2.4.1.Ưu điểm
Nó phát huy được ưu điểm của cơ cấu trực tuyến là phân quyền để chỉ huy kịp thời truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến đã qui định,các thủ lĩnh ở các phân hệ chức năng (theo tuyến)vẫn phát huy được tài năng của mình đóng góp
Trang 6cho người lãnh đạo cấp cao của hệ thống tuy họ không có quyền ra lệnh trực tiếp cho mọi người trong các phân hệ.Và các ưu điểm của cơ cấu chức năng là chuyên sâu nghiệp vụ: Đảm bảo cơ sở,căn cứ cho việc ra quyết định, hướng dẫn thực hiện các quyết định
1.2.4.2.Nhược điểm
-Khi thực hiện cơ cấu này dễ phát sinh những ý kiến tham mưu,đề xuất khác nhau,không thống nhất giữa các bộ phận chức năng dẫn tới các công việc nhàm chán và xung đột giữa các đơn vị cá thể tăng
-Các đường liên lạc qua tổ chức có thể trở nên rất phức tạp.Vì vậy,khó phối hợp được các hoạt động của những lĩnh vực chức năng khác nhau đặc biệt
là nếu tổ chức phải luôn điều chỉnh với các điều kiện bên ngoài đang thay đổi
Chương 2:
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CƠ CẤU TRỰC TUYẾN-CHỨC NĂNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH CƠ CẤU TRỰC TUYẾN-CHỨC NĂNG TẠI
TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 2.1.Tổng quan về Tổng công ty Thép Việt Nam
Tên gọi đầy đủ: Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP
Tên giao dịch quốc tế: VietNam Steel Corporation
Viết tắt: - Tổng công ty thép Việt Nam - VNSTEEL
Trụ sở chính: 91 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (84.4) 3856 1767 - Fax: (84.4) 3856 1815
Văn phòng đại diện tai Thành phố Hồ Chí Minh: Số 56 Thủ Khoa Huân, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Tel: (84.8) 3829 1539 - Fax: (84.8) 3829 6301
Trang 7Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất những đơn vị sản xuất kinh doanh của ngành thép Việt Nam là Tổng công ty Kim khí
và Tổng công ty Thép Sự ra đời của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước và của ngành công nghiệp luyện kim, đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp thép trong nước Hiện nay, VNSTEEL hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với hơn 50 đơn vị trực thuộc, công ty con và công ty liên kết
VNSTEEL hoạt động kinh doanh chủ yếu trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thép; và các vật tư, thiết bị liên quan đến ngành thép; ngoài ra còn có các hoạt động kinh doanh khác như đầu tư tài chính; kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà ở; đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và bất động sản; Xuất khẩu lao động
Hệ thống VNSTEEL gồm các đơn vị có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh
tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, xuất nhập khẩu; có các nhà máy sản xuất, cơ sở khai thác mỏ, mạng lưới kinh doanh và dịch vụ, viện nghiên cứu, trường học trong phạm vi toàn quốc và hoạt động chủ yếu trong ngành thép Hiện tại các doanh nghiệp trong hệ thống VNSTEEL cung cấp trên 50% nhu cầu thép xây dựng và khoảng 30% nhu cầu thép cán nguội trong nước
Với tiêu chí chất lượng sản phẩm và dịch vụ hàng đầu, trong những năm qua VNSTEEL đã không ngừng đầu tư mới, thay thế các trang thiết bị lạc hậu bằng công nghệ, thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm VNSTEEL đang sở hữu nhiều công nghệ, thiết bị hiện đại nhất trong nước và ngang tầm với các quốc gia khác trên thế giới VNSTEEL luôn đảm bảo các sản phẩm sản xuất
ra đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu và đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế
Định hướng chiến lược phát triển đến năm 2015, tầm nhìn 2025,
Trang 8VNSTEEL sẽ trở thành Tổng Công ty thép liên hợp hàng đầu Việt Nam đa ngành nghề, đa sở hữu trên cơ sở chủ đạo là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép, giữ vai trò chủ lực trong ngành thép Việt Nam nói riêng và nền kinh
tế Việt Nam nói chung Cùng với việc phát triển thị trường nhằm giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thép tại Việt Nam cũng như trong khu vực, VNSTEEL chú trọng đầu tư để phát triển bền vững; đồng thời cam kết bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quốc gia; quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2.2 Ứng dụng mô hình cơ cấu trực tuyến-chức năng của Tổng công ty Thép Việt Nam
2.2.1.Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Tổng công ty
