1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KHẢO NGHIỆM BỐN GIỐNG QUÝT VÀ XỬ LÝ RA HOA BẰNG PACLOBUTAZOL KẾT HỢP VỚI THIOUREA TRÊN HAI GIỐNG QUÝT ĐƯỜNG VÀ CHUKHUN TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO– BÌNH DƯƠNG

73 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 877,13 KB

Nội dung

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO NGHIỆM BỐN GIỐNG QUÝT VÀ XỬ LÝ RA HOA BẰNG PACLOBUTAZOL KẾT HỢP VỚI THIOUREA TRÊN HAI GIỐNG QUÝT ĐƯỜNG VÀ CHUKHUN TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO– BÌNH DƯƠNG Họ và tên sinh viên: PHAN XUÂN HOÀNG Nghành: NÔNG HỌC Niên khóa: 20032007 Tháng 102007 ii KHẢO NGHIỆM BỐN GIỐNG QUÝT VÀ XỬ LÝ RA HOA BẰNG PACLOBUTAZOL KẾT HỢP VỚI THIOUREA TRÊN HAI GIỐNG QUÝT ĐƯỜNG VÀ CHUKHUN TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO– BÌNH DƯƠNG Tác giả PHAN XUÂN HOÀNG Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kĩ sư nông nghiệp chuyên ngành Nông học. Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN KẾ Tháng 10 năm 2007 iii CHÂN THÀNH BIẾT ƠN Cha mẹ đã chăm sóc, nuôi nấng con khôn lớn để con được như ngày hôm nay. Thầy Nguyễn Văn Kế Trưởng bộ môn lương thực thực, rau, hoa, quả thuộc khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh – đã tận tình hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Quí Thầy Cô khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã nhiệt tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức bổ ích để tôi trở thành người có ích cho xã hội. Tất cả cô chú và anh chị em ở trang trại Trang Nông đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập ở trại. Những người bạn đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong những ngày tháng không thể nào quên ở giảng đường Đại học và trong quá trình làm đề tài. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 102007 Phan Xuân Hoàng iv TÓM TẮT Đề tài “ Khảo nghiệm bốn giống quýt. Xử lý ra hoa bằng Paclobutazol và Thiourea trên hai giống quýt Đường và Chukhun tại trang trại Trang Nông huyện Phú Giáo – Bình Dương.” được tiến hành tại trang trại Trang Nông huyện Phú Giáo – Bình Dương, thời gian từ 1532007 đến 1572007. Kết quả thu được ở phần khảo nghiệm giống đã tìm ra 1 2 giống quýt có đặc điểm hình thái và sinh trưởng tốt để giới thiệu cho sản xuất. Qua khảo sát giống cho thấy quýt Đường và quýt Xithoong có năng suất cao phẩm chất tốt, ít bị sâu hại. Đây là những giống có thể đưa vào sản xuất. Thí nghiệm gồm bốn NT được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố với 4 lần lập lại, mỗi lần lập lại tương ứng với 1 cây. Các nghiệm thức gồm NTA: quýt Đường, NTB: quýt Orlando, NTC: quýt Xithoong, NTD: quýt Chukhun. Kết quả thu được ở phần xử lý ra hoa cho thấy sự kết hợp giữa Paclubutazol và Thiourea làm cho hoa ra trễ và tập trung, hiệu quả cao. Khi dùng riêng rẽ từng loại thuốc thì hiệu quả thấp. Thí nghiệm được tiến hành riêng rẽ trên hai giống quýt Đường và Chukhun. Giống quýt Đường tiến hành hai NT .NTA: chỉ xiết nước và tưới trở lại (nền), NTB: nền + phun Paclobutazol sau đó phun lại Thiourea. Giống quýt Chukhun gồm có bốn NT. NTA: chỉ xiết nước và tưới trở lại (nền), NTB: nền + phun Paclobutazol, NTC: nền + phun Thiuorea, NTD: Nền + phun Paclobutazol sau đó phun lại Thiourea. Qua tiến hành xử lý ra hoa cho thấy sự kết hợp giữa Paclobutazol và Thiourea đã làm cho quýt ra hoa muộn hơn. Có thể áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật này vào thực tế đễ làm cho quýt ra quả trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. iv MỤC LỤC TRANG Trang tựa ........................................................................................................................... i Cảm tạ..............................................................................................................................ii Tóm tắt ........................................................................................................................... iii Mục lục ........................................................................................................................... iv Danh sách các bảng ....................................................................................................... vii Danh sách các hình ...................................................................................................... viii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3 2.1 Nguồn gốc .......................................................................................................... 3 2.1 Giá trị dinh dưỡng .............................................................................................. 3 2.3 Tình hình sản xuất – tiêu thụ cây có múi trên thế giới và trong nước ................ 3 2.3.1 Thế giới ............................................................................................................... 4 2.3.2 Trong nước ......................................................................................................... 4 2.4 Yêu cầu và điều kiện ngoại cảnh ........................................................................ 4 2.4.1 Nước ................................................................................................................... 4 2.4.2 Nhiệt độ .............................................................................................................. 4 2.4.3 Ánh sang............................................................................................................. 4 2.4.4 Đất ...................................................................................................................... 6 2.5 Quy luật ra hoa kết quả....................................................................................... 6 2.5.1 Khái niệm về phân hóa hoa và ra hoa ................................................................ 6 2.5.2 Điều kiện để cây có thể phân hóa mầm hoa ....................................................... 6 2.5.3 Một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật ảnh hưởng đến việc ra hoa, đậu quả................................................................................................................ 7 a) Gibbrellin ............................................................................................................ 7 b) Auxin .................................................................................................................. 7 2.5.4 Nguyên nhân rụng hoa, quả non và biện pháp khắc phục .................................. 8 a) Nguyên nhân rụng non ....................................................................................... 8 b) Biện pháp khắc phục .......................................................................................... 8 v 2.6 Giới thiệu và sử dụng của các hóa chất Paclobutazol và Thiourea .................... 9 2.6.1 Paclobutazol .......................................................................................................9 2.6.2 Thiourea .............................................................................................................. 9 2.7 Kỹ thuật chăm sóc và xử lý ra hoa cây quýt..................................................... 10 2.7.1 Phân bón ...........................................................................................................10 2.7.2 Tưới và tiêu nước ............................................................................................. 10 2.7.3 Tỉa cành và tạo tán ............................................................................................ 11 2.7.4 Tủ gốc giữ ẩm, vun gốc, bồi liếp, làm cỏ, xới xáo ........................................... 11 2.7.5 Xử lý hóa chất ................................................................................................... 11 2.8 Đặc điểm một số sâu bệnh chủ yếu trên cây quýt ............................................ 12 2.8.1 Bệnh Greening .................................................................................................. 12 2.8.2 Bệnh Tristeza .................................................................................................... 12 2.8.3 Sâu vẽ bùa ......................................................................................................... 13 2.8.4 Bệnh loét ........................................................................................................... 14 2.8.5 Bệnh ghẻ nhám ................................................................................................. 14 2.8.6 Bệnh đốm đen ................................................................................................... 15 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ......................... 16 3.1 Phương tiện thí nghiệm .................................................................................... 16 3.1.1 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm ..................................................... 16 3.1.2 Điều kiện ngoại cảnh ........................................................................................ 16 3.1.2.1 Khí hậu – thời tiết ............................................................................................. 16 3.1.2.2 Đất đai............................................................................................................... 16 3.1.3 Vật liệu sử dụng ................................................................................................ 17 3.2 Phương pháp thí nghiệm ................................................................................... 17 3.2.1 Khảo nghiệm giống .......................................................................................... 