Đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội” được lựa chọn nghiên cứu làm Luận văn thạc sĩ nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống về KSNB nói chung và KSNB tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) nói riêng, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được chia thành 4 chương như sau : Chương 1 : Tổng quan về đề tài : Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội Chương 2 : Lý luận chung về hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Chương 3: Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
HÀ NỘI - 2012
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
* * *
PHÙNG VĂN DƯƠNG
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán, phân tích
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS MAI VINH
HÀ NỘI - 2012
Trang 3MỤC LỤC
Trang CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan về các công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 5
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 5
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
1.5.1.Đối tượng nghiên cứu 6
1.5.2.Phạm vi nghiên cứu 6
1.6 Phương pháp nghiên cứu 6
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 6
1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 6
CHƯƠNG 2 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
2.1.Hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý 8
2.1.1.Kiểm soát trong quản lý 8
2.1.1.1.Khái quát về hoạt động kiểm soát [3] 8
2.1.1.2.Hoạt động kiểm soát trong quản lý 10
2.1.2.Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ 13
2.1.2.1.Khái niệm và mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ 13
2.1.2.2.Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ 16
2.2.Hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại 20
2.2.1.Hệ thống ngân hàng thương mại với các loại rủi ro 20
2.2.1.1.Ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ cơ bản 20
Trang 42.2.1.2.Rủi ro kinh doanh trong hệ thống ngân hàng thương mại 22
2.2.2.Hệ thống kiểm soát nội bộ trong mối quan hệ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại 24
2.2.2.1.Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại 24
2.2.2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng 25
2.2.2.3.Quy trình tín dụng với kiểm tra, kiểm soát vốn vay tại các NHTM 28
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI 31
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI 31
3.1.Tổng quan về Habubank 31
3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Habubank 31
3.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của Habubank 33
3.1.3.Các sản phẩm dịch vụ chính và hoạt động kinh doanh hiện nay.33 3.2.Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với rủi ro tín dụng tại Habubank hiện nay 41
3.2.1.Rủi ro tín dụng và nguyên nhân rủi ro tín dụng của Habubank 41
3.2.2.Hệ thống kiểm soát nội bộ với kiểm soát rủi ro tín dụng của Habubank 42
3.2.2.1.Môi trường kiểm soát 42
3.2.2.2.Hệ thống thông tin, kế toán 53
3.2.2.3.Thủ tục kiểm soát 55
3.2.2.4.Kiểm toán nội bộ 66
3.3.Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng của Habubank 68
3.3.1.Những kết quả đã đạt được của hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng của Habubank 68
Trang 53.3.2.Những tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm
soát rủi ro tín dụng của Habubank 69
3.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng của Habubank 71
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI 73
4.1.Định hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 73
4.1.1.Tính tất yếu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Habubank 73
4.1.2 Định hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 75
4.2.Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Habubank 76
4.2.1.Hoàn thiện môi trường kiểm soát 76
4.2.2.Hoàn thiện thủ tục kiểm soát 80
4.2.3.Hoàn thiện kiểm toán nội bộ 86
4.3.Một số kiến nghị nhằm Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Habubank 87
4.3.1.Kiến nghị với nhà nước 87
4.3.2.Kiến nghị với Habubank 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1.Vốn điều lệ của Habubank từ năm 1992 đến 2010 32
Bảng 3.2.Các sản phẩm chủ yếu của Habubank 35
Bảng 3.3.Tổng dư nợ của Habubank 37
Bảng 3.4.Những tồn tại trong hoạt động cho vay tại Habubank 41
Bảng 3.5 Các chính sách liên quan đến cấp tín dụng tại Habubank 48
Bảng 3.6.Các thủ tục kiểm soát quá trình vay vốn tại Habubank 57
Bảng 4.1.Bảng tỷ trong các nhóm chỉ tiêu 81
Bảng 4.2.Bảng xếp hạng tín dụng 81
Bảng 4.3 Hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp 82
DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1.Lôgic của quá trình quản lý 11
Hình 3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của Habubank 34
Hình 3.2.Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank 44
Hình 3.3: Quá trình quản lý và khai thác thông tin tại Habubank 54
Hình 3.4 Quy trình tín dụng của Habubank 56
Hình 3.5 Mô hình tổ chức KTNB tại Habubank 67
Hình 4.1 Sơ đồ xếp hạng cho doanh nghiệp mới thành lập 81
Hình 4.2.Mô hình cải tiến tổ chức KTNB tại Habubank 86
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Vốn huy động của Habubank qua các năm 36
Biểu đồ 3.2.Cơ cấu vốn huy động năm 2010 37
Biểu đồ 3.3 Tăng trưởng tín dụng của Habubank 37
Biểu đồ 3.4 Cơ cấu dự nợ theo kỳ hạn vay 38
Biểu đồ 3.5 Cơ cấu dự nợ theo loại hình DN 38
Biểu đồ 3.6 Cơ cấu dự nợ theo loại hình Doanh nghiệp 39
Biểu đồ 3.7 Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế 39
Trang 9TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Trang 10HÀ NỘI - 2012
Trang 11Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được chia thành 4 chương như sau :
Chương 1 : Tổng quan về đề tài : Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội
Chương 2 : Lý luận chung về hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội
Chương 3: Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà
Hà Nội.
Trong chương 1, Tác giả nêu lên tính cấp thiết của của việc thực hiện đề tài.
Tổng quan về các công trình nghiên cứu, trong đó đã đánh giá khái quát nhữngthành tựu của các công trình này và đưa ra những vấn đề cần bổ sung của luận vănnghiên cứu Tiếp theo Tác giả trình bày các vấn đề về : mục tiêu, câu hỏi, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và cuối cùng làkết cấu của đề tài nghiên cứu
Chương 2, Tác giả trình bày khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ trong
quản lý gồm các khái niệm về kiểm soát, hoạt động kiểm soát trong quản lý, kháiniệm, mục tiêu và các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ Tiếp theo, Tácgiả trình bày sơ lược về NHTM và các loại rủi ro trong kinh doanh.Tác giả đi sâu
Trang 12nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ - công cụ quan trọng trong hoạt động kiểmsoát rủi ro tín dụng của các NHTM qua các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soátnội bộ Tác giả chỉ ra mối quan giữa các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ trongmối quan hệ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại các NHTM.
