Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến Tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, các môn học ởTiểu học giúp học sinh có cơ hội bộc lộ những năng khiếu, tài năng t
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO NỘI DUNG SÁNG KIẾN
II SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1 Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến
Tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, các môn học ởTiểu học giúp học sinh có cơ hội bộc lộ những năng khiếu, tài năng tiềm ẩn của mình.Điều II luật phổ cập giáo dục đã nêu: “ Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệthống giáo dục quốc dân…” Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục,giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững về kiến thức và kĩ năng
để tiếp tục học lên các bậc học trên Các nhà giáo dục học thường ví con đường họcvấn của một con người giống như một tòa nhà trong đó bậc Tiểu học là cái móng nhà.Móng không vững tất nhà sẽ đổ Do vậy mà, bậc Tiểu học nhận được sự quan tâm đặcbiệt của Đảng, Nhà nước Bậc học này ngoài nhiệm vụ phổ cập Giáo dục, xóa mù chữcòn có vai trò quan trọng trong việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
Tuy nhiên việc đào tạo nhân tài hay bồi dưỡng học sinh năng khiếu không hề đơngiản, nó phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như phải có quá trình quan sát để phát hiện học
Trang 2sinh có tố chất, rồi phải tạo môi trường thuận lợi cho học sinh ấy phát huy tố chất củamình.
Một vấn đề mà các nhà lãnh đạo của ngành Giáo dục luôn trăn trở là phải nângcao được chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng giáo dục mũi nhọn Đã có rất nhiềuchuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu nhưng việc áp dụng nhữngkinh nghiệm này vào thực tế không phải lúc nào cũng thuận lợi bởi mỗi học sinh làmột cá thể với những hoàn cảnh, tính cách khác nhau Song không vì những khó khănnày mà chúng ta lùi bước trong việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.Xuất phát từ thực tế trong nhà trường, hơn nữa năm học 2014 – 2015 là năm đầutiên thực hiện Thông tư số 30/2014/TT BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Với cương vị của người quản lý chỉ đạo chuyên môn,tôi nhận thấy để công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu đạt kết quả tôi thấy mìnhcũng cần góp sức để cùng với ngành giáo dục thực hiện trọng trách này Đây chính là lí
do để tôi chọn đề tài : “ Một số biện pháp nâng cao chất lương học sinh năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt lớp 5 tại trường Tiểu học Thị trấn Hương Sơn – Phú Bình – Thái Nguyên”.
2 Mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Là một Phó Hiệu trưởng nhà trường phụ trách chuyên môn, đứng trước nhữngyêu cầu đổi mới của giáo dục, bằng cố gắng và kinh nghiệm của bản thân học hỏi từ
bạn bè đồng nghiệp, tôi muốn đưa ra “ Một số biện pháp nâng cao chất lương học sinh năng môn khiếu Toán, Tiếng Việt lớp 5” Với mong muốn góp phần cải thiện và nâng
cao chất lượng giáo dục của nhà trường, làm nền tảng phát triển trong những năm học
và các cấp học tiếp theo, đáp ứng được yêu cầu “Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”
III NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1 Tính mới:
Nhân tài là trời phú, nhưng không phải cứ tự nhiên phát triển mà chỉ có thể nảy nởcùng với sự học tập, tu dưỡng thường xuyên của mỗi người và sự quan tâm đặc biệtcủa mọi thành viên trong xã hội Mặt khác, lý luận dạy học khi nói về việc lựa chọncác phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trên lớp đều nhấn mạnh: Dạy học phải
Trang 3phù hợp với từng đối tượng, bên cạnh việc bồi dưỡng học sinh chưa đạt chuẩn kiếnthức kỹ năng và chưa đạt ở mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cònphải chú trọng phát hiện bồi dưỡng, học sinh có năng khiếu Những học sinh nhận thứctốt thực sự về các môn học và sớm bộc lộ những nhân cách đẹp chính là nguồn nhântài cho đất nước.
Không phải ai cũng trở thành nhân tài song hầu hết nhân tài đều được giáo dục từcác trường phổ thông và bộc lộ mầm mống năng khiếu từ những cấp học đầu tiên.Thông thường học sinh năng khiếu nếu được phát hiện, bồi dưỡng thì có thể trở thànhngười hữu ích cho đất nước, học sinh hoàn thành chuẩn kiến thức, kỹ năng và đạt vềmức độ hình thành và phát triển về năng lực phẩm chất và có năng khiếu trong các mônhọc khác ở bậc Tiểu học là nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển tài năng Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội, song trách nhiệmtrực tiếp là của những người làm công tác giáo dục Các thầy cô giáo bậc Tiểu học lànhững người đầu tiên phát hiện, bồi dưỡng cho tài năng phát triển Bởi vậy trong tài
liệu tiếp tục quán triệt Nghị quyết TW 2, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ: “ Trường tiểu học và mỗi giáo viên tiểu học đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh…” Vấn đề bồi dưỡng học sinh năng khiếu bậc Tiểu học là rất cần thiết trong “
Chiến lược phát triển nhân tài”
Thực tế, hiện nay ở các trường tiểu học về công tác bồi dưỡng học sinh năngkhiếu đã được chú trọng song vẫn còn những bất cập nhất định như: cách tuyển chọn,phương pháp giảng dạy còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu, chưatìm ra hướng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn vẫn chỉ làm theo kinh nghiệm Từnhững bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng chưa đạt được như ý muốn
Đặc biệt năm học 2014 – 2015 là năm đầu tiên thực hiện Thông tư số 30/2014/TTBGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong thời điểm này việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu quả là điềukhó khăn đối với cán bộ quản lý vì là năm học đầu tiên thực hiên Thông tư 30/2014,không tổ chức bất kỳ Hội thi học sinh giỏi nào đối với học sinh bậc Tiểu học Nhưng
Trang 4với tinh thần trách nhiệm, lòng say mê với nghề tôi đã tìm ra những biện pháp phù hợpvới trường Tiểu học Thị trấn Hương Sơn của mình.
2 Tính khoa học:
2.1 Cơ sở lý luận:
Năng khiếu là cái bẩm sinh có sẵn không thể tạo mới mà chỉ có thể tìm kiếm, pháthiện qua những biểu hiện trong các hoạt động đa dạng Là mầm mống của tài năngtương lai, nếu được phát hiện bồi dưỡng kịp thời, có phương pháp mới sẽ có cơ hộiphát triển thành tài năng Năng khiếu, tài năng được hình thành, phát triển trưởngthành, cống hiến cho xã hội trải qua ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Giai đoạn bắt đầu từ lúc bào thai hình thành, phát triển và kết thúclúc đứa trẻ chào đời Đây là giai đoạn hình thành các tổ chức cấu trúc tế bào, gắn bóchặt chẽ với hình thành và phát triển của thai nhi Trong giai đoạn này, vai trò của ditruyền, vật chất tinh thần, những hiểu biết về điều kiện sống làm việc của bố và nhất làngười mẹ…có ảnh hưởng quyết định tới việc phát triển thai nhi đặc biệt là việc pháttriển trí tuệ và tình cảm sau này của đứa trẻ
Giai đoạn 2: Giai đoạn bắt đầu lúc trẻ chào đời đến khi trưởng thành Đây chính làgiai đoạn cơ bản nhất để năng khiếu, tài năng hình thành, phát triển trong cuộc đời củamỗi con người Trong giai đoạn này vai trò của môi trường tự nhiên và nhất là vai tròcủa môi trường xã hội: của giáo dục ở gia đình, ở trường học, đặc biệt là vai trò củathầy cô giáo có tác động cực kì quan trọng Do vậy nhà trường phải tiến hành giáo dụctoàn diện, để từng học sinh có cơ hội bộc lộ năng khiếu sở trường của mình Ở giaiđoạn này nếu các em không được quan tâm bồi dưỡng kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đếncuộc đời các em mà người thầy giáo chính là người có lỗi Bởi chính các em, những ,học sinh năng khiếu, nếu được đào tạo thành người tài sẽ là những nhân tố đóng góptích cực nhất cho nền khoa học tiên tiến, thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của xã hội Giai đoạn 3: Giai đoạn mà môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lớn tới việc cống hiếntài năng của mỗi con người Đây là giai đoạn mà tài năng đã được xác lập, đã được thểhiện, được sử dụng trong thực tiễn, mang lại kết quả, các cống hiến cụ thể cho xã hội
Trang 5Ba giai đoạn trên đây kế tiếp, đan xen tạo điều kiện cho nhau phát triển Vì vậy,trong mỗi giai đoạn cần có chủ trương, phương hướng, biện pháp và tác động đúng,kịp thời để năng lực của từng người phát triển, nảy nở Đặc biệt trong giai đoạn thứhai, môi trường giáo dục của nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục và bồidưỡng năng khiếu.
Giai đoạn thứ hai đối với học sinh tiểu học, nếu gia đình, nhà trường và xã hội biếtchăm lo, động viên khuyến khích cho học sinh ngay ở giai đoạn này thì sẽ có tác dụngkích thích sự phát triển của các tài năng, tạo tiền đề cho các tài năng, làm cơ sở cho cácbậc học cao hơn Cụ thể là:
+ Bồi dưỡng năng khiếu bằng con đường giáo dục gia đình Trẻ được sinh ra và lớnlên trong gia đình, vì vậy sự ảnh hưởng của gia đình đến trẻ là rất lớn Ngoài thời gianhọc tập và tham gia các hoạt động ở trưởng, thời gian còn lại chủ yếu trẻ sống trongmôi trường gia đình và chịu sự giáo dục trực tiếp của những người lớn trong gia đình.Cha mẹ còn là những thầy cô giáo trong gia đình, là những tấm gương tốt về đạo đứcgiúp nhà trường đảm bảo cho con mình có đủ điều kiện học tập tốt ở nhà và ở trường.+ Bồi dưỡng năng khiếu bằng con đường tập hợp khả năng giáo dục cộng đồng.Môi trường xã hội có tác động lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh,ảnh hưởng đến năng khiếu, tài năng học sinh Vì vậy, sự giúp đỡ động viên về mặt thểchất tinh thần của các đoàn thể sẽ tạo điều kiện tốt cho những năng khiếu phát triển.+ Bồi dưỡng, học sinh năng khiếu bằng con đường dạy học của giáo viên Đây làdịp tốt nhất để học sinh bộc lộ năng khiếu phát triển tài năng Các em được chủ độngphát triển thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, các hoạt động tập thể để bộc lộhết suy nghĩ và năng lực của chính mình Các em được khích lệ bởi bạn bè, thầy cô đểphát triển năng khiếu của mình
+ Bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh bằng con đường tổ chức giáo dục của nhàtrường Ngoài các chương trình trong sách giáo khoa của Bộ giáo dục và đào tạo quiđịnh thì nhà trường còn phải lập kế hoạch tổ chức dạy các chương trình tham khảo,nâng cao phù hợp với đối tượng và với từng bộ môn Để dạy tốt chương trình này đòihỏi nhà trường phải chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị và bố trí đội ngũ giáo viên giỏi, có
Trang 6kinh nghiệm, lòng nhiệt tình, say mê, có tinh thần trách nhiệm cao, có phương phápgiảng dạy tốt.
Như vậy: Sự hình thành và phát triển năng khiếu, tài năng của con người chịu sựtác động của các yếu tố di truyền, môi trường tự nhiên và xã hội, của gia đình, nhàtrường, xã hội, của dân tộc, quốc gia và thời đại trong suốt quá trình sinh thành pháttriển của cả đời người nói chung và của những con người có năng khiếu, tài năng nóiriêng
2.2 Cơ sở pháp lý:
Theo Điều 9 và Điều 12 của Luật giáo dục 2005:
“ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài.
Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa…”
“ Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.”
Trên cơ sở phát triển giáo dục đó, quan điểm của Đảng ta về công tác bồi dưỡng,học sinh năng khiếu là:
* Chiến lược con người:
Từ trước đến nay Đảng ta luôn coi trọng nguồn nhân lực, đầu tư cho chiến lượccon người, nhằm đào tạo những thế hệ người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của cáchmạng Giáo dục là một yếu tố cơ bản để thực hiện chiến lược con người Giáo dục cómục tiêu: " nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài ” cho đất nước
Trong lời phát biểu khai mạc Đại hội lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII, đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười đã nói “ Để thực hiện mục tiêu chiến lược
mà Đại hội VII đã đề ra, cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong
đó nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta, khi mà nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”
Trang 7Nghị quyết VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Nguồn lực con người là điều kiện cơ bản để đất nước ta đi lên công nghiệp hóa hiện đại hóa”.Những lời phát biểu của Tổng bí thư
và nghị quyết VIII của Đảng sẽ mãi mãi in sâu vào tâm trí mỗi người thầy cô giáo làmnhiệm vụ trồng người
* Chiến lược nhân tài:
Một đất nước muốn phát triển nhanh phải có chiến lược con người, chiến lượcnhân tài và cần giải quyết đồng bộ, toàn diện ở 6 khâu: Phát hiện, tuyển chọn, bồidưỡng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân tài Phải chăm lo hình thành phát triển tàinăng ở mọi bậc học, cấp học, ngành học và giải quyết đồng bộ ở phạm vi quốc gia vàphạm vi gia đình, làng xã, trường học Tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội, điềukiện bộc lộ và phát triển tài năng
Do vậy, nhiệm vụ của người làm công tác giáo dục là phải chăm lo hình thànhphát triển tài năng ở mọi bậc học, cấp học, ngành học Trường học là nơi tạo điều kiệncho các em có cơ hội và bộc lộ phát triển tài năng, làm giàu nguồn tài nguyên chất xámcho đất nước
3 Tính thực tiễn:
Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu nhằm động viên khích lệ học sinh vàgiáo viên say mê tìm hiểu và hứng thú trong học tập, góp phần thúc đẩy cải tiến nângcao chất lượng dạy và học, chất lượng việc quản lý chỉ đạo của các cấp quản lý giáodục Đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học caohơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước
Trong quản lý trường tiểu học thì công tác trọng tâm là quản lý quá trình dạy học.Trong đó, việc chú ý tới sự phát triển của từng học sinh luôn là yêu cầu cơ bản Bởivậy việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu cũng là nhiệm vụ quan trọng của cán bộ quản
lý và giáo viên
Trường Tiểu học là nơi đầu tiên tham gia vào quá trình học với tư cách là hoạtđộng chủ đạo Nhờ có các nội dung giáo dục toàn diện mà các em có điều kiện bộc lộnăng khiếu, tài năng của mình Nếu cha mẹ, bạn bè và thầy cô cảm nhận, phát hiện,nâng đỡ bồi dưỡng mầm mống năng khiếu, kích thích niềm say mê học tập thì biểu hiện
Trang 8của năng khiếu sẽ ngày càng rõ hơn Năng khiếu được bồi dưỡng sớm sẽ định hướngphát triển và dần định hình trở thành học sinh năng khiếu, ngược lại năng khiếu của các
em không được phát hiện hay không được quan tâm bồi dưỡng thì năng khiếu đó sẽ mấtdần, tố chất năng khiếu sẽ mất đi hoặc tuy có nhưng sẽ bị mai một, thui chột
Hiện nay, việc tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu đang được quan tâm nhưngchất lượng chưa thật cao Các nhà trường cần xác định rõ: Bồi dưỡng học sinh năngkhiếu ở tiểu học là phát huy hết khả năng phát triển tiềm tàng của trẻ, là tạo nguồnnăng khiếu tài năng cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “ bồi dưỡng nhântài cho đất nước” Mặt khác tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu là một tiêu chíkhông thể thiếu để đánh giá sự phát triển của một nhà trường Mỗi học sinh năngkhiếu, đạt giải cao trong các hội thi lớn không những là niềm tự hào của bản thân các
em, của cha mẹ, thầy cô mà còn là niềm tự hào của cả nhà trường…
Vậy để phát hiện và tìm ra biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu là trọng tráchcủa nhà trường Ban giám hiệu nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, quản lýcông tác này phải biết tác động tới các yếu tố của quá trình bồi dưỡng học sinh, họcsinh năng khiếu như: đội ngũ giáo viên, tuyển chọn đội học sinh năng khiếu, ảnhhưởng của cha mẹ học sinh, chương trình bồi dưỡng, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất
…sao cho phát huy được các điều kiện thuận lợi để việc bồi dưỡng học sinh năngkhiếu đạt kết quả cao nhất
Trong thời gian làm quản lý tại Trường Tiểu học Thị trấn Hương Sơn và đặc biệt
là 3 năm gần đây, bản thân tôi cũng như cán bộ giáo viên trong trường đều nhận thứcđược tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu Với nhận thức đó,tôi luôn đi sâu tìm hiểu nội dung chương trình các môn học ở bậc Tiểu học, các tài liệutập huấn chuyên môn và các tạp chí có liên quan về giảng dạy đại trà và nâng cao Qua
sự nghiên cứu đó, đối chiếu với thực tế, để việc thực hiện sáng kiến đạt hiệu quả trước hếttôi tiến hành khảo sát
Bảng kết thống kê kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm hai môn Toán và Tiếng Việt
(Thời gian tuần 3 tháng 9 năm 2014 khi chưa thực hiện Thông tư 30/2014)
Với tổng số học sinh khối 5: 149 em
Trang 9Điểm 1,2,3,4
Để công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu có được hiệu quả thì giáo viên phải làngười tổ chức hoạt động, khơi gợi, dẫn dắt để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức, coitrọng thực hành, kỹ năng ứng dụng, tư duy khoa học Giáo viên biết tạo tình huống cóvấn đề, kích thích óc tò mò, tính tự giác và tinh thần ham học hỏi của các em Giáoviên phải linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học, đưa nhiệm vụ mangtính thử thách buộc học sinh phải động não, suy nghĩ Giáo viên phải trân trọng nhữngthành quả học sinh đạt được, phải tận tình với học sinh, động viên kịp thời Từ đó các
em sẽ có những ý tưởng mới, óc sáng tạo trong mọi lĩnh vực hoạt động
Trong quá trình quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở trường Tiểu họcThị trấn Hương Sơn tôi nhận thấy một số thuận lợi, khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu hiện nay đã được nhà trường và chínhquyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao, có kế hoạch, làm tốt công tác thi đua, khenthưởng cho giáo viên, học sinh có thành tích cao
Những năm gần đây đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao, dân trí đượcphát triển vì vậy nhận thức của phụ huynh học sinh về công tác bồi dưỡng học sinhnăng khiếu được đổi mới Bởi vậy việc cho con em tham gia các tiết học bồi dưỡng
Trang 10được phụ huynh hết sức ủng hộ và tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần để con emmình tham gia.
Thị trường sách trong sự hội nhập nền kinh tế thị trường rất dồi dào, nên phụhuynh học sinh có thể tìm mua cho con em mình những cuốn sách phù hợp với việc bồidưỡng nâng cao trình độ học sinh
Đội ngũ giáo viên bồi dưỡng được tuyển chọn là những giáo viên có năng lựcgiảng dạy tốt, trình độ kiến thức vững vàng, say mê với nghề, tận tụy, sáng tạo trongcông việc, có uy tín trong học sinh, nhân dân, đồng nghiệp và đặc biệt là có kinhnghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu
Tập thể giáo viên đoàn kết, nhận thức đúng đắn công tác bồi dưỡng học sinh năngkhiếu coi đó là một trong những tiêu chí để xây dựng thương hiệu, uy tín cho nhàtrường, lấy đó là điểm nhấn cho mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường
Nhà trường đã tạo mọi điều kiện cần thiết đảm bảo cho công tác bồi dưỡng, họcsinh năng khiếu đạt hiệu quả như: phòng học, sách tham khảo, đồ dùng dạy học…vàđặc biệt là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường xuyên hội ý, rút kinh nghiệmtrong từng giai đoạn bồi dưỡng, hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá
* Khó khăn:
Năm học này là năm học đầu tiên thực hiện Thông tư 302014/2009/TT – BGDĐTngày 28/8/2014 Không chấm điểm cho học sinh, không tổ chức bất kỳ hội thi học sinhgiỏi nào đối với học sinh bậc Tiểu học
Về phía giáo viên: Số lượng giáo viên sắc nét còn hạn chế, chưa có đầu tư riêng,chưa có giáo viên chuyên trách mà chỉ là công tác kiêm nghiệm
Thời gian dành cho bồi dưỡng không nhiều bởi vậy việc nắm khối lượng kiếnthức hết sức nặng nề với các em Các em không được bồi dưỡng thường xuyên, liêntục và có hệ thống, không được nhiều thời gian rèn giũa Bên cạnh đó sự tập trung củacác em chưa bền vững, khả năng tư duy chưa cao, nóng vội trong các tình huống dẫnđến kết quả chưa được như mong đợi, chưa thực sự bứt phá
Do hoàn cảnh của một số gia đình còn khó khăn, bố mẹ bận đi làm ăn kinh tế xanhà không có điều kiện quan tâm thường xuyên
Trang 11Tóm lại: Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu hiện nay tuy cónhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn Mặc dù vậy, khó khăn nào cũng cóhướng giải quyết, khắc phục, thuận lợi nào cũng đều nhân rộng và phát huy Bằngnhững thuận lợi và khó khăn nêu trên Để nâng cao chất lượng học sinh năng khiếumôn Toán và Tiếng việt lớp 5 nói riêng và trong toàn trường nói chung tôi xin đưa ramột số biện pháp như sau:
3.1 Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh năng khiếu môn Toán và Tiếng Việt lớp 5 tại trường Tiểu học Thị trấn Hương Sơn
3.1.1 Làm tốt công tác tuyên truyền về bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu
Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền đến toàn thể cán bộ giáo viên nhânviên, cha mẹ học sinh, đặc biệt là cán bộ giáo viên được phân công bồi dưỡng giúp họhiểu và phân biệt rõ các khái niệm: Học sinh giỏi, học sinh năng khiếu Từ đó nhận thứcđược vị trí của học sinh năng khiếu, giúp phụ huynh học sinh có phương pháp học tập Đưa các nội dung, biện pháp và các hình thức bồi dưỡng học sinh cũng như nângcao kiến thức về trình dộ để bồi dưỡng học sinh vào các buổi sinh hoạt chuyên môncủa tổ khối, của nhà trường
Động viên, khích lệ kịp thời các giáo viên, học sinh có sự cố gắng cũng như cóthành tích trong giảng dạy, học tập và rèn luyện
3.1.2 Tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh năng khiếu.
Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh vào đội tuyển học sinh năng khiếu là một trong những khâu rất quan trọng, quyết định phần lớn chất lượng Tuy nhiên, khâu nàyđòi hỏi đầu tư nhiều công sức, đòi hỏi năng lực và tâm huyết của các thầy cô giáo
3.1.3 Xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng học sinh năng khiếu
Bên cạnh việc nâng cao nhận thức việc tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu, đểcông tác bồi dưỡng học sinh đạt kết quả tốt, người cán bộ quản lý cần phải xây dựng
kế hoạch một cách khoa học, cụ thể, tương đối dài hạn và có tính khả thi cao,chú ý đến
Trang 12điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường ở tất cả các yếu tố: đội ngũ giáo viên và học sinh, tìnhhình cơ sở vật chất, tài chính, nguồn lực để phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh Trong kế hoạch phải thể hiện được mục tiêu, chương trình, đối tượng thamgia, thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, hình thức thi đua khen thưởng, kinhphí cần sử dụng.
3.1.4 Tuyển chọn và phân công giáo viên bồi dưỡng
Vai trò của người giáo viên trong công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu là hết sức quan trọng Giáo viên bồi dưỡng phải là một người thầy vừa hồng vừa chuyên, hay nói cách khác phải đủ tâm, đủ tầm; phải có ý thức tích cực trau dồi, tích lũy chuyên môn, đọc nhiều, hiểu sâu vấn đề mà mình dạy học sinh Việc tuyển chọn vàphân công giáo viên bồi dưỡng học sinh là một trong những công việc quan trọng của nhà quản lý giáo dục
3.1.5 Tổ chức các hoạt động và chọn lựa tài liệu giảng dạy bồi dưỡng học sinh năng khiếu
Sau khi chọn được đội tuyển, phân công giáo viên dạy bồi dưỡng, công việc tiếptheo hết sức cần thiết và đem lại chất lượng giảng dạy cao đó là việc lựa chọn, sưu tầmtài liệu giảng dạy Bởi hiện nay sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, internet… rấtnhiều Nếu người giáo viên không biết phân loại, chọn lọc sẽ dẫn đến tình trạng ônluyện không trọng tâm, không sát chương trình của bậc học Chính vì vậy việc nghiêncứu, chọn lọc tài liệu, soạn thảo chương trình bồi dưỡng và giao việc cho giáo viên làmột việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự thamkhảo, tìm tòi và chọn lọc tốt
Ban giám hiệu đặc biệt là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn kết hợp cùng tổchuyên môn và các khối lớp tổ chức nghiên cứu, lựa chọn, sưu tầm nội dung chươngtrình ôn luyện, bồi dưỡng, cùng tìm hiểu từng mảng kiến thức trong từng phân môn sau
đó cùng trao đổi và xây dựng chương trình riêng của mình để làm tài liệu giảng dạy.Làm như vậy việc dạy học có hệ thống và đi sâu các mảng kiến thức