1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA RỪNG TẾCH (Tectona grandis Linn. f) Ở KHU VỰC LA NGÀ TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

111 280 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KIỀU PHƯƠNG ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA RỪNG TẾCH (Tectona grandis Linn. f) Ở KHU VỰC LA NGÀ TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 102010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KIỀU PHƯƠNG ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA RỪNG TẾCH (Tectona grandis Linn. f) Ở KHU VỰC LA NGÀ TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành : Lâm học Mã số : 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VĂN THÊM Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 102010 1 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA RỪNG TẾCH (Tectona grandis Linn. f) Ở KHU VỰC LA NGÀ, TỈNH ĐỒNG NAI KIỀU PHƯƠNG ANH Hội đồng chấm luận văn: 1. Chủ tịch: PGS.TS. BẢO HUY Đại học Tây Nguyên 2. Thư ký: TS. BÙI VIỆT HẢI Đại học Nông Lâm TP.HCM 3. Phản biện 1: TS. LƯƠNG VĂN NHUẬN Hội KHKT Lâm Nghiệp TP.HCM 4. Phản biện 2: TS. NGÔ AN Đại học Nông Lâm TP.HCM 5. Ủy viên: PGS. TS. NGUYỄN VĂN THÊM Đại học Nông Lâm TP.HCM ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH HIỆU TRƯỞNG 2 LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên là Kiều Phương Anh, sinh ngày 29 tháng 06 năm 1982, tại khu phố 5, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Là con Ông Kiều Thanh Tịnh và Bà Nguyễn Thị Phương. Tốt nghiệp trung học phổ thông tại Trường Trung học phổ thông Thống Nhất A, tỉnh Đồng Nai năm 2000. Tốt nghiệp Đại học Nông Lâm TP.HCM, hệ chính quy, chuyên ngành Lâm nghiệp năm 2005. Tháng 9 năm 2007 theo học Cao học chuyên ngành Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng gia đình: chưa lập gia đình. Địa chỉ liên lạc: khu phố 5, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Điện thoại: Nhà riêng: 0613864418 Di động: 0918425015 Email: kieuphuonganhtbyahoo.com.vn 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Ngày 18 tháng 10 năm 2010 Ký tên KIỀU PHƯƠNG ANH 4 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Lâm nghiệp, hệ chính quy, tại trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, Phòng đào tạo sau đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm và các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt chương trình đào tạo Thạc sỹ. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp, các bạn học viên lớp cao học Lâm nghiệp 2007 đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: PGS. TS. Nguyễn Văn Thêm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn luận văn này. Tác giả xin gởi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Công ty Lâm nghiệp La Ngà Đồng Nai và cán bộ công nhân viên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu để tác giả có được thành quả này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2010 KIỀU PHƯƠNG ANH 5 TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và năng suất của rừng tếch (Tectona grandis Linn. f) ở khu vực La Ngà, tỉnh Đồng Nai” đã được tiến hành tại Công ty Lâm nghiệp La Ngà, tỉnh Đồng Nai từ tháng 052009 đến tháng 32010. Đề tài hướng vào những mục tiêu nghiên cứu sau đây: Làm rõ đặc điểm sinh trưởng đường kính thân cây, chiều cao thân cây và trữ lượng lâm phần rừng tếch 28 tuổi trồng ở La Ngà, tỉnh Đồng Nai; So sánh và đánh giá ảnh hưởng của tuổi và cấp đất đến sinh trưởng đường kính thân cây, chiều cao thân cây và trữ lượng lâm phần; Xây dựng những mô hình biểu thị quan hệ giữa những nhân tố điều tra trên thân cây; Xác định tuổi khai thác rừng tếch tối ưu về kinh tế. Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học để đánh giá sự thích nghi của tếch với lập địa ở La Ngà, đồng thời đề xuất những giải pháp nuôi dưỡng và khai thác rừng tếch. Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên đây, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra lâm phần dựa trên những ô tiêu chuẩn tạm thời tương ứng với tuổi và cấp đất khác nhau. Tổng số 2 cấp đất đã đo đạc 18 ô tiêu chuẩn. Quá trình sinh trưởng và năng suất của rừng tếch được nghiên cứu dựa trên số liệu thống kê trữ lượng lâm phần ở các ô tiêu chuẩn 2.500 m2. Trong các ô tiêu chuẩn, đã tiến hành thống kê các đặc điểm sinh trưởng và năng suất của lâm phần. Việc phân tích và đánh giá đặc điểm sinh trưởng được thực hiện bằng hàm Gompertz với các biến định lượng (D1.3, H, M, A). Đề tài đã thu được những kết quả dưới đây: (1) Đường kính bình quân của những quần thụ tếch trồng ở tuổi 6, 14, 20 và 28 đạt tương ứng 8,7 cm, 16,3 cm, 21 cm và 25,4 cm. Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về đường kính ở tuổi 6, 14, 20 và 28 đạt tương ứng là 0,94 cm, 0,89 cm, 0,69 6 cm và 0,42 cm; còn lượng tăng trưởng trung bình năm về đường kính tương ứng là 1,45 cm, 1,16 cm, 1,05 cm và 0,91 cm. Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm cao nhất về đường kính rơi vào tuổi 8 (0,96 cmnăm) còn lượng tăng trưởng trung bình năm cao nhất về đường kính rơi vào tuổi 2 (2,61cmnăm). Suất tăng trưởng về đường kính suy giảm rất nhanh theo tuổi, trong đó ở tuổi 6, 14, 20 và 28 đạt tương ứng 10,8%, 5,4%, 3,3% và 1,7%. (2) Chiều cao bình quân của những quần thụ tếch trồng ở tuổi 6, 14, 20 và 28 đạt tương ứng 8,8 m, 16,6 m, 20,6 m và 23,5 m. Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về chiều cao ở tuổi 6, 14, 20 và 28 tương ứng là 1,06 m, 0,82 m, 0,52 m, 0,24 m; còn lượng tăng trưởng trung bình năm về chiều cao tương ứng là 1,46 m, 1,19 m, 1,03 m và 0,84 m. Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm cao nhất về chiều cao và lượng tăng trưởng trung bình năm cao nhất về chiều cao tương ứng rơi vào tuổi 8 (1,06cmnăm) và tuổi 2 (2,37cmnăm). Suất tăng trưởng về chiều cao suy giảm rất nhanh theo tuổi; trong đó ở tuổi 6, 14, 20 và 28 tương ứng là 12,2%, 4,9%, 2,5% và 1%. (3) Sinh trưởng đường kính của những quần thụ tếch trồng ở La Ngà trong khoảng 28 năm đầu thay đổi rõ rệt theo hai giai đoạn tuổi – đó là giai đoạn sinh trưởng nhanh từ 212 tuổi và sinh trưởng chậm từ 1328 tuổi. Tốc độ sinh trưởng đường kính ở giai đoạn từ 212 tuổi nhanh hơn tương ứng 1,8 lần so với giai đoạn từ 1328 tuổi. (4) Sinh trưởng về chiều cao bình quân của những quần thụ tếch trồng ở La Ngà trong khoảng 28 năm đầu thay đổi rõ rệt theo hai giai đoạn tuổi – đó là giai đoạn sinh trưởng nhanh từ 210 tuổi và sinh trưởng chậm từ 1128 tuổi. Tốc độ sinh trưởng đường kính và chiều cao ở giai đoạn từ 210 tuổi nhanh hơn 1,5 lần so với giai đoạn từ 1128 tuổi. (5) Tại La Ngà, trữ lượng gỗ thân cây trung bình của rừng tếch trồng ở tuổi 6, 14, 20 và 28 tương ứng là 36,3, 144,6, 279,4 và 409,5 m3ha. Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về trữ lượng ở tuổi 6, 14, 20 và 28 là 8,02, 19,13, 25,14 và 7 26,39 m3hanăm. Lượng tăng trưởng thường xuyên bình quân năm về trữ lượng ở tuổi 6, 14, 20 và 28 là 6,04, 10,33, 13,97 và 17,52 m3hanăm. Suất tăng trưởng về trữ lượng suy giảm rất nhanh theo tuổi; trong đó ở tuổi 6, 14, 20 và 28 tương ứng là 22,1%, 13,2%, 9% và 5,4%năm. (6) Sinh trưởng về đường kính của những quần thụ tếch trồng ở La Ngà sau 28 năm thay đổi tùy theo cấp đất; trong đó đường kính bình quân của những lâm phần trên cấp đất I cao hơn cấp đất II ở thời điểm tuổi 8, 18, 28 tương ứng là 2,1, 3,8 và 4,5 cm; còn lượng tăng trưởng hàng năm trên cấp đất I cũng lớn hơn 0,21cm ở giai đoạn 8 tuổi, 0,12cm ở giai đoạn 18 tuổi và 0,3cm ở giai đoạn 28 tuổi. (7) Khi giả định mức lãi suất vay vốn trồng rừng hiện hành là 10,5% so với tổng giá trị gỗ sản phẩm của rừng đến kỳ khai thác chính, thì tuổi khai thác tối ưu về kinh tế đối với rừng tếch trồng ở tỉnh La Ngà là 17 năm. Mô hình dự đoán tuổi khai thác rừng tếch tối ưu về kinh tế (Akt, năm) có dạng: Akt = (3.48349 ln(ASSA))0.06461785.2 8 ABSTRACT Topic Research of growth characteristics and productivity of teak forests (Tectona grandis Linn. F) in the area of La Nga, Dong Nai Province was held at La Nga Forestry Company, Dong Nai province from January to December 052009 3 2010. Topics focus on the following research objectives: Clarify the growth characteristics of trunk diameter, tree height and forest reserves of the 28yearold teak plantation forest at La Nga, Dong Nai province; compare and evaluate the impact of land granted to the age and growth trunk diameter, tree height and forest reserves part; building models demonstrating the correlation between the factors investigated on the trunk; determining the age of teak forest exploitation for economic optimization. The results of this research is the scientific basis for evaluating the adaptation of teak with the foundation of La Nga, simultaneously proposed solutions raised teak forests and mining To achieve the research objectives above, the authors used the method of investigation based on the interim standard box corresponding to different age and level land. Total land supply has two cells measuring 18 standard. The process of growth and productivity of teak forest were studied based on the statistics of forest reserves in the standard cell 2,500 m2. In the standard cell, has conducted statistical characteristics of growth and productivity of the forestry section. The analysis and evaluation of growth characteristics is done by Gompertz function with quantitative variables (D1.3, H, M, A). Themes of the results obtained below: 9 (1) The average diameter of the enemy teak plantation at age 6, 14, 20 and 28 respectively reached 8.7 cm, 16.3 cm, 21 cm and 25.4 cm. The amount of regular annual growth in diameter at the age of 6, 14, 20 and 28 respectively reached 0.94 cm, 0.89 cm, 0.69 cm and 0.42 cm, Now the average amount of growth in the corresponding diameter is 1.45 cm, 1.16 cm, 1.05 cm and 0.91 cm. The amount of regular annual growth highest fall in the age of 8 in diameter (0.96 cm year) and average annual growth of the highest fall in the age of two diameters (2.61 cm year). Diameter growth rates decline rapidly with age, which at the age of 6, 14, 20 and 28 respectively reached 10,8,2%, 5.4%, 3.3% and 1.7%. (2) The average height of the enemy teak plantation at age 6, 14, 20 and 28 respectively reached 8.8 m, 16.6 m, 20.6 m and 23.5 m. The amount of regular annual growth in height at the age of 6, 14, 20 and 28 