Văn học là một trong những môn học quan trọng nhất không thể thiếu đối với trẻ nó mang lại những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, giúp cho trẻ yêu thích thiên nhiên, con người
Trang 1MỤC LỤC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIỜ KỂ CHUYỆN
Trang 2I Phần mở đầu
I 1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chính vì vậy mà sự nghiệp giáo dục cũng phải vươn tới tầm cao mới là điều kiện để tạo ra năng lực trí tuệ do vậy giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh Trước hết người giáo viên phải có đủ đức, đủ tài, phải là người thực sự yêu nghề, mến trẻ, là người mẹ thứ hai của trẻ Để đáp lại lời dạy của Bác Hồ kính yêu tôi luôn học hỏi, trau dồi kiến thức, nhiệt tình dạy dỗ các cháu để sau này các cháu là người chủ nhân tương lai của đất
nước là những người có ích cho xã hội Như lời Bác Hồ đã dạy “ Làm cô mẫu giáo
tức là thay mẹ dạy trẻ” Muốn làm được như thế thì trước hết phải yêu trẻ Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu Việc dạy người không phải đơn thuần là ngày một, ngày hai mà phải dạy, phải học trăm năm suốt đời Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ sẽ là hành trang giúp tôi vững bước trên con đường sự nghiệp giáo dục của mình
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện
Văn học là một trong những môn học quan trọng nhất không thể thiếu đối với trẻ nó mang lại những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, giúp cho trẻ yêu thích thiên nhiên, con người và tạo nghệ thuật hướng cho trẻ đến trí tuệ ,đạo đức, ngôn ngữ tạo cho trẻ cảm nhận được những cái hay cái đẹp giúp trẻ phát triển năng lực nhận thức và hình thành nhân cách con người Đặc biệt qua câu chuyện cổ tích giúp trẻ hiểu được cái thiện , cái ác,…văn học là một trong những phương tiện giáo dục hiệu quả nhất để tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Chính vì vậy, việc đươc văn học vào chương trình giáo dục mầm non là rất cần thiết giúp trẻ phát triển hoàn thiện về mọi mặt
Trang 3Với tinh thần trách nhiệm của một người giáo viên đứng lớp thời gian gần gũi với trẻ nhiều, đa số các cháu đều thích học, thích quây quần bên cô nghe kể chuyện xem tranh
Trẻ thích được tự mình kể lại được các câu chuyện mà trẻ được nghe cô giáo
kể Đặc biệt trẻ thích đóng kịch cùng cô và các bạn.
Từ những vấn đề trên, tôi không khỏi băn khoăn và tự hỏi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ kể chuyện cho trẻ theo hướng tích hợp tôi chợt nhớ tới lời nói của Bác Hồ kính yêu:
“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Vậy là lòng quyết tâm trong tôi đã trỗi dậy, tôi đã tìm đủ mọi hình thức và phương pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng giờ kể chuyện Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Trong chương trình giáo dục mầm non đã có nội dung “dạy trẻ mẫu giáo làm quen với văn học” Bản thân tôi đã ý thức được việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với văn học và đã có những biện pháp dạy trẻ Tuy nhiên các biện pháp dạy trẻ còn đơn điệu, việc tiếp thu của trẻ còn hạn chế
Từ những mặt hạn chế đó xuất hiện mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục cho trẻ mầm non với thực tiễn ở trường mầm non
Để giải quyết mâu thuẫn trên tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện Nhằm nâng cao hiểu biết của mình về dạy trẻ kể chuyện, đóng kịch Qua đó có một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng giờ kể chuyện tại trường mầm non
I.3 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp lá 2 – Trường mầm non Krông Ana
I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trường mầm non Kông Ana – Huyện Krông Ana – Đăk Lăk
I.5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 4- Nghiên cứu cơ sở lí luận: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện”
- Phương pháp đọc sách, phân tích, thu thập những tài liệu có liên quan đến việc dạy trẻ kể chuyện để xây dựng kinh nghiệm cho đề tài
- phương pháp thực nghiệm: áp dụng một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể lại chuyện