Trong chương 3, Tác giả khái quát về quá trình hình thành, phát triển, kết
quả hoạt động kinh doanh của Habubank Tác giả đã chỉ nguyên nhân dây ra rủi rotín dụng tại Habubank, đi sâu phân tích thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ vớikiểm soát rủi ro tín dụng tại Habubank Tác giả tìm hiểu về môi trường kiểm soát, ,thủ tục kiểm soát, hệ thống thông tin và kiểm toán nội bộ tại Habubank
Những kết quả đã đạt được của hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng của Habubank
Thứ nhất, Ban lãnh đạo Habubank đã tạo điều kiện thuận lợi về môi trường
kiểm soát Với quan điểm “chất lượng và an toàn tín dụng là hàng đầu”, Ban lãnhđạo Habubank đã đưa ra các chính sách tín dụng nhằm hạn chế các rủi ro về tíndụng
Chính sách về tín dụng của Habubank áp dụng trong toàn hệ thống, địnhhướng rõ ràng về phân khúc về khách hàng, thị trường mục tiêu, phương thức cạnhtranh, cơ cấu tín dụng, ngành nghề kinh doanh…đảm bảo cho hoạt động của toàn hệthống đi đúng hướng nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và kiểm soát được rủi rotín dụng
Xây dựng mô hình quản lý tín dụng theo xu hướng của các ngân hàng hiệnđại theo hướng tập trung chuyên môn hóa trong các công tác phát triển khách hàng,đánh giá và phê duyệt tín dụng, định giá và quản lý TSĐB, giải ngân thu nợ và quản
lý lưu trữ hồ sơ
Thứ hai, Thủ tục kiểm soát trong hoạt động tín dụng được áp dụng trong toàn
hệ thống và thực hiện rất chặt chẽ Việc kiểm soát rủi ro tín dụng do ba bộ phận trựctiếp đảm nhiệm Phát triển khách hàng-Thẩm định tín dụng-Hành chính tín dụng,ngoài ra còn có bộ phận kiểm toán viên thực hiện giám sát sau tại mỗi chi nhánh
Trang 13Các cơ chế về phân cấp, ủy quyền phán quyết tín dụng được quy định chi tiếtcho từng đối tượng, từng hạn mức…trong các văn bản đảm bảo tính rõ ràng, cụ thểtrong việc triển khai thực hiện
Hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định, tăng cường kiểm soát sau giải ngân,bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích và chất lượng tín dụng Tỷ lệ nợ quá hạn củaHabubank trong tầm kiểm soát và thấp hơn so với mức quy định của NHNN đồngthời trích lập dự phòng đầy đủ để đảm bảo an toàn cho hoạt động
Thứ ba, Phòng KTNB đã đóng góp rất lớn trong việc thực hiện kiểm toán các
hoạt động trong toàn hệ thống Habubank, phát hiện nhiều sai sót, kịp thời sửa chữa
và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro mạng lại hiệu quả cao
Những tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng của Habubank
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ thống kiểm soát nội bộ củaHabubank cũng có những điểm yếu mà đòi hỏi mỗi ngân hàng phải cần thời gian đểhoàn thiện
Thứ nhất, môi trường kiểm soát có những hạn chế như sau :
Một là, về quan điểm của Ban điều hành lấy “ chất lượng và an toàn tín
dụng là hàng đầu “, sẽ dẫn tới những cứng nhắc, bảo thủ trong hoạt động tín dụng
làm giảm khả năng cạnh tranh và sẽ mất đi nhiều cơ hội lớn Với quan điểm trên, đãquản lý tập trung ôm đồm các hoạt động kiểm soát và phê duyệt tín dụng về hội sởchính, thiết lập các mức ủy quyền phê duyệt tín dụng cho các chi nhánh thấp, làmgiảm hiệu quả hoạt động trong toàn hệ thống
Hai là, mô hình hoạt động tín dụng đã phân định chức năng giữa bộ phậnkinh doanh-Thẩm định tín dụng-Hành chính tín dụng, tuy nhiên bản thân mô hìnhnày cũng có những nhược điểm mà cần phải đầu tư về cả thời gian và chi phí đểhoàn thiện như :
-Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong việc trao đổi thông tin
liên quan đến khách hàng, đôi khi còn xuất hiện tính ỳ, thiếu nhiệt tình trong việc hỗtrợ lẫn nhau
Trang 14-Về nguyên tắc,BP TĐTD không được tiếp xúc với khách hàng nhưng do sựthiếu hụt cũng như tính minh bạch của thông tin về khách hàng thấp, BP TĐTD vẫnphải cùng phối hợp P PTKH tiếp xúc với khách hàng do đó làm giảm tính kháchquan trong việc đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn và hợp lý
Ba là, Chính sách nhân sự Habubank chưa xây dựng được đội ngũ thẩm địnhtín dụng mạnh, cụ thể :
-Theo mô hình phân tách giữa các bộ phận, việc thẩm định tín dụng sẽ tiếnhành kỹ lưỡng hơn, xem xét đánh giá trên nhiều góc độ : thị trường, hoạt động kinhdoanh, kế hoạch kinh doanh, tài chính, cơ cấu tổ chức quản lý…do đó đòi hỏi kiếnthức kỹ năng và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định phải càng được tăng cường, mởrộng hơn nữa trong nhiều lĩnh vực
-Hiện nay, đội ngũ thẩm định tín dụng đều tốt nghiệp các trường trực thuộckhối kinh tế, kiến thức về các ngành liên quan đến kỹ thuật như : xây dựng và cácngành phụ trợ cho ngành xây dựng, công nghiệp đóng tàu, vận tải biển…không cao.Mặt khác, đây là các ngành thuộc danh mục đầu tư và có tỷ trọng lớn trong dư nợhiện tại của Habubank hiện nay Việc đào tạo các cán bộ thẩm định tín dụng hiện tại
và tuyển dụng các cán bộ được đào tạo từ các ngành liên quan đến các lĩnh vực này
là hết sức cần thiết
Thứ hai, Thủ tục kiểm soát có những hạn chế là :
Chưa xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, mới thành lập Hiện nay, khách hàng mục tiêu của Habubank là các doanhnghiệp ngoài quốc doanh mà trọng tâm là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ,
do đó việc xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp mớithành lập là hết sức cần thiết Việc thiếu một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ toàndiện là diểm yếu của quy trình này
Thứ ba, Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ chưa thực sự mang tính độc lập
Theo hướng dẫn của ủy ban Basel, chức năng kiểm soát sau nên được thựchiện bởi kiểm toán nội bộ có tính độc lập thực sự, có trình độ chuyên môn thíchhợp, đặc biệt là phải khách quan Nguyên tắc hoạt động của KTNB theo hướng dẫntại quyết định số 36/2006/NHNN-QĐ ngày 01/08/2006 của Thống đốc Ngân hàng
Trang 15Nhà nước ban hành quy chế kiểm toán nội bộ trong các TCTD, đó là: tính độc lập,tính khách quan và tính chuyên nghiệp.Tuy vậy, hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội
bộ của Habubank có những hạn chế sau:
Một là, Về tính độc lập, KTNB trên lý thuyết thuộc sự điều hành của HĐQT,tuy nhiên về các hoạt động ảnh hưởng rất lớn bởi Tổng giám đốc và Giám đốc cácchi nhánh đặc biệt là đối với các Kiểm toán viên làm việc tại chi nhánh Các báocáo kiểm toán tại các chi nhánh phần nào đó còn bị chi phối với Giám đốc các chinhánh
Hai là, Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, KTNB chỉ tập trung vào 2 nghiệp
vụ chính là : nghiệp vụ tín dụng và kế toán chưa có các bộ phận kiểm toán chuyênngành như : Kiểm toán tín dụng, kiểm toán kinh doanh ngoại hối, kiểm toán đầu tưxây dựng cơ bản…Mặt khác KTNB phải thực hiện đồng thời cả 2 nghiệp vụ tíndụng và kế toán dẫn đến không có tính chuyên môn hóa cao
Nguyên nhân của những hạn chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng của Habubank
Nguyên nhân đầu tiên là, trong giai đoạn từ năm 2010 trở về trước, Ban lãnhđạo Habubank chủ yếu tập trung phát triển quan hệ tín dụng với các doanh nghiệplớn, các tổng công ty nhà nước, chủ yếu tài trợ vốn cho các dự án lớn về đóng tàu,vận tải biển và các ngành phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu Thời gian vay vốn từ
10 năm đến 20 năm Hình thức đảm bảo cho các khoản vay này là tài sản hình thành
từ vốn vay và tín chấp Đơn vị sử dụng vốn không hiệu quả, đầu tư dàn trải…thêmvào đó là xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế Khách hàng gặp khó khăn trong việc trả
nợ, nợ có vấn đề và nợ xấu tăng cao Những vấn đề đó đã ảnh hưởng trực tiếp vàlàm thay đổi lớn về quan điểm, chính sách và mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng củaBan lãnh đạo Habubank
Nguyên nhân tiếp theo từ bản thân mô hình áp dụng như sau :
-Bản thân từng con người trong bộ máy : Khó khăn lớn nhất xuất phát từ yếu
tố con người bởi sự thay đổi mô hình tổ chức đã ảnh hưởng đến quyền hạn của cáccán bộ có liên quan đến quá trình cấp tín dụng Quyết định tín dụng không phụthuộc vào một cá nhân mà là sự đồng thuận của các lãnh đạo các bộ phận chức năng
Trang 16có vai trò độc lập trong quá trình tác nghiệp Đây là một lực cản không nhỏ trongquá trình hoàn thiện và phát triển mô hình cơ cấu này.
