1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các kỹ năng và chức năng quản trị của bà thái hương trong công tác quản trị tại công ty cổ phần sữa việt nam TH true milk

23 5K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 225,11 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG VÀ KĨ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ 3 1.1. Một số khái niệm 3 1.1.1. Quản trị, nhà quản trị 3 1.1.2. Chức năng của nhà quản trị 4 1.1.3. Kỹ năng nhà quản trị 5 1.2. Yếu tố ảnh hưởng của các kỹ năng đến chức năng quản trị 6 1.3. Tầm quan trọng của các kỹ năng đối với các bậc quản trị 6 1.4. Kỹ năng quản trị của bà Thái Hương trong công tác quản trị tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk 7 Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC KĨ NĂNG VÀ CHỨC NĂNG QUẢN CỦA BÀ THÁI HƯƠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM TH TRUE MILK 9 2.1. Giới thiệu về doanh nhân Thái Hương và khái quát chung về Công ty cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk 9 2.1.1. Giới thiệu về doanh nhân Thái Hương 9 2.1.2. Khái quát chung về Công ty cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk. 9 2.2. Phân tích các chức năng quản trị của bà Thái Hương 11 2.2.1. Hoạch định 11 2.2.2. Tổ chức 11 2.2.3. Lãnh đạo 12 2.2.4. Kiểm tra 12 2.3. Phân tích các kĩ năng quản trị của bà Thái Hương 13 2.3.1. Kĩ năng tư duy 13 2.3.2. Kỹ năng nhân sự 15 2.3.3. Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ 16 Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐÓNG GÓP NHẰM PHÁT HUY CHỨC NĂNG VÀ KĨ NĂNG QUẢN TRỊ CỦA BÀ THÁI HƯƠNG NÓI RIÊNG VÀ CÁC NHÀ QUẢN TRỊ NÓI CHUNG 17 3.1. Một số nhận xét về các kĩ năng quản trị của bà Thái Hương 17 3.1.1. Tích cực 17 3.1.2. Tiêu cực 18 3.2. Một số đóng góp nhằm nâng cao các kĩ năng quản trị đối với các nhà quản trị 19 3.2.1. Các giải pháp về nhận thức 19 3.2.2. Các giải pháp thực tiễn 19 KẾT LUẬN 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 PHỤ LỤC

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG VÀ KĨ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ 3

1.1 Một số khái niệm 3

1.1.1 Quản trị, nhà quản trị 3

1.1.2 Chức năng của nhà quản trị 4

1.1.3 Kỹ năng nhà quản trị 5

1.2 Yếu tố ảnh hưởng của các kỹ năng đến chức năng quản trị 6

1.3 Tầm quan trọng của các kỹ năng đối với các bậc quản trị 6

1.4 Kỹ năng quản trị của bà Thái Hương trong công tác quản trị tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk 7

Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC KĨ NĂNG VÀ CHỨC NĂNG QUẢN CỦA BÀ THÁI HƯƠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM TH TRUE MILK 9

2.1 Giới thiệu về doanh nhân Thái Hương và khái quát chung về Công ty cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk 9

2.1.1 Giới thiệu về doanh nhân Thái Hương 9

2.1.2 Khái quát chung về Công ty cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk 9

2.2 Phân tích các chức năng quản trị của bà Thái Hương 11

2.2.1 Hoạch định 11

2.2.2 Tổ chức 11

2.2.3 Lãnh đạo 12

2.2.4 Kiểm tra 12

2.3 Phân tích các kĩ năng quản trị của bà Thái Hương 13

2.3.1 Kĩ năng tư duy 13

2.3.2 Kỹ năng nhân sự 15

2.3.3 Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ 16

Trang 2

Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐÓNG GÓP NHẰM PHÁT HUY CHỨC NĂNG VÀ KĨ NĂNG QUẢN TRỊ CỦA BÀ THÁI HƯƠNG NÓI

RIÊNG VÀ CÁC NHÀ QUẢN TRỊ NÓI CHUNG 17

3.1 Một số nhận xét về các kĩ năng quản trị của bà Thái Hương 17

3.1.1 Tích cực 17

3.1.2 Tiêu cực 18

3.2 Một số đóng góp nhằm nâng cao các kĩ năng quản trị đối với các nhà quản trị 19

3.2.1 Các giải pháp về nhận thức 19

3.2.2 Các giải pháp thực tiễn 19

KẾT LUẬN 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 PHỤ LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU

“Một quốc gia, một tổ chức không có chiến lược cũng giống như một con tàu không có bánh lái, không biết sẽ đi về đâu” Điều này nói lên tầm quan trọng đặc biệt của chiến lược hay còn gọi là những chức năng và kĩ năng của các nhà quản trị trong mọi hoạt động của tổ chức, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hoạt động kinh doanh như hiện nay, khi mà chúng ta đang phải tồn tại và phát triển trong một nền kinh tế thị trường đầy biến động, cạnh tranh luôn là vấn đề mà các cấp lãnh đạo phải quan tâm Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ

và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau để cùng hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định Quản trị là một quá trình bao gồm việc hoạch định, tổ chức, quản trị con người và kiểm tra các hoạt động trong một đơn vị một cách có hệ thống C.Mác đã ví nhà quản trị như người nhạc trưởng điều khiển các nhạc công : “Một nghệ sĩ chơi đàn thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có người chỉ huy, người nhạc trưởng” Điều này cho thấy tầm quan trọng của nhà quản trị đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp Trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn như hiện nay, các nhà quản trị có thể kinh ngạc trước sự thay đổi vận mệnh nhanh chóng của công ty Công ty có thể rơi vào tình trạng khó khăn mà ban giám đốc không có bất kỳ sai lầm nào trong điều hành, quản lý Điều tối quan trọng trong những trường hợp như thế này là các giám đốc phải ghi nhớ rằng thậm chí trong giai đoạn khó khăn nhất, nền tảng cơ bản của vai trò giám đốc vẫn cần phải tiếp tục được áp dụng: Các giám đốc phải chịu trách nhiệm giám sát công việc kinh doanh của công ty Tuy nhiên, nếu ban quản trị của một công ty có thể nhận thức được những rủi ro tiềm tàng phát sinh

từ những điều kiện thị trường đang thay đổi và sẵn sàng điều chỉnh mô hình cũng như chiến lược kinh doanh của công ty thích ứng với những thay đổi này,

họ có thể giảm thiểu được tổn thất nếu khủng hoảng xảy ra hoặc cao hơn còn có thể chặn đứng tình trạng khủng hoảng tiềm tàng.

Để thực hiện được, các nhà doanh nghiệp những người đứng đầu của công ty cần phải

Trang 4

huy động chức năng và vai trò của mình một cách có hiệu quả Muốn có được kết quả nhưvậy thì yêu cầu đặt ra là các nhà doanh nghiệp phải phân tích tình hình của mình nói riêng vàtình hình chung của các đơn vị trong nước và quốc tế Đồng thời phải lên kế hoạch chuẩn bịcác kĩ năng tiết đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để làm cơ sở cho việc quản trị Nhàquản trị cấp cao chính là những người ở tầng trên cùng của hệ thống quản trị, là người chịutrách nhiệm cuối cùng về vấn đề thành bại của tổ chức mình.

Có 3 chức năng mà bất kỳ người quản trị cấp cao nào cũng cần phải có đó là: chứcnăng tổ chức, chức năng hoạch định và chức năng kiểm soát Kỹ năng cũng vậy bao gồm: kỹnăng tư duy, kỹ năng nhân sự và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ Để trả lời những câu hỏi

trên em đã chọn đề tài: “Các kỹ năng và chức năng quản trị của bà Thái Hương trong công tác quản trị tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam TH True Milk" làm bài tiểu luận bộ môn

Quản trị học Với mục đích hiểu rõ thêm về môn học cũng như vấn đề này

Ngoài phần mở đầu, kết thúc bài tiểu luận được chia làm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về chức năng và kĩ năng của nhà quản trị.

Chương 2: Phân tích các kĩ năng và chức năng quản trị của bà Thái Hương trong công tác quản trị tại công ty cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk.

Chương 3: Một số nhận xét và đóng góp nhằm phát huy sức mạnh chức năng và kĩ năng quản trị đối với bà Thái Hương nói riêng và trong công tác quản trị nói chung.