- Phương pháp dùng tình cảm khích lệ
II Phần nội dung
II 1.Cơ sở lý luận
Ở lứa tuổi mẫu giáo văn học là một trong những môn học quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ, nhận thức, năng lực cảm xúc tưởng tượng, tính sáng tạo,
sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ khác với các môn học khác Văn học hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh và ngôn ngữ cụ thể, cùng với thời gian đã thu hút , làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ
Văn học là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm đối với trẻ.Văn học là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ, trong sáng nên tiếp xúc với văn học là một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ
Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm non phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ, việc dạy trẻ tiếp cận với tác phẩm văn học cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác như : môn toán, môn tạo hình, chữ cái , môn âm nhạc đặc biệt cho trẻ làm quen với văn học là cho trẻ hoạt động nhiều để trẻ phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp
II 2.Th c tr ng ự ạ
a Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi
- Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ Có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định hướng cho
Trang 5trẻ kể chuyện sáng tạo có hiệu quả, tạo được môi trường hoạt động ở lớp tương đối phong phú
- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu, trường nằm trên địa bàn trung tâm thị trấn nên được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
- Lớp có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các môn học
- Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt chuyên đề văn học, hội thi đồ dùng, đồ chơi cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm
* Khó khăn:
- Phòng học còn chật hẹp, chưa đúng quy cách
- Một số trẻ chưa mạnh dạn còn nhút nhát trong khi kể
- Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo giáo viên chưa biết vận dụng tích hợp các môn học khác và chưa đầu tư sưu tầm các câu chuyện ngoài chương trình
- Khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế, không đồng đều
- Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến con em mình
b . Thành công - hạn chế
* Thành công :
- Lớp có cùng một độ tuổi nên việc tiếp thu kiến thức cũng dễ dàng
- Giáo viên nắm chắc phương pháp của môn kể chuyện , hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
* Hạn chế:
- Kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, chưa mạnh dạn còn nhút nhát, nhận thức hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ tiếp thu văn học chưa cao
c Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh:
- Đồ dùng và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kể chuyện đầy đủ
- Giáo viên linh hoạt, sáng tạo
- Học sinh hứng thú hoạt động tích cực trong giờ kể chuyện
Trang 6* Mặt yếu :
- Khả năng chú ý tiếp thu của trẻ còn hạn chế, một số trẻ chưa mạnh dạn, kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn
- Phòng học chật, chưa đúng quy cách tiêu chuẩn trường mầm
d Các nguyên nhân, các yếu tố tác độ
- Phương pháp cho trẻ làm quen văn học còn cứng nhắc, chưa đồng loạt trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với văn học nói chung xoay quanh chủ đề
“dạy trẻ kể lại chuyện cho trẻ 5- 6 tuổi” nói riêng Giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi để nhằm đạt một số kỹ năng theo yêu cầu bài học
- Trong khi dạy trẻ giáo viên thường hay chú ý đến kết quả dạy trẻ, để nhận xét, đánh giá mà chưa chú ý đến quá trình hoạt động, cách giải quyết, qua đó có biện pháp tác động tích cực đối với trẻ
- Với những nguyên nhân như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập cho trẻ làm quen văn học đặc biệt là thể loại chuyện kể
* Khảo sát đầu năm
Phát âm rõ ràng mạch lạc 15/ 34 = 44,12%
Hứng thú tham gia kể chuyện
sáng tạo
10 /34 = 29,41%
Biết thể hiện ngôn ngữ hoàn cảnh
(kể chuyện sáng tạo)
9 /34 = 26,47%
