1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tác phẩm thơ trữ tình

29 460 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 296 KB

Nội dung

Từ đó kéo theochất lượng học văn ngày càng sa sút Một lí do nữa có thể nhận thấy đó là trong quá trình giảng dạy các tácphẩm thơ chữ Hán, khi tiến hành phân tích tác phẩm, đôi khi một số

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Thơ Trung Đại Việt Nam được coi là bộ phận văn học gắn liền với mộtgiai đoạn cực kì quan trọng trong chiều dài lịch sử đất nước ta - giai đoạn nhànước phong kiến Việt Nam được xác lập, đi từ chỗ cực thịnh rồi chuyển dần tớichỗ suy vi Qua các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam gắn với từng thời

kì lịch sử của dân tộc, có thể khẳng định được giai đoạn văn học trung đại đã đểlại cho nền văn học Việt Nam một di sản vô cùng quý báu; đồ sộ về khối lượng;phong phú và hết sức đa dạng về nội dung; đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệ thuật.Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bó với truyềnthống cao đẹp của dân tộc Bởi lẽ như lời khẳng định của cố thủ tướng chính phủPhạm Văn Đồng: “Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại,phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm giàuthêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam” Chúng ta có thể tìm thấytrong di sản này những kho tư liệu quý giá giúp ta có thể nhìn lại được cả mộtquá khứ vinh quang nhưng không ít khó khăn, gian khổ của dân tộc, để rồi từ đó

có thể hướng cái nhìn đến hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng đến tươnglai một cách tin tưởng, lạc quan hơn Đối với nhà trường THCS, di sản này đóngmột vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách đạo đức chongười học sinh, giúp học sinh từng bước hướng tới những giá trị chân - thiện -

mĩ cao đẹp, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh vựcsáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu

Việc dạy văn học ở nhà trường nói chung và dạy thơ trữ tình trung đạitheo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh nói riêng là một vấn đề

đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học văn cũng nhưnhiều giáo viên giảng dạy văn học quan tâm Thực tế cho thấy ở hầu hết các tácphẩm thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7 có nhiều điểm tươngđồng cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện Mỗi tác phẩm đều chứa đựng trong

nó những giá trị nội dung sâu sắc, phản ánh một cách toàn diện xã hội đươngthời, thể hiện quan niệm nhận thức, tâm tư, tình cảm của con người một cách

rõ nét Các tác phẩm thi ca Việt Nam thời kì này cũng đã phần nào chịu ảnhhưởng mạnh mẽ bởi nghệ thuật của thơ Đường, ở thi pháp thơ rất đa dạng,phong phú, phức tạp và nhiều màu sắc về ngôn từ, thể loại Hiểu được các bàithơ này một cách thấu đáo đã là khó, việc giảng dạy như thế nào để học sinhcảm thụ được còn khó khăn hơn rất nhiều Bản thân tôi thiết nghĩ, đó chính là sựtrăn trở, suy tư của không ít giáo viên làm công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn 7như chúng tôi

Trang 2

Mặt khác, qua thực tế giảng dạy Ngữ văn 7, nhiều học sinh luôn có tâm líkhông thích học phần thơ trữ tình trung đại, không hứng thú tìm hiểu, khám phácái hay, cái đẹp trong các lớp ngôn từ của văn bản Nhiều học sinh tỏ ra thụđộng khi tìm hiểu văn bản mà không biết hình thành cho mình thói quen chủđộng tìm hiểu khám phá bài học Phần lớn các em còn thờ ơ, lãnh đạm với tácphẩm văn chương, nhất là thơ, thường ít hiểu, ít yêu thơ Các em học và tìm hiểucác bài thơ trong sách giáo khoa cũng bình thường như các bài học khác, không

có chút tình cảm đặc biệt nào đối với mỗi tác phẩm thơ mà các em được tiếpcận Đối với nhiều em, thế giới thơ còn là một thế giới xa lạ và là một thế giớikhông tưởng mà đã gọi là không tưởng thì cũng chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu choxong, cho qua một tác phẩm nên vì thế mà có tình trạng nhiều em không thể nhớnổi tên tác phẩm thơ trung đại các em vừa được học cách đây vài ngày chứ nói

gì đến chuyện các em có thuộc lòng tác phẩm thơ đó hay không ? Nếu có ai hỏicác em về những bài thơ hay mà các em thích, thường thì câu trả lời của các emcũng chỉ xoay quanh các bài thơ đã học trong sách giáo khoa và sở dĩ các emthấy hay vì có in trong sách giáo khoa và thầy giáo bảo vậy Cá biệt có trườnghợp học sinh lại tỏ ra rất “sợ học” thơ Đường, bởi vì có những bài thơ có phiên

âm chữ Hán, từ ngữ khó hiểu, điển cố nặng nề gây cho các em nhiều khó khăntrong quá trình học và tìm hiểu, mặt khác đôi khi chính cách giảng bài của ngườithầy chưa thực sự tạo ấn tượng sâu sắc, muốn khám phá và tìm hiểu cho họcsinh Chính vì thế mà ở học sinh dần dần mất hứng thú học văn Từ đó kéo theochất lượng học văn ngày càng sa sút

Một lí do nữa có thể nhận thấy đó là trong quá trình giảng dạy các tácphẩm thơ chữ Hán, khi tiến hành phân tích tác phẩm, đôi khi một số giáo viênchủ yếu hướng dẫn các em tìm hiểu văn bản dựa theo bản dịch thơ mà sao nhãnghoặc quên mất bản phiên âm (bản gốc), do đó có nhiều học sinh không thể nhớnổi một từ hay một câu thơ hay trong bản gốc Vì thế, người giảng dạy gặp rấtnhiều khó khăn trong công tác soạn giảng giáo án, phải đầu tư không ít thờigian và công sức trong việc tìm hiểu, khám phá những cái hay, cái đẹp trongmỗi tác phẩm văn học để từ đó từng bước tạo ra hứng thú, niềm say mê tìmhiểu những giá trị đặc sắc chứa đựng trong các tác phẩm thơ trung đại ViệtNam Để thực hiện được điều đó thì vấn đề trước mắt được đặt ra là phải cónhững biện pháp tối ưu nhằm giúp giáo viên và học sinh đạt hiệu quả caotrong giảng dạy và học tập thơ trữ tình trung đại Việt Nam Đó chính là lí dothôi thúc tôi nghiên cứu nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm về “Một

số phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thơ trung đại Việt Nam ở mônNgữ văn 7 trong nhà trường THCS” với mong muốn có thể ứng dụng hiệuquả hơn trong giảng dạy để dạy tốt các bài thơ trữ tình Trung Đại trongchương trình Ngữ văn 7, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy, học môn ngữvăn ở trường THCS

Trang 3

2 Mục đích nghiên cứu.

Qua những lí do đã nêu ở trên, qua khảo sát học sinh và qua tham khảo,trao đổi cùng đồng nghiệp Tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài sáng kiếnkinh nghiệm về : Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tác phẩm thơtrữ tình trung đại trong bộ môn Ngữ văn cho học sinh lớp 7B - Trường THCSTiên Lãng" để tiến hành nghiên cứu với mục đích:

+ Giúp học sinh biết khám phá được những kho tàng tri thức văn học vôgiá trong từng tác phẩm thơ trữ tình trung đại

+ Góp phần nâng cao chất lượng dạy học các giờ học về thơ trữ tình trungđại Tạo hứng thú đón nhận và niềm hứng khởi cho người dạy và người học khiđược tiếp cận và làm quen với từng tác phẩm thơ trữ tình trung đại Từ đó giúphọc sinh biết bồi đắp thêm tình yêu văn học

+ Phát huy tốt tính trí tuệ và năng lực cảm thụ của giáo viên và học sinhtrong việc dạy và học thơ trữ tình trung đại

+ Từ việc nâng cao chất lượng giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trungđại trong bộ môn Ngữ văn 7 cho học sinh THCS để từng bước đáp ứng côngcuộc đổi mới, xây dựng đất nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáodục hiện nay Thực hiện mục tiêu kế hoạch, nhiệm vụ mà ngành giáo dục đã đề

ra trong xây dựng đất nước hiện nay đó là: "Không ngừng nâng cao chất lượnggiáo dục và đào tạo thế hệ trẻ thành những người phát triển toàn diện để kế tục

sự nghiệp vĩ đại của cha ông ta, thích ứng với yêu cầu xã hội."

3 Thời gian – địa điểm.

Căn cứ vào thực tế giảng dạy cùng với kinh nghiệm và những hiểu biếtcòn ít ỏi của bản thân về thể loại thơ trữ tình trung đại, tôi cố gắng tìm hiểu

Trang 4

phương pháp giảng dạy thơ trữ tình, đó là chú ý đến đặc trưng của thơ Đặc biệtquan tâm đến việc khai thác các yếu tố quan trọng cấu thành nên các tác phẩmthơ trữ tình trung đại Đó chính là các yếu tố về mặt loại thể, trình tự trữ tìnhtrong lời giảng, khai thác hình tượng, tâm tư của tác giả hay của nhân vật trữtình được gửi gắm trong mỗi tác phẩm Hình tượng thơ hình thành trong một cấutạo ngôn ngữ đặc biệt không giống ngôn ngữ bình thường Cấu tạo trong ngônngữ đó làm cho hình tượng thơ không chỉ có hoạ mà còn có sự hoà quyện củachất nhạc Chính vì thế trong khi giảng, người giáo viên phải truyền đạt kiếnthức đảm bảo cho học sinh vừa hình dung được hình ảnh bài thơ gợi lên vừacảm thụ được nhạc điệu của bài thơ mang đến Nắm được đặc trưng đó, chúng ta

sẽ có một phương hướng chung để đi vào nắm được quy luật chung, tìm raphương pháp cơ bản nhất của việc giảng dạy thơ Phương pháp cơ bản đó sẽ gópphần hướng dẫn chúng ta trong khi đi tìm những phương pháp cụ thể để giảngcác bài thơ muôn hình muôn vẻ

Trang 5

II PHẦN NỘI DUNG

1 Chương 1: Tổng quan.

1.1 Cơ sở lý luận.

- Biện pháp: Cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể Ví dụ: Biện

pháp hành chính Biện pháp kĩ thuật Có biện pháp đúng

- Nâng cao: Làm tăng thêm: Nâng cao nhiệt tình cách mạng

- Chất lượng: là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể

đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn

- Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làmchất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới mộthình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm

mỹ cho người đọc, người nghe

- Trữ tình: Đây là một tính từ có nội dung phản ánh hiện thực bằng cách

biểu hiện những ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng riêng của con người trước cuộcsống

Ví dụ:

+ Thơ trữ tình

+ Những làn điệu quan họ mang đậm chất trữ tình”

- Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả

trước cuộc sống Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu hiện tình cảm, cảmxúc, tuy nhiên cũng có thơ tự sự, truyện thơ Văn xuôi phù hợp với kể chuyện,tuy nhiên cũng có những loại văn xuôi trữ tình hoặc mang nặng tính chất trữ tìnhnhư tùy bút

- Thế nào là thơ trữ tình ?

Đây là 1 thể loại thơ ca Chữ "Trữ tình" là từ Hán Việt, chữ Hán viết 抒抒,

có nghĩa là "bày tỏ tình cảm"

Như vậy "Thơ trữ tình" là 1 thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói nên

tư tưởng tình cảm cảu tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phản ánh cuộc sống

Vì vậy thơ trữ tình không miêu tả quá trình sự kiện, không kể tình tiết đầy đủcâu chuyện, cũng không miêu tả nhân vật, cảnh vật cụ thể, mà mượn cảnh vật đểbày tỏ tình cảm (tả cảnh trữ tình)

- Thơ trữ tình Trung Đại:

- Là thể loại văn học được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiềuthể thơ, chủ đề viết về tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên

và tấm lòng nhân đạo

Trang 6

1.2 Cơ sở thực tiễn

Từ thực tế giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam ởtrường THCS, phần lớn các giáo viên đều nhận thấy thơ trữ tình Trung Đại làthể loại văn học tương đối khó, đặc biệt là so với khả năng tư duy còn rất

“non” của đối tượng học sinh lớp 7, hơn nữa các tác phẩm văn học trung đạiđược tính từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX đã cách chúng ta hơn mười thế kỉ, đếnvới thế hệ trẻ dưới mái trường phổ thông thế kỉ XXI đã có khoảng cách rất xa

về thời gian Qua nghiên cứu và giảng dạy, chúng ta đều thấy rõ ở các tácphẩm thơ trung đại có nhiều bản phiên âm chữ Hán Phải qua bản dịch nghĩa,dịch thơ, học sinh mới hiểu được ý nghĩa của tác phẩm Khó khăn cơ bản là ởchỗ giáo viên và học sinh phải đối diện trực tiếp với các văn bản, mặc dù có bảndịch nhưng vẫn còn nhiều chênh lệch; mặt khác, các bài thơ thời này thườngngắn và ý nghĩa thường ẩn sâu trong các lớp ngôn từ của tác phẩm, đôi khi vượt

ra ngoài ngôn ngữ biểu hiện Vì vậy, giáo viên thường thụ động dựa vào hướngdẫn và các bản dịch để giảng cho học sinh mà có phần xa dời nguyên tác tácphẩm Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc chuyển tải cái hay, cái đẹp củatác phẩm tới học sinh Do đó, học sinh thường chỉ nhớ "vẹt" ý của bài mà khônghiểu sâu sắc tác phẩm, không phát huy được năng lực sáng tạo; chỉ sau một thờigian ngắn, những nội dung ấy nếu không được ôn lại, sẽ nhanh chóng ra khỏichỗ nhớ, lâu dần, thói quen đó làm mất hứng thú của học sinh đối với bộ mônVăn

Trước tình hình ấy, để khắc phục những khó khăn đó và đáp ứng yêu cầugiảng dạy, giáo viên phải tìm hiểu kĩ chương trình, bổ sung thêm kiến thức từcác sách nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp,vừa sức với học sinh, giúp các em vượt qua những khó khăn trên để cảm nhậnđược cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ này Tiếp nhận thơ trữ tình trung đại đốivới lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, đặc biệt học sinh lớp 7 quả là điều không

hề đơn giản Chính vì vậy người giáo viên phải là chiếc cầu nối giúp các em cảmnhận được thơ ca trung đại, đặc biệt thơ Đường - một thành tựu của thơ ca nhânloại

Thế kỉ 21 là thế kỉ của sự hội nhập toàn cầu, đời sống kinh tế xã hội pháttriển, lúc này trong suy nghĩ và nhận thức của người học những môn học thờithượng như: Toán, Lý, Hoá, Tin học, Ngoại ngữ…giữ vị trí quan trọng hơn baogiờ hết; văn chương không có tính năng ứng dụng, tương lai người học khôngđược đảm bảo, chính vì thế mà học sinh ngày càng xa rời văn chương Đặc biệt,một thực tế đang tồn tại mà bất kì giáo viên nào cũng nhận thấy đó là : Sáchtham khảo, sách hướng dẫn để học tốt, sách chuẩn kiến thức, những bài vănmẫu… quá nhiều, vô hình dung đã làm cho học sinh bỏ rơi sách giáo khoa, họcsinh tỏ ra biết đầy đủ nội dung tác phẩm văn chương được học dựa vào bài soạn

Trang 7

ở nhà nhưng chưa một lần đọc bài văn, bài thơ trong sách giáo khoa, thầy cókiểm tra phát vấn thì các loại sách tham khảo nghĩ hộ, nói hộ tất cả và khi giáoviên ra đề kiểm tra coi nghiêm túc thì tất thảy đã phơi bày ra, học sinh khôngthích, không có hứng thú học văn, chỉ học theo hình thức đối phó miễn sao kếtquả các bài kiểm tra không quá thấp là được.

Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ về việc đưa các biện pháp gópphần nâng cao chất lượng giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại, còn cónhiều ý kiến thảo luận khác nhau trao đổi về việc dạy thơ trữ tình trung đại màchưa đi đến một ý kiến thống nhất chung nào đó giữa các giáo viên Ngữ văntrong tổ

Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu

2.1 Thực trạng.

Qua khảo sát kết quả các bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận về việc nắmkiến thức các tác phẩm thơ trữ tình Trung Đại của học sinh được thể hiện cụ thểnhư sau:

* Bài kiểm tra số 1 (đầu năm):

Lớp

Tổngsố

so với tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình Trong khi đó số bài kiểm tra xếp loạiyếu, kém là tương đối cao (Chiếm ¼ tổng số bài kiểm tra) so với mặt bằng

Trang 8

chung về nhận thức của học sinh Vậy nguyên nhân do đâu mà lại có tỉ lệ chênhlệnh như thế ? Thực tế cho thấy, thể loại, thi pháp văn học cổ có nhiều xa lạ vớithi pháp văn học đương đại nên đó là điều khó khăn cho học sinh tiếp nhận.Vốnsống kinh nghiệm thực tế học sinh còn ít, học sinh khó khăn khi tái hiện hoàncảnh xã hội, hiểu các điển tích, điển cố được sử dụng trong tác phẩm văn học cổ.Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển đi lên của đất nước, chúng ta có nhữngthành tựu quan trong về lĩnh vực kinh tế Tuy nhiên với cơ chế nền kinh tế thịtrường đã tạo ra những phức tạp và những ảnh hưởng không lành mạnh đối vớiđời sống con người, nhất là thế hệ trẻ Đặc biệt là đối tượng học sinh, trong đó

có học sinh bậc trung học cơ sở Một bộ phận lớn học sinh chịu ảnh hưởng củacác yếu tố tiêu cực của xã hội chi phối nên ý thức học tập không cao, thiếu tựgiác Trong khi đó, phần văn học trung đại là phần văn học khó nhất Vì thế, chấtlượng học sinh thuyên giảm Ngoài ra, sự quan tâm, cách nhìn nhận của phụhuynh học sinh là sính học các môn Khoa học tự nhiên cũng có những ảnhhưởng không tích cực đến việc nỗ lực phấn đấu của học sinh đối với môn Ngữvăn Bên cạnh đó, việc lựa chọn phương pháp học tập bộ môn không hợp lí cũng

là nguyên dẫn tới chất lượng các bài kiểm tra của các em chưa cao Nhiều emluôn duy trì thói quen học “vẹt”, học trước quên sau; việc ghi nhớ và tái hiệnkiến thức về các tác phẩm thơ trữ tình trung đại của các em chưa tốt; đa số cácchỉ học thuộc các văn bản thơ mà không có phần phiên âm, còn đối với nhữngvăn bản có phần phiên âm thì hầu hết các em đều tỏ ra không mấy thích thú; họcthuộc một cách máy móc nên mất rất nhiều thời gian mà chất lượng bài kiểm tracũng không khá hơn Một nguyên nhân nữa là do khả năng tư duy văn học củacác em chưa cao cùng với việc các em chưa chịu đào sâu suy nghĩ về các tầng ýnghĩa được ẩn chứa trong những tác phẩm thơ cổ, do đó chất lượng các bài kiểmtra viết của các em phần lớn là rất thấp Đó chính là những câu trả lời cho lí do

vì sao chất lượng bài kiểm tra về các tác phẩm thơ trữ tình của học sinh lớp 7Blại thấp như vậy Điều đó càng đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để nângcao chất lượng học bộ môn ngữ văn của học sinh, trong đó có phần văn họctrung đại Việt Nam