-Việc hoạt động theo mô hình tác biệt như vậy sẽ năng cao tính chuyên mônhóa của từng bộ phận chức năng do đó đòi hỏi phải phát triển cả về số lượng và chấtlượng đội ngũ nhân viên Việc tăng số lượng nhân lực sẽ dẫn đến tăng các chi phí sửdụng nhân lực, nếu như không cơ cấu, khối lượng công việc, sự phối hợp khônghợp lý sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí các nguồn lực
Nguyên nhân sau cùng là môi trường thông tin :
-Tính minh bạch, chính xác, kịp thời của các thông tin và độ tin cậy của các
cơ quan cung cấp tại Việt Nam vẫn còn hạn chế
-Các thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bắt buộc phảiqua kiểm toán nên độ nên độ chính xác của các báo cáo chưa cao
Chương 4, Đầu tiên, Tác giả khái quát những định hướng phát triển và định
hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với kiểm soát rủi ro tín dụng tạiHabubank Tác giả đề xuất 4 giải pháp gồm :
4.2.1.Hoàn thiện môi trường kiểm soát
Tại Habubank, có thể nói môi trường kiểm soát có ý nghĩa quan trọng nhấttrong hệ thống kiểm soát nội bộ, nó quyết định đến sự thành công của quá trình thựchiện, hiệu quả của các thủ tục kiểm soát, sự phù hợp của các chính sách tín dụng.Với vai trò đó, tác giả xin đề xuất một số giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soátnhư sau :
Một là, quan điểm điều hành quản lý của lãnh đạo Habubank
Mặc dù Habubank ưu tiên phát triển tín dụng, lấy tín dụng là động lực cho
sự phát triển của toàn ngân hàng, tuy nhiên luôn đặt an toàn và chất lượng tín dụng
là hàng đầu, là trên hết giúp hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng được chặt chẽ hơn,phát huy ưu điểm của mô hình quản lý rủi ro về tín dụng Tuy nhiên chính từ quan
điểm đó đã tạo lên sự “cứng nhắc và khuôn mẫu” trong hoạt động tín dụng, do đó
làm giảm tính cạnh tranh của toàn hệ thống, mục tiêu phát triển tín dụng sẽ khôngđạt được như mong muốn Tạo sự linh hoạt trong hoạt động của hệ thống, khôngnên quá cứng nhắc và khuôn mẫu trong đánh giá tài chính, phương án vay vốn, giá
Trang 17năng lực và các quyết định về khách hàng Tăng trưởng tín dụng hợp lý, phù hợpvới quy mô vốn chủ sở hữu, phát triển phải sàng lọc, đảm bảo chất lượng tín dụng,
tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng 8% tại mọi thời điểm theo đúng các quy định củaNHNN
Hai là, cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng
Có thể khẳng định rằng, trong việc hoàn thiện môi trường kiểm soát, thì việchoàn thiện cơ cấu tổ chức một bộ máy và giải quyết các vấn đề nhân sự là vô cùngquan trọng Tại Habubank, mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng là mô hình quản
lý tập trung, được xây dựng trên cơ sở những ứng dụng của nguyên tắc Basel vềquản lý nợ xấu Về cơ bản, mô hình này là xu hướng chung của các ngân hàng hiệnđại và chuẩn quốc tế, tuy nhiên cần chú các điểm sau :
-Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận : quan
hệ khách hàng- chỉ kinh doanh bán hàng, Thẩm định tín dụng –đánh giá và đề xuất
ý kiến, Hành chính tín dụng-định giá và quản lý nợ và phải theo đúng nghĩa của nó,không được áp đặt ý kiến của của bộ phận này lên bộ phận khác, tạo sức ép phảicho vay vì mục tiêu doanh số
- Mỗi bộ phận, phòng ban trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình cầnthiết lập các mục tiêu trong hoạt động tín dụng như : số lượng và nhóm khách hàngcần phát triển/tháng, mức độ tăng trưởng tín dụng…, từ đó xây dựng các giải pháphiện thực hóa các mục tiêu đó, đảm bảo sự phối hợp nhanh chóng, nhịp nhàng tránhnhững xung đột tiềm tàng hay thái đồ tiềm ỳ giữa các bộ phận hay giữa các cán bộtrong cùng bộ phận với nhau
Ba là, về chính sách nhân sự
Habubank luôn coi con người là một một trong những nhân tố quan trọngtrong môi trường kiểm soát, họ là những chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tụckiểm soát trong hoạt động ngân hàng Phải nói rằng, trong công tác tín dụng, nếunhư tuân thủ đúng quy trình trình tín dụng từ khi nhận hồ sơ, đánh giá xét duyệt đếnkhi giải ngân, kiểm soát sau giải ngân…luôn tuân thủ các chuẩn mực về đạo đứcnghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ nhân viên thì sẽ nâng cao tối đađược chất lượng tín dụng
Trang 18Do hoạt động tín dụng liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong xãhội trong khi thực tế chỉ ra rằng đội ngũ cán bộ tín dụng chủ yếu được đào tạo từcác trường thuộc khối kinh tế, quản trị kinh doanh, kinh nghiệm liên quan đếnngành kỹ thuật, xây dựng, đóng tàu, vận tải biển, khai khoáng…còn rất hạn chế,đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ thẩm định Do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phảikhông ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên tìm hiểu, cập nhật vềcác ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến hoạt động tín dụng.
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi cần thực hiện các giải pháp sau :-Về khâu tuyển dụng, ngoài những tiêu chuẩn cơ bản như tốt nghiệp đại học
ở các trường có uy tín, có phẩm chất đạo đức…thì việc việc tuyển dụng có thêmmột số yêu cầu như:
+ Với cán bộ phát triển khách hàng : tốt nghiệp các khối kinh tế, quản trịkinh doanh, ngân hàng, tài chính, đầu tư ưu tiên tốt nghiệp các chuyên ngànhMarketing Đòi hỏi các kỹ năng về bán hàng, giới thiệu sản phẩm, đàm phán và giaotiếp, hiểu biết về xã hội, khả năng giao tiếp: đây là các yếu tố giúp cán bộ tín dụng
có thể gần gũi, gây thiện cảm đối với khách hàng
+Với cán bộ thẩm định tín dụng : phải có ít nhất từ 2-3 năm làm công táctrong lĩnh vực tín dụng, phạm vi tuyển dụng bao gồm cả các trường khối kỹ thuật vềcác chuyên ngành : Xây dựng, Mỏ địa chất, Hàng hải…
-Chú trọng hơn nữa về đạo đức nghề nghiệp của Cán bộ phát triển kháchhàng và Cán bộ thẩm định Việc lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ phải phù hợp vớinăng lực, phẩm chất, đạo đức tư cách nghề nghiệp
-Xây dựng các chính sách đào tạo theo hệ thống kiếm thức tổng hợp kinh chính trị-xã hội và pháp luật
tế Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các chỉ số đánh giá nhân viên : KPI ( KeyPerformance Index ) về xếp loại nhân viên một cách rõ ràng, khách quan và sát vớithực tế
-Khuyến khích và có những phần thưởng xứng đáng cho tinh thần sáng tạo,
có những sáng kiến mới ứng dụng trong ngân hàng
-Cuối cùng, Habubank cần có chính sách xử phạt nghiêm khắc đối với các
Trang 19cán bộ tín dụng tha hóa về mặt đạo đức nghiệp vụ, có hành vi tiêu cực ảnh hưởngđến hình ảnh và lợi ích của Habubank
Bốn là, Chính sách tín dụng
-Chính sách tín dụng của Habubank là luôn tuân thủ các quy định của phápluật và quy định của NHNN đồng thời thể hiện quan điểm của ban lãnh đạoHabubank là “ cứng nhắc, khuôn mẫu “ về tín dụng Với một ngân hàng nhưHabubank, với quan điểm như vậy và các sản phẩm dịch vụ chưa phải là ưu việt,chưa chiếm ưu thế rõ rệt so với các ngân hàng khác Điều đó dẫn đến kém khả năngcạnh tranh kém trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống so với các ngân hàngkhác
-Tập trung phát triển sang lĩnh vực bán lẻ, các khách hàng doanh nghiệp vừa vànhỏ, thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm phân tán rủi ro và giảm thiểu nhữngthiệt hại do chu kỳ khủng hoảng kinh tế gây ra
-Hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào địa lý, phong tục tập quáncủa từng vùng miền khác nhau, dẫn đến các nhu cầu, thói quen của khách hàngcũng có sự khác biệt Do vậy, Habubank cần đưa ra các chính sách về lãi suất phùhợp với từng vùng miền, đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong toàn hệ thống
-Chính sách khách hàng : đối với các khách hàng truyền thống, các kháchhàng mang lại nhiều lợi ích cho Habubank thì phải có những chính sách ưu đãi vềlãi suất, sự linh động trong các thủ tục
Hoàn thiện thủ tục kiểm soát
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho các doanhnghiệp mới thành lập trong quy trình quản lý và đánh giá rủi ro tín dụng Quy trìnhxây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần trải qua 3 phần:
Phần 1: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và chấm điểm
Phần 2: Kiểm tra tính hữu hiệu của mô hình
Phần 3: Điều chỉnh (nếu cần thiết)
Hoàn thiện kiểm toán nội bộ
Mô hình sau khi tổ chức lại vẫn sẽ trực thuộc HĐQT Quản lý phòng vẫn làTrưởng phòng kiểm toán nội bộ là thành viên của ban kiểm soát, có 4 bộ phận chức
Trang 20năng : bộ phận kiểm toán Tín dụng, Kế toán, Đầu tư Xây dựng cơ bản và Kinhdoanh ngoại hối và bộ phận lập báo cáo Trong mô hình này sẽ không còn các Kiểmtoán viên tại chi nhánh, thay vào đó sẽ tập trung hoạt động tại Hội sở nhằm đảm bảotính độc lập khách quan cho các hoạt động kiểm toán Thêm vào đó, chia tách vàthành lập mới các bộ phận kiểm toán chuyên sâu về Tín dụng, Kế toán, Đầu tư Xâydựng cơ bản và Kinh doanh ngoại hối nhằm tăng cường tính chuyên môn hóa chocác lĩnh vực kiểm toán và đào tạo các Kiểm toán viên chất lượng cao.
Khi xây dựng bộ máy KTNB cần quán triệt các vấn đề mang tính nguyên tắcsau:
Thứ nhất, về chức năng nhiệm vụ của KTNB
Thứ hai, Tập trung,thống nhất- trung thực, khách quan - chuyên nghiệp
Trên cơ sở các giải pháp đề xuất, Tác giả đưa ra một số kiến nghị với Nhànước, NHNN và Habubank, như sau :
Kiến nghị với nhà nước
Thực hiện chế độ kiểm toán độc lập bắt buộc đối với các doanh nghiệp Nhànước phải có các chế tài xử phạt, gắn trách nhiệm pháp lý dối với các doanh nghiệpcung cấp thông tin sai lệch về thực chất hoạt động tài chính-phi tài chính của doanhnghiệp và ngay cả đối với các Công ty kiểm toán xác nhận sai sự thực dẫn đến cácrủi ro cho ngân hàng
Quy định chuẩn mực chung, mẫu hợp đồng thế chấp tài sản, tài sản hìnhthành trong tương lai của tất cả các phòng công chứng nhà nước và công chứng tưtrên cả nước
Quy định rõ ràng và rút ngắn thời gian đăng ký giao dịch đảm bảo, xóa chấptài sản đảm bảo
Kiến nghị với Habubank
Tiếp tục hoàn thiện việc phân tách bộ phận kinh doanh-thẩm định tín hành chính tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia; Nângcao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên
dụng-Xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại Phát triển các dịch vụ ngân hànghiện đại trên cơ sở đảm bảo phòng chống rủi ro, bảo mật và an toàn
Trang 21TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
* * *
PHÙNG VĂN DƯƠNG
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán, phân tích
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS MAI VINH
HÀ NỘI - 2012
Trang 22CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có thể khẳng định hệ thống ngân hàngvừa là xương sống vừa là huyết mạch của toàn bộ nền kinh tế Chính nhờ sự tồn tại
và hoạt động của hệ thống NHTM mà các nguồn tiền nhàn rỗi trong trong xã hội cóthể tập trung lại, chuyển hóa thành vốn để có thể đáp ứng được nhu cầu của cácdoanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân trong xã hội NHTM trở thànhmột định chế tài chính trung gian quan trọng nhất của nền kinh tế Do vậy, việc đảmbảo sự ổn định, cân bằng và lành mạnh trong hoạt động của hệ thống ngân hàng có
ý nghĩa cự kỳ quan trọng, tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định và bền vững của nềnkinh tế
Theo đánh giá của NHNN, hệ thống các TCTD tại Việt Nam, tuy mới hoạtđộng được khoảng 2 thập kỷ, nhưng đã có những biến đổi cơ bản về lượng (sốlượng các TCTD và mạng lưới giao dịch) và chất ( đa dạng về hình thức sở hữu,phong phú về các loại hình dịch vụ ) Tính đến nay, toàn hệ thống có khoảng 52NHTM, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 31 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 1quỹ tín dụng nhân dân trung ương, 1.083 quỹ tín dụng cơ sở và một số tổ chức tàichính có quy mô nhỏ.Với một nền kinh tế mà GDP chỉ đạt khoảng 100 tỷ USD/nămnhư ở Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế e ngại rằng số lượng các ngân hàng vàcác TCTD là tương đối nhiều Trong một thời gian dài, Việt Nam đã phát triển theonghĩa mở rộng về số lượng mà chưa có sự tập trung cải tiến và nâng cao chất lượngdịch vụ, chưa quan tâm tốt đến các vấn đề về rủi ro mà đặc biệt là rủi ro tín dụng Hệthống các TCTD còn nhiều bất cập, cần phải được củng cố, kiện toàn thường xuyên;năng lực tài chính, chất lượng của hệ thống quản trị, điều hành còn hạn chế; sản phẩmdịch vụ nghèo nàn, lợi nhuận chủ yếu vẫn là từ hoạt động tín dụng Chưa tính đến cácrủi ro về thanh khoản, nhiều ngân hàng gọi là “ chạy ăn từng bữa “ khi khả năng huyđộng vốn không thế đáp ứng được với tốc độ tăng trưởng tín dụng (tăng trưởng tíndụng trung bình trong 3 năm gần đây đạt gần 30%)
Trang 23Trong bối cảnh hiện nay, các TCTD phải đối mặt với không ít những khókhăn, khi mà tình hình kinh tế thế giới diễn ra rất phức tạp, lạm phát tăng cao,khủng hoảng nợ công ở các nước Châu Âu, nguy cơ tái diễn suy thoái kinh tế thếgiới còn tiềm ẩn Trong nước, Chính Phủ và NHNN đang thực hiện chính sách tiền
tệ và tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, thúc đẩy sản xuất, khuyến khích xuấtkhẩu, giảm chế nhập siêu để kiềm chế lạm phát Thị trường vốn trong nước diễnbiến không ổn định, NHNN quy định trần lãi suất huy động không vượt quá14%/năm, đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20%, tiền gửi tại các ngânhàng liên tục giảm do khách hàng rút ra đề tìm cơ hội đầu tư khác Với một sốlượng khá lớn các TCTD, tập trung mạng lưới ở khu vực thành thị đã và đang tạo áplực cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD, gây áp lực lợi nhuận, qua đó tạo sức ép buộccác TCTD chấp nhận rủi ro cao, đe dọa an toàn hệ thống Tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệthống là 3,21 % nhưng các tổ chức nước ngoài đánh giá ít nhất là 10% Theo con số
mà NHNN đưa ra là khoảng 75 nghìn tỷ đồng, chưa kể đến số nợ của một số tậpđoàn lớn, nếu hạch toán đầy đủ thì con số này phải trên 100 nghìn tỷ đồng Tất cảnhững vấn đề đó đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệthống ngân hàng
Để ngăn ngừa tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt độngkinh doanh ngân hàng đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng, ngoài các biện pháp thanhtra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, đòi hỏi các NHTM phải
có những biện pháp hữu hiệu Mà biện pháp quan trọng nhất ở đây là phải thiết lập
và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hiệu quả Một hệthống kiểm soát nội bộ vững mạnh đi cùng là không thể thiếu đối với bất cứ mộtngân hàng nào Đặc biệt, trong lĩnh vực tín dụng, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu vàđem lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngành ngân hàng đồng nghĩa với đó là lĩnh vực cónguy cơ rủi ro cao Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại các lợi íchnhư: Giảm nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh; bảo vệ tài sản mấtmát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt…; đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán
và báo cáo tài chính; đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trìnhhoạt của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp; đảm bảo tổ chức hoạt
Trang 24động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra; bảo vệquyền lợi của nhà đầu tư và tạo dựng lòng tin đối với họ.
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) chính thức thành lập vào ngày2/01/1989, sau gần 23 năm hoạt động, Habubank đã mở rộng các lĩnh vực kinhdoanh, trở thành ngân hàng TMCP đa năng có truyền thống phát triển ổn định, antoàn và hiệu quả, hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh Đốivới Habubank, vấn đề an toàn trong hoạt động tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu.Trong bối cảnh :
-Tình hình kinh tế thế giới diễn ra rất phức tạp, lạm phát tăng cao, khủnghoảng nợ công ở các nước Châu Âu, nguy cơ tái diễn suy thoái kinh tế thế giới còntiềm ẩn
-Trong nước, Chính Phủ và NHNN đang thực hiện chính sách tiền tệ và tàikhóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm chế nhập siêu nhằm kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô Thị trường vốn trong nước diễn biến không ổn định, tiền gửitại các ngân hàng liên tục giảm do khách hàng rút ra đề tìm cơ hội đầu tư khác
-Tỷ lệ nợ xấu ở mức độ cao ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tín dụng củatoàn hệ thống ngân hàng
-Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Habubank luôn được tăng cường nhưng việcphòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các loại rủi ro chưa đạt hiệu quả cao Việc hoànthiện hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong những vấn đề cấp thiết đối với hệthống Habubank hiện nay
Trong bối cảnh đó, đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội” được lựa chọn nghiên cứu làm Luận văn thạc sĩ nhằm nghiên cứu một cách có
hệ thống về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng nói chung và tại Habubanknói riêng, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuấtmột số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phục vụ cho công tác quản trịrủi ro tín dụng trong ngân hàng
1.2 Tổng quan về các công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trang 25Nhận thức được vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong mối quan hệ vớikiểm soát rủi ro tín dụng, những năm gần đây đã có một số đề tài cấp đại học và cấpthạc sĩ nghiên cứu và phân tích về vấn đề này, cụ thể như sau:
1 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu Tác giả NguyễnĐặng Phước Thuận, năm 2006
2 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi
ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung Tác giả : Phùng Thị HồngNhung, năm 2008
3 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại chi nhánh ngân hàng Nhà nướcthành phố Hà Nội Tác giả Nguyễn Minh Ngọc, năm 2006
4 Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm soát rủi ro tín dụng tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, năm 2009
Đánh giá chung về các đề tài
-Những thành công của các đề tài
+Các đề tài nghiên cứu đã làm rõ các vấn đề về lí luận chung về vai trò của
hệ thống kiểm soát nội bộ, mối liên hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ với kiểm soátrủi ro tín dụng trong ngân hàng
+Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động kiểm soát rủi ro tíndụng ở từng ngân hàng nghiên cứu
+Đề xuất các giải pháp hữu ích và có hệ thống về môi trường kiểm soát, thủtục kiểm soát, chính sách tín dụng, KTNB hay hệ thống thông tin
-Những vấn đề cần bổ sung
Mỗi ngân hàng lại có những đặc điểm riêng, đồng thời ở mỗi thời kỳ khácnhau lại có những vấn đề mới về ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng do vậyvấn đề về xây dựng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phải được cập nhậtthường xuyên đáp ứng nhu cầu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Sự khác biệt trong đề tài đã lựa chọn cho luận văn này
-Luận văn đi sâu phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp xây dựng và
Trang 26hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong mối quan hệ với tăng cường kiểm soátrủi ro tín dụng tại Habubank dựa trên những ứng dụng của nguyên tắc Basel vềquản lý nợ xấu.
-Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho các khách hàng là doanhnghiệp mới thành lập
-Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của KTNB để hoạt động có hiệu quả và phù hợpvới thực tế hoạt động của Habubank
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ những biến động phức tạp của hệ thống tài chính thế giới nóichung, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng và tỷ lệ nợ xấu tronghoạt động tín dụng tăng cao chưa từng có hiện nay Để thấy rõ được vai trò của hệthống kiểm soát nội bộ trong mối quan hệ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng,luận văn này có các mục tiêu chủ yếu sau :
1 Làm sáng tỏ các vấn đề về lí luận về hệ thống kiểm soát nội bộ và vai tròcủa hệ thống kiểm soát nội bộ trong mối quan hệ với kiểm soát rủi ro tíndụng
2 Nêu bật được thực trạng về hoạt động của Hệ thống kiểm soát nội bộtrong mối quan hệ với kiểm soát rủi ro tín dụng tại Habubank
3 Đề xuất một số giải pháp xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ vữngmạnh để kiểm soát hiệu quả những rủi ro tín dụng trong tình hình mới vàđồng thời để phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế tại Habubank
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Để tập trung giải quyết mục tiêu nghiên cứu của luận văn, cần phải trả lời cáccâu hỏi sau :
1 Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động của các ngân hàngthương mại hiện nay ra sao ?
2 Mối liên hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi
ro tín dụng ?
3 Thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi rotín dụng tại Habubank ?
Trang 274 Làm thế nào để xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnhnhằm tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Habubank?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống kiểm soát nội bộ của trong mối quan hệvới tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Habubank
1.5.2.Phạm vi nghiên cứu
Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo những mục tiêu đã đưa ra, luận văntập trung xem xét, phân tích các rủi ro của hoạt động tín dụng mà chủ yếu là hoạtđộng cho vay tại Habubank
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phép biện chứng duy vật, luận văn kết hợp chặt chẽ các phương pháp :
- Điều tra thu thập thông tin : Dựa trên thực tế hoạt động của ngân hàng; cáctài liệu, quy trình tín dụng; báo cáo thường niên của Habubank hàng năm và đặcbiệt là qua hệ thống các bảng câu hỏi điều tra
-Phân tích, diễn giải, so sánh : Từ những thông tin tổng hợp được sẽ tiếnhành phân tích, đánh giá và so sánh, cuối cùng đưa ra các kết luận
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học : làm rõ những vấn đề mang tính lí luận vệ hệ thống kiểmsoát nội bộ trong mối quan hệ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng
Ý nghĩa thực tiễn : qua luận văn này, tác giả muốn đề xuất, đưa ra một sốgiải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường kiểm soát rủi rotín dụng tại Habubank, qua đó giúp các nhà quản lý có cách nhìn nhận đúng đắnhơn nữa về hệ thống kiểm soát nội bộ qua đó vận dụng vào quản lý rủi ro tín dụng.
1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Đề tài chia thành 4 chương :
-Chương 1 : Tổng quan về đề tài : Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với
tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội
-Chương 2 : Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng hàng thương mại
Trang 28-Chương 3: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội
-Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ với tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà
Hà Nội.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng với trình độ nhận thức còn hạn hẹp, thời giannghiên cứu chưa nhiều, thêm vào đó nguồn thông tin thu thập trong lĩnh vực ngânhàng còn mang tính bảo mật do đó Luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết,rất mong sự xem xét, đóng góp ý của các thầy, cô giáo để Luận văn được hoànchỉnh hơn
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo hướng dẫn: TS Mai Vinh đãtận tình hướng dẫn, chỉnh sửa các khiếm khuyết và truyền đạt những kiến thức quýbáu trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài Xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy côgiáo Trường đại học Kinh tế quốc dân và các đồng nghiệp tại Habubank đã đónggóp ý kiến, tạo điều kiện tốt nhất để Tác giả hoàn thành Luận văn này
Trang 29CHƯƠNG 2 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ VỚI TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.Hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý
2.1.1.Kiểm soát trong quản lý
2.1.1.1.Khái quát về hoạt động kiểm soát [3]
Có nhiều quan điểm và định nghĩa về kiểm soát Theo các tác giảSchoderber, Cosier và Aplin (1988) thì kiểm soát là hoạt động đánh giá và chỉnhsửa những sai lệch từ tiêu chuẩn Kiểm soát bao gồm các hoạt động: thiết lập cáctiêu chuẩn đánh giá, so sánh kết quả thực tế với các tiêu chuẩn, điều chỉnh Về bảnchất, kiểm soát là sự đo lường thực tế hoạt động so với tiêu tiêu chuẩn đã xác lập từ
đó mà điều chỉnh lại các mục tiêu ban đầu cho phù hợp với thực tế hoạt động
Theo từ điển Tiếng Việt năm 1996, kiểm soát là sự xem xét để phát hiện vàngăn chặn những gì trái với quy định
Theo Giáo trình Kiểm soát quản lý –TS Nguyễn Thị Phương Hoa-Nhà xuấtbản Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2009, định nghĩa kiểm soát là quá trình đolường đánh giá và tác động lên đối tượng kiểm soát nhằm bảo đảm mục tiêu, kếhoạch của tổ chức được thực hiện một cách có hiệu quả
Việc phân loại hoạt động kiểm soát nhằm tạo điều kiện cho các nhà quản lýlựa chọn hình thức kiểm soát phù hợp với yêu cầu mục tiêu của tổ chức đó, do đó cómột số cách phân loại hoạt động kiểm soát theo các tiêu chí sau :
Theo mục tiêu, kiểm soát gồm có kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát hiện
và kiểm soát điều chỉnh
Kiểm soát ngăn ngừa là hoạt động đặt trọng tâm vào việc quản lý nhân sự,xây dựng quy trình, quy phạm thực hiện các hoạt động tác nghiệp
Kiểm soát phát hiện tập trung vào việc phát hiện các gian lận, sai sót, rủi rotrong quá trình tác nghiệp một cách nhanh chóng giúp nhà quản lý có những quyếtđịnh xử lý kịp thời, hạn chế được đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra
Kiểm soát điều chỉnh hướng tới việc cung cấp những thông tin cần thiết choviệc ra quyết định điều chỉnh các sai sót được phát hiện
Trang 30Theo phạm vi, kiểm soát gồm kiểm soát nội bộ và kiểm soát bên ngoài
Kiểm soát nội bộ là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngănchặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạtđược sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập trong tổ chức
Kiểm soát bên ngoài là sự kiểm soát từ cấp trên hoặc từ các tổ chức khácnhau có liên quan
Theo đối tượng cụ thể, kiểm soát gồm kiểm soát rủi ro, kiểm soát thu( chi), kiểm chất lượng.
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các công cụ chính sách, biện pháp kỹ thuậtnghiệp vụ…để ngăn ngừa và giảm thiểu những tác động không mong muốn gâythiệt hại cho tổ chức
Kiểm soát thu (chi ) là hoạt động nhằm soát xét lại những quy định, thủ tục,quy trình liên quan đến hoạt động thu chi trong đơn vị
Kiểm soát chất lượng là các hoạt động nhằm đảm bảo duy trì, nâng cao chấtlượng sản phẩm dịch vụ
Theo nội dung kiểm soát, thì có kiểm soát tổ chức và kiểm soát kế toán
Kiểm soát tổ chức được thiết lập nhằm đảm bảo sự tuân thủ, hiệu quả, hiệulực đối với các chính sách, các kế hoạch, chương trình hành động và các quy địnhcủa pháp luật hiện hành để đạt được mục tiêu của tổ chức trong điều kiện nguồn lực
có hạn Kiểm soát tổ chức chủ yếu hướng vào các hoạt động về cơ cấu tổ chức nhân
sự bộ máy, chất lượng, công nghệ, nghiên cứu triển khai
Kiểm soát kế toán được thiết lập nhằm tập trung vào kiểm tra các thông tincung cấp cho việc ra các quyết định Kiểm soát kế toán bao gồm các kế hoạch tổchức, trình tự, hồ sơ cần thiết cho việc bảo vệ tài sản; đảm bảo độ tin cậy, xác thực,toàn vẹn của các thông tin tài chính, thông tin nghiệp vụ Kiểm soát kế toán chỉquan tâm đến thực trạng hoạt động tài chính của đơn vị được phản ánh trên tài liệu,chứng từ kế toán
Theo thời điểm hoạt động kiểm soát và thời điểm hoạt động của đối tượng kiểm soát, kiểm soát gồm có kiểm soát trước ( kiểm soát phòng chặn), kiểm soát trong ( kiểm soát đồng thời), kiểm soát phản hồi ( kiểm soát sau)
Trang 31Kiểm soát trước ( kiểm soát phòng chặn) là loại hình kiểm soát diễn ra trướckhi đối tượng kiểm soát thực hiện hành động, với mục tiêu ngăn ngừa những saiphạm dự kiến, là biện pháp kiểm soát hướng tới tương lai và được mong muốn nhất.
Kiểm soát trong ( kiểm soát đồng thời) là kiểm soát được thực hiện trong khihành động đang diễn ra Kiểm soát trong nhằm thu thập và đánh giá các thông tin từ
đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời
Kiểm soát sau (kiểm soát phản hồi) thực hiện sau khi hành động đã kết thúc.Kiểm soát phản hồi sẽ đánh giá xem kết quả của hành động có phù hợp với mục tiêu
đã đề ra hay không, nếu không phù với thì sẽ tiến hành điều chỉnh Hành động điềuchỉnh thì tác động đến diễn biến của công việc mới và không làm thay đổi kết quả
đã có Kiểm soát sau chủ yếu nhằm mục tiêu xác định rõ thực trạng và rút ra kinhnghiệm, bài học để nâng cao hiệu quả của hoạt động trong tương lai
2.1.1.2.Hoạt động kiểm soát trong quản lý
Quản lý tổ chức là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra nguồnlực và hoạt động của tổ chức nằm đạt được mục đích của tổ chức với kết quả vàhiệu quả vao trong điều kiện môi trường luôn biến động Quá trình quản lý có thểchia thành bốn giai đoạn chủ (hình 2.1)
-Giai đoạn lập kế hoạch là giai đoạn xác định mục tiêu và các phương thức
để thực hiện mục tiêu đó, lựa chọn phương án tối ưu, xây dựng kế hoạch và cụ thểhoá thành các chương trình hành động Các thông tin phục vụ cho quá trình lập kếhoạch cần được kiểm tra-kiểm soát trước khi đưa vào các quyết định cụ thể
-Giai đoạn tổ chức là quá trình quản lý bao gồm việc phân bổ, sắp xếp cácnguồn lực con người và gắn liền với con người là các nguồn lực khác nhau nhằmthực hiện thành công kế hoạch của tổ chức
-Giai đoạn lãnh đạo là việc định ra các chủ trương, mục đích, đường lối tínhchất và nguyên tắc hoạt động cơ bản của hệ thống trong môi trường nhất định.Trong 2 giai đoạn tổ chức và lãnh đạo, cũng đồng thời diễn ra các hoạt động kiểmtra-kiểm soát quá trình thực hiện và đánh giá kết quả của các quá trình ,từ đó điềuchỉnh các mục tiêu trên quan điểm tối ưu hoá kết quả hoạt động
Trang 32Hình 2.1.Lôgic của quá trình quản lý
( Nguồn: Giáo trình Quản trị học-TS.Đoàn Thị Thu Hà,TS.Nguyễn Thị Ngọc
Huyền-Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội 2006 -Trang 10 )
-Kiểm tra là quá trình xem xét các hoạt động với mục đích làm cho kết quảđạt được của các hoạt động tốt hơn đồng thời giúp phát hiện ra những sai lệch để cónhững điều chỉnh kịp thời và đúng hướng
Như vậy, kiểm tra- kiểm soát không phải là một pha hay một giai đoạn củaquá trình quản lý mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý.Khi tham gia vào quá trình quản lý, kiểm tra-kiểm soát thường tuân theo 3 quá trìnhsau : Thứ nhất, lựa chọn các tiêu chuẩn, xác định các loại mục tiêu và mức độ cầnđạt Thứ hai, so sánh kết quả đạt được với các tiêu chuẩn đã đề ra Thứ ba, điềuchỉnh tức là huy động mọi nguồn lực để làm cho kết quả đạt được như muc tiêu banđầu hoặc xem xét điều chỉnh lại mục tiêu ban đầu cho phù hợp với thực tế
Mối quan hệ giữa kiểm tra và kiểm soát
-Kiểm tra có mối quan hệ chặt chẽ với kiểm soát, trong kiểm soát bao gồm
cả chức năng kiểm tra
-Kiểm tra và kiểm soát chỉ khách nhau ở mục đích, tính chất và phạm vi củahai hoạt động này
-Kiểm tra thường gắn với từng cấp quản lý và thường được tiến hành định kỳ
Lập kế họạch
Lãnh đạo
Tổ chứcKiểm tra
-Mục tiêu đúng -Hiệu quả cao
Trang 33-Kiểm soát có tính độc lập hơn kiểm tra, không nhất thiết mang tính thứ bậctrong quản lý, được tiến hành thường xuyên và mang tính tự kiểm soát.
Chức năng kiểm tra phụ thuộc vào việc phân cấp quản lý, loại hình hoạtđộng và hình thức sở hữu của tổ chức :
Về phân cấp quản lý : Trong hoạt động quản lý thường phân thành cấp quản
lý vĩ mô (cấp nhà nước) và cấp quản lý vi mô (cấp cơ sở) Cấp quản lý vĩ mô, Nhànước thực hiện chức năng kiểm tra thông qua hình thức kiểm tra trực tiếp và kiểmtra gián tiếp Kiểm tra trực tiếp (thông thường Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu),Nhà nước thực hiện kiểm tra chương trình, kế hoạch, mục tiêu, nguồn lực, quá trìnhthực hiện các mục tiêu, tính trung thực của thông tin và tính pháp lý trong việc thựchiện các nghiệp vụ Nhà nước có thể thực hiện kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặcđột xuất Với hình thức kiểm tra trực tiếp, thường có ngay kết luận kiểm tra, làm rõcác vụ việc thậm chí có ngay quyết định để điều chỉnh, xử lý gắn với kết luận kiểmtra được gọi là thanh tra Đối với kiểm tra gián tiếp, nhà nước có thể sử dụng kếtquả kiểm tra của các tổ chức kiểm tra độc lập, chuyên gia (trong lĩnh vực liênquan )bên ngoài như thanh tra, cơ quan thuế để thực hiện điều tiết vi mô nền kinh
tế thông qua các chính sách quản lý của mình Ở cấp quản lý vi mô, các đơn vị vừa
là khách thể của kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan cấp trên nhưng cũng đồng thờivừa tự tiến hành kiểm tra - kiểm soát để phục vụ cho mục đích quản trị nội bộ trong
tổ chức
Về loại hình hoạt động : Có thể chia thành hai loại hình hoạt động cơ bản:
hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận và hoạt động sự nghiệp phi lợi nhuận Với hoạtđộng kinh doanh, lợi nhuận được xem như là mục tiêu và là thước đo chất lượnghoạt động sản xuất kinh doanh, do đó kiểm tra hướng tới hiệu quả của việc sử dụngcác nguồn lực : vốn, tài nguyên Với hoạt động sự nghiệp, mục đích nhằm phục vụnhu cầu lợi ích chung thiết yếu của xã hội, của cộng đồng dân cư và nhà nước cótrách nhiệm đảm bảo những dịch vụ này cho xã hội, quản lý trên cơ sở tiết kiệmnguồn kinh phí cho việc thực hiện các dịch vụ đó Do vậy, kiểm tra xem xét đếnhiệu năng của quản lý
Trang 34Về hình thức sở hữu doanh nghiệp: Gồm hai hình thức chủ yếu là sở hữu
Nhà nước ( các doanh nghiệp quốc doanh ) và sở hữu tư nhân ( các doanh nghiệpngoài quốc doanh ) Với các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước trở thành kháchthể bắt buộc của cơ quan kiểm toán Nhà nước, còn với các doanh nghiệp thuộc sởhữu tư nhân là khách thể của các tổ chức kiểm toán độc lập
Qua trình bày trên, có thể đi đến những kết luận chủ yếu sau: Thứ nhất, Kiểm
tra - kiểm soát gắn với mọi hoạt động của quá trình quản lý, ở đâu có quản lý thì ở
đó có kiểm tra –kiểm soát Thứ hai, cơ chế chính trị kinh tế, các điều kiện xã hội cụ
thể quyết định cơ chế quản lý và cùng với nó là hoạt động kiểm tra Hoạt động kiểm
tra–kiểm soát sẽ thay đổi khi các điều kiện tiền đề trên thay đổi Thứ ba, kiểm
tra-kiểm soát nảy sinh từ nhu cầu của hoạt động quản lý, khi nhu cầu quản lý chưa caothì hoạt động kiểm tra-kiểm soát được thực hiện đồng thời với các chức năng khác,khi nhu cầu quả lý cao thì hoạt động này cần được tách thành một bộ phận độc lập
trong bộ máy tổ chức Thứ tư, Kiểm tra - kiểm soát cần hiểu theo quan hệ động, đó
là: kiểm tra – thanh tra có thể là hoạt động độc lập của cấp trên (vĩ mô) với cấp dưới(vi mô) song lại trở thành một bộ phận trong kiểm soát của cấp trên
2.1.2.Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ [9]
2.1.2.1.Khái niệm và mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Quá trình kiểm soát là thực sự cần thiết cho tất cả các lĩnh vực hoạt động củacon người bên trong tổ chức cũng như toàn bộ xã hội Kiểm tra- kiểm soát không phải
là một giai đoạn của quá trình quản lý, mà nó tồn trong tất cả các giai đoạn của quátrình quản lý và được thực hiện bởi một hệ thống kiểm soát nội bộ trong tổ chức
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400-Đánh giá rủi ro và kiểm toánnội bộ thì hệ thống kiểm soát nội bộ : “ là các quy định và các thủ tục kiểm soát dođơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho các đơn vị tuân thủpháp luật và các quy định, để kiểm tra kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận,sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng
có hiệu quả tài sản của đơn vị Hệ thống kiểm soát nội bộ gồm môi trường kiểmsoát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát “
Đối với tổ chức tín dụng, hệ thống kiểm soát nội bộ theo quyết định số
Trang 3536/2006/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhànước được định nghĩa như sau :
"Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ" : Là tập hợp các cơ chế, chính sách, quytrình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng được thiết lập trên cơ sởphù hợp với quy định pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảophòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro và đạt được các mục tiêu mà tổ chứctín dụng đã đặt ra”
Như vậy, kiểm soát nội bộ là một chức năng thường xuyên của các đơn vị, tổchức và trên cơ sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ranhững biện pháp ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt racủa đơn vị
Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế thì, hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thốngchính sách và thủ tục nhằm bốn mục tiêu sau cơ bản sau :
-Bảo vệ tài sản của đơn vị : Tài sản của doanh nghiệp nói chung gồm 2 loại
chính, là tài sản hữu hình và tài sản vô hình Chúng có thể gặp rủi ro trong quátrình quản lý và sử dụng như : bị đánh cắp, bị lợi dụng vào mục đích khác… làmthiệt hại cho doanh nghiệp Riêng đối với các NHTM, ngoài tài sản của ngân hàngcòn có tài sản của khách hàng như : tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, các loạigiấy tờ có giá, tài sản đảm bảo, tài sản cầm cố thế chấp tại ngân hàng Tài sản củangân hàng nhưng nằm ở bên ngoài ngân hàng như khoản tiền cho khách hàng vay,các dự án đầu tư…Các tài sản vô hình khác như : thông tin bảo mật của khách hàng,
hệ thống thông tin công nghệ Ngoài ra, còn là thương hiệu là sự tin cậy của kháchhàng đối với ngân hàng
-Đảm bảo độ tin cậy của thông tin: Hoạt động của tổ chức là liên tục, hàng
ngày, hàng giờ có rất nhiều luồng thông tin vào và ra Nhà quản lý cần có nhữngthông tin phục vụ cho việc ra quyết định Vì vậy, các thông tin cung cấp phải đảmbảo tính kịp thời về thời gian, tin cậy chính xác về thực trạng hoạt động, đầy đủ vàphản ánh khách quan về nội dung kinh tế tài chính Đối với ngân hàng, ngoài nhữngthông tin kinh tế tài chính do bộ máy kế toán cung cấp thì các thông tin phi tài chính
Trang 36về khách hàng là rất quan trọng do đó nó cần phải được xác minh, thẩm định chínhxác trước khi đưa ra làm cơ sở cho các quyết định của ban lãnh đạo.
-Đảm bảo việc thực hiện chế độ pháp lý, tuân thủ pháp luật và các quy trình quy định về kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ cần được thiết kế sao cho các quyết định và chế
độ pháp lý liên quan đến hoạt động của đơn vị phải được tuân thủ đúng mức Trong
hệ thống NHTM, hệ thống kiểm soát nội bộ cần :
+Duy trì và tuân thủ các chế độ chính sách trong hoạt động ngân hàng : luậtcác tổ chức tín dụng, quy chế cho vay; quy định về quản lý tín dụng, nguồn vốn,ngoại hối…của Nhà nước, ngân hàng nhà nước và bản thân từng NHTM
+Ngăn chặn, phát hiện kịp thời và xử lý những sai phạm, gian lận trong mọihoạt động của ngân hàng Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinhdoanh tiền tệ, yêu cầu hoạt động của từng nhân viên, từng bộ phận phải tuyệt đốituân thủ các quy trình nghiệp vụ : kho quỹ, chuyển tiền, thanh toán, thẩm định… đã
đề ra nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản của bản thân ngân hàng và khách hàng
+ Đảm bảo việc ghi chép sổ sách kế toán đầy đủ, chính xác cũng như việclập báo cáo tài chính một cách trung thực và khách quan
-Đảm bảo hiệu quả hoạt động và năng lực của quản lý
Các quá trình kiểm soát trong một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn chặn sựlặp lại không cần thiết, sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả cácnguồn lực trong doanh nghiệp Ngoài ra, các nhà quản lý thường đánh giá kết quảhoạt động của doanh nghiệp được thực hiện bởi cơ chế giám sát của hệ thống kiểmsoát nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng quản lý, điều hành của bộ máyquản lý doanh nghiệp
Mặc dù cùng trong một thể thống nhất song bốn mục tiêu nêu trên đôi khi cũngmâu thuẫn với nhau như : giữa tính hiệu quả của hoạt động với mục đích bảo vệ tàisản, sổ sách hoặc cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy Do đó nhiệm vụ của nhàquản lý là thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu kết hợp hài hòa bốn mụctiêu trên Tuy vậy, mỗi hệ thống kiểm soát nội bộ dù được thiết kế hoàn hảo đến đâucũng không thể ngăn ngừa hay phát hiện tất cả các sai phạm có thể xảy ra, đó là hạn
Trang 37chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 400
“Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, những hạn chế đó được xác định như sau:
+Ban Giám đốc thường yêu cầu chi phí cho hệ thống kiểm soát nội bộ khôngvượt quá những lợi ích mà hệ thống đó mang lại
+Phần lớn công tác kiểm tra nội bộ thường tác động đến những nghiệp vụ lặp
đi lặp lại mà không tác động đến những nghiệp vụ bất thường
+Không loại trừ được rủi ro, sai sót của con người, xuất phát từ sự thiếu chủ ý,đãng trí, sai sót về xét đoán hoặc do không hiểu rõ về chỉ thị yêu cầu công việc.+Khả năng vượt tầm kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ do có sự thôngđồng của một người trong ban giám đốc hay một nhân viên với những người khác ởtrong hay ngoài đơn vị
+Khả năng của những người chịu trách nhiệm thực hiện kiểm soát nội bộ lạmdụng đặc quyền của mình
+Do có sự biến động tình hình, các thủ tục kiểm soát bị lạc hậu hoặc bị viphạm
2.1.2.2.Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ
Có 4 yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ : Môi trườngkiểm soát, hệ thống thông tin, thủ tục kiểm soát, kiểm toán nội bộ
Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát là toàn bộ các yếu tố có tính chất môi trường bên tronghoặc bên ngoài đơn vị tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của hệthống kiểm soát nội bộ trong đơn vị Một môi trường kiểm soát tốt sẽ là nền tảngquan trọng cho sự hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ Các nhân tốtrong môi trường kiểm soát bao gồm:
Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý cấp cao
Triết lý quản lý được thể hiện ở nhận thức và quan điểm của nhà quản lý cấpcao Phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính, thái độ và tư cách của các nhàlãnh đạo khi điều hành hoạt động của tổ chức Ví dụ như có những nhà quản lý sẵnsàng chấp nhận kinh doanh với mức rủi ro cao để đạt được lợi nhuận cao như mongmuốn Ngược lại, một số nhà quản lý quá thận trọng trong kinh doanh nên họ đã bỏ
Trang 38mất nhiều “cơ hội”
Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý còn được thể hiện ở quyềnlực lãnh đạo Nếu quyền lực lãnh đạo chỉ tập trung vào một cá nhân thì phải chú ýđến phẩm chất và năng lực của người đó Nếu quyền lực đó lại phân tán trong tổchức thì cần quan tâm đến việc phân quyền và cách thức sử dụng quyền lực
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là tổng thể các bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau,được chuyên môn hóa, có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định,được bố trí theo những cấp, khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổchức và tiến tới mục tiêu đã xác định Cơ cấu tổ chức thể hiện cách thức phân côngđiều phối những họat động trong cấu trúc của tổ chức ở từng bộ phận, phân hệ, vị trícông tác để đạt được mục tiêu xác định của tổ chức đồng thời phản ánh môi tươngquan về quyền lực trong tổ chức Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức xác định những nhiệm
vụ, quyền hạn và mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận trong tổ chức Một cơ cấu
tổ chức mạnh sẽ là điều kiện quan trọng giúp cho việc ngăn ngừa và phát hiện cácsai phạm trọng yếu trong quá trình hoạt động của tổ chức
Chính sách nhân sự
Con người là yếu tố quan trọng nhất cho sự tồn tại của tổ chức nói chung và
hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị nói riêng Khi thiếu yếu tố này, các thủ tụckiểm soát dù được thiết kế chặt chẽ đến đâu cũng không thể thực hiện được Dovậy, chính sách nhân sự cụ thể và rõ ràng về tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, đề bạt,khen thưởng, kỷ luật Việc bố trí và đề bạt nhân sự phải phù hợp với năng lựcchuyên môn và phẩm chất đạo đức, đồng thời phải mang tính kế tục và liên tiếp.Việc thực hiện những chính sách nguồn nhân lực tốt sẽ tạo cho đơn vị có một môitrường thuận lợi và phát huy được hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
Công tác kế hoạch
Khi thực hiện bất kỳ một công việc nào cũng cần xây dựng trước kế hoạchnhất định Các kế hoạch vừa định hướng cho mọi hoạt động để thực hiện, vừa làcông cụ để kiểm soát quá trình thực hiện đó Do vậy, nhà quản lý cần phải xây dựngmột hệ thống kế hoạch phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Khi
Trang 39xây dựng kế hoạch cũng cần linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hoạt độngcủa đơn vị.
Uỷ ban kiểm soát
Uỷ ban kiểm soát bao gồm các thành viên trong và ngoài HĐQT nhưngkhông tham gia vào việc điều hành hoạt động của đơn vị Uỷ ban này có vai tròquan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị, thông qua việc giám sát sựtuân thủ các quy định của pháp luật, giám sát việc lập các Báo cáo tài chính, Kiểmtra và giám sát công việc của kiểm soát viên nội bộ…Vì vai trò quan trọng như vậynên nên hiệu quả hoạt động của Uỷ ban kiểm soát ảnh hưởng rất lớn đến môi trườngkiểm soát
Môi trường bên ngoài
Bao gồm các nhân tố: môi trường pháp lý, đường lối phát triển của đất nước
sự kiểm soát của các cơ quan chức năng nhà nước…Các nhân tố này ngoài tầmkiểm soát nhưng ảnh hưởng rất lớn đến thái đội và phong cách điều hành của cácnhà quản lý
Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán của đơn vị bao gồm hệ thốngcác chứng từ kế toán, hệ thống sổ sách kế toán và hệ thống bảng tổng hợp, bảng cânđối kế toán Trong đó, quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quantrọng trong công tác kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Mục đích của hệ thống hệthống kế toán là nhận biết, thu thập, phân loại, ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát sinh, thỏa mãn chức năng thông tin và kiểm tra của hoạt động kếtoán Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải đảm bảo các mục tiêu kiểm soát như:
- Tính có thực: của những nghiệp vụ kinh tế tài chính
- Sự phê chuẩn: đảm bảo mọi nghiệp vụ xảy ra phải có sự phê chuẩn hợp lý
- Tính đầy đủ: đảm bảo việc phản ánh trọn vẹn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Sự đánh giá: đảm bảo không có sai phạm trong việc tính giá và phí
- Sự phân loại: bảo đảm các nghiệp vụ được ghi chép đúng theo sơ đồ tàikhoản và ghi nhận đúng đắn các loại sổ sách kê toán
Trang 40- Tính đúng kỳ: bảo đảm các nghiệp vụ ghi sổ phát sinh được thực hiện kịpthời theo qui định.
- Quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác: số liệu kế toán được ghi vào sổphải được cộng và chuyển sổ đúng đắn, tổng hợp chính xác trên báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp
Thủ tục kiểm soát
Thủ tục kiểm soát là những cách thức và trình tự cụ thể để duy trì hành vikiểm soát một cách thường xuyên trong tổ chức Việc xây dựng thủ tục kiểm soátphải dựa trên ba nguyên tắc cơ bản sau :
Một là, Nguyên tắc phân công, phân nhiệm:
Nguyên tắc này không cho phép một thành viên nào được giải quyết mọi mặtcủa nghiệp vụ từ khi hình thành cho đến khi kết thúc Nguyên tắc này thể hiệnnhiệm vụ và trách nhiệm cần được phân chia cụ thể cho nhiều người trong một bộphận hay nhiều bộ phận khác nhau trong tổ chức Mục đích việc phân công, phânnhiệm rõ ràng là giúp nhân viên kiểm soát lẫn nhau, nếu có sai sót xảy ra sẽ đượcphát hiện nhanh chóng, đồng thời giảm đi cơ hội cho bất kỳ thành viên nào trongquá trình thực hiện nhiệm vụ có thể gây ra và che giấu sai phạm Nguyên tắc nàycòn có tác dụng tạo ra sự chuyên môn hoá và giúp cho việc kiểm tra, thúc đẩy lẫnnhau trong công việc
Hai là, Nguyên tắc bất kiêm nhiệm
Theo nguyên tắc này, người phê chuẩn và người thực hiện không bao giờ làmột Nguyên tắc này đòi hỏi sự tách biệt về trách nhiệm đối với một số công việcnhư : trách nhiệm phê duyệt với trách nhiệm ghi chép sổ sách, trách nhiệm thựchiện nghiệp vụ với trách nhiệm ghi sổ kế toán…
Ba là, Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn
Trong hoạt động của tổ chức, để quá trình nghiệp vụ được tiến hành mộtcách có hiệu quả phải có chính sách uỷ quyền và phê chuẩn rõ ràng Uỷ quyềnchính là việc cấp trên giao cho cấp dưới một số quyền hạn nhất định khi tiến hànhcông việc hàng ngày để tạo nên sự phân chia trách nhiệm, quyền hạn, tránh sự tậptrung quyền lực dẫn đến độc quyền Bên cạnh việc ủy quyền, để tuân thủ tốt các