e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Qua quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi nhận thấy là:
Kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, khả năng tiếp thu của trẻ còn hạn chế không đồng đều dẫn đến việc cảm thụ tác phẩm văn học chưa cao
Phòng học chưa đúng quy cách còn chật hẹp
II.3 Giải pháp, biện pháp
Trang 7a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Nói chung, cô phải nghiên cứu kỹ các tác phẩm trước khi đọc, kể cho trẻ nghe
để thể hiện giọng cho phù hợp với diễn biến tâm trạng, hành động của mỗi nhân vật để truyền đạt cho trẻ một cách hấp dẫn, sinh động, tạo sự hứng thú, lắng nghe cho trẻ một cách tốt nhất
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Để giải quyết được những vấn đề trên, trước mỗi tiết dạy cô phải chuẩn bị đầy đủ giáo án bài dạy, đồ dùng trực quan phong phú để gây hứng thú cho trẻ như tranh ảnh, con rối, mô hình, sưu tầm các bài vè, bài thơ dân gian, bài hát dân ca, câu đố, giáo dục môi trường phù hợp để lồng ghép vào từng tiết dạy
Tự học, tự rèn luyện để có một bản năng đọc kể tự tin, diễn cảm và pha một chút hài hước dí dỏm, nghiêm túc,… dành nhiều thời gian để nghiên cứu tác phẩm, xem nội dung tác phẩm đó giáo dục trẻ những gì, đó có thể là con người cũng có thể là các loài vật với những tính cách đạo đức khác nhau như: hiền hay ác, nhanh hay chậm, nhút nhát hay dũng cảm, khiêm tốn hay kiêu ngạo, … để giáo dục đạo đức cho trẻ một cách nhẹ nhàng và sâu sắc
Ví dụ: Truyện “ Hai anh em” Qua câu chuyện giúp trẻ hiểu được người chăm chỉ làm việc, biết giúp đỡ mọi người thì trở nên giàu có và được mọi người yêu mến còn những ai lười biếng thì sẽ bị đói khổ và bị mọi người chê trách Muốn mọi người yêu thương thì các cháu phải ngoan ngoãn, lễ phép, chăm học, chăm làm, biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn…
Tôi xác định ý của từng đoạn chuyện và diễn biến tâm trạng, hoạt động của các nhân vật Chính việc làm này cũng đã giúp cho tôi xác định được một hệ thống câu hỏi cho phần đàm thoại Xác định được giọng kể phù hợp với từng nhân vật
Ví dụ: truyện “ chú dê đen” chia truyện thành 2 đoạn
Đoạn 1: dê trắng nhút nhát, run sợ trước sự doạ nạt của chó sói vì vậy dê trắng
đã bị chó sói ăn thịt
Tôi đã thể hiện tâm trạng của nhân vật
Trang 8Dê Trắng: bất ngờ bị chó sói quát nạt hơi run càng về sau càng run hơn, không nói rõ lời
Chó sói: chó sói khi mới đầu quát hỏi để thăm dò thái độ của dê trắng Biết dê trắng sợ chó sói càng ra oai quát nạt dữ tợn hơn
Để thể hiện giọng kể cho phù hợp khi dê trắng trả lời chó sói lúc đầu bằng giọng ngập ngừng nhưng vẫn còn mang một chút tự tin, càng về sau càng run sợ giọng kể càng yếu ớt đi
Chó sói khi quát nạt dê trắng “dê kia mày đi đâu” mức độ nạt nộ vừa phải, càng về sau càng gắt giọng rõ từng tiếng để biểu lộ sự độc ác và đắc thắng của nó Tuy nhiên cũng có nhiều chuyện trong đó vừa có lời thoại giữa các nhân vật trong chuyện vừa có đoạn miêu tả tâm trạng nhân vật
* Biện pháp 1 : Sử dụng dụng cụ trực quan.
Trong quá trình giảng dạy tôi luôn sử dụng các phương tiện trực quan, đa
dạng phong phú và luôn đổi mới để thu hút trẻ như các sự vật, hiện tượng trong thế giới thiên nhiên, nhà cửa, cây cối, sông hồ, rừng núi, dùng tranh vẽ
( tranh liên hoàn, tranh mô phỏng, con rối cử động) và dựng cảnh theo từng
tác phẩm bởi vì đồ dùng trực quan có đẹp, hấp dẫn thì trẻ mới chú ý học, trẻ càng tập trung bao nhiêu thì việc tiếp thu kiến thức càng đạt bấy nhiêu
Khi kể chuyện có tranh ảnh minh hoạ kể đến đoạn nào tôi sử dụng hình ảnh
ứng với đoạn chuyện đó Dùng thước kẻ chỉ chính xác vào nhân vật đang kể Nếu dùng rối thì dùng tay điều khiển rối nhịp nhàng kết hợp với lời kể diễn cảm
Sử dụng trực quan vào các thời điểm khác nhau với mục đích khác nhau như
để gây hứng thú, để minh hoạ cho nội dung câu truyện, để hỗ trợ cho trẻ kể chuyện, để trưng bày trong góc thư viện Vì thế nên tôi đã biết được ưu và nhược điểm của mỗi loại trực quan, cần sử dụng đúng lúc, đáp ứng với sở thích của trẻ như vậy kết quả sẽ đạt cao hơn
* Biện pháp 2 : Đọc và kể chuyện cho trẻ nghe.
Ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ chưa thể đọc được các tác phẩm văn học muốn đưa được các tác phẩm văn học đến với trẻ Thì phải qua yếu tố trung gian đó là lời kể,
Trang 9giọng đọc của cô giáo hoặc của ông bà, cha mẹ, anh chị Phải phân biệt giữa đọc và
kể khác nhau
Khi đọc chuyện cho trẻ nghe là đọc diễn cảm nguyên văn tác phẩm Còn kể chuyện là kể lại nội dung chuyện Trong khi kể tôi có thể thêm hoặc bớt đi các chi tiết không làm ảnh hưởng đến nội dung chuyện
Khi kể tôi phải xác định xem tác phẩm đó thuộc loại nào, thần thoại hay cổ tích, để tìm hiểu ý của từng đoạn mà thể hiện giọng đọc, kể cho phù hợp với tính cách của mỗi nhân vật Cùng một nhân vật nhưng trong các bối cảnh khác nhau, sắc thái ngôn ngữ cũng khác nhau Bằng những biện pháp nhân hoá gắn với kỹ thuật cường độ, nhịp điệu, ngắt giọng, cử chỉ, ánh mắt để thể hiện rõ nét
Cường độ là thể hiện độ vang của giọng to nhỏ, nhịp độ nhanh chậm của lời kể
Ngắt giọng là cách để nghỉ ngừng, lên xuống tuỳ theo từng câu, từng ý để biểu
lộ ý từ của tác phẩm sau dấu phẩy, ngoài ra còn nhấn mạnh vào từ, vào ý để gây bất ngờ cho người nghe và chuyển tải từ đoạn này sang đoạn khác
Ví dụ: khi kể cho trẻ nghe chuyện “ chú dê đen”
Đoạn 1: “ từ đầu đến tao sẽ ăn thịt mày” giọng cô kể thể hiện điệu bộ tính cách của chó sói quát nạt, hách dịch giọng dê trắng nhút nhát, run sợ
Đoạn 2: Từ “ có một chú dê đen… đến hết truyện” giọng chó sói lúc đầu quát nạt khi nghe dê đen quát lại sói sợ hãi và hạ giọng xuống thái độ run sợ của chó sói…
Khi kể truyện cô cần sử dụng cử chỉ điệu bộ ánh mắt để hỗ trợ thêm cho giọng
kể của mình
Cử chỉ giúp cho cô giảm bớt phần khô cứng và tăng thêm khả năng diễn cảm nên cũng gây cho trẻ được sự thích thú Nhưng cũng không nên lạm dụng cử chỉ điệu bộ quá nhiều làm cho trẻ cứ chú ý vào đó mà quên cả nghe chuyện
Tôi thường đọc, kể chuyện cho trẻ nghe vào mọi lúc, mọi nơi như giờ chơi, đi dao, tham quan, … Đặc biệt sau mỗi lần kể thì cô giáo tóm tắt lại câu chuyện một lần, dần dần trẻ đã hiểu và thích được nghe cô kể chuyện nhiều hơn
Trang 10*Biện pháp 3 : Đàm thoại theo nội dung chuyện.
Đây là phương pháp đàm thoại giữa cô và trẻ trong đó cô giữ vai trò chủ động
để đặt ra những câu hỏi cho trẻ trả lời và ngược lại cô gợi ý trẻ đặt câu hỏi cô trả lời đồng thời cô gợi ý nếu trẻ gặp khó khăn hoặc để trẻ trả lời được những câu hỏi cao hơn so với trình độ của trẻ nhằm phát huy tính tích cực của trẻ Câu hỏi của cô đặt phải ngắn gọn rõ ràng, rõ ý Cô đặt câu hỏi chung cho cả lớp yêu cầu trẻ suy nghĩ và trả lời cho đúng Sau đó yêu cầu trẻ giơ tay, gọi một trẻ trong số các trẻ giơ tay trả lời nhắc cả lớp nghe câu trả lời của bạn, và kiểm tra lại ý kiến của mình Có thể gọi thêm một vài trẻ khác trả lời hoặc nhận xét câu trả lời của bạn nhằm khuyến khích sự mạnh dạn tự tin ở trẻ Sửa những câu trả lời không đúng, thiếu
chính xác bằng các câu nói nhẹ nhàng (theo cô thì…các con thử nhìn lại xem nào,
có phải…bạn nào có ý kiến khác…).
Ví dụ: trong chuyện “chú dê đen” cô đặt câu hỏi trong chuyện “chú dê đen”
có những nhân vật nào? Các con có nhận xét gì về nhân vật dê trắng, dê đen, chó
sói? Các con yêu nhân vật nào? Vì sao? (cho một trẻ trả lời sau đó gọi trẻ khác
nhận xét câu trả lời của bạn Cô nói theo cháu, cháu có nhận xét gì thêm?).
Tác dụng của việc đàm thoại rất to lớn đối với giáo dục trẻ Vì trẻ thích tìm tòi thắc mắc, ngược lại trong khi đàm thoại giúp cho tôi biết được nhận thức của trẻ tới đâu? Hiểu nhiều hay ít? Sai hay đúng? Khả năng tư duy diễn đạt của trẻ thế nào?
Qua đàm thoại giúp cho trẻ biết gợi hình, gợi cảm ví von So sánh, nhân cách hoá lên từng câu chuyện để phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ
*Biện pháp 4: Dạy trẻ kể lại truyện.
Là phương pháp thực hành tốt nhất Phương pháp này không thể tách rời phương pháp kể chuyện diễn cảm, đàm thoại và trực quan, có tiến hành tốt các phương pháp trên thì mới tiến hành tốt phương pháp kể lại chuyện
Khi dạy trẻ kể lại chuyện tôi thường tiến hành qua các bước sau: Giới thiệu tác phẩm để giúp trẻ nhớ lại và hiểu tác phẩm hơn Với những câu chuyện mang