Trang 5

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG VÀ KĨ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ 1.1 Một số khái niệm

Còn đối với tác giả Nguyễn Hải Sản thì cho rằng “Quản trị là quá trình làm việc với vàthông qua những người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luônbiến động”

Có khá nhiều định nghĩa về quản trị, từ những khái niệm trên ta có thể đưa ra nhữngkhái niệm chung về quản trị như sau:

Quản trị là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản trị lên đốitượng quản trị nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội của tổ chức để đạtđược mục tiêu đề ra

- Nhà quản trị

Cũng giống như khái niệm về quản trị, ở những góc độ nghiên cứu khác nhau thì đưa ra quan điểm khác nhau về nhà quản trị Thuật ngữ Nhà quản trị được dùng để chỉ “tất cả những người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành một

bộ phận hay cả một tập đoàn kinh doanh”

Có thể hiểu đó là người chỉ huy của cấp trên, với chức danh nhất định trong hệ thống quản trị và có trách nhiệm định hướng, tổ chức, điều khiển và kiểm soát hoạt động của cấp dưới Nhà quản trị là người ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định.

Tuỳ theo tổ chức mà cấp bậc quản trị có thể phân chia theo các cách khác nhau để thuận lợi cho việc nghiên cứu, từ ba cấp quản trị các nhà khoa học phân chia các nhà quản trị trong một tổ chức thành ba cấp quản trị

+ Các nhà quản trị cấp cao: Bao gồm những nhà quản trị nằm ở nấc trên cùng của hệ thống quản trị, là người chịu trách nhiệm cuối cùng về thành quả của tổ chức Công việc của họ là xây dựng chiến lược mục tiêu, chính sách và kế hoạch hành động và phát triển của tổ chức.

Trang 6

Ở họ đòi hỏi nhiều kỹ năng tư duy hơn là kỹ năng chuyên môn.

Các chức danh của họ thường là chủ tịch, tổng giám đốc, giám đốc, hiệu trưởng…

+ Các nhà quản trị cấp trung gian: Bao gồm những nhà quản trị ở tầng giữa của hệ thống quản trị, vừa là đối tượng của nhà quản trị cấp cao, vừa là chủ thể quản trị của cấp cơ sở

Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định chiến thuật để thực hiện kế hoạch của tổ chức Bên cạnh đó, họ còn phải thực hiện các chính sách cũng như

kế hoạch mà quản trị viên cấp cao giao phó.

Các chức danh của họ thường là trưởng phòng, trưởng ban…

+ Các nhà quản trị cấp cơ sở: Bao gồm những nhà quản trị ở tầng thấp nhất của hệ thống quản trị, là đối tượng quản lý trực tiếp của nhà quản trị cấp trung gian Công việc của họ là quản lý, hướng dẫn, đôn đốc, điều khiển nhân viên trong công việc hàng ngày và dành nhiều thời gian cho việc chỉ đạo và kiểm soát

Các chức danh của họ thường là tổ trưởng, trưởng nhóm, …

1.1.2 Chức năng của nhà quản trị

Có rất nhiều chức năng trong hoạt động quản trị thường có 4 chức năng tiêu biểu như sau: Chức năng hoạch định, chức năng tổ chức, chức năng tổ chức

và chức năng kiểm tra Để hiểu rõ hơn về các chức năng này chúng ta cùng phân tích các khái niệm sau

- Chức năng hoạch định:

Hoạch định là chức năng đầu tiên của quản trị Chức năng này nói lên rằng tất cả các nhà quản trị phải xác định mục tiêu của tổ chức.

Xây dựng chiến lược tổng thể để đạt được mục tiêu

Thiết lập và phát triển hệ thống các kế hoạch hành động phù hợp để đạt được mục đích.

- Chức năng tổ chức:

Là quá trình thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp với các mục tiêu, nguồn lực Xác định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn giữa các bộ phận, các thành

Trang 7

viên trong tổ chức đồng thời thiết lập mối quan hệ giữa chúng trong quá trình hoạt động,

- Chức năng kiểm tra:

Đây là chức năng đo lường kết quả hoạt động, trên cơ sở so sánh với mục tiêu đề ra phát hiện những sai lệch, tìm nguyên nhân và đưa ra các chương trình điều chỉnh nhằm đạt được kết quả mong muốn.

