1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phân tích và đánh giá hệ thống core banking t24 tại ngân hàng techcombank

11 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 561 KB

Nội dung

Techcombank đã làm và chúng tôi nhanh chóng trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tạo được thế mạnh vượt trội về công nghệ, khi áp dụng thành công Hệ thống Core

Trang 1

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CORE BANKING T24 TẠI NGÂN

HÀNG TECHCOMBANK

-Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành Techcombank: Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 20 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 180.874 tỷ đồng (tính đến hết năm 2011) Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần, với mạng lưới hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh và thành phố trong cả nước Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 7.800 người, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch

vụ dành cho khách hàng Techcombank hiện phục vụ trên 2,3 triệu khách hàng

cá nhân, trên 66.000 khách hàng doanh nghiệp

-Hơn 10 năm về trước, ban lãnh đạo Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã đứng trước một quyết định quan trọng: dốc sức tạo bước đột phá về công nghệ Đó là năm 2001 khi họ đầu tư cho hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking T24)

-Quyết tâm và dốc sức bởi Hệ thống Core Banking T24 tại thời điểm đó còn

quá mới mẻ, những giá trị của nó chưa thể hiện nhiều tại Việt Nam để kiểm chứng, và đặc biệt là gắn với một chi phí quá lớn Một khoản đầu tư lên tới 20% vốn điều lệ rõ ràng là một quyết định khó khăn Techcombank đã làm và chúng tôi nhanh chóng trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tạo được thế mạnh vượt trội về công nghệ, khi áp dụng thành

công Hệ thống Core Banking T24 của Temenos (Thụy Sĩ) – bên dưới là

màn hình T24 tại Techcombank

Trang 2

-Khi áp dụng Hệ thống Quản trị thông tin (MIS) Core Banking T24 trong hoạt động kinh doanh ngân hàng của mình, Techcombank đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên nền tản công nghệ cao như:

 Dịch vụ Internet Banking theo tiêu chuẩn quốc tế sử dụng thẻ bảo mật 2 yếu tố (Token Key) với nhiều tính năng mới phục vụ cả khách hàng thể nhân và doanh nghiệp: Thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ, đặt lệnh thanh toán tự động, chuyển khoản, quản lý các khoản tín dụng và tiết kiệm, quản lý dòng tiền, đặt yêu cầu vay tự động, mở L/C…

 Triển khai thành công thẻ tín dụng Techcombank Visa, thẻ đồng thương hiệu Vietnam Airlines - Techcombank – Visa Ra mắt dịch vụ F@st MobiPay - dịch vụ thanh toán qua Mobile tích hợp công nghệ Chứng thực và Xác thực nhất thời OTAC (One Time Authentication and Certification)…

 Đặc biệt Techcombank đang triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng tiên tiến nhất để giúp các nhân viên có thể chăm sóc khách hàng chu đáo và đồng nhất qua mọi kênh như Chi nhánh hay Call Center, dự

Trang 3

đoán những nhu cầu sản phẩm dịch vụ của khách hàng để đưa ra những

tư vấn kịp thời và chính xác

Chính vì xây dựng thành công Hệ thống Core Banking T24 của Temenos (Thụy Sĩ), Techcombank đã trở thành Ngân hàng hàng đầu Việt Nam dựa trên nền

tảng công nghệ hiện đại và còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ Theo lời Ông Phùng Quang Hưng, Giám đối Khối Công nghệ và Vận hành của Techcombank cho biết: “Sử dụng công nghệ có thể tạo nên vị thế dẫn đầu trong sản phẩm dịch vụ có thể là điều dễ nhận biết Nhưng quan trọng là ngân hàng nào có đủ tiềm lực, “dám” đầu tư vào công nghệ và biết cách đầu tư một cách thông minh bởi chi phí và nguồn nhân lực luôn là vấn đề lớn, đặc biệt trong thị trường Việt Nam”

Điểm mà Hội đồng quản trị cũng như ban lãnh đạo cấp cao Techcombank e dè

đó là chi phí cho Hệ thống Core Banking T24 của Temenos (Thụy Sĩ) là quá lớn, đến nay đã lên đến hơn 15 triệu USD và còn tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo Tuy nhiên, Techcombank đã xác định, để trở thành ngân hàng hàng đầu và cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài cũng như các ngân hàng bạn thì việc ứng dụng công nghệ hiện đại là điều sống còn và hỗ trợ rất lờn cho kinh doanh, cũng như cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích hơn nữa cho khách hàng

Câu 2: Anh (chị) có đồng quan điểm ứng dụng CNTT (cụ thể xây dựng MIS hay hơn nữa) sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty? Tại sao? Hãy cho ví dụ dẫn chứng các trường hợp mà anh chị có kinh nghiệm:

Về cá nhân tôi đang làm việc tại Techcombank, Tôi hoàn toàn đồng quan điểm phải ứng dụng CNTT để tạo lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng Lý do ư? Như tên của ngân hàng – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), chúng tôi đã và đang dùng công nghệ để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho ngân hàng Chiến lược công nghệ luôn gắn chặt và là một phần không tách rời với chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng, là nền tảng vững chắc cho việc vận hành, quản trị rủi ro của Techcombank và đưa đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tiện ích nhất dựa trên công nghệ tiên tiến nhất

Trang 4

Ví dụ, trong năm vừa qua chúng tôi đã triển khai thành công việc sử dụng ngân hàng trực tuyến trên nhiều thiết bị khác nhau bên cạnh máy tính cố định như Ipad, Iphone, và trên nhiều trình duyệt như: Internet Explorer, Safari, Firefox…

Đặc biệt Chúng tôi sẽ triển khai các ứng dụng Thanh tóan không dùng thẻ nhằm gia tăng sự thuận tiện cho các khách hàng trong hoạt động thanh toán Nếu quên thẻ, bạn vẫn có thể rút được tiền tại ATM bằng chiếc điện thoại di động của mình Hay là bạn có thể chuyển tiền vào số di động cho một người khác và người đó

có thể dùng điện thoại đó ra ATM của Techcombank rút tiền

Câu 3: Giả sử anh (chị) có thẩm quyền triển khai dự án xây dựng MIS tại cơ

Trang 5

quan của anh (chị), anh (chị) hãy cho biết các bước cần tiến hành, các tài nguyên cần chuẩn bị và các bên liên quan mà anh (chị) sẽ tập hợp trong dự án:

@ Các bước cần tiến hành xây dựng MIS tại Techcombank:

-Đầu tiên chúng ta phải có tư duy hệ thống và nhìn hệ thống theo kiểu: Xác định đầu vào, quá trình xử lý, đầu ra, các thành phần phản hồi và điều khiển Trong đó giai đọan khảo sát hệ thống là quan trọng nhất, chúng ta phải tìm hiểu xem CNTT mà chúng ta mong muốn áp dụng có phục vụ cho các ưu tiên, các cơ hội kinh doanh của chúng ta không?

-Tiếp theo chúng ta tiến hành Nghiên cứu khả thi (bao gồm các khả thi về vận hành, khả thi về kinh tế, khả thi về kỹ thuật, khả thi về con người, khả thi về luật/chính trị…), sau đó tiến hành phân tích hệ thống (nghiên cứu sâu về nhu cầu thông tin của người sử dụng, người sử dụng cuối cùng là thành viên quan trọng nhất của nhóm phát triển: giao diện người dùng, tính năng sử dụng có dễ dàng không, quá trình chuyển đổi dữ liệu, …) Đây là bước quan trọng nhất, vì Chiến lược công nghệ luôn gắn chặt và là một phần không tách rời với chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng, là nền tảng vững chắc cho việc vận hành, quản trị rủi ro của Techcombank và đưa đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tiện ích nhất dựa trên công nghệ tiên tiến nhất

Trang 6

-Thành lập đội dự án, bao gồm các thành phần chủ chốt trong Techcombank

và Khởi động dự án

-Lập kế hoạch: xác định chuỗi hoạt động/công việc, ước lượng thời gian… -Thực hiện

-Kiểm soát

-Kết thút và đánh giá

@ Các tài nguyên cần chuẩn bị xây dựng MIS tại Techcombank:

-Xây dựng ngân sách, chi phí cho dự án Ví dụ: 20 triệu usd

-Nguồn nhân lực tham gia dự án: Lãnh đạp cấp cao, nhân viên, khách hàng…

@ Các bên liên quan trong xây dựng MIS tại Techcombank:

-Lãnh đạo cấp cao, có thể là Chủ tịch hội đồng quản trị hay Tổng giám đốc tham gia và trực tiếp chỉ đạo hoặc là đội trưởng đội dự án

-Đối tác: Công ty Temenos (Thụy Sĩ)

-Tư vấn: Công ty Mckinsey Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ngân hàng thì McKinsey là một đối tác đáng tin cậy

-Các khối liên quan: Khối CNTT, Khối kinh doanh, Khối quản trị rủi ro, Khối

hỗ trợ, Khối nhân sự… và các khối này sẽ cử các đại diện ưu tú nhất tham gia vào dự án

-Khách hàng tham gia trãi nghiệm sử dụng sản phẩm, dịch vụ

Câu 4: Chức năng nhiệm vụ của CIO trong doanh nghiệp:

Như một nhu cầu tất yếu, trong doanh nghiệp phải có một nhà CIO (Chief Information Officer - CIO) CIO sẽ là người tham gia thực hiện các kế hoạch kinh doanh, hoạch định xây dựng từng bước hạ tầng thông tin cho công ty và vận dụng hạ tầng thông tin này cùng với các quy tắc hành chính để quản lý, điều hành …

Trang 7

Trong doanh nghiệp, vị trí của CIO chính là điểm giao nhau của hai luồng quan

hệ đối nội và đối ngoại Trong quan hệ đối nội, CIO là trung gian giữa những vị trí quan trọng nhất: giám đốc điều hành (CEO), giám đốc tài chính (CFO), giám đốc nhân

sự (CPO), các cổ đông và những người sử dụng hệ thống thông tin Trong quan hệ đối ngoại, CIO có trách nhiệm làm thông suốt thông tin với khách hàng, các công ty đối tác, với ngân hàng và công ty mẹ

Một CIO đúng nghĩa sẽ phải cùng lúc theo đuổi các nhiệm vụ quan trọng sau:

-Thiết lập chiến lược phát triển ICT cho doanh nghiệp, bao gồm các dự án phát triển và nguyên tắc quản lý

-Thiết kế, xây dựng, duy trì và nâng cao hiệu quả hệ thống CNTT trong DN;

- Quản lý và phân tích hệ thống thông tin, CSDL

-Quản lý tài sản tri thức doanh nghiệp

-Quản lý hệ thống tái cơ cấu quá trình kinh doanh (Business Process Re-engineering - BPR), các sáng kiến, thực hiện cải cách

Để đảm đương được những nhiệm vụ quan trọng, CIO cần phải hội đủ được 3 tố chất: năng lực lãnh đạo tốt; hiểu biết sâu về ICT; và có năng lực phân tích, xử lý thông tin cao Bên cạnh đó, họ cũng phải đáp ứng những tiêu chuẩn quan trọng khác như: khả năng nhìn xa trông rộng; tự tin, sáng suốt khi ra quyết định; nắm vững mục tiêu, nguyên tắc khi tiến hành công việc Như vậy, CIO phải: nắm vững các công nghệ có tác dụng thúc đẩy công ty phát triển; hiểu biết về công việc kinh doanh; có khả năng giao tiếp tốt; có năng lực quản lý và năng lực thực hiện những đổi thay mang lại lợi ích cho công ty; có hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm về ngành công nghiệp đặc thù;

có khả năng tập hợp, phát triển và duy trì đội ngũ các nhà chuyên môn có trình độ cao Một số chức năng, nhiệm vụ của các CIO trong thời điểm hiện nay là:

-Kết hợp CNTT với công việc kinh doanh, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và đổi mới cho doanh nghiệp

-Đảm bảo tầm nhìn xuyên suốt sơ đồ tổ chức của DN, cùng với sự am tường

về công nghệ để trở thành một tác nhân thay đổi công việc kinh doanh, chuyển

Trang 8

dần sang vai trò tổ chức và hoạch định chiến lược kinh doanh Phân tán nguồn lực của DN một cách hợp lý, và chuyển đổi sự tập trung từ việc quản lý hiệu quả và cắt giảm chi phí sang việc tạo ra những cách thức mới để tăng tính cạnh tranh cho DN

-Đi đầu trong sự thay đổi, bằng cách tập trung đầu tư sức lực vào các quy trình nghiệp vụ, các mối quan hệ, luồng thông tin và dịch vụ

-Nghiên cứu mọi khả năng để cắt giảm chi phí, bằng cách xem CNTT như một cách thức để cung cấp những giải pháp linh hoạt và hiệu quả, như tận dụng các lợi thế của công nghệ ảo hóa để tận dụng tối đa không gian làm việc, mà vẫn đảm bảo khai thác tối đa hiệu quả của ứng dụng, hay mô hình phần mềm

là dịch vụ (Software as a Service - SaaS)

-Nắm lấy và khai thác hiệu quả truyền thông xã hội

-Xây dựng đội ngũ chuyên gia CNTT chất lượng cao cho DN

Câu 5: Kế hoạch xây dựng ERP trong doanh nghiệp:

@ ERP (Enterpricse Resouce Planning) với sự tích hợp các module phần

mềm, giúp hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ bên trong doanh nghiệp Ngoài ra, ERP là các hệ thống liên chức năng, xuyên qua ranh giới của các chức năng kinh doanh truyền thống, để tái công nghệ và cải thiện sức sống của các tiến trình kinh doanh trong toàn doanh nghiệp

@ Kế hoạch xây dựng ERP vào doanh nghiệp:

Khi xây dựng ERP chúng ta sẽ lần lượt xây dựng, tích hợp các Module phần mềm, chi tiết như sau:

Trang 9

-Xây dựng CRM: Quản trị quan hệ khách hàng, để tạo hệ thống quản trị liên chức năng, trong đó tích hợp và tự động hoá nhiều tiến trình như bán hàng, tiếp thị dịch vụ khách hàng tương tác Tạo khung phần mềm Web, cơ sở dữ liệu để tích hợp các tiến trình này với các tiến trình còn lại của công ty Ứng dụng: quản lý tài khoản, hợp đồng, bán chéo sản phẩm, tiếp thị, cung cấp kinh nghiệm khách hàng nhất quán và giám sát hỗ trợ dịch vụ đối với khách hàng, chăm sóc khách hàng…

-Xây dựng SCM: Quản trị dây chuyền cung ứng, giúp hỗ trợ, quản lý liên kết giữa các quy trình nghiệp vụ quan trọng của công ty và các nhà cung cấp, khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp Nhằm quản lý mạng lưới quan hệ doanh nghiệp nhanh, hiệu quả, chi phí thấp để tạo ra các sản phẩm của công ty

-Xây dựng HRM: Quản trị nguồn nhân lực nhằm tuyển dụng, quản lý, phát triển nhân viên & năng lực tiềm năng của nhân viên, chính sách nhân sự… -Xây dựng FRM: Quản trị nguồn tài chính, nhằm quản trị chi phí/doanh thu/lợi nhuận của doanh nghiệp

-Xây dựng MRP: Quản trị hệ thống thông tin sản xuất, gồm các hoạt động loên quan đến lập kế hoạch và kiểm saót quá trình sản xuất sản phẩm hay dịch

vụ Nhằm đơn giản hóa quy trình sản xuất, thiết kế sản phẩm, và tổ chức xưởng như một tổ chức sống để tự động hóa và tích hợp

Trang 10

Tóm lại, việc xây dựng hệ thống ERP bài bản, giúp cho doanh nghiệp tăng cao chất lượng, hiệu quả, giảm chi phí trong kinh doanh và góp phần quan trọng hỗ trợ cho các nhà quản trị ra quyết định chính xác phù hợp thị trường cũng như là sự linh hoạt của doanh nghiệp./

Trang 11

@ Các nguồn thông tin – tài liệu tham khảo:

* Website của techcombank: http://www.techcombank.com.vn

* Website: http://fet.itc.edu.vn/index.php/fet-r-d/science-news/95-fet/research-development/s-news/175-cio

* Website: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/doanh-nghiep-viet/techcombank-nhan-giai-cong-nghe-thong-tin-truyen-thong-2696836.html

Ngày đăng: 11/12/2017, 08:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w