Cơ cấu tổ chức,quản lý và điều hành Tổng công ty được tổ chức theo qui định của Luật doanh nghiệp Nhà nước và Điều lệ Tổng công ty Thép Việt Nam theo mô hình trực tuyến-chức năng.Theo cơ cấu này,người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp sức của tập thể lãnh đạo để chuẩn bị các quyết định,hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định đối với cấp dưới.Người lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp.Việc truyền lệnh,ra các quyết định,chỉ thị vẫn theo tuyến đã qui định,người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng(phòng,ban của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động và toàn quyền quyết địnhtrong phạm vi doanh nghiệp.Việc truyền lệnh,ra các quyết định,chỉ thị vẫn theo tuyến đã qui định,người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng(phòng,ban chuyên môn)Tổng công ty không ra mệnh lệnh trực tiếp,chỉ thị cho các đơn vị thành viên cấp dưới
2.2.2.Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý Tổng công ty
2.2.2.1.Hội đồng quản trị
Thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty theo qui định của Điều lệ Tổng công ty,Luật doanh nghiệp Nhà nước và chịu trách nhiệm
Trang 9trước Thủ tướng Chính phủ,trước pháp luật về hoạt động và phát triển của Tổng công ty theo chức năng nhiệm vụ được Nhà nước giao
Hội đồng quản trị Tổng công ty có 5 thành viên do Thủ tướng chính phủ
bổ nhiệm
Giúp việc Hội đồng quản trị có tổ chuyên viên do Hội đồng quản trị thành lập,gồm 3 chuyên viên.Ngoài ra,Hội đồng quản trị được sử dụng bộ máy giúp việc (phòng chuyên môn,nghiệp vụ)của Tổng giám đốcTổng công ty tham mưu
về các lĩnh vực khi cần thiết
2.2.2.2.Ban kiểm soát
Do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra,giám sát các hoạt động điều hành của Tổng giám đốc Tổng công ty.giám đốc các đơn
vị thành viên Tổng công ty và Bộ máy giúp việc của Tổng giám đốc theo nghị quyết,quyết định của Hội đồng quản trị Tổng công ty
Ban kiểm soát có thành viên do Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm 2.2.2.3.Tổng giám đốc
Là Uỷ viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty,có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Tổng công ty,trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty
Tổng công ty có 2 phó Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ nhiệm.Các phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty được Tổng giám đốc phân công hoặc ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc,trước Hội đồng quản trị Tổng công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công thực hiện
Kế toán trưởng Tổng công ty do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ nhiệm.Kế toán trưởng phụ trách phòng kế toán-Tài chính Tổng công ty,giúp Tổng giám đốc chỉ đạo tổ chức công tác kế toán,tài chính,kiểm toán nội bộ và thống kê của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc.Hội đồng quản trị Tổng công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ của mình
Trang 102.2.2.4.Cơ quan văn phòng Tổng công ty
Cơ quan Văn phòng Tổng công ty có 6 phòng chuyên môn nghiệp vụ:1 tổ điều tiết sản lượng và giá;và một trung tâm do Tổng giám đốc Tổng công ty thành lập.Các phòng,trung tâm Tổng công ty thực hieenh chức năng tham mưu,giúp việc Tổng giám đốc trong điều hành hoạt động của Tổng công ty
2.2.3.Các mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty
2.2.3.1.Mối quan hệ trong ban lãnh đạo
Ban lãnh đạo làm việc theo nguyên tắc một thủ trưởng,các phó Tổng giám đốc là những người giúp Tổng giám đốc chỉ đạo thực hiện các mặt công tác cụ thể do Tỏng giám đốc phân công hoặc ủy quyền.Các phó Tổng giám đốc có quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các vấn đề do mình phụ trách khi có chủ trương của Tổng giám đốc.Đối với những vấn đề mới phát sinh,chưa có chủ trương thì báo cáo Tổng giám đốc để bàn bạc cụ thể đảm bảo cho quyết định đưa ra được chính xác
2.2.3.2.Mối quan hệ giữa Tổng giám đốc đối với các phong ban chức năng của cơ quan văn phòng và các đơn vị thành viên
Là quan hệ trực tiếp bằng mệnh lệnh.Tổng giám đốc lãnh đạo và chỉ đạo tiếp đến từng đơn vị thành viên
Trợ giúp cho Tổng giám đốc có các phòng ban chức năng của cơ quan Văn phòng.Tổng giám đốc lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp các phòng ban này hoạt động trong phạm vi quyền hạn vủa mình để giúp Tổng giám đốc quản lý,điều hành các đơn vị thành viên sao cho có hiệu quả
Các đơn vị thành viên và các phòng ban chức năng chịu sự chỉ đạo của Tổng giám đốc,có trách nhiệm thực hiện tốt chức năng,nhiệm vụ của mình và các chức năng nội dung cụ thể theo mệnh lệnh của Tổng giám đốc
2.2.3.3.Mối quan hệ giữa các phòng,ban chức năng với nhau
Các phong ban này luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau để thực hiện tốt chức năng,nhiệm vụ của mình:cung cấp các số liệu và thông tin cho nhau để tham mưu đề xuất kịp thời cho Tổng giám đốc lãnh đạo,điều hành hoạt động của toàn Tổng công ty