Kiểm tra là quá trình so sánh kết quả thực tế với kế hoạch đề ra, đồng thời phát hiện những sai lệch nếu có để kịp thời điều chỉnh các hoạt động của tổ chức

đi đúng mục tiêu.

Các chức năng trên đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần vào việc thúc đẩy các nhân tố khác phát triển Nếu như thiếu đi một chức năng sẽ không đạt được hiệu quả cao mà người quản trị mong muốn.

Trang 8

- Kỹ năng chuyên môn – nghiệp vụ:

Là những hiểu biết những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động của một bộ phận nào đó do nhà quản trị phụ trách.

Là khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể hay nói cách khác

là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị.

- Kĩ năng tư duy:

Đó chính là khả năng, năng lực tư duy và hoạch định, có khả năng phán đoán tốt, có óc sáng tạo, trí tượng cao Hay còn gọi là tầm nhìn chiến lược xa.

Thực tế cho thấy các nhà quản trị cần phải có đầy đủ cả ba kỹ năng trên, nhưng tùy vào từng thời điểm quan trọng của mỗi thời kì các nhà quản trị sẽ sử dụng những hình thức quản trị khác nhau Từng loại kĩ năng sẽ thay đổi theo từng cấp quản trị chuyển hóa dần thành kĩ năng trong tổ chức và ở những cấp càng cao, các nhà quản trị cần phải có nhiều kỹ năng tư duy hơn

1.2 Yếu tố ảnh hưởng của các kỹ năng đến chức năng quản trị

Kỹ năng là một quá trình tích lũy lâu dài mỗi kỹ năng của nhà quản trị đều rất cần thiết cho việc thực hiện các chức năng quản trị, tuy nhiên ở từng mức độ ảnh hưởng lại rất khác nhau:

- Kỹ năng chuyên môn phục vụ nhiều cho việc thực hiện chức năng điều khiển, ra quyết định.

- Kỹ năng về nhân sự phục vụ nhiều hơn cho việc thực hiện chức năng điều khiển, lãnh đạo.

- Kỹ năng về tư duy ảnh hưởng lớn nhất đến việc thực hiện chức năng hoạch đinh, tổ chức.

1.3 Tầm quan trọng của các kỹ năng đối với các bậc quản trị

Các nhà quản trị phải có đầy đủ các kỹ năng trên, nhưng tầm quan trọng của mỗi kỹ năng tùy thuộc vào cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức:

- Kỹ năng chuyên môn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nhà quản trị cấp cơ sở, do họ phải thường xuyên tham gia tổ chức, và trực tiếp thực hiện các công việc mang tính chuyên môn, kỹ thuật.

- Kỹ năng nhân sự tỏ ra cần thiết với tất cả các cấp quản trị, bất cứ nhà

Trang 9

quản trị nào cũng phải chịu trách nhiệm với một nhóm dưới quyền trong tổ chức, và chính kỹ năng về con người giúp họ có thể gắn kết các thành viên trong nhóm, tìm cách phát huy tốt nhất khả năng của từng cá nhân trong việc hướng tới thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhóm.

- Kỹ năng về tư duy tỏ ra cực kỳ quan trọng đối với các nhà quản trị cấp cao Chỉ khi các nhà quản trị cấp cao có kỹ năng tư duy tốt, có khả năng phán đoán, tầm nhìn bao quát thì những mục tiêu, chiến lược hoạt động mà họ đề ra cho tổ chức mới phù hợp và có thể thực hiện được.

Để công việc được hoàn thành có hiệu quả, đòi hỏi người thực hiện công việc phải có những kỹ năng tương ứng với yêu cầu của công việc đó Trong quản trị cũng vậy, để hoàn thành tốt các chức năng quản trị, đòi hỏi nhà quản trị phải có các kỹ năng quản trị tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của mình.

1.4 Kỹ năng quản trị của bà Thái Hương trong công tác quản trị tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk

Ngày 16/5/2015, Tập đoàn TH chính thức đón nhận kỷ lục châu Á “Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn nhất châu Á” và đón nhận Huân chương lao động Hạng Ba.

Nhân tố quyết định tạo nên những bước đi thần tốc của một doanh nghiệp được coi là “lính mới của thị trường sữa” ấy, chính là tư duy vượt trội, khác người, sự quyết liệt, sắt đá và cường độ làm việc khủng khiếp của vị nữ Chủ tịch.

Một nhà quản trị tài giỏi như thế chắc hẳn phải hội tụ cả 3 kỹ năng quản trị, 3 kỹ năng đó được thể hiện như sau:

Kỹ năng tư duy: Sáng tạo vượt trội, luôn nung nấu tìm kiếm ý tưởng vượt khỏi biên giới quốc gia tạo sản phẩm đạt chuẩn bằng cách “mượn vai những nhà khổng lồ” để đạt được mục đích của mình Tìm cách để góp phần thúc đẩy chất lượng nguồn sữa tươi bằng cách thuê chuyên gia Israel đầu quân cho mình Mở rộng thị trường bằng cách tiếp xúc và tìm nhiều đối tác, tạo cơ hội và tư duy mới theo hướng hợp tác và phục vụ.

Kỹ năng nhân sự: Với nguồn nhân công dồi dào có nhiều kinh nghiệm.

Trang 10

Cùng với việc xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ ngay từ đầu cho nên bà Thái Hương luôn được sự ủng hộ và tín nhiệm của các nhân viên trong công ty.

Kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ: Quyết định đầu tư lớn vào một ngành chưa hiểu biết nhiều nhưng với phương châm phải làm ra sản phẩm sữa với “tư duy vượt trội” bà đã làm nên kì tích góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng, qua quá trình tìm hiểu cũng như sự phối hợp của các kĩ năng khác bà đã tạo nên một kĩ năng chuyên môn vững chắc, đạt trình độ cao mà các công ty khác trong ngành sữa cần học tập và phát huy.

Để hiểu rõ hơn về CEO này ta cùng phân tích các kỹ năng quản trị của bà Thu Hương trong công tác quản trị Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam TH True Milk.

Trang 11

Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC KĨ NĂNG VÀ CHỨC NĂNG QUẢN CỦA BÀ THÁI HƯƠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT

NAM TH TRUE MILK

2.1 Giới thiệu về doanh nhân Thái Hương và khái quát chung về Công ty cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk

2.1.1 Giới thiệu về doanh nhân Thái Hương

Sinh năm : 12/10/1958

Nguyên quán : Cẩm Đông, Cẩm Phả, Quảng Ninh

Tên tuổi của bà Thái Hương trong những năm gần đây nổi lên gắn liền với thươnghiệu sữa TH Milk với những phát ngôn nghịch nhĩ từ những người trong ngành sữa

Doanh nhân Thái Hương: Người tạo ra “đế chế” sữa tươi - một trong những CEO nữthành công và được thế giới biết đến trong Top 50 nữ doanh nhân quyền lực của Châu Á

- Từ năm 1982- 1985: Cán bộ ban vật giá tài thành phố Hải Phòng

- Từ năm 1985- 1989: Cán bộ công ty vật liệu xây dựng chất đốt tỉnh Nghệ An

- Từ năm 1989- 1994: Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Hương Hà

- Từ năm 1994- nay: Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Ngân hàngTMCP Bắc Á

- Từ năm 2009- nay: Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Thực phẩm sữa TH (TH Milk)

2.1.2 Khái quát chung về Công ty cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk.

Tên doanh nghiệp phát hành:

Công ty cổ phần sữa TH

Tên giao dịch: TH Joint Stock Company

Tên viết tắt: TH True Milk

Trụ sở chính: xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

27/2/2010 Chào đón cô bò đầu tiên về Việt Nam

14/5/2010 Lễ khởi công xây dựng nhà máy sữa TH

26/12/2010 Lễ ra mắt sữa sạch TH true Milk tại xã Nghĩa Sơn huyện Nghĩa Đàn tỉnh

Ngày đăng: 09/12/2017, 20:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w