1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ BỆNH LÝ LÂM SÀNG CỦA HEO NÁI VÀ HEO CON TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI HEO THUỘC HUYỆN LONG KHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI

72 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 829,14 KB

Nội dung

Tuy nhiên, vấn đề bệnh tật trên heo nái sinh sản diễn ra rất phức tạp như: hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, viêm tử cung, viêm vú, v.v…đã và đang gây ảnh hưởng rất lớn đến một số c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ BỆNH LÝ LÂM SÀNG CỦA HEO NÁI VÀ HEO CON TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI HEO THUỘC HUYỆN LONG KHÁNH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y



NGUYỄN TRẦN HOÀNG VIỆT

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ BỆNH LÝ LÂM SÀNG CỦA HEO NÁI VÀ HEO CON TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI HEO THUỘC HUYỆN LONG KHÁNH

TỈNH ĐỒNG NAI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn

TS NGUYỄN ĐÌNH QUÁT

Tháng 08/2012

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRẦN HOÀNG VIỆT

Tên khóa luận: “Khảo sát năng suất sinh sản và bệnh lý lâm sàng của heo

nái và heo con tại một trại chăn nuôi heo thuộc huyện Long Khánh tỉnh Đồng Nai”

Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi - Thú Y ngày ….tháng… năm……

Trang 4

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp

Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Trần Thị Dân, Tiến Sĩ Nguyễn Đình Quát với sự giúp

đỡ nhiệt tình, đóng góp ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình

thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Trang 5

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài được thực hiện từ ngày 15/01/2012 đến ngày 15/05/2012 tại một trại chăn nuôi heo thuộc huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Khảo sát được tiến hành trên 105 heo nái của trại, kết quả ghi nhận như sau:

 Số heo con sơ sinh là 11,89 con/ổ

 Số heo con sơ sinh còn sống đạt 11,04 con/ổ và số heo con sơ sinh chọn nuôi 9,67 con/ổ

 Tỷ lệ heo con sơ sinh chọn nuôi trung bình 83,43 %

 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống là 17,17 kg/ổ, và trọng lượng bình quân 1,58 kg/con

 Số heo con cai sữa là 8,88 con/ổ và tỷ lệ heo con cai sữa trung bình

92,68 %

 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa là 56,16 kg/ổ và bình quân 6,36 kg/con ở 26,44 ngày tuổi

 Thời gian lên giống lại sau cai sữa trung bình 7,3 ngày

 Tỷ lệ phối đậu trung bình của quần thể khảo sát là 85,71 %

 Tỷ lệ viêm tử cung trung bình 9,52 % và viêm vú 2,86 %

 Tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy lần lượt 31,13 % và 2,74 %

 Tỷ lệ viêm khớp trung bình 1,67 %

 Tỷ lệ thai chết tươi và thai chết khô lần lượt 3,63 % và 3,93 %

 Tỷ lệ nái dương tính PRRS của 26 mẫu khảo sát 73 %

Trang 6

MỤC LỤC

TRANG TỰA i 

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii 

LỜI CẢM ƠN iii 

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iv 

MỤC LỤC v 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT x 

DANH SÁCH CÁC BẢNG xi 

DANH SÁCH HÌNH xii 

Chương 1 MỞ ĐẦU 1 

1.1 Đặt vấn đề 1 

1.2 Mục đích và yêu cầu 2 

1.2.1 Mục đích 2 

1.2.2 Yêu cầu 2 

Chương 2 TỔNG QUAN 3 

2.1 Giới thiệu về trại chăn nuôi heo 3 

2.1.1 Vị trí địa lý 3 

2.1.2 Chức năng của trại 3 

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trại 3 

2.1.4 Cơ cấu đàn heo trong trại 3 

2.1.5 Công tác giống 3 

2.1.6 Chuồng trại 4 

2.1.7 Thức ăn 5 

2.1.8 Nước uống 5 

2.2 Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng 5 

2.2.1 Heo nái 5 

2.2.1.1Nái mang thai 5 

2.2.1.2 Nái đẻ và nuôi con 5 

Trang 7

2.2.1.3 Nái khô 6 

2.2.2 Heo con 7 

2.2.2.1 Heo con theo mẹ 7 

2.2.2.2 Heo con cai sữa 7 

2.2.3 Vệ sinh và phòng bệnh 7 

2.2.3.1 Vệ sinh 7 

2.2.3.2 Phòng bệnh 8 

2.2.3.3 Một số thuốc phòng và trị bệnh của trại 9 

2.3 Một số yếu tố cấu thành năng suất sinh sản của heo nái 10 

2.3.1 Tuổi thành thục 10 

2.3.2 Tuổi phối giống lần đầu 10 

2.3.3 Tuổi đẻ lần đầu 11 

2.3.4 Số lứa đẻ của nái trên năm 11 

2.3.5 Số heo con sơ sinh đẻ ra trên ổ 11 

2.3.6 Số heo con sơ sinh còn sống và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 11 

2.3.7 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa của nái trên năm 12 

2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái 12 

2.4.1 Yếu tố di truyền 12 

2.4.2 Yếu tố ngoại cảnh 13 

2.5 Các biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của heo nái 14 

2.6 Một số biểu hiện bệnh xảy ra trên nái sau khi sinh 14 

2.6.1 Viêm tử cung 14 

2.6.2 Sót nhau và sót con 15 

2.6.3 Viêm vú 16 

2.6.4 Sốt và sốt sữa 17 

2.6.5 Bỏ ăn 18 

2.7 Một số vi sinh vật gây rối loạn sinh sản trên heo nái 19 

2.8 Bệnh lý trên heo con theo mẹ 20 

2.8.1 Tiêu chảy 20 

Trang 8

2.8.1.1 Các nguyên nhân 20 

2.8.1.2 Triệu chứng 22 

2.8.2 Bệnh đường hô hấp 22 

2.8.3 Bệnh viêm khớp 23 

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 24 

3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát 24 

3.2 Đối tượng khảo sát 24 

3.3 Nội dung khảo sát 24 

3.4 Phương pháp khảo sát 24 

3.4.1 Năng suất sinh sản 25 

3.4.2 Biểu hiện bệnh 25 

3.4.3 Xét nghiệm kháng thể kháng PRRS 26 

3.5 Chỉ tiêu theo dõi 27 

3.5.1 Năng suất sinh sản trên nái theo lứa đẻ 27 

3.5.1.1 Số heo con sơ sinh trên ổ 27 

3.5.1.2 Tỷ lệ thai chết 27 

3.5.1.3 Số heo con sơ sinh còn sống 27 

3.5.1.4 Số heo sơ sinh chọn nuôi trên ổ 27 

3.5.1.5 Tỷ lệ heo con sơ sinh chọn nuôi (TLHCSSCN) 27 

3.5.1.6 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống (TLTOHCSSCS) 27 

3.5.1.7 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống (TLBQHCSSCS) 27 

3.5.1.8 Số heo con cai sữa trên ổ 27 

3.5.1.9 Tỷ lệ heo con cai sữa (TLHCCS) 27 

3.5.1.10 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa (TLTOHCCS) 27 

3.5.1.11 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa (TLBQHCCS) (kg/con) 28 

3.5.1.12 Tuổi heo con cai sữa (ngày) 28 

3.5.1.13 Thời gian lên giống lại sau khi cai sữa (ngày) 28 

3.5.1.14 Tỷ lệ nái dương tính PRRS (TLDT) 28 

3.5.1.15 Tỷ lệ phối đậu (TLPD) 28 

Trang 9

3.5.2 Bệnh lý sau khi sinh trên heo nái 28 

3.5.2.1 Tỷ lệ viêm tử cung 28 

3.5.2.2 Tỷ lệ viêm vú 28 

3.5.3 Bệnh lý trên heo con theo mẹ 28 

3.5.3.1 Tỷ lệ tiêu chảy 28 

3.5.3.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 28 

3.5.3.3 Tỷ lệ viêm khớp 28 

3.6 Phương pháp xử lý số liệu 28 

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29  

4.1 Năng suất sinh sản trên nái theo lứa đẻ 29 

4.1.1 Số heo con sơ sinh trên ổ 29 

4.1.2 Tỷ lệ thai chết 30 

4.1.3 Số heo con sơ sinh còn sống 31 

4.1.4 Số heo con chọn nuôi 33 

4.1.5 Trọng lượng heo con sơ sinh còn sống 34 

4.1.6 Số heo con cai sữa trên ổ 36 

4.1.7 Trọng lượng heo con cai sữa 37 

4.1.8 Tuổi heo con cai sữa 38 

4.1.1.9 Thời gian lên giống lại sau khi cai sữa 39 

4.1.10 Tỷ lệ nái dương tính PRRS và tỷ lệ phối đậu 40 

4.2 Bệnh lý sau khi sinh trên heo nái 41 

Tỷ lệ viêm tử cung và viêm vú 41 

4.3 Bệnh lý trên heo con theo mẹ 43 

4.3.1 Tỷ lệ heo con theo mẹ tiêu chảy 43 

4.3.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 44 

4.3.3 Tỷ lệ heo con theo mẹ viêm khớp 45 

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46  

5.1 Kết luận 46 

5.2 Đề nghị 46 

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 

PHỤ LỤC 51 

Trang 11

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ELSA Enzyme - linked immunosorbent assay

FMD Foot and mouth disease

IFA Indirect fluorescent

MAT Microscropic agglutination test

MMA Metritis mastitis agalactia

PCR Polymerase chain reaction

PMWS Post - weaning multi systemic wasting syndrome PRRS Procine reproductive and respiratory syndrome

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BẢNG

 

Bảng 2.1 Quy trình tiêm phòng vaccine 8 

Bảng 2.2 Một số vi sinh vật gây rối loạn sinh sản trên nái 19 

Bảng 3.1 Số heo nái và heo con khảo sát 25

Bảng 3.2 Kháng sinh điều trị bệnh ở trại 26 

Bảng 4.1 Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ 29 

Bảng 4.2 Tỷ lệ thai chết tươi và thai chết khô 30 

Bảng 4.3 Số heo con sơ sinh còn sống 32 

Bảng 4.4 Số heo con chọn nuôi và tỷ lệ heo con chọn nuôi trên ổ theo lứa 33 

Bảng 4.5 Trọng lượng heo con sơ sinh còn sống 35 

Bảng 4.6 Số heo con cai sữa trên ổ và tỷ lệ heo con cai sữa 36 

Bảng 4.7 Trọng lượng heo con cai sữa 37 

Bảng 4.8 Tuổi heo con cai sữa 39 

Bảng 4.9 Thời gian lên giống lại sau khi cai sữa 39 

Bảng 4.10 Tỷ lệ phối đậu 40 

Bảng 4.11 Tỷ lệ viêm tử cung và viêm vú 41 

Bảng 4.12 Tỷ lệ tiêu chảy của heo con theo lứa đẻ 43 

Bảng 4.13 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 44 

Bảng 4.14 Tỷ lệ heo con theo mẹ viêm khớp 45 

Trang 13

DANH SÁCH HÌNH

 

Hình 4.1 Heo con sơ sinh 30 

Hình 4.2 Heo con sơ sinh chết khô 31 

Hình 4.3 chuồng heo nái 41 

Hình 4.4 Heo nái bị viêm tử cung 42 

Hình 4.5 Heo bị viêm khớp 45 

Trang 14

ta, đồng thời cũng đang có khuynh hướng gia tăng về số lượng và chất lượng để đáp ứng thêm cho yêu cầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đem lại ngoại tệ cho đất nước

Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, đòi hỏi các nhà chăn nuôi không ngừng cải tạo và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng đàn heo thương phẩm Từ đó đòi hỏi phải có sự quan tâm chăm sóc đàn heo nái tốt cùng với công tác phối giống phù hợp để tạo ra đàn heo con đồng đều hơn, có sức sống tốt hơn Tuy nhiên, vấn đề bệnh tật trên heo nái sinh sản diễn ra rất phức tạp như: hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, viêm tử cung, viêm vú, v.v…đã và đang gây ảnh hưởng rất lớn đến một số chỉ tiêu trên heo con như: số heo con cai sữa, tiêu chảy trên heo con, số heo con sơ sinh, giảm trọng của heo con sơ sinh, v.v… một cách đáng kể Đây là vấn đề luôn gây nhiều khó khăn cho nhà chăn nuôi

Vì vậy cần tiến hành khảo sát năng suất sinh sản và bệnh lý lâm sàng trên heo nái và đàn con của chúng, qua đó đưa ra biện pháp chăn nuôi có hiệu quả nhằm phát triển đàn heo cả về số lượng lẫn chất lượng Đó là nền tảng cho sự phát triển hoạt động chăn nuôi của trại

Xuất phát từ vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của

PGS.TS Trần Thị Dân, TS Nguyễn Đình Quát, đề tài: “Khảo sát năng suất sinh

Trang 15

sản và bệnh lý lâm sàng của heo nái và heo con tại một trại chăn nuôi heo thuộc huyện Long Khánh tỉnh Đồng Nai” được tiến hành

Trang 16

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu về trại chăn nuôi heo

2.1.1 Vị trí địa lý

Trại heo được xây dựng trên vùng đất cao và dốc, thuộc ấp 2, xã Bình Lộc,

huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

2.1.2 Chức năng của trại

Sản xuất heo con nuôi thịt và heo thịt

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trại

Cơ cấu nhân sự (phân theo trình độ):

Kỹ thuật: 1 người

Công nhân: 4 người

2.1.4 Cơ cấu đàn heo trong trại

Tính đến ngày 5/02/2012 tổng đàn heo của trại 955 con:

Heo con theo mẹ 166 con

Trang 17

các nhóm giống Landrace x Yorkshire, hoặc Yorkshire x Landrace, có nguồn gốc rõ ràng, mỗi nái có thẻ theo dõi riêng, ghi rõ gia phả và các chỉ tiêu quan trọng như: ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế, số con đẻ ra, số con còn sống, số ngày nuôi con, trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa

Phương thức phối giống: trại sử dụng gieo tinh nhân tạo, có heo nọc làm heo thí tình Tinh được nhập từ Công ty TNHH Hoàng Trung để gieo cho nái trong trại

2.1.6 Chuồng trại

Chuồng nuôi heo được xây dựng thành từng dãy riêng biệt, hai mái lợp tôn, nền xi măng, gồm có 5 dãy, có lối đi riêng ở giữa, mỗi dãy có nhiều ô, có cửa cho heo ra vào bằng sắt.Các dãy chuồng được xây dựng theo kiểu chuồng hở, trên mái tôn có hệ thống phun nước làm mát tự động khi nhiệt độ ngoài trời lên cao

Chuồng nái mang thai: dạng cá thể làm bằng song sắt, kích thước chuồng rộng 0,65 m, và dài 2,0 m, máng ăn bằng gạch gốm, núm uống tự động

Chuồng nái đẻ nuôi con: chuồng sàn, rộng 1,85 m và dài 2,0 m, máng ăn bằng inox, núm uống tự động

Chuồng hậu bị có tường gạch bao xung quanh với diện tích 5 m x 6,5 m được trang bị máng ăn bán tự động bằng inox và núm uống tự động Mỗi ô chuồng nhốt

từ 12 đến 15 con hậu bị

Chuồng heo cai sữa: xây dựng theo kiểu chuồng sàn, hoàn toàn bằng sắt, cách nền 0,4 m, nền tráng xi măng với độ dốc thích hợp nên chuồng luôn khô ráo, gồm hai dãy chuồng, lối đi giữa, mỗi dãy có nhiều ô chuồng, với kích thước mỗi ô chuồng là 1,9 m x 1,8 m, nuôi 8 – 10 con Mỗi ô chuồng có một núm uống tự động

và máng ăn nằm dọc theo chiều dài của chuồng Cuối khu chuồng có rảnh dẫn nước thải và phân, xung quanh có bạt che mỗi khi cần thiết

Chuồng heo thịt: hệ thống chuồng nền có nhiều dãy chuồng, mỗi dãy có nhiều ô chuồng, lối đi ở đầu mỗi dãy, kích thước mỗi ô chuồng là 4 m x 4,5 m, chiều cao 1 m, nuôi 8 – 10 con, độ dốc 2 – 3 %, nền chuồng luôn khô ráo và sạch

Bố trí máng ăn và núm uống tự động

Trại có hệ thống xử lý chất thải và nước thải bằng biogas

Trang 18

2.1.7 Thức ăn

Phần lớn thức ăn được mua từ công ty TNHH Gold Coin Feedmill Đồng Nai Heo nái mang thai và heo hậu bị sử dụng thức ăn 306, heo nái đẻ sử dụng thức ăn

309, heo con mẹ sử dụng thức ăn 300, heo cai sữa sử dụng thức ăn 301 S, heo thịt

sử dụng thức ăn trại tự tổ hợp theo lứa tuổi

2.1.8 Nước uống

Có hai hệ thống cung cấp nước: nước được bơm từ giếng lên bồn nước, sau

đó theo hệ thống ống đến từng ô chuồng cho heo uống, dùng máy bơm để bơm từ bồn nước vào hệ thống để tắm cho heo và rửa chuồng

2.2 Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng

2.2.1 Heo nái

2.2.1.1 Nái mang thai

Yêu cầu chính của giai đoạn này cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để bào thai

phát triển và đồng thời cho sinh trưởng của heo mẹ đẻ lứa đầu do cơ thể còn tăng trưởng

Heo được cho ăn 2 lần/ngày, một lần vào khoảng 7 giờ sáng và lần 2 vào khoảng 13 giờ Heo được tắm 2 lần/ngày vào mỗi lần ăn

Trong giai đoạn này nái cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng chất để bào thai phát triển bình thường nhưng cũng tránh để cho nái dư thừa dưỡng chất, trở nên quá mập sẽ ảnh hưởng đến việc sinh đẻ và hạn chế sử dụng thuốc

Trước khi đẻ một tuần, heo được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục và bầu vú để chuẩn bị chuyển sang chuồng nái đẻ

2.2.1.2 Nái đẻ và nuôi con

Nái được theo dõi thường xuyên khi có dấu hiệu sắp đẻ như: ăn ít hay không ăn, kêu la, phá chuồng, tăng nhịp thở… thì vệ sinh sạch sẽ vùng âm hộ, bầu

vú, chuẩn bị một số dụng cụ để đỡ đẽ heo (vải lau chùi heo con, chỉ, kéo, cồn iode)

Khoảng 3 ngày trước khi sinh giảm khẩu phần ăn, trong ngày sinh không cho ăn để nái đẻ dễ dàng và tránh tình trạng viêm vú sau khi sinh

Trang 19

Trong quá trình heo mẹ đẻ, phải theo dõi để can thiệp khi trường hợp đẻ khó, thai chết Heo nái đẻ được con nào, cho heo con bú ngay, vì động tác thúc vú heo

mẹ giúp heo mẹ đẻ nhanh hơn

Sau khi nái sinh xong, tiêm oxytocin, để tống hết nhau và dịch đẻ ra ngoài, tiêm kháng sinh liên tiếp 3 – 5 ngày để chống viêm tử cung sau khi sinh Kiểm tra lại nhau để đề phòng trường hợp sót nhau

Nái sinh xong thì được truyền vào xoang bụng 500 ml dung dịch glucose

5 % có pha thêm vitamin C, canxi và B – complex

Trong 3 ngày đầu sau khi sinh heo mẹ được thụt rửa đường sinh dục bằng thuốc tím 1 ‰, không tắm heo trong suốt giai đoạn này, chuồng luôn được giữ khô ráo, nếu nái đi phân còn sót lại trên sàn chuồng thì được công nhân hốt, làm vệ sinh lối đi và dưới sàn dãy chuồng bằng cách xịt nước cho xuống cống 2 lần /ngày Ngày đầu sau khi sinh, cho nái ăn lại 2 lần/ngày với lượng thức ăn hạn chế

và sau đó tăng dần đến ngày thứ 4 đạt mức 4,5 – 5 kg/con/ngày

Khi nái sinh được 26 ngày thì cai sữa heo con Trước ngày cai sữa, giảm số lượng thức ăn, ngày cai sữa không cho nái ăn và được truyền vào tĩnh mạch tai với canxi, vitamin C và ADE để nái mau lên giống trở lại và chuyển xuống chuồng nái khô

2.2.1.3 Nái khô

Heo được cho ăn 2 lần/ngày, một lần vào 7 giờ sáng và lần 2 vào lúc 13 giờ,

tắm ngày 2 lần cùng lúc cho heo ăn

Bình thường, heo nái lên giống trở lại 5 – 10 ngày sau cai sữa Nếu sau 10 ngày mà nái không lên giống lại thì được xem là chậm động dục sau cai sữa

Hằng ngày vào buổi sáng, công nhân đi quan sát để phát hiện nái lên giống

và tiến hành phối giống nếu chịu đực

Trang 20

2.2.2 Heo con

2.2.2.1 Heo con theo mẹ

Heo con sau khi sinh được lau khô mình, móc hết dịch nhờn trong mũi

miệng, sau đó buộc chỉ cắt rốn và sát trùng bằng dung dịch cồn iode, những ngày sau sát trùng bằng thuốc đỏ cho đến khi khô, heo được bú mẹ ngay sau đó

Heo được 1 ngày tuổi tiến hành bấm răng, cắt tai, cắt đuôi, cân trọng lượng

và cho uống 0,5 ml/con Baycox để ngừa cầu trùng Những heo nào dự định chọn làm giống thì được ghi nhận và báo cho công nhân biết để không thiến

Ngày thứ 3 chích sắt phòng thiếu máu

Ngày thứ 7 tiến hành thiến heo đực nếu không chọn làm đực hậu bị

Ngày thứ 7 – 10, tập ăn cho heo con

Những con còi cọc, yếu ớt thì tiêm trợ lực bằng dung dịch glucose 5 % có pha vitamin C, B – complex vào xoang bụng

2.2.2.2 Heo con cai sữa

Tất cả heo con trong trại được cai sữa ở khoảng 26 – 28 ngày tuổi, chuyển heo mẹ sang chuồng nái khô, tiếp tục nuôi heo con ở chuồng cũ trong vòng 3 – 5 ngày, sau đó chuyển sang chuồng cai sữa Những con còi cọc, yếu ớt nhốt riêng vào một ô để dễ chăm sóc quản lý Thời kỳ này không tắm heo con mà chỉ xịt nền chuồng 2 lần/ngày, heo được cho ăn nhiều lần trong ngày với lượng thức ăn hạn chế trong những ngày đầu, rồi tăng lượng thức ăn lên Trong thời kỳ này heo rất dễ bị tiêu chảy nên việc theo dõi phải chặt chẽ

Trang 21

Trước khi vào mỗi dãy chuồng thì công nhân hay khách tham quan đều phải dẫm vào hố sát trùng

Kho lưu trữ cám được thường xuyên vệ sinh, diệt chuột, bảo quản khô ráo tránh nấm mốc phát triển

Các dụng cụ thú y trước và sau khi sử dụng được đun sôi và tách riêng dụng

cụ thú y để tiêm thuốc điều trị với dụng cụ thú y dùng tiêm thuốc bồi dưỡng, tiêm phòng

Mỗi tuần 1 lần tiến hành phun xịt thuốc sát trùng xung quanh trại, hiện tại trại đang được sử dụng thuốc sát trùng TH4

Chuồng sau khi chuyển heo đi được chà rửa sạch sẽ, phun thuốc sát trùng và

để trống 5 – 7 ngày

Hàng ngày công nhân đều xịt nền chuồng và hốt phân còn đọng lại trên các chuồng sàn

2.2.3.2 Phòng bệnh

Quy trình tiêm phòng một số bệnh trên heo của trại như sau:

Bảng 2.1 Quy trình tiêm phòng vaccine

Loại heo Tuần tuổi Loại vaccine phòng bệnh

3 Hội chứng còi cọc sau cai sữa (PMWS) Heo con sau cai sữa đến 60

Trang 22

2.2.3.3 Một số thuốc phòng và trị bệnh của trại

Shotapen LA (Virbac), trong 100 ml chứa :

Trang 23

Nước pha tiêm vừa đủ 100 ml

Heo thành thục sớm thì giúp tiết kiệm được thời gian, thức ăn, công tác chăm sóc và năng suất của heo không bị ảnh hưởng xấu Giống heo có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng lên tuổi thành thục đã được khẳng định Heo cái hậu bị với chế độ dinh dưỡng kém sẽ chậm đạt tuổi thành thục nhưng nếu cung cấp quá sức nhu cầu dinh dưỡng sẽ gây tình trạng heo nâng hoặc tuổi thành thục chậm

2.3.2 Tuổi phối giống lần đầu

Tuổi phối giống lần đầu sớm được quyết định bởi tuổi thành thục sớm của đàn heo nái hậu bị, xác định đúng tuổi lên giống lần đầu sẽ giúp chọn đúng thời điểm phối giống thích hợp và đạt hiệu quả, sẽ làm cho tuổi đẻ lứa đầu sớm, gia tăng được thời gian sử dụng nái

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1999) thời điểm phối giống quyết định tỷ lệ đậu thai và số con đẻ ra trên ổ Heo thường được phối giống khi đạt khoảng 110 kg ở chu kỳ động dục lần 2

Trang 24

2.3.3 Tuổi đẻ lần đầu

Heo nái có tuổi đẻ lần đầu sớm thì nhất thiết phải thành thục sớm và tỷ lệ phối giống thành công cao Đây là chỉ tiêu mà nhà chăn nuôi cần quan tâm vì heo có tuổi thành thục sớm nhưng không phát hiện kịp thời hoặc cho phối giống không đúng kỹ thuật, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng kém trong thời gian mang thai là nguyên nhân làm nái bị hư thai, sẩy thai… sẽ kéo dài tuổi đẻ lứa đầu của nái Tuổi

đẻ lứa đầu sớm thì thời gian sử dụng nái nhiều hơn

2.3.4 Số lứa đẻ của nái trên năm

Số lứa đẻ của nái phụ thuộc vào các yếu tố như: con giống, thời gian lên giống lại, tỷ lệ đậu thai, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ Hiện nay người ta có thể rút ngắn thời gian lên giống lại nhưng không thể rút ngắn thời gian mang thai của nái vì

đó là đặc trưng sinh học của mỗi loài

Để gia tăng số lứa đẻ của nái trên năm, cần rút ngắn thời gian cai sữa heo con bằng cách tập ăn cho heo con sớm với thức ăn tập ăn và cai sữa heo con từ 22 – 26 ngày tuổi là tốt nhất, bên cạnh đó chăm sóc quản lý tốt giúp nái lên giống lại sớm sau khi cai sữa heo con

2.3.5 Số heo con sơ sinh đẻ ra trên ổ

Tùy thuộc khả năng đẻ nhiều con hay ít con của heo nái, ngoài ra chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào chất lượng tinh dịch, kỹ thuật gieo tinh, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng nái sau khi phối và mang thai, nhiệt độ chuồng nuôi và tuổi của heo nái

Yếu tố chính liên quan chỉ tiêu này của heo nái vẫn là giống Vì thế việc cải thiện heo giống là vấn đề hàng đầu để nâng cao tính đẻ sai của heo nái (Whittemore, 1993; trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996)

2.3.6 Số heo con sơ sinh còn sống và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa

Theo Fajersson (1992) vào khoảng 10 % heo con hao hụt trong lúc sinh và 18,5 % heo con hao hụt trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996)

Trang 25

Theo Whittemore (1993) một xí nghiệp có tỷ lệ heo hao hụt từ sơ sinh đến cai sữa là 8 % – 12 % là xí nghiệp có trình độ quản lý tốt (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996)

Những heo con có trọng lượng nhỏ hơn 0,8 kg hoặc dị tật thì tỷ lệ nuôi sống heo con thấp hơn so với các heo khỏe mạnh, trọng lượng lớn Một số bệnh trên heo con đặc biệt là bệnh đường ruột và viêm khớp có thể làm chết hoặc dẫn đến chết Ngoài ra những yếu tố bất lợi khác của môi trường như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, điều kiện chăm sóc vệ sinh kém, nguồn nước dùng không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị nhiễm độc đều làm cho lượng heo con hao hụt từ khi sinh ra đến cai sữa

2.3.7 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa của nái trên năm

Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của heo nái cũng như hiệu quả kinh tế của nhà chăn nuôi Vì vậy, muốn nâng cao chỉ tiêu này, cần tăng cường nhiều biện pháp kỹ thuật như chất lượng tinh của heo đực giống cha, kỹ thuật phối giống, dinh dưỡng cho heo nái mẹ trong thời gian mang thai và nuôi con hợp

lý, cùng các yếu tố ngoại cảnh khác như chuồng trại, tiểu khí hậu chuồng nuôi, phòng ngừa bệnh cho heo mẹ và heo con, chọn lựa những heo nái giống nuôi con khéo, nhằm nâng cao số lứa đẻ nái năm và trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa trên một lứa

2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái

2.4.1 Yếu tố di truyền

Những giống heo có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản và sức đề kháng tốt thì thế hệ con cháu của chúng cũng mang đặc điểm đó và ngược lại Do đó chọn heo làm giống phải dựa trên gia phả của giống đó thông qua ông bà, cha mẹ của giống đó tốt hay không sau đó mới tiến hành chọn giống

Theo Morrow (1986) khả năng sinh sản của các giống heo ngoại được đánh giá thứ tự từ xấu đến tốt như sau: Duroc, Yorkshire, Landrace Thường heo nái lai

có khả năng đậu thai tốt và số heo con đẻ ra trong một lứa nhiều hơn so với heo nái giống thuần (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996)

Trang 26

Theo Trần Thị Dân (2003) sự sai lệch về di truyền chịu trách nhiệm đến 50% của số phôi thai bị chết

2.4.2 Yếu tố ngoại cảnh

Ngoại cảnh bao gồm những yếu tố như: chuồng trại, khí hậu, nhiệt độ, dinh dưỡng, vi sinh vật, chăm sóc, quản lý… đây là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh sản của heo nái

Dinh dưỡng

Đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong chăn nuôi cho heo nái hậu

bị ăn thức ăn kém phẩm chất sẽ làm kéo dài tuổi thành thục của heo Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1999) thức ăn thiếu protein và vitamin hay thức ăn ẩm mốc kém phẩm chất làm phôi ngừng phát triển

Ngoài ra cần chú ý đến các loại vitamin, tuy nhu cầu không cần nhiều nhưng giữ vai trò quan trọng đối với sự sinh sản của heo nái như:

Vitamin A: cần cho sự hình thành hoàng thể, giúp định vị phôi bào trong sừng tử cung, bào thai phát triển bình thường Thiếu vitamin A heo nái có thể bị sẩy thai, con đẻ ra ít, heo con sinh ra yếu, nếu thiếu quá nhiều có thể đàn heo con của heo nái sinh ra không có tròng mắt

Vitamin E: là vitamin rất cần cho cơ quan sinh dục có tác dụng chống vô sinh Nếu thiếu vitamin E sẽ làm mất khả năng sinh sản bình thường, bào thai chết, thai khô, không đủ sữa để nái nuôi con

Trang 27

Bệnh tật

Sự viêm nhiễm đường sinh dục trước hoặc trong khi phối giống hay sau khi sanh hoặc các trường hợp bệnh lý khác đều có ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản của heo nái

Khi nái biếng rặn hoặc đẻ khó việc can thiệp bằng tay hay sử dụng các dụng

cụ khác không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến tình trạng là làm trầy xước bộ phận sinh dục của heo nái từ đó sẽ gây ra những bệnh hậu sản như viêm âm đạo, viêm tử cung…làm nái mất sức, khả năng nuôi con kém, chất lượng đàn heo con thấp

Chế độ chăm sóc, quản lý: góp phần không nhỏ đến năng suất sinh sản của đàn heo nái, việc chăm sóc tốt phát hiện kịp thời thú mắc bệnh để điều trị hiệu quả, làm giảm tỷ lệ heo con chết ngộp, heo con bị mẹ đè, heo con bị nhiễm khuẩn…

2.5 Các biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của heo nái

Chú trọng khâu chọn lọc và nhân giống, sử dụng phương pháp lai để tạo ra con lai (trên cơ sở giống thuần có sức sinh sản cao) nhằm sử dụng ưu thế lai ở con lai có sức sống, sức sinh sản cao và thích nghi với điều kiện chăn nuôi thực tế

Chọn những giống có khả năng sinh sản tốt để làm giống nền như: Landrace, Yorkshire… để tạo heo lai có khả năng sinh sản tốt như: Landrace x Yorkshire, Yorkshire x Landrace và thường được dùng trong công thức lai kinh tế với các giống khác như: Duroc, Pietrain… để tạo con lai nuôi thịt tốt hơn

Heo nái được nuôi trong một môi trường tốt thì khả năng sinh sản cũng cao

Do đó, phải chú ý đến tiểu khí hậu chuồng nuôi Nếu heo nái nuôi trong môi trường

có nhiệt độ quá cao hay quá thấp thì sẽ làm chậm tuổi động dục lần đầu Ngoài ra cũng cần quan tâm đến độ thông thoáng của môi trường xung quanh Nếu chuồng nuôi có hàm lượng khí thải NH3, H2S, quá cao cũng sẽ làm chậm tuổi động dục lần đầu của heo nái

2.6 Một số biểu hiện bệnh xảy ra trên nái sau khi sinh

2.6.1 Viêm tử cung

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung như: dinh dưỡng, tuổi, tình trạng sức khỏe, lứa đẻ, chăm sóc quản lý, kỹ thuật phối giống, thao tác can thiệp trong khi

Trang 28

sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, vệ sinh… Những nái đẻ khó, sót nhau – sót thai, niêm mạc đường sinh dục bị xây sát do can thiệp trong quá trình sinh, kỹ thuật phối giống, chất lượng tinh không đảm bảo là những nguyên nhân chủ yếu gây viêm tử cung

Theo Nguyễn Như Pho (2002) viêm tử cung là nguyên nhân gây nên hội chứng M.M.A Trong khẩu phần thiếu xơ làm nái bị táo bón cũng là nguyên nhân gây nên hội chứng M.M.A Trong giai đoạn mang thai, trọng lượng bào thai tăng rất nhanh, áp lực trong xoang bụng cao làm nái lười vận động từ đó làm giảm nhu động niêm mạc ruột gây táo bón, vi trùng lan tràn từ bộ máy tiêu hóa dẫn đến bộ máy sinh dục, nhũ tuyến và các cơ quan khác (Cockerrill, 1990; Berker, 1974; trích bởi Nguyễn Thành Thanh Bình, 2003)

Quản lý và chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong hạn chế viêm tử cung, trong thời gian mang thai heo nái thiếu vận động dễ bị stress do nhốt tập trung gần nhau, điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi quá nóng, chuồng trại dơ bẩn, có thể gây nên hội chứng M.M.A (Đặng Khắc Thiệu, 1978)

Những nái quá già hay quá nhiều lứa, sẽ làm tử cung co bớp yếu không đẩy hết sản dịch ứ động, nhau và thai chết ra ngoài, gây sót nhau – sót thai Nái tơ quá mập xương chậu hẹp khi sinh làm tổn thương dây thần kinh vùng chậu, hay móc thai khi sinh đẻ làm tổn thương niêm mạc tử cung làm viêm tử cung trên nái

Kích thích tố giữ vai trò quan trọng trong bệnh viêm tử cung, sự mất cân bằng cũng là nguyên nhân rất lớn gây nên hội chứng M.M.A Theo nghiên cứu trên heo nái mắc hội chứng M.M.A, những nái này thường có buồng trứng nhỏ, tuyến giáp teo lại, tuyến thượng thận rất lớn, mô trong tuyến thượng thận và tuyến yên bị thoái hóa (Martin và ctv, 1967; trích bởi Huỳnh Trần Đạt, 2005)

2.6.2 Sót nhau và sót con

Trong quá trình đỡ đẻ ta cần chú ý đến sự bài thải lá nhau ra ngoài, số lá nhau sẽ tương ứng số heo con sơ sinh Trung bình nhau bong ra 1 đến 3 giờ sau khi sinh, các trường hợp 4 đến 5 giờ hay lâu hơn mà nhau không bong ra hay ra không hết có thể xem là sót nhau

Trang 29

Theo Đặng Khắc Thiệu (1978), heo nái sau khi sinh bị tình trạng sót nhau và sót con rất dễ gây nhiễm trùng tử cung làm heo nái sốt và mất sữa, gây nên hội chứng còi cọc trên heo con theo mẹ Những lá nhau và heo con bị sót sẽ thối rữa trong tử cung sau 24 – 48 giờ sau khi sinh, đây là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển gây viêm tử cung

Trong thời gian nái chửa nhất là giai đoạn cuối sự vận động không thích hợp, kết hợp khẩu phần thức ăn không cân đối hay thiếu Ca, Mg, Se, khoáng chất và các loại vitamin nhất là vitamin A, E làm cho tử cung co bớp kém hay bị liệt, đến khi đẻ

tử cung co bớp yếu không đẩy hết nhau và thai ra ngoài

Heo nái rặn liên tục, ăn ít hay bỏ ăn, không cho con bú hay cắn con, nái sốt

40 – 410C, sản dịch viêm và nhau thai thối tống ra âm hộ có mùi hôi tanh Trong khâu phòng và trị sót nhau – sót con cần chú trọng đến khâu chăm sóc nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn phải đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng Trường hợp nái rặn yếu (không phải do xương chậu hẹp), thì can thiệp bằng oxytocin, bên cạnh việc dùng kích dục tố ta cần can thiệp móc hết nhau – thai sót ra ngoài, thục rửa, chích kháng sinh và tăng cường sức đề kháng như vitamin C và truyền glucose 5 % cho nái

2.6.3 Viêm vú

Viêm vú thay đổi tùy theo mức độ của bệnh Viêm vú có thể xảy ra trên một vài vú hay cả bầu vú, viêm vú luôn kèm theo sốt cao, vú bị viêm sưng nóng cứng có màu đỏ bầm, khi ấn vào sẽ để lại vết lõm và nái rất đau, vú không tiết sữa nái thường nằm úp không cho con bú, khi vuốt mạnh sữa chảy ra lợn cợn có thể có lẫn máu Viêm vú ít xảy ra nhưng tác hại rất lớn đến người chăn nuôi như: ảnh hưởng trực tiếp đến heo con sơ sinh như thiếu sữa, còi cọc, tiêu chảy, hao hụt trong giai đoạn theo mẹ cao Viêm vú can thiệp không đúng phương pháp và không triệt để sẽ làm vú mất chức năng tạo sữa, các tuyến bị xơ, sau đó vú teo lại hoăc bầu vú bị xơ cứng (Nguyễn Như Pho, 1995)

Do quản lý – chăm sóc trong thời gian mang thai heo nái thiếu vận động và nhốt chung quá đông, vệ sinh kém, thay đổi đột ngột các điều kiện môi trường, thời tiết quá nóng hay quá lạnh trong thời gian sinh cũng là nguyên nhân gây hội chứng

Trang 30

M.M.A (Hasting, 1995; Vicker, 1960; trích dẫn theo Nguyễn Như Pho, 1995) Do

kế phát bệnh bệnh viêm tử cung, sót con – sót nhau làm cơ thể bị nhiễm trùng huyết, vi trùng tuần hoàn theo dòng máu đến bầu vú gây viêm vú

Theo Nguyễn Như Pho (1995) nguyên nhân gây viêm vú là do những vi trùng cơ hội có nhiều ở môi trường xung quanh, chúng xâm nhập vào tuyến vú gây viêm vú, hay bầu vú bị tổn thương do cọ xuống nền chuồng, bấm răng heo con không hết hay còn bén heo con bú làm trầy bầu vú gây nhiễm trùng Nái sinh mệt hay nằm không trở mình nên heo con chỉ bú được một hàng vú, hàng vú còn lại sẽ căng cứng rất dễ gây viêm vú

Khẩu phần dinh dưỡng thiếu hay thừa protein đều có thể gây viêm vú và tắt sữa (Vern, 1954; trích dẫn Nguyễn Như Pho, 1996)

Theo Nguyễn Như Pho (1995) dạng viêm thường gặp nhất là dạng viêm có

mủ Nguyên nhân gây viêm vú thường gặp nhất là do vi sinh vật xâm nhập vào tuyến vú hay bầu vú bị tổn thương do bấm răng heo con không kỹ Đây là những vi

trùng cơ hội tồn tại nhiều ở môi trường như: Staphylococcus, Streptococcus agalactiae

Bên cạnh liệu pháp dùng kháng sinh, cần kết hợp các liệu pháp khác như: vắt cạn sữa trong bầu vú viêm, chườm lạnh bầu vú, tăng cường sức đề kháng bằng vitamin C

2.6.4 Sốt và sốt sữa

Theo Nguyễn Văn Khanh (2004) nguyên nhân gây sốt là do vi khuẩn phổ biến nhất, hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn đều gây sốt Trong trường hợp nhiễm khuẩn thì chủ yếu là do độc tố của vi khuẩn tác động lên trung tâm điều hòa thân nhiệt Trường hợp không do nhiễm khuẩn do có nhiều loại protein lạ, muối, thuốc, thần kinh bị tổn thương, trời nắng nóng…

Sốt sữa: là hiện tượng viêm tích dịch cấp tính tuyến sữa Bệnh thường xảy ra sau khi sinh 1 – 3 ngày và thường xảy ra ở lứa đẻ thứ 3 đến thứ 6 Đôi khi sốt sữa phát sinh trong lúc đẻ, làm ngừng cơn rặn đẻ, thai không đẩy ra được Sau khi đẻ có thể nái mất tri giác và liệt 4 chân

Trang 31

Nguyên nhân: sau khi đẻ, sữa xuống nhiều làm bầu vú căng to rất nhanh, sữa tiết ra quá nhiều mà heo con mới sinh còn yếu hay số con quá ít bú không hết làm tắc sữa

Sốt sữa gây những biểu hiện triệu chứng bệnh lý trên từng cá thể rất đa dạng Thú mệt mỏi, ủ rủ, kém ăn hay bỏ ăn, nái hay nằm, toàn thân run rẩy, tuần hoàn máu tăng, tăng nhịp tim có thể gây tình trạng suy tim hoặc trụy tim gây chết cấp tính Trường hợp thú thở sâu, ức chế tiết dịch tiêu hóa gây nên tình trạng táo bón, làm rối loạn hệ tiết niệu biểu hiện thú ít tiểu, nước tiểu có chất nhày (Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hiếu Liêm, 1998)

2.6.5 Bỏ ăn

Theo Võ Văn Ninh (2001) heo là loài động vật ăn tạp và rất háo ăn, một khi mất đi tập tính thèm ăn là có sự không bình thường của cơ thể (trừ trường hợp heo động dục, đực giống phát hiện heo cái), bỏ ăn là dấu hiệu cho thấy heo đang có biểu hiện bệnh lý Đối với nái mới cai sữa có thể bỏ ăn do nhớ con nhưng sau đó sẽ háo

ăn lại bình thường Khi phát hiện heo nái bỏ ăn phải đo thân nhiệt và kiểm tra tình trạng sức khỏe heo nái và tìm ra căn nguyên của bệnh hoặc sự bất thường đó Tuy nhiên thay đổi khẩu phần thức ăn hay hương vị thức ăn một cách đột ngột cũng làm nái bỏ ăn Phương pháp cho ăn cũng là nguyên nhân làm nái bỏ ăn, khi thay đổi phương pháp cho ăn ta dễ phân biệt với tình trạng bệnh lý, heo nái sẽ ủi phá làm thức ăn vun vãi hoăc tìm thức ăn thích hợp Trường hợp bệnh lý heo uể oải , thường nằm, heo ăn rất ít hay không ăn, nái què hay bị sưng khớp không đứng dậy đến máng ăn được và nái mới đẻ mệt và đau, nái mất nhiều năng lượng nên cơ bắp yếu Thai chết khô (1 hay nhiều con) do nhiều nguyên nhân, như trong thức ăn có độc tố nấm mốc hay thú bị bệnh truyền nhiễm mãn tính (dịch tả, thương hàn, bệnh

do Leptospira, Brucella…) Khi thai bị chết độc tố sẽ hấp thu vào máu gây nhiễm

trùng huyết làm cơ thể mệt mỏi kém ăn hay bỏ ăn

Trường hợp thai quá nhiều nên giai đoạn gần đẻ, heo con thúc mạnh, heo nái nặng nhọc thường nằm làm heo mẹ bị đau và bỏ ăn (Ngô Văn Sự, 2007) Vào mùa

Trang 32

nắng nóng, nhiệt độ môi trường cao làm nái sốt nhẹ, mệt mỏi, tần số hô hấp tăng làm nái ăn ít hay bỏ ăn

2.7 Một số vi sinh vật gây rối loạn sinh sản trên heo nái

Một số vi sinh vật gây rối loạn sinh sản (RLSS) với các biểu hiện trên nái và thai được trình bày qua Bảng 2.2

Bảng 2.2 Một số vi sinh vật gây rối loạn sinh sản trên nái (Straw và Wilson, 1980;

trích dẫn bởi Nguyễn Thị Kiều Anh, 2006)

Biểu hiện của thai

và nhau thai Chẩn đoán

Vi khuẩn

Do Leptospira

Ít biểu hiện sốt, biếng ăn (ít), tiêu chảy, sảy thai

Thai chết cùng lúc khoảng giữa đến cuối thai kỳ

Chết lưu, viêm màng nhau khuyếch tán

KHV nền đen, HTH bằng MAT

Do Brucella Sảy thai bất kỳ lúc

nào

Thai chết cùng lúc bất kỳ giai đoạn nào

Thai phân hủy, phù thủng dưới da, tích dịch hoặc xuất huyết ở phúc mạc

Nuôi cấy vsv từ thai, HTH nái

Nhiễm trùng các vi khuẩn pha tạp*

Thường không biểu hiện lâm sàng

Thai chết cùng lúc bất kỳ giai đoạn nào

Thai tự phân hủy

và phù thủng, viêm màng nhau có mủ

Nuôi cấy vsv từ thai

Virus

Parvovirus (PPV) không biểu hiện Thai chết bất kỳ giai đoạn nào

Kích thước thai nhỏ, thai khô, một phần nhau hư bám quanh thai

IFA trên thai và HTH trên nái

Giả dại Aujeszky’s disease)

Nhảy mũi, ho, biếng ăn, bón, chảy nước miếng, ói, dấu hiệu thần kinh

Thai chết bất kỳ giai đoạn nào

Vùng hoại tử ở gan, thai khô, thai nhỏ, viêm nhau , hoại tử

IFA trên thai và HTH trên nái

Dịch tả heo

Bỏ ăn, sốt, xung huyết, khó thở, ói, tiêu chảy, lảo đảo,

co giật

Thai chết bất kỳ giai đoạn nào

Thai khô, thai phù thủng, báng nước, đầu và bốn chân bất thường, xuất huyết lấm tấm và hoại tử gan

IFA trên thai và HTH trên nái

Viêm não Nhật Bản

B (JE) Không biểu hiện

Thai chết bất kỳ giai đoạn nào

Giống PPV, phù não, tích nước xoang ngực, xuất huyết lấm tấm, hoại

tử điểm ở gan và lách

IFA trên thai và HTH trên nái

Cúm heo Kiệt sức, lờ đờ, thở khó, ho Thai chết bất kỳ giai đoạn nào Thai nhỏ, thai khô (nhưng ít khi) IFA trên thai và HTH trên nái

Hội chứng rối loạn

hô hấp sinh sản (PRRS)

Ít thấy biểu hiện sốt, biếng ăn, lờ đờ, vết xung huyết, sảy thai (đẻ non)

Sảy thai bất kỳ lúc nào.Thường sinh sớm trước vài ngày

Xuất huyết dọc cuốn rốn của thai, vết bong tróc nhỏ hoặc hoại tử trên nhau thai, thai khô

ELISA, FIA, PCR

(*) do E.coli, Salmonella, Pasteurella, Listeria, Bacillus….; KHV: kính hiển vi; HTH: huyết thanh học

Trang 33

2.8 Bệnh lý trên heo con theo mẹ

Ở những đàn heo mà heo mẹ có nhiều sữa và giàu chất dinh dưỡng, heo con

bú nhiều sữa sẽ không tiêu hóa kịp hoặc có nhiều dưỡng chất khó tiêu bị đẩy xuống ruột già, đây là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển và gây bệnh tiêu chảy trên heo con (Võ Văn Ninh, 2001)

Do heo con

Do khả năng điều tiết nhiệt của heo con kém, lớp mỡ dưới da ít, trung tâm điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh nên heo con rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, giảm khả năng tiêu hóa thức ăn dẫn tới bị tiêu chảy (Phùng Ứng Lân, 1985) Trong giai đoạn sơ sinh hàm lượng các men tiêu hóa tinh bột như α – amylase chỉ được phân tiết nhanh sau 3 tuần tuổi và men maltase chỉ phân tiết nhiều sau 2 – 3 tuần tuổi (Dương Nguyên Khang, 2005) Vì thế nếu thay đổi sữa mẹ bằng một chế độ ăn nhân tạo cho heo con sẽ gây rối loạn tiêu hóa do thiếu một số men cần thiết dẫn đến heo con bị tiêu chảy

Lớp vỏ đại não của heo con chưa phát triển đầy đủ nên phản xạ chức năng bảo vệ nói chung còn kém, trong đó phản xạ điều tiết nhiệt độ của cơ thể không

Trang 34

thực hiện được nên heo con dễ bị stress với những biến đổi về nhiệt độ của môi trường làm giảm sức đề kháng dẫn đến tiêu chảy (Phùng Ứng Lân, 1985)

Thời kỳ mọc răng cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể Hai thời điểm heo con sốt và tiêu chảy là lúc 10 – 17 ngày và 23 – 29 ngày tuổi tương ứng với thời gian mọc răng sữa tiền hàm số 3 hàm dưới và răng sữa tiền hàm số 4 hàm trên (Võ Văn Ninh, 2001)

Nhu cầu (Fe) heo con sơ sinh mỗi ngày cần 7 – 11 mg Fe để tạo máu và chống đỡ bệnh tật, nhưng sữa heo mẹ cung cấp không quá 2 mg Fe/ngày Sau khi sinh 3 ngày, lượng glucose do heo mẹ cung cấp cũng thiếu, trong khi đó heo con cần rất nhiều đễ chống lạnh Vì vậy cần tiến hành tiêm 1 ml Dextran Fe loại 100 mg

và 5 – 10 ml dung dịch glucose 40 % cho mỗi heo con nhằm tăng sức đề kháng cho heo con (Trương Lăng, 1995)

Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng

Heo con vận động làm tăng trao đổi chất nên tăng sức đề kháng với bệnh, nếu thiếu vận động heo con cũng có thể bị tiêu chảy (Phùng Ứng Lân, 1985)

Đặc điểm của heo con là lớp mỡ dưới da mỏng, diện tích bề mặt lớn so với trọng lượng cơ thể, nên dễ bị mất nhiệt, khả năng chịu lạnh kém Từ đó các tác nhân ngoại cảnh như thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại ẩm ướt, lạnh tác động vào cơ thể heo con gây rối loạn thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa (Đào Trọng Đạt, 1999; trích dẫn bởi Nguyễn Như Pho, 2000)

Do nhiệt độ úm heo con trong tuần đầu không đủ, do bấm răng heo con không kỹ, khi bú heo con gây viêm vú cho heo mẹ Heo con bú sữa viêm, không bú sữa đầu đầy đủ hoặc do thức ăn heo mẹ kém phẩm chất nên ảnh hưởng tới chất lượng sữa dẫn tới tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 2000)

Vệ sinh chuồng trại không kỹ để nước trên sàn chuồng, máng ăn không được chà rửa thường xuyên dẫn đến thức ăn thừa ôi thiu sinh độc tố, heo mẹ ăn thức ăn

đó vào cũng dẫn đến heo con tiêu chảy

Thiết kế chuồng trại không đúng kĩ thuật, ẩm ướt, mưa tạt, gió lùa, thiết kế máng ăn không phù hợp, thông thoáng kém đều gây tiêu chảy trên heo con

Trang 35

2.8.1.2 Triệu chứng

Lúc mới bắt đầu tiêu chảy, heo con vẫn bú bình thường Khi tiêu chảy nhiều

và kéo dài heo con bỏ bú, lông xù, gầy tóp nhanh, niêm mạc mắt mũi miệng nhợt nhạt do thiếu máu Heo con thường nằm một chỗ, run cơ, co giật, nhiệt độ giảm thường dẫn đến chết

Trạng thái phân sền sệt hoặc loãng, vàng, đôi khi tiêu chảy phân trắng hay vàng nhiều bọt khí Heo con có thể ợ chua hoặc nôn ra sữa không tiêu

Theo Nguyễn Như Pho (2000) trong giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi thiếu HCl tự

do làm giảm khả năng tiệt trùng dạ dày ruột, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây thối rữa làm giảm khả năng tiêu hóa protein Các vi khuẩn và các độc tố của chúng, chất độc do phân giải thức ăn tác động lên niêm mạc ruột làm nhu động ruột tăng dẫn tới tiêu chảy Tiêu chảy làm mất nước và chất điện giải, máu cô đặc, cơ thể trúng độc, thú bị suy nhược chức năng do hai yếu tố Cơ thể gầy rất nhanh, mắt hõm, bụng tóp, da nhăn

Heo con lười bú, nên bú được ít sữa dẫn đến thiếu dinh dưỡng và sữa bị đẩy nhanh qua đường tiêu hóa do nhu động ruột tăng, chất dự trữ của cơ thể giảm, heo con suy nhược nhanh và thường chết vào ban đêm

2.8.2 Bệnh đường hô hấp

Bộ máy hô hấp là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nên rất dễ bị các yếu tố ngoại cảnh tác động Nếu hàng rào bảo vệ này như (lông rung, niêm mạc mũi, da, thanh quản, khí quản…) bị tổn thương, sẽ không còn chức năng phòng vệ bệnh hô hấp sẽ xảy ra Niêm mạc mũi có khả năng tiết dịch nhày nhằm ngăn chặn các tác nhân kích thích, các phản xạ hắt hơi là phản ứng tự vệ của cơ thể giúp tống các vật lạ ra ngoài

Có rất nhiều nguyên nhân làm rối loạn hoạt động hô hấp, nhưng phần lớn

là do vi sinh vật xâm nhập như Streptococcus, Staphylococcus, Pneumococcus có

thể trực tiếp gây viêm phế quản, các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, khí độc tồn đọng trong chuồng nuôi Yếu tố thức ăn cũng đóng vai trò

Trang 36

quan trọng, khẩu phần thức ăn mất cân đối về dưỡng chất, nhiễm nấm mốc làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn

2.8.3 Bệnh viêm khớp

Viêm khớp thường do những chấn thương cơ học ở cẳng chân như: heo mẹ

đè, do chuồng quá trơn trợt hay quá nhám, heo con nằm bú bị cọ sát nền chuồng làm trầy da Thoái hóa xương hay do những bất thường về khớp Heo con sau khi sinh yếu không bú được sữa đầu từ heo mẹ đầy đủ cũng là nguyên nhân gây viêm khớp trên heo con theo mẹ

Khẩu phần thức ăn heo nái trong giai đoạn mang thai, thiếu hụt dinh dưỡng hay không cân đối về dưỡng chất (tỷ lệ Ca/P không cân đối, thiếu hụt vitamin D và E), làm heo nái không dự trữ được lượng canxi cần thiết Đến thời điểm nuôi con heo nái cần một lượng lớn canxi để cung cấp cho heo con, lúc này lượng canxi heo nái dự trữ không có làm heo con thiếu hụt cao

Nguyên nhân chính gây viêm khớp là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua

vết thương ở da hay cuống rốn như: Streptococcus suis, Streptococcus spp., Staphylococcus spp., Actinobacillus pleuropneumoniae, Haemophillus parasuis,

bệnh dấu son… xâm nhập, phát triển và gây bệnh (Đặng Hồng Dung, 2000)

Ngoài ra chuồng trại dơ bẩn, ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho những vi sinh vật cơ hội phát triển ở môi trường, khi thú bị bệnh giảm sức đề kháng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm răng, bấm tay, cắn nhau làm tổn thương, hay vết thương ở chân, da sẽ xâm nhập và gây bệnh Viêm khớp trên heo con là một trong những nguyên nhân chính gây chết heo con trong giai đoạn theo mẹ Những heo điều trị khỏi sẽ bị dị tật, dáng đi khập khiễng ảnh hưởng đến sức bú và khả năng ăn uống, heo còi cọc chậm lớn

Ngày đăng: 22/07/2018, 01:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Kiều Anh, 2006. Mối liên quan giữa nhiễm vius PRRS ở heo nái với năng suất sinh sản và hiệu giá kháng thể trên đàn con. Luận án Thạc Sĩ khoa học Nông Nghiệp. Tủ sách trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối liên quan giữa nhiễm vius PRRS ở heo nái với năng suất sinh sản và hiệu giá kháng thể trên đàn con
2. Trình Huy Bình, 2010. Khảo sát tình hình chăm sóc nuôi dưỡng nái sinh sản tại trại heo Trung Tâm Nghiên Cứu và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh . Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình hình chăm sóc nuôi dưỡng nái sinh sản tại trại heo Trung Tâm Nghiên Cứu và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
3. Nguyễn Thành Thanh Bình, 2003. Khảo sát hội chứng M.M.A của heo nái và tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại heo Hưng Việt. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát hội chứng M.M.A của heo nái và tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại heo Hưng Việt
4. Trần Văn Chính, 2008. Giáo trình phương pháp thí nghiệm. Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp thí nghiệm
5. Lê Hoàng Chung, 2006. Khảo sát và so sánh năng suất sinh sản của heo nái thuần thuộc giống Yorkshire, Landrace và Duroc tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát và so sánh năng suất sinh sản của heo nái thuần thuộc giống Yorkshire, Landrace và Duroc tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp
6. Trần Thị Dân và Nguyễn Ngọc Tuân, 2000. Kỹ thuật chăn nuôi heo. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi heo
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP.HCM
7. Trần Thị Dân, 2003. Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh sản heo nái và sinh lý heo con
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP.HCM
8. Phạm Hữu Danh và Lưu Kỷ, 2007. Kỹ thuật nuôi heo mắn đẻ sai con. Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi heo mắn đẻ sai con
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
9. Đặng Hồng Dung, 2000. Bước đầu khảo sát bệnh viêm khớp đau móng trên heo cái hậu bị, nái sinh sản và heo con tại trại heo Vĩnh An. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu khảo sát bệnh viêm khớp đau móng trên heo cái hậu bị, nái sinh sản và heo con tại trại heo Vĩnh An
10. Đặng Trần Đạt, 2005. Khảo sát bệnh viêm tử cung, viêm vú của heo nái sau khi sinh và bệnh tiêu chảy của heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi Hưng Việt.Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh viêm tử cung, viêm vú của heo nái sau khi sinh và bệnh tiêu chảy của heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi Hưng Việt
11. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phong, Lê Mỹ Ngọc, Huỳnh Văn Kháng, 1999. Bệnh tiêu chảy ở lợn nái và lợn con. Tủ sách Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tiêu chảy ở lợn nái và lợn con
12. Dương Nguyên Khang, 2005. Bài giảng sinh lý gia súc (học phần 1). Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng sinh lý gia súc (học phần 1)
13. Nguyễn Văn Khanh, 2004. Thú y bệnh học đại cương. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thú y bệnh học đại cương
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
14. Trương Lăng, 1995. Khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại Thực Nghiệm. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại Thực Nghiệm
16. Trương Thị Diệu Linh, 2009. Khảo sát sức sinh sản của heo nái giống thuần Duroc, Landrace và Yorkshire tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long, Huyện Củ Chi, TPHCM. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sức sinh sản của heo nái giống thuần Duroc, Landrace và Yorkshire tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long, Huyện Củ Chi, TPHCM
17. Nguyễn Thị Tuyết Linh, 2005. Khảo sát khả năng sinh sản của 1 số nhóm heo lai tại Trại II thuộc xí nghiệp chăn nuôi heo Gò Sao. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sinh sản của 1 số nhóm heo lai tại Trại II thuộc xí nghiệp chăn nuôi heo Gò Sao
18. Nguyễn Văn Linh, 2011. Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái, sức sống và tình trạng tiêu chảy ở heo con từ sơ sinh đến cai sữa tại Hợp Tác Xã chăn nuôi heo Xuân Phú tỉnh Đồng Nai. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái, sức sống và tình trạng tiêu chảy ở heo con từ sơ sinh đến cai sữa tại Hợp Tác Xã chăn nuôi heo Xuân Phú tỉnh Đồng Nai
19. Trần Văn Hải Luynh, 2006. Khảo sát sức sinh sản của heo nái giống thuần Landrace và Yorkshire tại trại chăn nuôi Xuân Thọ II. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sức sinh sản của heo nái giống thuần Landrace và Yorkshire tại trại chăn nuôi Xuân Thọ II
20. Phí Thị Ngân, 2009. Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống ở Hợp Tác Xã chăn nuôi heo Xuân Phú. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống ở Hợp Tác Xã chăn nuôi heo Xuân Phú
21. Đỗ Nguyễn Thu Nguyên, 2006 Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của heo nái các giống heo thuần nuôi ở dãy lẻ, trại VI, thuộc Công Ty Chăn Nuôi Heo Sanmiguel Pure Foods, tỉnh Bình Dương . Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của heo nái các giống heo thuần nuôi ở dãy lẻ, trại VI, thuộc Công Ty Chăn Nuôi Heo Sanmiguel Pure Foods, tỉnh Bình Dương

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w