Hệ thống phân phối không chỉ là cầu nối trung gian đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, mà còn đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, tổ chức quản lý và vận hành tốt kênh phân phối sản phẩm còn giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh trong dài hạn trên thị trường. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ, vấn đề này trở nên tất yếu và quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. Trên thị trường, công ty vừa đóng vai trò là người sản xuất vừa là nhà thương mại, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm đến khách hàng. Do vậy, việc thiết kế, quản lý và vận hành kênh phân phối trở thành một vấn đề xương sống trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong 10 năm hoạt động dưới những hình thức tổ chức doanh nghiệp khác nhau, công ty đã có những nỗ lực và thành công nhất định trong việc xây dựng và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm. Song, trong hệ thống này vẫn có những tồn tại và hạn chế cần được khắc phục. Từ nhận thức trên, trong thời gian thực tập tại công ty, dưới sự hướng dẫn tận tình của các cô chú trong công ty, thầy giáo hướng dẫn, tiến sĩ Trần Văn Bão cùng các kiến thức đã học trong 4 năm tại khoa Thương Mại và Kinh tế Quốc Tế em quyết định chọn đề tài : “Phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp.
Trang 11.1.2.1 Chức năng của bộ phận quản lý các cấp 5
1.1.2.2 Chức năng của các phòng ban 5
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT. 6
1.2.2 Các đặc điểm nội tại 6
1.2.2.1 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của công ty6
1.2.2.2 Quy trình công nghệ áp dụng trong chế biến sản phẩm 7
1.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY………
11
Trang 2CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT 19
2.1 MÔ HÌNH HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI 19
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT……….20
2.2.1 Phát triển theo chiều rộng 20
2.2.1.1 Số lượng thành viên kênh 20
2.2.1.2 Phạm vi kênh 21
2.2.2 Phát triển theo chiều sâu21
2.2.2.1 Doanh thu bán hàng theo thị trường 21
2.2.2.2 Doanh thu theo sản phẩm22
2.2.3 Về quản lý hệ thống phân phối 24
2.2.3.1 Hoạt động quản lý các thành viên 24
2.2.3.2 Các chính sách trong hệ thống kênh phân phối sản phẩm
26
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT 29
Trang 32.3.3.3 Chi phí dành cho hoạt động bán hàng trong kênh còn cao
33
2.3.4 Nguyên nhân của các hạn chế 33
2.3.4.1 Xuất phát từ nguồn nhân lực 34
2.3.4.2 Xuất phát từ khả năng tài chính của doanh nghiệp 34 2.3.4.3 Xuất phát từ các chính sách của doanh nghiệp 34
CHƯƠNG 3 36
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT GIAI ĐOẠN (2012-2015) 36
3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 2015)………
3.2.1 Giải pháp phát triển kênh theo chiều rộng 39
3.2.1.1 Tìm kiếm thành viên kênh phù hợp 39
3.2.1.2 Phân bổ lại nguồn lực và lực lượng bán hàng của công ty
39
3.2.2 Giải pháp phát triển kênh phân phối theo chiều sâu 39
Trang 43.2.2.1 Hoàn thiện tiêu chí đánh giá hoạt động của các thành viên
39
3.2.2.2 Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên
40
3.2.2.3 Giải pháp hoàn thiện chính sách về sản phẩm 40
3.2.2.4 Giải pháp hoàn thiện chính sách về giá 41
3.2.2.5 Giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến hỗn hợp 42
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ CÔNG TY THỰC HIỆN TỐT CÁC GIẢI PHÁP TRÊN 43
KẾT LUẬN 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ các phòng ban, bộ phận của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt 4
Sơ đồ 1.2 Quy trình chế biến thị lợn tươi 8
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ quản lý hệ thống kênh phân phối của Đức Việt 25
BẢNG
Bảng 1.3 Các khoản nợ phải trả của công ty 9 Bảng 1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2010 12 Bảng 1.5 Sự thay đổi về doanh thu của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt giai đoạn 2008-2010 13 Bảng 1.6 Chỉ tiêu chi phí của công ty (2008-2010) 14 Bảng 1.7 Cơ cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 16 Bảng 1.8 Tỷ trọng chi phí so với doanh thu (2008-2010) 17 Bảng 1.9 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2008-2010 17 Bảng 2.2 Tình hình doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công
ty tại thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2010 21 Bảng 2.3 Doanh thu bán hàng từ các mặt hàng chủ yếu (2008-2010) 22
Trang 6Bảng 2.4 Kết quả bán hàng theo khối lượng mặt hàng
(2008-2010) 23
Bảng 2.6 Doanh thu bán hàng từ một số sản phẩm mới năm 2010 27
Bảng 2.7.Doanh thu bán hàng theo khách hàng 30
Bảng 2.9 Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng 31
Bảng 2.11 Chi phí bán hàng qua các năm 2008-2010 33
BIỂU ĐỒ Biểu 2.8 Doanh thu bán hàng tính theo dạng kênh 30
Biểu 2.10 Sự thay đổi lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế 2008-2010 32
Biểu 2.12 Biểu đồ chi phí bán hàng giai đoạn 2008-2010 33
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Stt Từ viết tắt Diễn giải
10 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
11 HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống phân phối không chỉ là cầu nối trung gian đưa hàng hóa từ nhàsản xuất đến tay người tiêu dùng, mà còn đóng vai trò quan trọng đối với doanhnghiệp trong việc giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, nhằm thúc đẩy sảnxuất, kinh doanh Bên cạnh đó, tổ chức quản lý và vận hành tốt kênh phân phốisản phẩm còn giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh trong dàihạn trên thị trường Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ,vấn đề này trở nên tất yếu và quyết định đến sự thành công hay thất bại củadoanh nghiệp
Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt là một công ty hoạt động tronglĩnh vực thực phẩm Trên thị trường, công ty vừa đóng vai trò là người sản xuấtvừa là nhà thương mại, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm đến khách hàng Dovậy, việc thiết kế, quản lý và vận hành kênh phân phối trở thành một vấn đềxương sống trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong 10năm hoạt động dưới những hình thức tổ chức doanh nghiệp khác nhau, công ty
đã có những nỗ lực và thành công nhất định trong việc xây dựng và phát triển
hệ thống phân phối sản phẩm Song, trong hệ thống này vẫn có những tồn tại
và hạn chế cần được khắc phục
Từ nhận thức trên, trong thời gian thực tập tại công ty, dưới sự hướngdẫn tận tình của các cô chú trong công ty, thầy giáo hướng dẫn, tiến sĩ TrầnVăn Bão cùng các kiến thức đã học trong 4 năm tại khoa Thương Mại và Kinh
tế Quốc Tế em quyết định chọn đề tài :
“Phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty cổ phần
thực phẩm Đức Việt” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần chính như sau :
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt.
Chương 2: Thực trạng phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của
công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt
Chương 3: Một số giải pháp phát triển hệ thống kênh phân phối sản
phẩm của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS Trần văn Bão vàcác anh chị, cô chú trong công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt đã nhiệt tìnhgiúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này
Sinh viên
Nguyễn Thị Hường
Trang 9CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT.
1.1.1 Thông tin chung về công ty
Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt tiền thân là công ty liên doanhĐức Việt có sự góp vốn giữa Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức
Tên công ty : Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt.
Giấy chứng nhận đầu tư số: 051 033 000 002 do UBND tỉnh Hưng
Yên cấp chứng nhận lần đầu ngày 30 tháng 6 năm 2008
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Theo đăng ký kinh doanh số
0503000086 do UBND tỉnh Hưng Yên cấp ngày 10.01.2005.
Tên giao dịch tiếng Anh : Duc Viet Food Join Stock Company.
Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần.
Địa chỉ trụ sở chính : Xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Điện thoại : 0321 970 229/230
Fax : 0321 970 231/233
Văn phòng đại diện tại Hà nội: Tòa nhà Seaprodex Hà Nội, 20 Láng
Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Năm 2000, công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Đức Việt
được thành lập Những năm đầu tiên, công ty có xưởng sản xuất xúc xích, thựcphẩm qui mô nhỏ (khoảng 30m2) tại Thanh Xuân, Hà Nội và 1 cửa hàng giớithiệu sản phẩm tại số 22 Triệu Việt Vương, Hà Nội Sản phẩm chính mà công
ty cung cấp là các loại xúc xích Đức, bao gồm: xúc xích nướng Thuringia, xúcxích hong khói, xúc xích vườn bia, xúc xích viên hong khói với gia vị truyềnthống của Đức và dưới sự hướng dẫn, kiểm soát từ chuyên gia người Đức được
Trang 10Năm 2002, sau hai năm hoạt động với tốc độ tăng trưởng khá cao, công
ty đã liên doanh với đối tác của CHLB Đức để thành lập công ty liên doanh
Đức Việt TNHH theo giấy phép đầu tư số 019/GP/HY do UBND tỉnh Hưng
Yên cấp ngày 10.12.2002 Trong đó, công ty TNHH Đức Việt đóng góp 51%vốn còn lại 49% của đối tác CHLB Đức
Năm 2004, công ty đã mở rộng lên 4 nhà máy và phân xưởng sản xuất
Đó là:
1 Nhà máy giết mổ lợn theo công nghệ CHLB Đức, công suất 250 conlợn/ngày
2 Nhà máy pha lọc và chế biến thịt, công suất 20 tấn / ngày
3 Nhà máy chế biến thực phẩm sạch, công suất 5 tấn/ ngày
4 Xưởng chế biến gia vị mù tạt, công suất 10 tấn/ tháng
Bên cạnh đó, sản phẩm của công ty cung cấp cũng được đa dạng hóa, cóthể phân chia thành bốn nhóm chính
1 Các loại xúc xích Đức (xúc xích nướng, xúc xích hong khói, xúc xíchviên hong khói, xúc xích vườn bia ) và các thực phẩm chế biến khác từ thịtmang hương vị Châu Âu như salami bò đặc biệt, jambong giò, jambong thăngiò, jambong mát xa, pate gan,
2 Các loại giò truyền thống Việt Nam và các loại thịt nấu đông, thịtxông khói như: thịt thăn xông khói, thịt chân giò xông khói, thịt xay, thịt dọi
qué xông khói
3 Các loại thịt tươi an toàn: thịt mảnh, thịt block, thịt cắt pha các loại,thịt thăn, thịt dọi…
4 Các loại gia vị như mù tạt cay, mù tạt mật ong
Năm 2005, công ty đã chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần
thực phẩm Đức Việt, theo đăng ký kinh doanh số 0503000086 do UBND tỉnh
Hưng Yên cấp ngày 10.01.2005
Trong đó, cơ cấu vốn là công ty TNHH Đức Việt chiếm 65,2% vốn,34,8% vốn còn lại do các cổ đông đóng góp
1.1.3 Mô hình tổ chức và chức năng của các bộ phận
Kể từ khi chuyển đổi theo hình thức công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức đã
có sự thay đổi cho phù hợp với qui mô và định hướng mới Hiện nay,mô hình
tổ chức đã được mở rộng hơn về qui mô, đồng thời phân cấp rõ ràng, chi tiếthơn ở các cấp bậc, bao gồm 7 khối ngành, chia thành 26 phòng ban, bộ phận.Mỗi bộ phận chịu trách nhiệm nhất định trong một lĩnh vực cụ thể đã đượcphân công
Trang 11Nguồn: Phòng nhân sự công ty CP thực phẩm Đức Việt
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ các phòng ban, bộ phận của công ty cổ phần thực phẩm
Đức Việt.
