1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

TÁC ĐỘNG của CUỘC KHỦNG HOẢNG KHU vực ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU âu

14 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 202,44 KB

Nội dung

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNGCHÂU ÂU Khủng hoảng nợ công Châu Âu là mối nguy lớn nhất hiện nay chặn đà phục hồi nền kinh tế khu vực đồng tiền chung Châu Âu nói ri

Trang 1

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG

CHÂU ÂU

Khủng hoảng nợ công Châu Âu là mối nguy lớn nhất hiện nay chặn đà phục hồi nền kinh tế khu vực đồng tiền chung Châu Âu nói riêng và thế giới nói chung Nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế khu vực đồng tiền chung Châu Âu vốn đã bị tác động mạnh mẽ bởi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (2007 – 2009) chưa kịp phục hồi thì đã bị làm suy sụp thêm bởi cuộc khủng hoảng này Nền kinh tế Mỹ và Châu Âu là hai nền kinh tế mạnh hàng đầu thế giới (chiếm khoảng 30% GDP của thế giới) và có quan hệ ngoại thương rộng khắp thế giới vì vậy, sự suy thoái của hai nền kinh tế này có tác động rất mạnh đến nền kinh tế chung của thế giới Các hoạt động sản xuất kinh doanh và nhiều vấn đề kinh tế khác của khu vực đồng tiền chung Châu Âu này và phần còn lại của thế giới đã chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng này

Cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đồng tiền chung Châu Âu bắt đầu từ Hy Lạp, tiếp bước sau đó là Ai Len, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và cả một số nền kinh tế thuộc G8 Các nước thuộc khu vực đồng tiền chung Châu Âu này đã có nhiều nỗ lực nhằm ngăn chặn sự đỗ vợ sâu và rộng, tuy nhiên thế giới vẫn đang dõi theo từng động thái và trạng thái của nền kinh tế khu vực này và

rõ ràng chưa ai xác định được điểm dừng của cuộc khủng hoảng nằm ở đâu

Dưới đây là những phân tích sâu hơn nhằm thấy rõ những quan ngại từ cuộc khủng hoảng tài chính Khu vực đồng tiền chung Châu Âu

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU

A- Tác động của cuộc khủng hoảng tại Eurozone đối với các doanh nghiệp tại khu vực châu

Âu và Đông Nam Á;

1- Tác động của khủng hoảng khu vực Eurozone đến họat động kinh doanh tại khu vực Châu Âu.

Khu vực Eurozone gồm 17 quốc gia (Eurozone 17) chiếm tới 70% GDP trên toàn khu vực Châu Âu (Trừ Nga) bao gồm các nền kinh tế lớn hàng đầu của thế giới như Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ Các nền kinh tế Eurozone này lại nằm trong liên minh Châu Âu (EU 27) Với các đặ điểm như vậy có thể thấy rằng những gì đang xẩy ra với Eurozone 17 cũng chính

là đang xảy ra với EU 27 Sự suy sụp từ khủng hoảng khiến các nền kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung Châu Âu mất đi tính năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh Cuộc khủng hoảng đã đẩy lùi sự phát triển của khu vực và Châu Âu nói chung

Trang 2

Để thấy rõ các khó khăn với các nền kinh tế khu vực Châu Âu, những phân tích dưới đây đối với Eurozone sẽ cho thấy điều đó:

- GDP giảm sút:

- Theo quy định, tỷ lệ nợ công tối đa đối với một quốc gia thành viên của khối sử dụng đồng euro là 60% GDP trong khi thâm hụt ngân sách hàng năm không được vượt quá 3% Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có 2 trong số 16 quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung đáp ứng đầy đủ những tiêu chí này là Phần Lan và Luxembourg Chính sự vượt rào “tập thể” này là một nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng nợ hiện nay

- Bảng số liệu dưới đây cho thấy GDP của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung Châu

Âu liên tục giảm sút trong các quí gần đây và nhiều nước có mức tăng trưởng âm như Ý, Hà Lan,

Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và đặc biệt là Hy Lạp

Country

2012 Q1

2011 Q4

2011 Q3

2011 Q2

2011 Q1

2010 Q4

2010 Q3

2010 Q2

2010 Q1

Trang 3

Belgium 0.5 1.2 1.8 2.2 3 2.1 2.1 2.9 1.9

- FDI giảm sút: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào khu vực đồng tiền chung Châu Âu giảm sút

do các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại các rủi ro có thể xảy ra, thay vì đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào khu vực này sẽ chẩy sang các khu vực, quốc gia khác như Bắc Mỹ, Trung Quốc,…Bức tranh này chỉ ra một môi trường đầu tư ảm đảm cho khu vực

- Lạm phát tăng cao: Làm giá cả đầu vào tăng và tiêu dùng giảm sút, đó là nguyên nhân dẫn đến việc giảm giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ

Trang 4

- Đồng EUR mất giá: ở thời điểm hiện tại đồng EUR đã mất giá trị 13% so với cùng thời điểm tháng 6 năm 2011 Sự mất giá đồng EUR sẽ gây ra khó khăn cho hoạt động nhập khẩu

- Thu nhập giảm sút dẫn đến tiêu dùng giảm sút: Khủng hoảng tài chính sâu rộng, cộng với chính sách thắt lưng buộc bụng của các chính phủ các nước trong khu vực Eurozone đã dẫn đến việc giảm chi tiêu công, người dân cũng vì đó mà khó khăn và thu nhập của họ đã giảm sút lại bấp bênh,…rõ ràng là những điều như vậy đã làm cho tiêu dùng giảm sút mạnh mẽ, nó cũng đồng nghĩa với việc giám sút của sản xuất công nghiệp, hàng hóa và dịch vụ

- Bảo hộ tăng: Nền kinh tế trở nên khó khăn, sản xuất trong nước trở nên đình đốn, do vậy chính phủ các nước thuộc khối Eurozone vì thế cũng sẽ tìm mọi cách để bảo hộ sản xuất trong nước

- Thuế tăng, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp: Nợ công ở mức hết sức cao, ngân sách quốc gia thâm hụt là những nguyên nhân sẽ khiến chính phủ các quốc gia thuộc Eurozone tăng thu từ thuế đề bù đắp các khoản thâm hụt và trả nợ

- Chứng khoán giảm: Theo số liệu từ Bloomberg.com, giá chứng khoán của khối Eurozone giảm sút rõ rệt trong vòng một năm qua Điều này chứng tỏ giá trị của các công ty đang dần giảm sút

- Hệ số tín nhiệm quốc gia giảm sút mạnh: Chúng ta hãy xem một số sự kiện chính các tổ chức xếp hạng tín nhiệm về tín dụng và nợ quốc gia liên tục hạ mức độ tin nhiệm đối với các nước trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu

Các quốc gia đã lún sâu vào nợ nần như Hy Lạp, Ai Len, Bồ Đào Nha còn chưa tìm được hướng đi cho mình thì các quốc gia khác thuộc các nền kinh tế lớn của thế giới nói chung như Tây Ban Nha, Ý, Pháp cũng đang rất lung túng với các khoản nợ công khổng lồ của mình

- Nguồn chất xám đang bị “chảy máu”: Sự khó khăn của kinh tế khu vực đồng tiền chung Châu Âu dẫn đến thực trạng di chuyển nguồn lao động có chất lượng đến những khu vực còn lại của Châu Âu hoắc các khu vực khác trên thế giới để tìm kiếm cơ hội và tránh rủi ro tài chính

- Chính trị bất ổn - Cho đến nay, cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng đe dọa sự tồn tại của đồng tiền chung châu Âu, khiến cho chính trường nhiều nước ở "lục địa già" chao đảo, nhiều chính phủ phải giải tán và tồi tệ nhất là tác động tiêu cực tới quá trình hồi phục kinh tế toàn cầu vốn đã mong manh và trì trệ Bất đồng về quan điểm trong việc giải quyết các khó khăn chung của khu vực không chỉ diễn ra giữa các quốc gia mà ngay cả trong nội các các quốc gia, ngoài ra việc phản đối của người dân đối với các chính sách thắt lưng buộc bụng của các nước đang diễn

ra cũng đang gây ra một mối quan ngại sâu sắc cho thế giới

Trang 5

- Tỷ lệ thất nghiệp tăng rõ rệt, đặc biệt ở các quốc gia đang bên bờ vực vỡ nợ như Hy Lạp,

