1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi (tt)

24 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 235,36 KB

Nội dung

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, cùng với quá trình công tác nhiều năm trong lĩnh vực quản lý DSVH, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH từ thực ti

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quảng Ngãi là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa lịch

sử, có nhiều DSVH có giá trị Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, cùng với quá trình công tác nhiều năm trong lĩnh vực quản lý DSVH, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong thực thi các CSBT, phát huy giá trị DSVH tỉnh Quảng Ngãi theo hướng bền vững

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

- Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách, CSC, về CSBT và phát huy giá trị DSVH

- Các công trình nghiên cứu về DSVH, CSBT, phát huy DSVH tỉnh Quảng Ngãi như Tác giả Nguyễn Đăng Vũ, Cao Chư, Lê Hồng Khánh, ngoài ra ngành văn hóa tỉnh cũng đã cho xuất bản một

số ấn phấm như Quảng Ngãi đất nước - con người - văn hóa, Văn hóa

cư dân đảo Lý Sơn…

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chưa có công trình nào nghiên cứu về thực hiện CSBT và phát huy DSVH từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi Những vấn đề này sẽ được đi sâu nghiên cứu và làm rõ trong nội dung luận văn này của tác giả

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 2

giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị DSVH tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về CSBT, phát huy giá trị DSVH của Việt Nam; nghiên cứu thực trạng và công cụ thực hiện CSBT, phát huy giá trị DSVH tỉnh Quảng Ngãi Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, bổ sung CSBT, phát huy giá trị DSVH phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Quảng Ngãi

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Dưới góc độ khoa học CSC, đề tài luận văn tập trung nghiên cứu việc ban hành và thực hiện CSBT, phát huy giá trị DSVH tỉnh Quảng Ngãi

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: CSBT và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2003-2017

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách văn hóa , DSVH, về khoa học CSC, khoa học quản lý công

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:

- Phương pháp thu thập nguồn tài liệu thứ cấp: Tập hợp và

phân tích các nguồn tư liệu có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Phương pháp điền dã, thực địa: Tiến hành đi cơ sở khảo

sát, phỏng vấn, tìm hiểu thực tế các DSVH ở tỉnh Quảng Ngãi

Trang 3

- Phương pháp phân tích: Phân tích, suy luận, lôgic, luận văn

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Việc vận dụng các lý thuyết về CSC để xem xét giữa lý thuyết về chính sách và thực tiễn CSBT và phát huy giá trị DSVH ở tỉnh Quảng Ngãi

Cung cấp thêm những cơ sở khoa học, nhằm tổ chức thực hiện cũng như hoạch định các chính sách về DSVH

7 Cơ cấu của luận văn

Luận văn được chia làm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về CSBT và phát huy giá trị DSVH Chương 2: Thực trạng thực hiện CSBT và phát huy giá trị

DSVH tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3: Hoàn thiện CSBT và phát huy giá trị DSVH tỉnh

Quảng Ngãi

Trang 4

1.1.2 Chính sách, CSC và chính sách văn hóa

- Chính sách: Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng rất

rộng rãi trong đời sống xã hội Ngày nay, khoa học chính sách đã có những phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những nội dung trọng

tâm của khoa học xã hội

- Chính sách công: CSC là chính sách của nhà nước, ra đời,

tồn tại và phát triển cùng với nhà nước Đối với CSBT và phát huy giá trị DSVH tỉnh Quảng Ngãi là chính sách công, lĩnh vực văn hóa, bao gồm các chính sách dài hạn, trung hạn và ngắn hạn

1.1.3 Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH

Bảo tồn DSVH là không để DSVH bị mai một, “không để di sản bị thay đổi, biến hóa hay biến thái”

1.2 Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị DSVH

1.2.1 Nội dung CSBT và phát huy giá trị DSVH

Nội dung của chính sách này bao gồm: Thể chế về pháp luật bảo tồn và phát huy DSVH; Thể chế về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn phát huy DSVH; Thể chế về ngân sách; Thể chế về xây dựng các thiết chế, cơ sở vật chất

Trang 5

1.2.2 Chu trình CSBT và phát huy giá trị DSVH

Chu trình CSBT và phát huy DSVH gồm: Hoạch định và ban hành chính sách; tổ chức thực thi chính sách; đánh giá kết quả thực thi chính sách

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CSBT và phát huy giá trị DSVH

Bộ máy tổ chức thực thi chính sách; nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách; điều kiện KTXH thực thi chính sách

1.3 Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị DSVH của Việt Nam

1.3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về CSBT và phát huy giá trị DSVH

Việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH đã được các thế hệ

ông cha quan tâm trong suốt chiều dài của lịch sử Đề cương Văn hoá Việt Nam ra đời năm 1943, với một quan niệm rất rõ là có cứu được

dân tộc thì mới cứu được văn hóa dân tộc Qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, vấn đề xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá ngày càng được quan tâm

1.3.2 Các chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị DSVH

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam ngày 23/11/1945 Luật DSVH đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 14/6/2001, là cơ

sở pháp lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị DSVH ở Việt Nam Để quy định chi tiết thi hành Luật DSVH, một hệ thống văn bản dưới Luật đã được ban hành

Trang 6

1.3.3 Kết quả thực hiện CSBT và phát huy DSVH

Hệ thống các chính sách về bảo tồn, phát huy DSVH đã được ban hành phù hợp với tình hình thực tiễn, đạt được kết quả bước đầu Song, vẫn còn những hạn chế về nhiều mặt

Những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai do những nguyên nhân chính là:

Về nhận thức vai trò, ý nghĩa của DSVH của cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội chưa sâu sắc, toàn diện; chưa xây dựng được những chính sách đồng bộ, đặc biệt là cơ chế, nguồn lực; còn lúng túng trong việc ban hành các chính sách; nguồn kinh phí dành cho các hoạt động về DSVH còn thấp so với yêu cầu; lực lượng cán bộ chuyên ngành DSVH còn thiếu về số lượng và hạn chế về năng lực, nhất là đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật am hiểu chuyên sâu về DSVH

Trang 7

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ

PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1 Khái quát về DSVH tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 5.131,5km2, bao gồm 14 huyện, thành phố, trong đó có

1 thành phố, 6 huyện đồng bằng ven biển, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo Tổng dân số tính sơ bộ đến cuối năm 2014 là 1.241.400 người, gồm 4 dân tộc chính: Kinh, Hrê, Cor, Cadong Quảng Ngãi có lịch sử văn hóa lâu đời với nhiều nét văn hóa độc đáo

Trang 8

tàng chuyên đề như Bảo tàng Khởi nghĩa Ba tơ, Bảo tàng chiến thắng Vạn Tường, Bảo tàng Khởi nghĩa Trà Bồng…

- Hệ thống DSVH phi vật thể

Ngoài các di tích, danh lam thắng cảnh, Quảng Ngãi còn có những DSVH phi vật thể đặc sắc như: Về phong tục tập quán, về lễ hội, về nghề và làng nghề truyền thống, về ẩm thực…

- DSVH tư liệu

Quảng Ngãi là nơi còn lưu giữ nhiều tài liệu Hán Nôm liên quan đến chủ quyền biển đảo Việt Nam và nhiều tư liệu khác đã được tìm thấy như sắc phong, gia phả, văn từ, văn chỉ, trường biên, phổ ý…

2.2 Thực trạng thực hiện CSBT, phát huy DSVH tỉnh

2.2.1 Hệ thống các văn bản, chính sách về bảo tồn, phát huy DSVH của tỉnh

Tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều chính sách nhằm bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu, như: Các chỉ thị, NQ của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; các chỉ thị, văn bản của UBND tỉnh; nhiều văn bản của ngành văn hóa, Thể thao và Du lịch và của các huyện, thành phố

2.2.2 Thực trạng thực hiện các chính sách về DSVH

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Tỉnh Quảng Ngãi đã từng bước xây dựng các kế hoạch triển khai Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện các chính sách về bảo tồn, phát huy DSVH

- Phổ biến tuyên truyền chính sách

Công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức của cộng đồng xã hội tham gia thực hiện các CSBT, phát huy DSVH được quan tâm

Trang 9

chú trọng trong những năm gần đây Các cấp, các ngành trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật DSVH, về lịch sử của địa phương đến cán bộ và nhân dân

- Phân công phối hợp thực hiện chính sách

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa là chủ thể ban hành một số chính sách cấp địa phương, đồng thời là chủ thể giám sát việc thực thi chính sách UBND tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thi hành các chính sách Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch, chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương tham mưu về các CSBT, phát huy DSVH;

Ở cấp huyện: tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện

- Duy trì chính sách

Để duy trì thực hiện CSBT và phát huy DSVH, tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng đến các chính sách phát triển nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất

+ Về nguồn tài chính: Từ chương trình mục tiêu quốc gia về chống xuống cấp di tích do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp, kinh phí của tỉnh và xã hội hóa…

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật: đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất

kỹ thuật

+ Ứng dụng khoa học công nghệ: Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc thực hiện các chính sách

về DSVH được quan tâm

+ Về nguồn nhân lực: Đã thực hiện nhiều chính sách về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về DSVH; cử cán bộ đi tập huấn nâng cao nghiệp vụ về văn hóa Trong ngành văn hóa hiện nay có 2 tiến sĩ, khoảng 10 thạc sĩ chuyên ngành văn hóa

Trang 10

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách

Cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo tỉnh cùng các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức đi kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chính sách về DSVH

2.2.3 Đánh giá việc thực hiện các chính sách về DSVH

2.2.3.1 Những kết quả đạt được

- Chính sách đối với di sản văn hóa

Trong quá trình triển khai chính sách, đã đạt được những kết quả tích cực như:

+ Công tác đánh giá, xếp hạng di tích, xác lập cơ sở khoa học

và pháp lý, kiểm kê di tích được triển khai thực hiện

+ Một số quy hoạch, đề án, kế hoạch, dự án đã được xây dựng, phê duyệt; đã bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng được 19/29

+ Một số di tích, khu di tích đã gắn kết được với chính sách phát triển của ngành du lịch

- Chính sách đối với di sản phi vật thể

Công tác thực hiện các chính sách về tổ chức, quản lý di sản phi vật thể được tiến hành hàng năm và đang dần phát huy được hiệu quả, đã góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh, lịch sử văn hóa đến

Trang 11

du khách

Chính sách đối với hệ thống bảo tàng

Đã tập trung đầu tư hệ thống bảo tàng tổng hợp tỉnh và các bảo tàng chuyên đề; nhà lưu niệm và đền thờ được đầu tư và đưa vào khai thác nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng Có Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, nhiều bảo tàng chuyên đề, Nhà lưu niệm và đền thờ Các Bảo tàng đã sưu tầm, lưu giữ, từng bước phát huy giá trị được hàng nghìn tài liệu, hiện vật

2.2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

- Những tồn tại

Việc tổ chức thực hiện các chính sách về DSVH còn chậm, nhiều địa phương chưa có kế hoạch và lộ trình thực hiện cụ thể Một

số di tích mới chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý, nhưng ngoài thực địa còn rất khiêm tốn, chưa được đầu tư, đang trong tình trạng xuống cấp, mai một

Sự phối hợp giữa địa phương với Bộ VHTTDL trong việc nghiên cứu ban hành tiêu chí, cơ chế, chính sách, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo điều hành và đánh giá một số chương trình về DSVH còn thiếu chặt chẽ

Công tác theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách còn chưa được tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ; đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực chuyên môn; công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo quản,

tu bổ, phục hồi di tích còn hạn chế

Ngân sách đầu tư của Nhà nước, của tỉnh cho việc thực hiện

các CSBT và phát huy giá trị DSVH còn quá thấp

Trang 12

Việc trưng bày giới thiệu còn theo mô típ cũ, chưa hiện đại, thiếu sự sáng tạo, tương tác đối với người xem Lượng khách đến tham quan DSVH, hệ thống bảo tàng, nhà trưng bày ít

Tóm lại: Tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức triển khai thực hiện

được một số chính sách liên quan đến DSVH, bước đầu đã thu được những kết quả, tuy nhiên bên cạnh đó những tồn tại, hạn chế trong việc ban hành, đặc biệt tổ chức thực thi chính sách về DSVH còn nhiều hạn chế như:

Tổ chức thực hiện chính sách còn chậm, chưa kịp thời, hầu hết là bị chậm so với yêu cầu (cả về thời điểm bắt đầu thực hiện cũng như thời gian thực hiện chính sách); gặp nhiều khó khăn về kinh phí; tình trạng xâm hại, lấn chiếm các di tích ở một số địa phương còn xảy ra; chưa hệ thống hóa được một số vấn đề cơ bản như:nội dung, yếu tố gốc, yếu tố khoa học, lịch sử, cơ sở dữ liệu cấu thành di tích, điều kiện cần có cơ bản để được công nhận di tích Nhiều di tích sau khi được công nhận thì không đầu tư, tôn tạo và phát huy, bị xuống cấp, mai một; một số địa phương chưa thực hiện tốt quy định về UBND tỉnh về phân cấp quản lý di tích, còn ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của cấp trên

- Nguyên nhân:

Về nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương chưa cao; sự quan tâm đến các lĩnh vực liên quan đến DSVH của các cấp, các ngành của tỉnh còn nhiều hạn chế

Nguồn lực tài chính của tỉnh Quảng Ngãi để thực thi chính sách còn hạn chế, chưa chú trọng đúng mức đến đầu tư cho văn hóa nói chung, DSVH nói riêng

Trang 13

Các chính sách chưa thực sự bám sát thực tiễn; tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều tranh chấp, mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển;

cơ chế xin cho, nhất là trong đầu tư còn diễn ra

Sự phối hợp trong thực thi CSBT, phát huy DSVH tại Quảng Ngãi còn nhiều bất cập Đội ngũ cán bộ quản lý trên lĩnh vực DSVH các cấp trong tỉnh, nhất là cấp cơ sở còn thiếu và yếu

Trang 14

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1 Quan điểm, mục tiêu xây dựng chính sách bảo tồn và phát triển DSVH của tỉnh Quảng Ngãi

3.1.1 Quan điểm

Quan điểm bảo tồn phát huy giá trị DSVH dựa trên những quan điểm cơ bản của Đảng về sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đã được xác định rõ trong NQ Trung ương 5 (khóa VIII) và Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của BCH Trung ương Đảng, trong đó xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KTXH; văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị

Văn hóa nói chung, DSVH nói riêng, là bộ phận hữu cơ trong quá trình phát triển KTXH DSVH có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhân cách tốt đẹp của con người Việt Nam và là nguồn lực quan trọng của sự phát triển Giải quyết hài hòa mối quan

hệ giữa bảo tồn và phát triển với quan điểm bảo tồn là nền tảng, khi triển khai các dự án kinh tế phải chủ động xử lý các vấn đề liên quan đến bảo tồn DSVH ngay từ đầu

DSVH cần được bảo vệ và phát huy giá trị với tư cách là một bộ phận cấu thành môi trường sống của nhân loại, DSVH còn được coi trọng và tôn vinh vì đó là loại tài sản quý giá không thể thay thế, không thể tái sinh, nhưng lại rất dễ bị biến dạng và tổn thương trước tác động của các yếu tố tự nhiên và cách hành xử thiếu văn hóa do chính con người gây ra

Ngày đăng: 30/11/2017, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w