Trang 121.1.2.1 Chức năng của bộ phận quản lý các cấp
Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đềliên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩmquyền của đại hội đồng cổ đông) Các nhiệm vụ cụ thể là: quyết định chiếnlược phát triển công ty, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ, thành lập chinhánh, văn phòng đại diện
Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người quyết định đường lối kinh doanh, chỉ đạo cáchoạt động của doanh nghiệp để thực hiện đường lối này Tổng giám đốc chịutrách nhiệm về các hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước tổ chức
bộ máy quản trị và có quyền quyết định tuyển dụng hay sa thải nhân viên, đưa
ra các quyết định điều động bổ nhiệm, thưởng phạt cho người lao động, tổ chứcphân phối các hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, xác định nguồnlực và hướng phát triển trong tương lai Bên cạnh đó, Tổng giám đốc công tycòn chỉ đạo trực tiếp phòng kế toán tài vụ, tổ chức hoạt động y tế, văn phòng
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm chính về hoạt động của haiphòng ban: tài chính kế toán và hành chính nhân sự Bên cạnh đó, hỗ trợ tổnggiám đốc quản lý các công việc đối nội và đối ngoại, lên kế hoạch viếng thăm,tiếp khách, quản lý nhân sự
1.1.2.2 Chức năng của các phòng ban
Phòng tài chính – kế toán
Phụ trách phòng tài chính kế toán là kế toán trưởng (giữ vị trí tươngđương trưởng phòng) Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ quá trìnhkinh doanh của công ty bằng cách thu thập chứng từ, thu nhận chứng từ, ghichép các nghiệp vụ phát sinh, tính toán, tổng hợp phân tích để đưa ra các thôngtin dưới dạng các báo cáo kinh tế Cơ cấu tổ chức trong phòng kế toán baogồm: kế toán trưởng, kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp, kế toán thuế
Trang 13 Phòng kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh phải chịu trách nhiệm chính về hoạt độngkinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn hàng, giao dịch vớikhách hàng, tổ chức nhận hàng, bán buôn, bán lẻ, mở rộng thị trường tiêu thụ,xây dựng các chiến lược phát triển thị trường, kế hoạch về kinh doanh, quản lý
hệ thống kênh phân phối, các cửa hàng đại lý và chịu trách nhiệm về các hoạtđộng của phòng trước ban giám đốc
Phòng R&D
Chịu trách nhiệm trong công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm dưới
sự hướng dẫn của các chuyên gia đến từ CHLB Đức Bên cạnh đó, tìm hiểu vàứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động chế biến, bảo quản cácsản phẩm đặc biệt là với các sản phẩm nhập khẩu công nghệ từ Đức
Khối nhà máy, phân xưởng
Đây chính là bộ phận sản xuất sản phẩm chính của công ty bao gồm: 4phân xưởng giết mổ, pha lọc và chế biến các sản phẩm từ lợn Các phân xưởnghoạt động theo kế hoạch đã được vạch ra vào mỗi tháng của phòng kế hoạchsản xuất về sản lượng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Bên cạnh các phânxưởng sản xuất, còn có bộ phận kho hàng, nguyên vật liệu Bộ phận này thựchiện việc tiếp nhận, giao nhận, kiểm kê và bảo quản các sản phẩm mà công tykinh doanh, quản lý việc dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu nhằm đảm bảo chohoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra ổn định đúng tiến độ Hơn nữa, cungcấp thông tin thường xuyên về tình hình xuất nhập, tồn kho của các thời kỳ chophòng kế toán, đảm bảo giấy tờ sổ sách chính xác, đúng, đủ, kịp thời
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT
1.2.2 Các đặc điểm nội tại
1.2.2.1 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt hoạt động và kinh doanh các ngànhnghề:
Chế biến thịt gia súc, gia cầm
Mua bán thực phẩm
Sản xuất, chế biến thực phẩm
Kinh doanh cửa hàng ăn uống
Khi cần thiết, Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định việc chuyển đổihay mở rộng các ngành nghề kinh doanh của công ty phù hợp với quy định củapháp luật
Trang 141.2.2.2 Quy trình công nghệ áp dụng trong chế biến sản phẩm
Như đã trình bày ở trên, công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt là công tychế biến nông sản, thịt gia súc, thực phẩm sạch và các sản phẩm khác củangành chăn nuôi Công ty có một dây chuyền đồng bộ từ lò mổ đến pha lọc thịt
và chế biện thực phẩm từ thịt đạt tiêu chuẩn và công nghệ Đức
Sơ đồ quy trình chế biến sản phẩm:
+ Lợn hơi: Được cung cấp theo hợp đồng từ các trang trại chăn nuôi.Khi vận chuyển đến lò mổ của Đức Việt đều được kiểm định thú y và an toàndịch bệnh
+ Lò mổ: Quy trình mổ treo và đánh lông bằng máy được thực hiện theoquy trình của Đức Lò mổ áp dụng hệ thống quản lý VSATTP HACCP (Hệthống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), được tổ chức BMTRADA của Vương quốc Anh kiểm định và cấp giấy chứng nhận
Trong lò mổ có bác sĩ thú y của Nhà nước kiểm tra an toàn từng conmột và đóng dấu xác nhận Như vậy lợn sống được lựa chọn từ các nhà cungcấp đảm bảo, được cấp giấy chứng nhận an toàn thú y, quy trình giết mổ đượckiểm soát, ghi chép xuất xứ từng con lợn Đây cũng chính là một trong nhữngthế mạnh của Đức Việt trong việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thựcphẩm cho sản phẩm
+ Phân xưởng pha lọc: Phân xưởng này chỉ được sử dụng thịt lợn mảnh
do chính lò mổ của công ty cung cấp và đã được kiểm soát kỹ Toàn bộ phânxưởng pha lọc làm việc cách ly trong điều kiện nhiệt độ +7oC đến +10oC Hệthống lạnh được vận hành 24/24h, có hệ thống điện dự phòng khi bị mất điệnlưới
Toàn bộ dây chuyền pha lọc thịt được nhập khẩu từ CHLB Đức, nhàmáy được thiết kế theo tiêu chuẩn Đức và EU, bao gồm cả hệ thống lạnh, thônggió, thoát nước, khử trùng, xử lý nước thải
Thịt sau khi pha lọc sẽ được phân loại theo 2 nhóm:
- Nhóm 1: Thịt lơn tươi an toàn được cung cấp ra thị trường bằng hệthống xe lạnh chuyên dụng của chính công ty, giao tận nơi cho khách hàng
- Nhóm 2: Thịt để chế biến xúc xích và thực phẩm khác
+ Phân xưởng chế biến
Thịt lợn tươi qua quá trình pha lọc sẽ được chế biến theo quy trình sau
Trang 15Nguồn: Phòng kế toán- công ty CP thực phẩm Đức Việt
Sơ đồ 1.2 Quy trình chế biến thị lợn tươi
Trong các công đoạn sản xuất, khâu xét nghiệm cũng rất quan trọng,giúp cho các nhà sản xuất kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm Ngay cả khinguyên liệu được chở về, các kỹ sư hóa thực phẩm phải lấy mẫu để xét nghiệm,xem thịt có đảm bảo hay không, có chứa ký sinh trùng, các vi sinh vật, có thuốcthú y, thuốc kháng sinh hay nguyên liệu đầu vào có đủ chất lượng để sản xuất.Sau khi sản xuất, chế biến và trước khi xuất xưởng lưu thông phân phối trên thịtrường thực phẩm đều được kiểm tra, xét nghiệm để giúp các nhà sản xuấtkhẳng định là thực phẩm an toàn đủ tiêu chuẩn
1.2.2.3 Thương hiệu, uy tín
Với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại phần lớn được nhập khẩu từmột quốc gia phát triển – CHLB Đức, sản phẩm của công ty nhanh chóng đượcngười tiêu dùng đánh giá cao và được trao tặng huy chương vàng chất lượngcác kỳ hội chợ toàn quốc Thêm vào đó, công ty đã xây dựng được hệ thốngquản lý chất lượng HACCP để quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm Đây là một
hệ thống quản lý nền tảng rất quan trọng đối với ngành chế biến thực phẩm nóichung và thực phẩm chế biến từ thịt lợn nói riêng Hệ thống này đã được công
ty kiểm định TUV Rheinland của CHLB Đức và BM TRADA của VươngQuốc Anh thẩm định và cấp chứng chỉ Do sử dụng có hiệu quả hệ thống này,liên tục trong 2 năm 2007-2008, 2008-2009 sản phẩm của công ty được bìnhchọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao
1.2.2.4 Nguồn lực tài chính
Để thấy được nguồn lực cũng như tiềm năng về tài chính của công ty cổphần thực phẩm Đức Việt ta, xem xét trên các chỉ tiêu:
+ Vốn chủ sở hữu
Trang 16Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Có thể thấy, từ năm 2008-2010, tổng nguồn vốn của công ty biến độngtheo chiều hướng tốt (tăng trưởng từ 40.270 triệu năm 2008 lên đến 97.632triệu năm 2010) Nguyên nhân chính là do từ khi chuyển đổi sang công ty cổphần lượng vốn công ty huy động được đã tăng lên
Trong đó, vốn chủ sở hữu cũng luôn đạt tốc độ tăng trưởng dương trongsuốt thời kỳ 2008-2010 Điều này thể hiện khả năng tự chủ về tài chính củacông ty đã tăng lên rất nhiều, từ đó có thêm nguồn vốn để đầu tư vào sản xuấtkinh doanh
Về chỉ tiêu về nợ phải trả: Năm 2009 là năm tương đối khó khăn đối vớicác doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng Đức Việt cũngkhông phải ngoại lệ, các khoản vay của công ty vào năm 2009 giảm đáng kể sovới năm 2008 Tuy nhiên, sang đến năm 2010, nợ phải trả tăng mạnh, đạt mứctăng 99,05% so với năm 2009, do cả nợ ngắn hạn và dài hạn đều tăng Điều nàychứng tỏ, uy tín của Đức Việt đối với các nhà cung cấp và các ngân hàng đã dầnđược khẳng định
Trang 17Như vậy, nhìn chung, tuy mới chuyển sang hình thức cổ phần không lâu,nhưng năng lực tài chính của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt là khá ổnđịnh, có tiềm năng để phát triển trong dài hạn.
1.2.2.5 Nguồn nhân lực
Hiện nay Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt có 311 cán bộ công nhânviên Lực lượng lao động trẻ của công ty chiếm tỷ lệ cao gần 70% Đây là lựclượng lao động nhiệt tình, năng động, sáng tạo nhưng họ vẫn còn thiếu kinhnghiệm Do đó, để đạt được năng suất, hiệu quả lao động tối đa công ty đã cóchính sách đào tạo thêm nghiệp vụ cho các lao động trẻ để họ phát huy hết đượckhả năng của mình Ngoài ra, để nâng cao doanh thu và đẩy mạnh quá trình thuhồi nợ, công ty đã áp dụng những chế độ khen thưởng dưới nhiều hình thức, gópphần khuyến khích công nhân viên lao động, đồng thời giúp công nhân có thêmthu nhập ngoài lương cơ bản
1.2.3 Các đặc điểm bên ngoài
1.2.3.1 Khách hàng
Xu hướng tiêu dùng của khách hàng
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của conngười cũng có những thay đổi Tìm hiểu, dự đoán và đáp ứng nhu cầu củakhách hàng chính là yếu tố đầu tiên và quyết định đến sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Nếu như trước đây, người tiêu dùng chỉ tập trung vào nhữngthực phẩm truyền thống, sản phẩm tự chế biến, thì ngày nay, để phù hợp vớinhịp độ công nghiệp hóa, người dân đã dần quen với các sản phẩm được chếbiến sẵn Nắm bắt được nhu cầu này, Đức Việt đã sản xuất các loại mặt hàngtiện lợi như: xúc xích, chân giò ủ muối, dọi quế hong khói Bên cạnh đó, xuhướng dùng đồ ngoại và các sản phẩm mang đậm phong vị phương Tây cũng
đã được Đức Việt đáp ứng thông qua công nghệ chế biến được nhập khẩu từĐức, phong cách thưởng thức kèm các loại gia vị phương tây như mù tạt mậtong, mù tạt cay
ty đang nghiên cứu một số chiến dịch marketing và chiến lược phân phối, mởrộng thị trường đối với những khách hàng ở khu vực nông thôn, miền núi
Trang 181.2.3.2 Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là yếu tố tất yếu Đối với ngànhthực phẩm cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn vì đây là ngành kinh doanh sảnphẩm tiêu dùng, cực kỳ nhạy cảm về giá và tâm lý khách hàng
Hiện nay, trên thị trường thực phẩm chế biến, đồ ăn sẵn, ngoài các sảnphẩm của Đức Việt có thể dễ dàng bắt gặp các thương hiệu lớn như xúc xích gàVissan, thịt hộp Hạ Long, xúc xích cá ba sa, lạp xườn tôm Vissan Để tồn tại vàphát triển trên thị trường, Đức Việt đã và đang có các hoạt động nghiên cứu vềđối thủ cạnh tranh tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của họ, trên cơ sở đó đưa ra cácchính sách về giá, phân phối và xúc tiến phù hợp với năng lực, thế mạnh hiện cócủa mình Chẳng hạn, khi nghiên cứu về Vissan, doanh nghiệp nhận thấy rằngVissan có lợi thế về số năm hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và sự đa dạng
về chủng loại hàng hóa, mẫu mã, quy cách đóng gói Do đó, các sản phẩm nàyđược khách hàng khu vực phía Nam khá ưa chuộng Tuy nhiên, các đại lý trựcthuộc và cửa hàng đại diện của Nissan đa số ở khu vực phía Nam, chỉ phân phốicho khu vực miền bắc thông qua các đại lý trung gian và siêu thị Từ những phântích này, Đức Việt có thể học hỏi từ những ưu điểm về chủng loại sản phẩm, baogói và đưa ra các chiến lược phân phối hợp lý để mở rộng chiếm lĩnh thị trường
1.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Giai đoạn 2008-2010 là giai đoạn khó khăn đối với nền kinh tế khiếnviệc kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực thực phẩmnói riêng chịu nhiều tác động bất lợi Đây cũng là những năm đầu tiên mà ĐứcViệt chuyển đổi từ công ty TNHH sang hình thức công ty cổ phần Gặp nhiềuthách thức và khó khăn, nhưng với mô hình quản lý hiệu quả, chiến lược sảnxuất, tiêu thụ sản phẩm hợp lý và nỗ lực của ban quản trị cùng toàn thể cán bộcông nhân viên, Đức Việt đã dần thích nghi với thị trường và đạt được nhữngkết quả kinh doanh khả quan
Điều này được thể hiện qua bảng số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty 3 năm gần đây
Trang 19Bảng 1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn
16 Lợi nhuận sau thuế 623,912 11.717,360 11.748,000
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh-phòng kế toán
Nhận xét bảng số liệu:
Thông qua bảng số liệu 1.4, có thể thấy rằng, kết quả kinh doanh củacông ty đã có những thay đổi trong 3 năm Để phân tích sâu hơn về sự thay đổinày, ta xem xét trên ba chỉ số cơ bản: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Doanh thu thuần
Theo bảng số liệu 2.5, tổng doanh thu của công ty trong ba năm gần đâytăng với tốc độ ấn tượng Cụ thể:
Trang 20Bảng 1.5 Sự thay đổi về doanh thu của công ty cổ phần thực phẩm
Đức Việt giai đoạn 2008-2010 Năm
Chỉ tiêu
2008 (triệu) Năm 2009 2009 2010
(triệu) với 2008 Tăng so
(%)
Năm 2010 (triệu) với 2009 Tăng so
(%) Tổng doanh thu 81.581,829 114.609,387 40,4 207.358,403 80,9
Doanh thu
thuần 80.935,058 113.480,171 40,2 205.148,427 80,8
Nguồn: Tính toán theo số liệu phòng kế toán
Có thể thấy, tổng doanh thu của Đức Việt trong năm 2009 là114.609,387 triệu đồng tăng lên 33.027,558 triệu, đạt tốc độ tăng trưởng 40,5%
so với năm 2008 Sang đến năm 2010, con số này lên tới 207.358,403 triệuđồng, chạm mức tăng trưởng 80,9% so với năm 2009, tức là gấp đôi tốc độtăng trưởng trong thời kỳ 2008-2009
Doanh thu thuần của công ty tăng trưởng khá ổn định so với mức tăngcủa tổng doanh thu Nếu như năm 2008, doanh thu thuần chỉ là 80.935 triệu thìđến năm 2009 đã tăng 40,2%, lên 113.480 triệu đồng và đạt tốc độ tăng trưởngvượt bậc 80,8%, năm 2010 doanh thu thuần tiếp tục tăng trưởng với tốc độ gấpđôi tốc độ tăng trưởng thời kỳ trước, tăng 205.148 triệu đồng
Điều này được giải thích bởi hai nguyên nhân
Thứ nhất, công ty thực hiện chính sách chiết khấu mới khiến các khoảngiảm trừ doanh thu luôn ở mức ổn định
Giai đoạn trước 2008, Đức Việt thực hiện chính sách chiết khấu thanhtoán 1% chỉ đối với những khách hàng quen thuộc nhưng trong giai đoạn này,chính sách chiết khấu đã được nới lỏng, mở rộng phạm vi khách hàng nhằmtăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm Vì vậỵ, tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu đượcduy trì ở mức ổn định (1% so với tổng doanh thu)
Thứ hai, xu hướng tiêu dùng thay đổi khiến sản lượng tiêu thụ của công
ty tăng mạnh
Nếu như trong những năm trước, 2005-2008, các sản phẩm như xúcxích, chân giò muối, thịt hong khói được coi là các thực phẩm xa xỉ với ngườitiêu dùng thì chỉ trong 3 năm gần đây, người ta đã khá quen thuộc với các sảnphẩm này trong các bữa ăn hàng ngày Nguyên nhân chính là do đời sống
Trang 21người dân ngày càng cao, cộng với sự phát triển của hệ thống siêu thị, cửa hàngbán lẻ trên toàn quốc.
Chi phí kinh doanh
Chi phí là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạtđộng kinh doanh của một doanh nghiệp Nó phản ánh sự tiêu hao của các yếu
tố sản xuất, các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.Thông thường, chi phí kinh doanh được cấu thành từ ba bộ phận:
Giá vốn hàng bán (bao gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí nhâncông, chi phí nguyên vật liệu)
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm ĐứcViệt thông qua chỉ tiêu chi phí, ta xem xét trên các khía cạnh sau:
Tốc độ tăng của chi phí
Bảng 1.6 Chỉ tiêu chi phí của công ty (2008-2010)
Năm
Chỉ tiêu
2008 (triệu đồng)
2009 2010 Năm 2009
(triệu đồng)
Tăng so với 2008 (%)
Năm 2010 (triệu đồng) với 2009 Tăng so
(%) Doanh thu
thuần 80.935,058 113.480,171 40,2 205.148,427 80,8Giávốn hàng
Chi phí bán
hàng 3.259,962 7.811,161 139,6 17.596,379 125,3Chi phí QLDN 4.248,399 6.376,205 50,1 8.895,897 39,5
Nguồn: Tính toán từ báo cáo kết quả kinh doanh.
Cùng với sự tăng lên của doanh thu thuần, cả ba thành phần của phígồm: chi phí bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí QLDN đều tăng với tốc độcao Cụ thể:
Đối với giá vốn hàng bán
Năm 2008, giá vốn hàng bán chỉ là 68.759 triệu, nhưng đến năm 2009 đã
là 82.177 triệu, tăng 19,5% và đạt mức 160.713 triệu năm 2010, tăng trưởng95,6% so với năm 2009 Sở dĩ có mức tăng khá cao như vậy chủ yếu là do sựtăng lên về số lượng sản phẩm được sản xuất, mở rộng về chủng loại mặt hàng
Trang 22vào năm 2010 (sản xuất thêm 35 mặt hàng mới) và sự tăng lên về giá củanguyên liệu đầu vào dùng cho sản xuất.
Đối với chi phí bán hàng
Chi phí này có mức độ tăng cao nhất trong các thành phần của tổng chi
phí Nếu như năm 2008, tổng chi phí doanh nghiệp dành cho hoạt động bán hàngchỉ là 3.260 triệu, thì sang năm 2009 là 7.811 triệu, tăng lên 139,6% Con số nàyvượt mức 17.596 triệu vào năm 2010, tức là tăng 125% so với năm 2009 và lớngấp 5 lần năm 2008 Nguyên nhân chủ yếu khiến chi phí bán hàng tăng mạnh là
do Đức Việt đang thực hiện quá trình mở rộng thị trường sang các vùng nôngthôn, ven đô, tổ chức các chương trình marketing để xây dựng, xúc tiến thươnghiệu sản phẩm Ngoài ra, đối với những khách hàng quen thuộc, công ty còn cungcấp các dịch vụ miễn phí như: cung cấp biển quảng cáo, cho mượn bếp nướng, tủnướng
Tuy vậy, hiện nay công ty vẫn chưa quản lý được chặt chẽ khách hàngtrung gian, khiến nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ, dụng cụ không đúng mụcđích gây lãng phí cho công ty Chi phí bán hàng tăng mạnh là một trong cácnhân tố làm giảm lợi nhuận
Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp
Đây là thành phần chi phí có tốc độ tăng giảm dần trong giai đoạn
2008-2010 Năm 2008, chi phí dành cho quản lý doanh nghiệp là 4.248 triệu, sangnăm 2009 là 6.376 triệu tăng 50,1% Tốc độ tăng này giảm xuống trong năm
2010, chỉ tăng 39,5%, tuy nhiên, cũng đã lên tới 8.896 triệu
Trong điều kiện những năm đầu cổ phần hóa doanh nghiệp thì việc tăngchi phí quản lý doanh nghiệp là có thể chấp nhận được Song, trong các nămtới, công ty cần có những biện pháp cơ cấu lại tổ chức, cắt giảm các khoản chiphí không cần thiết về nhân lực, mua sắm tài sản cho hoạt động quản lý nhằmgiúp chi phí chung của doanh nghiệp giảm, tăng hiệu quả hoạt động trong kinhdoanh
Trang 23 Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp
Bảng 1.7 Cơ cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Năm
Nguồn: tính toán từ báo cáo kết quả kinh doanh
Cơ cấu chi phí của công ty đã có những thay đổi đáng kể từ khi chuyểnđổi sang hình thức cổ phần Gía vốn hàng bán đã có xu hướng giảm tỷ trọngtrong tổng chi phí, từ chiếm 90,16% năm 2008 xuống 85,28% năm 2009 vànhích nhẹ lên 85,85% năm 2010 Tỷ trọng của chi phí bán hàng đang có tốc độtăng khá đều trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống 4,75 % năm
2010, trong khi con số này là 6,62% năm 2009 và 5,57% năm 2008 Nhìnchung, sự thay đổi về cơ cấu này có chiều hướng tích cực phản ánh sự chuyểndịch dần dần sang lĩnh vực thương mại, dịch vụ chứ không đơn thuần chỉ làdoanh nghiệp sản xuất một cách thuần thúy
Tỷ trọng chi phí so với doanh thu
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Nó phản ánh trong một đồng doanh thu có baonhiêu đồng chi phí Tỷ lệ này càng thấp, phản ánh doanh nghiệp hoạt động đạthiệu quả cao và ngược lại
Dựa trên bản báo cáo kết quả kinh doanh của Đức Việt trong những năm2008-2010, ta có thể đánh giá sự thay đổi về tỷ trọng chi phí so với doanh thunhư sau:
Trang 24Bảng 1.8 Tỷ trọng chi phí so với doanh thu (2008-2010)
Năm Chỉ tiêu
2008 (%)
2009 (%)
2010 (%)
Nguồn: tính toán từ bản báo cáo kết quả kinh doanh
Tỉ lệ tổng chi phí trên doanh thu năm 2009 đã giảm so với 2008 từ94,27% xuống 84,91% Đây là dấu hiệu khả quan cho một công ty trong nhữngngày đầu chuyển đổi Sang đến năm 2010, tỷ lệ này tăng trở lại nhưng khôngcao bằng năm 2008, đạt mức 91,26% Điều này có nghĩa, trong 100 đồngdoanh thu của năm 2010, có 91,26 đồng là chi phí trong đó có 78,34 đồng làgiá vốn hàng bán, 8,58 đồng là chi phí bán hàng và 4,34 đồng là chi phí quản lýdoanh nghiệp
827,882 15.489,812 15.061,539 1771,02 (2,76)
Nguồn: Tính toán dựa trên bản báo cáo kết quả kinh doanh
Trang 25Năm 2008, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 828 triệu đồng Nguyên nhânxuất phát từ cả hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác Việc kinhdoanh khó khăn trong bối cảnh giá thực phẩm tăng cao cùng với công tác quản
lý chi phí không tốt của công ty đã làm cho giá vốn tăng Thêm vào đó, công typhải đặt giá bán ở mức thấp, gần bằng giá thành để giữ chân khách hàng, điềunày làm cho lợi nhuận tương đối thấp Ngoài ra, các hoạt động khác chưa manglại lợi nhuận, còn bị âm, do công ty chưa chú trọng vào đầu tư tài chính và cáchoạt động khác nên doanh thu không đủ bù đắp chi phí lãi vay, điều này cànglàm cho tổng lợi nhuận thấp hơn, chỉ đạt 828 triệu
Đến năm 2009, tổng lợi nhuận của công ty đạt 15.489 triệu, tăng 18 lần
so với năm 2008 cho thấy việc kinh doanh tương đối tốt khi giá cả đầu vào ổnđịnh Hơn nữa, đây cũng là năm công ty đã quen dần với hình thức hoạt độngmới, quản lý tốt được chi phí và giảm được giá thành sản phẩm qua đó gópphần đáng kể vào tăng lợi nhuận
Sang năm 2010, lợi nhuận giảm nhẹ so với năm 2009, giảm 2,76% trongkhi doanh thu tăng 80,8%, giá vốn tăng nhanh hơn doanh thu thuần cộng vớiviệc giá cả đầu vào tăng cao (11,75%- theo tổng cục thống kê) đã làm cho giáthành đơn vị tăng, làm giảm lợi nhuận Ngoài ra, công tác quản lý chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2010 cũng không được tốt, dovậy lợi nhuận năm này chỉ đạt gần bằng 2009 và công ty không đạt được chỉtiêu đề ra
Trang 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN THỰC
PHẨM ĐỨC VIỆT2.1 MÔ HÌNH HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI
Kênh phân phối trong doanh nghiệp được hiểu là tập hợp các phần tửtham gia vào quá trình dịch chuyển hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêudùng Tùy vào qui mô thị trường, định hướng kinh doanh và tiềm lực hiện có
mà doanh nghiệp có thể có một hay nhiều dạng kênh Tập hợp các kênh dưới
sự quản lý có chiến lược tạo nên hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp
Hiện nay, mô hình kênh phân phối của Đức Việt có thể khái quát theo
sơ đồ:
Nguồn: Phòng kinh doanh
Mô hình 2.1 Mô hình kênh phân phối của Đức Việt.
Kho của doanh nghiệp
Trang 27Đây là mô hình kênh phân phối hỗn hợp, kết hợp giữa kênh phân phốitrực tiếp và gián tiếp Cụ thể, sản phẩm của Đức Việt được đưa đến tay ngườitiêu dùng dưới 2 hình thức:
Thứ nhất, phân phối trực tiếp
+ Nhà máy => kho=>đại lý giới thiệu sản phẩm => người tiêu dùng.Theo hình thức này, luồng sản phẩm sẽ di chuyển trực tiếp từ công ty tớitay người tiêu dùng thông qua hệ thống đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩmdưới hình thức bán lẻ Công ty Đức Việt hiện có 7 kho hàng, 9 đại lý và 4 cửahàng giới thiệu sản phẩm Trong đó, phần lớn được đặt tại Hà Nội, tại các quậnnhư: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Long Biên, Cầu Giấy
Thứ 2, phân phối gián tiếp
+ Nhà máy =>kho =>trung gian bán buôn => bán lẻ => người tiêu dùng.Thông qua lực lượng bán của công ty, hàng hóa sẽ được chuyển đến cáccấp trung gian như: các shop thực phẩm, hệ thống siêu thị, các doanh nghiệp,cửa hàng bán buôn, bán lẻ, sau đó chuyển đến người tiêu dùng cuối cùng Đâycũng chính là hệ thống chính và mang lại 70% trong cơ cấu doanh thu của ĐứcViệt
Hiện nay, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm xúc xích,thịt nguội, chân giò muối của Đức Việt từ các shop thực phẩm ở gần nhà haycác siêu thị lớn như: Metro, Big C, FiviMart
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT
2.2.1 Phát triển theo chiều rộng
2.2.1.1 Số lượng thành viên kênh
Theo mô hình kênh phân phối 2.1, thành viên của hệ thống có thể chiathành 2 nhóm cơ bản:
Thứ nhất, lực lượng bán hàng của doanh nghiệp
Đây là lực lượng chủ chốt, có vai trò quan trọng và trực tiếp tác độngvào dòng lưu chuyển hàng hóa từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng Lựclượng này bao gồm: nhân viên kinh doanh (lực lượng bán hàng cơ hữu) và cửahàng giới thiệu sản phẩm và các đại lý của công ty
Hiện nay, Đức Việt có 4 đại lý giới thiệu sản phẩm, 9 đại lý và gần 50nhân viên kinh doanh, trong đó 20 nhân viên làm việc tại Hà Nội, còn lại làmviệc tại các khu vực khác như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng
Bên cạnh đó, công ty còn có 1 số khách hàng là các doanh nghiệp chếbiến, chuyên thu mua các phụ phẩm và các phụ liệu để sản xuất thực phẩm Đạidiện của các công ty này sẽ làm việc trực tiếp với nhà máy sản xuất để lấy hàng