respectively 1.06 m, 0.82 m, 0.52 m, 0.24 m, while average annual growth of about height 1.46 m, respectively, 1.19 m, 1.03 m and 0.84 m. The amount of regular annual growth in height and the highest volume growth in the highest average height corresponding fall in the age of 8 (1.06 cm year) and age 2 (2.37 cm year). Height growth rates decline rapidly with age, which at the age of 6, 14, 20 and 28, respectively 12.2%, 4.9%, 2.5% and 1%. (3) Diameter growth of teak growing populations in the La Nga receptors in about 28 years to change markedly under the two year period that period of fast growth from slow growth and 212 age from 1328 years old. Diameter growth rate in the period from 212 years of age 1.8 times faster than the corresponding period from 1328 years old. (4) Growth of the average height of the enemy in teak plantation in the La Nga about 28 years to change markedly under the two year period that period of fast growth from slow growth and 210 age from 11 28 years old. Growth rate in diameter and height in the period from 210 years old compared to 1.5 times faster than the period from 1128 years old. 10 (5) At the La Nga, wood reserve stem planted teak forests average age 6, 14, 20 and 28 respectively are 36.3, 144.6, 279.4 and 409.5 m3hectare. The amount of regular annual growth of reserves at the age of 6, 14, 20 and 28 are 8.02, 19.13, 25.14 and 26.39 m3hayear. The amount of growth per year on regular reserve at the age of 6, 14, 20 and 28 are 6.04, 10.33, 13.97 and 17.52 m3hayear. Growth rate of reserves decline rapidly with age, which at the age of 6, 14, 20 and 28, respectively 22.1%, 13.2%, 9% and 5.4% per year. (6) Diameter growth of teak growing acceptance of the pants after 28 years at La Nga varies according to soil level; in which the average diameter of the forest above ground level higher than the level I land at the time of the age of 8 II, 18, 28 are respectively 2.1, 3.8 and 4.5 cm; Now annual growth of above ground level I is greater than 0.21 cm in stage 8, and 0.12 cm in stage 18 and 0.3 cm in the stage 28 years old. (7) When assuming interest rates loans current forest is 10.5% of total timber value of forest products to the mining period, the optimum age of exploitation for economic planted teak forests in the province of La Nga is 17 years. Age model predicts the optimal exploitation of teak forest economics (Akt, year) of the form: Akt = (3.48349ln (AS SA)) 0.06461785.2 11 MỤC LỤC CHƯƠNG TRANG TRANG CHUẨN Y………………………………………………………………..i LÝ LỊCH CÁ NHÂN……………………………………………………………...ii LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………...iii LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………….iv TÓM TẮT………………………………………………………………………...v SUMMARY………………………………………………………………………. MỤC LỤC………………………………………………………………………..xi DANH SÁCH CÁC BẢNG……………………………………………………...xv DANH SÁCH CÁC HÌNH……………………………………………………...xvii DANH SÁCH PHỤ LỤC………………………………………………………..xix DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………xiii 1. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….....1 1.1. Đặt vấn đề…………………………………………………………………….1 1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu…………………………………………….4 1.3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………..4 1.4. Ý nghĩa của đề tài………………………………………………………….....4 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU………………………………………………..6 2.1. Đặc điểm phân loại và phân bố tự nhiên của tếch…………………………....6 2.1.1. Đặc điểm phân loại…………………………………………………………6 2.1.2. Phân bố tự nhiên của tếch…………………………………………………...7 2.2. Phương thức quản lý rừng tếch trồng…………………………………………8 2.2.1. Những nghiên cứu về chặt nuôi dưỡng rừng tếch trồng……………………8 2.2.2. Những nghiên cứu về mật độ trồng rừng tếch……………………………..10 12 2.2.3. Những nghiên cứu về lập địa trồng rừng tếch……………………………..12 2.2.4. Những nghiên cứu về các yếu tố sinh thái khác…………………………...14 2.2.5. Những nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất rừng tếch trồng…………..15 2.3. Thảo luận chung……………………………………………………………..16 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 19 3.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….19 3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu………………………...19 3.1.1.1. Vị trí địa lý………………………………………………………………19 3.1.1.2. Địa hình và đất…………………………………………………………..19 3.1.1.3. Khí hậu thủy văn………………………………………………………...20 3.1.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………..20 3.2. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………..23 3.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….23 3.3.1. Cơ sở phương pháp luận…………………………………………………..23 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………...24 3.3.2.1. Những chỉ tiêu nghiên cứu………………………………………………24 3.3.2.2. Thu thập dữ liệu về những đặc trưng quần thụ tếch……………………..24 3.3.2.3. Xác định tuổi khai thác rừng tếch tối ưu về kinh tế……………………..25 3.3.2.4. Thu thập những số liệu khác…………………………………………….26 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………………26 3.3.3.1. Sinh trưởng D1.3, H thân cây và M lâm phần……………………………26 3.3.3.2. Xác định tuổi khai thác rừng tếch tối ưu về kinh tế…………………….28 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……………………………...32 4.1. Sinh trưởng đường kính và nhân tố ảnh hưởng……………………………...32 4.1.1. Đặc điểm sinh trưởng đường kính thân cây………………………………..32 4.1.2. Ảnh hưởng của tuổi đến sinh trưởng đường kính thân cây...........................35 4.1.3. Ảnh hưởng của cấp đất đến sinh trưởng đường kính thân cây……………..36 13 4.2. Sinh trưởng chiều cao và nhân tố ảnh hưởng………………………………. 43 4.2.1 Đặc điểm sinh trưởng chiều cao thân cây………………………………….43 4.2.2. Ảnh hưởng của tuổi đến sinh trưởng chiều cao thân cây………………….47 4.3. Sinh trưởng và năng suất của rừng tếch ở La Ngà…………………………..53 4.3.1. Quá trình biến đổi trữ lượng rừng tếch…………………………………….53 4.3.2. Ảnh hưởng của cấp đất đến trữ lượng rừng tếch…………………………..55 4.4. Xác định chu kỳ khai thác rừng tếch tối ưu về kinh tế……………………...60 4.4.1. Trữ lượng gỗ sản phẩm của rừng tếch…………………………………….60 4.4.2. Xác định tuổi khai thác rừng tếch tối ưu về kinh tế……………………… 61 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………….66 5.1. Kết luận……………………………………………………………………...66 5.2. Kiến nghị…………………………………………………………………….67 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………69 PHỤ LỤC………………………………………………………………………… 14 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên gọi đầy đủ A Tuổi cây D1.3 (cm) Đường kính thân cây ngang ngực H (m) Chiều cao toàn thân cây M (m3ha) Trữ lượng gỗ của lâm phần ZHmax Lượng tăng trưởng chiều cao hàng năm cao nhất ZDmax Lượng tăng trưởng hàng năm lớn nhất về đường kính ZMmax Lăng trưởng trữ lượng đạt cực đại V (m3) Thể tích thân cây Se Sai số tiêu chuẩn M(I) và M(II) (m3ha) Trữ lượng gỗ của lâm phần thuộc cấp đất I và II. MspA (m3ha) Trữ lượng gỗ sản phẩm của lâm phần ở tuổi A năm ZD (cmnăm) Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về đường kính thân cây ZH (mnăm) Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về chiều cao thân cây ZM (m3hanăm) Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về trữ lượng thân cây ΔD (cmnăm) Lượng tăng trưởng bình quân năm về đường kính ΔH (mnăm) Lượng tăng trưởng bình quân năm về chiều cao 15 ΔM (m3hanăm) Lượng tăng trưởng bình quân năm về trữ lượng Pd (%) Suất tăng trưởng đường kính thân cây Ph (%) Suất tăng trưởng chiều cao thân cây PM (%) Suất tăng trưởng trữ lượng thân cây P (VNĐ m3) Đơn giá 1 đơn vị gỗ sản phẩm SA (VNĐ ha) Tổng giá trị gỗ sản phẩm của rừng ở tuổi A năm. ΔSA (VNĐ năm) Lượng gia tăng giá trị gỗ sản phẩm hàng năm. ΔSASA Tỷ lệ gia tăng giá trị gỗ sản phẩm hàng năm. I (%) Lãi suất vay vốn trồng rừng ISA (VNĐ) Chi phí cơ hội của vốn Akt Tuổi khai thác rừng tối ưu về kinh tế F Thống kê F P(α = 0,05 hay 0,01) Mức ý nghĩa thống kê MAE Trung bình tuyệt đối của các sai lệch K Tỷ lệ lợi dụng MA Trữ lượng gỗ cây đứng ở tuổi A CP Chi phí cơ hội của vốn 16 DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 4.1 Quá trình sinh trưởng đường kính thân cây của rừng tếch 28 tuổi ở khu vực La Ngà tỉnh Đồng Nai........................................................ ..31 Bảng 4.2 Quá trình sinh trưởng đường kính thân cây của những lâm phần tếch 28 tuổi trên cấp đất I ở khu vực La Ngà................................................36 Bảng 4.3 Quá trình sinh trưởng đường kính thân cây của những lâm phần tếch 28 tuổi trên cấp đất II ở khu vực La Ngà...............................................38 Bảng 4.4 Quá trình sinh trưởng chiều cao thân cây của những lâm phần tếch 28 tuổi ở khu vực La Ngà tỉnh Đồng Nai..............................................42 Bảng 4.5 Quá trình sinh trưởng chiều cao thân cây của rừng tếch 28 tuổi trên cấp đất I ở khu vực La Ngà tỉnh Đồng Nai.....................................46 Bảng 4.6 Quá trình sinh trưởng chiều cao thân cây của rừng tếch 28 tuổi trên cấp đất II ở khu vực La Ngà tỉnh Đồng Nai...................................49 Bảng 4.7 Quá trình sinh trưởng trữ lượng của rừng tếch 28 tuổi ở khu vực La Ngà tỉnh Đồng Nai............................................................................52 Bảng 4.8 Quá trình sinh trưởng trữ lượng của rừng tếch 28 tuổi trên cấp đất I ở khu vực La Ngà .........................................................................55 Bảng 4.9 Quá trình sinh trưởng trữ lượng của rừng tếch 28 tuổi trên cấp đất II ở khu vực La Ngà.........................................................................56 Bảng 4.10 Quá trình sinh trưởng trữ lượng của rừng tếch 28 tuổi ở khu 17 vực La Ngà tỉnh Đồng Nai...................................................................58 Bảng 4.11 Dự đoán tổng giá trị gỗ sản phẩm và tỷ lệ gia tăng giá trị gỗ sản phẩm hàng năm của 1 ha rừng Tếch ở La Ngà, Đồng Nai………60 Bảng 4.12 Dự đoán tuổi khai thác tối ưu về kinh tế đối với rừng tếch trồng ở La Ngà tùy theo mức lãi suất vay vốn trồng rừng………………….62 18 DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 3.1 Bản đồ vị trí các vùng trong khu vực nghiên cứu tại Công ty Lâm nghiệp La Ngà, Đồng Nai……………………………………………………..20 Hình 3.2 Đồ thị xác định tuổi khai thác rừng tối ưu về kinh tế theo quan hệ (ΔSASA)% = I%.....................................................................................28 Hình 3.3 Đồ thị xác định tuổi khai thác rừng tối ưu về kinh tế theo quan hệ ΔSA = ISA……………………………………………………………..28 Hình 4.1 Quá trình sinh trưởng D của rừng tếch ở La Ngà được mô tả bằng hàm Gompertz………………………………………………………….32 Hình 4.2 Tăng trưởng D của rừng tếch ở La Ngà………………………………..32 Hình 4.3 Biểu đồ so sánh tốc độ sinh trưởng D(cm)thân cây tếch theo hai giai đoạn tuổi: 212 và 1228…………………………………………. 