Ai Len, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha Con số 24.4% ở Tây Ban Nha hay 21.7% ở Hy Lạp là những con số rất báo động, nó sẽ dẫn đến một sự bất ổn lớn trong xã hội

Cyprus

Malta

Cuộc khủng hoảng hiện nay tiếp tục nối dài chuỗi ngày khó khăn trên thị trường việc làm tại Cựu lục địa Tính đến tháng 3, tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực eurozone đạt 10% Tây Ban Nha là quốc gia khó tìm việc nhất cho giới trẻ khi tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm này lên tới 40% Tỷ lệ này cũng lên tới 2 con số tại Slovakia, Cộng hòa Ireland, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Pháp Hà Lan

là quốc gia có thị trường lao động dễ chịu nhất với mức thất nghiệp chỉ là 4,1% Biểu đồ (phải) cho thấy thu nhập bình quân của người lao động toàn thời gian tại châu Âu trong năm 2009 (đơn vị: EUR, số liệu của Eurostat)

Trang 6

2- Tác động tới nền kinh tế Đông Nam Á

Tình trạng này cho thấy giới đầu tư sẵn sàng "nhanh tay rút vốn" khi cần thiết và đẩy

những quốc gia được xem là có nền kinh tế vững chắc nhất có thể lâm vào suy thoái

Chỉ trong vòng một tuần lễ, sàn giao dịch chứng khoán Jakarta (Indonesia) mất tới gần

11% giá trị, Manila (Philippines) là 9,4%, Hong Kong 9,2%, Singapore 3,2%, Thượng Hải bị sụt 3,69%

Nói chung, “làn gió khủng hoảng” đã bao trùm châu Á và không chừa bất cứ một quốc gia nào, kể cả những nơi từng được xem là có sức tăng trưởng bền bỉ nhất như Nhật Bản tân Thủ tướng Nhật Naoto Kan cho rằng nước Nhật sẽ theo chân Hy Lạp, nếu không kiểm soát được nợ công đã lên đến cao độ và có nguy cơ vượt mức 200 % GDP trong vài năm nữa Indonesia, nước thu hút những khoản tiền khổng lồ của giới đầu tư quốc tế từ 2 năm nay, thế nhưng, chỉ trong vòng 2 tuần, các nhà đầu tư đã bán tháo công trái của chính phủ đến hơn 2 tỷ USD, khiến Ngân hàng Trung ương Indonesia phải can thiệp để ổn định thị trường

Một trường hợp khác là Singapore Chỉ trong vòng 3 tuần, đồng đôla Singapore bị mất giá 8% so với USD Cùng thời gian, đồng USD tăng giá 9% so với đồng Won (Hàn Quốc) và 7,5%

so với đồng Rupee (Ấn Độ) Theo các chuyên gia kinh tế, rõ ràng là “ngọn gió khủng hoảng” từ châu Âu, và Hoa Kỳ đã không chừa một nước nào, kể cả những nước có tiềm năng

Theo số liệu của FSS và KRX, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua chứng khoán Hàn Quốc với tổng giá trị lên tới 1.800 tỷ Won (tức hơn 1,5 tỷ USD) Trong tháng 9, chỉ riêng giới đầu tư châu Âu đã bán ra một lượng cổ phiếu Hàn Quốc trị giá 583 tỷ Won (khoảng 514 triệu USD), gần

Trang 7

bằng một nửa trong tổng giá trị cổ phiếu bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài trong cùng thời điểm

Các nhà đầu tư Hy Lạp và Italia đang gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính ở trong nước, đã rút một lượng lớn tiền đầu tư vào cổ phiếu Hàn Quốc, với trị giá lên tới 334 tỷ Won (294 triệu USD) Cũng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nợ Hy Lạp, các nhà đầu tư Pháp đã bán

ra lượng cổ phiếu Hàn Quốc có giá trị 217 tỷ Won (191 triệu USD)

Trong khi đó, quy mô đầu tư từ Hoa Kỳ vào thị trường trái phiếu Hàn Quốc trong tháng 9 chỉ đạt 428 triệu USD, giảm 50% so với tháng 8

Triển vọng tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển và mới nổi nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, do sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa

Tốc độ phục hồi kinh tế chậm, nguy cơ suy thoái, khu vực tài chính nhiều bất ổn là đặc điểm chính của kinh tế thế giới trong 1-2 năm tới Liều thuốc "kích cầu" quen thuộc thông qua việc bơm tiền vào nền kinh tế với trọng tâm là khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt tại Mỹ, không đưa lại kết quả trông đợi

Dòng vốn đầu tư giảm

Nguyên nhân chủ yếu cho tình trạng ảm đạm trên là giao dịch thương mại quốc tế và dòng vốn đầu tư xuyên quốc gia sẽ giảm đáng kể, khi hai khu vực kinh tế đầu tầu (Mỹ và EU) còn chưa tìm được lời giải cho bài toán tăng trưởng và khủng hoảng nợ công trong điều kiện eo hẹp

về ngân sách hiện nay Các điều kiện tài chính xấu đi, chính sách tài khóa (đặc biệt là đề xuất của Chính phủ TT Obama về thuế thu nhập đối với người có thu nhập trên 1 triệu USD) đi vào ngõ cụt do bất đồng ý kiến giữa các đảng phái chính trị, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thị trường nhà đất ngày càng suy yếu

Ở châu Âu, nợ xấu và nguy cơ lan truyền ở khu vực đồng euro cao, việc tái cấu trúc nợ công

ở Hy Lạp và tái cơ cấu vốn của các ngân hàng ở một số nước như Pháp, Đức, Italy chỉ còn là vấn

đề thời gian Hậu quả nặng nề từ thiên tai (động đất và sóng thần tại Nhật Bản), biến động không ngừng của giá nguyên vật liệu sản xuất do tình trạng bất ổn chính trị - xã hội ở Bắc Phi và Trung Đông cũng tác động tiêu cực đến đà phục hồi kinh tế

Sự thoái lui khỏi thị trường

Một số khoản đầu tư vẫn có thể được đổ vào khu vực Đông Nam Á từ các nước thuộc khu vực Eurozone mà vẫn đang nằm ngoài vòng xoáy nợ công thì không ít các khoản đầu tư từ khu vực này được rút khỏi thị trường ASEAN để trở lại Châu Âu góp phần đương đầu với khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng này

Trang 8

Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp

Kinh tế thế giới suy giảm sẽ đưa đến tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển, do hầu hết các nước này phụ thuộc vào xuất khẩu Biến động tỷ giá hối đoái euro/USD và đặc biệt là sự suy yếu của đồng euro là yếu tố bất lợi làm giảm khả năng cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu được tính giá bằng USD

Mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào mức độ hội nhập Các nước chịu ảnh hưởng lớn nhất là các nước có tỷ trọng giao dịch thương mại lớn với Mỹ và châu Âu Đối với Việt Nam, ảnh hưởng xấu từ sự suy yếu của kinh tế Mỹ là có thể nhìn rõ nhất vì quốc gia này là đối tác thương mại hàng đầu của nước ta, chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu, đặc biệt là hàng dệt may Diễn biến kinh tế của Trung Quốc, xuất khẩu giảm và nguy cơ đổ vỡ thị trường bất động sản vốn đang quá nóng cũng có thể đưa đến những tác động bất lợi

Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu thông qua thúc đẩy quan hệ mậu dịch, đặc biệt trong khối các nước ASEAN, là một giải pháp thích hợp trong thời điểm hiện nay Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án hợp tác nhà nước – tư nhân (PPP) cũng giúp huy động vốn bù đắp thiếu hụt từ đầu tư nước ngoài, đồng thời tránh phải tăng vay nợ công

