1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

24 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 257,91 KB

Nội dung

Vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ từ thực tiễn thành phố Đà NẵngVấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ từ thực tiễn thành phố Đà NẵngVấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ từ thực tiễn thành phố Đà NẵngVấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ từ thực tiễn thành phố Đà NẵngVấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ từ thực tiễn thành phố Đà NẵngVấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ từ thực tiễn thành phố Đà NẵngVấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ từ thực tiễn thành phố Đà NẵngVấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Đà Nẵng là một trong số 28 tỉnh thành ven biển của cả nước có 6/8 quận, huyện tiếp giáp với biển (trong đó có huyện đảo Hoàng Sa được thành lập từ tháng 01/1997, là một quần đảo san

hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km), với diện tích: 305 km2, chiếm 23,76% diện tích thành phố Đà Nẵng

[31]), chiều dài bờ biển Đà Nẵng trên 89km, có vị trí địa lý thuận lợi

cho giao thông đường thủy, bộ, hàng không (có cảng nước sâu Tiên

Sa, Liên Chiểu, nhà ga xe lửa, sân bay quốc tế, hạ tầng đường bộ rộng đẹp) Đà Nẵng có khu vực biển nam Hải Vân, nam bán đảo Sơn Trà với các hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao như rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, các loài thủy sản đặc trưng của vùng rạn san

hô phục vụ cho phát triển du lịch và kinh tế xã hội của thành phố

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá ở Đà Nẵng đã và đang được đầu tư đồng bộ, có khu công nghiệp thủy sản tập trung (cảng

cá, chợ cá, âu thuyền, nhà máy chế biến, chợ hậu cần, cửa hàng vật tư, thiết bị tàu cá, cơ sở dầu, nước đá, cơ sở đóng sửa tàu, dịch vụ ăn uống, giải trí) Trong đó có Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng, mỗi năm Âu thuyền Cảng cá Thọ Quang tiếp nhận trên 19.200 lượt tàu khai thác hải sản của Đà Nẵng và các tỉnh bạn như: Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa thiên Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, ; Đồng thời định hướng phát triển ngành thủy sản thành phố Đà Nẵng theo hướng Trung tâm nghề cá khu vực miền Trung và cả nước

Tính đến ngày 31/12/2016 tổng số tàu cá của Đà Nẵng có 1.650 chiếc, trong đó, thúng máy 474 chiếc, tàu công suất dưới 90cv

có 726 chiếc, tàu công suất từ 90cv trở lên có 450 chiếc, ngư trường khai thác chủ yếu ở quần đảo Hoàng Sa, biển miền Trung và Vịnh Bắc Bộ Sản lượng khai thác thủy sản 5 năm 2011-2015 đạt 168.422 tấn,

Trang 2

bình quân là 33.684 tấn/năm và năm 2016 đạt 34.500 tấn Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Đà Nẵng năm 2016 đạt 165 triệu USD

Với tiềm năng và lợi thế về khai thác hải sản, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản được Đà Nẵng hết sức quan tâm Đà Nẵng là một trong những địa phương thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ Trong những năm qua, chính quyền thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp quản lý, tăng cường năng lực và hiệu quả khai thác hải sản

xa bờ, hạn chế khai thác gần bờ để tái tạo nguồn lợi thủy sản đang bị cạn kiệt nói chung, khai thác hải sản xa bờ nói riêng

Phát triển khai thác hải sản xa bờ là hướng phát triển tất yếu trong quá trình phát triển từ nghề cá truyền thống sang nghề cá hiện đại, là chương trình lớn được triển khai thực hiện từ Trung ương đến các địa phương, nhằm gắn phát triển kinh tế với an ninh, quốc phòng

và bảo vệ chủ quyền biển Đảo Đối với Trung ương, Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ khai thác hải xa bờ như Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010, Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014,… đây là những chính sách được đông đảo bà con ngư dân ủng hộ, phù hợp với thực tiễn phát triển ngành thủy sản của Việt Nam Đối với Đà Nẵng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Trung ương, UBND thành phố đã có chính sách riêng, đặc thù nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực khai thác hải sản xa bờ như: Quyết định số 7068/QĐ-UBND ngày 29/8/2012 về một số chính sách hỗ trợ ngư dân thành phố Đà Nẵng đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ Nhờ thực hiện những chính sách này, hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở

Đà Nẵng đã được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển nghề

cá theo hướng vươn khơi, hiện đại Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn những khó khăn, hạn chế trong chính sách và việc thực hiện chính sách ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động khai thác hải sản ở Đà Nẵng Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề

Trang 3

chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng là rất cần thiết nhằm phân tích, đánh giá một cách toàn diện về nội dung chính sách, việc thực thi chính sách cũng như kết quả, tìm ra những tồn tại, hạn chế trong nội tại của chính sách và nguyên nhân của nó

để đưa ra các giải pháp phù hợp hơn và hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng, nâng cao đời sống ngư dân và đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng Vì vậy, qua thời gian công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tôi

quyết định chọn đề tài: “Vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề chính sách phát triển khai thác hải sản xa bờ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, đã được thể hiện một cách

cụ thể trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã có điều kiện tiếp cận một số công trình nghiên cứu và các bài viết có liên quan

Các công trình chủ yếu là các chính sách được ban hành hay báo cáo, quy hoạch về phát triển khai thác thủy sản, có rất ít công trình nghiên cứu về khai thác hải sản xa bờ Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện từ lý luận đến thực tiễn về vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ ở

Đà Nẵng

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá những kết quả, phát hiện ra những tồn tại, hạn chế

và nguyên nhân trong nội tại của chính sách, biện pháp thực hiện chính sách hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách và thực thi chính sách

hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ hiệu quả hơn đảm bảo theo định hướng phát triển khai thác hải sản xa bờ trong thời gian tới

Trang 4

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng;

- Nghiên cứu vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ thông qua phân tích, đánh giá chính sách và thực trạng thực thi chính sách này ở Đà Nẵng;

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ một cách hiệu quả hơn

ở Đà Nẵng

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề chính sách và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về phạm vi không gian: Các chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ và tình hình thực hiện chính sách này trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng

Về phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2016, năm

2010 là năm bắt đầu triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ khai

6.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp định tính và sử dụng số liệu thứ cấp: Thu thập

dữ liệu mô tả và phân tích đặc điểm, thông tin toàn diện về các điều

Trang 5

kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố phục vụ cho quá trình nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp phân tích đánh giá, so sánh thực chứng, phân tích chuẩn tắc trong phân tích kinh tế và các phương pháp thống kê với sự trợ giúp của các phần mềm Excel

- Sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp thu

thập thông tin; phương pháp khảo cứu tài liệu để tổng hợp, lượng hóa,

đo lường các số liệu, thông tin một cách chính xác, khách quan nhằm phân tích, đánh giá phục vụ cho suốt quá trình nghiên cứu luận văn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Về lý luận: Đóng góp bổ sung hoàn thiện những vấn đề lý

luận về chính sách chuyên ngành là chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ ở nước ta hiện nay

6.2 Về thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá, phân tích tình hình thực

thi chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ; nhằm tiếp tục duy trì, phát huy những ưu điểm, cách làm mới, hay mang lại hiệu quả thiết thực; khắc phục những tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp để thực thi tốt hơn chính sách hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ tại thành phố Đà Nẵng

Chương 2 Vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ tại Đà Nẵng

Chương 3 Định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ tại thành phố Đà Nẵng

Trang 6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC

HẢI SẢN XA BỜ TẠI ĐÀ NẴNG 1.1 Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ

1.1.1 Các khái niệm

- Khai thác hải sản xa bờ: Là việc khai thác các nguồn lợi hải sản ở vùng biển giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế (từ 24 hải lý) được trang bị bởi tàu thuyền có công suất từ 90 CV trở lên

- Phát triển khai thác hải sản xa bờ: Là phát triển hệ thống tàu thuyền, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá, các nguồn lực vật chất tham gia như: vốn, lao động, khoa học công nghệ đánh bắt hải sản,… trong hoạt động khai thác hải sản đảm bảo nó được phát triển ổn định bằng tổng thể các phương pháp, biện pháp khai thác nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ, sử dụng hợp lý các nguồn lực để gia tăng kết quả, hiệu quả khai thác, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường và xã hội

- Chính sách phát triển khai thác hải sản xa bờ là tập hợp các quyết định chính trị- pháp lý có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề của tổ chức,

cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác hải sản xa bờ như cho vay

ưu đãi đóng mới tàu thuyền công suất lớn (từ 400 cv trở lên), hỗ trợ bảo hiểm, hỗ trợ chi phí xăng dầu khai thác hải sản xa bờ, theo mục tiêu tổng thể của chính sách đã được xác định”

1.1.2 Mục đích, yêu cầu của chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ

1.1.2.1 Mục đích

Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác hải

Trang 7

sản xa bờ có điều kiện vay vốn để đóng mới, cải hoán tàu cá, tàu dịch

vụ hậu cần nghề cá, hỗ trợ chi phí xăng dầu chuyển biển khai thác ở vùng biển xa, trang bị kiến thức hàng hải, kỹ thuật đánh bắt hải sản hiện đại, … nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, phát triển kinh tế, đồng thời hiện diện của người dân tại các vùng biển, đảo của Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển

1.1.2.2 Yêu cầu

Trên cơ sở hệ thống văn bản của đảng và nhà nước ban hành, các cấp chính quyền, tổ chức cá nhân liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, nâng cao năng lực đánh bắt hải sản để phát triển khai thác hải sản ở các vùng biển xa, góp phần bảo vệ môi trường, tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ và gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam

1.1.3 Đặc điểm, vai trò và sự cần thiết của chính sách hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ

1.1.3.1 Đặc điểm của khai thác hải sản xa bờ [22]

- Khai thác hải sản xa bờ là hoạt động đánh bắt hải sản ở vùng biển ngoài khơi xa, ngư trường khai thác của các ngư dân tính

từ 30 m độ sâu nước biển, ở khu vực miền Trung là 50 m;

- Tính chất đặc thù của hoạt động khai thác hải sản xa bờ là thời gian khai thác dài

- Yếu tố thời tiết quyết định rất lớn đến thời gian hoạt động trên biển của ngư dân;

- Do bám biển dài ngày như vậy nên hoạt động khai thác hải sản xa bờ tiềm ẩn rất nhiều yếu tố rủi ro như rủi ro thời tiết, rủi ro an toàn vệ sinh lao động, điều kiện sống và sinh hoạt của ngư dân

1.1.3.2 Vai trò của khai thác hải sản xa bờ

Nước ta là một trong số ít quốc gia được thiên nhiên ban phát tài nguyên biển phong phú và đa dạng Nằm phía tây Thái Bình Dương, bờ biển Việt Nam có chiều dài hơn 3.260km cùng hơn 1 triệu

Trang 8

km² vùng biển đặc quyền kinh tế Với 28 tỉnh thành có biển là điều kiện cho phép khai thác nhiều lợi thế về kinh tế biển khác nhau

Bên cạnh đó, Biển Đông của chúng ta nằm ở vị trí trung tâm vùng kinh tế Đông Á phát triển năng động, cũng là một trong những đường hàng hải quan trọng và nhộn nhịp thuộc loại nhất thế giới Vị trí này không chỉ quan trọng về kinh tế mà cả về an ninh, nhất là khi chúng ta có cảng Cam Ranh là mơ ước của các cường quốc quân sự

Với mục đích gìn giữ nguồn lợi hải sản ven bờ vốn đã được triệt để khai thác lâu nay khiến sản lượng ngày càng thấp, Chính phủ tích cực ủng hộ việc khai thác hải sản xa bờ

Về thị trường xuất khẩu, cánh cửa hội nhập kinh tế quốc tế mở

ra nhiều cơ hội cho hoạt động khai thác thủy sản Ngoài ra, Đà Nẵng

có vị trí chiến lược về công tác quốc phòng, quân sự của đất nước

1.1.3.3 Sự cần thiết của chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ

1.1.3.3 Sự cần thiết của chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ

Với đặc điểm và vai trò hết sức quan trọng của khai thác hải sản xa bờ, nên chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ rất cần thiết đối với các nước có biển như Việt Nam, hay như Đà Nẵng nói riêng Một số chính sách phát triển thủy sản được xem như một chương trình mang tính đột phá trong việc phát triển ngành khai thác hải sản của Việt Nam Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg, Nghị định 67/2017/NĐ-CP; Thành phố ban hành Quyết định 7068/QĐ-UBND, Quyết định 47/2014/QĐ-UBND,… liên quan đến những chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển ngành thuỷ sản, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển

Như vậy, theo văn bản quy định của Trung ương, nhà nước

Trang 9

sẽ hỗ trợ đóng mới tàu thuyền, bảo hiểm thân tàu và ngư lưới cụ trên mỗi tàu theo giải công suất máy chính Chính sách mới này đã mang đến cơ hội cho các ngư dân xây dựng đội tàu đánh cá lớn, mạnh, phát triển mạnh mẽ ngành khai thác thuỷ sản, làm giàu cho ngư dân, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc

Nhằm giảm bớt gánh nặng do giá cả đầu vào tăng mạnh, giá

cả đầu ra không ổn định, chính sách hỗ trợ chi phí xăng dầu chuyến biển cho ngư dân, đây là việc làm kịp thời và hiệu quả nhằm giúp bà con ngư dân vượt qua khó khăn, vươn khơi bám biển

Một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước là phải đẩy mạnh kinh tế biển, làm giàu từ biển Trong đó ngành công nghiệp đóng tàu được ưu tiên phát triển, vừa phục vụ phát triển kinh

tế, bảo đảm cuộc sống của ngư dân nhưng cũng vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ Với những chính sách hỗ trợ, Chính phủ ưu tiên cao nhất đối với việc đóng mới các tàu dịch vụ hậu cần vỏ sắt, chuyên cung cấp các nhu yếu phẩm, nước, dầu và thu mua hải sản ngay trên biển; hình thành các đội tàu đánh bắt xa bờ lớn, hiện đại, vươn khơi xa, bám biển dài ngày Đồng thời tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, các khu cảng, neo đậu, trú tránh bão

1.1.3 Những yêu cầu cơ bản đối với việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ

1.1.3.1 Yêu cầu thực hiện đúng mục tiêu chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ

1.1.3.2 Yêu cầu bảo đảm tính hệ thống trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ

1.1.3.3 Yêu cầu bảo đảm tính pháp lý, khoa học, hợp lý trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ

1.1.3.4 Yêu cầu bảo đảm lợi ích thực sự cho các đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát

Trang 10

triển khai thác hải sản xa bờ

1.1.4.1 ác ếu tố thu c về chính sách

1.1.4.2 Yếu tố nhận thức

1.1.4.3 Yếu tố kinh tế

1.1.4.4 Yếu tố x h i

1.1.4.5 Yếu tố điều kiện tự nhiên

1.1.4.6 Yếu tố ngu n lực: on người, tài chính, cơ sở vật chất

1.1.4.7 Yếu tố thực hiện chính sách trong điều kiện kinh tế

th trường

1.1.4.8 Yếu tố ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh, chủ

qu ền biên giới quốc gia

1.1.4.9 Yếu tố ngu n lợi- ngư trường và mùa vụ khai thác

1.1.5 Các phương pháp thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ

1.1.5.1 Phương pháp kinh tế

1.1.5.2 Phương pháp giáo dục, thu ết phục

1.1.5.3 Phương pháp hành chính

1.1.5.4 Phương pháp kết hợp các phương pháp trên

1.2 Cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề chính sách hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ tại Đà Nẵng

