KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA THỎ Ở HỘ CHĂN NUÔI, BỆNH TÍCH THỎ Ở LÒ GIẾT MỔ TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ۞ LÊ KHÁNH ĐỨC KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA THỎ Ở HỘ CHĂN NUÔI, BỆNH TÍCH THỎ Ở LÒ GIẾT MỔ TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 092009 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ۞ LÊ KHÁNH ĐỨC KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA THỎ Ở HỘ CHĂN NUÔI, BỆNH TÍCH THỎ Ở LÒ GIẾT MỔ TẠI TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.62.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Hướng dẫn khoa học PGS.TS. Trần Thị Dân PGS.TS. Nguyễn Ngọc Tuân Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 092009 3 KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA THỎ Ở HỘ CHĂN NUÔI, BỆNH TÍCH THỎ Ở LÒ GIẾT MỔ TẠI TỈNH TIỀN GIANG LÊ KHÁNH ĐỨC Hội đồng chấm luận văn: 1. Chủ tịch: .......................................................................................... .............................................................................................................. 2. Thư ký: ............................................................................................ .............................................................................................................. 3. Phản biện 1: ..................................................................................... .............................................................................................................. 4. Phản biện 2: ..................................................................................... .............................................................................................................. 5. Ủy viên: ............................................................................................ .............................................................................................................. ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH HIỆU TRƯỞNG 4 LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên là Lê Khánh Đức, sinh ngày 04 tháng 04 năm 1970, tại huyện Cai lậy, tỉnh Tiền Giang. Con Ông Lê văn Nhường và Bà Nguyễn Thị Diệu. Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Đốc Binh Kiều, tỉnh Tiền Giang năm 1988. Tốt nghiệp Đại học ngành thú y, hệ tại chức, tại Đại học Nông lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2002. Sau đó làm việc tại Trạm thú y huyện Cai Lậy, chức vụ: cán bộ kỹ thuật. Tháng 10 năm 2005, theo học Cao học ngành thú y tại Đại học Nông lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng gia đình: Vợ Nguyễn Thị Hồng Phượng, năm kết hôn 2009, các con: chưa Địa chỉ liên lạc: 91A, đường Phan Văn Kiêu, khu 4 Thị trấn Cai Lậy, huyện Cai lậy, tỉnh Tiền Giang Điện Thoại: 0913625909 Email: lekhanhducclyahoo.com.vn 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Lê Khánh Đức 6 LỜI CẢM TẠ Mãi mãi khắc ghi công lao dạy bảo, truyền đạt kiến thức khoa học của quý thầy cô trong những năm qua. Thành kính ghi ơn PGS.TS. Trần Thị Dân, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Tuân đã chỉ dạy, động viên và ủng hộ tôi trên con đường khoa học. Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa chăn nuôi thú y đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình học tập và trong thời gian thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh, chị, em trong Chi cục thú y tỉnh Tiền Giang, Trạm thú y huyện Cai Lậy đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Gởi lời cảm ơn đến gia đình cô Mai (lò mổ thỏ Thái Hòa), các cô chú chăn nuôi thỏ tại huyện Cai lậy đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài. 7 TÓM TẮT Đề tài “Khảo sát năng suất sinh sản và tăng trưởng của thỏ ở hộ chăn nuôi, bệnh tích của thỏ ở lò mổ tại tỉnh Tiền Giang” được tiến hành bằng cách điều tra ở 126 hộ nuôi thỏ tại huyện Cai Lậy. Từ đó, ghi nhận năng suất sinh sản và tăng trưởng trên 1935 lứa đẻ của 645 thỏ cái sinh sản ở 72 hộ, trong đó giống thỏ lai chiếm 67,9% (438 con) và thỏ giống thỏ ngoại chiếm 32,1% (207 con). Khảo sát bệnh tích trên 272 thỏ giết thịt tại lò mổ, gồm giống thỏ lai chiếm 79,77% (217 con) và giống thỏ ngoại chiếm tỷ lệ 16,54% (45 con). Trong đó chọn 55 con xẻ thịt để theo dõi năng suất thịt thỏ. Kết quả đề tài cho thấy: 1. Về năng suất sinh sản của thỏ Tuổi phối giống lần đầu của hai nhóm giống thỏ trong khoảng 5 – 6 tháng tuổi, trọng lượng phối lần đầu 3 – 4 kg. Tỷ lệ đậu thai của thỏ lai (73,92%) cao hơn thỏ ngoại (64,82%). Thời gian mang thai của nhóm giống thỏ lai và nhóm giống thỏ ngoại tương đương nhau (29 – 30 ngày) và khoảng cách giữa hai lứa đẻ từ 31 – 32 ngày. Số con sơ sinhlứa của thỏ lai (6,49 con) nhiều hơn thỏ ngoại (6,07 con). Số con sơ sinh còn sốnglứa của thỏ lai là 6,09, thỏ ngoại 5,70 con. Số thỏ con lúc 21 ngày tuổi và khi cai sữa lần lượt ở thỏ lai là 5,78 và 5,74 con, thỏ ngoại 5,42 và 5,40 con. Tuổi cai sữa của thỏ khá biến động, phụ thuộc vào mục đích, lợi nhuận của từng hộ chăn nuôi, khoảng 25 – 32 ngày tuổi. 2. Về tăng trưởng của thỏ con Ở giống thỏ lai, trọng lượng thỏ sơ sinh 29,03g và trọng lượng 21 ngày tuổi 184,60g thấp hơn thỏ ngoại (33,30g và 302gcon). Tăng trọng mỗi ngày (từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi) của thỏ lai (7,65g) thấp hơn thỏ ngoại (12,79g). 3. Bệnh lý lâm sàng Bệnh lý lâm sàng xảy ra trên thỏ ở hộ chăn nuôi chủ yếu là tiêu chảy (59,44% số thỏ có triệu chứng lâm sàng), ghẻ 17,93%, viêm vú ít xảy ra (2,36%). Xét ngiệm phân của thỏ tiêu chảy ở ổ có thỏ chết cho thấy 94,91% mẫu nhiễm cầu trùng. 4. Kết quả khảo sát ở lò giết mổ Tỷ lệ thịt xẻ so với trọng lượng trước giết mổ ở thỏ lai là 54,81%, thỏ ngoại 63,71%. Tỷ lệ các phần thịt xẻ thỏ so với thân thịt kết quả như sau: 8 . Ở thỏ lai trọng lượng đầu và cổ chiếm 8,27%, thỏ ngoại chiếm 9,29% . Trọng lượng hai chi trước của thỏ lai 21,36%, thỏ ngoại 19,89% . Trọng lượng hai chi sau của thỏ lai 22,48%, thỏ ngoại 21,32% . Thịt thăn ở thỏ lai 21,41%, thỏ ngoại 21,66% . Trọng lượng phần thịt còn lại của thỏ lai 26,48%, thỏ ngoại 27,76%. Trong các thỏ có bệnh tích nội tạng, bệnh tích xuất hiện nhiều nhất là gan hoại tử bả đậu + ruột non đầy hơi + phổi xuất huyết (chiếm 48,97%), gan hoại tử điểm trắng + ruột non đầy hơi 24,48%, kế đến là ruột non đầy hơi 23,86%, phổi xuất huyết 12,5%,. Bệnh tích xuất hiện ít là thận xuất huyết 3,41% và phổi teo 3,41%. Xét nghiệm phân cho thấy triệu chứng nhiễm cầu trùng cao trên những thỏ có bệnh tích gan hoại tử bả đậu kết hợp ruột non đầy hơi và phổi xuất huyết (86,6% số mẫu xét nghiệm), thỏ có gan hoại tử điểm trắng kết hợp thận hoại tử điểm trắng và bàng quang xuất huyết tỷ lệ nhiễm cầu trùng 50%, kế đến là nhóm thỏ có gan hoại tử điểm trắng kết hợp ruột non đầy hơi (37,5%) và ruột non đầy hơi là 33,3%. 9 SUMMARY The study Surveying reproduction and growth performance of rabbit in households, and pathological lesions of rabbits at slaughterhouse in Tien Giang province” was carried out from a survey of 126 rabbit households in Cai Lay district. Based on that, the reproduction and growth performance of 1935 litters from 645 rabbit does in 72 households were recorded, in which crossbred rabbits accounted for 67.9% (438 rabbits) and exotic purebred rabbits accounted for 32.1% (207 rabbits). In addition, pathological lesions on 272 rabbits at slaughtering were observed, including 217 crossbred rabbits and 45 exotic purebred rabbits. Among that, 55 carcasses were chosen to measure carcass quality. The results showed that: Conception rate and litter size at birth of crossbred rabbits were higher than that of exotic purebred rabbits (P