17 3.2.1.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 17 3.2.1.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .................................................................... 18 a) Hình thái ........................................................................................................... 18 b) Diễn biến tăng trưởng ...................................................................................... 19 c) Tình hình sâu bệnh ........................................................................................... 19 3.2.2 Xử lý ra hoa ...................................................................................................... 20 vi 3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 20 3.2.2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ................................................................... 20 3.2.2.3 Xử lý số liệu ..................................................................................................... 21 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khảo nghiệm giống .......................................................................................... 23 4.1.1 Hình thái cây ..................................................................................................... 23 4.1.1.1 Đặc điểm lá ....................................................................................................... 24 4.1.1.2 Đặc điểm hoa .................................................................................................... 25 4.1.1.3 Đặc điểm quả.................................................................................................... 25 4.1.2.4 Năng suất .......................................................................................................... 28 4.1.2 Diễn biến sự tăng trưởng .................................................................................. 29 4.1.2.1 Đường kính tán ................................................................................................. 29 4.1.2.1 Chiều cao cây ................................................................................................... 30 4.1.3 Sâu bệnh gây hại chính ..................................................................................... 30 4.1.3.1 Bệnh Greening và Tristeza ............................................................................... 32 4.1.3.2 Sâu vẽ bùa ......................................................................................................... 32 4.1.3.3 Bệnh ghẻ, bệnh loét và bệnh đốm đen .............................................................. 32 4.2.2.1 Diễn biến sâu vẽ bùa các giống qua các tháng theo dõi ................................... 35 4.2 Xử lý hoa bằng Paclobutazol và Thiourea ....................................................... 36 4.2.1 Đặc điểm quýt Đường và Chukhun trước khi xử lý hóa chất .......................... 36 4.2.2 Kết quả.............................................................................................................. 36 CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vii DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH BẢNG TRANG 2.1 Tình hình sản xuất cây có múi vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL 2005 .................. 5 3.1 Khí hậu thời tiết huyện Phú Giáo ......................................................................... 16 3.2 Kết quả phân tích đất khu thí nghiệm ................................................................... 17 3.3 Đặc điểm quýt Chukhun trước khi xử lý hóa chất ............................................... 20 4.1 Đặc điểm đường kính, chiều cao các giống .......................................................... 23 4.2 Đặc điểm về lá ...................................................................................................... 24 4.3 Đặc điểm cánh hoa ............................................................................................... 25 4.4 Kích thước và hình dạng quả................................................................................ 26 4.5 Đặc điểm bên trong quả của các giống quýt khảo nghiệm ................................... 26 4.6 Đặc điểm vật lý quả của các giống quýt khảo nghiệm ......................................... 27 4.7 Đặc điểm hóa học quả của các giống quýt khảo nghiệm ..................................... 28 4.8 Năng suất của các giống quýt năm 2006 .............................................................. 28 4.9 Đường kính gốc .................................................................................................... 30 4.10 Kết quả xét nghiệm bệnh Greening và Tristeza ................................................... 32 4.11 Tỉ lệ hại và chỉ số hại gây ra bởi sâu vẽ bùa trên lá các giống quýt ..................... 33 4.12 Tỉ lệ hại và chỉ số hại gây ra bởi sâu vẽ bùa trên quýt Đường qua các tháng ...... 34 4.13 Tỉ lệ hại và chỉ số hại gây ra bởi sâu vẽ bùa trên quýt Orlando qua các tháng .... 34 4.14 Tỉ lệ hại và chỉ số hại gây ra bởi sâu vẽ bùa trên quýt Xithoong qua các tháng .. 34 4.15 Tỉ lệ hại và chỉ số hại gây ra bởi sâu vẽ bùa trên quýt Chukhun qua các tháng .. 35 4.16 Tỉ lệ hại trên lá của các bệnh ghẻ, loét, đốm đen ................................................. 37 4.17 Số hoa ra cây của quýt Đường ............................................................................ 38 4.18 Số hoa ra cây của quýt Chukhun ......................................................................... 38 HÌNH 4.1 Diễn biến sự tăng trưởng đường kính tán của các giống quýt ............................. 29 4.2 Diễn biến sự tăng trưởng đường chiều cao cây của các giống quýt ..................... 30 viii 4.3 Diễn biến sự tăng trưởng đường kính gốc của các giống quýt ............................. 31 PL.1 Hoa quýt Chukhun ............................................................................................... 42 PL.2 Hoa quýt Orlando ................................................................................................. 42 PL.3 Quả quýt Xithoong ............................................................................................... 42 PL.4 Hoa quýt Xithoong ............................................................................................... 42 PL.5 Giống quýt Orlando ............................................................................................. 43 PL.6 Lá quýt Orlando ................................................................................................... 43 PL.7 Giống quýt Đường ................................................................................................ 43 PL.8 Khu Thí nghiệm ................................................................................................... 43 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1Đặt vấn đề Hiện nay với sự phát triển của xã hội nhu cầu cây ăn quả ngày càng tăng. Đặc biệt là những loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao vì vậy nghề trồng cây ăn quả trở thành một nghề kinh doanh quan trọng và chiếm một số lượng rất lớn trong tổng giá trị cũng như lợi ích mà nền nông nghiệp đem lại. Trong đó các cây trong họ cam quýt nói chung và cây quýt nói riêng là loại cây ăn quả có nhiều chất bổ dưỡng và chứa một lượng vitamin rất lớn đặc biệt là vitamin C do đó đáp ứng những thị hiếu của thị trường, mặc khác cây quýt rất ưa chuộng và thích hợp với điều kiện khí hậu của nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển diện tích trồng. Tuy nhiên để nghề trồng quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì yếu tố giống cần phải có sự chú ý và đầu tư nghiêm túc. Vấn đề quan trọng là phải khảo nghiệm và tuyển chọn được những giống quýt có năng suất cao phẩm chất tốt đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó mở rộng diện tích canh tác và khu vực hóa đến các vùng đất khác nhau xây dựng các vùng chuyên canh trồng quýt có thương hiệu và bản sắc riêng cho từng vùng có như thế nghề trồng quýt mới đảm bảo tính bền vững và ổn định . Bên cạnh đó các biện pháp kĩ thuật canh tác đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất phẩm chất qua đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh ,giá trị kinh tế cho người nông dân. Nếu như để sinh trưởng tự nhiên thì cây quýt ra hoa không tập trung cây cho ra quả rãi rác, gây khó khăn cho người nông dân trong việc thu hoạch. Đặc biệt quan trọng là các biện pháp xử lý ra hoa muộn dẫn đến việc ra trái trễ hơn bình thường để đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng quýt. Người nông dân thường điều khiển ra hoa muộn bằng biện pháp treo quả điều này ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Để đánh giá đặc điểm hình thái và sinh trưởng của các giống quýt nhằm tuyển chọn giống quýt tốt phục vụ cho sản xuất cũng như các biện pháp kỹ thuật giúp cho ra trái muộn, do đó đề tài này ra đời với hai nội dung như sau: 2 Nội dung 1: Khảo nghiệm bốn giống quýt và theo dõi tình hình sâu bệnh trong điều kiện trồng tại trang trại Trang Nông, Huyện Phú Giáo Bình Dương. Nội dung 2 : Xử lý ra hoa bằng Paclobutazol và Thiourea cho hai giống quýt Đường và Chukhun. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1 Mục tiêu Nội dung 1 :Tuyển chọn được 1 2 giống quýt có đặc điểm hình thái, sinh trưởng tốt, năng suất cao, phẩm chất tốt để đưa ra phổ biến sản xuất . Nội dung 2 : Kích thích ra hoa nhiều tập trung và trễ giúp cho cây thu hoạch năng suất cao, ổn định, vào thời điểm có giá trị kinh tế nhất trong năm. 1.2.2 Yêu cầu Nội dung 1 : Theo dõi sự sinh trưởng, phát triển, các đặc điểm hình thái, sâu bệnh cũng như phẩm chất của các giống quýt trồng trong điều kiện tự nhiên tại trang trại Trang Nông . Nội dung 2 :Theo dõi ảnh hưởng của phun Paclobutazol ở nồng độ 0,1% sau đó xử lý bằng Thiourea 0,5% đến thời gian ra hoa cũng như số luợng hoa của giống quýt Đường và giống quýt Chukhun. 1.3 Giới hạn đề tài Thời gian sinh trưởng của các cây trong họ cam quýt kéo dài hơn rất nhiều so với thời gian nghiên cứu của đề tài là hạn chế của đề tài do đó kết quả thu được sẽ hạn chế và không hoàn toàn hoàn chỉnh. Đề tài được tiến hành từ tháng 3 là giai đoạn miền Nam bắt đầu chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, giai đoạn này lượng mưa và số giờ nắng trong ngày thay đổi đáng kể giữa các tháng tiến hành thí nghiệm cũng như trong quá trình tiến hành thí nghiệm. Thời gian bố trí tiến hành thí nghiệm đề tài từ 1532007 đến 1572007. Địa điểm tiến hành bố trí thí nghiệm tại trang trại Trang Nông, Huyện Phú Giáo – Bình Dương. Hóa chất được dùng trong thí nghiệm là hai loại hóa chất: Paclobutazol 15 WP nồng độ o,1 %. Thiourea 99 % a.i nồng độ 0,5 % các hóa chất này chủ yếu được sản xuất tài Thái Lan. Trong quá trình thực hiện đề tài kinh phí có hạn. 3 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn gốc Cây có múi (citrus spp ) thuộc họ cam Rutaceae, họ phụ Aurantiodeae. Chi Citrus bao gồm cam, chanh, quýt và buởi. Quýt có tên khoa học là Citrus reticulata. Phần lớn các loại cam quýt có nguồn gốc trải dài từ sườn núi phía Nam của dãy Hymalaya đến miền Bắc Myanma (Theo Nguyễn Văn Kế, 2000). Theo Nguyễn Danh Vàn (2006): khó xác định được nguồn gốc của cây cam, quýt nói riêng, vì cây có múi có rất nhiều chủng loại và đó là những cây lâu năm, có diện phân bố rộng, từ xích đạo lên đến vĩ tuyến 43 độ. Tuy nhiên đa số tác giả đều cho rằng nguồn gốc của phần lớn cây có múi là ở vùng giáp ranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc và sự thuần hóa các giống cây có múi đã bắt đầu vài thế kỷ trước công nguyên. Ở nước ta, chưa biết một cách chính xác là cam, quýt được trồng từ bao giờ, nhưng chắc chắn chúng là một trong những loài cây trồng trong vườn lâu nhất và phổ biến nhất. 2.2 Giá trị dinh dưỡng Trong quả cây có múi ngoài vitamin, chất khoáng còn chứa lượng lớn chất xơ. Các chất này giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn góp phần loại bỏ những cặn bả trong quá trình tiêu hóa. Mặt khác các chất chống oxy hóa là các vitamin A, E và C có nhiều trong quả cây có múi. Do đó những người ăn nhiều cam quýt thì da dẻ sẽ hồng hào và mịn màng hơn những người ít ăn cam quýt (Nguyễn Hữu Đổng, 2003) 2.3 Tình hình sản xuất –tiêu thụ cây có múi trên thế giới và trong nước 2.3.1 Thế giới Ngày nay cây có múi là loại quả quan trọng nhất trên cả nho, chuối, táo. Tổng diện tích cây có múi trên thế giới là 7.391.128 hecta, quốc gia có diện tích trồng cây 4 có múi lớn nhất là Trung Quốc ( 1.464.550) ha thứ nhì là Braxin (939.259ha). Năm 2004 tổng sản lượng cây có múi trên thế giới là 108.094.508 tấn trong đó Braxin là nước có sản lượng đứng đầu thế giới với 20.542.632 tấn, kế đến là Trung Quốc 14.481.901 tấn (Theo FAO, 2004) Trong tiêu thụ, cây có múi dùng ăn tươi một phần còn đa số (23 sản lượng) qua chế biến. Các nước ôn đới có tỉ lệ chế biến 8090% trong khi đó các nước nhiệt đới chủ yếu ăn tươi nên tỉ lệ chế biến quả rất thấp (Nguyễn Hữu Đổng, 2003) 2.3.2 Trong nước Theo thống kê của FAO (2004). Ở Việt Nam diện tích cây có múi là 79.500 ha và có sản lượng đạt 523.000 tấn. Riêng về cam ngọt có diện tích là 77.500 ha, sản lượng 502.000 tấn . Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cây có múi vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL 2005 Chủng loại Vùng Diện tích ( ha ) Sản lượng (tấn ) Cam, quýt Đông Nam Bộ 8.439 34.831 ĐBSCL 55.802 452.977 Bưởi Đông Nam Bộ 2.500 13.500 ĐBSCL 19.505 144.564 (Nguồn Cục trồng trọt, Bộ NN PTNT, 2006) Theo Nguyễn Văn Hòa, Võ Hữu Thoại và Nguyễn Minh Châu. Tại hội thảo “ Phát triển sản xuất và xuất khẩu trái cây Nam Bộ ” ứng dụng tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP (Good Agriculture Practices). 2.4 Yêu cầu và điều kiện ngoại cảnh 2.4.1 Nước Cây có múi rất cần nước cho các thời kỳ sinh trưởng và phát triển đặc biệt là thời kỳ ra hoa kết quả và phát triển mạnh nhưng cũng rất dễ bị úng, rễ của chúng cần được ở trong đất thoáng khí và có khoảng 0,3 % ôxy. Nếu đất bị ngập úng hoặc gặp mưa liên tục trong thời gian dài, mực thủy cấp cao. Nước sẽ đuổi hết không khí trong đất ra ngoài, đất sẽ trở nên thiếu không khí, làm cho bộ rễ thiếu oxy để hô hấp, đồng thời còn bị ngộ độc khí CO2 từ rễ do không thoát ra ngoài được, làm cho rễ bị nghẹt, gây thối rễ . Hiện tượng nghẹt rễ còn làm cho cây bị stress, sản sinh ra nhiều ethylene bên trong 5 gây ngộ độc cho cây làm cho lá bị vàng, nếu kéo dài làm cho cây bị chết (Theo Nguyễn Danh Vàn, 2006) Độ ẩm không khí yêu cầu là 75%, độ ẩm đất 60%. Tuy nhiên nếu bị úng nước, rễ cây sẽ bị thối dẫn đến cây chết. mỗi năm cây có múi cần một lượng mưa từ 1500 2000 mm (Theo Phạm Văn Côn, 2003) Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ thấp không phải là điều kiện chính để cây có múi ra hoa mà là nước. Khô hạn trong một thời gian làm ức chế sự hoạt động của nơi chứa chất dự trữ, tạo điều kiện cho mô phân sinh tổng hợp các chất kích thích ra hoa (Theo FS. Davies và LG Albrigo,1998). Với kỹ thuật tưới áp dụng đúng lúc người ta có thể cho cây có múi ra hoa nhiều vụ trong một năm. Sau một thời gian ngủ nghỉ nếu gặp mưa hay có nước, cây có thể ra lộc, cành mới đồng thời với nụ hoa. Ở miền Nam nước ta, nếu để tự nhiên không tưới đến đầu mùa mưa vào tháng 4, tháng 5 thì chỉ sau mưa 25 30 ngày là cây có múi ra hoa, quả chín vào tháng 11, tháng 12 ( Theo Phạm Văn Côn, 2003) 2.4.2 Nhiệt độ Cây có múi có thể sinh trưởng tron nhiệt độ 12 – 390C, thích hợp nhất là 260C. Nhiệt độ giới hạn là 50C và + 570C . Để trải qua tất cả các quá trình sống cần tổng tích ôn 4.200 – 4.5000C, nói chung nhiệt độ bình quân hàng năm từ 150C trở lên mới trồng cây có múi thuận lợi. Ở miền Nam nước ta không có rét nên cây có múi không có thời gian nghỉ và thường ra hoa kết quả quanh năm. Tuy nhiên đôi khi nhiệt độ ở đây quá cao (trên 360C) làm các hoạt động sinh lý, sinh hóa trong cây có múi bị ngừng hẳn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trửong và phát triển của cây. Khi chín trong điều kiện nhiệt độ cao, sự hình thành các sắc tố carotenoid và anthocyanin bị trở ngại, vỏ quả không chín vàng, thịt quả trắng nhạt (Theo Phạm Văm Côn, 2003). 2.4.3 Ánh sáng Cây có múi không thích ánh sáng, ưa ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000 15.000 Lux tương ứng với 0,6 calocm2 (điều kiện ánh sáng vào lúc 8 giờ sáng và 16 – 17 giờ chiều những ngày quang mây mùa hè). Theo kinh nghiệm, muốn có ánh sáng tán xạ cần bố trí mật độ dày hợp lý và bố trí nơi thoáng mát (Phạm Văn Côn, 2003) 6 2.4.4 Đất Yêu cầu tầng đất dày 0,7 m với mực nước ngầm dưới 1 m. Độ pH = 4 – 8, thích hợp nhất trong phạm vi 5,5 – 6,5. Điện thế oxy hóa khử Eh >300 m V. Đất cần có độ thoáng khí cao ,nồng độ ôxy phải lớn hơn 4 % cây mới sinh trưởng và phát triển bình thường, nếu nhỏ hơn 2 % thì cây ngừng sinh trưởng. Trong đất nếu lượng CO2 quá nhiều (910%) và một lượng nhỏ H2S cũng gây hại cho cây. Ngoài ra trong đất còn đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng như: mùn 1,42 %, N 0,05 – 1 %, P2O5 0,05 0,1 % %, K2O 0,1 – 0,15% và các nguyên tố vi lượng cần thiết. (Theo Phạm Văn Côn, 2003). Không nên trồng cây có múi trên đất sét nặng, đất có lớp đất nông hoặc những nơi có mực nước ngầm cao hoặc không thoát được nước . 2.5 Quy luật ra hoa kết quả 2.5.1 Khái niệm về phân hóa hoa và ra hoa Sự hình thành hoa là dấu hiệu cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực: chuyển hướng từ hình thành mầm lá sang hình thành mầm hoa. Nó biểu hiện về phản ứng di truyền và trạng thái sinh lý nhất định khi gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Sau khi cảm ứng sự ra hoa thì hoa được hình thành và phân hóa . Theo Phạm Văn Côn (2003), có thể chia quá trình hình thành hoa thành 3 giai đoạn : Cảm ứmg hình thành hoa :trong đó có sự cảm ứng nhiệt (gọi là xuân hóa) và cảm ứng về ánh sáng (quang chu kỳ ). Sự hình thành mầm hoa. Sự sinh trưởng, phân hóa giới tính của hoa. 2.5.2 Điều kiện để cây có thể phân hóa mầm hoa Các sản phẩm quang hợp, các loại muới khoáng và các sản phẩm chuyển hóa, phối hợp của hai loại này bao gồm hydratcacbon, acid amin, protein. Phải được tích lũy ở nồng độ cao hơn so với hình thành lá. Cần có năng lượng tích lũy và chuyển hóa như tinh bột, đường và ATP (adenozin triphotphat). Các vật chất di truyền cần cho việc hình thành và phân hóa mầm hoa như ARN (acid ribonucleic) hay ADN (acid deoxiribonucleic). 7 Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật như: gibberellin, citokynin, ABA, ethrel và các men trong đó gibberellin không có lợi cho sự phân háo mầm hoa còn citokynin, ABA và ethrel có lợi cho sự phân hóa mầm hoa . 2.5.3 Một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật ảnh hưởng đến việc ra hoa , đậu quả . Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (hormon thực vật , phytohormon) là sản phẩm bình thường của quá trình sống ở thực vật tham gia vào điều khiển quá trình trao đổi chất và các quá trình hình thành mới các cơ quan ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Một số hormon thực vật ảnh hưởng đến việc ra hoa và đậu quả được biết đến nhiều nhất hiện nay là gibbrellin và auxin . a) Gibberellin (GA). Gibberellin được phát hiện lần đầu tiên năm 1955 bởi các nhà nghiên cứu Anh và Mĩ . Hiện nay người ta đã xác định được 163 loại GA khác nhau trong cây (kí hiệu GA1,GA2…GA163). GA được tổng hợp trong phôi đan sinh trưởng, trong các cơ quan non như lá non, rễ non, quả non. Kachru (1971) cho rằng chính hàm lượng GA tron chồi cao đã làm ngăn cản sự ra hoa xoài và gây nên hiện tượng trái cách năm bởi vì qua nhiều thí nghiệm ông nhận thấy rằng hàm lượng GA trong chồi ở năm nghịch cao hơn trong năm thuận và khi phun GA ở nồng độ 400 ppm đã làm ức chế sự ra hoa 2 tuần trong năm thuận. Theo Sant Ram (1999), GA là chất ức chế quá trình ra hoa, ngăn cản sự tượng mầm hoa. Vì vậy muốn làm cho cây ra hoa trái vụ phải làm giảm hàm lượng GA trong chồi để kích thích quá trình phân hóa mầm hoa tiến triển nếu không có điều kiện nhiệt độ thấp và khô hạn tác động lên cây. b) Auxin Auxin là hormon thực vật phát hiện đầu tiên do công lao của nhiều nhà khoa học. Năm 1934 nhà nghiên cứu Kogl đã xác định chất đó là acidindol acetic và gọi là auxin . Bằng con đường tổng hợp hóa học, hàng loạt các chất có bản chất auxin ra đời và có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh sinh trưởng của cây như NAA; IBA; 2.4 D; 2.4.5 T. Theo Luckwiil (1952) kết luận auxin có thể là yếu tố điều khiển sự rụng quả non ở cam do mỗi lần nồng độ auxin xuống thấp tương ứng với sự rụng quả non và 8 ông cho rằng hạt giống chính là cơ quan sản xuất auxin chống lại sự rụng quả . Ngày nay với các phương tiện hiện đại và kỹ thuật mới, người ta thấy trong điều kiện thiếu auxin thì hoạt động của cá enzyme như cellulase, polygalacturase được tăng lên nhiều. Kết quả là lớp pectin nằm giữa 2 tế bào ở tầng rời bị phá hủy dẫn đến việc rụng quả . 2.5.4 Nguyên nhân rụng hoa, quả non và biện pháp khắc phục a) Nguyên nhân rụng hoa quả non Cây bị khô hạn, nắng quá nhiều dẫn đến thiếu nước Dinh dưỡng không cân đối nhất là thiếu kali và quá dư đạm trong thời gian mang quả Rụng sinh lý: Do quả thụ phấn không hoàn toàn , noãn phát triển kém sẽ dẫn đến quả non sẽ bị rụng dần.Khi cây đậu quả quá nhiều thì quả sẽ rụng bớt nhằm giúp cân bằng dinh dưỡng trong cây . Bị sâu bệnh phá hại như sâu vẽ bùa, nhện, bệnh loét. Rụng hoa , quả non do sâu bệnh phá hại rất dễ phân biệt với rụng sinh lý vì có dấu vết của sâu bệnh phá hại còn rụng sinh lý thì không. Các giống cây khác nhau có tỉ lệ ra hoa, đậu quả khác nhau. Cùng một giống ở các năm khác nhau có tỉ lệ ra hoa đậu quả cũng không giống nhau. b) Biện pháp khắc phục Theo Trần Văn Hòa và Bùi Thị Mỹ Hồng (2000) để hạn chế rụng hoa, quả do rối loạn sinh lý cần lưu ý những vấn đề sau: Phải tưới nước thường xuyên và điều đặn, chú trọng tưới nước vào các giai đoạn: sau khi thu hoạch quả, cây ra hoa, quả còn non.Vào thời kỳ cây cho quả không nên để cây bị khô hạn rồi đột ngột tưới nhiều nước vì dễ làm cho cây rối loạn sinh lý và rụng quả Phải có chế độ bón phân cân đối, sau khi thu hoạch quả chú trọng bón đạm và lân, trước khi cây ra hoa nên bón thêm lân và kali. Nên trồng cây chắn gió xung quanh vườn như bạch đàn, keo . Phòng trừ sâu bệnh hại . Phun các chất điều hào sinh trưởng vào giai đoạn cây ra hoa, mang quả như NAA; IBA; 2,4D; GA3 . 9 2.6 Giới thiệu và ứng dụng của các hóa chất Paclobutazol và Thiourea 2.6.1 Paclobutazol Công thức hóa học tổng quát : C15H20ClN3O. Paclobutazol là một chất làm chậm sự tăng trưởng thông qua sự ức chế quá trình sinh tổng hợp GA, có tính lưu dẫn có thể được mang lên bằng rễ, đi xuyên qua lỗ thân hoặc tế bào chết, di động trong mô xylem và di chuyển lên bằng sự thoát hơi nước (Theo Charler, 1987). Paclobutazol có thể được hấp thụ qua lá, tán cây, thân và rễ rồi di chuyển qua mô xylem đến bên dưới chồi sinh mô. Ở đó, nó ngăn quá trình sinh tổng hợp GA và làm chậm tốc độ phân chia tế bào, làm thực vật trở nên già cõi hơn và gia tăng việc sản xuất hoa, trái. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và sự nhạy cảm của giống việc xử lý Paclobutazol có thể tạo hiệu quả ra trái mùa nghịch, cho trái sớm, làm giảm hiện tượng ra trái cách năm cũng như cây ra trái không ổn định (Theo Voon, 1991). Paclobutazol được sử dụng khá phổ biến ở Thái Lan để kích thích cho xoài ra hoa mùa nghịch hay giúp cây ra hoa đồng loạt trong mùa thuận . 2.6.2 Thiourea Công thức hóa học tổng quát : CS(NH2)2 Thiourea isothiourea Thiuorea (Thiocarbamide, sulfourea) là hợp chất hữu cơ có công thức hóa học tương tự như urea chỉ khác là nguyên tố ôxy được thay thế bằng nguyên tố lưu huỳnh. Thiourea thường tồn tại dưới 2 dạng là S=C(NH2)2 (Thiourea) và HS=CNHNH2 (Isothiourea). Thiourea là hợp chất hóa học dạng hạt, màu trắng sáng, nóng chảy ở 1701800C, hòa tan được trong nước và trong dung môi hữu cơ no, không hòa tan được trong dung môi không no. Thiourea kích thích sự ra hoa giống như Nitrate Kali,là tác nhân phá vỡ miên trạng chồi, thúc đẩy sản xuất ethylene. Trên giống xoài Kiew Saoey, cây ra đọt tập trung sau 14 ngày sử lý Thiourea ở nồng độ 5%. Theo nghiên cứu của Trần Văn Hâu và Nguyễn Việt Khởi (2005), xử lý bưởi ra hoa mùa nghịch bằng Thiuorea ở nồng độ 0,3% sau 30 ngày phun Paclobutazol ở nồng độ 0,1% 10 làm tăng 73% số cành ra hoa, số chùm hoa cây tăng gấp ba lần dẫn đến tăng số trái loại một nhưng không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu đánh giá phẩm chất trái . 2.7 Kỹ thuật chăm sóc và xử lý ra hoa cây quýt 2.7.1 Phân bón Cây quýt cần rất nhiều dinh dưỡng, nhất là thời kỳ ra đọt non, ra hoa kết trái .Muốn cây cho trái năng suất cao, phẩm chất ngon thì phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý cho cây, tùy theo loại đất, giống, tình trạng sinh trưởng của cây mà mà quyết định bón phân sao cho hợp lý. Theo Nguyễn Danh Vàn công thức bón phân cho cây cam, quýt như sau:  Thời kỳ cây còn nhỏ: hai đến ba năm đầu là thời kỳ kiết thiết cơ bản, cây cam, quýt cần bón đủ lượn phân đạm, lân và kali để giúp cây phát triển cành nhánh. Nếu trong thời cây ra nhiều hoa trái thì nên tỉa bớt để tập trung dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón cho mỗi gốc trong một năm cụ thể như sau: Năm thứ nhất và năm thứ hai: khoảng 0,2 0,4 kg urea; 0,51,0 kg kali. Chia làm 35 lần bón trong năm, bằng cách pha vào nước để tưới cho từng gốc. Năm thứ ba và thứ tư: 0,5 0,8 kg urea; 1,5 2,0 kg lân và 0,5 0,8 kg kali. Hòa nước tưới hoặc rải xung quanh gốc rồi tưới cho phân tan và ngấm dần xuống đất .  Thời kỳ cho trái: Từ năm thứ năm trở đi là thời kỳ khai thác, cần gia tăng phân kali để cho trái ngọt và chắc. Tùy theo độ màu mỡ của đất, độ lớn của cây và sản lượng trái mà lượng phân bón có thể gia tăng hoặc giảm như sau: 0,2 0,5kg urea; 4,0 5,0 kg lân; 1,5 2,5 kg kalicây năm và được chia thành 3 lần bón như sau : Sau khi thu hoạch: bón toàn bộ lân, 13 urea và 13 kali . Trước khi ra hoa từ 4 6 tuần: bón 13 urea và 13 kali. Giai đoạn nuôi trái: bón 13 urea, và 13 kali (ở những vùng đất cao nên dùng sulfat kali). 2.7.2 Tưới và tiêu nước Nếu trồng một vài cây trong vườn để lấy trái ăn trong gia đình ít ai quan tâm đến việc tưới nước, nhưng nếu đã trồng nhiều và tập trung chuyên canh mang tính chất kinh doanh thì việc tưới nước cho cam, quýt phải được đặt ra trong kế hoạch sản xuất. 11 Mùa mưa, chỉ cần tưới trong những đợt hạn kéo dài, mùa khô tùy loại đất cao hay thấp, giữ hay không giữ được nước … mà có thể tưới khoảng hai, ba ngày một lần để thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây. Ở vùng đất thấp thường bị ngập úng hàng năm, cần xây dựng hệ thống bao bờ xung quanh vườn vững chắc để có thể kịp thời bơm nướcra khỏi vườn khi cần thiết . 2.7.3 Tỉa cành và tạo tán Kết hợp với việc bón phân làm gốc sau khi thu hoạch cần cắt tỉa bỏ bớt các cành già bên trong tán không có khả năng cho trái, cành vượt, cành bị sâu bệnh , cành mộc từ gốc ghép (khi cây còn nhỏ), cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 1015 cm) để tập trung dinh dưỡng cho cây, tăng diện tích lá hữu hiệu, tăng khả năng quang hợp của bộ lá, duy trì sức sống tốt cho cây, bảo đảm sự cân bằng giữa sinh trưỡng và ra hoa kết trái và tạo cho vườn cây sự thông thoáng, khô ráo hạn chế bớt tác hại của sâu bệnh. Tạo tán là việc làm cần thiết nhằm tạo cho cây có bộ khung cơ bản, vững chắc từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp . 2.7.4 Tủ gốc giữ ẩm, vun gốc, bồi liếp, làm cỏ, xới xáo Trong nhóm cây có múi nói chung và cây cam, quýt nói riêng, loại rễ con hấp thu dinh dưỡng cho cây phần lớn phân bố ở trên lớp đất mặt.Vào mùa khô nóng, nhiệt độ cao dễ làm ảnh hưởng đến bộ rễ, vì thế vào mùa khô, nóng cần dùng rơm rạ hoặc cỏ rác, cây lục bình,…để tủ gốc giữ ẩm cho cây. Kinh nghiệm của những nhà vườn ở miền Tây Nam Bộ thường duy trì một lớp cỏ rau trai trong vườn cũng có tác dụng giữ ẩm cho cây vào mùa khô rất tốt . Ở những vườn đất thấp trồng bằng cách đắp mô, những năm đầu mỗi năm đắp đất phụ thêm vào chân mô, để chân mô rộng ra khoảng 40 50 cm. Khi chân các mô giáp mí nhau thì mỗi năm dùng bùn vét mương hoặc đất phù sa, đất tốt ,…bồi thêm lên mặt liếp từ 3 5 cm. Ở những vườn đất cao trồng theo kiểu đào hố, hàng năm dùng đất tốt vun thêm vào gốc. Thường xuyên làm cỏ, vệ sinh vườn tược, xới xáo cho vườn sạch cỏ, đất tơi xốp . 2.7.5 Xử lý ra hoa Để gia tăng tỉ lệ đậu quả người ta có thể phun các chất điều hòa sinh trưởng thực vật như NAA, GA3, IBA, ethrel cùng các nguyên tố vi lượng. Theo Trần Thế Tục (1999) trên cây vải dùng NAA nồng độ 15 20 ppm và acid boric nồng độ 0,1% gia 12 tăng được tỉ lệ đậu quả. Kết quả nghiên cứu của Trịnh Mai Dung (2002) cho thấy phun NAA đã làm tăng năng suất xoài từ 15,3 45,3 %. Tốt nhất là phun 2 lần với nồng độ 30 ppm: lần đầu sau khi bắt đầu đậu quả và lần hai sau lần đầu 15 ngày . Theo kinh nghiệm dân gian đối với cây trong họ cam quýt dùng biện pháp xiết nước để kích thích ra hoa là hiệu quả nhất. Khi mùa mưa dứt (vào tháng 12 2, 3 dương lịch), làm cỏ rút nước ra khỏi mương, ngưng tưới nước khoảng 3 tuần. Khi cây có triệu chứng héo lá thì tưới đẫm nước trở lại 3 ngày liên tục, sau đó tiến hành bón phân và bồi liếp bằng bùn hốt mương. Khoảng 5 – 10 ngày sau khi tưới nước cây sẽ ra đọt non và nụ hoa tuy nhiên đối với quýt Orlando thì lâu hơn. Sau đó bón phân urea với liều lượng cao gấp đôi bình thường (không bón lân và kali). Đồng thời với việc bón phân thì phun KNO3 nồng độ 0,1%. Sau khi xử lý 20 30 ngày cây bắt đầu nẩy tược và ra hoa . 2.8 Đặc điểm một số sâu bệnh chủ yếu trên cây quýt 2.8.1 Bệnh Greening Do vi khuẩn gram âm Liberobacter asiasitum gây ra. Lây lan nhanh do rầy chổng cánh. Bệnh nặng trên cam sành, cam mật, quýt, chanh và bưởi bị nhẹ hơn. Nhà vườn thường gọi bệnh này là “vàng lá gân xanh”; Trung Quốc gọi là bệnh “Hoàng Long”, mọi số nơi gọi là bệnh CVPD (citrus vein phloem discoloration). Triệu chứng bệnh này trên lá bị khảm, gân xanh và cứng và uốn cong ra ngoài như hiện tượng lá “tai thỏ” của dấu hiệu thiếu kẽm; nhánh bị khô, quả nhỏ, méo, dễ rụng… Biện pháp phòng trừ là cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp: Trồng giống sạch bệnh Bón phân tập trung hơn để cây ra đọt đều hầu phòng trừ rầy chổng cánh dễ hơn như phun thuốc hoặc phát triển các thiên địch như kiến vàng Hủy diệt nguồn bệnh, lưu ý cả các cây hoang dại và cây kiểng trong họ cam quýt Nghiên cứu gốc ghép kháng bệnh như gốc citrange Troyer 2.8.2 Bệnh Tristeza Bệnh do virus gây ra vì thế đối với bệnh này chủ yếu phòng là chính. Bệnh nguy hiểm đã gây hại nghiêm trọng ở những vùng trồng cam trên thế giới, nhất là ghép trên gốc cây cam đắng Citrus auratium. Bệnh lan nhanh qua mắt tháp và nhất là qua 13 rệp cam Toxoptera spp. Điều nguy hiểm hơn cả là dấu hiệu bệnh không rộ sớm để loại bỏ cây con lúc trồng. Thường thì cây bắt đầu có quả thì mới lộ ra. Virus gây bệnh có dạng hình sợi, chúng tập trung ở mạch lipe, bít mạch nhựa này lại khiến cây bị đói mặc dù có bón phân và tưới nước đầy đủ. Do có nhiều dòng virus nên biểu hiện bệnh có hơi khác nhau như vàng lá, sọc lõm trên gỗ, chết đọt cây nhanh Biện pháp phòng trừ: Chọn gốc ghép kháng bệnh như một số dòng lai citrange, cam ba lá Trắc nghiệm cây mẹ bằng cây chỉ thị (chanh Mexique) để biết rõ cây mẹ không mang mầm bệnh Khử dụng cụ ghép Diệt rệp,… 2.8.3 Sâu vẽ bùa Sâu vẽ bùa hại trên cây cam, quýt có tên khoa học là phyllocnistis citrella còn gọi là sâu đục lòn lá gây hại. Đây là một đối tượng rất quan trọng đối với cây cam, quýt, chúng xuất hiện và gây hại khá phổ biến và đôi khi rất trầm trọng trên các vườn cam, quýt đang ở thời kỳ ra lá non, nhất là vào dịp giao mùa (cuối mùa khô đầu mùa mưa) hoặc vào những thời điểm sau khi làm gốc để xử lý cho cây ra trái theo ý muốn. Đã có những vườn giống cây bị hại nặng đến mức không thể làm giống được . Con trưởng thành của sâu là một loại bướm rất nhỏ, cơ thể dài khoảng 45 cm , màu vàng nhạt hoặc nâu sáng, có ánh bạc. Chúng thường họat động vào lúc xẩm tối hoặc ban đêm nên nhà vườn khó phát hiện . Trứng rất nhỏ (dài khoảng 0,2 – 0,3 mm), màu trong suốt hoặc hơi vàng trứng được đẻ vào ban đêm, rải rác ở mặt dưới của lá, gần gân chính. Sau khi nở, sâu non đục vào ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục ở dưới lớp biểu bì của phiến lá, làm thành những đường ngoằn ngoèo làm cho biểu bì lá phồng lên. Sâu đục tưới đâu lớp biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo có màu trắng lóng lánh như bạc. Tuổi sau càng lớn đường đục càng dài và rộng. Ngoài lá cây còn cò thể gây hại trên đọt non. Có thể nhìn thấy sâu non rất nhỏ ở cuối đường hầm. Ngoài gây hại trực tiếp, các vết đục của sâu còn là cửa ngõ cho vi khuẩn của bệnh loét xâm nhập gây hại. Quan sát thực tế cho thấy sâu thường gây hại mhiều ở những vườn cây còn nhỏ (khoảng 3 14 4 năm tuổi). Tác hại của sâu có chiều hướng gia tăng những năm gần đây. (Theo Nguyễn Danh Vàn, 2006) 2.8.4 Bệnh loét Bệnh loét trên cây quýt do vi khuẩn Xanthomonas campestric pv . citri gây ra.Vào những tháng mùa mưa, do thời tiết có ẩm độ cao phù hợp với bệnh nên bệnh thường phát triển và gây hại nhiều hơn. Bệnh thường gây hại trên các bộ non như lá non, cành non và cả trên vỏ của trái . Vi khuẩn xâm nhập vào trong cây qua các khí khổng hoặc những vết thuơng cơ giới do cắt tỉa hoặc do côn trùng chích hút (đặc biệt là những đường gặm do sâu vẽ bùa trên lá gây ra). Khi đã xâm nhập được vào bên trong cây, vi khuẩn sinh sản rất nhanh trong các tổ chức mô cây, ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ sũng nước, màu xanh tối, rồi chuyển dần sang màu vàng nâu, sau đó do tác động sinh hóa làm cho tế bào của cây quýt phân chia rối loạn tạo thành các vết loét sần sùi màu nâu nhạt, mọc nhô lên khỏi mặt lá, cành non. Xung quanh vết bệnh có quầng màu vàng. Nếu bị nặng có thể làm cho lá bị vàng, rụng sớm khiến cho cây còi cọc, suy yếu. Cành có thể bị khô và chết. Đây là loại bệnh nguy hiểm trên cây có múi, nên nhiều nước coi đây là một đối tượng thuộc diện kiểm dịch thực vật trong việc nhập giống và trái cây thương phẩm. Đối với bệnh này thì chủ yếu phòng là chính vì khi đã bị bệnh thì rất khó chữa trị . 2.8.5 Bệnh ghẻ nhám Bệnh ghẻ nhám do nấm Elsinoe fawcetti gây ra. Bệnh thường tập trung chủ yếu trên các bộ phận non như lá non, cành non, trái non Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ cao, ẩm độ cao) . Trên lá non: Ban đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ mất màu, chổ vết bệnh tong mờ. Sau đó vết bệnh lớn dần, màu đỏ nâu dần dần vết bệnh tạo thành những mụn cóc nhô lên khỏi mặt lá, nhiều vết bệnh mọc dày đặt, sờ lên mặt lá thấy mụn rộp, làm cho lá vặn vẹo, biến dạng. Xung quanh vết bệnh có không có hoặc có một quầng vàng rất hẹp . Trên cành non: Vết bệnh cũng mọc nhô lên như trên lá, vết bệnh thường mở rộng hơn và dày đặc hơn 15 Trên trái non: Ban đầu vết bệnh nhỏ, sau đó lớn dần theo độ lớn của trái, vết bệnh nỗi gờ, nhú như hình chóp nhọn ở trên vỏ trái . Ghẻ nhám là một trong những rất khó phòng trị, chủ yếu phòng là chính . 2.8.6 Bệnh đốm đen Bệng này do nấm Diaporthecitri gây ra ngoài gây hại trên lá bệnh còn gây hại trên cành non và quả. Ban đầu chỉ là những chấm tròn có kích thước khoảng 1 mm xuất hiện trên lá sau đó phát triển rộng dần ra, màu vàng nhạt, ở giữa màu xám, nếu nặng nhiều vết hòa lẫn vào nhau tạo thành những mảng lớn. Từ các vết này sẽ xuất hiện các u nổi lên và chảy ra các giọt dịch màu vàng nâu, sau đó thành màu nâu dính trên lá. Nếu nhiễm bệnh nặng làm chổ bị bệnh chết khô, làm lá bị rụng sớm khiến cây xơ xác, còi cọc, cho năng suất và phẩm chất trái thấp. 16 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Phương tiện thí nghiệm 3.1.1 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí tại trang trại Trang Nông thuộc xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương từ ngày 1532007 đến ngày 1572007 . 3.1.2 Điều kiện ngoại cảnh 3.1.2.1 Khí hậu – Thời tiết Bảng 3.1 Khí hậu thời tiết huyện Phú Giáo Yếu tố khí hậu Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Nhiệt độ (0C) 27,6 28 27,6 27,7 26,3 Lượng mưa (mm) 40 50 48 12 28 Độ ẩm không khí 73 80 85 83 89 Số giờ nắng ngày 8,2 8,2 7,7 7,2 5,4 (Nguồn: Viện khí tượng, trạm khí tượng thủy văn trại Đồng Phú, 2007 ) + Khí hậu: khí hậu nhiệt đới có hai mùa mưa và nắng phân biệt rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhận thấy nhiệt độ rất ít biến động khoảng từ 27,6 đến 28 0C. Tháng 4 và tháng 5 có lượng mưa cao nhất, bắt đầu tháng 6 lượng mưa trung bình trong ngày giảm lại. Độ ẩm không khí và số giờ nắng trong ngày cũng ít biến động qua các tháng thí nghiệm. Tuy nhiên cho tới tháng 7 thời tiết trở nên âm u lượng mưa và số giờ nắng đều giàm, ẩm độ không khí tăng 3.1.2.2. Đất đai Đất ở khu thí nghiệm thuộc loại đất xám bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng, pH thấp Đất cao ráo không sợ bị ngập úng vào mùa mưa nên không cần lên líp. Các nguyên tố trung lượng ở mức trung bình đến thấp.Vì vậy trong canh tác cần chú ý bón vôi, chất 17 hữu cơ, phân hóa học để cải thiện độ phì cho đất. Việc bón phân hữu cơ làm tăng khả năng giữ nước và giữ chất dinh dưỡng, giảm tình trạng chất dinh dưỡng bị rửa trôi Bảng 3.2 : Kết quả phân tích đất khu thí nghiệm. Tầng đất ( 0 50 cm ) Tầng đất ( 50100cm) Thành phần cơ giới (%) Cát 55,4 47,7 Thịt 19,3 21,0 Sét 25,3 31,3 pHH2O 4,7 4,46 Mùn (%) 2,4 1,85 Nts (%) 0,04 0,04 P ts (% P2O5 ) 0,06 0,07 K ts (% K2O) 0,019 0,022 Ca (meq 100g) 0,71 0,34 Mg (meq 100g) 0,16 0,05 K (meq 100g) 0,1 0,02 CEC (meq 100g) 5,2 4,92 (Nguồn: Bộ môn thủy nông, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, 2005) 3.1.3 Vật liệu sử dụng Các giống quýt địa phương và nhập nội: Giống quýt Đường 4 năm tuổi của viện Cây ăn quả miền Nam, khoảng cách trồng 2,5 x 3 m. Giống quýt Orlando 4 năm tuổi nhập từ Pháp, khoảng cách trồng 3 x 3 m . Giống quýt Xithoong 6 năm tuổi nhập từ Thái Lan, khoảng cách trồng 3 x 3 m. Giống quýt Chukhun 6 năm tuổi nhập từ Thái Lan , khoảng cách trồng 3 x 3 m. Các dụng cụ tiến hành thí nghiệm: Thuốc Paclobutazol 15 WP do Thái Lan sản xuất và Thiuorea 99% a.i do YY.chemical Hoilding LTS sản xuất. Các dụng cụ khác như bình phun, bảng, thước kẹp, thước đo, thước dây, máy đo độ Brix. 3.2 Phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Khảo nghiệm giống Gồm các thí nghiệm riêng rẽ trên bốn giống khác nhau. 18 3.2.1.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố với 4 lần lặp lại. Mỗi giống được trồng thành các hàng, mỗi hàng có từ vài chục cây trở lên trên các hàng chọn ngẫu nhiên 4 cây sao cho các cây có kích cỡ và hình thái tương đương nhau để lấy các chỉ tiêu theo dõi. 4 nghiệm thức = 4 giống, 4 lần lặp lại . Đo các chỉ tiêu theo dõi cây : + Chiều cao cây + Đường kính tán + Đường kính vanh thân + Tình hình sâu bệnh Biểu diễn sự phát triển của các động thái bằng đồ thị. Các nghiệm thức.  Nghiệm thức 1 : quýt Đường  Nghiệm thức 2 : quýt Orlando  Nghiệm thức 3 : quýt Xithoong  Nghiệm thức 4 : quýt Chukhun 4NT 4 LLL 1câyLLL=16 cây Đặc Điểm của lá: Đo bảng lá, cánh lá: chiều dài, chiều rộng bảng lá cánh lá . Mỗi giống (NT) lấy mẫu n =30. Bốn lần lặp lại . 4NT 4 LLL 30 láNT = 480 lá . 3.2.1.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu a) Hình thái Chiều cao cây (m): đo từ mặt đất đến ngọn cây . Mỗi tháng đo một lần.sau đó biểu diễn bằng đồ thị sự tăng trưởng chiều cao của cây qua các tháng Đường kính tán (m) : lấy gốc cây làm tâm, đo từ mép tán bê này thẳng sang mép tán bên kia. Đo hai lần theo hai hướng Đông Tây và Bắc Nam rồi lấy giá trị đường kính tán trung bình . + Dạng tán : tính tỉ lệ I = Đường kính tánChiều cao cây  Nếu I > 1: tán cây thuộc dạng xòe  Nếu I < 1: tán cây thuộc dạng đứng  Nếu I =1 : tán cây thuộc dạng tròn . 19 Đường kính vanh thân (cm): vị trí đo trên gốc ghép khoảng vài cm . Kích thước lá (cm) : đo chiều dài, chiều rộng của phiến lá và cánh lá . Tính tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng cánh lá, phiến lá . Kích thước, trọng lượng, hình dạng cũng như năng suất quả của các giống. b) Diễn biến tăng trưởng Theo dõi chiều cao cây, đường kính tán, Đường kính vanh thân qua các tháng sau đó suy ra tốc độ tănng trưởng của các giống. Biểu diễn bằng đồ thị thấy rõ hơn sự tăng trưởng của các giống . c) Tình hình sâu bệnh. Phương pháp thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên: chọn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại chọn 1 cây (theo Chapman và các CTV) 4NT4LLL1 câyNT=16 cây. Quan sát và đánh giá: tỉ lệ và chỉ số bệnh của các lá bệnh trên các giống qua các tháng sau đó tính tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trung bình của các giống Chọn bốn cành theo bốn hướng để quan sát: Đếm tổng số lá trên bốn cành. Sau đó đếm tổng bị bệnh tù cấp 1 đến cấp 5, suy ra tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh của các giống . Các sâu bệnh theo dõi gồm :sâu vẽ bùa, bệnh loét và bệnh ghẻ nhám, ngoài ra còn theo dõi bệnh rỉ sắt nếu có . Theo dõi sâu, bệnh: sử dụng công thức tính +Tỷ lệ bệnh : TLB % = (số lá (quả, cành) bị bệnh số lá (quả, cành) điều tra) × 100% + Chỉ số bệnh : CSB % = Σ{ (N1×1) + (N2 ×2) +…+ (Nn ×n) (N ×n)}100% Trong đó: N1, N2 Nn: Số lá (quả, cành) bị bệnh ở mỗi cấp 1,2,3…n N: tổng số lá (quả, cành) điều tra. N: cấp bệnh cao nhất theo bảng phân cấp chuẩn. Bảng phân cấp chuẩn: bệnh trên lá, quả (bệnh loét,sẹo cam quýt) Cấp 0: không bị bệnh. Cấp 1: 15% diện tích lá quả bị bệnh. 20 Cấp 2: 610% diện tích lá quả bị bệnh. Cấp 3: 1115% diện tích lá quả bị bệnh. Cấp 4: 1620% diện tích lá quả bị bệnh. Cấp 5: > 20% diện tích lá quả bị bệnh. 3.2.1.3 Xử lí số liệu Các chỉ tiêu về hình thái được xử lí bằng Descriptive statistics để tình khoảng tin cậy 95% cho các giống. Trong mỗi nhóm phân tích theo MSTATC ANOVA 1. 3.2.2 Xử lý ra hoa Gồm hai thí nghiệm : Thí nghiệm xử lý ra hoa trên quýt Đường bốn năm tuổi. Thí nghiệm xử lý ra hoa trên quýt Chukhun sáu năm tuổi. 3.2.3.1 Bố trí thí nghiệm  Đặc điểm của quýt Đường và Chukhun trước khi xử lý hóa chất Đặc điểm của quýt đường trước khi xử lý hóa chất: Cao 440 cm, đường kính tán 320 cm, đường kính gốc 9,1cm. Giữa các cây có sự đồng nhất Đặc điểm của quýt Chukhun trước khi xử lý hóa chất. Bảng 3.3: Đặc điểm quýt Chukhun trước khi xử lý hóa chất . NT Chiều cao cây ĐK tán ĐK gốc A 4,25 3,31 12,55 B 4,45 3,45 12,45 C 4,35 3,425 12,56 D 4,425 3,288 12,57 CV (%) 4,75 5,36 F ns ns ns Ghi chú: ns: sự khác biệt không có nghĩa, : sự khác biệt có nghĩa, : sự khác biệt rất có nghĩa. Bảng 3.3: Cho thấy ở quýt Chukhun dùng trong thí nghiệm có độ đồng đều cao, sự khác biệt giữa các nghiệm thức về chiều cao cây, đường kính tán, đường kính gốc khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. 21  Bố trí thí nghiệm Giống quýt Chukhun được bố trí thí nghiệm theo kiểu đơn yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên các yếu tố đó gồm: + Nghiệm thức A (đối chứng) : xiết nước +tưới trở lại (nền) + Nghiệm thức B : nền + phun Paclobutazol 0,1%. + Nghiệm thức C : nền + phun Paclobutazol 0,1% + 30 ngày sau phun lại Thiourea 0,5%. + Nghiệm thức D : nền + phun Thiourea 0,5%. Gồm có :4 NT 4LLLcây =16 cây. Đối với giống quýt Đường do không đủ số lượng cây nên bố trí thí nghiệm theo thành hai nghiệm thức riêng biệt để so sánh hai nghiệm thức với nhau, các nghiệm thức đó gồm : + Nghiệm thức A(đối chứng) : xiết nước + tưới trở lại (nền) + Nghiệm thức B : nền + phun Paclobutazol 0,1% + 30 ngày sau phun lại Thiourea 0,5%. Mỗi Nghiệm thức chọn 8 cây . 3.2.2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm Pha 80g Paclobutazol 15 WP trong bình 10 lít nước để xử lý cho các nghiệm thức B và C đối với giống quýt Chukhun và nghiệm thức B đối với quýt Đường.Đối với Thiourea 99% a.i cứ 50 g thuốc thì pha với 10 lít nước . Giống quýt Chukhun đối với các nghiệm B và C phun Paclobutazol ngày 2132007. Được phun vào sáng sớm và ướt đẫm đều hai mặt lá. Nghiệm thức D được phun Thiourea cùng thời gian và phun ướt đều hai mặt lá. Nghiệm thức C sau 30 ngày sau lại phun Thiourea. Trước khi phun thuốc tưới nước trở lại sau thời gian xiết nước là ba tuần .Nghiệm thức A (đối chứng ) chỉ tưới nước trở lại sau thời gian xiết nước. Giống quýt Đường đối với nghiệm thức B được phun Paclobutazol ngày 2132007 sau 30 ngày sau phun lại Thiourea. Thuốc được phun vào buổi sáng sớm cũng ướt đều hai mặt lá. Nghiệm thức A (đối chứng ) chỉ tưới nước trở lại sau thời gian xiết nước. 22 3.2.2.3. Xử lý số liệu  Đối với quýt Chukhun xử lý số liệu bằng MSTATC ANOVA 1.  Đối với quýt Đường áp dụng t – Test để xử lý số liệu. 23 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khảo nghiệm giống 4.1.1 Hình thái cây Bảng 4.1: Đặc điểm đường kính, chiều cao các giống. Giống Đường kính tán (m) Chiều cao cây (m) ĐKChiều cao Dạng tán Q.Đường 3,21 a b 3,69 b c 0,87 Tán đứng Q.

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO NGHIỆM BỐN GIỐNG QUÝT XỬ RA HOA BẰNG PACLOBUTAZOL KẾT HỢP VỚI THIOUREA TRÊN HAI GIỐNG QUÝT ĐƯỜNG CHUKHUN TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO– BÌNH DƯƠNG Họ tên sinh viên: PHAN XN HỒNG Nghành: NƠNG HỌC Niên khóa: 2003-2007 Tháng 10/2007 i KHẢO NGHIỆM BỐN GIỐNG QUÝT XỬ RA HOA BẰNG PACLOBUTAZOL KẾT HỢP VỚI THIOUREA TRÊN HAI GIỐNG QUÝT ĐƯỜNG CHUKHUN TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO– BÌNH DƯƠNG Tác giả PHAN XN HỒNG Khóa luận đệ trình để đáp ứng u cầu cấp kĩ sư nông nghiệp chuyên ngành Nông học Giáo viên hướng dẫn: TS NGUYỄN VĂN KẾ Tháng 10 năm 2007 ii CHÂN THÀNH BIẾT ƠN - Cha mẹ chăm sóc, ni nấng khơn lớn để ngày hôm - Thầy Nguyễn Văn Kế - Trưởng môn lương thực thực, rau, hoa, thuộc khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh – tận tình hướng dẫn, giúp tơi hồn thành đề tài tốt nghiệp - Q Thầy Cơ khoa Nơng học, trường Đại học Nơng Lâm Tp.HCM nhiệt tình bảo, truyền đạt kiến thức bổ ích để tơi trở thành người có ích cho xã hội - Tất cô anh chị em trang trại Trang Nông tạo điều kiện giúp đỡ suốt thời gian thực tập trại - Những người bạn động viên giúp đỡ ngày tháng quên giảng đường Đại học q trình làm đề tài Tp Hồ Chí Minh, tháng 10/2007 Phan Xn Hồng iii TĨM TẮT Đề tàiKhảo nghiệm bốn giống quýt Xử hoa Paclobutazol Thiourea hai giống quýt Đường Chukhun trang trại Trang Nông huyện Phú Giáo – Bình Dương.” tiến hành trang trại Trang Nơng huyện Phú Giáo – Bình Dương, thời gian từ 15/3/2007 đến 15/7/2007 Kết thu phần khảo nghiệm giống tìm - giống qt có đặc điểm hình thái sinh trưởng tốt để giới thiệu cho sản xuất Qua khảo sát giống cho thấy quýt Đường quýt Xithoong có suất cao phẩm chất tốt, bị sâu hại Đây giống đưa vào sản xuất Thí nghiệm gồm bốn NT bố trí theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên đơn yếu tố với lần lập lại, lần lập lại tương ứng với Các nghiệm thức gồm NTA: quýt Đường, NTB: quýt Orlando, NTC: quýt Xithoong, NTD: quýt Chukhun Kết thu phần xử hoa cho thấy kết hợp Paclubutazol Thiourea làm cho hoa trễ tập trung, hiệu cao Khi dùng riêng rẽ loại thuốc hiệu thấp Thí nghiệm tiến hành riêng rẽ hai giống quýt Đường Chukhun Giống quýt Đường tiến hành hai NT NTA: xiết nước tưới trở lại (nền), NTB: + phun Paclobutazol sau phun lại Thiourea Giống quýt Chukhun gồm có bốn NT NTA: xiết nước tưới trở lại (nền), NTB: + phun Paclobutazol, NTC: + phun Thiuorea, NTD: Nền + phun Paclobutazol sau phun lại Thiourea Qua tiến hành xử hoa cho thấy kết hợp Paclobutazol Thiourea làm cho quýt hoa muộn Có thể áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật vào thực tế đễ làm cho quýt trái vụ đem lại hiệu kinh tế cho nông dân iv MỤC LỤC TRANG Trang tựa i Cảm tạ ii Tóm tắt iii Mục lục iv Danh sách bảng .vii Danh sách hình viii CHƯƠNG MỞ ĐẦU CHƯƠNG TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn gốc 2.1 Giá trị dinh dưỡng 2.3 Tình hình sản xuất – tiêu thụ có múi giới nước 2.3.1 Thế giới 2.3.2 Trong nước 2.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 2.4.1 Nước 2.4.2 Nhiệt độ 2.4.3 Ánh sang 2.4.4 Đất 2.5 Quy luật hoa kết 2.5.1 Khái niệm phân hóa hoa hoa 2.5.2 Điều kiện để phân hóa mầm hoa 2.5.3 Một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật ảnh hưởng đến việc hoa, đậu a) Gibbrellin b) Auxin 2.5.4 Nguyên nhân rụng hoa, non biện pháp khắc phục a) Nguyên nhân rụng non b) Biện pháp khắc phục iv 2.6 Giới thiệu sử dụng hóa chất Paclobutazol Thiourea 2.6.1 Paclobutazol 2.6.2 Thiourea 2.7 Kỹ thuật chăm sóc xử hoa quýt 10 2.7.1 Phân bón 10 2.7.2 Tưới tiêu nước 10 2.7.3 Tỉa cành tạo tán 11 2.7.4 Tủ gốc giữ ẩm, vun gốc, bồi liếp, làm cỏ, xới xáo 11 2.7.5 Xử hóa chất 11 2.8 Đặc điểm số sâu bệnh chủ yếu quýt 12 2.8.1 Bệnh Greening 12 2.8.2 Bệnh Tristeza 12 2.8.3 Sâu vẽ bùa 13 2.8.4 Bệnh loét 14 2.8.5 Bệnh ghẻ nhám 14 2.8.6 Bệnh đốm đen 15 CHƯƠNG PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 16 3.1 Phương tiện thí nghiệm 16 3.1.1 Địa điểm thời gian tiến hành thí nghiệm 16 3.1.2 Điều kiện ngoại cảnh 16 3.1.2.1 Khí hậu – thời tiết 16 3.1.2.2 Đất đai 16 3.1.3 Vật liệu sử dụng 17 3.2 Phương pháp thí nghiệm 17 3.2.1 Khảo nghiệm giống 17 3.2.1.1 Bố trí thí nghiệm 17 3.2.1.2 Phương pháp theo dõi tiêu 18 a) Hình thái 18 b) Diễn biến tăng trưởng 19 c) Tình hình sâu bệnh 19 3.2.2 Xử hoa 20 v 3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm 20 3.2.2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 20 3.2.2.3 Xử số liệu 21 CHƯƠNG KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Khảo nghiệm giống 23 4.1.1 Hình thái 23 4.1.1.1 Đặc điểm 24 4.1.1.2 Đặc điểm hoa 25 4.1.1.3 Đặc điểm 25 4.1.2.4 Năng suất 28 4.1.2 Diễn biến tăng trưởng 29 4.1.2.1 Đường kính tán 29 4.1.2.1 Chiều cao 30 4.1.3 Sâu bệnh gây hại 30 4.1.3.1 Bệnh Greening Tristeza 32 4.1.3.2 Sâu vẽ bùa 32 4.1.3.3 Bệnh ghẻ, bệnh loét bệnh đốm đen 32 4.2.2.1 Diễn biến sâu vẽ bùa giống qua tháng theo dõi 35 4.2 Xử hoa Paclobutazol Thiourea 36 4.2.1 Đặc điểm quýt Đường Chukhun trước xử hóa chất 36 4.2.2 Kết 36 CHƯƠNG KẾT QUẢ THẢO LUẬN 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi DANH SÁCH CÁC BẢNG HÌNH BẢNG TRANG 2.1 Tình hình sản xuất có múi vùng Đông Nam Bộ ĐBSCL 2005 3.1 Khí hậu thời tiết huyện Phú Giáo 16 3.2 Kết phân tích đất khu thí nghiệm 17 3.3 Đặc điểm quýt Chukhun trước xử hóa chất 20 4.1 Đặc điểm đường kính, chiều cao giống 23 4.2 Đặc điểm 24 4.3 Đặc điểm cánh hoa 25 4.4 Kích thước hình dạng 26 4.5 Đặc điểm bên giống quýt khảo nghiệm 26 4.6 Đặc điểm vật giống quýt khảo nghiệm 27 4.7 Đặc điểm hóa học giống quýt khảo nghiệm 28 4.8 Năng suất giống quýt năm 2006 28 4.9 Đường kính gốc 30 4.10 Kết xét nghiệm bệnh Greening Tristeza 32 4.11 Tỉ lệ hại số hại gây sâu vẽ bùa giống quýt 33 4.12 Tỉ lệ hại số hại gây sâu vẽ bùa quýt Đường qua tháng 34 4.13 Tỉ lệ hại số hại gây sâu vẽ bùa quýt Orlando qua tháng 34 4.14 Tỉ lệ hại số hại gây sâu vẽ bùa quýt Xithoong qua tháng 34 4.15 Tỉ lệ hại số hại gây sâu vẽ bùa quýt Chukhun qua tháng 35 4.16 Tỉ lệ hại bệnh ghẻ, loét, đốm đen 37 4.17 Số hoa / quýt Đường 38 4.18 Số hoa / quýt Chukhun 38 HÌNH 4.1 Diễn biến tăng trưởng đường kính tán giống quýt 29 4.2 Diễn biến tăng trưởng đường chiều cao giống quýt 30 vii 4.3 Diễn biến tăng trưởng đường kính gốc giống quýt 31 PL.1 Hoa quýt Chukhun 42 PL.2 Hoa quýt Orlando 42 PL.3 Quả quýt Xithoong 42 PL.4 Hoa quýt Xithoong 42 PL.5 Giống quýt Orlando 43 PL.6 Lá quýt Orlando 43 PL.7 Giống quýt Đường 43 PL.8 Khu Thí nghiệm 43 viii Chương MỞ ĐẦU 1.1Đặt vấn đề Hiện với phát triển xã hội nhu cầu ăn ngày tăng Đặc biệt loại ăn có giá trị dinh dưỡng cao nghề trồng ăn trở thành nghề kinh doanh quan trọng chiếm số lượng lớn tổng giá trị lợi ích mà nơng nghiệp đem lại Trong họ cam quýt nói chung quýt nói riêng loại ăn có nhiều chất bổ dưỡng chứa lượng vitamin lớn đặc biệt vitamin C đáp ứng thị hiếu thị trường, mặc khác quýt ưa chuộng thích hợp với điều kiện khí hậu nước ta thuận lợi cho việc phát triển diện tích trồng Tuy nhiên để nghề trồng quýt đem lại hiệu kinh tế cao yếu tố giống cần phải có ý đầu tư nghiêm túc Vấn đề quan trọng phải khảo nghiệm tuyển chọn giống quýt có suất cao phẩm chất tốt đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nước Trên sở mở rộng diện tích canh tác khu vực hóa đến vùng đất khác xây dựng vùng chuyên canh trồng quýt có thương hiệu sắc riêng cho vùng có nghề trồng quýt đảm bảo tính bền vững ổn định Bên cạnh biện pháp kĩ thuật canh tác đóng vai trò quan trọng việc nâng cao suất phẩm chất qua góp phần nâng cao sức cạnh tranh ,giá trị kinh tế cho người nông dân Nếu để sinh trưởng tự nhiên qt hoa khơng tập trung cho rãi rác, gây khó khăn cho người nông dân việc thu hoạch Đặc biệt quan trọng biện pháp xử hoa muộn dẫn đến việc trái trễ bình thường để đem lại hiệu kinh tế cho người trồng quýt Người nông dân thường điều khiển hoa muộn biện pháp treo điều ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển Để đánh giá đặc điểm hình thái sinh trưởng giống quýt nhằm tuyển chọn giống quýt tốt phục vụ cho sản xuất biện pháp kỹ thuật giúp cho trái muộn, đề tài đời với hai nội dung sau: Chiều rộng cánh giống quýt Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to 16 Variable (CR) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 0.289 0.096 57.760 0.0000 Within 12 0.020 0.002 Total 15 0.309 Coefficient of Variation = 15.70% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 0.800 0.200 0.00 0.02 4.00 1.960 0.490 0.08 0.02 4.00 0.600 0.150 0.00 0.02 4.00 0.800 0.200 0.00 0.02 -Total 16.00 4.160 0.260 0.14 0.04 Within 0.04 Bartlett's test Chi-square = 54.973 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.000 WARNING: One or more factor levels have a variance of zero This will cause a large Chi-Square value RANGE Error Mean Square = 0.002000 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 0.06890 at alpha = 0.050 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 0.2000 0.4900 0.1500 0.2000 Ranked Order B A B B Mean Mean Mean Mean 50 = = = = 0.4900 0.2000 0.2000 0.1500 A B B B Tỉ lệ sâu vẽ bùa giống quýt Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to 16 Variable (TL) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 146.367 48.789 48.848 0.0000 Within 12 11.985 0.999 Total 15 158.352 Coefficient of Variation = 8.89% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 46.750 11.688 0.38 0.50 4.00 62.510 15.627 1.24 0.50 4.00 28.690 7.173 1.06 0.50 4.00 41.870 10.468 1.09 0.50 -Total 16.00 179.820 11.239 3.25 0.81 Within 1.00 Bartlett's test Chi-square = 3.205 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.340 RANGE Error Mean Square = 0.9990 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 1.540 at alpha = 0.050 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 11.69 15.63 7.170 10.47 Ranked Order B A C B Mean Mean Mean Mean 51 = = = = 15.63 11.69 10.47 7.170 A B B C Tỉ lệ bệnh sâu vẽ bùa Q.Đường qua tháng Function: ANOVA-1 Data case no to 12 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (TLH) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob -Between 9.860 4.930 5.180 0.0319 Within 8.567 0.952 -Total 11 18.427 Coefficient of Variation = 8.49% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 49.920 12.480 1.14 0.49 4.00 46.750 11.688 0.38 0.49 4.00 41.150 10.287 1.18 0.49 -Total 12.00 137.820 11.485 1.29 0.37 Within 0.98 Bartlett's test Chi-square = 3.105 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.212 RANGE Error Mean Square = 0.9520 Error Degrees of Freedom = No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 1.561 at alpha = 0.050 Original Order Mean Mean Mean = = = 12.48 11.68 10.29 Ranked Order A AB B Mean Mean Mean = = = 52 12.48 11.68 10.29 A AB B Tỉ lệ bệnh sâu vẽ bùa Q.Orlando qua tháng Function: ANOVA-1 Data case no to 12 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (TLH) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob -Between 1.219 0.610 0.144 Within 38.154 4.239 -Total 11 39.373 Coefficient of Variation = 13.31% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 61.710 15.428 1.27 1.03 4.00 63.510 15.877 1.19 1.03 4.00 60.400 15.100 3.11 1.03 -Total 12.00 185.620 15.468 1.89 0.55 Within 2.06 Bartlett's test Chi-square = 3.230 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.199 RANGE Error Mean Square = 0.8610 Error Degrees of Freedom = No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 1.484 at alpha = 0.050 Original Order Mean Mean Mean = = = 6.980 7.170 6.750 Ranked Order A A A Mean Mean Mean = = = 53 7.170 6.980 6.750 A A A Tỉ lệ bệnh sâu vẽ bùa Q.Xithoong qua tháng Function: ANOVA-1 Data case no to 12 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (TLH) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob -Between 0.358 0.179 0.208 Within 7.749 0.861 -Total 11 8.107 Coefficient of Variation = 13.32% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 27.900 6.975 0.96 0.46 4.00 28.690 7.173 1.06 0.46 4.00 27.000 6.750 0.72 0.46 -Total 12.00 83.590 6.966 0.86 0.25 Within 0.93 Bartlett's test Chi-square = 0.385 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.825 RANGE Error Mean Square = 0.8610 Error Degrees of Freedom = No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 1.484 at alpha = 0.050 Original Order Mean Mean Mean = = = 6.980 7.170 6.750 Ranked Order A A A Mean Mean Mean = = = 54 7.170 6.980 6.750 A A A Tỉ lệ bệnh sâu vẽ bùa Q.Chukhun qua tháng Function: ANOVA-1 Data case no to 12 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (TLH) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob -Between 1.842 0.921 0.466 Within 17.776 1.975 -Total 11 19.618 Coefficient of Variation = 13.04% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 45.330 11.332 1.34 0.70 4.00 41.870 10.467 1.08 0.70 4.00 42.160 10.540 1.72 0.70 -Total 12.00 129.360 10.780 1.34 0.39 Within 1.41 Bartlett's test Chi-square = 0.557 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.757 RANGE Error Mean Square = 1.975 Error Degrees of Freedom = No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 2.248 at alpha = 0.050 Original Order Mean Mean Mean = = = 11.33 10.47 10.54 Ranked Order A A A Mean Mean Mean = = = 55 11.33 10.54 10.47 A A A Chỉ số sâu vẽ bùa giống quýt Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to 16 Variable (CS) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 107.780 35.927 13.054 0.0004 Within 12 33.026 2.752 Total 15 140.806 Coefficient of Variation = 16.45% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 42.940 10.735 1.47 0.83 4.00 52.840 13.210 2.41 0.83 4.00 24.010 6.002 0.53 0.83 4.00 41.540 10.385 1.66 0.83 -Total 16.00 161.330 10.083 3.06 0.77 Within 1.66 Bartlett's test Chi-square = 4.705 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.000 RANGE Error Mean Square = 2.752 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 2.556 at alpha = 0.050 Original Order Ranked Order Mean Mean Mean Mean = = = = 10.74 13.21 6.000 10.39 AB A C B Mean Mean Mean Mean 56 = = = = 13.21 10.74 10.39 6.000 A AB B C Chỉ số bệnh sâu vẽ bùa Q.Đường qua tháng Function: ANOVA-1 Data case no to 12 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (CSB) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 6.205 3.102 2.400 0.1461 Within 11.636 1.293 Total 11 17.841 Coefficient of Variation = 11.29% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 42.940 10.735 1.47 0.57 4.00 41.660 10.415 0.63 0.57 4.00 36.300 9.075 1.16 0.57 -Total 12.00 120.900 10.075 1.27 0.37 Within 1.14 Bartlett's test Chi-square = 1.699 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.428 RANGE Error Mean Square = 1.293 Error Degrees of Freedom = No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 1.819 at alpha = 0.050 Original Order Mean Mean Mean = = = 10.74 10.42 9.080 Ranked Order A A A Mean Mean Mean = = = 57 10.74 10.42 9.080 A A A Chỉ số bệnh sâu vẽ bùa Q.Orlando qua tháng Function: ANOVA-1 Data case no to 12 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (CSB) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 5.291 2.646 0.534 Within 44.609 4.957 Total 11 49.900 Coefficient of Variation = 15.76% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 52.850 13.212 2.42 1.11 4.00 59.100 14.775 1.07 1.11 4.00 57.540 14.385 2.81 1.11 -Total 12.00 169.490 14.124 2.13 0.61 Within 2.23 Bartlett's test Chi-square = 2.175 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.337 RANGE Error Mean Square = 4.957 Error Degrees of Freedom = No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 3.561 at alpha = 0.050 Original Order Mean Mean Mean = = = 13.21 14.78 14.39 Ranked Order A A A Mean Mean Mean = = = 58 14.78 14.39 13.21 A A A Chỉ số bệnh sâu vẽ bùa Q.Xithoong qua tháng Function: ANOVA-1 Data case no to 12 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (CSB) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 0.408 0.204 0.361 Within 5.078 0.564 Total 11 5.486 Coefficient of Variation = 12.02% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 24.010 6.002 0.53 0.38 4.00 25.240 6.310 0.84 0.38 4.00 25.770 6.442 0.84 0.38 -Total 12.00 75.020 6.252 0.71 0.20 Within 0.75 Bartlett's test Chi-square = 0.664 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.718 RANGE Error Mean Square = 0.5640 Error Degrees of Freedom = No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 1.201 at alpha = 0.050 Original Order Mean Mean Mean = = = 6.000 6.310 6.440 Ranked Order A A A Mean Mean Mean = = = 59 6.440 6.310 6.000 A A A Chỉ số bệnh sâu vẽ bùa Q.Chukhun qua tháng Function: ANOVA-1 Data case no to 12 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (CSB) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 2.266 1.133 0.498 Within 20.455 2.273 Total 11 22.721 Coefficient of Variation = 15.41% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 41.530 10.383 1.66 0.75 4.00 37.470 9.368 0.94 0.75 4.00 38.390 9.597 1.78 0.75 -Total 12.00 117.390 9.783 1.44 0.41 Within 1.51 Bartlett's test Chi-square = 1.072 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.585 RANGE Error Mean Square = 2.273 Error Degrees of Freedom = No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 2.412 at alpha = 0.050 Original Order Mean Mean = = 10.38 A 9.370 A Mean = Ranked Order Mean Mean 9.600 = = A 60 10.38 A 9.600 A Mean = 9.370 A Xử hoa quýt Đường (số liệu thực)ra hoa trước 16-4-2007 Function: T-TEST SAMPLE ONE: SAMPLE TWO: Variable : NT1 Variable : NT2 Cases through Cases through Mean: 564.9 Mean: 1066.9 Variance: 214169.0 Variance: 1089382.7 Standard Deviation: 462.8 Standard Deviation: 1043.7 F-TEST FOR THE HYPOTHESIS "VARIANCE = VARIANCE 2" F Value: 5.0866 Numerator degrees of freedom: Denominator degrees of freedom: Probability: 0.0477 Result: Significant F - Reject the Hypothesis T-TEST FOR THE HYPOTHESIS "MEAN = MEAN 2" Variance of the difference between the means:162943.9598 Standard Deviation of the difference: 403.6632 t' Value: -1.2436 Effective degrees of freedom: Probability of t': 0.2341 Result: Non-Significant t - Accept the Hypothesis Confidence limits for the difference of the means (for alpha=0.05): 502.000 plus or minus 913.150(-411.150 through 1415.150) Xử hoa quýt Đường (chuyển qua Lg(X+1))ra hoa trước 16-4-2007 Function: T-TEST SAMPLE ONE: SAMPLE TWO: Variable : NT1 Variable : NT2 Cases through Cases through Mean: 2.550 Mean: 2.786 Variance: 0.261 Variance: 0.284 Standard Deviation: 0.511 Standard Deviation: 0.533 F-TEST FOR THE HYPOTHESIS "VARIANCE = VARIANCE 2" F Value: 1.0871 Numerator degrees of freedom: Denominator degrees of freedom: Probability: 0.9151 Result: Non-Significant F - Accept the Hypothesis T-TEST FOR THE HYPOTHESIS "MEAN = MEAN 2" Pooled s squared: 0.2725 Variance of the difference between the means: 0.0681 Standard Deviation of the difference: 0.2610 t Value: -0.9052 Degrees of freedom: 14 Probability of t: 0.3807 Result: Non-Significant t - Accept the Hypothesis Confidence limits for the difference of the means (for alpha=0.05): 0.236 plus or minus 0.560 (-0.324 through 0.796) 61 Xử hoa quýt Chukhun sau ngày 4-5-2007 Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to 16 Variable (SH) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 11.546 3.849 72.813 0.0000 Within 12 0.634 0.053 Total 15 12.180 Coefficient of Variation = 39.68% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 0.600 0.150 0.30 0.11 4.00 0.000 0.000 0.00 0.11 4.00 8.190 2.048 0.25 0.11 4.00 0.480 0.120 0.24 0.11 -Total 16.00 9.270 0.579 0.90 0.23 Within 0.23 Bartlett's test Chi-square = 26.522 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.000 WARNING: One or more factor levels have a variance of zero This will cause a large Chi-Square value RANGE Error Mean Square = 0.05300 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 0.3547 at alpha = 0.050 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 0.1500 0.0000 2.050 0.1200 Ranked Order B B A B Mean Mean Mean Mean 62 = = = = 2.050 0.1500 0.1200 0.0000 A B B B Chiều cao quýt Chukhun trước xử hóa chất Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to 16 Variable (CC) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 0.097 0.032 0.749 Within 12 0.517 0.043 Total 15 0.614 Coefficient of Variation = 4.75% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 17.000 4.250 0.21 0.10 4.00 17.800 4.450 0.17 0.10 4.00 17.400 4.350 0.10 0.10 4.00 17.700 4.425 0.30 0.10 -Total 16.00 69.900 4.369 0.20 0.05 Within 0.21 Bartlett's test Chi-square = 2.880 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.422 RANGE Error Mean Square = 0.04300 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 0.3195 at alpha = 0.050 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 4.250 4.450 4.350 4.430 Ranked Order A A A A Mean Mean Mean Mean 63 = = = = 4.450 4.430 4.350 4.250 A A A A Đường kính tán qt Đường trước phun hóa chất Function: T-TEST SAMPLE ONE: SAMPLE TWO: Variable : NT1 Variable : NT2 Cases through Cases through Mean: 2.983 Mean: 3.165 Variance: 0.082 Variance: 0.077 Standard Deviation: 0.286 Standard Deviation: 0.278 F-TEST FOR THE HYPOTHESIS "VARIANCE = VARIANCE 2" F Value: 1.0573 Numerator degrees of freedom: Denominator degrees of freedom: Probability: 0.9433 Result: Non-Significant F - Accept the Hypothesis T-TEST FOR THE HYPOTHESIS "MEAN = MEAN 2" Pooled s squared: 0.0794 Variance of the difference between the means: 0.0198 Standard Deviation of the difference: 0.1409 t Value: -1.2955 Degrees of freedom: 14 Probability of t: 0.2161 Result: Non-Significant t - Accept the Hypothesis Confidence limits for the difference of the means (for alpha=0.05): 0.183 plus or minus 0.302 (-0.120 through 0.485) Chiều cao quýt Đường trước xử hóa chất Function: T-TEST SAMPLE ONE: SAMPLE TWO: Variable : NT1 Variable : NT2 Cases through Cases through Mean: 2.59 Mean: 2.78 Variance: 0.11 Variance: 0.08 Standard Deviation: 0.33 Standard Deviation: 0.29 F-TEST FOR THE HYPOTHESIS "VARIANCE = VARIANCE 2" F Value: 1.2920 Numerator degrees of freedom: Denominator degrees of freedom: Probability: 0.7439 Result: Non-Significant F - Accept the Hypothesis T-TEST FOR THE HYPOTHESIS "MEAN = MEAN 2" Pooled s squared: 0.0974 Variance of the difference between the means: 0.0244 Standard Deviation of the difference: 0.1561 t Value: -1.2015 Degrees of freedom: 14 Probability of t: 0.2495 Result: Non-Significant t - Accept the Hypothesis Confidence limits for the difference of the means (for alpha=0.05): 0.188 plus or minus 0.335 (-0.147 through 0.522) 64 ...KHẢO NGHIỆM BỐN GIỐNG QUÝT VÀ XỬ LÝ RA HOA BẰNG PACLOBUTAZOL KẾT HỢP VỚI THIOUREA TRÊN HAI GIỐNG QUÝT ĐƯỜNG VÀ CHUKHUN TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO– BÌNH DƯƠNG Tác giả PHAN XN HỒNG... “ Khảo nghiệm bốn giống quýt Xử lý hoa Paclobutazol Thiourea hai giống quýt Đường Chukhun trang trại Trang Nông huyện Phú Giáo – Bình Dương. ” tiến hành trang trại Trang Nơng huyện Phú Giáo – Bình. .. xử lý hoa quýt Đường bốn năm tuổi - Thí nghiệm xử lý hoa quýt Chukhun sáu năm tuổi 3.2.3.1 Bố trí thí nghiệm  Đặc điểm quýt Đường Chukhun trước xử lý hóa chất -Đặc điểm quýt đường trước xử lý

Ngày đăng: 29/11/2017, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN