Sáng kiến kinh nghiệm, Một số biện pháp, giúp học sinh, học tốt phân môn, Luyện từ và, câu lớp 5
Trang 1BÁO CÁO SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu:
Tiểu học là cấp học quan trọng, được xem là cơ sở ban đầu đặt nền móng cho
sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông Ở cấp tiểu học phân môn luyện từ và câu có nhiệm vụ làm phong phú vốn từ và tích cực hóa vốn từ cho học sinh: cung cấp một lượng
từ ngữ nhất định theo quy định của chương trình, giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ trong hệ thống, hiểu đúng nghĩa và cái hay của nghĩa từ trong hoạt động thực hiện chức năng giao tiếp của mình
Phân môn Luyện từ và câu còn giúp cho các em chiếm lĩnh ngôn ngữ trong giao tiếp, học tập, hoạt động tạo ra hứng thú và động cơ học tập Hơn thế nữa, nhờ có vốn từ dồi dào, cũng giúp cho các em trở nên tư duy chính xác và chặt chẽ hơn Vì lẽ đó, ở trường Tiểu học giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển năng lực dùng từ cho học sinh Phân môn này còn giúp học sinh tích cực hóa vốn từ, đưa các từ vào tạo câu, tạo lời nói trong học tập vui chơi, sinh hoạt thường ngày
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 5 tôi nhận thấy học sinh học và thực hành phân môn luyện từ và câu chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn, học sinh mắc lỗi khi làm bài tập còn nhiều vận dụng từ ngữ còn chưa linh hoạt , làm các bài tập về từ loại còn sai, đặc biệt là học sinh lớp 5C mà tôi đang trực tiếp giảng dạy Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng còn nhiều băn khoăn và trăn trở bởi sự diễn đạt trong Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng Do đó, cần phải có biện pháp dạy học phù hợp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu đó cũng là lí do mà tôi chọn sáng kiến này
2 Tên sáng kiến:
Trang 2“Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn
Luyện từ và câu lớp 5”
3 Tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Anh
Đơn vị công tác : Trường tiểu học TT Hương Sơn – Huyện Phú Bình
4 Chủ đầu tư: - Nguyễn Thị Vân Anh - Đơn vị công tác : Trường tiểu
học TT Hương Sơn – Huyện Phú Bình – Tỉnh Thái Nguyên
5 Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu” thuộc lĩnh vực chuyên môn Tiểu học (Môn Tiếng Việt - “Phân môn Luyện từ và câu”)
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tôi đã khảo sát học sinh và áp dụng
thực hiện từ ngày 24 tháng 8 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016 của năm học
2015 – 2016
7 Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Nội dung sáng kiến:
Năm học 2015 – 2016 Tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5C, với tổng số học sinh: 36 em
Trong đó: Nam: 20 em Nữ: 16 em
Dân tộc: 5 em Khuyết tật: 1 em
Ngay từ đầu năm học tôi đã điều tra thực trạng dạy và học của trường cũng
như của lớp mình về hoàn cảnh từng em, điều kiện học tập, nhận thức, cũng như hứng thú học tập từng phân môn của từng em học sinh Đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu mà tôi dự định sẽ làm đề tài nghiên cứu Tôi thấy một thực tế như sau:
* Những mặt thuận lợi:
- Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác dạy và học, trang bị đầy đủ SGK, sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại Phân môn luyện từ và câu của lớp 5 nhìn chung ngắn gọn, cụ thể đã được bớt nhiều so
Trang 3với chương trình Từ ngữ - ngữ pháp của lớp 5 cũ, phân môn chỉ rõ 2 dạng bài: Bài lý thuyết và bài tập thực hành với định hướng rõ ràng
- Học sinh đã quen với cách học mới từ lớp dưới nên các em đã biết các lĩnh hội
và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Được sự quan tâm của phụ huynh học sinh
* Những Khó khăn trong quá trình dạy và học + Luyện từ và câu là một phân
môn mới và khó, cho nên giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức một tiết
dạy - học Luyện từ, giáo viên có tâm lý ngại dạy Luyện từ và câu,
+ Vận dụng phương pháp dạy học còn lúng túng chưa thực sự thu hút Hiệu quả dạy - học giờ Luyện từ và câu nhìn chung còn thấp
+ Học sinh chưa có hứng thú học tập phân môn này, việc vận dụng thực hành còn gặp nhiều khó khăn
*Thực trạng của việc học Luyện từ và câu
Để có được kết quả sát thực về thực trạng chất lượng học môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 5C, tôi đã lập kế hoạch và điều tra chất lượng học của học sinh bằng cách kiểm tra ngẫu nhiên 36 em học sinh trong lớp thông qua bài kiểm tra:
Bài tập 1: Tìm các từ thể hiện vẻ đẹp của một số loài cây mà em biết ?
Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn tả một loài cây mà em thích.
* Kết quả thu được như sau:
TSHS
HS dùng từ, đặt câu
chính xác, vận dụng
viết văn hay
HS biết dùng từ đặt câu
HS chưa biết dùng
từ đặt câu
* Nhìn bảng thông kê cho thấy các em học luyện từ và câu còn có nhiều hạn chế chất lượng môn Tiếng Việt của lớp còn thấp Khả năng viết văn của học sinh còn gặp nhiều khó khăn, còn mắc nhiều lỗi sai trong việc dùng từ đặt câu
*Nguyên nhân của thực trạng.
Qua quan sát, điều tra, tôi đã tìm hiểu được những nguyên nhân gây nên những
lỗi sai mà học sinh thường mắc như sau:
Trang 4- Vốn từ ngữ chưa phong phú, chưa biết mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ Kiến thức về từ vựng - ngữ nghĩa học của học sinh còn hạn chế, nên bộc lộ những sơ suất, sai sót về kiến thức
- Học sinh ít hứng thú học phân môn này, hầu hết các em được hỏi ý kiến đều cho rằng: Luyện từ và câu là một môn học khô khan và khó Một số chủ đề còn trừu tượng, khó hiểu, không gần gũi quen thuộc Trong sách giáo khoa, có những loại bài tập hoặc xuất hiện quá nhiều, gây tâm lý nhàm chán cho học sinh
(BT điền từ)
- Yêu cầu được nêu ra trong bài tập không rõ ràng, không tường minh và khó
thực hiện (bài tập dùng từ viết thành đoạn văn ngắn)
- Phương pháp dạy của nhiều giáo viên trong giờ Luyện từ và câu còn đơn điệu,
lệ thuộc vào sách giáo viên, ít sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh
- Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy Luyện từ và câu cũng như tranh ảnh, vật chất và các đồ dùng dạy học khác chưa phong phú
* Những sai lầm thường mắc khi học Luyện từ và câu:
- Các em thường mắc các lỗi về tiếng và từ:
- Các lỗi về thanh: còn một số em nhầm lẫn giữa thanh hỏi và thanh ngã
- Xác định từ loại còn nhầm lẫn
- Các em chưa có hứng thú học môn luyện từ và câu vì vốn từ chưa phong phú
- Lĩnh hội kiến thức mới còn nhiều hạn chế, chưa vững
- Do các em lười đọc sách không chịu khó rèn luyện, hoặc do ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài xã hội
* Từ những thực tế trên để tiết dạy - học Luyện từ và câu ở lớp 5 đạt hiệu quả cao, Để đưa chất lượng dùng từ, câu đúng, phong phú và có sự thay đổi về vốn từ ở học sinh, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
*Biện pháp thứ nhất: Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới
Trang 5* Việc hình thành kiến thức mới để học sinh nắm vững khái niệm và vận dụng vào thực hành là việc làm hết sức quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh Do vậy giáo viên cần làm tốt:
- Bài dạy kiến thức mới ( Bài dạy lý thuyết) về từ và câu thường gồm 3 phần: Nhận xét, Ghi nhớ và Luyện tập
- Nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu có liên quan đến nội dung bài học nhằm giúp các em tự hình thành kiến thức
* GV tổ chức cho HS khai thác ngữ liệu ở phần nhận xét theo các hình thức:
+ Trao đổi chung cả lớp
+ Trao đổi theo từng nhóm
+ Tự làm bài cá nhân
- Dù theo hình thức nào thì GV cũng cần chú ý dẫn dắt HS để hướng cho các
em tự rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức
- Ghi nhớ là phần chốt lại những những điểm cốt lõi về kiến thức được rút ra qua việc phân tích ngữ liệu HS cần nắm vững kiến thức này bằng cách:
+ Tự rút ra những điểm chính cần ghi nhớ qua phân tích ví dụ
+ Đọc phần Ghi nhớ trong SGK
+ Nêu những điểm cần ghi nhớ mà học sinh có thể đã tự lĩnh hội được sau bài học
- Luyện tập là phần bài tập thực hành nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã học HS cần chủ động nhiều hơn khi thực hiện các yêu cầu của bài tập GV có thể cho HS nhắc lại một số kiến thức có liên quan, sau đó tổ chức cho HS làm bài tập theo các hình thức cá nhân, cặp đôi, nhóm, Giáo viên cần lưu ý:
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu kỹ yêu cầu của bài tập
+ Chữa mẫu cho HS một bài hoặc một phần của bài tập
+ Hướng dẫn HS làm bảng con, bảng lớp, bảng nhóm, vở nháp, vở bài tập… + Hướng dẫn HS tự kiểm tra hoặc đổi bài để bạn kiểm tra
+ Hướng dẫn HS chữa bài tại lớp để rút kinh nghiệm chung và củng cố kiến thức, kỹ năng cần đạt
Trang 6* Ở phần này giáo viên phát huy vai trò học nhóm của học sinh nhằm phát huy vốn từ của các em
* Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức bài học mới
* Khi dạy về nghĩa của từ, chúng ta cần, hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức
bài học nhẹ nhàng, tự nhiên, phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với sự vật, hoạt động, tính chất mà nó biểu thị
*Ví dụ: Giải thích từ “Sầu riêng”, Tôi cho học sinh nhìn thấy quả sầu riêng
(quả có gai cứng ở vỏ, khi chín vỏ có màu xanh, múi vàng tựa như múi mít, ngọt như quả vải)
+ Giải nghĩa từ “mang”,vác” chúng tôi cho các em làm động tác để quan sát.
- Ngoài ra, có thể dùng tranh ảnh, mô hình cho quan sát, từ đó nêu nghĩa của
từ (bằng cách này học sinh có thể hiểu nghĩa của từ chỉ các sự vật, hiện tượng không trực tiếp nhìn thấy hoặc diễn ra ở xung quanh)
- Mặt khác, tôi còn tìm cách giải thích nghĩa của từ sát hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học Cụ thể lối miêu tả, trực quan khi giải nghĩa từ Bên cạnh
đó, tôi còn chấp nhận và khuyến khích cách giải nghĩa từ theo lối “khôi phục các biểu tượng”, hoặc giải nghĩa từ một cách “mộc mạc, gần gũi” của học sinh
* Ví dụ:
+ Giang sơn: Đất nước mình + Ông ngoại: Người sinh ra mẹ.
*Ví dụ: dạy bài Từ trái nghĩa (tiết 1- tuần 4)
- Khi dạy loại bài này, tôi dùng bài thơ sau để giúp học sinh nhận biết từ trái nghĩa
Dòng sông bên lở bên bồi Bên lở thì đục bên bồi thì trong Khôn nhà dại chợ long đong Việc này hẳn có tay trong tay ngoài Lươn ngắn lại chê trạch dài Vụng chèo khéo chống khen ai vững vàng….
Trang 7Muốn tìm được cặp từ trái nghĩa, trước các cặp từ còn đang “Nghi vấn”, học sinh cần trả lời 2 câu hỏi nhỏ sau: thứ nhất “nghĩa của 2 từ trong mỗi câu thơ có đối lập nhau không, trái ngược nhau không?”, thứ hai : “cơ sở chung của sự đối lập về nghĩa của 2 từ là gì ?” Trả lời được 2 câu hỏi trên, học sinh đã xác định
có cơ sở chắc chắn về từ trái nghĩa
- Cuối tiết học tôi củng cố kiến thức bằng cách tổ chức thi sử dụng và tìm từ trái nghĩa dưới dạng 2 loại bài tập điền từ vào chỗ trống và đặt câu với từ trái nghĩa
Hình thức vừa dạy vừa tổ chức trò chơi như vậy ngay trong không gian lớp học, tại thời gian của lớp học làm cho học sinh đỡ căng thẳng, tạo được hứng thú
và niềm tin trong học tập
*Ví dụ: dạy về nghĩa của từ qua bài Từ nhiều nghĩa
Để chuyển tải được khái niệm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ khi dạy bài
khái niệm về nghĩa của từ, tôi đã tìm cách đặt từ vào trong câu, nói rộng hơn là đặt từ trong ngữ cảnh Ngữ cảnh có tác dụng hiện thực hoá, cụ thể hoá nghĩa của
từ và để học sinh hiểu vấn đề, chúng tôi cung cấp: trong các nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa, nghĩa nào là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc “dễ hiểu” thì đó là nghĩa gốc; còn nghĩa nào là nghĩa gián tiếp, phải suy ra, hiểu rộng ra từ nghĩa gốc, không thật gần gũi quen thuộc lắm, có phần “khó hiểu” thì đó là nghĩa chuyển
- Ví dụ: Để phân biệt nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của từ “Mắt” thì các em dựa vào nghĩa của chúng trong ngữ cảnh, và phải hiểu “mắt” dùng để làm gì? có nghĩa gốc là gì?
* Mắt: - Đôi mắt em rất đẹp.
- Quả na mở mắt
Với cách dẫn dắt cụ thể như vậy, học sinh đã nhận biết được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ rất nhạy bén
Cách tổ chức giờ học như vậy nhằm củng cố kiến thức vừa đáp ứng nhu cầu tích cực hoá hoạt động học tập của các em, hình thành năng lực tư duy tốt mỗi học sinh và phát triển rèn luyện óc suy nghĩ tổng hợp, sự quan sát nhanh cùng
Trang 8với sự thích thú của lứa tuổi hiếu động, giàu cảm xúc, hồn nhiên, luôn ưa thích cái mới lạ, vui tươi, hấp dẫn nhằm tăng hứng thú học tập của học sinh
*Biện pháp thứ ba: Xây dựng trò chơi học tập trong giờ luyện từ và câu Tùy theo loại bài tập mà giáo viên sẽ tổ
chức trò chơi phù hợp Sẽ thu hút được hầu hết học sinh tham gia tích cực trong việc rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu ở các giờ Luyện từ và Câu
Ví dụ: Dạy bài Từ trái nghĩa (tiết 1- tuần 4).
+ Khi dạy loại bài này, tôi sử dụng trò chơi “đố vui” Tôi dùng bài thơ sau để giúp học sinh thực hiện trò chơi và nhận biết từ trái nghĩa
+ Cách thực hiện: Các nhóm thảo luận (nhóm 2) tìm cặp từ trái nghĩa trong từng dòng thơ, sau đó học sinh các nhóm đố nhau (nhóm 1 đọc 1 dòng thơ, nhóm 2 tìm cặp từ trái nghĩa trong dòng thơ đó Sau đó nhóm 2 sẽ làm ngược lại…và cứ tiếp tục cho đến hết)
Anh em trên dưới một lòng Thuyền bè xuôi ngược trên sông sớm chiều
Nghe giảng em hiểu ít nhiều Đừng nói nặng nhẹ những điều chẳng hay
Đảm đang lo việc trước sau Thì thầm to nhỏ kề tai dành dành…
+ Học sinh sẽ vận dụng kiến thức của mình trao đổi với bạn trong nhóm, dựa trên cơ sở nghĩa của chúng có đối lập không
để tìm từ
Cuối tiết, tôi củng cố kiến thức bằng cách tổ chức thi sử dụng
từ trái nghĩa dưới dạng 2 loại bài tập sau:
+ Loại bài tập 1: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống trong từng câu thơ sau
Ví dụ : Yếu trâu còn hơn ……… bò
Trang 9Bé lại xé ra đáng buồn
Lành làm gáo, …… làm muôi
Ở …… người cười, ở hẹp người chê + Loại bài tập 2: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa, dạng bài tập điền từ, học sinh cần được dựa vào từ cho sẵn (từ in đậm trong câu thơ), coi đó là từ
“điểm tựa” để tìm từ có nghĩa trái ngược, tạo nên một cặp từ trái nghĩa hoàn chỉnh Còn ở dạng bài tập đặt câu, học sinh cần căn cứ vào đặc trưng về nghĩa của cặp từ trái nghĩa
đó để đặt câu có nội dung thích hợp
Kết quả cho thấy tất cả học sinh trong nhóm đã chú ý tham gia học tập một cách tích cực đã mang lại kết quả cao cũng như chất lượng cao hơn cho phân môn Luyện từ và Câu ở lớp 5
Biện pháp thứ tư: Mở rộng vốn từ cho học sinh.
Đây là nhiệm vụ cơ bản của phân môn Luyện từ và câu Khi có vốn từ phong
phú, học sinh rất thuận lợi trong giao tiếp và tư duy Ở lớp 5, loại bài tập mở
rộng vốn từ, phát triển vốn từ được sử dụng khá nhiều dưới các dạng khác nhau: Tìm từ ngữ cùng chủ đề, tìm từ có tiếng cho trước, tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa,
tìm từ có cùng yếu tố cấu tạo Có thể mở rộng vốn từ bằng nhiều cách:
+ Cách ghép từ: Xuất phát từ từ gốc, bằng phương pháp ghép từ sẽ cho ra các
từ mới
* Ví dụ: Bài tập 3 - Tiết 3 (Sgk 5) yêu cầu học sinh tìm một số từ có tiếng
“đồng” (theo nghĩa là cùng).
* Để học sinh có được vốn từ khá phong phú, tôi đã cho học sinh thi tìm từ điền vào bài thơ sau:
.tiến bước trước sau nhịp nhàng (đồng hành)
.tay nắm chặt tay (đồng chí)
.sum họp bốn phương một nhà (đồng bào)
.quần áo quả là đẹp thay (đồng phục)
*Ví dụ: tìm một số từ có tiếng “cổ” (xưa, cũ).
Trang 10Giáo viên nói: Người ta coi đồ cổ là vật quí, nhưng nhiều thứ cổ khác lại quí hơn nhiều Em đọc bài thơ sau và hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để thấm thía hơn về giá trị của những thứ “cổ” ấy
Đầu xuân vui tết (cổ truyền).
Hội làng: vật võ, đu tiên, chọi gà
Ngôi chùa………làng ta (cổ kính).
Mùa hè gió mát là đà bóng cây Quê mình đẹp nhất nơi đây
Cây đa ……… hồ đầy nước trong (cổ thụ)
a Phương pháp liên tưởng: Từ 1 từ hoặc cụm từ cho trước sẽ cho ra 1 từ mới
cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn
Loại bài tập này bao gồm một số dạng sau:
Dạng 1: Điền từ vào chỗ trống
Sạch sẽ là không
là không lộn xộn là không luộm thuộm
Dạng 2: Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa được nêu trực tiếp.
Loại bài tập này giúp học sinh thu thập thêm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa
mà trước nay bản thân chưa biết hoặc chưa nhận ra, đồng thời tạo cho học sinh một sự nhạy cảm, để đến khi có nhu cầu giáo tiếp ngôn từ thì có thể dễ dàng huy động các từ đồng nghĩa, trái nghĩa có như vậy vốn từ của học sinh mới ngày
càng phong phú, mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong hoạt động nói - viết
của học sinh
b Phương pháp láy: Tìm ra từ mới bằng cách lặp lại một bộ phận của từ, hoặc
láy lại từ đã cho
*Ví dụ: Từ từ gốc “xinh” láy từ sẽ cho ra các từ: Xinh xẻo, xinh xinh, xinh xắn.
Hiệu quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến:
Với những biện pháp trên, qua gần 1 năm thực hiện trên lớp 5C, tôi nhận thấy:
- Giờ học Luyện từ và câu trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn