1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán cho vay với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MỘT THÀNH VIÊN Công nghiệp Tàu thủy

10 253 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 78,5 KB

Nội dung

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì ngành tài chính NH ngày càng khẳng định chức năng làm trung tâm tiền tệ tín dụng và thanh toán. Thực tế cho thấy, NH đang trở thành một ngành mũi nhọn, có tác động trực tiếp và to lớn đối với cả nền kinh tế. Nhờ có NH, mà nguồn vốn trong xã hội được vận động liên tục, luân chuyển từ nguồn cung đến cho nguồn cầu. Vì vậy, muốn có nền kinh tế phát triển thì cần có một hệ thống NH vững mạnh. NH nói chung, các công ty tài chính nói riêng trở thành một đơn vị không thể thiếu đối với các tập đoàn kinh tế. Công ty tài chính với vai trò là trung gian tài chính, giúp cho nguồn vốn của tập đoàn kinh tế được sử dụng một các hiệu quả nhất. Để đánh giá một công ty Tài chính có hoạt động tốt chủ yếu cần xem xét chất lượng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro. Muốn thực hiện tốt nghiệp vụ tín dụng phải giải quyết được một loạt các vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ “kế toán cho vay” nhằm phục vụ cho việc hạch toán quá trình cho vay, theo dõi thu nợ và lãi để đảm bảo an toàn tài sản cho NH và cho KH. Nghiệp vụ “kế toán cho vay” được hoàn thiện sẽ góp phần kiểm soát rủi ro cho hoạt động tín dụng Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của nghiệp vụ kế toán cho vay cùng với những kiến thức đã được học, Tôi xin chọn Đề tài “Hoàn thiện kế toán cho vay với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MỘT THÀNH VIÊN Công nghiệp Tàu thủy” làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sĩ.

i TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì ngành tài chính NH ngày càng khẳng định chức năng làm trung tâm tiền tệ tín dụngthanh toán. Thực tế cho thấy, NH đang trở thành một ngành mũi nhọn, có tác động trực tiếp và to lớn đối với cả nền kinh tế. Nhờ có NH, mà nguồn vốn trong xã hội được vận động liên tục, luân chuyển từ nguồn cung đến cho nguồn cầu. Vì vậy, muốn có nền kinh tế phát triển thì cần có một hệ thống NH vững mạnh. NH nói chung, các công ty tài chính nói riêng trở thành một đơn vị không thể thiếu đối với các tập đoàn kinh tế. Công ty tài chính với vai trò là trung gian tài chính, giúp cho nguồn vốn của tập đoàn kinh tế được sử dụng một các hiệu quả nhất. Để đánh giá một công ty Tài chính có hoạt động tốt chủ yếu cần xem xét chất lượng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro. Muốn thực hiện tốt nghiệp vụ tín dụng phải giải quyết được một loạt các vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ “kế toán cho vay” nhằm phục vụ cho việc hạch toán quá trình cho vay, theo dõi thu nợ và lãi để đảm bảo an toàn tài sản cho NH và cho KH. Nghiệp vụ “kế toán cho vay” được hoàn thiện sẽ góp phần kiểm soát rủi ro cho hoạt động tín dụng Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của nghiệp vụ kế toán cho vay cùng với những kiến thức đã được học, Tôi xin chọn Đề tài “Hoàn thiện kế toán cho vay với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MỘT THÀNH VIÊN Công nghiệp Tàu thủy” làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sĩ. 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Liên quan đến đề tài đã có các công trình nghiên cứu về vấn đề riêng biệt “kế toán cho vay” và “kiểm soát rủi ro”. Mỗi vấn đề tác giả kể ra tên một số đề tài Luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu. Bên cạnh các đề tài nghiên cứu về từng vấn đề riêng biệt, cũng có những đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa vấn đề “hệ thống kiểm soát nội bộ” và “rủi ro tín dụng”. Tuy nhiên, chưa có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu mối quan hệ giữa “kế toán cho vay” và “rủi ro tín dụng”. Do vậy, tác giả sẽ đưa ra nhìn ii nhận về “hoàn thiện kế toán cho vay” giúp “tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng” tại công ty tài chính phi NH là Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về kế toánkế toán cho vay trong các TCTD. Phân tích, đánh giá khách quan và toàn diện thực trạng việc thực hiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy. Trên cơ sở đó, phân tích mối quan hệ giữa nghiệp vụ kế toán cho vay với việc kiểm soát rủi ro tín dụng. Dựa trên việc bám sát chế độ kế toán cho vay đối với các TCTD do NHNN ban hành, Tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay làm cho nghiệp vụ kế toán cho vay trở thành một công cụ đắc lực cho việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy. 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Hệ thống lý luận kế toán cho vay trong các TCTD và áp dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy là gì? Thực trạng kế toán cho vay và mối liên hệ của nghiệp vụ kế toán cho vay với việc kiểm soát rủi ro tín dụng tài Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy như thế nào? Xây dựng các giải pháp để hoàn thiện kế toán cho vay nhằm làm cho nghiệp vụ kế toán cho vay trở thành một công cụ đắc lực cho việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy. 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu là kế toán cho vay với việc kiểm soát rủi ro tín dụng từ năm 2008 đến năm 2010 tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy. Năm 2008 là thời điểm mà hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy có sự phát triển mạnh mẽ về cả loại hình lẫn quy mô. Trong điều kiện phát triển như vậy thì hoạt động tín dụng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Luận văn nghiên cứu kế toán cho vay với việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong giai đoạn năm 2008 đến 2010 đạt tính chuyên sâu của nội dung và tính kịp thời của vấn đề nghiên cứu. 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU iii Cách thức tiếp cận giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra: Luận văn căn cứ vào chế độ kế toán cho vay đối với TCTD do NHNN ban hành để phân tích thực trạng kế toán cho vay với việc kiểm soát rủi ro tín dụng, áp dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng trong việc thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu sẵn có. Phương pháp định lượng được áp dụng trong mô hình nghiên cứu nhằm lượng hóa các biến “kế toán cho vay” và “kiểm soát rủi ro tín dụng” với các thước đo như: tính tuân thủ theo luật áp dụng đối với công tác kế toán tại các TCTD, các chuẩn mực kế toán và các quy định về mức rủi ro cho phép được NH Nhà nước ban hành. Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ: Các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của VFC từ năm 2007 đến 2009, các báo cáo thống từ 2007 đến 2009, các báo cáo thường niên của VFC từ 2004 đến 2009 và các báo cáo gửi Tập đoàn và thông tin nội bộ tại Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Kế hoạch, Phòng Nhân sự… của Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy. Các công cụ phân tích: Phương pháp phân tích thống mô tả căn cứ trên các bảng biểu, số liệu từ nguồn dữ liệu thứ cấp và phân tích tương quan nhằm lượng hóa mối quan hệ giữa biến “kế toán cho vay” và biến “kiểm soát rủi ro tín dụng”. Việc áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trên, cho kết quả nghiên cứu ràng và logic. 1.7. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Trên phương diện lý luận: Tác giả Luận văn trình bày cơ sở lý luận về nghiệp vụ kế toán cho vay với việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Trên phương diện thực tiễn: Tác giả Luận văn luận giải nghiệp vụ kế toán cho vay tác động đến việc kiểm soát rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán cho vay nhằm biến kế toán cho vay thành công cụ đắc lực và hiệu quả cho công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy. 1.8. BỐ CỤC LUẬN VĂN Luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Giới thiệu Đề tài nghiên cứu; iv Chương 2: Lý luận cơ bản về kế toán cho vay trong TCTD với việc kiểm soát rủi ro tín dụng; Chương 3: Thực trạng kế toán cho vay với việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy; Chương 4: Giải pháp hoàn thiện kế toán cho vay với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy; CHƯƠNG 2:LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHO VAY VỚI VIỆC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÔNG TY TÀI CHÍNH 2.1. NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA RỦI RO TÍN DỤNG 2.1.1. Bản chất và vai trò hoạt động tín dụng Tín dụngmột giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (NH và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế. Nhờ có hoạt động tín dụng mà nhu cầu vốn được đáp ứng, giúp duy trì tái sản xuất xã hội. Hoạt động tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa. Bên cạch đó hoạt động tín dụngcông cụ tăng sức mạnh cho nền kinh tế. 2.1.2. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng (credit risk), là khả năng KH nhận khoản vốn vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với NH, gây tổn thất cho NH. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nhưng tổng quát lại có 3 nguyên nhân chủ yếu, đó là: Nguyên nhân từ khách quan môi trường kinh doanh, nguyên nhân từ chủ quan TCTD và nguyên nhân chủ quan từ người vay. Rủi ro tín dụng nếu không được kiểm soát sẽ gây ra hậu quả thiệt hại rất lớn. Nhẹ nhất là TCTD bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi TCTD không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến NH bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục v được, TCTD sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống các TCTD nói riêng. Chínhvậy đòi hỏi các nhà quản trị TCTD phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay. 2.2. NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN CHO VAY VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÔNG TY TÀI CHÍNH 2.2.1. Đặc điểm cơ bản của kế toán cho vay trong Công ty Tài chính Công ty Tài chính đặc thù là một TCTD phi ngân hàng tập trung vào các gói bán buôn. Do vậy công tác kế toán cho vay tại công ty Tài chính cũng có những đặc trưng riêng. Đặc trưng này thể hiện từ vai trò của kế toán cho vay cho đến các chứng từ, tài khoản và các báo cáo tín dụng sử dụng trong kế toán cho vay. Ở công ty Tài chính thì chỉ có một số phương thức cho vay đặc thù. Do đó, kế toán cho vay tại đơn vị này cũng được nghiên cứu với một số phương thức cho vay chủ yếu: kế toán phương thức cho vay từng lần và kế toán phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. 2.2.2. Kế toán cho vay với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng Kế toán cho vay giúp tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng được thể hiện trong từng giai đoạn: Kế toán giai đoạn giải ngân, kế toán giai đoạn thu nợ, kế toán thu lãi, kế toán giai đoạn gia hạn nợ, kế toán giai đoạn chuyển nhóm nợ, kế toán trích lập dự phòng,. Trong mỗi giai đoạn này, từ khâu kiểm soát chứng từ đến hạch toán được phân tích để thấy được vai trò trong tăng cường kiểm soát tín dụng của kế toán cho vay. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY VỚI VIỆC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủyCông ty Tài chính Tập đoàn kinh tế Vinashin – Công ty mẹ, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, Luật vi Doanh nghiệp và các Luật khác có liên quan. VFC được thành lập ngày 19/12/1998, liên tục phát triển nâng số vốn điều lệ ban đầu từ 30 tỷ đồng lên 2.523 tỷ đồng như hiện nay. Khách của VFC chủ yếu là các đơn vị thành viên trong tập đoàn kinh tế Vinashin. VFC hoạt động chủ yếu trong việc đầu tư cho các dự án của công ty con trong tập đoàn. Tuy nhiên, từ 2009 đến 2010, khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng, các khách hàng của VFC cũng bị ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho các dự án VFC đầu tư bị ngưng trệ. Điều này đẩy VFC vào tình trạng tài chính khó khăn đặc biệt khi phần lớn khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn. Từ cuối 2010 đến nay, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, ban lãnh đạo Tập đoàn, VFC đang từng bước khắc phục khó khăn, đưa tình hình tài chính công ty từng bước đi vào ổn định. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty Tài chính TNHH một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Hiện tại, VFC có 21 đơn vị trực thuộc, bao gồm: 15 phòng nghiệp vụ, 03 chi nhánh, 03 công ty con. Các đơn vị trên đặt dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Thành viên và Ban Điều hành, Ban kiểm soát. 3.1.3. Tình hình hoạt động của Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của các TCTD nói chung và VFC nói riêng. VFC tăng trưởng rất mạnh mẽ trong giai đoạn từ 2005 đến 2008 khi tiếp nhận nguồn vốn ủy thác trái phiếu Chính phủ 750 triệu USD, nguồn vốn ủy thác Tập đoàn 3700 tỷ đồng và nguồn ủy thác nước ngoài 600 triệu USD. Hoạt động tín dụng của VFC chủ yếu tập trung cấp vốn cho các công ty con trong Tập đoàn đầu tư các dự án đóng tàu, xây dựng . Bên cạnh đó, VFC cũng có hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài chính và bảo lãnh. 3.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY 3.2.1. Thực trạng kế toán cho vay với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng Kế toán giai đoạn giải ngân vii Kế toán giai đoạn giải ngân sẽ giúp kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ chứng từ giải ngân, kiểm soát được rủi ro trong việc thiếu chứng từ hoặc chứng từ không hợp lệ, hợp pháp. Đồng thời, kế toán cho vay cũng sẽ kiểm soát, tránh việc cho vay bị vượt hạn mức tín dụng và đảm bảo khoản vay được giải ngân nằm trong kế hoạch nguồn tiền của ngày đó. Đối với những khoản vay bằng nguồn ủy thác, kế toán giai đoạn giải ngân giúp kiểm soát nguồn tiền giải ngân còn lớn hơn số tiền giải ngân. Như vậy, nhờ kế toán giai đoạn giải ngân, kiểm soát được rủi ro về cho vay vượt hạn mức, vượt nguồn tiền cho vay. Kế toán giai đoạn thu nợ Kế toán giai đoạn thu nợ kiểm soát các khoản trả gốc, trả lãi của khách hàng đúng hạn và đúng hợp đồng không, tránh nhầm lẫn trong việc khách hàng ghi nội dung không ràng, dẫn ghi nhận trả sai hợp đồng, sai khách hàng trả. Kế toán giai đoạn thu lãi vay Quá trình tính lãi hàng tháng là một lần kế toán tín dụngsoát lại các phụ lục thay đổi kỳ hạn vừa để cập nhật thông tin vừa để kiểm tra chứng từ đã được lưu đầy đủ chưa. Bên cạnh đó, kế toán tính lãi cung cấp được thông tin tình hình lãi vay thực tế tại VFC cho lãnh đạo, từ đó có phương án thu nợ, xử lý nợ hợp lý, ngăn ngừa tình trạng rủi ro lãi vay tồn đọng không thu được ở một khách hàng nào đó. Kế toán giai đoạn gia hạn nợ Giai đoạn gia hạn nợ kế toán sẽ theo dõi các việc gia hạn nợ của bộ phận tín dụng thực hiện trên phần mềm Smart bank đồng thời đối chiếu với chứng từ đã được gia hạn, nhằm kiểm soát sai sót trên phần mềm và chứng từ sau khi đã được gia hạn nợ. Kế toán chuyển nhóm nợ Công tác kế toán giai đoạn chuyển nhóm nợ góp phần tăng cường kiểm soát các rủi ro trên bằng các hoạt động: Kiểm tra lại các khoản trả nợ gốc, lãi của khách hàng đã phù hợp với các phụ lục phân kỳ trả nợ; Liên tục nhắc nhở, đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện chuyển nhóm nợ đúng thời hạn quy định; Kiểm tra lại các việc cập nhật dữ liệu chuyển nhóm nợ vào phần mền hệ thống đã đầy đủ, chính xác với bảng phân loại nhóm nợ phòng tín dụng cung cấp. Kế toán trích lập dự phòng viii Kế toán giai đoạn trích lập dự phòng sẽ có một lần kiểm soát lại tài sản đảm bảo về mặt giá trị và hồ sơ, tránh rủi ro tài sản đảm bảo không hợp pháp, bị thất thoát hoặc sụt giảm giá trị. 3.2.2. Đánh giá công tác kế toán cho vay với việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Những kết quả đạt được VFC hiện đang thực hiện hoạt động kế toán nói chung và công tác kế toán cho vay nói riêng theo đúng luật do NH Nhà nước Việt Nam quy định và tuân thủ các chuẩn mực kế toán. Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ đắc lực cho công tác kế toán. Bộ phận kế toán đã liên kết với các bộ phận khác trong VFC. Công việc lưu trữ hồ sơ thực hiện khoa học, nghiêm túc. Đặc biệt kế toán cho vay đã hoàn thành khối lượng công việc mới. Hạn chế còn tồn tại Bên cạnh thành quả, kế toán cho vay còn có một số hạn chế. Hệ thống thông tin còn nhiều bất cập; Một số tác nghiệp còn bị chậm trễ; Chính sách nhất quán và cương quyết thực hiện về quy trình giải ngân. CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHO VAY VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VFC 4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VFC GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 4.1.1. Định hướng phát triển chung Theo quyết định của Thủ tướng, tập đoàn VNS tiến hành tái cơ cấu trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013. Mô hình tập đoàn sẽ gồm công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết, đơn vị sự nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động. 4.1.2. Định hướng phát triển trong công tác kế toán Định hướng phát triển công tác kế toán trong giai đoạn sẽ cải thiện hệ thống công nghệ thông tin; Thay đổi một số quy trình công việc kế toán; Thành lập thêm tổ quản lý dòng tiền; Thực hiện đối chiếu công nợ với toàn bộ khách hàng; 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHO VAY VỚI VIỆC ix TĂNG CƯỜNGKIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VFC 4.2.1. Hoàn thiện trình tự kế toán giai đoạn giải ngân Hoàn thiện từ khâu kiểm tra chứng từ giải ngân đầy đủ và hợp lệ, khâu chuyển tiền thực hiện hóa bằng phần mềm. 4.2.2. Hoàn thiện quy trình kế toán thu nợ Giới hạn ngày hoàn trả công văn xác nhận các khoản trả gốc, lãi của bộ phận tín dụng trong thời gian hợp lý. 4.2.3. Hoàn thiện kế toán quản lý tài sản đảm bảo Hoàn thiện khâu quản lý chứng từ liên quan đến tài sản đảm bảo. Đồng thời, thường xuyên rà soát, kiểm lại thực trạng tài sản đảm bảo. 4.2.4. Hoàn thiện quy trình kế toán lãi vay Chuyển công việc tính lãi vay từ bộ phận kế toán sang bộ phận tín dụng thực hiện, nhằm tránh rủi ro trong việc cập nhập số liệu trả gốc, lãi của khách hàng chậm và sai nội dung. 4.2.5. Thiết lập mẫu bảng biểu, ký hiệu chung trong việc theo dõi cho vay Thống nhất mẫu bảng biểu, ký hiệu chung trong công việc theo dõi cho vay nhằm tạo điều kiện cho công tác tổng hợp số liệu. 4.2.6. Cải thiện việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào công tác kế toán cho vay Thiết lập hệ thống phần mềm mới để khắc phục những hạn chế của phần mềm Smart bank đang sử dụng, đồng thời cập nhập những thay đổi mới. 4.2.7. Bổ sung hệ thống kế toán quản trị Để tăng cường tính quản lý nói chung cũng như nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng, VFC nên tổ chức thêm hệ thống kế toán quản trị. 4.2.8. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của một tổ chức. Nguồn nhân lực có chất lượng tốt thì mới mong tổ chức đó đi đến thành công. x 4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 4.3.1. Đối với Chính phủ Hoàn thiện thể chế; Xây dựng hệ thống pháp lý đủ mạnh; Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động của các TCTD và hoạt động tín dụng nói riêng. 4.3.2. Đối với NH Nhà nước Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng của NH Nhà nước. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soátkiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới theo chuẩn mực quốc tế. 4.3.3. Đối với Tập đoàn Vinashin Sớm ổn định tổ chức sản xuất, kinh doanh; từng bước củng cố uy tín thương hiệu Tập đoàn Vinashin; Tăng cường tính độc lập, tự chủ của VFC trong mô hình hoạt động của Vinashin nhất là hoạt động tín dụng đối với các khách hàng trong và ngoài Vinashin nhằm đảm bảo tính khách quan, hiệu quả trong hoạt động tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tăng cường hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Vinashin.

Ngày đăng: 25/07/2013, 09:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w