1.2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng

1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên

1.2.1.2 Đặc điểm kinh tế - x h i

1.2.2 Tổng quan về ngành thủy sản thành phố Đà Nẵng

Tổng số tàu thuyền trên địa bàn thành phố tham gia khai thác hải sản đến tháng 31/12/2016 là 1.176 chiếc (không kể thúng chai lắp máy là 474 chiếc) với tổng công suất 31.951 CV, công suất bình quân

là 200 CV Trong đó tàu công suất từ 90 CV trở lên 450 chiếc, đây là

Trang 11

đội tàu thuyền của thành phố mà ngư trường khai thác chủ yếu ở Quần đảo Hoàng Sa, biển miền Trung và Vịnh Bắc Bộ

Về cơ cấu tàu thuyền cơ bản chuyển dịch theo đúng định hướng quy hoạch, tổng số tàu thuyền khai thác giảm nhưng tàu công suất 90 CV trở lên khai thác xa bờ tăng cao, nhờ vậy công suất bình quân trên mỗi tàu tăng từ 44cv/tàu năm 2011 lên đến 200cv/tàu năm

2016 Đây là tín hiệu tốt cho việc phát triển tàu thuyền trên địa bàn thành phố, điều này chứng tỏ trong những năm gần đây ngư dân đã cải hoán, nâng cấp tàu công suất nhỏ, đóng tàu công suất lớn để vươn khơi khai thác, phù hợp với định hướng phát triển của Chính phủ và thành phố Đà Nẵng Sự phát triển này là do tác động của nhiều nguyên nhân trong đó quan trọng nhất là các chính sách hỗ trợ phù hợp và kịp thời của nhà nước, sự phát triển các nghề mới, các ngư trường mới xa bờ hơn cần phải có tàu to máy lớn đủ điều kiện để tham gia hoạt động khai thác hải sản

CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC

HẢI SẢN XA BỜ Ở ĐÀ NẴNG 2.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển khai thác hải sản xa

bờ của Đà Nẵng

2.1.1 Quan điểm

Nâng cao năng lực đánh bắt hải sản của ngư dân Đà Nẵng từ công suất tàu thuyền, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị, con người nhằm phát triển đánh bắt hải sản tại các vùng biển xa bờ, góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng, bảo vệ môi trường, tái tạo nguồn lợi với giải quyết việc làm nâng cao đời sống của ngư dân, đồng thời gắn với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam

2.1.2 Mục tiêu

Chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ nhằm tạo

Trang 12

điều kiện về vay vốn đóng, sửa tàu thuyền, hỗ trợ chi phí xăng dầu, giúp ngư dân đẩy mạnh phát triển đánh bắt hải sản ở các vùng biển

xa, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, đồng thời phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác hải sản, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và ổn định đời sống cho ngư dân ven biển

2.2 Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ tại Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2016

Những năm trước 2010, Đảng và Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực khai thác hải sản xa bờ và cũng có những điều chỉnh chính sách nhằm phù hợp với thực tế phát triển của ngành, góp phần đẩy mạnh và phát triển bền vững nghề cá nhất là trong hoạt động khai thác khơi xa

Nhằm hiện thực hóa các chủ trương của Trung ương trong giai đoạn 2010 - 2016, thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách này bằng những chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ đối với ngư dân Đà Nẵng, góp phần thực hiện có hiệu quả trong việc khai thác hải sản xa bờ

2.2.1 Chính sách hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ

- Việc thực hiện hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu thuyền được chính quyền Đà Nẵng đặc biệt quan tâm, với mục tiêu phát triển đội tàu công suất lớn để tham gia đánh bắt hải sản ở các vùng biển xa Đồng thời từng bước nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc Xây dựng làng cá ven biển, hải đảo thành các cộng đồng dân cư giàu truyền thống tương thân, tương ái, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng

- Thành phố cũng đã triển khai chính sách tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ một cách hiệu

Ngày đăng: 01/12/2017, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w