Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Đề tài : Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn Quận 9 Giáo
Trang 1KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
: : : : :
LƯƠNG THỊ CƯNG
03135009 DH03TB
2003 – 2007 Quản lý thị trường Bất Động Sản
TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2007
Trang 2BỘ MÔN QUY HOẠCH
LƯƠNG THỊ CƯNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN 9
Giáo viên hướng dẫn: KS Phan Văn Tự
Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Ký tên: ………
Tháng 7 năm 2007
Trang 3∗ ∗ ∗ u ∗ ∗ ∗
Con xin cảm ơn gia đình - những người luôn yêu thương và dạy dổ
con nên người, tao điều kiện cho con trong suốt quá trình học tập để con có được ngày hôm nay
Em xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản đã dạy bảo truyền đạt cho em những kiến thức và những kinh nghiệm quý báo để
em vững bước vào đời
Em xin chân thành cảm ơn thầy Phan Văn Tự đã nhiệt tình và hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Thảo và anh Nguyễn Trường Ngân đã cung cấp nguồn tài liệu hữu ích và nhiệt tình chỉ dẫn em trong thời gian qua
Và cuối cùng em xin gởi lời chúc sức khoẻ và lòng biết ơn đến quý thầy cô và anh chị
Đại học Nông Lâm Tp.HCM, tháng 7/2007
Lương Thị Cưng
Trang 4Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Đề tài : Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn Quận 9
Giáo viên hướng dẫn : KS Phan Văn Tự, Bộ môn Quy hoạch, Khoa Quản lý
Đất đai & Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Nội dung tóm tắt của báo cáo :
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng tăng, trong khi đất đai
là nguồn tài nguyên vô hạn Chính vì lẽ đó nên việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi có sự cân nhắc và quản lý có khoa học
Thế nhưng, công tác lập QHKHSDĐ hiện nay còn rất nhiều bất cập như tiến độ lập QHKHSDĐ còn chậm và chất lượng còn thấp Ở một số Bộ, ngành, địa phương công tác này còn có nội dung chưa phù hợp với thực tiễn, tính khả thi thấp…Vì thế mà công tác lập QHKHSDĐ trở thành vấn đề cấp bách của các cấp, các ngành hiện nay đòi hỏi việc sử dung đất phải mang lại hiệu quả, tránh lãng phí
Trên cơ sở phân tích đánh giá phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Quận 9 đến năm 2010, chủ yếu dựa vào phương pháp Swot và so sánh Và so với các chỉ tiêu mà Quận đã thực hiện được trong năm 2006 để tiến hành đánh giá hiệu quả
mà phương án đã mang lại trong năm 2006 cũng như trong kỳ quy hoạch nhằm đề xuất nâng cao hơn nữa tính khả thi của phương án trong kỳ quy hoạch
Quá trình đánh giá hiệu quả phương án phương pháp chủ đạo được sử dụng
xuyên suốt là phương pháp phân tích Swot và phương pháp so sánh
Và kết quả cuối cùng đạt được trong quá trình đánh giá là các hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường mà phương án mang lại trong kỳ quy hoạch, cụ thể là:
Tăng tỷ trọng cơ cấu kinh tế từng ngành và có sự chuyển dịch đúng hướng Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 14,3%/năm Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm các khu vực như sau:
− khu vực II (công nghiệp và xây dựng) là 13-14%
− khu vực III (các ngành thương mại-dịch vụ) là 20,6%
− khu vực I (nông nghiệp) là 1-1,2%
Lợi nhuận từ việc chuyển cơ cấu sử dụng đất mà phương án mang lại trong kỳ quy hoạch là : 3.347,439 tỷ đồng Bình quân hàng năm mang lại lợi nhuận là 669,495
tỷ đồng góp vào ngân sách nhà nước
Đánh giá được tiến độ thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm đưa ra những biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giảm thiểu tối đa tình trạng quy hoạch treo, quy hoạch nhỏ lẻ không đồng bộ gây thất thoát cho ngân sách nhà nước và sử dụng đất lãng phí không có hiệu quả
Bước đầu cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng khu dân cư trung tâm thương mại - dịch vụ đa năng cấp Thành phố, góp phần quy hoạch phát triển
Tp.HCM trở thành “Thành phố mở năm 2020”
Góp phần nâng cao và giải quyết các áp lực trong lĩnh vực xã hội như giáo dục,
Trang 6M ỤC L ỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 2
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 2
I.1.1 Cơ sở khoa học 2
I.1.2 Cơ sở pháp lý 3
1.1.3 Cơ sở thực tiển 3
I.2 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 3
I.2.1 Lịch sừ hình thành 3
I.2.2 Điều kiện tự nhiên 4
I.2.3 Tài nguyên thiên nhiên 5
I.2.4 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 6
I.2.5 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 7
I.3 Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện 13
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUU 14
II.1 Đánh giá nguồn lực và tiềm năng của quận 9 14
II.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của việc sử dụng đất hiện trạng 17
1I.3.1 Nhóm đất nông nghiệp 17
1I.2.2 Nhóm đất phi nông nghiệp 19
II.2.3 Biến động sử dụng đất 22
II.3 Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất 25
II.3.1 Phân vùng sử dụng đất 25
II.3.2 Đánh giá tiềm năng đất đai 26
II.4 Giới thiệu phương án quy hoạch sử dụng đất 29
II.4.1 Định hướng sử dụng đất dài hạn 29
II.4.2 Quan điểm khai thác sử dụng đất 30
II.5 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất 31
II.5.1 Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thời kỳ quy hoạch (2006 – 2010) 31
II.5.2 Giới thiệu phương án được chọn 33
II.6 Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án quy hoạch sử dụng đất 35
II.6.1 Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành theo phương án quy hoạch .35
II.6.2 Thực hiên mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế 36
II.6.3 Phân tích phác tính nguồn thu, chi từ đất do phương án quy hoạch mang lại 39
II.6.4 Đánh giá tiến độ thực hiện dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật thực hiện năm 2006 42
II.6.5 Đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế mà phương án quy hoạch mang lại trong kỳ kế hoạch 2006-2010 42
II.6.6 Quy hoạch ảnh hưởng đến giá đất 43
II.6.7 Quy hoạch ảnh hưởng đến thị trường bất động sản 44
II.7 Hiệu quả xã hội 45
II.7.1 Thực hiện mục tiêu phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội 45
II.7.2 Đánh giá tổng hợp hiệu quả xã hội phương án QHSDĐ mang lại 49
II.8 Hiệu quả môi trường 49
II.8.1 Độ che phủ 49
II.8.2 Đánh giá chung về tình hình thực hiện môi trường trên địa bàn Quận năm 2006 và đề xuất phương án 50
KẾT LUẬN 51
Trang 7HỆ THỐNG BẢNG BIỂU
Bảng 01: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quận
Bảng 02: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Quận
Bảng 03 :Doanh thu ngành thương mại – dịch vụ trên địa bàn Quận
Bảng 04: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản
Bảng 05: Hiện trạng các loại đất nông nghiệp
Bảng 06: Hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp Bảng 07: Hiện trạng các loại đất phi nông nghiệp
Bảng 08: Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng
Bảng 09 :Diễn biến đất đai qua các năm
Bảng 10: Khả năng thích nghi đất đai của các LHSDDĐNN
Bảng 11: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành
Bảng 12: Gía trị sản xuất và cơ cấu ngành thực hiện năm 2006
so với mục tiêu
Bảng 13 : Giá trị sản xuất ngành Nông, Lâm, Thủy sản
Bảng 14 : Cơ sở công nghiệp trên địa bàn Quận 9
chia theo thành phần kinh tế
Bảng 15 : Doanh thu kinh doanh thương mại
trên địa bàn Quận chia theo ngành
Bảng 16 : Cơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ trên địa bàn Quận
Bảng 17 :Vốn đầu tư ngành thương mại – dịch vụ trên địa bàn Quận
Bảng 18: Phác tính nguồn thu tù đất do phương án quy hoạch mang lại
Bảng 19 : Phác tính nguồn chi từ đất do phương án quy hoạch mang lại
Bảng 20 : Kết quả thu chi từ đất năm 2006
Bảng 21: Các tiến độ thực hiện các công trình hạng mục năm 2006
Bảng 22 : Diện tích các loại đất theo cơ cấu ngành năm 2005 và 2010
Bảng 23 : Phân bố lao động trong các ngành sản xuất
Bảng 24 : Phân bố lao động trong các ngành sản xuất trong năm 2006 so với mục tiêu Bảng 25 : Tình hình phát triển y tế Quận qua các năm
Bảng 26 : Hiệu suất đào tạo trên địa bàn Quận qua các năm
Bảng 27 : Các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn Quận
Bảng 28: Độ che phủ trên địa bàn Quận trong kì quy hoạch so với hiện trạng
Trang 8Phụ lục 5 : biểu chu chuyển 13/KH kế hoạch thu hồi đất phân theo tùng năm
Phụ lục 6 : biểu phác tính nguồn thu từ đất theo phương án quy hoạch
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia Nó vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất của nông nghiệp và cũng là nơi xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh và an ninh quốc phòng Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, trong khi đất đai lại giới hạn về diện tích nên càng trở nên khan hiếm
Chính vì lẽ đó nên việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi có sự cân nhắc và quản lý có khoa học Vì thế mà công tác lập QHKHSDĐ trở thành vấn đề cấp bách của các cấp, các ngành hiện nay Thật vậy, tại điều 6 Luật Đất Đai 2003 quy định rõ công tác lập QHKHSDĐ là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, cũng tại điều 21, 22, 23 mục 2 Luật Đất Đai 2003 quy định
cụ thể về nguyên tắc, căn cứ và nội dung lập QHKHSDĐ, bên cạnh đó còn có nhiều Thông Tư và Nghị Định hướng dẫn cụ thể về công tác này như TT 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định QHKHSDĐ và các điều 12,
13, 14, 15, 16, 17, 18, 26 của NĐ 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật Đất Đai
Thế nhưng, công tác lập QHKHSDĐ hiện nay còn rất nhiều bất cập như tiến độ lập QHKHSDĐ còn chậm và chất lượng còn thấp Ở một số Bộ, ngành, địa phương công tác này còn có nội dung chưa phù hợp với thực tiễn, tính khả thi thấp… Nếu công tác lập QHKHSDĐ không mang lại hiệu quả thì có nghĩa là việc sử dụng đất không đạt hiệu quả, không mang tính bền vững và gây lãng phí
Quận 9 được tách ra từ Huyện Thủ Đức cũ, là một trong 5 quận ngoại thành đang trong quá trình đô thị hóa Quận 9 có vị trí địa lý rất thuận lợi tuy nhiên bên cạnh tồn tại những khó khăn trong công cuộc đô thị hóa Chính vì vậy mà việc nghiên cứu đánh giá các phương án QHKHSDĐ đưa ra những giải pháp để công tác QHKHSDĐ đạt hiệu quả cao hơn là một nhu cầu cần thiết đối với cấp quốc gia nói chung và Quận 9 nói riêng
Được sự đồng ý của Khoa Quản lý đất và bất động sản, để đánh giá hiệu quả và nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
¾ Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của Quận 9
¾ Tìm hiểu sơ lược tác động của phương án QHKHSDĐ của Quận ảnh hưởng đến thị trường bất động sản trên địa bàn Quận
¾ Dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả của phương án, đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập QHKHSDĐ
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
¾ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương án quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất của Quận 9 – Thành phố Hồ Chí Minh
¾ Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Quận 9 – Thành Phố Hồ Chí Minh
Trang 10PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
Cơ sở khoa học là giải trình các phương pháp được sử dụng trong đề tài Trong quá trình nghiên cứu có nhiều phương pháp được sử dụng tuy nhiên có hai phương pháp chính được sử dụng Đó là phương pháp phân tích SWOT và phương pháp SO SÁNH Sau đây là giải trình các phương pháp:
a Phương pháp phân tích SWOT
¾ Nguồn gốc của phương pháp phân tích SWOT
Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch
¾ Định nghĩa SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths
(Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ) Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh
¾ Mô hình SWOT
Mô hình Swot thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản
− Chiến lược S-O (Strengths - Opportunities) theo đuổi các cơ hội phù hợp nhất với những điểm mạnh
− Chiến lược W-O (Weaknesses - Opportunities) vượt qua những điểm yếu
để theo đuổi cơ hội
− Chiến lược S-T (Strengths - Threats) sử dụng các lợi thế để giảm thiệt hại đối với những thách thức bên ngoài
− Chiến lược W-T (Weaknesses - Threats) lập kế hoạch ngăn ngừa điểm yếu tránh những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài
Trang 11I.1.2 Cơ sở pháp lý
Các văn bản pháp quy có liên quan đến quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất :
− Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992
− Luật Đất Đai 2003
− Nghị Định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Bộ TNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh, thẩm định, phê duyệt QH-KHSDĐ
− Thông Tư 28/2004/TT-BTNMT của bộ TNMT về việc thực hiện công tác kiểm
kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
− Thông Tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 1/1/2004 của bộ TNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh, thẩm định, phê duyệt QH-KHSDĐ
− Quyết định 10 của bộ TNMT hướng dẫn quy trình lập QH-KHSDĐ các cấp
− Quyết định 04 của bộ TNMT hướng dẫn quy trình lập QH-KHSDĐ cho 3 cấp (tỉnh, huyện, xã)
1.1.3 Cơ sở thực tiển
− QHSDĐ của TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010
− Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội TP.Hồ Chí Minh đến năm 2020
− QH phân bố không gian chung đến năm 2020 Quận 9, TP.Hồ Chí Minh
− QH phát triển kinh tế-xã hội Quận 9 TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010
− Báo cáo tổng kết hoạt động của UBND Quận 9 nhiệm kỳ 1999 – 2004
− Niên giám thống kê 1999 – 2004 Quận 9 TP.Hồ Chí Minh
− Hệ thống biểu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2000, 2002, 2005 của Quận 9
I.2 Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Quận 9 có khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đang được xây dựng và đưa vào thực hiện
Trang 12I.2.2 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
- Toàn Quận có tổng diện tích tự nhiên là 11.389,62 ha chiếm tỷ trọng 5,4% diện tích toàn Thành Phố và bằng 81% diện tích khu vực nội thành
- Nằm phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh
- Cách trung tâm Thành Phố 7 km theo quốc lộ 52
- Nối liền Thành Phố Hồ Chí Minh với khu công nghiệp Biên Hòa – du lịch Vũng Tàu và các tỉnh phía Bắc
- Phía Đông giáp với sông Đồng Nai ( sông lớn nhất Đông Nam Bộ ) chạy từ bắc xuống nam thông với sông Sài Gòn
- Phía Bắc giáp với thành phố Biên Hòa ( Đồng Nai – Bình Dương )Nhà Bè
- Phía Nam giáp với Quận 2 và sông Đồng Nai
- Phía Tây giáp Quận Thủ Đức, lấy quốc lộ 52 làm ranh giới
- Đất trũng và địa hình phẳng, nằm ở phía đông nam của Quận và ven các kênh rạch, cao độ từ 0,8 – 2m chiếm 65% DTTN toàn Quận
- Do đặc trưng địa hình của Quận phần gò và sườn gò có độ cao thích hợp với việc xây dựng các công trình lớn Bên cạnh đó còn có vùng địa hình thấp trũng, đất bị phèn mặn và ngập úng, chiếm khoảng 70% DTTN, nên cần phải có biện pháp phòng chống ngập úng và xây dựng hệ thống thủy lợi thích hợp
10 Đối với khu vực trũng như khu dân cư Nam Hòa – Phước Long A, Phú Hữu, Long Trường, Trường Thạnh, mưa lớn kéo dài thường gây ngập úng
Trang 13I.2.3 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Xét theo hệ thống phân loại Việt Nam thì đất Quận 9 thuộc 5 nhóm đất trong 9 nhóm đất của Thành Phố, bao gồm:
- Đất vàng đỏ và vàng xám: tập trung khu đồi Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng
Nhơn Phú A, Tân Phú, diện tích khoảng 1.576,52 ha, chiếm 13,84% diện tích toàn Quận, có tầng đất dày, nghèo các chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước kém
- Đất xám: phân bổ ở vùng gò Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, phường Long
Trường, một phần ấp Tây Hòa, phường Phước long A, với diện tích 1.234,23 ha, chiếm 10,92% diện tích toàn Quận Xét về mức độ thích nghi thì đất này phù hợp với loại đất xây dựng hơn là đất nông nghiệp vì có nền móng tương đối ổn định
- Đất phù sa: phân bổ ở phía Tây các phường Long Phước, Long Bình với diện
tích 196,95 ha, chiếm 2,08 % diện tích toàn Quận, lý tưởng cho việc trồng lúa
- Đất phèn: phân bổ ở các khu Trường Lưu, Phước Lai, phường Long Trường,
Phú Hữu, vùng bưng Long Thạnh Mỹ, phần lớn Long Phước với diện tích 6.451,94 ha, chiếm 56,65 % diện tích toàn Quận gồm 2 nhóm phụ sau:
- Đất phèn phát triển: có diện tích 307,73 ha Đây là loại đất với đặc tính phèn
nhiều
- Đất phèn tiềm tàng: có diện tích 6.144.21 ha, có mức độ nhiễm phèn từ trung
bình đến nhiều nhưng ở dạng tiềm tàng Đất này sản xuất lúa nước vẫn có năng suất tương đối cao
- Đất xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích 83,32 ha, chiếm 0,88% diện tích toàn Quận
phân bổ ở các khu vực phía Bắc phường Long Bình Loại đất này không có khả năng sản xuất, có thể sử dụng cho việc khai thác làm vật liệu xây dựng Đồng thời có thể trồng và bảo vệ rừng nhằm khôi phục hệ sinh thái tự nhiên hoặc đưa vào sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp
Chuyển đổi phân loại đất theo FAO/UNESCO thì đất ở địa phương được chia thành 3 nhóm (grouping):
Tài nguyên nước
Quận 9 có hệ thống sông rạch khá chằng chịt gồm các hệ thống chính sau:
- Sông Đồng Nai: đây là con sông lớn nhất vùng Đông Nam Bộ bắt nguồn từ cao
nguyên Lâm Đồng đổ về biển Đông đi qua địa giới Quận 9 sông rộng 800m với độ sâu 15m nơi sâu nhất 20m,hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước ngọt Đây là con sông giúp đẩy mặn cung cấp nước ngọt cho toàn địa bàn Quận bao gồm cả nông nghiệp và sinh hoạt
- Quận còn có các hệ thống sông rạch: sông rạch Chiếc, Trao Trảo, rạch Bà Ông Cày, rạch Ông Nhiêu với tổng diện tích mặt nước là 2.807,73 ha góp phần không
Trang 14Cua-nhỏ vào việc cung cấp nước ngọt cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn
Tài nguyên cảnh quan
- Do đặc điểm phân dị về địa hình cùng với hệ thống sông rạch và mảng xanh khá phát triển thuận tiện cho việc tạo thành các điểm du lịch khu vui chơi tham quan, giải trí dã ngoại
- Khu đồi gò với độ cao 32 m, diện tích 100 ha, có thể bố trí khu thể thao, vui chơi kết hợp khôi phục lại những công trình lịch sử, văn hóa đủ sức phục vụ nhu cầu vui chơi của nhân dân Thành Phố và các vùng lân cận
I.2.4 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
- Quận 9 có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố, nối liền thành phố Hồ Chí Minh với khu công nghiệp Biên Hòa, khu du lịch Bà Rịa Vũng Tàu và các tỉnh phía Bắc tạo ra mối giao lưu kinh tế văn hóa giữa Quận với Thành Phố và các Quận lân cận Do đó Quận 9 được sự quan tâm đầu tư ưu tiên phát triển về kinh tế xã hội cũng như củng cố an ninh quốc phòng Với vị trí địa lý thuận lợi, đầu cầu của khu kinh tế trọng điểm lớn của đất nước ở phía Nam, Quận 9 sẽ đóng vai trò là Quận ven với nhiều chức năng quan trọng trong quy hoạch phát triển thành phố Hồ Chí Minh trở thành “thành phố mở” vào năm 2020 Đây cũng chính là cơ hội
để “vùng bưng” thực sự trở thành đô thị mới văn minh hiện đại
- Nguồn nước mặt và nước ngầm của Quận khá dồi dào, là nguồn nước chính cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trong Quận nói riêng và thành phố nói chung.Vì vậy, nguồn nước cũng tham gia một vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội của Quận và cả ở thành phố
- Quận có một hệ thống sông rạch phát triển, tạo nên một hệ thống thoát nước tự nhiên rất tốt, bên cạnh đó phần lớn địa hình của Quận thấp trũng, lại là nơi đóng vai trò là hồ điều hòa nước ở phía bắc cho khu vực trung tâm thành phố nên khi quy hoạch cần phải lưu ý giữ lại được hệ thống sông rạch này, tránh sang lấp tùy tiện
- Đặc trưng địa hình của Quận có phần gò và sườn gò đạt được độ cao thích hợp
để xây dựng các công trình lớn Nếu xét về tính chất cơ lý của đất thì phần phía Tây Bắc của Quận thuận lợi trong việc xây dựng cơ bản hơn phần phía Đông Nam
- Với điều kiện thổ nhưỡng đã được nêu trên cùng với sự phong phú về nguồn nước, khá thuận lợi cho việc cải tạo để chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa – hiệu quả thấp, sang các loại cây có giá trị cao hơn, tạo được cảnh quan phù hợp với đô thị
- Do đặc điểm phân dị về địa hình, cùng với hệ thống sông rạch phát triển, tạo nên nhiều phong cảnh đẹp, có thể hình thành các khu vui chơi, khu du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng phục vụ cho nhu cầu của dân cư thành phố và các vùng lân cận
Khó khăn
- Với đặc điểm khí hậu đôi lúc gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân Mùa mưa gây ngập úng đối với khu vực vùng trũng Mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng phèn hóa, gây khó khăn cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng Với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên dễ phát sinh sâu bệnh hại cây trồng
Trang 15- Hệ thống sông rạch chằng chịt cùng khu vực đất vùng bưng với địa chất công trình yếu gây khó khăn cho việc đi lại, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, tiến độ đô thị hóa không đồng đều giữa các phường trong Quận
- Xuất phát điểm là khu vực vùng bưng, kinh tế chủ yếu thuần nông, đời sống người dân gắn liền với thửa ruộng, cánh đồng của mình, trình độ dân trí còn thấp Đây cũng chính là áp lực lớn trong quá trình đô thị hóa của Quận, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, giải quyết việc làm cho những người dân trong vùng
dự án có đất bị thu hồi để thực hiện quá trình đô thị hóa
I.2.5 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Quận 9 là Quận mới thành lập năm 1997, nằm trong hành lang công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai, Quận có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nền kinh tế của Quận Theo thống kê năm 2005, tổng giá trị sản xuất trong địa bàn của Quận đạt 6.917,69 tỷ đồng Trong đó :
− Công nghiệp chiếm 79,9%, thu hút 23,58% lao động
− Nông nghiệp chiếm 1,3%, thu hút 6,33% lao động
− Thương mại dịch vụ chiếm 18,8%, với 19,50% lao động
Thế mạnh trong cơ cấu kinh tế của Quận là công nghiệp nên cần phải có quy hoạch sử dụng đất cụ thể nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe của nhân dân
Bảng 01: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quận
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
- Trong thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn đã chú trọng đầu tư vốn thay đổi công nghệ, máy móc, nâng cao chất lượng, đổi mới trong công tác quản lý, tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Quận đã góp phần làm tăng giá trị sản lượng CN – TTCN toàn Quận
- Tổng sản lượng CN – TTCN từ năm 2000 – 2005 đạt 4.913,402 tỷ đồng Giá trị tổng sản lượng ngành bình quân hàng năm tăng 14,2 %
Trang 16Bảng 02: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Quận
846.456 12.019 18.152 234.672 81.473 87.856 1.440.882
991.187 10.083 72.368 270.999 210.449 89.821 1.563.340
1.328.177 6.962 95.222 366.797 232.738
102.342 1.845.613
1.451.814 2.935 106.694 460.629 238.210 158.060 2.495.060
Tổng cộng 2.534.964 2.721.510 3.208.247 3.977.851 4.913.402
( Theo niên giám thống kê Quận 9 )
- Nhìn chung, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Quận thấp
hơn tốc độ phát triển chung của Thành Phố, chiếm 4% tổng giá trị sản xuất công
nghiệp trên địa bàn Thành Phố
- Các ngành hiện đang phát triển khá nhanh: may quần áo, gia công giày da, sản
xuất đồ gỗ, chủ yếu là làm gia công Do đó, giá trị sản xuất đạt không cao, không ổn
định, nói cách khác sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp vẫn đang lúc khó
khăn trong việc cạnh tranh tồn tại, tính phụ thuộc còn cao
Thương mại – dịch vụ
- Số lượng các cơ sở kinh doanh trong thời gian qua có sự gia tăng đáng kể, hoạt
động dịch vụ đa dạng không ngừng nâng cao cung cách phục vụ và tiếp thị Bên cạnh
đó, Quận còn nhanh chóng triển khai quy hoạch ngành thương mại - dịch vụ, quy
hoạch mạng lưới chợ, tạo điều kiện cho nhân dân buôn bán ổn định Từ năm 2000 -
2005, tình trạng hoạt động của ngành thương mại - dịch vụ tương đối thuận lợi, doanh
số bán ra tăng cao, đạt 3.206 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hàng năm 15 - 18%
Bảng 03 : Doanh thu ngành thương mại – dịch vụ trên địa bàn Quận
298.436
971 184.659 132.220 162.326 83.980
357.703 1.356 263.780 140.039 249.143 82.478
512.273 2.638 468.936 146.516 271.418 82.478
704.411 4.446 602.091 232.007 306.730 89.495 Tổng cộng 764.221 862.592 1.094.469 1.484.189 1.939.680
( Theo niên giám thống kê Quận 9 )
Trang 17- Hoạt động thương mại trên địa bàn Quận trong những năm qua đang được đầu tư
và có xu hướng phát triển khá, hòa nhập, thích ứng với cơ chế thị trường Tuy nhiên, trên địa bàn không có đơn vị thương mại của Trung Ương và Thành Phố Doanh nghiệp thương mại quốc doanh đã chủ động thực hiện chức năng bán buôn, đồng thời
tham gia thị trường bán lẻ góp phần cân đối cung cầu và ổn định giá cả thị trường
- Ngành dịch vụ du lịch còn non trẻ, đã khai thác được một phần tiềm năng và thế
mạnh trên địa bàn Tuy nhiên, cũng còn hạn chế về vốn đầu tư và kinh nghiệm kinh doanh
Sản xuất nông nghiệp
- Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Quận trong những năm qua có chiều
hướng luôn giảm, do tốc độ đô thị hóa trong địa bàn Quận thời gian qua diễn ra nhanh chóng Tổng sản lượng nông nghiệp thực hiện trong vòng 6 năm qua đạt 394 tỷ đồng
Trong đó ngành trồng trọt chiếm gần 70% tổng giá trị toàn ngành, chăn nuôi chiếm
30%; mức độ tăng trưởng bình quân hàng năm 2%
Bảng 04: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản
38.310 22.749 4.055
35.254 23.740 7.282 2.470
34.056 26.386 6.660 3.583
31.216 21.493 7.147 5.506
38.704 15.249 10.652 2.465
( Theo niên giám thống kê Quận 9 )
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong các ngành kinh tế chủ yếu, hiện có xu hướng giảm cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng Tuy nhiên, sản phẩm của ngành nông nghiệp đã góp phần ổn định đời sống của một bộ
phận dân cư trong Quận Ngoài ra sản xuất nông nghiệp đã góp phần cải tạo môi trường sinh thái không những cho khu vực Quận 9 mà còn cho cả khu vực phía đông
Thành Phố
b Dân số
- Quận 9 có mật độ dân số trung bình 1.863người/km2, phân chia không đồng đều
chủ yếu tập trung ở 2 phường đã đô thị hóa là Phước Bình: 19.103người/km2, Hiệp
Phú 10.000người/km2
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên được khống chế ở mức thấp với 1,284%, nhưng do đây
là Quận đang đô thị hóa, nên tỉ lệ dân số tăng cơ học tương đối cao 3,106%,do lượng
dân cư nội thành chuyển ra, dân cư các tỉnh khác chuyển đến tìm việc làm,học sinh sinh viên ở các trường.Do đó tỉ lệ tăng dân số trung bình của Quận lên tới 4,49%, lực
lượng dân nhập cư đang là một áp lực lớn cho Quận trong việc quản lý con người và
tăng thêm sự quá tải cho các công trình hạ tầng xã hội như giao thông, giáo dục, y tế,
nhà ở, các vấn đề về kinh tế và an ninh trật tự xã hội
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của Quận tuy đã giảm dần qua các năm nhưng vẫn còn
cao so với tỉ lệ chung của Thành Phố
Trang 18c Lao động
Theo thống kê đến hết năm 2005, toàn Quận có 212.137 nhân khẩu, tỉ lệ lao động giữa nam và nữ cũng tương đối đồng đều Số người trong độ tuổi lao động là 159.209 người, chiếm 75% tổng dân số của Quận ( nam chiếm 48,58%, nữ chiếm 51,42% ) Sở
dĩ số người trong độ tuổi lao động lớn vì lượng dân lao động nhập cư và số sinh viên hiện đang học tập trên địa bàn là đáng kể
d Mức sống và thu nhập bình quân theo đầu người
Thu nhập bình quân hiện nay là 23,49 triệu đồng/người/năm, tương ứng với 124,497 triệu đồng/hộ/năm, so với thu nhập của thành phố là ở mức trung bình Không
có phường nào trong Quận thuộc diện nghèo; tuy nhiên ở một số phường tỉ lệ hộ nghèo ( có mức thu nhập trung bình dưới 6 triệu đồng/hộ/năm ) vẫn còn cao như ở các phường: Long Bình, Long Thạnh Mỹ,Long Phước …
e Bình quân diện tích đất theo đầu người
Quận 9 có diện tích tự nhiên 11.389,62 ha với dân số là 212.137 người So sánh mối quan hệ tương quan giữa dân số và DTTN của Quận với các quận nội thành khác của thành phố thì bình quân diện tích đất tự nhiên tính theo đầu người tương đối cao
f Đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Giao thông: mạng lưới giao thông trên địa bàn Quận chưa phát triển, toàn Quận
có 367,6 km đường các loại Trong đó:
- Đường thuộc cấp Trung Ương quản lý ( xa lộ Hà Nội chiều dài đi qua Quận là 17,6 km, mặt đường bê tông nhựa, chất lượng cao )
- Đường cấp thành phố quản lý có chiều dài 35,7 km, mặt đường rộng 8m đã xuống cấp
- Các tuyến đường do Quận quản lý có chiều dài 314,3 km, chất lượng xấu
- Nhìn chung chất lượng đường giao thông của Quận chưa cao, do nguồn vốn eo hẹp chỉ đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân, các tuyến đường thường xuyên bị ngập khi trời mưa do không có hệ thống thoát nước
- Về giao thông thủy với lợi thế 18 km sông Đồng Nai chảy qua, ngoài ra còn có
hệ thống kênh rạch với tổng chiều dài 51 km, vừa phục vụ giao thông đường thủy vừa
là hệ thống tiêu thoát nước
Hệ thống lưới điện
Nguồn điện Quận 9 được cấp điện từ lưới điện chung của thành phố và trực tiếp nhận điện từ trạm biến áp chính Lưới điện của Quận gồm có 3 cấp:
- Lưới truyền tải ( cao thế ) gồm có 2 tuyến: tuyến 220 KV và tuyến 110 KV
- Lưới điện trung thế: tổng chiều dài lưới 110 KV phân phối trên địa bàn Quận khoảng 127,5 km
- Lưới điện hạ thế: tổng chiều dài là 151,75 km, hiện có 403 trạm hạ thế với tổng dung lượng là 85.703 KW
- Mặc dù trạm hạ thế là đường dây hạ thế được đầu tư hàng loạt nhưng do dân cư phát triển không theo quy hoạch nên mạng lưới hạ thế chưa đảm bảo an toàn
Trang 19Hệ thống cấp nước
- Hệ thống cấp nước của Quận khá phát triển, với 2 nguồn chủ yếu là nước máy và nước ngầm Nước máy được cung cấp từ nhà máy nước Thủ Đức công suất 650.000m3/ngày đêm, chủ yếu cung cấp cho các khu dân cư các phường Tân Phú, Hiệp Phú , Long Bình, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Phước Long A, Phước Long B Còn lại các phường khác đa số người dân sử dụng nước ngầm được cung cấp bởi các trạm xử lý nước
- Toàn Quận chưa có hệ thống thoát nước đô thị cũng như chưa có hệ thống thu và
xử lý nước thải Một số phường có khu dân cư tập trung thì có tuyến thoát nước cục
bộ, phần còn lại thoát nước tự nhiên theo sông rạch
Hệ thống thông tin liên lạc
- Mạng lưới thông tin liên lạc của Quận trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông trong những năm qua đã có những bước phát triển Số hộ có máy điện thoại ngày càng tăng đạt 4 máy/100 dân, mạng lưới đưa thư được mở rộng, đã có xe chuyên dùng
- Mạng lưới truyền thanh, phát hành báo chí cũng phát triển khá nhanh trong thời gian qua, tạo nên cuộc sống tinh thần khá phong phú cho người dân Tuy nhiên, vẫn còn tỉ lệ khá lớn người dân chưa được tiếp cận nhiều với những sự phát triển này do ở những vùng khó khăn xa trung tâm
Cơ sở hạ tầng xã hội
Giáo dục
Hệ thống trường lớp rất được quan tâm đầu tư xây dựng, chất lượng đào tạo từng bước cũng được nâng cao nên tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp năm sau cao hơn năm trước, tỉ lệ trẻ đúng tuổi vào lớp 1 và lớp 6 đạt 100% Đến nay toàn Quận đã hoàn thành công tác phổ cập tiểu học và 13/13 phường được công nhận phổ cập THCS và đang thực hiện kế hoạch phổ cập THPT, việc thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại hình trường lớp (công lập, dân lập) đã được thực hiện ở mô hình các trường cấp 3
Ngoài ra Quận còn có 1 trường đại học, 2 học viện, 1 trường cao đẳng và 4 trường trung cấp, 1 trung tâm dạy nghề và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên
Y tế
Quận có 1 bệnh viện, 1 trung tâm y tế của Quận và 13 trạm y tế trên 13 phường
và có thêm 35 phòng khám tư nhân với 395 cán bộ y tế Nhìn chung công tác khám chữa bệnh trong Quận đã được bảo đảm, trong vòng 5 năm qua, trung bình mỗi năm khám chữa bệnh cho 337.555 người Quận đang tiếp tục xây dựng củng cố Trung tâm
Y tế , các Trạm Y tế nhằm đạt được theo quy định của Bộ Y tế
Văn hóa – thể dục thể thao
Do đời sống được cải thiện nên các hộ đều có tivi, nên điều kiện cập nhật, tiếp cận thông tin của người dân rất dễ dàng, các nhà văn hóa ở các phường đang được xây dựng Tuy nhiên, ở các phường vùng bưng như Long Phước, Long Thạnh Mỹ người dân ít tiếp cận với thông tin trên báo chí nên kiến thức có phần bị hạn chế
Vệ sinh môi trường
- Môi trường trên địa bàn Quận cần được quan tâm: rác thải trên sông rạch cần được nạo vét, khai thông dòng chảy nhằm tránh gây ngập úng trong mùa mưa Đặc
Trang 20biệt càng chú ý đến nước thảy công nghiệp trên địa bàn Quận được thảy ra từ khu công nghiệp Bắc Thủ Đức, công ty dệt Phước Long, Phong Phú, bột giặt ViSo và hàng loạt các cơ sở sản xuất gạch ngói bằng phương pháp thủ công đựơc thải thẳng ra môi trường, chưa có hệ thống lọc sử lý Khói bụi công nghiệp cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đô thị Rác thải từ các cơ sở sản xuất lớn đã được thu gom phân loại chuyển đến bãi rác Thành Phố, các cơ sở sản xuất nhà ở thủ công chưa được quản lý chặt chẻ, còn tình trạng xả rác bừa bãi xung quanh khu vực
- Các phường đã có bãi rác công cộng Các khu dân cư tập trung đã có bộ phận thu gom rác hàng ngày tương đối vệ sinh; một bộ phận dân cư còn tự xử lý như đào hố chôn, đổ xuống sông rạch đã gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường
Quốc phòng, an ninh
Quận có vị trí án ngữ cửa ngõ phiá Đông Bắc Thành Phố nên đây là đia bàn rất quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng Công tác quân sự địa phương thường xuyên có sự phối hợp của các đợt cao điểm truy quyét các khu vực phức tạp, các vùng giáp ranh để bảo vệ tốt các mục tiêu và các ngày Lễ, tết trong năm Tổ chức tốt các đợt diễn tập phòng thủ, xây dựng các khu vực phòng thủ phù hợp với đặc điểm tình hình của Quận Xây dựng tiểu đoàn dự bị động viên của Quận nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ sẳn sàng chiến đấu khi có tình huống xảy ra
Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Qua quá trình khảo sát và điều tra, rút ra được một số thuận lợi và khó khăn như sau:
- Xét trên toàn diện về hoạt động kinh tế trên toàn địa bàn cho thấy vị trí đứng đầu
là sản xuất công nghiệp Các ngành được xem là mũi nhọn bao gồm dệt, các sản phẩm
từ kim loại và sản xuất hóa chất Phân bố sản xuất công nghiệp trên địa bàn hiện nay khá hợp lý, tập trung trên vùng đồi gò thuộc các phường Phước Long A, Phước long
B, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B…có điều kiện xây dựng thuận lợi
- Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện nằm trong các khu vực dân cư hoặc có kế hoạch di dời đảm bảo môi trường chất lượng cuộc sống cho người dân
- Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng là ngành mũi nhọn của Quận Tuy nhiên, ngành sản xuất vật liệu ( góp phần lớn ) làm ô nhiễm môi trường nên hướng quy hoạch đến năm 2020 của Quận là không bố trí quy hoạch sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn Nên quy mô hoạt động của ngành đang có xu hướng thu hẹp lại
- Quận 9 là khu vực thuận lợi cho phát triển các loại hình khu vực giải trí nhưng chưa được đầu tư đúng mức nên chưa phát triển
- Mặt bằng đất đai là thế mạnh của Quận nhưng chưa được phát huy đúng mức, sử dụng đất chưa có kế hoạch cụ thể, chưa có cơ sở khoa học
- Cơ sở hạ tầng của Quận đang từng bước được cải thiện nhưng hệ thống đường xá chưa được đầu tư mở rộng, hệ thống cống rãnh chưa hoàn thiện, gây nên tình trạng ngập úng lúc mưa lớn gây cản trở cho phát triển kinh tế của Quận Các dự án đầu tư cơ
sở hạ tầng trên địa bàn chưa được phối hợp đồng bộ giữa các ngành, gây lãng phí rất lớn trong quá trình đầu tư
- Trình độ dân trí còn thấp, việc gia tăng dân số cơ học rất nhanh nhưng không có
tổ chức đã gây khó khăn cho công tác quản lý nhân khẩu và tăng thêm sức quá tải các công trình hạ tầng xã hội
Trang 21- Nguồn lao động dồi dào chiếm hơn 60% dân số của Quận nhưng chủ yếu là lao động nông nghiệp và phổ thông, không có tay nghề kỹ thuật nên việc bố trí việc làm rất khó Cần có hướng đào tạo nghề cho những lao động nông nghiệp nay bị thu hồi đất không còn đất sản xuất cũng như lao động không có tay nghề để đáp ứng cho nhu cầu lao động trong tương lai
I.3 Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện
¾ Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tổng quát nguồn lực về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng và tình hình sử dụng đất
- Đánh giá phương án quy hoạch sử dụng đất
- Đánh giá tác động các phương án quy hoạch đối với tình hình sử dụng và quản
lý đất đai
- Đánh giá tổng hợp tác động của quy hoạch sử dụng đất
- Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng lập quy hoạch
¾ Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp phân tích SWOT: xác định thuận lợi và khó khăn trong việc đánh giá nguồn lực Quận 9
− Phương pháp so sánh: so sánh giữa các số liệu và các chỉ tiêu
− Phương pháp thống kê:
− Thống kê tuyệt đối: biểu thị quy mô, số liệu của các chỉ tiêu nghiên cứu
− Thống kê tương đối: biểu thị quan hệ so sánh giữa 2 hiện tượng, 2 chỉ tiêu
− Phương pháp phân tích - tổng hợp: từ các tư liệu, số liệu thu thập được tiến hành phân tích, đánh giá tình hình chung và phương pháp lập quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất của Quận
− Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn
¾ Quy trình thực hiện
− Bước 1: Đánh giá điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội trên địa bàn Quận thông qua mô hình SWOT
− Bước 2: Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đất hiện trạng
− Bước 3 : Phân tích biến động sử dung đất qua 2 giai đoạn
− Bước 4 : Đánh giá tiềm năng đât đai và định hướng sử dụng đất
− Bước 5 : Giới thiệu phương án quy hoạch sủ dụng đất
− Bước 6 : Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án quy hoạch
− Bước 7 : Đánh giá hiệu quả xã hội của phương án quy hoạch
− Bước 8 : Đánh giá hiệu quả môi trường của phương án quy hoạch
Trang 22PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 Đánh giá nguồn lực và tiềm năng của quận 9
Trên cơ sở tiến hành phân tích Swot về điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên
nhiên và điều kiện phát triển kinh tế xã hội để đánh giá nguồn lực hiện tại cũng như
tiềm năng phát triển của quận trong tương lai nhằm đưa ra những định hướng phát
triển phù hợp với nguồn lực và tiềm năng đó Đồng thời đề xuất những giải pháp để có
thể hoàn chỉnh và đạt hiêu quả cao hơn trong phương án QHSDĐ nhằm phục vụ cho
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Quận trong tương lai
Sơ đồ ma trận Swot được biểu diển như sau:
Strengths (ĐIỂM MẠNH)
Weaknesses (ĐIỂM YẾU)
Opportunities
(CƠ HỘI)
Opportunities-Strengths
Sử dụng các mặt mạnh nhằm khai thác cơ hội
Threaths- Weaknesses
Giảm thiểu các mặt yếu và tránh được nguy cơ Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên được cụ thể hóa sơ đồ ma trận trên như
2 Hệ thống sông
rạch chằng chịt cùng khu vực đất vùng bưng với địa chất công trình yếu gây khó khăn cho việc đi lại, cơ sở hạ tầng, tiến độ đô thị hoá không đồng đều
1 Nằm ở vị trí cửa
ngõ phía Đông Bắc của Thành Phố Nối TPHCM với khu công nghiệp Biên Hòa, khu du lịch Vũng Tàu và các tỉnh phía Bắc
2 Nguồn nước mặt
và nguồn nước ngầm Quận khá dồi dào, là nguồn nước chính cung cấp nhu cầu sản xuất, sinh hoạt trong Quận và Thành Phố
3 Phía Đông giáp
Đồng Nai – là vùng
1 Địa hình thấp
trũng đất bị phèn mặn và ngập úng chiếm khoảng 70%
diện tích toàn Quận
2 Đối với các khu
vực trũng như Phước Long A, Phú Hữu, Long Trường, Trường Thạnh thường xuyên diển ra ngập cục bộ khi mưa
và triều cường và việc khai thác nước ngầm còn tùy tiện và thiếu quy hoạch
3 Xuất phát điểm
Trang 23thuận lợi cho
việc cải tạo
chuyển đổi cơ
cấu cây trồng tạo
4 Nguồn lao đồng
dồi dào nhưng chủ yếu là lao động nông nghiệp và phổ thông, thiếu lao động có trình độ chuyên môn và có tay nghề kỹ thuật cao, làm việc thiếu tác phong công nghiệp và tính kỹ luật chưa cao
5 Sản xuất nông
nghiệp chưa được phát triển so với tiềm năng, sang nhượng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, góp phần gia tăng hoang hoá đất nông nghiệp
6 Mạng lưới giao
thông đường bộ trên địa bàn Quận chưa phát triển, chất lượng chưa cao, nguồn vốn lại
eo hẹp
7 Các dự án đầu tư
cơ sở hạ tầng trên địa bàn chưa được phối hợp đồng bộ giữa các ngành gây lãng phí rất lớn trong quá trình đầu
tư
8 Ngành du lịch rất
có tiềm năng phát triển Tuy nhiên còn hạn chế về vốn đầu tư và kinh nghiệm kinh doanh
kinh tề trọng điểm phía Nam, đồng thời
là vùng trung tâm công nghiệp lớn nhất trong vùng
4 Quận 9 với khu
công nghệ cao có tổng diện tích 916
ha Khu công nghiệp Phú Hữu, khu công viên lịch sử văn hoá dân tộc, các khu đô thị mới Hệ thống hạ tầng kỹ thuật luôn được quan tâm đầu
tư xây dựng và từng bước cải thiện
5 Theo đồ án QH
chung được duyệt năm 1999 Quận 9 sẽ
là nơi tập trung phát triển thành khu dân dụng thương mại-dịch vụ, du lịch văn hóa, đào tạo giáo dục
và tiểu thủ công nghiệp cấp khu vực
và Thành Phố, là một phần đô thị khoa học của Thành Phố
6 Việt Nam chính
thức gia nhập WTO thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng nguồn thu ngân sách, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế TPHCM nói chung
và Quận 9 nói riêng, đặc biệt là khu công nghệ cao có vai trò
vô cùng lớn trong tiến trình đổi mới kinh tế-xã hội trên địa bàn Quận
là khu vực vùng bưng, trình độ dân trí còn thấp, kinh tế chủ yếu thuần nông, đây cũng là áp lực trong quá trình đô thị hoá của Quận, đặc biệt là vấn đề chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, giải quyết việc làm
4 Tỷ lệ tăng dân số
cơ học cao gây áp lực lớn cho Quận trong việc quản lý con người và tăng thêm
sự quá tải cho các công trình hạ tầng xã hội
5 Việc thực hiện
chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành: giảm
tỷ trọng ngành nông nghiệp dẫn đến tình trạng thất nghiệp cho người dân và là vấn nặng cho địa phương
để giải quyết việc làm cho nguồn lao động nông nghiệp này
6 các cơ sở sản xuất
công nghiệp nằm trong các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các lò gạch thủ công gây ô nhiễm trầm trọng và hiện tượng sụp đất do nước thảy sinh hoạt và các cơ
sở sản xuất kinh doanh
Trang 24SO ST WO W T
S 1 O 1: Tạo ra mối giao
lưu kinh tế-xã hội, văn
hóa giữa Quận với
Thành Phố và các vùng
lân cận
S 2 O 2: Nguồn nước cũng
góp phần tham gia một
vai trò rất lớn trong việc
phát triển kinh tế-xã hội
cơ cấu kinh tế của Quận
theo định hướng chung:
tăng tỷ trọng các ngành
công nghiệp và dịch vụ
trong GDP
S 3 O 4: Góp phần nâng
cao năng suất lao động,
nâng cao hiệu quả sản
xuất, kinh doanh và
tăng sức cạnh tranh của
sản phẩm, thu hút
nguồn vốn đầu tư nước
ngoài, đồng thời đẩy
nhanh tốc độ tăng
trưởng GDP TPHCM
nói chung và tốc độ đô
thị hoá trên địa bàn
Quận nói riêng
số cơ học
S 2 T 1: Với hệ thống sông Đồng Nai giúp đẩy mặn, đồng thời cung cấp nguồn nước chính cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn Quận
S 3 T 1: Ở khu vục vùng bưng, đất trũng địa chất công tình yếu hạn chế bố trí các công trình lớn, ở khu vực này phù hợp phát triển nông nghiệp sạch kết với nhà ở kinh tế vườn
S 5 T 5: chuyển đổi
cơ cấu lao động nông nghiệp sang lao động ngành dịch vụ-du lịch với tiềm năng sẳn nhằm giải quyết
áp lực thất nghiệp, đồng thời điều chỉnh sự chuyển dịch cơ cấu lao động đúng hướng:
tăng tỷ trọng lao động dịch vụ-du
W 1 O 2: Tận dụng nguồn nước mặt và nước ngầm cung cấp lượng nước cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô và cải thiện nguồn nước nhiễm phèn mặn ở vùng thấp trũng
W 2 O 4 : Quận 9
được chọn theo quy hoạch chung của TPHCM trong giai đoạn 2006-
2010 và định hướng đến năm
2020 tránh được quy hoạch chi tiết dẫn đến tình trang quy hoạch manh múng, chấp vá, đồng thời nâng cao công tác quản
lý trên địa bàn Quận Do vậy hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ được nâng cấp và tiếp tục đầu
tư phát triển đồng
bộ
W 4 O 4: Theo định hướng quy hoạch chung của Thành Phố thì Quận 9 sẽ
là nơi tập trung phát triển thành khu dân dụng thương mại-dịch
vụ, du lịch văn hóa, đào tạo giáo dục…nên Quận 9 được tăng đầu tư cho giáo dục từ
W 1 T 1,2: Các cơ quan chức năng cần có biện pháp phòng chống ngập úng
và xây dựng hệ thống thủy lợi thích hợp ở các khu vực vùng trũng, địa hình thấp đất bị ngập mặn và ngập úng, tăng cường cơ chế quản lý sử dụng nguồn nước mặt và nước nguồn tránh gây ô nhiễm nguồn nước
W 2 T 1 : Khi định
hướng tiến hành đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cần chú ý dến địa chất công trình phù hợp xây dựng, phù hợp với vùng cao Ở các vùng trũng, thấp quy hoạch nông nghiệp sạch kết hợp với du lịch sinh thái
W 4 T 3: Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thành lập các trung tâm dạy nghề và giải quyết việc
Trang 25hoạch di dời các cơ sở
sản xuất công nghiệp
nằm trong các khu dân
cư , các lò gạch thủ
công bảo đảm môi
trường chất lượng cuộc
sống cho người dân
lịch, công nghiệp, giảm lao động nông nghiệp
S 4 T 3: Điều kiên tự nhiên với hệ thống sông ngòi thuận lợi phát triển nông nghiệp đối với các khu vực vùng trũng có địa chất công trình yếu không phù hợp phát triển công nghiệp
S 6 , 7 T 5 : Ngành
công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành với nguồn lao động dồi dào sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp
và tiến hành quá trình đô thị hóa
ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục , đào tạo nâng cao trình độ
để hoà cùng với tốc độ phát triển kinh tế cả nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
W 5,6,7,8 O 5: Trên cơ
sở quy hoạch chung của TPHCM, hệ thống
cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Quận sẽ được cải thiện và tiếp tục tiến hành đầu tư nâng cao cả về quy
mô và chất lượng
Huy động được nguồn vốn đầu tư phát triển dịch vụ -
du lịch
làm trên địa bàn Quận Cần xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp
và cơ sở dạy nghề để đảm bảo các học viên ra trường chắc chắn có việc làm nhằm giảm áp lực thất nghiệp trên địa bàn
W 5 6 T : tăng
cường và nâng cao công tác quản lý quy hoạch trên địa bàn Quận, đặc biệt là việc chuyển mục đích
II.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của việc sử dụng đất hiện trạng
II.3.1 Nhóm đất nông nghiệp
Quận 9 có diện tích đất nông nghiệp là 5.195,79 ha, chiếm 45,62% DTTN Trong đó, các loại đất cụ thể trong nhóm như sau:
Bảng 05: Hiện trạng các loại đất nông nghiệp
Trang 26(Theo Kiểm kê đất đai Quận 9 năm 2005)
Đất sản xuất nông nghiệp
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện tại của địa phương là 4.923,81 ha, chiếm 43,23% DTTN, tương ứng với 94,77% đất nông nghiệp toàn Quận Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo đầu người xấp xỉ 0,025 ha
- Trong cơ cấu sản xuất đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hằng năm chiếm
tỷ lệ 54,04% với 2.513,34 ha ( chiếm 22,07% DTTN) bao gồm đất chuyên trồng lúa nước (từ 2 vụ trở lên) 1.628,83 ha, đất trồng lúa nước 1 vụ 811,79 ha, còn lại là đất trồng cây hằng năm khác với diện tích 72,72 ha chủ yếu là trồng rau, còn lại là bắp, khoai lang, khoai mì, đậu phộng, mía với diện tích nhỏ
- Những loại cây trồng này ở địa phương có giá trị kinh tế thấp, không có khả năng sản xuất ở quy mô trao đổi hàng hóa, năng suất không cao Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nên sản xuất nông nghiệp không được coi trọng, không có được định hướng đúng đắn trong phương thức đầu tư sản xuất nông nghiệp nên người dân đang chuyển dần cơ cấu đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
- Để nâng cao đời sống cho người dân cần phải thay đổi theo hai hướng: một là cần hướng người dân đến mô hình trồng cây sạch, hai là ở những khu vực trồng lúa xen kẽ với khu dân cư cần chuyển đổi mục đích sử dụng, cần khoanh vùng những khu vực đất nông nghiệp tập trung để dễ dàng đầu tư cho sản xuất đồng thời kết hợp với du lịch sinh thái
Bảng 06: Hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp
(Theo Kiểm kê đất đai Quận 9 năm 2005)
- Diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ 48,96% diện tích đất sản xuất nông nghiệp với 2.410,47 ha ( chiếm 21,16% DTTN) Cây lâu năm ở đây bao gồm các loại như dừa, cây kiểng, vườn tạp …, bên cạnh đó còn có diện tích đất trồng cây lâu năm được tách ra từ đất thổ theo tinh thần của Luật Đất Đai 2003 và Thông Tư 28 về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai của Bộ Tài Nguyên – Môi Trường Đất trồng cây ăn quả có diện tích là 391,6 ha chiếm 7,96% diện tích đất sản xuất nông nghiệp (7,95% DTTN) Nhìn chung hướng trồng cây lâu năm của người dân trong Quận những năm qua là khá tốt Mặc dù yêu cầu vốn đầu tư và công chăm sóc cho cây lâu
Trang 27năm là khá sớm song hiệu quả kinh tế lại cao hơn và tương đối ổn định so với cây
hàng năm
- Nông nghiệp địa phương đang phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch
kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Diện tích đất trồng cây hàng năm giảm để
chuyển sang đất khác, chủ yếu là đất ở và đất sản xuất kinh doanh Ngoài ra, người
dân đang có xu hướng bỏ hoang đất trồng lúa nên cần phải có phương hướng chuyển
đổi mục đích sử dụng đất thích hợp, chính sách đúng đắn để khuyến khích phát triển
nông nghiệp địa phương Đất trồng cây lâu năm đang có hướng chuyển biến phù hợp
tuy nhiên cũng cần phải có sự quan tâm, thường xuyên theo dõi để tránh bị lệch
hướng
Đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của địa phương hiện có 24,59 ha chiếm 0,47%
diện tích đất nông nghiệp (chiếm 0,22% DTTN) Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp này
là đất rừng trồng sản xuất do tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài đầu tư sản xuất
và một phần diện tích rất nhỏ khoảng 3 ha do Ủy Ban Nhân Dân cấp xã quản lý Cần
phải có hướng phát triển hợp lý 3 ha đất rừng do Ủy ban nhân dân xã quản lý này để
tận dụng được quỹ đất đai và tránh bỏ hoang đất
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nuôi trồng thủy sản chiếm một diện tích khá khiêm tốn 247,39ha, chiếm
4,76% diện tích đất nông nghiệp (2,17% DTTN) Loại hình này chủ yếu được các hộ
gia đình tận dụng quỹ đất ven sông, rạch đào ao nuôi cá, tôm Sản lượng đánh bắt cá
khoảng 30,86 tấn/năm Tuy nhiên do mang tính tự phát nên lọai hình này đang gây ô
nhiễm môi trường nhất là môi trường nước nên cần phải có một định hướng phát triển
phù hợp
1I.2.2 Nhóm đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp toàn xã hiện nay là 6.131,58ha, chiếm 53,83% DTTN,
bình quân diện tích đất phi nông nghiệp theo đầu người là 310m2/người Trong đó:
Bảng 07: Hiện trạng các loại đất phi nông nghiệp
5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1.920,97 31,33
(Theo Kiểm kê đất đai Quận 9 năm 2005) Theo số liệu đo đạc chính quy, diện tích đất ở hiện có trên địa bàn là 1495.12ha,
chiếm 24,38% diện tích đất phi nông nghiệp (13,13% DTTN), bình quân diện tích đất
ở theo đầu người là 75,63m2/người Hiện nay, do được xác định là khu giản dân của
Thành Phố Hồ Chí Minh nên diện tích đất ở Quận 9 đang tăng lên rất nhanh chủ yếu
Trang 28chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang Các dự án xây dựng khu dân cư trên địa bàn Quận rất nhiều tập trung ở các phường Phú Hữu, Phước Long B, Trường Thạnh
Đất chuyên dùng
- Toàn Quận có 2.605,05ha đất chuyên dùng, chiếm 42,48% diện tích đất phi nông nghiệp (22,87% DTTN) bình quân đất chuyên dùng ở địa phương hiện nay là 131,78m2/người, còn rất thấp, chưa đáp ứng được một số nhu cầu thiết yếu của nhân dân Cụ thể như sau:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 13,5ha chiếm 0,52% đất chuyên dùng (0,12% DTTN) bao gồm các trụ sở Ủy ban nhân dân cấp phường và cấp quận, văn phòng các ấp, các tổ chức xã hội
- Diện tích đất Quốc phòng an ninh 175,36ha, chiếm 6,73% diện tích đất chuyên dùng (1,54% DTTN) Trong đó bao gồm 146,55ha đất quốc phòng và 28,8ha đất an ninh
- Đất trụ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có diện tích 1.420,91ha, chiếm 54,54% diện tích đất chuyên dùng (12,48% DTTN) Đối với một Quận thuộc TP Hồ Chí Minh thì tỷ lệ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của Quận 9 là tương đối thấp Diện tích 1.420,91ha bao gồm 982,1ha đất khu công nghiệp, 343,35ha đất cơ sở sản xuất kinh doanh, 95,46ha đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tập trung ở một số phường Tăng Nhơn An Phú, Hiệp Phú, Phước Long A, Phước Long B Các loại hình kinh doanh công nghiệp trên địa bàn Quận gồm thực phẩm và đồ uống, dệt, trang phục, thuộc da, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, dầu mỏ hóa chất và các sản phẩm
từ cao su và plastic, sản phẩm từ khoáng chất phi kim loại, sản phẩm từ kim loại Khu công nghệ cao thuộc địa bàn Quận 9 đang được xây dựng, chưa đi vào hoạt động nên trong thời gian tới rất cần một lực lượng lao động có tay nghề cao
Trang 29Bảng 08: Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng
I Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 13,50 0,52
III Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1.420,91 54,54
3 Đất sản xuất vật liêu xây dựng, gốm sứ SKX 95,46 3,66
3 Đất để chuyển dẫn năng lượng truyền thông DNT 4,17 0,16
(Theo Kiểm kê đất đai Quận 9 năm 2005)
- Đất có mục đích công cộng hiện có 400,36ha, chiếm 38,21% diện tích đất
chuyên dùng (8,74% DTTN) Bao gồm các hạng mục sau:
- Đất giao thông: có diện tích 400,36ha, chiếm 40,23% diện tích có mục đích công
cộng (15,37% diện tích đất chuyên dùng) Giao thông Quận Chủ yếu là các con đường
Lê Văn Việt, Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Duy Trinh nhưng lộ giới của các đường này còn
rất nhỏ, chỉ từ 4 – 5m, chưa thích hợp với một Quận đô thị Hiện nay có một số đường
đang được mở nhằm phục vụ cho hoạt động của khu công nghệ cao Tuy nhiên các con
đường hiện hữu hiện chưa thực hiện được kế hoạch nâng cấp mở rộng
- Đất thủy lợi : với diện tích 85,05 ha chiếm tỷ lệ 8,55% diện tích đất có mục đích
công cộng ( 3,26% diện tích đất chuyên dùng ), đây là những mương nước dẫn phục
vụ cho đất sản xuất nông nghiệp tập trung ở các phường Long Phước, Phú Hữu,
Trường Thạnh
- Đất cơ sở y tế có diện tích 2,47ha bao gồm trung tâm y tế Quận 9, 13 trạm y tế
phường, trong đó trên địa bàn phường Long Phước có 2 trạm y tế, riêng phường Tân
Phú thì chưa có trạm y tế nào Bệnh viện 7A là bệnh viện quân đội nên chưa thống kê,
Trang 30kiểm kê vào đất quốc phòng nhưng bệnh viện này cũng thực hiện khám chữa bệnh cho nhân dân trong Quận Với quy mô diện tích này tạm đáp ứng được nhu cầu của người dân, tuy nhiên cần thiết phải có một trạm y tế ở phường Tân Phú
- Đất giáo dục đào tạo : hiện Quận có 130,84ha với tỷ lệ 13,15% diện tích đất có mục đích công cộng ( 5,02% diện tích đất chuyên dùng) Khả năng đáp ứng diện tích như trên tạm đủ để ngành giáo dục hoạt động song với đà tăng dân số như hiện nay cần phải mở rộng thêm, một số trường cấp 4 cần được nâng cấp sửa chữa để tăng số lượng lớp học đồng thời cải tạo cơ sở hạ tầng
- Đất cơ sở thể dục thể thao : có diện tích 290,77ha chiếm tỷ lệ 29,21% diện tích đất có mục đích công cộng ( 11,6% diện tích đất chuyên dùng) nhưng kết cấu xây dựng còn sơ sài, chưa đúng tiêu chuẩn Hiện nay trung tâm thể dục thể thao Quận 9 với diện tích hơn 2,5ha đang được xây dựng, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào giữa năm 2006
- Đất chợ : với diện tích 5,79ha bố trí đều trên hầu hết các phường ngoại trừ phường Tăng Nhơn Phú B là chưa có chợ trên địa bàn phường, đáp ứng được nhu cầu của người dân trong Quận
- Đất có di tích, danh thắng : trên địa bàn Quận có một số di tích như đài tưởng niệm liệt sỹ phường Long Trường, bót giấy thép, chùa Phước Tường ở phường Tăng Nhơn Phú A, Đình Phong Phú ở phường Tăng Nhơn Phú B với tổng diện tích 6,18ha
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Hiện tại Quận có 40,53ha đất chùa, nhà thờ, am, đình, miếu, trong đó có 0,05ha đất tín ngưỡng và 0,09ha đất tôn giáo do hộ gia đình cá nhân sử dụng thuộc phường Phú Hữu
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất nghĩa trang nghĩa địa có tổng diện tích 69,9ha, chiếm 1,14% diện tích đất phi nông nghiệp ( 0,61% DTTN) Trong đó có 21,92ha đất do hộ gia đình cá nhân sử dụng nằm phân tán, rải rác trong khu đất sản xuất nông nghiệp, đất khu dân cư; phần còn lại
là do tổ chức khác sử dụng và ủy ban xã quản
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Do trước đây thuộc huyện nông nghiệp nên hệ thống sông rạch trên địa bàn Quận rất chằng chịt có diện tích 1920,97ha chiếm 31,33% diện tích đất phi nông nghiệp (16,87% DTDN) Loại đất này chủ yếu là đất sông suối mặt nước tự nhiên có trên địa bàn Quận Hiện nay do xu hướng chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nên các dự án xây dựng trên địa bàn rất nhiều dẫn đến việc sang lấp kênh rạch đang xảy ra mạnh mẽ khiến cho tình trạng ngập úng xảy ra Một số con đường của Quận trước đây không bị ngập nước như Lê Văn Việt, Đỗ Xuân Hợp, Dân Chủ nhưng hiện giờ thì hiện tượng này xảy ra thường xuyên
II.2.3 Biến động sử dụng đất
- Việc đánh giá biến động sử dụng đất ở địa phương trong những năm qua chưa hoàn thiện do phương pháp thống kê không thống nhất Cụ thể là, diện tích các loại đất năm 2005 được xác định dựa vào kết quả đo địa chính nghiệm thu năm 2004 Phân loại đất chính theo Luật Đất đai 1993 là bao gồm có 5 loại còn theo Luật Đất Đai
2003 có giá trị hiện hành thì chỉ gồm 3 loại đất chính
Trang 31- Từ thực tế đó, đánh giá biến động đất đai được tiến hành theo hai giai đoạn : giai
đoạn 2000-2002 và giai đoạn 2002-2005
- DTTN theo thống kê năm 2005 giảm 11,25ha so với các năm trước chủ yếu là do
sai khác giữa hệ thống bản đồ địa chính mới được thành lập theo kết quả đo đạc năm
2003 với bộ bản đồ địa chính cũ được đo đạc từ năm 1992 và một số vùng lại sử dụng
theo hệ thống bản đồ 299 Xét về cơ cấu sử dụng đất thì qua các năm có những biến
5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2551,61 2501,14 1920,97
Tổng diện tích tự nhiên 11400,87 11400,87 11389,62
(Theo Kiểm kê đất Quận 9 năm 2005)
Giai đoạn 2000-2002
Nhìn chung, DTTN trong giai đoạn này không có sự thay đổi Đất đai chỉ biến
động về cơ cấu sử dụng đất, cụ thể như sau :
Đất nông nghiệp: trong cả giai đoạn 2000 - 2002, đất nông nghiệp giảm 300,39ha do
chuyển sang đất phi nông nghiệp Trong đó :