B- Sự tác động toàn cầu đối với các doanh nghiệp và các ngành nghề;

Tác động đối với kinh doanh và công nghiệp thế giới

Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU), thuộc tạp chí "Nhà Kinh tế", nhận định cuộc khủng hoảng của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tác động đến thị trường chứng khoán và tiền tệ trên toàn thế giới những ảnh hưởng xấu nhất của nó, như làm giảm mức tín dụng quốc gia, nguy cơ lan rộng và các chương trình tiết kiệm chi tiêu

Tuy nhiên, nguy cơ cuộc khủng hoảng vượt ngoài tầm kiểm soát vẫn còn nếu lòng tin của thị trường tiếp tục giảm sút, sẽ tác động tiêu cực hơn đối với các khu vực còn lại của thế giới

Tác động đối với kinh tế Mỹ

Tác động của cuộc khủng hoảng ở châu Âu đối với Mỹ chủ yếu thông qua các mối liên hệ

về tài chính Căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng ở châu Âu có thể dẫn đến việc các ngân hàng không muốn chấp nhận rủi ro ngày càng gia tăng ở Mỹ Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), các ngân hàng Mỹ đã cho châu Âu vay 1.400 tỷ USD, không bao gồm trái phiếu Nếu cuộc khủng hoảng ở châu Âu xấu đi, các ngân hàng Mỹ sẽ phải tăng dự phòng cho các khoản nợ xấu Ngược lại, các ngân hàng châu Âu cho Mỹ vay 3.900 tỷ USD và những khó khăn về tài chính có thể buộc các ngân hàng này giảm chênh lệch thu chi toàn cầu, và do đó hạn chế khả năng của họ trong việc tiếp tục cho Mỹ vay tiền

Trang 9

Mặc dù tình hình tồi tệ đi của châu Âu có thể tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng như các nhà xuất khẩu của Mỹ, nhưng nó không tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ vào EU chỉ chiếm khoảng 2,8% GDP của Mỹ, và do đó cũng không phải là một kênh để có thể lan truyền những khó khăn của châu Âu vào Mỹ

Tác động đối với các thị trường đang nổi

Đối với nhiều nước đang phát triển, xuất khẩu vào thị trường EU lớn hơn so với Mỹ Thương mại là vấn đề đặc biệt lo ngại đối với châu Á, với nhiều nước định hướng nhiều cho xuất khẩu Dù đã ít định hướng xuất khẩu hơn so với các nước nhỏ nhưng Trung Quốc cũng vẫn chịu tác động Theo tính toán gần đây của IMF, giá trị xuất khẩu và đầu tư sản xuất để xuất khẩu chiếm 45% GDP của Trung Quốc Đối với các nước Trung Âu và Đông Âu, xuất khẩu vào các nước phát triển của EU cũng đặc biệt quan trọng

Tuy nhiên, nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn về tài chính vẫn còn Châu Âu có mối liên hệ ngân hàng sâu sắc với các thị trường đang nổi Theo số liệu của BIS, các ngân hàng châu

Âu đang nắm giữ tới 3.000 tỷ USD những khoản nợ chưa trả ở các thị trường đang nổi và các nước đang phát triển, trong khi của các ngân hàng Mỹ chỉ là 566 tỷ Nếu các ngân hàng châu Âu gặp khó khăn về tài chính hoặc đổ vỡ, khả năng tiếp cận tín dụng của các thị trường đang nổi sẽ

bị giảm Các ngân hàng châu Âu sẽ phải thu nhỏ các khoản cho vay của mình đối với các thị trường đang nổi

Mặc dù có những lo ngại như vậy, nhưng nhiều thị trường đang nổi vẫn ở trong điều kiện tương đối tốt để có thể hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng ở châu Âu Braxin, Trung Quốc

và nhiều nước châu Á khác đã phục hồi khá nhanh từ cuộc khủng hoảng toàn cầu, hay như Ân

Độ và Inđônêxia gần như không chịu tác động

Suy thoái kép toàn diện ở châu Âu với căng thẳng tài chính lại nổi lên có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với tất cả các khu vực khác Điều này có thể làm cho dòng vốn chảy ra khỏi các thị trường đang nổi, sẽ làm suy yếu đà phục hồi kinh tế

Ảnh hưởng của toàn cầu hóa:

Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính được đẩy mạnh thông qua việc tự do hóa rộng rãi các giao dịch tài chính quốc gia và phát triển các thị trường tài chính quốc tế, hướng tới một thị trường tài chính mang tính toàn cầu Tự do hóa tài chính bao gồm các nội dung cơ bản, như: nới lỏng kiểm soát tín dụng; tự do hóa lãi suất; tự do hóa tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch

vụ tài chính trên toàn thế giới, không phân biệt biên giới; tự do hóa việc di chuyển của các luồng vốn quốc tế Quá trình này dẫn đến hệ thống các nền tài chính quốc gia hội nhập và tùy thuộc, tác động lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ Các doanh nghiệp có thể tự do huy động vốn từ thị trường tài

Trang 10

chính quốc tế qua các công cụ trái phiếu doanh nghiệp hoặc bán cổ phần ra thị trường nước ngoài Cuốc khủng hoảng khiến cho các công ty đa quốc gia rút các nguồn vốn của mình đầu tư ở nước ngoài để chống đỡ với cuộc khủng hoảng trong nước Sự toàn cầu hóa gây ảnh hưởng đến toàn khu vực Euro zone khi chỉ một quốc gia có khủng hoảng nợ công

Các công ty đa quốc gia (MNCs) ngày càng đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong các quan hệ kinh tế thế giới Tính đến năm 2004, toàn thế giới có khoảng 63.000 công ty đa quốc gia với trên 800.000 chi nhánh Các công ty đa quốc gia hiện chi phối hơn 80% giá trị thương mại quốc tế, chiếm hơn 90% tổng giá trị vốn đầu tư và thành tựu khoa học, công nghệ trên thế giới Với sức mạnh ngày càng lớn, các công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng ảnh hưởng, duy trì và nâng cao quyền lực kiểm soát trong các lĩnh vực quan trọng như tài chính, công nghệ, dịch vụ và lao động Các công ty xuyên quốc gia chính là một nhân tố cực kỳ quan trọng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hóa đã thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao, nếu nửa đầu thế kỷ XX, tổng GDP của thế giới tăng 2,7 lần, thì đến nửa cuối thế kỷ, tổng GDP thế giới đã tăng 5,2 lần Đầu năm 1950, tỷ trọng thương mại trong GDP toàn cầu là 7%, thì hiện nay đã tăng lên hơn 50% Năm 2004, tổng giá trị thương mại toàn cầu đạt hơn 22.267 tỉ USD, làm cho thương mại thực sự trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới Biểu đồ sau đây cho thấy mức tăng trưởng GDP và xuất khẩu hàng hóa thế giới trong 10 năm sau khi WTO ra đời

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến việc những hàng rào kinh tế ngăn cách giữa các quốc gia dần được dỡ bỏ, điều này đã mở ra những cơ hội thị trường to lớn cho tất cả các nước, mà trước hết là thị trường xuất - nhập khẩu

Trong nền kinh tế toàn cầu, cùng với các quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ tăng lên mạnh

mẽ là sự gia tăng nhanh chóng các dòng lưu chuyển của vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, được đẩy mạnh Vì vậy, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, các quốc gia có cơ hội to lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận được các công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, rút ngắn khoảng cách tụt hậu , toàn cầu hóa kinh

tế đã tạo điều kiện cho các quốc gia nhanh chóng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế Từ đó hình thành nên một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, rút ngắn được tiến trình hiện đại hóa Xu hướng phân công lao động quốc tế ngày nay đã chuyển dịch từ chiều dọc sang phân công lao động theo chiều ngang, phân công theo chi tiết, theo quy trình sản xuất Chẳng hạn, việc sản xuất máy bay của hãng Boing ở Mỹ có các chi tiết được chế tạo từ gần

Ngày đăng: 11/12/2017, 08:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w