QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ( BIDV ) – CHI NHÁNH HÀ THÀNH
Trang 1KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Giảng viên hướng dẫn : TS Tạ Văn Lợi
Họ và tên sinh viên : Phan Huy Lễ (SĐT: 098 890 3341)
Mã Sinh Viên : CQ 507 635
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế
Lớp : Quản trị kinh doanh quốc tế C
Hà Nội, tháng 05/2012 LỜI CAM ĐOAN
Trang 2Tên em là : Phan Huy Lễ
Mã sinh viên : CQ 507 635
Lớp : Quản trị Kinh doanh Quốc tế C
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh Quốc tế
Khoa : Thương mại và Kinh tế Quốc tế
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt NamBIDV, dưới sự giúp đỡ của các anh chị trong Ngân hàng và sự hướng dẫn tậntình của TS Tạ Văn Lợi em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của
mình với tên đề tài: “Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV ) – Chi nhánh Hà Thành”.
Em xin cam đoan bản chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng emtrong thời gian thực tập tại Ngân hàng BIDV, không sao chép dữ liệu.Toàn bộkết quả nghiên cứu của chuyên đề chưa từng được bất cứ ai công bố tại bất cứcông trình nào trước đó Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phan Huy Lễ
Trang 3Để hoàn thành được chuyên đề này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tớithầy giáo hướng dẫn TS.Tạ Văn Lợi, Ths Nguyễn Bích Ngọc đã hướng dẫn, chỉbảo tận tình cho em trong suốt quá trình nghiên cứu chuyên đề này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị phòng Thanh toánquốc tế, phòng Quan hệ khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam BIDV – Chi nhánh Hà Thành và các cán bộ Ngân hàng đã hướng dẫn, tạođiều kiện cho em được học tập, cung cấp tài liệu cần thiết trong suốt quá trìnhthực tập Đặc biệt, em xin cảm ơn chị Vũ Thu Hương, chị Vũ Thị Thùy Linh,chú Nguyễn Tiến Hải đã tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành bài viết này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Thương Mại và Kinh tếquốc tế đã giúp em trang bị các kiến thức cần thiết cho bài nghiên cứu này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC 4
DANH MỤC HÌNH VẼ 7
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 8
LỜI MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANHTOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) - CHI NHÁNH HÀ THÀNH GIAI ĐOẠN 2008 - 2011 12
1.1 MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ NH ĐT&PT VN (BIDV) - CHI NHÁNH HÀ THÀNH 12
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NH ĐT&PT VN (BIDV) – Chi nhánh Hà Thành 12
1.1.2 Mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV – Chi nhánh Hà Thành 13
1.2 PHÂN THÍCH RỦI RO TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI BIDV HÀ THÀNH 18
1.2.1 Rủi ro Thanh toán quốc tế trong giai đoạn 2008 - 2011 18
1.2.2 Những rủi ro TTQT có thể xảy ra tại NH BIDV Chi nhánh Hà Thành trong thời gian tới 21
1.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NH ĐT&PT VN (BIDV) – CHI NHÁNH HÀ THÀNH TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2011 24
1.3.1 Nội dung quản trị rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu tại NH ĐT&PT VN (BIDV) – Chi nhánh Hà Thành 24
1.3.1.1 Lập kế hoạch: 24
Trang 51.3.1.2 Tổ chức 39 1.3.1.3 Lãnh đạo 46 1.3.1.4 Giám sát & Kiểm tra 46 1.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NH ĐT&PT VN (BIDV) 53
1.4.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro trong hoạt
động thanh toán xuất khẩu tại BIDV Hà Thành 54
1.4.1.1 BIDV Hà Thành tích cực đổi mới phương thức quản trị
và điểu hành, xây dựng và áp dụng chể độ thưởng phạt và kỷ luật lao động nghiêm ngặt 54 1.4.1.2 Hệ thống kiểm soát, kiểm tra nội bộ có hiệu lực và hoạt động hiệu quả trong giám sát quy trình nghiệp vụ và bảo đảm an toàn về nguồn vốn và tài sản 55 1.4.1.3 Tích cực hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế, từ đó dự báo và phòng ngừa được các rủi ro trong hoạt động 55 1.4.1.4 Có khả năng quản trị về tín dụng cho vay xuất khẩu tốt55
1.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân trong quản trị rủi ro trong hoạt
động thanh toán quốc tế tại BIDV Hà Thành 57
1.4.2.1 Hoạt động của bộ máy quản trị rủi ro chưa thực sự đạt hiệu quả cao 57 1.4.2.2 Chưa có chiến lược quản trị rủi ro tổng thể mang tính dài hạn 58 1.4.2.3 Các hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá chưa được triển khai
áp dụng đẩy đủ 58 1.4.2.4 Quy trình thanh toán quốc tế bộc lộ một số hạn chế và chưa được thực hiện nghiêm ngặt tại Chi nhánh 59
Trang 6CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH HÀ THÀNH VÀ
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 63
2.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NGÂN HÀNG BIDV VÀ CỦA BIDV CHI NHÁNH HÀ THÀNH ĐẾN NĂM 2020 63
2.1.1 Định hướng phát triển chung của NH BIDV đến năm 2020 63
2.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của NH ĐT&PT VN (BIDV) – Chi nhánh Hà Thành 65
2.1.2.1 Mục tiêu tổng quát 65
2.1.2.2 Kế hoạch cụ thể 66
2.1.3 Mục tiêu quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế đến năm 2020 của NH ĐT&PT VN (BIDV) – Chi nhánh Hà Thành 67
2.2 CÁC GIẢI PHÁP: 68
2.2.1 Các giải pháp chung: 68
2.2.2 Các giải pháp cụ thể: 73
2.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: 81
2.3.1 Kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng nhà nước và các bộ ngành có liên quan 82
2.3.2 Kiến nghị với NH ĐT&PT VN (BIDV) 85
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 7Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng doanh số TTXNK (thanh toán xuất nhập khẩu) qua NHĐT & PTVN - Chi Nhánh Hà Thành năm 2008-2011 15
Bảng 2: Tình hình sử dụng các phương thức TTQT tại NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành 16
Bảng 3: Tình hình cho vay bắt buộc thanh toán L/C tại NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành năm 2009,2010,2011 27
Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn thanh toán L/C tại NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành năm
2009,2010,2011 28
Bảng 5: Tình hình cho vay tài trợ xuất khẩu tại NHĐT & PTVN – Chi Nhánh
Hà Thành năm 2009,2010,2011 30 Bảng 6: Bảng danh mục rủi ro BIDV Hà Thành 39
Bảng 7: Các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Chi nhánh BIDV Hà Thành giai đoạn 2008 - 2011 41 Bảng 8: Tỷ lệ rủi ro giữa các phương thức TTQT giai đoạn 2008-2011 44
Bảng 9: Doanh số TTQT ngân hàng BIDV qua các năm (triệu USD) 61
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của NH ĐT&PT VN (BIDV) – Chi nhánh Hà Thành 14 4
Hình 2: Tỷ lệ rủi ro trong từng phương thức thanh toán quốc tế tại BIDV Hà Thành giai đoạn 2008-2011 53 3
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 8NH ĐT & PT VN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
ISBP International Standard Banking Practice for the
Examination of Documents under Documentaryedit
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 91 Tính cấp thiết của đề tài:
Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt nam theo hướng mở cửa, chủ động hộinhập quốc tế đã và đang mang lại những thành tựu quan trọng, tạo ra thế và lựcmới cho nước ta để tiếp tục hội nhập sâu sắc hơn vào nền kinh tế khu vực và thếgiới Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011– 2015 nêu “Cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh
tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực vàsong phương”, “ Tiếp tục củng cố, phát triển quan hệ hợp tác song phương tincậy với các đối tác chiến lược, khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm thiểu tối
đa những thách thức và rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mạiThế giới (WTO)”
Ngày nay, các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu nhập;không những từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, mà ngày càng mở rộngcác nghiệp vụ ngoại bảng như: kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, bảolãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, tín dụng các họat động ngoại bảng mang lại thunhập cho ngân hàng dưới dạng phí ngày một tăng không những về mặt số lượng
mà cả tỷ trọng Trong các nghiệp vụ đó, thì thanh toán quốc tế đối với các ngânhàng thương mại Việt Nam là nghiệp vụ quan trọng nhất, có tốc độ tăng trưởngmạnh, mang lại cho ngân hàng khoản thu phí ngày càng tăng, thông qua nghiệp
vụ Thanh toán quốc tế để hỗ trợ phát triển các nghiệp vụ khác như mua bánngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ tài khoản, tín dụng
Do đó, nghiệp vụ Thanh toán quốc tế có thể được xem là nghiệp vụ ngoại bảngđặc trưng, có tiềm năng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Trong những năm qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đãkhông ngừng đổi mới và nâng cao các nghiệp vụ thanh toán quốc tế để phục vụtốt cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu củakhách hàng Cùng với chính sách kinh tế đối ngoại ngày càng rộng mở, thôngthoáng của Chính phủ, hoạt động xuất nhập khẩu đang ngày càng phát triển Do
đó, các hình thức thanh toán quốc tế càng được phát triển và hoàn thiện
Trang 10Tuy vậy hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng vẫn luôn tiềm ẩn những rủi
ro, đặc biệt là rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu Hoạt động kinh doanh đốingoại ảnh hưởng trực tiếp đến sự tín nhiệm của bạn bè quốc tế dành cho cácngân hàng, các doanh nghiệp Việt Nam Dù nhận thức được tầm quan trọng củahoạt động ngân hàng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế nhưng thực tếhiện nay hầu hết các ngân hàng Việt Nam còn lúng túng trong quá trình xử lý rủi
ro của hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động thanh toán xuất khẩu
Việc nghiên cứu có hệ thống thực trạng và biện pháp nhằm quản lý các rủi rotrong các phương thức thanh toán quốc tế để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngthanh toán quốc tế tại ngân hàng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đốingoại là một nhu cầu khách quan và hợp với quy luật
Nhận thấy tầm quan trọng như vậy của vấn đề, em muốn đi sâu nghiên cứu đề
tài “Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam ( BIDV ) – Chi nhánh Hà Thành” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Hà Thành
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Hà Thành
+ Thời gian: năm 2008 – 2011 và tầm nhìn đến năm 2020.
Trang 11- Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro và công tác quản trị rủi rotrong hoạt động thanh toán quốc tế của NH ĐT&PT VN (BIDV) – Chi nhánh
Hà Thành
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro nhằmhạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH ĐT&PT VN(BIDV) – Chi nhánh Hà Thành
5 Chuyên đề này bao gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh
Hà Thành giai đoạn 2008 – 2011.
Chương 2: Các giải pháp nhằm quản lý rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhỏnh Hà Thành, tầm nhìn đến năm 2020.
CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
THANHTOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
Trang 12PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) - CHI NHÁNH HÀ THÀNH
GIAI ĐOẠN 2008 - 2011.
Ở chương 1, em sẽ đi sâu vào việc phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV Hà Thành giai đoạn 2008-2011, qua đó rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản trị rủi ro thanh toán quốc tế của Chi nhánh Từ đó chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn về thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Để thực hiện được mục tiêu trên, nội dung chính của chương 1 bao gồm các vấn đề sau: (1.1) Giới thiệu chung về Ngân hàng BIDV Việt Nam BIDV – Chi nhánh Hà Thành, (1.2) Phân tích các rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại BIDV Hà Thành, (1.3) Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV Hà Thành, (1.4) Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV Hà Thành Sau đây là nội dung cụ thể của từng vấn đề:
1.1.MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ NH ĐT&PT VN (BIDV) - CHI NHÁNH
Trải qua gần 50 năm tồn tại và phát triển với hai lần đổi tên ( 1981 đổi tên làngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam, năm 1991 đổi tên là ngân hàng đầu tư
và phát triển Việt Nam ) Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam không nhữnghoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ban đầu của mình là nhận vốn đầu tư phát triểncủa ngân sách để tài trợ cho những dự án phát triển kinh tế kĩ thuật của nhà nước
mà còn không ngừng phấn đấu để trở thành một ngân hàng kinh doanh đa năngtheo yêu cầu đổi mới
Trang 13Cho tới nay ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã hình thành hệ thốngngân hàng thương mại nhà nước với trên 69 chi nhánh (5 chi nhánh tại Hà Nội, 3công ty độc lập, 2 trung tâm, 3 liên doanh) Tổng số cán bộ trong toàn hệ thốngngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trên 10 nghìn cán bộ, trong đó 1.35%
có trình độ sau đại học, 65.52% có trình độ đại học và 33.13% có trình độ caođẳng
Được chính thức thành lập ngày 26-11-1990 theo thông báo số 572 TCCB-ĐTcủa vụ tổ chức cán bộ Ngân hàng Nhà nước về tổ chức bộ máy của ngân hàngđầu tư và phát triển Việt Nam và quyết định số 76 QĐ- TCCB ngày 28-3-1991của tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Trong hệ thốngNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam , căn cứ vào quy định số 191/QĐ-HĐQT ngày 05-07-2004 của chủ tịch Hội đồng quản trị và Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Hà Thành
Và theo quy định 4233/CV- TCCB1 ngày 28/10/2003 của tổng giám đốcNHĐT & PTVN về xây dựng mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của chinhánh khi triển khai dự án hiện đại hoá
1.1.2 Mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV – Chi nhánh Hà Thành
Qua hơn mười năm hoạt động, cơ cấu tổ chức của sở giao dịch cũng đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, chức năng nhiệm vụ kinh doanh
Hiện tại, cơ cấu tổ chức của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - chinhánh Hà Thành gồm có một giám đốc và 3 phó giám đốc, với đội ngũ nhânviên trên 270 người trong đó phần lớn là những người có trình độ đại học và trênđại học Các phòng của NHĐT & PTVN được tổ chức sắp xếp theo quyết định
số 916/QĐ- TCHC của giám đốc NHĐT & PTVN ngày 8-9-2003, mô hình cơcấu tổ chức của ngân hàng được trình bày theo sơ đồ sau:
Chú thích:
- Phòng Tín dụng 1
- Phòng Tín dụng 2
Trang 14- Phòng Nguồn vốn kinh doanh
- Phòng Kiểm tra- Kiểm toán nội bộ
- Phòng Thanh toán quốc tế
CN Láng Hạ
Các đơn
vị trực thuộc
Các đơn
vị trực thuộc
Trang 15Các hoạt động kinh doanh chính của NH ĐT&PT VN (BIDV) – chi nhánh HàThành liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế trong giai đoạn 2008 – 2011
là Thanh toán hàng xuất khẩu và Thanh toán hàng nhập khẩu; cụ thể là 3phương thức chủ yếu : L/C, Nhờ thu, Chuyển tiền Và để thấy được những xuhướng biến động, thay đổi của hoạt động thanh toán quốc tế trong giai đoạn
2008 – 2011 tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành, ta hãy theo dõi 2 bảng vềTốc độ tăng trưởng doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu và Tình hình sử dụngcác phương thức thanh toán quốc tế được thống kê cụ thể như sau:
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng doanh số TTXNK qua NHĐT & PTVN - Chi Nhánh
Hà Thành năm 2008-2011
Đơn vị: Ngàn USD
Năm Tổng DSTTXNK T.Toán hàng xuất T.Toán hàng nhập
Số Tiền Tăng trưởng Số Tiền Tăng trưởng Số Tiền Tăng trưởng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm - NHĐT & PTVN - Chi Nhánh Hà Thành )
- Thông qua số liệu trên ta thấy: Năm 2011 tổng doanh số thanh toán hàng
xuất nhập khẩu đạt 5461 ngàn USD, tăng 8,38% trong đó, doanh số thanhtoán hàng xuất khẩu đạt 2251 ngàn USD tăng 5,72% còn doanh số thanh toánhàng nhập khẩu là 3211 ngàn USD tăng 10,32%
- Nhìn qua các năm ta nhận thấy năm 2009 tổng doanh số thanh toán xuất nhập
khẩu đạt 5071 ngàn USD, tăng 26,22% trong đó doanh số thanh toán hàngxuất đạt 2131 ngàn USD, tăng 31,76% còn thanh toán hàng nhập đạt 2725ngàn USD, tăng 21,91% Đây là năm có sự tăng trưởng cao hơn các năm cả
về hàng xuất lẫn hàng nhập, có được điều này là do sự nỗ lực của các doanhnghiệp, điều kiện thuận lợi, giá cả hàng hoá tăng, rất thuận lợi cho các doanhnghiệp nước ngoài nhập khẩu và là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Namđầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại tăng khả cạnh tranh trên trường
Trang 16quốc tế.
- Nhưng đến năm 2010 tổng doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu đạt
5041 ngàn USD, giảm 0,66%, trong đó doanh số thanh toán hàng xuất đạt
2131 ngàn USD giảm 9,28% còn doanh số thanh toán hàng nhập đạt 2911ngàn USD, chiếm 6,78% Điều này xảy ra là do doanh nghiệp Việt Nam đãnhập khẩu nhiều hơn là xuất khẩu và cũng trong năm 2010 do có nhiều sựbiến động về chính trị: như chiến tranh giữa các nước Mỹ, IRĂC, vụ kiện cábasa, vụ kiện tôm, bệnh dịch đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuấtkhẩu của các doanh nghiệp bị ngưng lại một thời gian để tìm kiếm thị trườngmới bên cạnh thị trường truyền thống
- Tình hình sử dụng các phương thức TTQT tại CN Hà Thành cụ thể như sau:
Bảng 2: Tình hình sử dụng các phương thức TTQT tại NHĐT & PTVN – Chi
(Nguồn: Báo cáo thống kê 2009-2011- NHĐT & PTVN - CN Hà Thành )
- So sánh kêt quả hoạt động từ các phương thức thanh toán
Trang 17+ Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trong phương thức Thanh toán hàng nhập,phương thức L/C luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toánhàng nhập khẩu qua ngân hàng Năm 2009 chiếm tỷ trọng 48,95%, năm
2010 chiếm 54,12%, năm 2011 chiếm 55,3% Còn trong phương thứcchuyển tiền bằng điện có xu thế tăng, năm 2009 chiếm tỷ trọng 38,21%,năm 2010 chiếm 22%, năm 2011 chiếm 18,22% Phương thức thanh toánnhờ thu chiếm tỷ trọng nhỏ, cụ thể: năm 2009 chiếm 12,84%, năm 2010chiếm 23,88%, năm 2011 chiếm 26,48%
+ Ngược lại, trong phương thức thanh toán hàng xuất thì phương thức thanhtoán bằng L/C lại ngày một giảm, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổngdoanh số thanh toán hàng xuất qua NHĐT & PTVN – Chi Nhánh HàThành, năm 2009 chiếm tỷ trọng 40,46%, năm 2010 chiếm 29%, năm 2011chiếm 26% Phương thức thanh toán chuyển tiền chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong doanh số thanh toán hàng xuất, năm 2009 chiếm 44,64%, năm 2010chiếm 53%, năm 2011 chiếm 55% Phương thức nhờ thu cũng chiếm một tỷtrọng nhỏ năm 2009 là 14,90%, năm 2010 chiếm 19%, năm 2011 là 20%
- Đánh giá kết quả thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế tại
phòng thanh toán xuất nhập khẩu NH ĐT & PT VN ( BIDV ) – Chi nhánh Hà Thành
+ Thực trạng trên xảy ra là do phía doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng chấpnhận yêu cầu của phía đối tác nước ngoài, khi doanh nghiệp Việt Nam nhậphàng của nước ngoài thì họ yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải mở L/C đểràng buộc trách nhiệm thanh toán của ngân hàng Để tăng khả năng an toàncho họ, do đó trong thanh toán hàng nhập phương thức L/C được sử dụngphần lớn
+ Ngược lại, khi doanh nghiệp VN xuất khẩu, một số doanh nghiệp tin tưởngđối tác nước ngoài và sẵn sàng nhận bán hàng theo phương thức nhờ thu
DA hoặc T/T sau khi giao hàng
+ Có những doanh nghiệp không muốn dùng phương thức thanh toán L/C vìphí dịch vụ phát sinh nhiều hơn phương thức thanh toán khác Thực trạng
Trang 18nói trên đang xảy ra phổ biến ở các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH vìcác công ty này mới tham gia vào thương trường quốc tế, vì muốn bán đượchàng nên sẵn sàng chấp nhận yêu cầu do phía nước ngoài đưa ra.
+ Ngoài ra, còn có một số doanh nghiệp kinh doanh XNK lâu đời thì vớinhững khách hàng nước ngoài có uy tín, có quan hệ mua bán lâu năm, họchuyển từ phương thức thanh toán L/C sang thanh toán nhờ thu để tiết kiệm,giảm thiểu chi phí
+ Trong khi đó, phát sinh tồn tại trong phương thức thanh toán nhờ thu rấtnhiều, phần lớn các bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất theo phương thức DAthường bị nước ngoài chiếm dụng vốn trong thời gian dài gây tổn thất lớncho các doanh nghiệp VN, thường xảy ra tranh chấp mà người thắng kiệnthường là đối tác nước ngoài vì doanh nghiệp VN chưa nắm vững các thông
lệ quốc tế cũng như luật quốc tế và cả luật trong nước Nếu có thắng kiệnthì doanh nghiệp VN cũng bị chiếm dụng vốn trong thời gian khá dài vàmất khoảng phí lớn phục vụ cho công việc kiện tụng
1.2.PHÂN THÍCH RỦI RO TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI BIDV HÀ THÀNH
1.2.1 Rủi ro Thanh toán quốc tế trong giai đoạn 2008 - 2011
a Rủi ro trong khâu kĩ thuật
- Vào ngày 17/12/2009:
+ Ngân hàng BIDV Hà Thành nhận được một bức điện chuyển tiền sau
4h30 p.m với số tiền là: USD 5.000.000.000
- Việc điện đến muộn làm ảnh hưởng đến các tất cả các bên liên quan:
+ Nhà nhập khẩu không chuyển tiền đi theo đúng hợp đồng yêu cầu, gây ratranh cãi với các bên, bên bán thì không thể nhận được tiền còn bên muathì không chuyển tiền đúng thòi hạn đến tận tay cho bên bán
+ Bên xuất khâu thì không nhận được tiền theo đúng thời hạn ảnh hưởngđến chu chuyển vốn và kế hoạch sản xuất kinh doanh
Trang 19+ Ngân hàng không đáp ứng được hạn mức ngoại tệ trong ngày và có thể bịnhận các cảnh cáo từ hội sở chính hoặc từ ngân hàng Nhà nước.
- Với việc điện chuyển tiền đến muộn như trên, Ngân hàng BIDV Hà Thành đã
đề nghị cấp trên cho nhận điện vào ngày 17/12/2009 và đã được chấp nhận
b Rủi ro trong thanh toán
- Trạng thái ngoại tệ không được đảm bảo trong thanh toán tại ngân hàng:
Ví dụ 1:
* Trạng thái ngoại tệ vào ngày 12/01/2010
Chi nhánh phải thanh toán các bộ L/C sau:
* Chi nhánh bán cho khách hàng nợ quá hạn USD 28,500.00
Như vậy ngân hàng đã vượt hạn mức ngoại tệ vào ngày 12/01/2010 tổng sốtiền là USD 296,948.20
Ví dụ 2:
Ngày 01/10/09 Chi nhánh thực hiện giao dịch 1483XBF09000450 muaUSD 3.162.000 từ Sở giao dịch ngày hiệu lực 18/12/09 đế bán cho Cty TNHHBluesky Hà Nội để thanh toán L/C số 1483ILS091000074, phát hành ngày09/10/09, ngày giao hàng muộn nhất 30/1/2010 tại Paskistan để nhập khẩu thức
Trang 20ăn gia cầm với số lượng hàng lớn, được phép giao nhiều lần Do kỳ hạn muangoại tệ dài (30 ngày) và theo thường lệ, đến ngày 18/12/09 thì khách hàngthường gia hàng gần hết nên Chi nhánh ghi mục đích là thanh toán L/C.
Hiện bộ chứng từ chưa về, tuy nhiên khách hàng đã nộp đủ tiền vào ngày18/12/2009 và Chi nhánh đã hạch toán bán ngoại tệ cho khách hàng Hiện tại chinhánh không thể hủy giao dịch bán ngoại tệ với khách hàng vì trên tài khoản số
519101 đã bị vi phạm hạn mức dư có ngoại tệ
Chi nhánh phải xin ý kiến của cấp trên cho cam kết mua lại ở khách hàng
và bán lại cho Sở giao dịch ngay khi có đủ tiền trên tài khoản số 519101
a Rủi ro đạo đức
* Rủi ro đạo đức từ phía nhà nhập khẩu
Có một số khách hàng của Ngân hàng BIDV Hà Thành khi nhập khẩu hànghoá đã không dự đoán trước được xu thế biến động của thị trường, nên khi hànghoá nhập về đến VN thì giá cả trên thị trường lại đang hạ, gây bất lợi cho nhànhập khẩu Trước tình hình đó, nhà nhập không muốn thanh toán cho Ngân hàngBIDV Hà Thành
Ví dụ 1:
Khách hàng thanh toán muộn cho NH khi đến hạn phải thanh toán L/C
Ví dụ 2:
Ngày 16/6/2010 là đến hạn trả nợ vay cho Cty TNHH Đức Việt số tiền là63.000 USD Do sơ suất của chi nhánh và khách hàng trả tiền trả nợ muộn nên
Trang 21Ngân hàng không thể đặt mua ngay ngoại tệ cho khách được Dẫn đến chi nhánhngân hàng BIDV Hà Thành vượt hạn mức so với qui định của Ngân hàng Nhànước, buộc chi nhánh phải đề nghị BIDV Việt Nam bán ngoại tệ cho chi nhánh.
Tóm lại, rủi ro có thể xảy ra từ rất nhiều lĩnh vực kinh doanh Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động TTQT của ngân hàng có nhiều điểm khác biệt với các ngành kinh doanh khác cả về nguyên nhân và về mức độ bởi về bản chất, ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế Việc tìm kiếm các biện pháp để hạn chế, phòng ngừa và quản lý rủi ro trong hoạt động TTQT của NH BIDV – Chi nhánh Hà Thành là vô cùng cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước đang đề ra chiến lược kinh tế quốc tế với những quyết tâm cao, mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới
1.2.2 Những rủi ro TTQT có thể xảy ra tại NH BIDV Chi nhánh Hà Thành
trong thời gian tới.
a Rủi ro kĩ thuật
Trong thời đại tin học, công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thìcũng có nhiều mối nguy hiểm từ phía tin tặc, một số rủi ro có thể gặp phải:
- Vi rút xâm nhập làm hỏng hệ thống và mất thông tin.
- Tin tặc truy cập vào lthực hiện những thao táo nguy hiểm như chuyển khoản,
đánh cắp tài khoản, ăn cắp database khách hàng…
- Hệ thống sẽ bị ngừng hoạt động nếu có một vài mắt xích bị lỗi và việc khắc
phục thực sự rất phức tạp, tốn kém
b Rủi ro hối đoái
- Để đảm bảo khả năng thanh toán, Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Hà Thành
luôn phải dự trữ một số lượng ngoại tệ nhất định bằng các loại ngoại tệ mạnhnhư USD, EUR, JPY, …
- Trong điều kiện tình hình thị trường ngoại tệ thường xuyên thay đổi,biến
động mạnh về tỷ giá và lãi suất của các loại ngoại tệ so với đồng VND thì
Trang 22những rủi ro hối đoái luôn có nhiều các nguy cơ tiềm ẩn.
- Tuy nhiên hiện nay lượng ngoại tệ trong Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Hà
Thành chủ yếu là đồng USD nên phải chịu nhiều ảnh hưởng từ sự biến độngcủa đồng Dollar Mỹ
- Trong chế độ điều hành tỷ giá, NHNN giới hạn giá trần giữa đồng USD và
VND Các giao dịch mua bán giữa USD và VND trên thị trường đều khôngđược vượt giá trần do NHNN quy định
- Trên thực tế, giá trần thường xuyên thấp hơn giá giao dịch thực tế nên Ngân
hàng BIDV Hà Thành không thể mua được USD từ các khách hàng nhậpxuất khẩu hoặc các NH khác trên thị trường liên ngân hàng tại mức giá trần
và khi bán USD cho nhà NK để thanh toán, một số nhà NK lớn của Ngânhàng BIDV Hà Thành chỉ chấp nhận mua tại mức giá trần quy định Ngânhàng BIDV Hà Thành gặp rủi ro do chênh lệch lớn giữa giá mua và giá bángiữa đồng USD và VND
- Ngoài ra, tỷ giá còn ảnh hưởng nhiều đến các động thái của các doanh nghiệp
XNK, họ có thể sẽ cố tình, chủ ý kéo dài thời gian thanh toán để chờ đợibiến động về tỷ giá Do đó, ngân hàng sẽ không thu được tiền hàng từ phíacác doanh nghiệp XNK hoặc không thể thực hiện thanh toán với các ngânhàng khác
c Rủi ro pháp lý
- Rủi ro này thường xuất hiện khi có sự tranh chấp hay khiếu kiện giữa các bên.
Khi đó một vấn đề đặt ra là toà án nước nào sẽ thụ lý vụ án và xử lý trên cơ sởluật pháp của nước nào
+ Thường thì những nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn sẽ được chọnhoặc cũng có thể dựa trên vị thế của các bên trong thương vụ
+ Khi hai bên không thể thảo thuận được sẽ áp dụng luật quốc gia của bên nàothì sẽ chọn luật của một quốc gia độc lâp để giải quyết tranh chấp
- Nguyên nhân rủi ro này là môi trường pháp lý và luật pháp các nước khác
Trang 23+ Ví dụ, thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đượccác ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP 600, tuy nhiên ở từngnước khác nhau, giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi hệ thốngluật pháp quốc gia Khi ký kết hợp đồng không qui định rõ sẽ áp dụng bôluật nào và nếu có nói tới thì nói chung chung không có dẫn chứng cụ thểdẫn đến việc không thống nhất giữa các bên
- Khi rủi ro xảy ra thì cả ngân hàng và khách hàng đều chịu tổn thất
+ Đối với doanh nghiệp XNK chịu các tổn thất như không nhận được hànghóa như trong hợp đồng hoặc không thu được tiền
+ Ngân hàng không thực hiện đúng thời gian, số tiền thanh toán do các bênđang xảy ra tranh chấp và bị kéo vào vụ kiện
d Rủi ro chính trị
- Cũng giống như rủi ro pháp lý, Ngân hàng BIDV Hà Thành và các doanh
nghiệp cần quan tâm đến rủi ro chính trị, đặc biệt tại các nước có tình hìnhchính trị bất ổn khi muốn trao đổi buôn bán với các doanh nghiệp tại quốcgia đó Khi rủi ro này xảy ra, NH các doanh nghiệp không thể giao nhận hànghóa và ngân hàng thì không thực hiện được các yêu cầu của khách hàng
- Rủi ro chính trị là loại rủi ro dễ nhận biết do vậy ngân hàng và các doanh
nghiệp hoàn toàn có thể có những biện pháp phòng ngừa phù hợp
e Rủi ro đạo đức
- Từ phía nhà xuất khẩu
Trong một số trường hợp nhà xuất khẩu cố ý giao hàng hoá không phù hợp vớihợp đồng, không đúng thời gian quy định, hoặc không giao hàng nhưng lại xuấttrình một bộ chứng từ hoàn hảo trên bề mặt (chứng từ giả mạo) để đòi tiền thìngân hàng phát hành vẫn phải thanh toán cho dù không có hàng thực giao
Trang 24Một số nguyên nhân dẫn đến việc không thanh toán là:
+ Chờ sự biến động của tỷ giá
+ Ngân hàng không nhận được phí thanh toán khi nhà nhập khẩu không thuđược hàng hóa và có thể sẽ phải tham gia các vụ kiện có liên quan gâymất thời gian, công sức và chi phí
1.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANHTOÁN QUỐC TẾ TẠI NH ĐT&PT VN (BIDV) – CHI NHÁNH HÀTHÀNH TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2011
1.3.1 Nội dung quản trị rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu tại NH ĐT&PT
VN (BIDV) – Chi nhánh Hà Thành.
1.3.1.1 Lập kế hoạch:
a Đánh giá môi trường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu tại
NH ĐT&PT VN (BIDV)
- Từ năm 2008 đến nay, phòng thanh toán quốc tế BIDV Hà Thành hoạt động
với cơ cấu tổ chức gồm có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 7 nhân viênthanh toán xuất khẩu Mỗi quyết định thanh toán hay không thanh toán đềudưới sự giám sát của trưởng phòng Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc
tế luôn luôn tồn tại song song với quá trình hoạt động của các nhân viên, vàrủi ro thanh toán quốc tế xảy ra thì hậu quả là không nhỏ
- Thực tế tại phòng thanh toán xuất khẩu BIDV Hà Thành, việc quản trị rủi ro
chưa được tiến hành một cách chuẩn hóa và có quy cách Tại BIDV Hà
Trang 25Thành hiện nay, không có một bộ phận chính thức chuyên trách quản trị rủi
ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu
- Phần lớn hoạt động nhận dạng, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán
quốc tế đều là đúc kết kinh nghiệm của các nhân viên Có thể nhận thấyBIDV Hà Thành cũng đang đứng trước những nguy cơ rủi ro rất lớn tronghoạt động kinh doanh quốc tế
- Trong suốt quá trình hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 2008 đến nay,
phần lớn các rủi ro xảy ra đều trong phương thức tín dụng chứng từ, và gâytổn thất lớn nhất cho ngân hàng là tổn thất về cho vay tín dụng Việc cho vaytín dụng của phòng thanh toán xuất khẩu nhằm phục vụ hoạt động xuất khẩucủa khách hàng này hiện nay đang được quản lý bởi phòng quan hệ kháchhàng theo cơ chế quản lý vốn tập trung của toàn hệ thống BIDV Việt Nam.Phòng này sẽ xác lập hạn mức tín dụng tổng thể cho khách hàng Trong hạnmức tổng thể ấy bao gồm 4 loại hạn mức: Hạn mức cho L/C nhập khẩu(Miễn ký quỹ), hạn mức cho vay ngắn, trung và dài hạn (Cho vay đơn thuần),Bảo lãnh và Chiết khẩu, ứng trước
- Phòng thanh toán xuất khẩu muốn cho vay tín dụng để khách hàng thực hiện
xuât khẩu phải chờ sự phê duyệt của phòng quan hệ khách hàng Do đóphòng quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng tronghoạt động thanh toán xuất khẩu
- Tuy chưa có bộ phận quản trị rủi ro chính thức nhưng công tác quản trị rủi ro
trong hoạt động thanh toán xuât khẩu cũng đã được tiến hành và ngày càng
có hiệu quả
b Nhận dạng rủi ro có thế xảy ra trong hoạt động thanh toán xuất khẩu
Về cơ bản, hầu hết các rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế tại BIDV –Chi nhánh Hà Thành đều nằm trong tầm kiểm soát Tuy nhiên, các rủi ro rất đadạng và có nhiều nguyên nhân khác nhau Bằng kinh nghiệm thực hiện các hoạtđộng kinh doanh quốc tế, trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011, BIDV HàThành đã xây dựng được bảng danh mục rủi ro có thể xảy ra trong hoạt độngthanh toán xuât khẩu Để làm được điều này, ban lãnh đạo Chi nhánh đã tiến
Trang 26hành nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thanh toán xuất khẩubằng việc thực hiện nghiên cứu nguồn rủi ro từ hoạt động thanh toán xuất khẩu,nghiên cứu đối tượng gặp rủi ro trong hoạt động thanh toán xuât khẩu và lập rabảng danh mục các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu của mình.
c Nghiên cứu nguồn rủi ro từ hoạt động thanh toán quốc tế
Việc nghiên cứu nguồn rủi ro từ hoạt động thanh toán quốc tế đã được Chinhánh quan tâm và rút ra một số nguồn rủi ro chính Nhờ đó có thể phòng ngừa
và dự đoán tương đối các rủi ro sẽ xảy ra đối với ngân hàng, qua đó giảm đượcchi phí đáng kể cho ngân hàng Các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu
ở BIDV Hà Thành chủ yếu xuất phát từ phía khách hàng, từ phía các nhân viênthanh toán của Chi nhánh và từ môi trường bên ngoài
Rủi ro từ các phương thức thanh toán quốc tế thực tế phát sinh:
Trong thanh toán quốc tế mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu điểm
và nhược điểm nhất định và từ các nhược điểm có thể phát sinh những tồn tại vàrủi ro trong thanh toán quốc tế Phương thức tín dụng chứng từ được xem làphươn thức thanh toán an toàn hơn các phương thức khác
Tuy nhiên, đây không phải là phương thức an toàn tuyệt đối cho các bên liênquan mà nó có thể phát sinh rủi ro, tồn tại trong thanh toán khi một trong cácbên là kẻ lừa đảo Sự vi phạm hợp đồng của người mua trong phương thứcchuyển tiền hoặc vi phạm cam kết thanh toán của người mua trong phương thứcnhờ thu qua ngân hàng cũng phát sinh khá nhiều tồn tại trong thanh toán quốc tế
Rủi ro tín dụng trong mở L/C
- Rủi ro tín dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu:
+ Rủi ro tín dụng luôn là rủi ro có khả năng xảy ra lớn nhất và để lại hậu quảnặng nề nhất cho ngân hàng Nhất là đối với tình trạng hoạt động yếu kém
và kinh nghiệm còn quá ít của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
Trang 27Khi phần lớn các hoạt động thương mại của họ còn phụ thuộc vào NH, chỉcần một sự thua lỗ dù rất nhỏ của họ cũng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.+ Rủi ro tín dụng đối với ngân hàng khi người nhập khẩngân hàng thuộcnhóm khách hàng có mức ký quỹ dưới 100% Trong thủ tục mở L/C, kháchhàng bao giê cũng phải ký quỹ, nhưng thường họ chỉ ký quỹ một phần, phầncòn lại được ngân hàng cho vay Vì vậy, ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụngkhi khách hàng không còn khả năng thanh toán nợ với ngân hàng, bị phásản, giải thể hay nằm trong vòng tố tụng… căn cứ vào việc thẩm định vàphân loại khách hàng, NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành qui định tỷ
lệ ký quỹ như sau:
NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành bắt buộc ký quỹ 100% đối vớinhóm khách hàng không có uy tín với ngân hàng hoặc là khách hàng mới
Bắt buộc quỹ 30-70% cho nhóm khách hàng làm ăn lâu dài với ngânhàng, tình hình tài chính tốt
Bắt buộc ký quỹ dưới 30% cho nhóm khách hàng có quan hệ lâu năm, có
và cho vay bắt buộc là 5428 ngàn USD
+ Cho vay bắt buộc và nợ quá hạn là những chỉ tiêu vô cùng quan trọng đánhgiá rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụngchứng từ Trong những năm qua, tình hình cho vay bắt buộc của NHĐT &PTVN – Chi Nhánh Hà Thành có xu hướng giảm rõ rệt
Bảng 3: Tình hình cho vay bắt buộc thanh toán L/C tại NHĐT & PTVN – Chi
Nhánh Hà Thành năm 2009,2010,2011
Trang 28(Nguồn: Báo cáo tình hình TTXNK NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành)
+ Doanh số thanh toán L/C liên tục tăng nhưng cho vay bắt buộc lại giảmđáng kể qua từng năm, đây là dấu hiệu rất khả quan Đến năm 2011, chovay bắt buộc chỉ còn 7261 ngàn USD, chiếm 7,4%
+ Tình hình nợ quá hạn L/C tại NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành cũng
có những thay đổi theo chiều hướng tốt
Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn thanh toán L/C tại NHĐT & PTVN – Chi Nhánh
+ Từ số liệu trên ta thấy, rủi ro tín dụng trong thanh toán L/C nhập khẩu cónhững chuyển biến Tuy nhiên, vẫn còn có những rủi ro tiềm tàng, nợ quáhạn có xu hướng giảm nhưng một phần nợ quá hạn L/C lại được chuyểnsang dư nợ tín dụng thực chất nợ quá hạn tồn tại trong một hình thức khác
Trang 29- Rủi ro tín dụng trong thanh toán xuất khẩu:
+ Rủi ro tín dụng đối với ngân hàng trong nghiệp vụ chiết khấu chứng từ chonhà xuất khẩu và cho vay tài trợ xuất khẩu NHĐT & PTVN – Chi Nhánh
Hà Thành thực hiện chiết khấu chứng từ cho lô hàng xuất khẩu Thực chấtđây là một khoản tín dụng cấp cho khách hàng được thế chấp bằng bộchứng từ xuất theo L/C
+ Theo qui định, nếu quá 60 ngày chiết khấu mà ngân hàng không nhận đượcthông báo trả tiền từ ngân hàng phát hành thì ngân hàng sẽ tự động trích nợtài khoản tiền gửi của khách hàng để thi nợ Trong hoạt động chiết khấuchứng từ, để giảm thiểu rủi ro cho mình, NHĐT & PTVN – Chi Nhánh HàThành chỉ chiết khấu truy đòi, đảm bảo khả năng có quyền truy đòi kháchhàng khi bên nước ngoài từ chối thanh toán
+ Để được chiết khấu, nhà xuất khẩu phải có vận đơn lập theo lệnh của ngânhàng phát hành và toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình cho NHĐT &PTVN – Chi Nhánh Hà Thành, chứng từ hoàn toàn phù hợp với nội dung L/
C, ngân hàng phát hành phải là ngân hàng có uy tín trong thanh toán quốc
tế Cán bộ ngân hàng phải kiểm tra các thông tin về mặt hàng, giá cả và thịtrường của lô hàng xuất vào thời điểm chiết khấu chỉ được thực hiện khingân hàng nhận được điện chấp nhận thanh toán hoặc hối phiếu được kýhậu chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn của ngân hàng phát hành
+ Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng áp dụng tỷ lệ chiết khấunhưng thường không quá 90% giá trị bộ chứng từ Trong thời gian qua, sốtrường hợp ngân hàng đã chiết khấu nhưng không thu được tiền từ ngânhàng phát hành diễn ra rất hạn hữu, chỉ có khoảng một, hai trường hợpnhưng đã được ngân hàng giải quyết dứt điểm
+ Doanh số cho vay chiết khấu L/C của NHĐT & PTVN – Chi Nhánh HàThành liên tục tăng, năm 2009 đạt 120 ngàn USD, năm 2010 đạt 156 ngànUSD tăng 3,5% và đến năm 2011 con số đó là 171 ngàn USD tăng 3,1% sovới năm 2009
Trang 30- Trong hoạt động tài trợ xuất khẩu, NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành
cũng gặp phải rủi ro Rủi ro này được thể hiện qua doanh số cho vay tài trợxuất khẩu và tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 5: Tình hình cho vay tài trợ xuất khẩu tại NHĐT & PTVN – Chi Nhánh
+ Tuy nhiên, cũng có trường hợp NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thànhgặp phải rủi ro khi ngân hàng cho vay nhưng khách hàng sử dụng vốn vay
đó kinh doanh một loại hàng khác với cam kết, hoặc khi doanh nghiệp xuấthàng nhưng lại bị phía nước ngoài từ chối vì hàng kém phẩm chất Nhữngtrường hợp như vậy không thiếu nhưng làm doanh nghiệp không có khảnăng trả nợ cho ngân hàng, phải kết chuyển nợ quá hạn, đã gây thiệt hạikhông nhỏ cho ngân hàng
Rủi ro đối với phương thức nhờ thu
- Đối với phương thức nhờ thu việc thanh toán dựa vào thiện chí của người
mua hoặc người bán, người mua chấp nhận thanh toán nhưng đến ngày đáo
Trang 31hạn người mua chây lỳ không chịu thanh toán Còn người bán thì giao hàngkhông đúng hợp đồng, đã phát sinh một số rủi ro trong phương thức thanhtoán nhờ thu Hiện nay, một số doanh nghiệp cũng đang có xu hướng sửdụng phương thức thanh toán uỷ thác trả chậm DA trong thu hồi tiền hàngxuất khẩu.
- Tuy nhiên, thực tế phát sinh tại ngân hàng NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà
Thành, hầu như các bộ chứng từ trả chậm theo phương thức DA không đượctrả tiền đúng ngày đáo hạn Người mua thường chiếm dụng vốn trong thờigian dài mới thanh toán, gây rủi ro cho ngân hàng thu hộ hoặc ngân hàngxuất trình
+ Trường hợp rủi ro cho ngân hàng thu hộ do người bán vi phạm hợp đồng.Trong thực tiễn xảy ra nhiều trường hợp, người mua muốn có chứng từ đinhận hàng đã gửi cam kết chấp nhận thanh toán cho ngân hàng thu hộnhưng sau khi nhận hàng họ lại trì hoãn thanh toán vì nhiều nguyên nhân:Hàng giao không đúng hợp đồng, hàng bị giảm giá, đã gây tranh chấp kéodài Ngân hàng thu hộ đã cho khách hàng vay thanh toán nhờ thu hàng nhậpkhẩu hoặc có những trường hợp ngân hàng buộc phải cho khách hàng vay
để thanh toán khi ngân hàng nước ngoài thúc giục đòi tiền và phong toả tàikhoản của ngân hàng thu hộ ở nước ngoài Trường hợp này đã xảy ra ởNHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành
Tình huống:
Công ty Thiên long nhận 2.247.400 MT sắt lá và sắt cuộn của công ty Baisco bằng phương thức thanh toán nhờ thu D/A 7 ngày, trị giá 720.722 USD công ty Baisco vi phạm hợp đồng, giao hàng không đúng qui cách đã gây tổn thất cho nhà nhập khẩu Nhà nhập khẩu sau khi gửi giấy cam kết thanh toán nhờ thu đã được NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành giao chứng từ đi nhận hàng, trong khi dì hàng đã nhận thấy Baisco vi phạm hợp đồng nên đã thông báo cho Baisco và ngứng dì hàng Sau đó hai bên thoả thuận thuê Vinacontrol và sở giao dịch kiểm định hàng hoá, xác định được
Trang 32mức độ vi phạm của Baisco, hai bên thương lượng mức bồi thường nhưng không đi đến thống nhất.
Phát sinh tranh chấp kéo dài, đến ngày đáo hạn thanh toán ngân hàng nước ngoài thúc ép ngân hàng Việt Nam trả tiền, buộc ngân hàng NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành phải cho công ty Thiên long vay để thanh toán Gây thiệt hại công ty Thiên long và NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành, ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của ngân hàng trên thương trường quốc tế.
+ Rủi ro cho ngân hàng chuyển chứng từ do người mua vi phạm cam kết thanhtoán:
Người mua nhờ ngân hàng thu hộ đã chấp nhận trả tiền, ngân hàng chuyểnchứng từ đã chiết khấu 80% giá trị bộ chứng từ Nhưng đến ngày đáo hạn ngườimua không thanh toán, trả lại hàng hoá và ngân hàng thu hộ gửi lại chứng từ chongười bán Thực tế này đã và đang xảy ra phổ biến cho một số khách hàng xuấtkhẩu tại ngân hàng thương mại
Tình huống:
Trường hợp công ty TNHH xuất khẩu Navico trong năm 2008, sau khi
giao hàng xuất khẩu cá basa đi Mỹ cho người bán là Seafoods company Công ty đã lập bộ chứng từ xuất khẩu và nhờ NHĐT & PTVN – Chi Nhánh
Hà Thành gửi nhờ thu theo phương thức thanh toán nhờ thu trả chậm sau
50 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành đã tiến hành các thủ tục cần thiết theo qui trình nhờ thu của ngân hàng, gửi bộ chứng từ đến ngân hàng Bank of American nhờ thu hộ số tiền trên hối phiếu và chứng từ 47.500 USD, ngân hàng Bank of American sau khi nhận chứng từ đã xử lý theo đúng thủ tục của nghiệp vụ nhờ thu đã điện báo chấp nhận trả lại số tiền cho Navico vào ngày đáo hạn Nhưng đến ngày đáo hạn, người mua không thanh toán, NHĐT & PTVN – Chi Nhánh
Hà Thành đã điện tra soát, đôn đốc ngân hàng nước ngoài trả tiền cho
Trang 33người bán, nhưng người mua không thanh toán và gửi trả hàng cho người bán vì ngân hàng Bank of American đã gửi trả chứng từ cho người bán.
Trong tình huống này, NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành đã thu được nợ chiết khấu từ Navico từ nguồn tiền bán hàng khác Tuy nhiên, công
ty Navico cũng phải gánh chịu tổn thất giảm giá hàng và tìm đối tác khác bán lô hàng này và phải giảm đến 50% trị giá lô hàng.
Các rủi ro xuất phát từ phía khách hàng của NH ĐT&PT VN (BIDV)
- Ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán quốc tế nhằm phục vụ cho nhu
cầu hoạt động thanh toán thương mại quốc tế của đất nứơc, các doanh nghiệpkinh doanh xuất nhập khẩu là người trực tiếp thực hiện các hoạt động thươngmại đó Vì vậy, nguồn lực kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng rấtnhiều đến hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Khách hàng trongnước là một trong những nguyên nhân góp phần tạo ra rủi ro, tồn tại trongthanh toán quốc tế làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt độngthanh toán quốc tế của NHTM Một số nguyên nhân phát sinh từ phía kháchhàng trong nước có thể kể:
+ Khách hàng chưa nắm vững luật kinh tế, tạo sơ hở về mặt pháp lý khi kýkết hợp đồng và khi xảy ra tranh chấp không có cơ sở để khiếu nại
+ Khách hàng chưa thông thạo về kỹ thuật buôn bán ngoại thương và nghiệp
vụ thanh toán quốc tế Một số doanh nghiệp tham gia trực tiếp xuất nhậpkhẩu nhưng chưa am hiểu về kỹ thuật buôn bán ngoại thương không nắmvững các thông lệ quốc tế như:
Ký hợp đồng không phù hợp giữa phương thức thanh toán và đảm bảothanh toán
Khi thương lượng ký kết hợp đồng thương mại thường dễ dàng chấp nhậncác phương thức thanh toán và điều kiện thanh toán bất lợi cho mình
Chấp nhận các bất lợi trong nội dung L/C nên đã dẫn đến rủi ro thanhtoán
Trang 34 Chọn nhầm đối tác.
Việc lập chứng từ hàng xuất theo L/C còn nhiều sai sút, còn quan điểm saisút chứng từ nhỏ không ảnh hưởng đến quá trình thanh toán, sẵn sàng camkết chấp nhận rủi ro và yêu cầu ngân hàng thương lượng gửi chứng từ điđổi tiền, tạo điều kiện cho nước ngoài từ chối thanh toán
Sự dễ dãi, cả tin, chạy theo lợi nhuận, một số doanh nghiệp không thựchiện đúng theo cam kết với ngân hàng trong và ngoài nước
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, phá sản
- Các khách hàng của BIDV Hà Thành nói riêng và các nhà xuất nhập khẩu
của Việt Nam nói riêng đều chưa thực sự hiểu rõ vể các quy trình cũng nhưquy định trong các giao dịch thương mại quốc tế Đặc biệt là khó khăn trongviệc lập ra bộ chứng từ phù hợp với những điều khoản và điều kiện của thưtín dụng khi mà bản thân lại chưa biết gì về nó
- Trong thực tiễn thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng thư tín dụng,
thanh toán viên ngân hàng đã gặp không ít trường hợp không thực hiện đúngthời hạn kiểm tra chứng từ hoặc buộc phải từ chối không thanh toán chokhách, lý do là người xuất khẩu tuy đã được nhắc nhở song vẫn không nộpchứng từ kịp thời hay lập bộ chứng từ không khớp với thư tín dụng như mô
tả sai hoặc không đầy đủ về hàng hóa Do đó, khách hàng là nguồn rủi ro khálớn cho ngân hàng khi thực hiện hoạt động thanh toán xuất khẩu qua cácphương thức thanh toán chuyển tiền, nhở thu và tín dụng chứng từ
- Đôi khi chính khách hàng là người gây ra các rủi ro, họ đã cố tình thông
đồng với nhau để lừa ngân hàng, gây cho ngân hàng các rủi ro tín dụng, giảm
uy tín của ngân hàng Do vậy, ngân hàng trước khi tiến hành hoạt động cầnnghiên cứu kỹ khách hàng của mình xem họ có đủ tư cách và khả năng thựchiện hoạt động xuất khẩu hay không nhằm tránh những rủi ro cho ngân hàng
Các rủi ro chủ quan xuất phát từ NH ĐT&PT VN (BIDV)
- Thái độ cán bộ thanh toán ở một số nơi còn hạn chế, còn non yếu nghiệp vụ,
thiếu kinh nghiệm, thiếu thận trọng trong xử lý nghiệp vụ Cán bộ thanh
Trang 35thanh toán quốc tế và chuyên sâu về phát triển các sản phẩm tài trợ thươngmại Đây là nguyên nhân cốt lõi mang đến rủi ro và tồn tại trong thanh toánquốc tế
- Chưa có sự phối kết hợp cao giữa các bộ phận có liên quan để tạo nên một
dịch vụ khép kín trong thanh toán quốc tế, tín dụng và kinh doanh ngoại tệ.Việc phân chia mỗi nghiệp vụ là phòng độc lập như: phòng xuất, phòngnhập, phòng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, phòng bảo lãnh, hối đoái… đãlàm giảm đi sự liên kết phối kết hợp xử lý nghiệp vụ và nâng cao hiệu quảthanh toán quốc tế
- Sản phẩm chưa đa dạng, chưa đáp ứng hết nhu cầu dịch vụ ngày càng cao
của khách hàng và thương mại quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay.Hiện nay, không chỉ riêng NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành mà hầuhết các ngân hàng thương mại được hoạt đông kinh doanh đối ngoại chỉtriển khai các dịch vụ truyền thống phục vụ các giao dịch thương mại đơngiản, chưa có sự bứt phá đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài trợthương mại mới
- Sự thiếu thông tin về đối tác và ngân hàng nước ngoài, khả năng thu thập
thông tin để đánh giá năng lực của khách hàng trong nước chưa được chútrọng Việc phân loại khách hàng chưa tuân thủ theo các tiêu chuẩn nhấtđịnh còn qua loa đã tạo nên những cơ sở mà doanh nghiệp có thể lợi dụng và
vi phạm cam kết với ngân hàng
- Công nghệ cho hoạt động thanh toán quốc tế chưa hoàn thiện còn lỗi hệ
thống, việc nhận tin, truyền tin, hạch toán còn trục trặc, chương trình báocáo thống kê thanh toán quốc tế còn lạc hậu, chưa thay đổi kịp theo hướngđổi mới các nội dung báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cũng như của riêngNHĐT & PTVN – Chi Nhánh Hà Thành, hầu hết báo cáo thống kê về thanhtoán quốc tế phải xử lý thủ công
Các rủi ro xuất phát từ môi trường trong nước và quốc tế
Chúng ta nhận thấy các hành vi gian lận lừa đảo trong thanh toán quốc tế đãgóp phần tạo nên những tổn thất to lớn cho các bên bị hại và đã ảnh hưởng lớn
Trang 36đến hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM Điều này có thể đúc kết lại do cácnguyên nhân sau:
- Sự tinh vi của các thủ đoạn lừa đảo quốc tế.
- Sự thiếu đạo đức trong kinh doanh của khách hàng nước ngoài.
- Trong thanh toán hàng xuất theo L/C, khách hàng và ngân hàng mở L/C
thông đồng bắt bất hợp lệ chứng từ để từ chối thanh toán hoặc trì hoãn thanhtoán
- Trong thanh toán nhờ thu trả chậm thường xuyên vi phạm cam kết thanh
toán, kéo dài thời gian thanh toán
- Không thực hiện đúng điều khoản thanh toán theo phương thức chuyển tiền.
- Sự biến động của môi trường kinh tế, pháp lý và thị trường tài chính là
nguyên nhân khá quan trọng gây ra rủi ro cho hoạt động thanh toán xuất khẩucủa Chi nhánh Các quy định của pháp luật áp dụng cho hoạt động thanh toánxuất khẩu có thế gây ra các tranh chấp, do đó mà rủi ro trong hoạt động thanhtoán là không thể tránh khỏi Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường tàichính có thể gây ra các rủi ro về lãi suất, tỷ giá gây thiệt hại cho Chi nhánhtrong quá trình hoạt động thanh toán xuất khẩu
- Sự thay đổi kinh tế, chính trị của nước bạn hàng và môi trường kinh doanh
quốc tế Do liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề và đối tượng kinh tếcủa nhiều quốc gia khác nhau, hoạt động thanh toán quốc tế chịu ảnh hưởngmạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị xă hội của các quốcgia Một sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng như thay đổi vềquy dịnh dự trữ ngoại hối, các quy định về thuế, phí xuất nhập cảnh, sự thayđổi lănh đạo hay quan điểm của các Đảng phái sẽ ảnh hưởng đến khả năng và
sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đă thỏa thuận giữa các bên Có thế lấy ví dụ
về ảnh hưởng của yếu tố môi trường quốc tế đến hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu thông qua việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong năm 2009 nhưsau:
Tình huống: Khủng hoảng tài chính, suy thoỏi kinh tế toàn cầu tiếp diễn khiến cho phân khóc hàng dệt may cao cấp của Việt Nam bị ảnh hưởng do
Trang 37người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2009 tổng cầu hàng dệt may trên thế giới có thể giảm 15%, mục tiêu xuất khẩu từ 9,2-9,5 tỷ USD đang là thách thức lớn với dệt may trong nước
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, khó khăn lớn nhất rơi vào những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ (chiếm khoảng 55% thị phần của hàng dệt may xuất khẩu trong năm 2008) Nhiều nhãn hiệu lớn, nhiều khách hàng truyền thống đã giảm đến 50% đơn hàng.
Kế đến là thị trường EU Do đồng EURO mất giá nên xuất khẩu vào thị trường này cũng bị ép giá Bà Trần Thị Sinh Duyên, Giám đốc công ty cổ phần May Hai (Hải Phòng) cho biết, Mỹ, EU là những thị trường xuất khẩu lớn của May Hai, nhưng từ đầu năm tới nay, giá trị xuất khẩu của công ty vào các thị trường này giảm 30- 40%, đặc biệt giảm mạnh tại thị trường Mỹ.
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với biến động của tỷ giá hối đoái ảnh
hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng v́à ngân hàng làtrung tâm thanh toán của nền kinh tế Tỷ giá hối đoái cao hay thấp sẽ có tácđộng trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu và đến lượt ḿình, các hoạtđộng xuất nhập khẩu lại ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc
tế của các ngân hàng thương mại Theo thống kê của BIDV Hà Thành, tronggiai đoạn 2008-2011, lợi nhuận từ hoạt động thanh toán xuất khẩu đối vớihàng dệt may Việt Nam giảm 10% vào năm 2010 so với năm 2009
- Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự vận
động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và từ đó ảnh hưởng đến quá tŕnh thanh toán, gây thiệt hại cho các bêntham gia trong đó có ngân hàng
d Nghiên cứu đối tượng gặp rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu
Trang 38- Đối tượng gặp rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu chính là tài sản,
tiền bạc, con người, mất đi cơ hội của các bên ngân hàng tham gia vào hoạtđộng thanh toán và của những cá nhân tham gia vào hoạt động xuất nhậpkhẩu tiến hành thanh toán qua ngân hàng
- Trong giai đoạn 2008-2011, đối tượng mà Chi nhánh tập trung phòng ngừa
rủi ro nhất là tài sản và tiền bạc của Chi nhánh Những rủi ro này phát sinhthường do hai lý do chính, cho vay tín dụng phục vụ xuất khẩu và xử lư rủi
ro gây ra do lỗi kiểm tra chứng từ Việc cho vay tín dụng gây ảnh hưởng trựctiếp đến tài sản của Chi nhánh nên khi tiến hành cho vay, Chi nhánh tiếnhành kiểm soát kỹ lưỡng dòng tiền lưu thông từ qua các phòng ban bằng cơchế quản lư vốn tập trung, tránh hiện tượng một khách hàng lại được vay tíndụng tại cùng một lúc hai phòng ban của Chi nhánh Bên cạnh đó là việc tiếnhành điều tra tính chính xác của thông tin khách hàng và khả năng tài chínhcủa khách hàng để đảm bảo thu hồi lại được vốn vay từ khách hàng
- Không chỉ kiểm soát tài sản do cho vay tín dụng xuât khẩu, Chi nhánh chú
trọng quan tâm đến rủi ro do lỗi kiểm tra chứng từ Đây là rủi ro mang lại hậuquả lớn cho Chi nhánh Nếu như kiểm tra thấy chứng từ có lỗi, sẽ mang lạinguồn thu cho Chi nhánh Nhưng ngược lại, nếu như việc kiểm tra chứng từcủa Chi nhánh không tốt, có thể gây nên những vụ kiện lớn, gây thiệt hại choChi nhánh cả về tiền bạc, thời gian để theo kiện và uy tín của Chi nhánh cũng
bị suy giảm, làm mất đi nhiều bạn hàng Thực tế tại Chi nhánh đă từng xảy ra
vụ kiện
- Nhờ có việc nghiên cứu kỹ lưỡng đối tượng gặp rủi ro, từ đó Chi nhánh đưa
ra được các biện pháp ngăn ngừa rủi ro và nếu rủi ro xảy ra thì thiệt hại thếnào là nhỏ nhất, nên tại BIDV Hà Thành trong giai đoạn 2008-2011 không cótổn thất lớn về tài sản, lỗi kiểm tra chứng từ đă xảy ra nhưng nhờ việc nghiêncứu kỹ về đối tác nên Chi nhánh đă xử lý bằng thương lượng nên thiệt hạikhông lớn
e Lập bảng danh mục rủi ro
Trang 39Chi nhánh đã thiết kế một bảng danh mục rủi ro nhằm liệt kê một cách có hệthống những rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động thanh toán quốc tế từ đó có
kế hoạch theo dõi giám sát và có biện pháp phòng ngừa cũng như hạn chế rủi ronếu xảy ra
Bảng 6: Bảng danh mục rủi ro BIDV Hà Thành
11
1.2 Rủi ro khi khách hàng thông
đồng để lừa ngân hàng
2 Các rủi ro xuất phát từ nhân
viên thanh toán của Chi nhánh
bộ
54bộ
3.4 Rủi ro pháp lý
(Nguồn: Báo cáo cuối năm phòng thanh toán xuất khẩu BIDV Hà Thành)
1.3.1.2 Tổ chức
a Bộ máy quản trị:
Trang 40 Quản lý các hoạt động Thanh toán quốc tế
Thực hiện trực tiếp việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ nhập khẩubằng phương thức TTR; mở hồ sơ L/C nhập khẩu; nhận L/C củangân hàng nước ngoài mở và thông báo cho khách hàng là người thụhưởng;