34 Hình 4.4 Biểu đồ so sánh tốc độ sinh trưởng D(cm)thân cây tếch trên hai cấp đất ở La Ngà……………………………………………………… 35 Hình 4.5 Quá trình sinh trưởng D của rừng tếch ở La Ngà……………………...37 Hình 4.6 Tăng trưởng D của rừng tếch trên cấp đất I ở La Ngà…………………37 Hình 4.7 Quá trình sinh trưởng D của rừng tếch ở La Ngà……………………. 39 Hình 4.8 Tăng trưởng D của rừng tếch trên cấp đất II ở La Ngà……………….. 40 Hình 4.9 So sánh quá trình sinh trưởng D của rừng tếch trên hai cấp đất ở La Ngà tỉnh Đồng Nai………………………………………………. 41 19 Hình 4.10 Quá trình sinh trưởng chiều cao của rừng tếch ở La Ngà được mô tả bằng hàm Gompertz………………………………………….. 43 Hình 4.11 Tăng trưởng H của rừng tếch ở La Ngà………………………………44 Hình 4.12 Biểu đồ so sánh tốc độ sinh trưởng H(m)thân cây tếch theo hai giai đoạn tuổi: 210 và 1128…………………………………………45 Hình 4.13 Quá trình sinh trưởng chiều cao của rừng tếch trên cấp đất I ở La Ngà……………………………………………………………….. 47 Hình 4.14 Tăng trưởng H của rừng tếch trên cấp đất I ở La Ngà……………… 48 Hình 4.15 Quá trình sinh trưởng chiều cao của rừng tếch trên cấp đất II ở La Ngà……………………………………………………………….. 50 Hình 4.16 Tăng trưởng H của rừng tếch trên cấp đất II ở La Ngà……………….50 Hình 4.17 Tăng trưởng trữ lượng của rừng tếch ở La Ngà………………………53 Hình 4.18 Tăng trưởng trữ lượng của rừng tếch trên cấp đất I ở La Ngà………..56 Hình 4.19 Tăng trưởng trữ lượng của rừng tếch trên cấp đất II ở La Ngà………57 Hình 4.20 Trữ lượng và trữ lượng gỗ sản phẩm của 1ha rừng tếch từ 428 tuổi ở La Ngà…………………………………………………………59 Hình 4.21 Tuổi khai thác tối ưu về kinh tế đối với rừng tếch ở La Ngà................61 20 DANH SÁCH PHỤ LỤC Phụ lục 1. “Biểu cấp đất rừng trồng tếch ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Việt Nam (Tóm tắt)………………………………………………………... a Phụ lục 2. Phân tích hồi quy tương quan giữa D1.3 – A của rừng tếch theo mô hình Gompertz……………………………………………………..b Phụ lục 3. Kiểm định sự khác biệt về sinh trưởng D theo hai giai đoạn tuổi từ 212 và 1328......................................................................................c Phụ lục 4. Kiểm định sự khác biệt về sinh trưởng D theo hai cấp đất………….....d Phụ lục 5. Phân tích hồi quy tương quan giữa D1.3 – A của rừng tếch theo mô hình Gompertz trên cấp đất I……………………………………….e Phụ lục 6. Phân tích hồi quy tương quan giữa D1.3 – A của rừng tếch theo mô hình Gompertz trên cấp đất II………………………………………f Phụ lục 7. Phân tích hồi quy tương quan giữa H – A của rừng tếch theo mô hình Gompertz……………………………………………………...g Phụ lục 8. Kiểm định sự khác biệt về sinh trưởng H theo hai giai đoạn tuổi từ 210 và 1028…………………………………………………………h Phụ lục 9. Phân tích hồi quy tương quan giữa H – A của rừng tếch theo mô hình Gompertz trên cấp đất I ……………………………………..i Phụ lục 10. Phân tích hồi quy tương quan giữa H – A của rừng tếch theo mô hình Gompertz trên cấp đất II …………………………………….j Phụ lục 11. Phân tích hồi quy tương quan giữa M – A của rừng tếch 28 tuổi theo 21 mô hình Gompertz……………………………………………………...k Phụ lục 12. Phân tích hồi quy tương quan giữa M – A của rừng tếch 28 tuổi theo mô hình Gompertz trên cấp đất I ……………………………………..l Phụ lục 13. Phân tích hồi quy tương quan giữa M – A của rừng tếch 28 tuổi theo mô hình Gompertz trên cấp đất II …………………………………….m Phụ lục 14. Phân tích hồi quy tương quan giữa ΔSASA với A rừng tếch…………n 22 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tài nguyên rừng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống nhân loại. Rừng có ý nghĩa to lớn về kinh tế, quốc phòng và bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên, diện tích và chất lượng rừng ngày càng giảm mạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một thời gian dài, diện tích rừng Việt Nam giảm đi liên tục (Năm 1943 là 14,3 triệu ha và năm 1993 chỉ còn 9,3 triệu ha). Từ 1943 đến 1995, bình quân 1 năm giảm 0,79% diện tích rừng tự nhiên. Kết quả kiểm kê rừng năm 1999 cho biết: tổng diện tích có rừng cả nước là 10,9 triệu ha, độ che phủ tương ứng là 33,2%.. Tính đến 2006, bình quân trên đầu người đạt 0,14 hangười, xếp vào loại thấp nhất trên thế giới (0,97 hangười). Chất lượng rừng giảm nhanh chóng, chỉ còn 9% diện tích rừng giàu, 58% diện tích là rừng nghèo. Trước thực tế mất rừng và các nhu cầu về gỗ, đảm bảo an ninh môi trường cũng như nhu cầu phát triển bền vững của đất nước, trong nhiều năm qua, chính phủ Việt Nam bằng nỗ lực của mình và sự trợ giúp của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ đã đầu tư khá lớn vật tư, tiền vốn để trồng, phục hồi và phát triển rừng thông qua các chương trình mục tiêu như chương trình 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, và các nguồn vốn khác .... Đồng thời đã có những chính sách, chiến lược nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Do đó, trồng rừng hiện nay đang là một vấn đề cần được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam. Nâng cao số lượng và chất lượng rừng bằng cách phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng là mục tiêu chính của ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để trồng 23 rừng có hiệu quả cần phải có những nghiên cứu chi tiết về các quy luật, đặc điểm lâm học của cây rừng. Trong đó, nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và năng suất của cây rừng là quan trọng. Tếch (Tectona grandis Linn. F) là loài cây gỗ lớn, gỗ quý mọc tương đối nhanh và biên độ sinh thái rộng của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan và Lào và đã được trồng thành công trên diện tích hàng triệu ha ở vùng Nam Á và Đông Nam Á (Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan…). Do tếch cho gỗ có chất lượng tốt và giá trị thương phẩm cao, nhu cầu thị trường lớn, đồng thới nó là loài cây dễ trồng và thích nghi với nhiều lập địa khác nhau, nên hiện nay tếch đã được trồng rộng rãi không chỉ trong khu vực phân bố tự nhiên, mà còn cả những khu vực nằm ngoài khu phân bố tự nhiên như Sri Lanka, Bangladesh, khu vực nhiệt đới của Trung Quốc, Việt Nam; Ghana, Nigeria, Ivory Coast, Senegal, Togo và Benin ở Tây Phi; Sudan, Tanzania ở Đông Phi; Trinidad, Puerto Rico và Panama ở Trung Mỹ; Brazil và Ecuador ở Nam Mỹ (FAO, 1957; Keogh, 1994),(Kuang Bingchao and Bai Jiayu, 1995), (Kaosa–ard, A. 1981), (Kaosa–ard, A. 1995). Ở Việt Nam, tếch cũng đã được trồng thử nghiệm từ thập niên 60, trồng tập trung vào những năm 7080 của thế kỷ XX trên diện tích lớn ở khu vực Đắc Lắc, Gia Lai, Bình Phước, Tây Ninh, Lai Châu, Tuyên Quang, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 1960, có trên 200ha rừng tếch đã được trồng thành công ở Định Quán và nay được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là rừng giống tếch chuyển hóa. Theo số liệu của bộ Lâm Nghiệp, trong thời gian 19861992, toàn quốc đã trồng được 4670ha rừng tếch, nhiều nơi rừng tếch sinh trưởng khá tốt nhưng cũng có nơi chưa tốt lắm. Tại La Ngà (Đồng Nai) tếch đã được đưa vào trồng rừng từ năm 1978 trên đất bazan nâu đỏ và đất feralit đỏ vàng phát triển từ đá phiến sét (Dẫn theo Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình (1995)). Mục tiêu chính của trồng rừng tếch ở Việt Nam là sản xuất gỗ với năng suất cao và chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu về gỗ đồ mộc cao cấp (trang trí nội thất nhà cửa và tàu thuyền) và mộc gia dụng (bàn, ghế, giường, tủ…)Forest Science Sub24 Institute of Southern Vietnam (1995). Để đạt được mục tiêu đề ra, nhận thấy bên cạnh việc chọn lựa lập địa thích hợp, rừng tếch cần phải được nuôi dưỡng theo một chương trình lâm sinh khoa học. Nhưng muốn xây dựng được một chương trình lâm sinh khoa học để hướng dẫn trồng, nuôi dưỡng và khai thác rừng tếch, rõ ràng cần phải có những hiểu biết tốt không chỉ về những đặc trưng sinh trưởng và năng suất của rừng tếch, mà còn cả những yêu cầu của kinh tế xã hội và công nghệ chế biến gỗ tếch. Một vấn đề khác cũng đang thu hút sự chú ý của ngành lâm nghiệp nước ta, đó là quy mô mở rộng diện tích trồng rừng tếch ở Việt Nam. Để giải quyết những vấn đề đặt ra, ngành lâm nghiệp nước ta cũng cần có những thông tin đáng tin cậy về khả năng thích ứng của tếch với lập địa, về kỹ thuật gây trồng, nuôi dưỡng và khai thác, về hiệu quả kinh doanh rừng và thị trường buôn bán gỗ tếch… Từ trước đến nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến chọn giống tếch, chọn lập địa trồng rừng tếch, kỹ thuật gieo ươm và trồng rừng tếch, kỹ thuật nuôi rừng tếch, sinh trưởng và năng suất rừng tếch, chu kỳ kinh doanh và hiệu quả kinh doanh rừng tếch…Tuy vậy, theo Kaosa – ard (1995), hiện nay vẫn còn thiếu những kiến thức về trồng và nuôi dưỡng rừng tếch, tăng trưởng, sản lượng và năng suất rừng tếch trồng ở những khu vực khác nhau trên thế giới. Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về rừng tếch; trong đó đáng kể nhất là những nghiên cứu của Phạm Thế Dũng (1990), Nguyễn Xuân Quát (1995), Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình (1995), Nguyễn Quang Khải (1995), Bảo Huy (1995), Trần Duy Diễn (1995), Đinh Đức Điểm (1995), Nguyễn Văn Thêm (2002) và Mạc Văn Chăm (2005)…Tại La Ngà, Trần Duy Diễn (1995) và Đinh Đức Điểm (1995) đã có những nghiên cứu khái quát về sinh trưởng và năng suất của rừng tếch tùy thuộc vào tuổi và loại đất. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn còn thiếu những nghiên cứu chi tiết về đặc điểm sinh trưởng và năng suất của rừng tếch trồng ở La Ngà tùy thuộc vào điều kiện lập địa. Xuất phát từ đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và 25 năng suất của rừng tếch(Tectona grandis Linn. F) ở La Ngà, tỉnh Đồng Nai” đã được đặt ra. 1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích của đề tài là xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc trưng sinh trưởng và năng suất của rừng tếch để làm căn cứ đánh giá sự thích nghi của tếch với lập địa ở La Ngà, đồng thời đề xuất những giải pháp nuôi dưỡng và khai thác rừng tếch. Để đạt được mục đích đặt ra, đề tài xác định 2 mục tiêu nghiên cứu sau đây: (1) Mô tả và phân tích quá trình sinh trưởng đường kính thân cây, chiều cao thân cây và trữ lượng gỗ của những lâm phần tếch ở những giai đoạn tuổi và cấp đất khác nhau để làm cơ sở cho việc đánh giá sự thích nghi của tếch với lập địa ở La Ngà và đề xuất biện pháp nuôi dưỡng rừng. (2) Xác định tuổi khai thác rừng tếch tối ưu về kinh tế để làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình chặt nuôi rừng và quyết định thời điểm thu hoạch rừng. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm sinh trưởng và năng suất của rừng tếch trồng trong giai đoạn 28 tuổi tại khu vực La Ngà tỉnh Đồng Nai. Nội dung nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề có liên quan đến sinh trưởng đường kính thân cây, chiều cao thân cây và trữ lượng lâm phần. Ngoài ra, để làm rõ cơ sở kinh tế xã hội của những đề xuất về chặt nuôi dưỡng rừng, đề tài cũng nghiên cứu tuổi khai thác rừng tếch tối ưu về kinh tế. Từ những kết quả nghiên cứu, đề xuất những mô hình dự đoán sinh trưởng đường kính thân cây, chiều cao thân cây, trữ lượng gỗ và tuổi khai thác rừng tếch tối ưu về kinh tế. 1.4. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài mang lại những ý nghĩa sau đây: (1) Về lý luận, những kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu để đánh giá sinh trưởng, năng suất và sự thích nghi của rừng tếch với lập địa ở La Ngà. 26 (2) Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học không chỉ cho việc chọn lựa và áp dụng những phương thức lâm sinh (trồng rừng, nuôi rừng và khai thác rừng tếch trồng), mà còn giúp chủ rừng quyết định thời điểm thu hoạch rừng và quy mô trồng rừng tếch ở La Ngà. 27 Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm phân loại và phân bố tự nhiên của tếch 2.1.1. Đặc điểm phân loại Tếch (còn gọi là Teak hay Giá Tỵ) thuộc họ tếch (Verbenaceae), bộ quản hoa (Tubiflorales). Hiện nay trên thế giới có 3 loài tếch đó là Tectona hamiltonia Wallich, Tectona grandis Linn. F, Tectona philippinensis Beth Hokkf và. Loài tếch được trồng thành rừng ở La Ngà, Đồng Nai có tên khoa học là Tectona grandis Linn. F. Tếch là loài cây khá to, thân thẳng, thông thường cao trên 30m, có thể cao tới 50m, đường kính đạt 7090cm, cây già gốc có bạnh nhỏ, rụng lá theo mùa. Cành non vuông cạnh phủ nhiều lông hình sao màu rỉ sắt, khi dập có mủ đỏ. Lá đơn rất to, mọc đối hình trái xoan, hình trứng hoặc gần tròn, đầu lá nhọn, đuôi lá hình nêm rộng, phiến lá nhám, vò lá non có màu đỏ tươi. Kích thước lá thường dài 1530cm, có lá dài đến 60cm, rộng 1520cm, có lá rộng 40cm. Hoa tự viên chùy to, đường kính 40cm nằm đầu cành, màu trắng lá bắc dài 1cm. Tràng hoa 56 thùy tròn, ống tràng ngắn, quả nhân cứng, đường kính 2cm, màu nâu phủ đầy một lớp lông mịn hình sao và còn mang lá đài mỏng như giấy có 56 thùy, có nhiều gân mạng lưới phát triển bao bọc. Quả hạch hình cầu, đường kính khoảng 2 cm, phủ lông hình sao, đài phát triển bao kín quả, mỗi quả có từ 12, đôi khi 34 hạt, 1kg quả có 1.5002.000 hạt. Gỗ màu vàng nâu hay nâu đậm có sọc, có chứa dầu, ít co giãn, có thớ mịn, rất ít bị mối mọt vì trong vỏ có chứa nhiều Oleoresin((Theo Trần Hợp (1990) và Nguyễn Thượng Hiền (2005)). Ở rừng tự nhiên, tếch trưởng thành có thể đạt chiều cao 40 m, đường kính 12m. Tếch có thân thẳng, thân lớn có múi, gốc có bạnh vè, vỏ xám vàng, mủn như cám, vỏ 28 dày và có nhiều xơ. Tếch sinh sản sớm, thông thường ở tuổi 8 10 năm. Thời kỳ ra hoa là giữa tháng 7 đến đầu tháng 9 hàng năm; quả chín và rụng từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau., quả chín có vỏ màu nâu vàng( Kadambi, 1979). Tếch tái sinh chồi tốt ở tuổi non, do đó nó có thể được trồng bằng stumps (thân cụt). 2.1.2. Phân bố tự nhiên của tếch Ngày nay, khá nhiều nước trong đai nhiệt đới và á nhiệt đới ở Châu Á đã có truyền thống trồng nhiều tếch và cả những nước ở Châu Phi, châu Mỹ la tinh cũng đang thử nghiệm có kết quả việc trồng tếch. Tuy nhiên, phân bố tự nhiên của tếch chủ yếu ở Myanmar, Ấn Độ, Thái Lan và Lào. Vùng phân bố tự nhiên của tếch trải ra từ 240 Bắc xuống phía Nam tới 100 Bắc và kinh độ 730 1030 Đông. Tếch cũng thấy xuất hiện khoảng 1 triệu ha ở quần đảo Java và Muna của Indonesia (Gyi và Tint, 1995). Tổng hợp từ các báo cáo quốc gia thì tổng diện tích rừng tếch tự nhiên hiện nay còn xấp xỉ 28 triệu ha, trong đó Mianma có 16,5 triệu ha, Ấn Độ 8,9 triệu, Thái Lan 2,5 triệu ha và Lào khoảng 16 ngàn ha. Theo Perum (1993), vì tếch sinh trưởng khá tốt ở Indonesia nên có thể coi giới hạn phân bố của tếch ở phiá nam là giữa vĩ độ 50 90 Nam. Tếch phân bố tự nhiên từ độ cao dưới 1.000 m so với mặt nước biển. Lập địa, đất đai của tếch rất phong phú, hầu như trên mọi loại đất có nguồn gốc khác nhau trừ đất kết von, cát trắng, đất laterite nặng. Các loại địa hình từ đỉnh, chân, sườn núi, thung lũng bồi tụ ven sông suối chỉ cần thoát nước tốt đều sử dụng được. Tếch sinh trưởng tốt trên đất phát triển từ đá granit, bazan và phiến sét. Đất phải thoát nước tốt và pH = 6,5 8,0, đủ canxi (Ca), photpho (P) và magiê (Mg) (Kaosaard, 1981; 1995). Theo Nguyễn Ngọc Lung (1995), khí hậu thích hợp cho tếch cũng có biên độ dao động khá lớn, lượng mưa từ khá khô hạn 760mmnăm đến các vùng thừa nước 5000mmnăm, nhiệt độ bình quân tối đa và tối thiểu từ 15 400C , thích hợp nhất là khí hậu nóng ẩm có sự chuyển mùa mưa, khô rõ rệt. 29 Phần lớn rừng tếch tự nhiên hiện nay đã bị thoái hoá và chỉ còn một ít ở Myanmar và Ấn Độ nên cần phải có giải pháp bảo tồn, cải thiện và mở rộng những quần thụ tếch tự nhiên, phục hồi hệ sinh thái rừng tếch, phát triển bền vững rừng tếch tự nhiên, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng tếch …(Perum Perhutani,1993). 2.2. Phương thức quản lý rừng tếch trồng 2.2.1. Những nghiên cứu về chặt nuôi dưỡng rừng tếch trồng Theo nhiều nhà nghiên cứu, nuôi dưỡng rừng nhằm dẫn dắt rừng đạt đến mục tiêu kinh doanh là rất quan trọng. Đối với rừng tếch, phương thức nuôi rừng chủ yếu là chặt tỉa thưa. Thời điểm bắt đầu và kết thúc tỉa thưa, số lần tỉa thưa, cường độ tỉa thưa và phương pháp tỉa thưa rừng tếch trồng được đề nghị khác nhau tùy theo lập địa, khoảng cách trồng, phương thức trồng xen (Taungya), mục tiêu tạo rừng và chu kỳ kinh doanh. Việc xác định các thời điểm tỉa thưa có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng lâm phần trong suốt chu kỳ kinh doanh nhằm mục đích không ngừng nâng cao sản lượng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh và lợi dụng các sản phẩm trung gian (Bảo Huy, 1995). Theo Chacko (1995), tỉa thưa rừng tếch có thể được thực hiện ở tuổi 4, 8, 12, 18, 26 và 35 năm ở những lâm phần phát triển tốt với chu kỳ kinh doanh là 50 năm. Thời điểm tỉa thưa rừng tếch phụ thuộc vào lập địa, ở những lập địa tốt, thời điểm tỉa thưa rừng tếch bắt đầu sớm hơn so với lập địa xấu. Khi chu kỳ kinh doanh rừng tếch trồng là 25 30 năm nhằm cung cấp gỗ nhỏ và trung bình, mật độ trồng rừng ban đầu là 1,81,8 m (3.086 câyha) hoặc 2,02,0 m (2.500 câyha), thì việc tỉa thưa rừng tếch có thể thực hiện qua hai lần (Kaosaard, 1995). Lần tỉa thưa thứ nhất được bắt đầu thực hiện vào tuổi 5 năm còn lần tỉa thưa thứ hai tương ứng với tuổi 10 năm sau khi trồng. Phương pháp tỉa thưa rừng tếch trong hai lần đầu là tỉa thưa cơ giới (chặt hàng cách hàng hoặc chặt cây cách cây trong hàng). Cường độ tỉa thưa lần thứ nhất là 50% số cây ban đầu, còn lần thứ hai là 50% số cây để lại sau lần tỉa thưa thứ nhất. Ở khu vực Caribê và Trung Mỹ, người ta đề nghị tỉa thưa rừng tếch lần một và lần hai bằng 30 phương pháp cơ giới tương ứng với chiều cao của rừng là 8 m và 16 m (Kaosaard, 1995). Cùng với việc tỉa thưa, người ta cũng loại bỏ tất cả những cây bị sâu hại, cây bụi và dây leo. Ở Ấn Độ tỉa thưa rừng tếch được phân chia thành hai loại đó là tỉa thưa sớm và tỉa thưa muộn. Tỉa thưa sớm được thực hiện trong giai đoạn rừng tếch dưới 20 tuổi. Mục tiêu của tỉa thưa sớm là mở rộng không gian cho rừng tếch phát triển tốt hệ thống tán lá. Tỉa thưa muộn được áp dụng cho những rừng tếch trồng trên không gian rộng với cường độ kinh doanh cao. Mục tiêu của tỉa thưa muộn là tạo rừng cung cấp gỗ chất lượng cao thông qua tỉa thưa với cường độ mạnh và tuyển chọn cây tốt để nuôi dưỡng. Tếch là loài cây ưa sáng mạnh, do đó sử dụng cường độ tỉa thưa mạnh là biện pháp cần thiết. Cây bị loại bỏ là những cây có tán nhỏ, thân cong và nhiều cành. Cây để lại nuôi dưỡng là cây thân thẳng, tán to và tròn đều, cành ít và nhỏ. Khoảng cách giữa những cây để lại nuôi dưỡng sau khi tỉa thưa phải đồng đều (Chacko, 1995 và Kadambi, 1979). Rừng tếch ở Malaysia được trồng với khoảng cách 54 m (500 câyha), chu kỳ kinh doanh 15 năm chỉ tỉa thưa 1 lần ở tuổi 8, sau đó khai thác chính ở tuổi 15 khi D ≥ 30 cm ( Zakaria và Lokmal (1995)41). Ở Indonesia, chu kỳ kinh doanh rừng tếch trồng trên lập địa tốt là 40 năm, còn trên lập địa xấu là 80 năm (Siswamartana, 1995). Mục tiêu kinh doanh là tạo gỗ lớn với chất lượng cao. Rừng tếch được tỉa thưa 5 lần với kỳ dãn cách 4 năm trong 20 năm đầu. Từ tuổi 20 năm trở đi, kỳ dãn cách là 10 năm. Việc tuyển chọn cây tỉa thưa phải đảm bảo nguyên tắc nâng cao chất lượng quần thụ và cải thiện chất lượng gỗ ở cuối kỳ kinh doanh. Số cây tỉa thưa được quy định theo biểu quá trình sinh trưởng của quần thụ. Theo Phân Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Nam Bộ (1995), chu kỳ kinh doanh rừng tếch là 25 50 năm. Mục tiêu kinh doanh rừng tếch là tạo gỗ với kích thước trung bình và lớn để làm đồ mộc gia dụng, làm nhà.... Khi trồng rừng tếch với mật độ ban 31 đầu 1.333 câyha (2,53,0 m), 1.667 câyha (2,03,0 m) và 2.222 câyha (1,53,0 m), người ta đề nghị tỉa thưa rừng tếch qua 2 3 lần. Tuổi tỉa thưa lần 1, 2 và 3 tương ứng là 6, 12 và 20 năm. Số cây để lại nuôi dưỡng sau lần tỉa thưa thứ 1, 2 và 3 ở lập địa tốt tương ứng là 800, 400 và 200 câyha, ở lập địa trung bình tương ứng là 1.200, 600 và 300 câyha, còn ở lập địa xấu tương ứng là 1.400, 800 và 400 câyha. Tỉa thưa được thực hiện theo phương pháp cơ giới. Các kết quả nghiên cứu rừng tếch trồng ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam cũng cho thấy rằng: thời điểm tỉa thưa rừng tếch lần đầu cần được xác định dựa vào tuổi đạt lượng tăng trưởng hàng năm lớn nhất về đường kính (ZDmax). Đối với rừng tếch trên cấp đất I, II và III, tuổi tỉa thưa lần đầu tương ứng là 8, 10 và 12 năm. Những lần tỉa thưa tiếp theo được xác định tương ứng với tuổi mà tổng diện tích tán lá trên 1 ha đạt 13.000 m2ha và tăng trưởng trữ lượng đạt cực đại (ZMmax). Theo đó, kỳ dãn cách giữa hai lần tỉa thưa liên tiếp đối với rừng tếch mọc trên cấp đất I và II tương ứng là 7 và 10 năm( Bảo Huy, 1995). Theo Li (1993), rừng tếch ở Trung Quốc được trồng nhằm hai mục đích là thu hoạch gỗ nhỏ với chu kỳ kinh doanh 25 năm và thu hoạch gỗ lớn với chu kỳ kinh doanh 40 80 năm. Khi kinh doanh rừng tếch với chu kỳ 25 năm, thì rừng tếch được tỉa thưa 3 lần; trong đó lần tỉa thưa thứ nhất được thực hiện ở tuổi 10 năm sau khi trồng, còn lần tỉa thưa thứ 2 và 3 được thực hiện tương ứng với tuổi 15 và 20 năm (kỳ dãn cách 5 năm). Sau lần tỉa thưa thứ 2 và 3, số cây để lại đến kỳ khai thác chính là 400 500 câyha. Ngược lại, nếu kinh doanh rừng tếch với chu kỳ 40 80 năm nhằm cung cấp gỗ lớn, thì kỳ dãn cách từ lần tỉa thưa thứ 3 (tuổi 20 năm) trở đi là 10 năm. Số cây để lại đến kỳ khai thác chính là 120 200 câyha. 