2.2 Các giải pháp

Thơ trữ tình trung đại là một vườn hoa rộng lớn, mỗi bài thơ mang trongmình một dáng vẻ độc đáo riêng về mặt nội dung, song nếu đi sâu phân tích,bình giá có tính lí luận, chúng ta có thể thấy được trong mỗi bài thơ vẫn chấtchứa những hơi thở chung, gộp lại thành những nét của một phong cách thơ mẫumực Đó là chất cổ điển trong vẻ đẹp, trong màu sắc không gian và thời gian; làbút pháp chấm phá như muốn ghi lại linh hồn của tạo vật; là điểm nhấn nghệthuật rộng mở, tĩnh trong cái động, động chìm trong tĩnh Để giúp học sinh có

Trang 9

thể tiếp thu tốt hơn những tác phẩm thơ Đường tôi xin nêu một số cách dẫn dắt

để học sinh tiếp cận và cảm thụ tác phẩm thơ theo hướng tích cực:

2.2.1 Đối với khâu chuẩn bị

Để quyết định sự thành công hay thất bại của một giờ giảng văn thì khâuchuẩn bị giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với không chỉ học sinh mà với cảngười giáo viên

- Về phía giáo viên: trước khi tiến hành soạn bài bản thân người giáo viêncần tìm hiểu bài thật nhuần nhuyễn đến mức thuộc ngay bài thơ, sống trọn vẹnvới những cảm xúc mà tác giả bài thơ gửi gắm trong bài; tiếp đến là tìm hiểu vềtác giả (quê quán, cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác ), hoàn cảnh ra đờicủa tác phẩm để hiểu được thấu đáo nội dung tư tưởng của tác phẩm Hướng dẫnhọc sinh soạn kĩ ở nhà (đặt câu hỏi, định hướng phần câu hỏi trọng tâm cần khaithác ), kiểm tra kĩ bài soạn của học sinh, có biện pháp nhắc nhở, phê bình đốivới học sinh có biểu hiện soạn chống đối như soạn sơ sài, soạn nhưng chỉ làchép lại mà không hiểu, không nhớ

- Về phía học sinh: Luôn có ý thức chuẩn bị bài soạn chu đáo trên cơ sởhướng dẫn của hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáoviên trước tiết học Ngoài ra, để mở rộng thêm những hiểu biết về tác phẩm, cần

bố trí thời gian đọc thêm tư liệu có liên quan đến tác phẩm, tích cực sưu tầm cáccâu thơ, bài thơ có nét tương đồng với tác phẩm sắp học hay các nhận định vềtác phẩm

2.2.2 Đối với hoạt động dạy học trên lớp:

Hoạt động dạy học trên lớp được thực hiện với nhiều bước quan trọng, đó

là lúc thầy và trò cần phát huy được vai trò trung tâm của mình trong một giờhọc Chính vì thế khi thực hiện dạy bất kì một văn bản thuộc thể loại nào đichăng nữa, người thầy giáo đều phải định hướng học sinh của mình theo cácbước như sau:

Bước 1: Giáo viên nên hết sức coi trọng mà không được coi nhẹ hay bỏ

qua khâu kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, bởi đây chính là tiền đề quan trọng

để đánh giá sự cảm thụ được tác phẩm của học sinh ngay trên lớp

* Ví dụ: Trước khi học văn bản “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí

Bạch, giáo viên có thể thực hiện các hình thức kiểm tra xem học sinh có chuẩn

bị bài ở nhà hay không bằng những cách sau:

Một là: Đến từng bàn học sinh kiểm tra trực tiếp vở soạn bài của các em.Hai là: dùng hình thức câu hỏi vấn đáp như “Hãy cho biết tác giả của bàithơ “Cảm nghĩ thanh tĩnh” là ai? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ này?

Trang 10

Bước 2: giáo viên cần chú ý khâu vào bài để tạo không khí phù hợp với

bài học Có thể là một bài hát, một bản nhạc, một bức tranh hay một mẩu truyệnngắn mang nội dung tư tưởng tương đồng với tác phẩm chuẩn bị học

* Ví dụ: khi học bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Chi

Trương, giáo viên có thể cho học sinh nghe bài hát “Quê hương” của Đỗ TrungQuân Âm điệu ngọt ngào cùng lời bài hát đằm thắm, thiết tha khiến học sinhcảm nhận dễ dàng hơn, cụ thể hơn về tình yêu quê hương trong mỗi con người,

và như vậy, cách tiếp cận với bài thơ sẽ học trở nên dễ dàng hơn

- Hay khi dạy văn bản “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ.Trước khi vào bài mới giáo viên chiếu một số những hình ảnh về cảnh tượng củanhững địa phương trên cả nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề do các trận bãokinh hoàng vẫn diễn ra hàng năm ở nước Cụ thể là hình ảnh về những thiệt hại

về người, về của cải vật chất Sau khi chiếu cho học sinh xem Giáo viên có thểđưa những câu mang tính chất liên hệ như sau:

? Sau khi quan sát những hình ảnh trên, em có cảm nhận (hay suy nghĩ) gì

về thiên tai và sự tàn phá của nó

Từ câu trả lời của học sinh giáo viên có thể tích hợp ngang với hoàn cảnhgia đình của tác giả Đỗ Phủ trước sự tàn phá của trận bão lớn để vào bài

Bước 3: Với phần đọc văn bản:

Đọc văn bản thơ trữ tình là một trong những cách giúp học sinh có thểcảm nhận được vẻ đẹp nhiều hình vẻ của ngôn ngữ văn chương mà mỗi tác giảmuốn gửi gắm đến độc giả của mình Đồng thời giúp cũng giúp học sinh rèn chomình kĩ năng đọc tự tin trước mọi người

- Đọc thơ là để tạo tâm thế ban đầu cần thiết cho học sinh cũng chính làbước đầu tiếp cận hình tượng thơ Chính vì thế mà khi đọc thơ, giáo viên cầnđịnh hướng cho học sinh cần đọc cả bản phiên âm, dịch nghĩa (nếu có), dịch thơ

- Đọc diễn cảm là tạo điều kiện cho cảm xúc của học sinh được khởi độngtheo âm vang của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ thơ, và ngôn ngữ nhân vật, cái màđọc bằng mắt nhiều khi không đạt được Đọc chính là tạo lên rung động thơ, tạolên sự đồng điệu về tâm hồn để rồi tiến tới sự đồng tình và đồng ý với tác giả

Bước 4: Với phần phân tích:

* Phân tích tác phẩm cần phải gắn liền với thân thế, phong cách tác

giả và hoàn cảnh xã hội nảy sinh tác phẩm, điều đó sẽ giúp học sinh hiểu tác

phẩm một cách đúng đắn, sâu sắc hơn

* Ví dụ: Khi dạy thơ Đỗ Phủ, giáo viên cần hướng học sinh vào chất

thánh trong con người ông, phong cách thơ ông khác hẳn với Lý Bạch, ông viết

Trang 11

về mọi đề tài và không đề tài nào thoát ly thời cuộc vì cuộc đời ông nhiều giannan vất vả Ông đã có một thời gian ngắn làm quan song từ quan vì xảy ra sựbiến An Lộc Sơn, vả lại bản thân ông cũng không được nhà vua tín nhiệm Gầnnhư suốt cuộc đời ông sống trong cảnh nghèo đói bệnh tật Ông là đại diện củakhuynh hướng thơ hiện thực, ngòi bút của ông luôn hướng vào phía dân nghèo:

… Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,

(Bài ca nhà tranh bị gió thu phá)

Men theo chặng đường thơ Đỗ Phủ sẽ giúp học sinh thấy được bức tranhhiện thực đời Đường đậm nét Qua đó hiểu thêm về phong cách thơ của tác giả

- Việc tìm hiểu về tác giả, tác phẩm giữ vai trò quan trong trong việc địnhhuớng cho học sinh đi sâu khai thác các giá trị của văn bản Bởi lẽ trong thực tế

có nhiều tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc từ hoàn cảnh sống, từ phong cáchsáng tác của mỗi tác giả Và đặc biệt hơn nữa có nhiều sáng tác là sự phản ánhchủ quan, có chiều sâu về cuộc đời, số phận của chính tác giả được gửi gắm kínđáo trong mỗi tác phẩm của họ

* Ví dụ: Khi dạy văn bản “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, giáo

viên có thể giới thiệu cho học sinh những thông tin cần thiết, có liên quan trựctiếp đến nội dung văn bản:

Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 抒抒抒) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ

18, đầu thế kỷ 19 (1772-1822) Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suytàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quầnchúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị ápbức trong xã hội

Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bấthạnh Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đềulàm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc

- Dạy thơ trung đại, cần lưu ý xác lập một cái nhìn biện chứng và lịch sử.Các tác phẩm văn học trung đại được sáng tạo và truyền bá trong những hoàncảnh lịch sử nhất định Tựu chung những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoacủa cuộc sống văn hoá, tinh thần của dân tộc đã in đậm dấu ấn trên những tácphẩm này Nếu không đặt tác phẩm trong mối liên hệ với hoàn cảnh lịch sử, bảnthân tác giả nhiều khi chúng ta không thể hiểu, lí giải chính xác và thấu đáonhững vấn đề trong tác phẩm

- Ví dụ: Khi dạy văn bản “Nam quốc sơn hà” – Lí Thường Kiệt, giáo viên

sẽ định hướng cho học sinh thấy được hoàn cảnh ra đời bài thơ gắn liền với mộtmốc lịch quan trọng của dân tộc, đó là sự kiện quân ta đánh tan quân Tống bên

Trang 12

sông Như Nguyệt đầu năm 1077 để học sinh có thể ghi nhớ được những kiếnthức lịch sử quan trọng của dân tộc Từ đó biết bồi đắp thêm tình cảm, niềm tựhào đối với lịch sử dựng nước và giữa nước hào hùng của dân tộc ta.

* Dạy tác phẩm thơ trữ tình trung đại phải chú ý đến đặc trưng thể loại:

Cho học sinh tìm hiểu về thể loại và đặc trưng của từng thể loại Mỗi thểloại văn học trung đại nói chung Thơ trung đại nói riêng có dạng thức tồn tại vàphương thức biểu đạt nhất định Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại là đivào thi pháp- đi lại con đường của người sáng tác để có thể thâm nhập và hiểutác phẩm được dễ dàng Cho học sinh nắm được thi pháp của thơ trung đại ThơĐường luật gồm có các thể thơ: Tứ tuyệt, Thất ngôn bát cú Dạy thơ Đường luậtthất ngôn bát cú (thể thơ được học nhiều ở THCS) cần chú ý các đặc điểm vềvần, niêm luật, đối và kết cấu, ngôn ngữ

+ Bố cục của bài (thường theo đặc trưng thể loại hoặc theo nội dung văn

bản (diễn biến tình cảm, tâm trạng nhân vật) Căn cứ vào đó, giáo viên cần cócách tìm hiểu linh hoạt:

* Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Qua Đèo Ngang” của (Bà huyện Thanh Quan),

giáo viên nên hướng dẫn học sinh khai thác theo bố cục của bài thất ngôn bát cú,

vì đây là một bài thơ tuân theo các quy định nghiêm ngặt của phong cách thơĐường, gồm 4 phần đề - thực – luận – kết, ở mỗi phần luôn có sự song hành bứctranh cảnh và bức tranh tâm trạng, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khaithác tìm hiểu

Nhưng khi tiến hành dạy bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến),vẫn là kết cấu: đề - thực – luận – kết, vẫn đủ 8 câu với niêm, luật, vần, đối rấtchuẩn như luật thơ Đường quy định nhưng bài thơ này lại có sự phá cách ở ýtưởng, ở cấu tứ bài thơ Vì thế, khi dạy bài thơ này nên đi theo diễn biến tựnhiên quá trình cảm xúc của nhân vật trữ tình, nên chia bài thơ theo 3 ý như sau:1-Cảm xúc khi bạn tới chơi (câu 1); 2-Cảm xúc về gia cảnh (câu 2 đến câu 7); 3-Cảm xúc về tình bạn (câu 8)

+ Nhịp thơ, vần thơ, thanh điệu, âm hưởng: Đây là các yếu tố không thể

thiếu trong bất kì một tác phẩm thơ trữ tình nào, bởi chúng góp phần thể hiệncảm xúc của chủ thể hay nhân vật trữ tình, nó cũng chính là căn cứ để đánh giátài năng nghệ thuật của bất kỳ nhà thơ nào Do đó, khi tiến hành dạy các văn bảntrữ tình trung đại người giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khai thác mộtcách triệt để các yếu tố này

* Ví dụ:

Trang 13

- Khi học bài thơ “Nam quốc sơn hà”, giáo viên cần để học sinh thấy nhịpthơ chậm thể hiện nội dung tư tưởng của bài, đó là lời tuyên bố dõng dạc, đanhthép về quyền tự chủ của dân tộc

- Đối với bài “Tụng giá hoàn kinh sư”, cần giúp học sinh phát hiện vàthấy được tác dụng của việc sử dụng nhịp thơ nhanh, dồn dập nhằm diễn tả khíthế chiến thắng của tướng sĩ nhà Trần

- Còn khi dạy bài “Qua Đèo Ngang” giáo viên có thể giúp học sinh quansát và phát hiện được vai trò của thanh điệu trong việc thể hiện tình cảm “nhớnước, thương nhà” của Bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước Đèo Ngang quanhững câu thơ rất giàu tình cảm như:

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốcĐau lòng mỏi miệng cái gia gia ”

+ Ngôn từ, chi tiết, hình ảnh thơ: khi khai thác bài, giáo viên cần chú ý

đến hệ thống từ ngữ được sử dụng, đó là các tính từ, các từ láy gợi hình gợi cảm,các động từ, các hình ảnh thơ để thể hiện sâu sắc, rõ nét bức tranh cảnh và bứctranh tâm trạng của nhân vật trữ tình

* Ví dụ:

- Trong bài “Chinh phụ ngâm khúc”, một số tính từ được sử dụng có giátrị biểu cảm cao: “xanh xanh”, “xanh ngắt”, sự có mặt của các tính từ này khiếncho mức độ màu xanh ngày càng đậm lại, cả một không gian như thấm đẫm sắcxanh vời vợi, mênh mông, thăm thẳm Đó không chỉ là màu xanh cụ thể mà làmàu xanh trừu tượng (màu xanh tâm trạng): màu xanh nhung nhớ, màu xanh côđơn, màu xanh của sự chia lìa, buồn khổ và hoàn toàn tuyệt vọng Chính màuxanh ấy đã góp phần làm nổi bật tâm trạng cô đơn trĩu nặng của người chinhphụ

- Trong bài “Thiên Trường vãn vọng” (Trần Nhân Tông), tìm hiểu 2 câucuối, giáo viên nên chú ý hướng học sinh vào khai thác 2 hình ảnh mà tác giảlựa chọn: “mục đồng” và “cò trắng”: trên những con đường nhỏ quanh co trở vềthôn xóm, từng đàn trâu nối đuôi nhau trong âm thanh tiếng sáo chiều réo rắt,văng vẳng; trên những cánh đồng quê yên ả, từng đôi cò trắng bay liệng, nối tiếp

hạ xuống Ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ đầy âm thanh và màu sắc, thanh tao vàdào dạt sức sống Bút pháp điểm nhãn, lấy động tả tĩnh, cảnh đồng quê thanhbình, êm đềm, tĩnh lặng và tràn đầy sức sống

+ Đặc biệt, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khai thác triệt đểnhững từ được coi là “nhãn tự” của bài thơ

* Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, giáo viên

cần giúp học sinh phát hiện ra “nhãn tự” của bài thơ chính là từ “xuân”

Trang 14

+ Phép tu từ: Trong các tác phẩm thơ trữ tình trung đại thường sử dụng

chủ yếu các phép tu từ như: điệp từ, điệp ngữ, nhân hóa, đặc biệt phép đối Giáo viên nên hướng dẫn học sinh phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật cơ bản

và từ đó cảm nhận được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó đem lại

* Ví dụ:

- Trong bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” - Hạ Chi Trương,câu thơ “Hương âm vô cải mấn mao tồi”, ta thấy có phép tiểu đối: giọng quêkhông đổi >< mái tóc đã thay đổi Phép đối càng làm nổi bật tình cảm, tâm trạngcủa nhân vật trữ tình: cho dù thời gian có làm cho mái tóc thay đổi nhưng tìnhcảm với quê hương không hề đổi thay, trước sau như một, vẫn nguyên vẹn, thắmthiết, bền chặt

- Trong bài “Côn Sơn ca” (Nguyễn Trãi), việc sử dụng nghệ thuật so sánh

“Côn Sơn suối chảy rì rầm – Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”, điệp từ “ta”khiến khung cảnh thiên nhiên trở nên thanh cao, khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ.Thiên nhiên đã trở thành người bạn tri kỉ, gắn bó, hòa vào tâm hồn Nguyễn Trãi

- Trong bài “Qua đèo Ngang”, việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo cấutrúc ngữ pháp trong hai câu thơ “Lom khom duới núi tiều vài chú – Lác đác bênsông chợ mấy nhà” đã góp phần diễn tả được sự cô đơn, lẻ loi của con ngườitrước cảnh Đèo Ngang vắng vẻ, thưa thớt khi chiều tà

+ Luôn có sự kết hợp hài hoà giữa phiên âm, dịch nghĩa với dịch thơ

(với những văn bản chữ Hán) để học sinh hiểu đầy đủ dụng ý nghệ thuật của tácgiả:

- Dạy thơ tiếng nước ngoài qua bản dịch (đặc biệt là thơ chữ Hán) quả làkhông dễ đối với người dạy Thực tế cho thấy, ở một số văn bản thơ chữ Hángiữa nguyên tác và bản dịch vẫn có độ chênh: Hao hụt hoặc sai lệch ít nhiều …

Vì lẽ đó, khi dạy những tác phẩm loại này, giáo viên thường gặp rất nhiều lúngtúng Nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho người dạy như : nên cho học sinh cảmnhận theo hướng nào ? Phân tích bài thơ ra sao ? Bắt đầu khai thác từ đâu ? Kết quả là không ít giáo viên khi dạy mảng văn thơ dịch mới chỉ đưa học sinhvào những hướng cảm thụ một cách sơ sài, đôi khi còn chưa sát ý

Việc đối chiếu phần dịch nghĩa và dịch thơ với nguyên âm trong quá trìnhgiảng văn là một thao tác hết sức cần thiết để giải mã tác phẩm một cách có hiệuquả Để tiến hành, trong quá trình dạy giáo viên cần định hướng cho học sinhvào với không khí của sự so sánh, đối chiếu

Chẳng hạn, khi dạy bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) của

Lí Bạch giáo viên cần đưa ra cho học sinh các câu hỏi dạng như:

- Ở mỗi câu trong phần dịch thơ có gì khác với bản phiên âm?

Ngày đăng: 30/10/2017, 03:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w