2.2.2. Những nghiên cứu về mật độ trồng rừng tếch Tếch là loài cây cho hình thân thẳng đẹp khi trồng phân tán, do đó có thể chủ động điều khiển rừng khép tán sau tuổi 5 với mật độ trồng thưa: 7009001100 câyha cho cấp đất lần lượt là IIIIII. Như vậy, trong giai đoạn 14 năm đầu áp dụng được phương thức nông lâm kết hợp làm tăng hiệu quả sử dụng đất và giảm chi phí chăm 32 sóc, bảo vệ rừng trồng. Theo Kadambi (1979), để trồng rừng tếch thành công thì ngoài lập địa, chất lượng hạt giống và tiêu chuẩn cây con (stump) còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật lâm sinh (khoảng cách trồng, chăm sóc, phòng chống cháy, phòng trừ dịch bệnh, tỉa thưa...). Ở Việt Nam, mật độ trồng rừng tếch ban đầu trên ba lập địa tốt (đất bazan), trung bình (đất phù sa cổ) và xấu (feralít đỏ vàng) tương ứng là 1.333 câyha (2,5 m3,0 m), 1.667 câyha (2,0 m3,0 m) và 2.222 câyha (1,5 m3,0 m) (Khai Nguyen Quang, 1995).Tại Thái Lan, ở những nơi không áp dụng phương thức nông lâm kết hợp, rừng tếch được trồng với mật độ 1.110 câyha hay 33 m; còn ở những nơi áp dụng phương thức nông lâm kết hợp, mật độ trồng rừng tếch ban đầu là 1.250 câyha hay 42 m (Dẫn theo Kaosaard, 199531). Ở Trung Quốc, rừng tếch được trồng với mật độ từ 22 m đến 33 m. Qua so sánh hai mật độ, Li YanXiang (1993) đã nhận thấy chất lượng rừng tếch ở mật độ 1.110 câyha (33 m) tốt hơn so với mật độ 2.500 câyha (22 m). Ở Ấn Độ, mật độ trồng rừng tếch ban đầu ở điều kiện lập địa khô hạn thay đổi từ 2,52,5 m đến 3,62,7 m (Tewari, 1992). Tại Bangladesh, mật độ trồng rừng tếch ban đầu là 22 m (Banik, 1993). Ở Myanmar, mật độ trồng rừng tếch ban đầu là 2,62,6 m (Gyi, 1991). Ở Indonesia, mật độ trồng rừng tếch ban đầu là 32 đến 52 m (Dẫn theo Banik, 1993; Li YanXiang, 1993). Ở khu vực Caribê và Trung Mỹ, mật độ trồng rừng tếch ban đầu là 2,52,0 m. Ở Trinidad, mật độ trồng rừng tếch là 1,81,8 m hoặc 22 m (Dẫn theo Kadambi, 1979). Theo Kaosaard (1995), sau khi tổng kết mật độ trồng rừng ở các nước trên thế giới cho rằng, khi không thực hiện phương thức nông lâm kết hợp, thì mật độ trồng rừng tếch thay đổi từ 1.100 câyha (33 m), 1.250 câyha (42 m) đến 2.500 câyha (22 m) và 3.333 câyha (31 m). Trong trường hợp có trồng xen kiểu Taungya, mật độ trồng rừng tếch là 625 câyha (44 m). Nếu trồng rừng tếch với mật độ 33 m và 3,53,5 m, thì đất bị xói mòn rất mạnh. 33 2.2.3 Những nghiên cứu về lập địa trồng rừng tếch Những nghiên cứu ở nhiều nước chỉ ra rằng, tếch phát triển tốt nhất tại những nơi không quá ẩm và không quá khô, có nhiệt độ trung bình tháng nằm trong khoảng 14150C, trên đất phong hóa từ đá mẹ có nguồn gốc núi lửa với hàm lượng Ca, K, Mg tương đối cao. Trong mối quan hệ đó, sinh trưởng của tếch tự nhiên trên đất có độ PH rất chặt chẽ. Không có rừng tếch tự nhiên trên đất có độ PH nhỏ hơn 6,0. Trên giới hạn đó, phẩm chất rừng tếch sút giảm. Tếch hiện nay đã được trồng thành rừng ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả ở trong và ở ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của nó ở nhiệt đới với một vùng khí hậu rộng lớn, từ kiểu khí hậu xích đạo đến kiểu khí hậu á nhiệt đới với lượng mưa từ 500 3.500 mm và biên độ nhiệt độ từ 20 480C. Tổng diện tích rừng tếch trồng trên thế giới là 1,6 triệu ha (tính đến năm 1990), chiếm 75% diện tích rừng trồng cây gỗ cứng chất lượng cao của nhiệt đới (Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 1995). Theo Kaosaard (1995), mục tiêu chủ yếu của rừng tếch trồng là sản xuất những cây gỗ chất lượng cao với sinh trưởng tốt. Đất trồng rừng tếch cũng rất đa dạng, từ đất chua nghèo đến đất bồi tụ màu mỡ. Tếch thích nghi tốt trong một biên độ rất rộng của lượng mưa, từ điều kiện rất khô (500 mmnăm) đến điều kiện rất ẩm (> 5.000 mmnăm). Nói chung, tếch sinh trưởng tốt trong những điều kiện có khí hậu nóng ẩm với 3 5 tháng khô; đất ẩm, thoát nước tốt, tầng đất sâu, đất phù sa giàu canxi và NPK, pH = 6,5 7,5 ( Kaosaard, 1995). Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu hướng vào việc tìm hiểu khả năng thích nghi, sinh trưởng và năng suất của rừng tếch được trồng trên những lập địa khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, tếch sinh trưởng tốt nhất trên đất bồi tụ (phù sa) sâu và thoát nước tốt được hình thành trên nền các loại đá vôi, gơnai, phiến thạch, phiến sét và một số đá do núi lửa hình thành như đá bazan. Ngược lại, tếch sinh trưởng rất kém khi trồng tếch ở điều kiện đất cát khô, tầng đất mỏng, đất chua (pH < 6,0) có nguồn gốc từ feralít, đất than bùn, đất cứng chắc hoặc bị úng nước (Kaosaard, 1981; 1995). Khi nghiên cứu đặc tính của đất dưới rừng tếch trồng 1, 15, 30, 60 và 120 34 năm, Jose và Koshy (1972) đã nhận thấy rằng, mặc dù hình thái, tính chất vật lý và hoá học của đất có sự thay đổi, nhưng hàm lượng chất hữu cơ ở tầng đất mặt dưới rừng tếch tự nhiên và rừng tếch trồng 120 tuổi là tương tự như nhau. Đất tầng mặt dưới rừng trồng tếch non có tỷ trọng và hàm lượng cát cao hơn, nhưng độ xốp và khả năng hút nước kém hơn so với rừng tự nhiên (Dẫn theo Alexander, Balagopalan, Mary, 1981). Sau khi nghiên cứu đặc tính của đất dưới rừng tếch, nhiều tác giả đã đi đến nhận định rằng, tếch đòi hỏi đất có độ phì cao, giàu Ca, P, K, N, mùn, pH = 6,5 7,5 (Kaosaard, 1995). Evans (1982), sau khi tổng quan nhiều tài liệu đã đi đến nhận định rằng khai thác trắng rừng tự nhiên để trồng rừng tếch qua nhiều chu kỳ có thể làm thoái hoá đất. Tuy vậy, khi kinh doanh rừng tếch với chu kỳ dài, đặc tính của đất thay đổi không lớn và lập địa có thể không thay đổi. Theo Viện nghiên cứu rừng nhiệt đới Trung Quốc (1993), kiểu đất không thích hợp với tếch là laterit đỏ trên núi, đất đỏ vàng hay nâu vàng, laterit vàng hay nâu xám trên núi. Kaosaard (1981) cho rằng, yếu tố như lượng mưa, phân bố mưa trong năm, độ ẩm đất, đặc tính đất và ánh sáng ảnh hưởng đến kích thước, chất lượng, mật độ, hình thái thân cây và tăng trưởng của rừng tếch. Ngoài ra, màu sắc và cấu trúc của gỗ tếch cũng chịu ảnh hưởng của lập địa. Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình (1995) cho rằng, đất thích hợp với sinh trưởng của tếch trồng ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Việt Nam là đất nâu xám trên đá bột bazan, đất hình thành trên đá vôi, đất đen trên tro núi lửa (Tuf), đất nâu xẫm trên bazan, đất xám trên phù sa cổ và granit, đất phù sa sông suối và thoát nước tốt. Đất có vai trò quyết định đối với sự thành công của trồng rừng tếch ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam (Nguyễn Xuân Quát, 1995). Đất không thích hợp cho sinh trưởng của tếch trồng ở Việt Nam là đất đỏ nâu phát triển trên đá bazan dưới rừng le và trảng cỏ. Trên đất đỏ nâu, sinh trưởng của rừng tếch giảm rõ rệt theo mức thoái hoá của thảm thực vật. Ngược lại, trên đất đỏ vàng sinh trưởng của tếch dưới rừng thứ sinh kiệt không có khác biệt rõ rệt so với đất dưới trảng cỏ. 35 Theo Đinh Đức Điểm (1995), xét về các yếu tố sinh thái, La Ngà nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung nằm trong các giới hạn phân bố tự nhiên của tếch, hơn nữa là trong những điều kiện tối ưu, La Ngà có chế độ khí hậu gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khô nhất vào các tháng 1, 2 và 3. Lượng mưa cả năm 2450mm, mưa nhiều nhất vào các tháng 7, 8. Nhiệt độ không khí dao động từ 20 360C, ít khi vượt ra ngoài giới hạn đó. Thực tiễn ở La Ngà cho thấy, rừng tếch trồng trên đá Bazan phong hóa của nham thạch núi lửa sinh trưởng tốt hơn trên đấ feralit. Chacko (1995), Gyi và Tint (1995), Kaosaard (1981; 1995) cho rằng, sự thành công trong trồng rừng tếch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó ba yếu tố cơ bản là chất lượng lập địa, chất lượng và số lượng vật liệu trồng, quản lý lâm sinh (xử lý đất trước và sau khi trồng, mật độ, chăm sóc, trồng xen, tỉa thưa...). 2.2.4. Những nghiên cứu về các yếu tố sinh thái khác Kadambi (1979) cho rằng: ngoài những yếu tố khí hậu (lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng) và loại đất, những yếu tố khác như độ cao và nhiệt độ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giới hạn phân bố, sinh trưởng và phát triển của rừng tếch. Tếch không thể sinh trưởng bình thường ở độ cao từ 700 m trở lên so với mặt biển do tếch chịu đựng rất kém với nhiệt độ thấp và sương giá của mùa đông. Cây con và cả cây trưởng thành có thể bị chết khi gặp lạnh và sương giá (Dẫn theo Kaosaard, 1995; Li YanXiang, 1993). Những nghiên cứu của Gyi (1991) cho thấy nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng và phát triển của tếch là 270C 360C. Ở một số nước trên thế giới, nghiên cứu về trồng rừng tếch hỗn giao với những cây cố định đạm thuộc chi Acacia (Acacia mangium, A. crassicarpa và A. implexa) đã được thực hiện. Tuy vậy, theo Kuang Bingchao (1993), nhiều vấn đề trong trồng rừng tếch hỗn giao vẫn cần phải được nghiên cứu tiếp tục trong tương lai. 36 Nói chung, những yếu tố giới hạn sinh trưởng và năng su

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH ************************ KIỀU PHƯƠNG ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA RỪNG TẾCH (Tectona grandis Linn f) Ở KHU VỰC LA NGÀ TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 10/2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH ******************** KIỀU PHƯƠNG ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA RỪNG TẾCH (Tectona grandis Linn f) Ở KHU VỰC LA NGÀ TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành : Lâm học Mã số : 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN VĂN THÊM Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 10/2010 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA RỪNG TẾCH (Tectona grandis Linn f) Ở KHU VỰC LA NGÀ, TỈNH ĐỒNG NAI KIỀU PHƯƠNG ANH Hội đồng chấm luận văn: Chủ tịch: PGS.TS BẢO HUY Đại học Tây Nguyên Thư ký: TS BÙI VIỆT HẢI Đại học Nông Lâm TP.HCM Phản biện 1: TS LƯƠNG VĂN NHUẬN Hội KHKT Lâm Nghiệp TP.HCM Phản biện 2: TS NGÔ AN Đại học Nông Lâm TP.HCM Ủy viên: PGS TS NGUYỄN VĂN THÊM Đại học Nơng Lâm TP.HCM ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH HIỆU TRƯỞNG LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên Kiều Phương Anh, sinh ngày 29 tháng 06 năm 1982, khu phố 5, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Là Ông Kiều Thanh Tịnh Bà Nguyễn Thị Phương Tốt nghiệp trung học phổ thông Trường Trung học phổ thông Thống Nhất A, tỉnh Đồng Nai năm 2000 Tốt nghiệp Đại học Nơng Lâm TP.HCM, hệ quy, chun ngành Lâm nghiệp năm 2005 Tháng năm 2007 theo học Cao học chuyên ngành Lâm nghiệp, Trường Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh Tình trạng gia đình: chưa lập gia đình Địa liên lạc: khu phố 5, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Điện thoại: Nhà riêng: 0613864418 Di động: 0918425015 Email: kieuphuonganhtb@yahoo.com.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan cơng trình nghiên cứu tơi Các số liệu, kết nêu luận văn trung thực chưa công bố công trình khác Ngày 18 tháng 10 năm 2010 Ký tên KIỀU PHƯƠNG ANH LỜI CẢM ƠN Luận văn hồn thành theo chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Lâm nghiệp, hệ quy, trường Đại học Nơng Lâm TPHCM Để hồn thành cơng trình nghiên cứu này, tác giả nhận hỗ trợ giúp đỡ Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, Phòng đào tạo sau đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thầy cô giáo tận tình giảng dạy suốt chương trình đào tạo Thạc sỹ Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp, bạn học viên lớp cao học Lâm nghiệp 2007 đóng góp nhiều ý kiến quý báu trình thực luận văn Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: PGS TS Nguyễn Văn Thêm tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi hồn thành luận văn Tác giả xin gởi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Công ty Lâm nghiệp La Ngà - Đồng Nai cán - công nhân viên tạo điều kiện thuận lợi trình điều tra, thu thập số liệu để tác giả có thành Tp Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2010 KIỀU PHƯƠNG ANH TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng suất rừng tếch (Tectona grandis Linn f) khu vực La Ngà, tỉnh Đồng Nai” tiến hành Công ty Lâm nghiệp La Ngà, tỉnh Đồng Nai từ tháng 05-2009 đến tháng 3-2010 Đề tài hướng vào mục tiêu nghiên cứu sau đây: Làm rõ đặc điểm sinh trưởng đường kính thân cây, chiều cao thân trữ lượng lâm phần rừng tếch 28 tuổi trồng La Ngà, tỉnh Đồng Nai; So sánh đánh giá ảnh hưởng tuổi cấp đất đến sinh trưởng đường kính thân cây, chiều cao thân trữ lượng lâm phần; Xây dựng mơ hình biểu thị quan hệ nhân tố điều tra thân cây; Xác định tuổi khai thác rừng tếch tối ưu kinh tế Những kết nghiên cứu sở khoa học để đánh giá thích nghi tếch với lập địa La Ngà, đồng thời đề xuất giải pháp nuôi dưỡng khai thác rừng tếch Để đạt mục tiêu nghiên cứu đây, tác giả sử dụng phương pháp điều tra lâm phần dựa ô tiêu chuẩn tạm thời tương ứng với tuổi cấp đất khác Tổng số cấp đất đo đạc 18 ô tiêu chuẩn Quá trình sinh trưởng suất rừng tếch nghiên cứu dựa số liệu thống kê trữ lượng lâm phần ô tiêu chuẩn 2.500 m2 Trong ô tiêu chuẩn, tiến hành thống kê đặc điểm sinh trưởng suất lâm phần Việc phân tích đánh giá đặc điểm sinh trưởng thực hàm Gompertz với biến định lượng (D1.3, H, M, A) Đề tài thu kết đây: (1) Đường kính bình quân quần thụ tếch trồng tuổi 6, 14, 20 28 đạt tương ứng 8,7 cm, 16,3 cm, 21 cm 25,4 cm Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm đường kính tuổi 6, 14, 20 28 đạt tương ứng 0,94 cm, 0,89 cm, 0,69 cm 0,42 cm; lượng tăng trưởng trung bình năm đường kính tương ứng 1,45 cm, 1,16 cm, 1,05 cm 0,91 cm Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm cao đường kính rơi vào tuổi (0,96 cm/năm) cịn lượng tăng trưởng trung bình năm cao đường kính rơi vào tuổi (2,61cm/năm) Suất tăng trưởng đường kính suy giảm nhanh theo tuổi, tuổi 6, 14, 20 28 đạt tương ứng 10,8%, 5,4%, 3,3% 1,7% (2) Chiều cao bình quân quần thụ tếch trồng tuổi 6, 14, 20 28 đạt tương ứng 8,8 m, 16,6 m, 20,6 m 23,5 m Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm chiều cao tuổi 6, 14, 20 28 tương ứng 1,06 m, 0,82 m, 0,52 m, 0,24 m; cịn lượng tăng trưởng trung bình năm chiều cao tương ứng 1,46 m, 1,19 m, 1,03 m 0,84 m Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm cao chiều cao lượng tăng trưởng trung bình năm cao chiều cao tương ứng rơi vào tuổi (1,06cm/năm) tuổi (2,37cm/năm) Suất tăng trưởng chiều cao suy giảm nhanh theo tuổi; tuổi 6, 14, 20 28 tương ứng 12,2%, 4,9%, 2,5% 1% (3) Sinh trưởng đường kính quần thụ tếch trồng La Ngà khoảng 28 năm đầu thay đổi rõ rệt theo hai giai đoạn tuổi – giai đoạn sinh trưởng nhanh từ 2-12 tuổi sinh trưởng chậm từ 13-28 tuổi Tốc độ sinh trưởng đường kính giai đoạn từ 2-12 tuổi nhanh tương ứng 1,8 lần so với giai đoạn từ 13-28 tuổi (4) Sinh trưởng chiều cao bình quân quần thụ tếch trồng La Ngà khoảng 28 năm đầu thay đổi rõ rệt theo hai giai đoạn tuổi – giai đoạn sinh trưởng nhanh từ 2-10 tuổi sinh trưởng chậm từ 11-28 tuổi Tốc độ sinh trưởng đường kính chiều cao giai đoạn từ 2-10 tuổi nhanh 1,5 lần so với giai đoạn từ 11-28 tuổi (5) Tại La Ngà, trữ lượng gỗ thân trung bình rừng tếch trồng tuổi 6, 14, 20 28 tương ứng 36,3, 144,6, 279,4 409,5 m3/ha Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm trữ lượng tuổi 6, 14, 20 28 8,02, 19,13, 25,14 26,39 m3/ha/năm Lượng tăng trưởng thường xuyên bình quân năm trữ lượng tuổi 6, 14, 20 28 6,04, 10,33, 13,97 17,52 m3/ha/năm Suất tăng trưởng trữ lượng suy giảm nhanh theo tuổi; tuổi 6, 14, 20 28 tương ứng 22,1%, 13,2%, 9% 5,4%/năm (6) Sinh trưởng đường kính quần thụ tếch trồng La Ngà sau 28 năm thay đổi tùy theo cấp đất; đường kính bình qn lâm phần cấp đất I cao cấp đất II thời điểm tuổi 8, 18, 28 tương ứng 2,1, 3,8 4,5 cm; lượng tăng trưởng hàng năm cấp đất I lớn 0,21cm giai đoạn tuổi, 0,12cm giai đoạn 18 tuổi 0,3cm giai đoạn 28 tuổi (7) Khi giả định mức lãi suất vay vốn trồng rừng hành 10,5% so với tổng giá trị gỗ sản phẩm rừng đến kỳ khai thác chính, tuổi khai thác tối ưu kinh tế rừng tếch trồng tỉnh La Ngà 17 năm Mơ hình dự đốn tuổi khai thác rừng tếch tối ưu kinh tế (Akt, năm) có dạng: Akt = (3.48349- ln(AS/SA))/0.06461785.2 ABSTRACT Topic "Research of growth characteristics and productivity of teak forests (Tectona grandis Linn F) in the area of La Nga, Dong Nai Province" was held at La Nga Forestry Company, Dong Nai province from January to December 05-2009 32010 Topics focus on the following research objectives: Clarify the growth characteristics of trunk diameter, tree height and forest reserves of the 28-year-old teak plantation forest at La Nga, Dong Nai province; compare and evaluate the impact of land granted to the age and growth trunk diameter, tree height and forest reserves part; building models demonstrating the correlation between the factors investigated on the trunk; determining the age of teak forest exploitation for economic optimization The results of this research is the scientific basis for evaluating the adaptation of teak with the foundation of La Nga, simultaneously proposed solutions raised teak forests and mining To achieve the research objectives above, the authors used the method of investigation based on the interim standard box corresponding to different age and level land Total land supply has two cells measuring 18 standard The process of growth and productivity of teak forest were studied based on the statistics of forest reserves in the standard cell 2,500 m2 In the standard cell, has conducted statistical characteristics of growth and productivity of the forestry section The analysis and evaluation of growth characteristics is done by Gompertz function with quantitative variables (D1.3, H, M, A) Themes of the results obtained below: Phụ lục Quan hệ D – A rừng tếch Estimation Results -Asymptotic 95.0% Asymptotic Confidence Interval Parameter Estimate Standard Error Lower Upper -y 30.8896 1.3316 27.9588 33.8205 b 2.10759 0.0628404 1.96928 2.2459 c 0.0850345 0.00664252 0.0704143 0.0996546 -Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square Model 4341.33 1447.11 Residual 2.49888 11 0.227171 Total 4343.83 14 Total (Corr.) 601.315 13 R-Squared = 99.5844 percent R-Squared (adjusted for d.f.) = 99.5089 percent Standard Error of Est = 0.476624 Mean absolute error = 0.349032 Durbin-Watson statistic = 0.700098 Residual Analysis Estimation Validation n 14 MSE 0.227171 MAE 0.349032 MAPE 3.3857 ME -0.0124827 MPE -0.946837 The StatAdvisor The output shows the results of fitting a nonlinear regression model to describe the relationship between D and independent variables The equation of the fitted model is 30.8896*exp(-2.10759*exp(-0.0850345*A)) In performing the fit, the estimation process terminated successully after iterations, at which point the estimated coefficients appeared to converge to the current estimates 95 Phụ lục Kiểm định khác biệt sinh trưởng D theo hai giai đoạn tuổi từ 2-12 12-28 Multiple Regression Analysis -Standard T Parameter Estimate Error Statistic P-Value -CONSTANT 0.982284 0.0269793 36.4088 0.0000 A -0.0680156 0.00346382 -19.636 0.0000 Code=2 -0.338532 0.0551136 -6.14243 0.0001 A*Code=2 0.0298172 0.00412277 7.23232 0.0000 -Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Model 2.08328 0.694426 826.83 0.0000 Residual 0.00839865 10 0.000839865 Total (Corr.) 2.09168 13 R-Squared = 99.5985 percent R-Squared (adjusted for d.f.) = 99.478 percent Standard Error of Est = 0.0289804 Mean absolute error = 0.0162957 Durbin-Watson statistic = 1.39953 Residual Analysis Estimation Validation n 14 MSE 0.000839865 MAE 0.0162957 MAPE ME -1.07057E-16 MPE The StatAdvisor The output shows the results of fitting a linear regression model to describe the relationship between LnD, A and Code The equation of the fitted model is LnD = 0.982284 - 0.0680156*A - 0.338532*(Code=2) + 0.0298172*A*(Code=2) where the terms similar to Code=2 are indicator variables which take the value if true and if false This corresponds to separate lines, one for each value of Code For example, when Code=1, the model reduces to LnD = 0.982284 - 0.0680156*A When Code=2, the model reduces to LnD = 0.643752 - 0.0381983*A Because the P-value in the ANOVA table is less than 0.01, there is a statistically significant relationship between the variables at the 99% confidence level 96 Phụ lục Kiểm định khác biệt sinh trưởng D theo hai cấp đất Multiple Regression Analysis -Standard T Parameter Estimate Error Statistic P-Value -CONSTANT 0.806884 0.0371457 21.7222 0.0000 A -0.0513823 0.00218127 -23.5561 0.0000 Code=2 0.0636064 0.0525319 1.21081 0.2378 A*Code=2 0.00776212 0.00308478 2.51626 0.0190 -Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Model 4.3609 1.45363 335.73 0.0000 Residual 0.103913 24 0.00432973 Total (Corr.) 4.46481 27 R-Squared = 97.6726 percent R-Squared (adjusted for d.f.) = 97.3817 percent Standard Error of Est = 0.0658007 Mean absolute error = 0.0483257 Durbin-Watson statistic = 0.507156 Residual Analysis Estimation Validation n 28 MSE 0.00432973 MAE 0.0483257 MAPE ME -1.28865E-17 MPE The StatAdvisor The output shows the results of fitting a linear regression model to describe the relationship between LnD, A and Code The equation of the fitted model is LnD = 0.806884 - 0.0513823*A + 0.0636064*(Code=2) + 0.00776212*A*(Code=2) where the terms similar to Code=2 are indicator variables which take the value if true and if false This corresponds to separate lines, one for each value of Code For example, when Code=1, the model reduces to LnD = 0.806884 - 0.0513823*A When Code=2, the model reduces to LnD = 0.870491 - 0.0436202*A Because the P-value in the ANOVA table is less than 0.01, there is a statistically significant relationship between the variables at the 99% confidence level 97 Phụ lục Quan hệ D – A rừng tếch cấp đất I Mơ hình Gompertz: D = m*exp(-b*exp(-c*A)) Estimation Results -Asymptotic 95.0% Asymptotic Confidence Interval Parameter Estimate Standard Error Lower Upper -y 33.27 1.53613 29.8889 36.651 b 2.10812 0.0733726 1.94663 2.26961 c 0.0875033 0.00756346 0.0708562 0.10415 -Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square Model 5213.25 1737.75 Residual 3.82096 11 0.34736 Total 5217.07 14 Total (Corr.) 720.584 13 R-Squared = 99.4697 percent R-Squared (adjusted for d.f.) = 99.3733 percent Standard Error of Est = 0.589372 Mean absolute error = 0.429652 Durbin-Watson statistic = 0.719072 Residual Analysis Estimation Validation n 14 MSE 0.34736 MAE 0.429652 MAPE 3.84688 ME -0.0157304 MPE -1.1657 The StatAdvisor The output shows the results of fitting a nonlinear regression model to describe the relationship between D and independent variables The equation of the fitted model is 33.27*exp(-2.10812*exp(-0.0875033*A)) In performing the fit, the estimation process terminated successully after iterations, at which point the estimated coefficients appeared to converge to the current estimates 98 Phụ lục Quan hệ D – A rừng tếch cấp đất II Mơ hình Gompertz: D = m*exp(-b*exp(-c*A)) Estimation Results -Asymptotic 95.0% Asymptotic Confidence Interval Parameter Estimate Standard Error Lower Upper -y 28.8234 1.23293 26.1097 31.537 b 2.11203 0.0542802 1.99256 2.2315 c 0.0811295 0.00595833 0.0680153 0.0942437 -Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square Model 3558.37 1186.12 Residual 1.69758 11 0.154326 Total 3560.07 14 Total (Corr.) 496.469 13 R-Squared = 99.6581 percent R-Squared (adjusted for d.f.) = 99.5959 percent Standard Error of Est = 0.392843 Mean absolute error = 0.291453 Durbin-Watson statistic = 0.773102 Residual Analysis Estimation Validation n 14 MSE 0.154326 MAE 0.291453 MAPE 3.12131 ME -0.00984881 MPE -0.82898 The StatAdvisor The output shows the results of fitting a nonlinear regression model to describe the relationship between D and independent variables The equation of the fitted model is 28.8234*exp(-2.11203*exp(-0.0811295*A)) In performing the fit, the estimation process terminated successully after 10 iterations, at which point the estimated coefficients appeared to converge to the current estimates 99 Phụ lục Quan hệ H – A rừng tếch Estimation Results -Asymptotic 95.0% Asymptotic Confidence Interval Parameter Estimate Standard Error Lower Upper -y 25.7165 1.02884 23.5976 27.8355 b 2.12004 0.13214 1.84789 2.39219 c 0.112749 0.0114498 0.0891673 0.13633 -Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square Model 8199.21 2733.07 Residual 25.0268 25 1.00107 Total 8224.24 28 Total (Corr.) 1069.03 27 R-Squared = 97.6589 percent R-Squared (adjusted for d.f.) = 97.4717 percent Standard Error of Est = 1.00054 Mean absolute error = 0.902538 Durbin-Watson statistic = 0.363121 Residual Analysis Estimation Validation n 28 MSE 1.00107 MAE 0.902538 MAPE 7.16906 ME -0.0116287 MPE -1.37564 The StatAdvisor The output shows the results of fitting a nonlinear regression model to describe the relationship between H and independent variables The equation of the fitted model is 25.7165*exp(-2.12004*exp(-0.112749*A)) In performing the fit, the estimation process terminated successully after iterations, at which point the estimated coefficients appeared to converge to the current estimates 100 Phụ lục Kiểm định khác biệt sinh trưởng H theo hai giai đoạn tuổi từ 2-10 10-28 Multiple Regression Analysis -Standard T Parameter Estimate Error Statistic P-Value -CONSTANT 0.804431 0.0348944 23.0533 0.0000 A -0.0983832 0.00526053 -18.7021 0.0000 Code=2 -0.418706 0.0564402 -7.41859 0.0000 A*Code=2 0.0322465 0.00568202 5.67519 0.0002 -Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Model 5.69627 1.89876 1715.34 0.0000 Residual 0.0110693 10 0.00110693 Total (Corr.) 5.70734 13 R-Squared = 99.8061 percent R-Squared (adjusted for d.f.) = 99.7479 percent Standard Error of Est = 0.0332705 Mean absolute error = 0.0215126 Durbin-Watson statistic = 0.760735 Residual Analysis Estimation Validation n 14 MSE 0.00110693 MAE 0.0215126 MAPE ME 7.53366E-17 MPE The StatAdvisor The output shows the results of fitting a linear regression model to describe the relationship between LnH, A and Code The equation of the fitted model is LnH = 0.804431 - 0.0983832*A - 0.418706*(Code=2) + 0.0322465*A*(Code=2) where the terms similar to Code=2 are indicator variables which take the value if true and if false This corresponds to separate lines, one for each value of Code For example, when Code=1, the model reduces to LnH = 0.804431 - 0.0983832*A When Code=2, the model reduces to LnH = 0.385725 - 0.0661367*A Because the P-value in the ANOVA table is less than 0.01, there is a statistically significant relationship between the variables at the 99% confidence level 101 Phụ lục Quan hệ H – A rừng tếch cấp đất I Mơ hình Gompertz: H = m*exp(-b*exp(-c*A)) Estimation Results -Asymptotic 95.0% Asymptotic Confidence Interval Parameter Estimate Standard Error Lower Upper -m 26.6274 0.688611 25.1118 28.143 b 2.02761 0.0825494 1.84592 2.2093 c 0.112887 0.00764721 0.0960555 0.129718 -Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square Model 4516.79 1505.6 Residual 2.57935 11 0.234487 Total 4519.37 14 Total (Corr.) 544.455 13 R-Squared = 99.5263 percent R-Squared (adjusted for d.f.) = 99.4401 percent Standard Error of Est = 0.484238 Mean absolute error = 0.33536 Durbin-Watson statistic = 0.836129 Residual Analysis Estimation Validation n 14 MSE 0.234487 MAE 0.33536 MAPE 3.59999 ME -0.013168 MPE -1.08814 The StatAdvisor The output shows the results of fitting a nonlinear regression model to describe the relationship between D and independent variables The equation of the fitted model is 26.6274*exp(-2.02761*exp(-0.112887*A)) In performing the fit, the estimation process terminated successully after iterations, at which point the estimated coefficients appeared to converge to the current estimates 102 Phụ lục Quan hệ H – A rừng tếch cấp đất II Mô hình Gompertz: H = m*exp(-b*exp(-c*A)) Estimation Results -Asymptotic 95.0% Asymptotic Confidence Interval Parameter Estimate Standard Error Lower Upper -y 24.7806 0.452935 23.7837 25.7775 b 2.22919 0.0633288 2.0898 2.36857 c 0.113056 0.00508478 0.101864 0.124247 -Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square Model 3703.84 1234.61 Residual 1.02765 11 0.0934231 Total 3704.87 14 Total (Corr.) 503.664 13 R-Squared = 99.796 percent R-Squared (adjusted for d.f.) = 99.7589 percent Standard Error of Est = 0.305652 Mean absolute error = 0.23474 Durbin-Watson statistic = 0.774244 Residual Analysis Estimation Validation n 14 MSE 0.0934231 MAE 0.23474 MAPE 2.64104 ME -0.00984386 MPE -0.771118 The StatAdvisor The output shows the results of fitting a nonlinear regression model to describe the relationship between H and independent variables The equation of the fitted model is 24.7806*exp(-2.22919*exp(-0.113056*A)) In performing the fit, the estimation process terminated successully after iterations, at which point the residual sum of squares appeared to approach a minimum 103 Phụ lục 10 Quan hệ M – A rừng tếch 28 tuổi Estimation Results -Asymptotic 95.0% Asymptotic Confidence Interval Parameter Estimate Standard Error Lower Upper -y 1133.34 355.428 410.211 1856.46 b 5.06137 0.383654 4.28081 5.84192 c 0.0642506 0.0145094 0.034731 0.0937702 -Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square Model 2.52797E6 842658.0 Residual 29172.2 33 884.008 Total 2.55715E6 36 Total (Corr.) 801390.0 35 R-Squared = 96.3598 percent R-Squared (adjusted for d.f.) = 96.1392 percent Standard Error of Est = 29.7323 Mean absolute error = 24.6901 Durbin-Watson statistic = 0.163769 Residual Analysis Estimation Validation n 36 MSE 884.008 MAE 24.6901 MAPE 13.5274 ME -0.328348 MPE -4.00548 The StatAdvisor The output shows the results of fitting a nonlinear regression model to describe the relationship between M and independent variables The equation of the fitted model is 1133.34*exp(-5.06137*exp(-0.0642506*A)) In performing the fit, the estimation process terminated successully after 12 iterations, at which point the estimated coefficients appeared to converge to the current estimates 104 Phụ lục 11 Quan hệ M – A rừng tếch cấp đất I Estimation Results -Asymptotic 95.0% Asymptotic Confidence Interval Parameter Estimate Standard Error Lower Upper -y 1170.22 70.6744 1019.58 1320.85 b 5.00727 0.0854147 4.82521 5.18933 c 0.0665073 0.00305035 0.0600056 0.0730089 -Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square Model 1.54617E6 515390.0 Residual 354.191 15 23.6127 Total 1.54653E6 18 Total (Corr.) 464605.0 17 R-Squared = 99.9238 percent R-Squared (adjusted for d.f.) = 99.9136 percent Standard Error of Est = 4.85929 Mean absolute error = 3.48116 Durbin-Watson statistic = 0.496508 Residual Analysis Estimation Validation n 18 MSE 23.6127 MAE 3.48116 MAPE 4.44449 ME -0.36817 MPE -2.77594 The StatAdvisor The output shows the results of fitting a nonlinear regression model to describe the relationship between M and independent variables The equation of the fitted model is 1170.22*exp(-5.00727*exp(-0.0665073*A)) In performing the fit, the estimation process terminated successully after 11 iterations, at which point the estimated coefficients appeared to converge to the current estimates 105 Phụ lục 12 Quan hệ M – A rừng tếch cấp đất II Estimation Results -Asymptotic 95.0% Asymptotic Confidence Interval Parameter Estimate Standard Error Lower Upper -y 1108.61 80.5827 936.847 1280.36 b 5.13701 0.0740742 4.97913 5.2949 c 0.0615687 0.00301929 0.0551332 0.0680042 -Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square Model 1.01039E6 336796.0 Residual 232.457 15 15.4971 Total 1.01062E6 18 Total (Corr.) 315483.0 17 R-Squared = 99.9263 percent R-Squared (adjusted for d.f.) = 99.9165 percent Standard Error of Est = 3.93664 Mean absolute error = 3.20976 Durbin-Watson statistic = 0.505494 Residual Analysis Estimation Validation n 18 MSE 15.4971 MAE 3.20976 MAPE 4.08036 ME -0.288447 MPE -2.43061 The StatAdvisor The output shows the results of fitting a nonlinear regression model to describe the relationship between M and independent variables The equation of the fitted model is 1108.61*exp(-5.13701*exp(-0.0615687*A)) In performing the fit, the estimation process terminated successully after 14 iterations, at which point the estimated coefficients appeared to converge to the current estimates 106 Phụ lục 13: Phân tích hồi quy tương quan ΔSA/SA với A rừng tếch Regression Analysis - Exponential model: Y = exp(a + b*X) Dependent variable: Y Independent variable: A Standard T Parameter Estimate Error Statistic P-Value Intercept 3.48349 0.00229179 1519.99 0.0000 Slope -0.0646178 0.000129747 -498.029 0.0000 - Analysis of Variance Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value Model 3.03974 3.03974 248032.76 0.0000 Residual 0.000134809 11 0.0000122554 Total (Corr.) 3.03987 12 Correlation Coefficient = -0.999978 R-squared = 99.9956 percent Standard Error of Est = 0.00350077 The StatAdvisor The output shows the results of fitting a exponential model to describe the relationship between Y and A The equation of the fitted model is Y = exp(3.48349 - 0.0646178*A) Since the P-value in the ANOVA table is less than 0.01, there is a statistically significant relationship between Y and A at the 99% confidence level 107 NGUỒN SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM Đường kính thân A (Năm) Dbq(cm) 4.3 6.8 9.1 11.2 10 12.9 12 14.6 14 16.5 16 17.8 18 19.1 20 20.6 22 21.9 24 23.5 26 24.6 28 26.0 DI(cm) 4.5 7.5 10.0 12.4 14.2 16.1 18.2 19.5 21.0 22.5 24.0 25.6 26.9 28.5 DII(cm) 4.0 6.2 8.2 10.1 11.5 13.2 14.7 16.0 17.2 18.7 19.9 21.5 22.4 23.5 H(m) 3.6 5.9 8.4 10.4 12.3 14.1 15.4 17.0 18.2 19.5 20.5 21.5 22.2 22.7 H(m) 3.9 6.7 9.3 11.3 13.2 14.9 16.3 17.8 19.1 20.4 21.4 22.4 23.2 23.7 Chiều cao thân A (Năm) 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 H(m) 4.2 7.5 10.1 12.3 14.1 15.8 17.2 18.7 20.1 21.3 22.4 23.3 24.1 24.8 108 Trữ lượng rừng trung bình A 10 12 14 15 16 17 18 19 21 23 24 25 27 28 M(I) 22.5 44.7 59.2 74.5 92.4 128.5 165.6 187.6 210.1 233.9 259.2 283.7 338.3 391.0 416.2 450.2 510.2 545.2 M(II) 18.7 35.8 45.5 56.9 70.8 97.5 129.0 146.2 165.3 184.9 205.5 228.1 268.5 312.7 337.8 364.3 420.7 449.1 109 M(chung) 20.6 40.2 52.3 65.7 81.6 113.0 147.3 166.9 187.7 209.4 232.4 255.9 303.4 351.9 377.0 407.3 465.5 497.2 ... ANH TÓM TẮT Đề tài ? ?Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng suất rừng tếch (Tectona grandis Linn f) khu vực La Ngà, tỉnh Đồng Nai? ?? tiến hành Công ty Lâm nghiệp La Ngà, tỉnh Đồng Nai từ tháng 05-2009... DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH ******************** KIỀU PHƯƠNG ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA RỪNG TẾCH (Tectona grandis Linn f) Ở KHU VỰC LA NGÀ TỈNH... cứu chi tiết đặc điểm sinh trưởng suất rừng tếch trồng La Ngà tùy thuộc vào điều kiện lập địa Xuất phát từ đó, đề tài ? ?Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng 24 suất rừng tếch( Tectona grandis Linn F)

Ngày đăng: 09/12/2017, 11:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mạc Văn Chăm, 2005. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sinh học của rừng tếch (Tectona grandis Linn. f) ở vùng Đông Nam Bộ, Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông Nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sinh học của rừng tếch (Tectona grandis Linn. f) ở vùng Đông Nam Bộ
2. Trần Duy Diễn, 1995. Kỹ thuật trồng rừng tếch ở La Ngà (Đồng Nai), Trong cuốn sách “Hội thảo quốc gia về rừng tếch (Tectona grandis) và quy hoạch sử dụng đất”, Buôn Mê Thuột, 12/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hội thảo quốc gia về rừng tếch (Tectona grandis) và quy hoạch sử dụng đất”
3. Phạm Thế Dũng, 1990. Kỹ thuật trồng rừng thâm canh tếch (Tectona grandis Linn) trên đất feralit đỏ nâu và vàng đỏ ở Tây Nguyên – Việt Nam, Trong cuốn sách“Kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh”, Tập II, 1993-1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Tectona grandis" Linn) trên đất feralit đỏ nâu và vàng đỏ ở Tây Nguyên – Việt Nam, Trong cuốn sách "“Kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh”
4. Đinh Đức Điểm, 1995. Kinh nghiệm trồng rừng tếch – năng suất và triển vọng, Trong cuốn sách “Hội thảo quốc gia về rừng tếch (Tectona grandis) và quy hoạch sử dụng đất”, Buôn Mê Thuột, 12/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hội thảo quốc gia về rừng tếch (Tectona grandis) và quy hoạch sử dụng đất”
5. Vũ Tiến Hinh và các tác giả khác, 1992. Điều tra rừng, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra rừng
7. Nguyễn Thượng Hiền, 2005. Thực vật và đặc sản rừng, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật và đặc sản rừng
8. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên cây gỗ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
9. Bảo Huy, 1995. Sinh trưởng và sản lượng rừng tếch ở Đắc Lắc – Tây Nguyên, Trong cuốn sách “Hội thảo quốc gia về rừng tếch (Tectona grandis) và quy hoạch sử Sách, tạp chí
Tiêu đề: 9. Bảo Huy, 1995. Sinh trưởng và sản lượng rừng tếch ở Đắc Lắc – Tây Nguyên, Trong cuốn sách “Hội thảo quốc gia về rừng tếch (Tectona grandis) và quy hoạch sử
10. Nguyễn Ngọc Lung, 1988. Nghiên cứu cơ sở khoa học kỹ thuật để kinh doanh tổng hợp rừng tếch Tây Nguyên, Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học kỹ thuật để kinh doanh tổng hợp rừng tếch Tây Nguyên
11. Nguyễn Ngọc Lung, 1995. Thực trạng trồng tếch ở Việt Nam, sản lượng và triển vọng, Trong cuốn sách “Hội thảo quốc gia về rừng tếch (Tectona grandis) và quy hoạch sử dụng đất”, Buôn Mê Thuột, 12/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo quốc gia về rừng tếch (Tectona grandis) và quy hoạch sử dụng đất”
12. Nguyễn Xuân Quát, 1995. Góp phần chọn và sử dụng đất trồng tếch ở Việt Nam. Trường hợp nghiên cứu ở bắc Tây Nguyên, Trong cuốn sách “Hội thảo quốc gia về rừng tếch (Tectona grandis) và quy hoạch sử dụng đất” Buôn Mê Thuột, 12/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo quốc gia về rừng tếch (Tectona grandis) và quy hoạch sử dụng đất”
13. Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình, 1995. Tầm quan trọng của vấn đề trồng rừng tếch (Tectona grandis) ở Tây Nguyên theo phương thức nông lâm kết hợp, Trong cuốn sách “Hội thảo quốc gia về rừng tếch (Tectona grandis) và quy hoạch sử dụng đất”, Buôn Mê Thuột, 12/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Tectona grandis) "ở Tây Nguyên theo phương thức nông lâm kết hợp, Trong cuốn sách “"Hội thảo quốc gia về rừng tếch (Tectona grandis) và quy hoạch sử dụng đất”
14. Nguyễn Hải Tuất, 1982. Thống kê toán học trong lâm nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê toán học trong lâm nghiệp
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
15. Nguyễn Hải Tuất và Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
16. Giang Văn Thắng, 2003. Giáo trình điều tra rừng, Trường đại học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình điều tra rừng
17. Nguyễn Văn Thêm, 2002. Áp dụng quy luật nhịp điệu sinh trưởng để phân tích quá trình sinh trưởng trên cây đứng của rừng tếch 20 tuổi ở Mã Đà, tỉnh Đồng Nai, Tập san KHKT. NLN, Trường ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, Số 1/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập san KHKT. NLN
18. Nguyễn Văn Thêm, 2004. Hướng dẫn sử dụng Statgraphics Plus Version 3.0 &amp; 5.1 để xử lý thông tin trong lâm học, Nxb Nông Nghiệp, Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng Statgraphics Plus Version 3.0 & 5.1 để xử lý thông tin trong lâm học
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
19. Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-66-2003, 2003. Biểu điều tra kinh doanh rừng trồngcủa 14 loài cây chủ yếu, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu điều tra kinh doanh rừng trồngcủa 14 loài cây chủ yếu
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
21. Banik, R.L., 1993. Teak in Bangladesh, In “Teak in Asia”, Forestry Research Support Programme for Asia and the Pacific (FORSPA), FAO, Bangkok, p.111-118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Teak in Asia”
22. Chacko, K.C., 1995. Silvicultural problems in menagement of teak plantations, In “Teak for the future – Proceedings of the Second Regional Seminar on Teak”, Yangon, Myanmar, p. 91-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Teak for the future – Proceedings of the Second Regional Seminar on Teak”

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN