1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KHẢO NGHIỆM GIỐNG VÀ XỬ LÝ RA HOA BẰNG PACLOBUTRAZOL VÀ THIOUREA CHO MỘT SỐ GIỐNG CAM, BƯỞI TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO, BÌNH DƯƠNG

90 606 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO NGHIỆM GIỐNG VÀ XỬ LÝ RA HOA BẰNG PACLOBUTRAZOL VÀ THIOUREA CHO MỘT SỐ GIỐNG CAM, BƯỞI TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO, BÌNH DƯƠNG Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ LỆ HẰNG Ngành: NÔNG HỌC Niên khóa: 2003 2007 Tháng 102007 i KHẢO NGHIỆM GIỐNG VÀ XỬ LÝ RA HOA BẰNG PACLOBUTRAZOL VÀ THIOUREA CHO MỘT SỐ GIỐNG CAM, BƯỞI TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG Tác giả LÊ THỊ LỆ HẰNG Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nông Nghiệp ngành Nông Học Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN KẾ Tháng 92007 ii LỜI CẢM TẠ Con thành kính cám ơn công dạy dỗ của ba mẹ, anh chị, cô chú, cùng tất cả quý thầy cô. Tôi xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến;  Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.  Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học và quý thầy cô Khoa Nông học đã hỗ trợ, tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.  TS. Nguyễn Văn Kế, trưởng bộ môn Cây Lương Thực Rau Hoa Quả, khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã hưóng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.  Ban lãnh đạo công ty Trang Nông cùng toàn thể công nhân viên trại giống công ty Trang Nông tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian làm đề tài.  Cám ơn tất cả bạn bè trong và ngoài lớp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 9 năm 2007 LÊ THỊ LỆ HẰNG iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Khảo nghiệm giống và xử lý ra hoa bằng Paclobutrazol và Thiourea cho một số giống cây cam, bưởi tại Phú Giáo, Bình Dương”. Khảo nghiệm được tiến hành ngoài đồng tại trại giống công ty Trang Nông thuộc xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Thời gian từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 8 năm 2007. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại. Mục tiêu: Trong 12 giống khảo nghiệm xác định các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, và xác định sự nhiễm bệnh ghẻ, loét, một số sâu như sâu vẽ bùa, để có cơ sở khuyến cáo mở rộng diện tích trồng tương lai, đặc biệt là cho miền Đông Nam Bộ. Đồng thời xác định ảnh hưởng của paclobutrazol và thiourea đến sự ra hoa cho 2 giống cam và 1 giống bưởi. Nội dung: gồm 2 phần: 1) mô tả các đặc điểm của 10 giống chia làm 2 nhóm: nhóm cam và nhóm bưởi. Theo dõi sự tăng trưởng của tán cây, vanh thân, năng suất và phẩm chất quả. 2) xử lý paclobutrazol và thiourea trên 2 giống cam và 1 giống bưởi. Kết quả đạt được: đối với khảo nghiệm giống: đa số các giống đã cho quả, các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt: 1) nhóm cam: cam Taiwan, cam Phimon,cam Soàn. 2) nhóm bưởi: bưởi Đào Thái, bưởi Khao Nam Phung, bưởi Khao Paen, trong khi đó cam Sành và cam Thái quả bị khô nước. Tất cả các giống tăng trưởng tốt, ngoại trừ cam Sọc tăng trưởng tương đối chậm, nhưng nó có thể dùng làm cây kiểng. Đối với sâu bệnh: về sâu vẽ bùa các giống cam bị sâu vẽ bùa phá hại không đáng kể, các giống bưởi trừ bưởi Đào Thái thì các giống bưởi Thái ít bị sâu vẽ bùa phá hại hơn giống bưởi Việt Nam. Về bệnh ghẻ và loét, tất cả các giống khảo nghiệm đều cho thấy hai bệnh này xuất hiện không đáng kể. Hai bệnh quan trọng là Tristeza và Greening thì các giống bưởi không nhiễm, riêng các giống cam thì có cam Sành, cam Phimon, cam Thái, cam Taiwan nhiễm Tristeza nòi nhẹ. Về phần thí nghiệm xử lý ra hoa, paclobutrazol ở nồng độ 0,1% phối hợp với thiourea ở nồng độ 0,5% kiểm soát được sự ra hoa của cây họ cam quýt. Phun paclobutrazol 30 ngày sau xử lý thiourea có thể làm hoa ra chậm 2 đến 3 tuần là cho kết quả tốt nhất. iv MỤC LỤC Trang tựa i Cảm tạ ii Tóm tắt iii Mục lục iv Danh sách các chữ viết tắt vi Danh sách các bảng vii Danh sách các hình viii CHƯƠNG 1: MỞ ĐầU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu 1 1.3. Yêu cầu 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Nguồn gốc cây có múi 3 2.2. Giá trị dinh dưỡng 3 2.3. Tình hình sản xuất cây có múi 4 2.4. Đặc điểm thực vật học của cây họ cam quýt 5 2.5. Điều kiện khí hậu đất đai 7 2.6. Giống cam quýt trồng trọt 9 2.7. Nhân giống cam quýt 12 2.8. Các chất sử dụng trong kích thích ra hoa 14 2.9. Bón phân cho cây họ cam quýt 15 2.10. Sâu bệnh trên cây có múi 16 2.11. Điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai nông nghiệp của tỉnh Bình Dương 21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 22 3.1. Phương tiện 22 3.2. Điều kiện nghiên cứu 24 3.3. Phương pháp thí nghiệm 26 v CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Khảo nghiệm giống 30 4.1.1. Hình thái 30 4.1.2. Sự tăng trưởng của các giống khảo nghiệm 39 4.1.3. Năng suất các giống khảo nghiệm 42 4.2. Các sâu bệnh hại 43 4.2.1. Bệnh ghẻ, loét 43 4.2.2. Sâu vẽ bùa 44 4.2.3. Xét nghiệm bệnh Tristeza và Greening 45 4.3. Thí nghiệm xử lý ra hoa 46 4.3.1. Số hoacây của cam Phimon 46 4.3.2. Số hoacây của cam Soàn 47 4.3.3. Số hoacây của bưởi Khao Nam Phung 48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Đề nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC 54 vi DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viện NC: Viện nghiên cứu ĐK: Đường kính ĐHNL TPHCM Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh D: Chiều dài lá R: Chiều rộng lá d: Chiều dài cánh lá r: Chiều rộng cánh lá ĐV: Đơn vị Ttb: Nhiệt độ không khí trung bình tháng (0C) Tx: Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối (0C) Tm: Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối (0C) R: Tổng lượng mưa tháng (mm) N: Số ngày có mưa trong tháng (ngày) Utb: Độ ẩm không khí trung bình tháng (%) E: Tổng lượng bốc hơi tháng (mmtháng) S: Tổng số giờ nắng tháng (giờ) DL: Dương lịch vii DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG 2.1. Lượng phân bón trung bình cho cây thời kỳ kiến thiết cơ bản .............................. 15 3.1 Danh sách các giống cam bưởi trồng khảo nghiệm ............................................... 22 3.2 Kết quả phân tích đất tại khu thí nghiệm ................................................................ 24 3.3 Tình hình khí tượng thuỷ văn ................................................................................. 25 4.1 Đặc điểm tán cây các giống bưởi khảo nghiệm...................................................... 30 4.2 Đặc điểm lá các giống cam bưởi khảo nghiệm ...................................................... 32 4.3 Đặc điểm hoa của các giống cam bưởi trong khảo nghiệm ................................... 33 4.4 Kích thước và hình dạng quả.................................................................................. 34 4.5 Đặc điểm bên ngoài quả ......................................................................................... 35 4.6 Đặc điểm bên trong quả.......................................................................................... 36 4.7 Đặc điểm vật lý của quả ......................................................................................... 37 4.8 Đặc điểm hoá học của quả...................................................................................... 38 4.9 Sự tăng trưởng chiều cao ........................................................................................ 39 4.10 Sự tăng trưởng theo đường kính tán ..................................................................... 40 4.11 Tổng hợp năng suất tháng 3 đến tháng 7 ............................................................. 43 4.12 Kết quả theo dõi bệnh ghẻ, loét ........................................................................... 44 4.13 Kết quả theo dõi sâu vẽ bùa .................................................................................. 45 4.14. Kết quả xét nghiệm bệnh Tristeza và Greening .................................................. 46 4.15 Số hoacây của cam Phimon ................................................................................. 47 4.16 Số hoacây của cam Soàn ..................................................................................... 47 4.17 Số hoacây của bưởi Khao Nam Phung ................................................................ 48 viii DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 4.1 Tăng trưởng đường kính thân các giống cam ......................................................... 41 4.2 Tăng trưởng đường kính thân các giống bưởi ........................................................ 42 Hình PL1. Hoa bưởi Khao Nam Phung ........................................................................ 56 Hình PL2. Hoa cam Soàn ............................................................................................. 56 Hình PL3. Hoa cam Phimón ......................................................................................... 56 Hình PL4. Cây cam Sọc ............................................................................................... 56 Hình PL5. Hoa cam đang nở ........................................................................................ 57 Hình PL6. Cam Soàn .................................................................................................... 57 Hình PL7. Gốc cây cam Thái ....................................................................................... 57 Hình PL8. Cam Sọc ...................................................................................................... 57 Hình PL9. Các dạng lá Cam ......................................................................................... 57 Hình PL10. Các dạng lá Bưởi ...................................................................................... 57 Hình PL11. Bưởi Khao Paen ........................................................................................ 58 Hình PL12. Bưởi Khao Nam Phung............................................................................. 58 Hình PL13. Bệnh loét ................................................................................................... 58 Hình PL14. Bệnh ghẻ ................................................................................................... 58 Hình PL15. Cam Phimon ............................................................................................. 58 Hình PL16. Sâu vẽ bùa ................................................................................................. 58 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cam, bưởi là loại trái cây ăn mát, bổ dưỡng cho cơ thể và còn có tinh dầu mang mùi thơm rất đặc trưng. Cây họ cam quýt bao gồm nhiều chi, loài và giống trồng rất khác nhau. Trong các chi thì chi Citrus là quan trọng nhất của họ cam quýt về mặt kinh tế. Ngày nay thị trường tiêu thụ cây ăn quả ngày càng cao. Trong đó những loại cây có múi chiếm tỷ phần quan trọng. Nhà nước ta có chủ trương chính sách phát triển cây cam quýt bưởi, chúng có giá trị kinh tế cao, có thể tồn trữ lâu, có hàm lượng vitamin C cao và các chất quan trọng giúp chữa được một số bệnh (tim mạch và một số bệnh mãn tính), đặc biệt chúng lại có thị trường ngay trong nước. Nhưng khi mở rộng diện tích ta phải đối đầu với nhiều vấn đề, chẳng hạn giống cho quả có phẩm chất kém, không đồng nhất, dễ nhiễm các loài sâu bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó xử lý ra hoa trái vụ là một biện pháp cần thiết để kéo dài thời gian ra hoa cũng như thời gian thu hoạch nhằm tạo sự đa dạng sản phẩm cho thị trường tiêu thụ trong nước cũng như quốc tế với những đòi hỏi ngày càng khắc khe. Xuất phát từ những nhu cầu thực tế đó, cùng với sự phân công của khoa Nông Học chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Khảo nghiệm giống và xử lý ra hoa bằng paclobutrazol và thiourea cho một số giống cây cam bưởi tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương”. 1.2. Mục tiêu Khảo nghiệm sáu giống cam (cam Sọc, cam Soàn, cam Phimón, cam Sành, cam Thái, cam Taiwan) và bốn giống bưởi (bưởi Đào Thái, bưởi Khao Nam Phung, bưởi Khao Paen, bưởi Da Xanh) tuyển lựa của Nam Bộ và nhập nội từ Thái Lan đã được nhân giống sạch bệnh nhằm xác định được các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt 2 và xác định sự nhiễm tác hại của một số sâu bệnh để có cơ sở khuyến cáo mở rộng diện tích trồng trong tương lai, đặc biệt là cho miền Đông Nam Bộ. Xử lý paclobutrazol và thiourea cho ba giống cam, bưởi nhằm tìm hiểu tác dụng làm cây ra hoa của hai hoá chất trên, hướng đến tạo quả trái vụ. 1.3. Yêu cầu  Theo dõi các đặc điểm hình thái, lá cây, hoa, và quả để giúp phân biệt giống trồng (cultivars).  Theo dõi sự tăng trưởng, ra hoa, kết quả qua đó đánh giá khả năng thích ứng của các giống trồng mới được di thực vào.  Đánh giá năng suất và phẩm chất đối với những giống trồng đã cho quả khá ổn định và ghi nhận đối với những giống mới cho quả bói.  Theo dõi bệnh loét và ghẻ, phản ứng đối với bệnh Greening và Tristeza và ghi nhận sâu vẽ bùa hại chính trên các giống khảo nghiệm.  Thực hiện thí nghiệm xử lý ra hoa trên ba giống (cam Soàn, cam Phimón, bưởi Khao Nam Phung). 1.4. Phạm vi nghiên cứu  Đề tài được tiến hành từ tháng 32007 đến tháng 92007 tại công ty Trang Nông, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.  Thời gian sinh trưởng của cây cam bưởi khá dài so với thời gian làm đề tài là một hạn chế vì có giống chưa cho quả. Cây cam, bưởi ở công ty Trang Nông được nhân giống bằng phương pháp ghép cây nên tính đồng nhất và tính ổn định của giống rất cao. Chủ yếu trong nghiên cứu này là ghi nhận các đặc điểm riêng của các giống khảo nghiệm. 3 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nguồn gốc cây có múi  Cam bưởi hay quả có múi là thổ sản của vùng Đông Nam Châu Á. Phần lớn các loài cam bưởi có nguồn gốc nằm trong vùng trải dài từ sườn núi phía Nam của dãy Hi Mã Lạp Sơn đến miền Bắc Myanmar (Nguyễn Văn Kế, 2000).  Cây cam bưởi (Citrus spp.) thuộc : o Họ ( family) Rutaceae. o Phân họ (subfamily) Aurantiodeae o Chi (genus) Citrus.  Võ Văn Chi, (1997) cho rằng chi Citrus bao gồm cam, quýt, chanh, bưởi. Việt Nam nằm trong vùng phát sinh cây có múi nên khá đa dạng về loài. Việt Nam đã phát hiện được 14 chi, gồm chi Citrus và 13 chi họ hàng gần với chi Citrus, riêng chi Citrus đã có 11 loài (species) khác nhau (Nguyễn Văn Kế, 2006). 2.2. Giá trị dinh dưỡng Cam quýt là loại quả giàu chất dinh dưỡng, trung bình có từ 40 đến 90 mg vitamin C, 1012 gram đường trong 100 gram nước quả và giàu các muối khoáng như: K, P, Ca, Mg các acid hữu cơ trong đó có nhiều acid có hoạt tính cao. Trong cam quýt ngoài vitamin có tác dụng tăng đề kháng và tăng tính hấp thu chất sắt, thực vật Nước cam, bưởi còn chứa nhiều canxi hơn các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt canxi còn tập trung nhiều hơn trong các vỏ cam. Không những thế, vỏ cam còn có tác dụng chữa bệnh ho có đàm và giã rượu rất hiệu quả. Theo nghiên cứu của Bhimu Patil và các cộng tác viên, tại trường đại học A M Texas (Mỹ) cho biết nước cam và nước bưởi đều giúp tăng cường hoạt động chống oxy hoá, quá trình này giúp tăng cường mật độ xương. Bên cạnh đó vỏ cam quýt còn có tinh dầu thơm nhiều chất có công dụng làm dược liệu phòng một số bệnh như: tim mạch, ung thư và đột quỵ. Đồng thời ăn nhiều cam quýt 4 giúp chống lại quá trình lão hóa, giúp da dẻ hồng hào mịn màng hơn (Express.net – MT – Healthyday; tuoitre.com.vn Tường Vy – VOA News). 2.3. Tình hình sản xuất cây có múi  Ngoài nước: Trong suốt thập niên qua, ngành sản xuất cam quýt trên thế giới không ngừng phát triển và mức tiêu thụ quả có múi trên thị trường thế giới ngày một cao hơn. Theo thống kê của FAO (2004) thì diện tích cây có múi trên thế giới 7.391.128 ha và sản lượng 108.094.508 tấn, tập trung nhiều ở các nước có khí hậu cận nhiệt đới như Tây Ban Nha, Brazil, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ven Địa Trung Hải (từ vĩ tuyến 30 350) sản lượng cam quýt của những nước này chiếm 23 sản lượng cam quýt thế giới. Trong đó đứng đầu về diện tích là Trung Quốc 1.464.550 ha nhưng sản lượng chỉ có 14.481.901 tấn thấp hơn Brazil, sản lượng là 20.542.632 tấn trong khi diện tích chỉ 939.259 ha. Cam quýt có nhiều loại, trong đó quan trọng nhất là cam, chiếm tới 82% tổng sản lượng cam quýt. Quýt, chanh vỏ mỏng, bưởi chùm tăng nhanh hơn. Riêng về cam ngọt (sweet orange), thế giới có 3.630.611 ha, sản lượng 63.039.796 tấn. Brazil đứng đầu về diện tích và sản lượng cam ngọt với 820.659 ha và sản lượng đạt 18.262.632 tấn. Giữa 1974 và 2004 sản lượng của cam đã tăng trưởng 99,8% (bách khoa toàn thư mở Wikipedia). Trong tiêu thụ, cam quýt dùng ăn tươi một phần còn đa số (23 sản lượng) qua chế biến. Ở các nước ôn đới tỉ lệ cam quýt chế biến đến 80 90% trong khi đó các nước nhiệt đới thì chủ yếu ăn tươi nên tỷ lệ chế biến thấp hơn. Cũng theo dự báo của FAO trong thời kỳ 20012010 thì nhu cầu tiêu thụ bưởi, cam, quýt tăng cao hơn tốc độ tăng sản lượng, theo đó nhu cầu tiêu thụ tăng bình quân là 3,6% năm, trong đó sản lượng tăng chỉ đạt 2,8% năm (viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, 2001). Hiện nay có khoảng 100 nước trồng cam quýt trên thế giới và được chia làm 3 khu vực: Châu Mỹ (30% tổng sản lượng thế giới), các nước Địa Trung Hải (25 28% tổng sản lượng thế giới), và các nước Á Phi (40% tổng sản lượng thế giới). Trong đó Nhật Bản cung cấp 10% sản lượng toàn thế giới.  Trong nước: cam bưởi là những cây ăn trái trồng lâu đời nhất và phổ biến nhất. Diện tích cây có múi của Việt Nam năm 2004 là 79.500 ha và sản lượng đạt 523.000 tấn. Tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), chiếm 5 trên 53% về diện tích và trên 70% về sản lượng. Nếu so với diện tích cây ăn quả thì cây có múi chiếm 12% diện tích cây ăn quả cả vùng. 2.4. Đặc điểm thực vật học của cây họ cam quýt 2.4.1. Rễ  Rễ cam quýt là rễ cọc. Nếu trồng bằng hạt thì rễ chính ăn sâu xuống đất. Nếu trồng bằng chiết cành cây thường không có rễ chính rõ ràng mà gồm nhiều rễ cạnh, có thể phát triển to nhưng không đâm thẳng xuống sâu. Theo Võ Thanh Phụng, (2006) rễ cam quýt thuộc loại rễ nấm Micorhiza ký sinh trên lớp biểu bì của rễ, hút nước và chất dinh dưỡng của cây đồng thời chúng cũng cung cấp lại cho cây các muối khoáng và một ít chất hữu cơ, vai trò của Micorhiza ở đây như lông hút ở các loài thực vật khác. Cũng do các đặc điểm trên mà cây cam quýt không ưa trồng sâu. Độ ăn sâu nông của rễ phụ thuộc vào giống, vào đất nơi trồng (loại đất, độ dày tầng đất mặt, thành phần hoá học, mực nước ngầm) đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật thâm canh như làm đất, bón phân, hình thức nhân giống và gốc ghép.  Sự sinh trưởng và phát triển của rễ cũng phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm. Rễ cam quýt rất sợ bí đất và không phát triển ở nơi có mực nước ngầm cao. Do đó muốn cam quýt phát triển tốt cần xới nông, đất tơi xốp, đầy đủ O2.  Tốc độ sinh trưởng của rễ cam quýt hàng năm cũng theo tốc độ sinh trưởng của các bộ phận trên mặt đất. Thường bộ lá phát triển trước rồi đến rễ và rễ cũng phát triển theo từng đợt như nảy lộc. Do đó muốn xới đất, bón phân phải chú ý việc này để rễ non không bị đứt.  Nhìn chung rễ cây cam quýt phân bố ở tầng đất sâu 50 cm, rễ hút tập trung ở 10 25 cm. Rễ hoạt động mạnh ở thời kỳ cây 1 8 năm tuổi sau thời kỳ này sự phát triển và tái sinh của rễ bắt đầu giảm dần. 2.4.2. Thân, cành  Cây thân gỗ trung bình, dạng thân hình trụ hay bán bụi, màu nâu thẫm, cây có nhiều cành nhánh. Tuy nhiên điều này phụ thuộc vào phương pháp nhân giống. Trên thân cành có thể có nhiều gai (Nguyễn Hữu Đống, 2003). 6  Cành cam quýt sinh trưởng theo kiểu hợp trục. Ở miền Bắc, chia ra làm các đợt cành sau: cành mùa xuân, cành mùa hạ, cành mùa đông. Ở Nam Bộ, do khí hậu nóng quanh năm nên các đợt lộc cành chồng chất lên nhau. Đợt cành mùa mưa cho cành quả và cành dinh dưỡng, đợt cành giữa và cuối mùa mưa là cành mẹ của cành quả mùa tới. 2.4.3. Lá  Cây họ cam quýt có bộ lá xanh quanh năm, lá thuộc dạng lá kép đơn thân. Lá của các giống cam trồng trọt gồm 2 phần một bản lá với eo lá hay còn gọi là cánh lá, giữa hai phần là một cái ngấn.  Lá thường có dạng elip, dày có tuyến tinh dầu, mặt dưới có khoảng 500 khẩu bàomm2. Ở vùng nhiệt đới lá có tuổi thọ trung bình khoảng 2 năm, tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc khá lớn vào kỹ thuật chăm sóc và giống.  Lá cam quýt vừa là cơ quan quang hợp, hô hấp vừa là cơ quan dự trữ dinh dưỡng, vì vậy mà có thể căn cứ vào lá cam quýt để dự đoán được phần nào tình trạng dinh dưỡng của cây từ đó có chế độ chăm sóc hợp lí để cây phát triển tốt nhất. 2.4.4. Hoa  Hoa đơn hoặc chùm mọc ở nách lá, thơm thường có màu trắng, nhiều nhị đực kết thành bó ở phía gốc.  Hoa thường ra đồng thời với cành non, hoa nở rộ, có 2 kiểu hoa tự: hoa đơn hoặc hoa chùm. Các cây có kiểu hoa đơn thường có tỷ lệ đậu quả cao hơn hoa chùm. Hoa to nhỏ, nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc. Ở miền Nam Việt Nam hoa thường nở rộ vào tháng 5 6 dương lịch. 2.4.5. Quả  Mỗi quả cam gồm: vỏ, thịt và hạt. o Vỏ quả có túi tinh dầu và một lớp màu trắng xốp. o Thịt (ruột) chia làm nhiều múi, trong mỗi múi các lông của nội quả bì mọng nước biến thành con tép, có sắc tố tạo thành màu quả. Dịch quả trong 7 con tép chứa nhiều chất bổ dưỡng, hương vị thơm đặc trưng tuỳ loài và các enzyme. o Hạt phần lớn các loài cam quýt có hạt đa phôi. Hạt có 2 màng vỏ, màng ngoài cứng do thấm nhiều lignin, nhăn nheo, nhiều gân (bưởi) hay nhẵn bóng (chanh, quýt), màng trong mỏng. Màu tử diệp trắng ở bưởi và cam, xanh ở quýt, xanh nhạt ở các loài lai (cam Sành, Sảnh) (Nguyễn Văn Kế, 2000).  Tuỳ theo giống mà quả cam quýt có thể to hay nhỏ và có hình dạng khác nhau: cầu hay cầu dẹp (cam, quýt), hình quả lê (bưởi) 2.5. Điều kiện khí hậu và đất đai  Nhiệt độ: cam quýt có nguồn gốc cận nhiệt đới nên không chịu được nhiệt độ quá cao hay quá thấp, nhưng nói chung chịu được nóng tốt hơn lạnh. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây có múi. Nhiệt độ khoảng 12,50C cây bắt đầu sinh trưởng sinh dưỡng. Rễ phát triển tốt ở nhiệt độ 10 370C. Đối với hạt cây họ cam quýt, hạt sẽ nảy mầm khi nhiệt độ 10 300C, tốt nhất là từ 25 300C. Nhiệt độ tối hảo cho sự phát triển của cây có múi là 25 300C. Sự hấp thu dinh dưỡng, nước, muối khoáng tương quan thuận với nhiệt độ đất, tăng theo đường thẳng từ 17 đến 300C. Khi nhiệt độ thuận lợi, cây cam quýt có thể ra từ 2 5 đợt đọt ở vùng cận nhiệt đới và ra hoa liên tục ở vùng nhiệt đới. Ở vùng cận nhiệt đới, nhiệt độ lạnh của mùa đông kéo dài 5 7 tuần cây ngừng sinh trưởng, sẽ kích thích cảm ứng ra hoa. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa các mùa gây sốc cho cây. Ngưỡng nhiệt độ tối thiểu về đêm để có cảm ứng ra hoa là 190C. Ở các vùng nhiệt đới, khi thời tiết khô hạn khoảng 30 ngày sẽ phân hoá mầm hoa. Số lượng hoa có được tỷ lệ với sự khốc liệt của thời gian lạnh và sự khô hạn. Tỷ lệ phát hoa có lá hoặc không có lá tuỳ thuộc mức độ stress của nhiệt độ. Đối với sự đậu quả thì phát hoa có lá đậu quả cao hơn phát hoa không có lá. Rụng quả đợt đầu thường xảy ra khi nhiệt độ cao, còn rụng quả sinh lý khi quả còn nhỏ, đường kính khoảng 0,5 2 cm liên quan đến cạnh tranh dinh dưỡng và trầm trọng hơn khi nhiệt độ lớn hơn 350C và thiếu nước. Mặt khác, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự phát triển 8 và đặc điểm quả, đến kích thước, hình dạng, cấu tượng của vỏ, màu sắc, thời gian chín. Độ Brix và độ acid đạt tối ưu khi nhiệt độ từ 20 250C.  Ánh sáng: cam quýt ưa ánh sáng nhẹ từ 10000 đến 15000 lux, cao quá sẽ làm giảm quang hợp và quả dễ bị cháy nắng. Thời gian chiếu sáng lý tưởng giữa mùa hè là 7,5 8,5 giờ ngày. Cần 5,8 giờ chiếu sáng ngày để có phẩm chất quả tối thiểu cho xuất khẩu. Theo Davies và Albrigo (1998) thì quang kì không ảnh hưởng đến sự ra hoa trên cam quýt. Nhu cầu ánh nắng cũng thay đổi tuỳ theo giống. Chanh trồng nơi ít nắng hay trong bóng đều cho quả nên chanh dễ trồng. Còn cam quýt ánh nắng phải đủ mới cho quả.  Gió, bão: Gió là một trong những yếu tố của khí hậu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cam quýt. Gió bão là một hiện tượng cần lưu ý trong việc bố trí các vườn trồng cây cam quýt. Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến lưu thông không khí, điều hoà ẩm độ, giảm sâu hại, cây sinh trưởng tốt. Vì vậy cần chú ý đến việc làm vành đai cản gió giúp cây sinh trưởng tốt hơn.  Lượng mưa: Nước là một trong những yếu tố của môi trường, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của cam quýt. Tuỳ theo các giống cây trong họ cam quýt, đất trồng, địa thế, nhiệt độ. Mà lượng mưa thích hợp là trên dưới 2000 mmnăm. Phần lớn các vùng trồng cam quýt thương mại phải tưới dặm thường xuyên nhất là vào thời kỳ trổ hoa và nuôi quả. Nước tưới phải có phẩm chất tốt, lượng muối không vượt quá 1,5 gl và 0,3 mgl. Ở những vùng không có mùa đông, nắng hạn thúc đẩy phân hoá mầm hoa và vì vậy kiểm soát nước là một biện pháp tạo quả trái vụ. Cam quýt không ưa độ ẩm không khí quá thấp. Độ ẩm không khí thích hợp là 75%. Vì vậy nên bố trí vườn nơi khô ráo, thoáng mát, đủ ánh sáng, trồng đai chắn gió để hạn chế sâu bệnh nhất là bệnh chảy gôm do độ ẩm thấp gây nên.  Đất: Đất là nơi cây cắm bộ rễ, giữ cho cây không bị lay chuyển. Đất vừa cung cấp nước vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Đất trồng cam quýt thích hợp nhất là đất thịt, thoáng, xốp, thoát nước tốt. Cam quýt là cây lâu năm, nên phải chú ý đến lớp đất dưới, tầng đất dưới càng sâu càng tốt, tầng đất canh tác tốt nhất là sâu 1,5 m, nhưng còn tuỳ thuộc vào phương pháp nhân giống, loại gốc ghép, thuỷ triều cao hay thấp. Độ pH thích hợp từ 5,5 6,5, pH thấp cần bón thêm vôi để vừa nâng cao năng suất vừa nâng cao tuổi thọ cho cây. Một quan sát cho thấy, hàm lượng O2 9 trong đất dưới 1,21,5% thì bộ rễ ngừng phát triển. Vì vậy phải làm đất thoáng để rễ phát triển tốt (Nguyễn Văn Luật, 2006). 2.6. Giống cam quýt trồng trọt 2.6.1. Các giống cam  Nhóm cam Navel: có quả con nằm trong ruột quả mẹ ở phía đầu quả khi bổ dọc. Cây sinh trưởng khỏe nhưng chỉ thích hợp ở vùng sinh thái hẹp. Tán hình cầu, phân cành nhiều, cành ngắn và tập trung. Lá bầu, gân phía lưng nổi rõ, lá có màu xanh bóng. Trọng lượng quả trung bình đến to 200 300 gram, hình cầu, vỏ mỏng, không hạt, quả nhiều nước. Cam Navel có các giống trồng như: Washington Navel, Thompson Navel, Alger Navel. Cam “Vinh” là một giống trồng thuộc nhóm Navel.  Nhóm cam thường: gồm các giống cam vàng ruột không hạt như: Hamlin, Valencia, Pera, pineapple, o Giống cam Hamlin có nguồn gốc từ Mỹ được nhập vào nước ta. Tán cây hình oval hoặc hình cầu, cành thưa ít gai, lá xanh không đậm, hình oval. Quả hình cầu, vỏ mỏng, khi chín có màu đỏ cam, thịt quả mọng nước, ít xơ, hương vị thơm ngon. Cây có năng suất cao nhưng trọng lượng bình quân quả nhỏ. Trồng ở vùng đồng bằng hay bị nhiễm bệnh sẹo, loét, chảy gôm. Thích hợp trồng ở vùng đồng bằng ven biển. Cam Hamlin là giống chín sớm, là một trong những giống để chế biến nước cam của Mỹ. o Giống cam Valencia cũng là giống của Mỹ được nhập vào nước ta cùng với cam Hamlin. Cây phát triển và phân cành mạnh, cành ngắn, tán hình cầu hoặc oval, cành ít gai. Quả to, trọng lượng trung bình 200 250 gram, hình oval, vỏ quả hơi dày, thịt mọng nước, ít xơ. Valencia là giống chín muộn, năng suất không cao trong điều kiện nước ta. Có thể trồng ở miền núi và ở đồng bằng ven biển. Ở vùng đồng bằng nước sông Hồng cam Valencia hay mắc bệnh chảy gôm. o Các loại cam địa phương như cam Mật, cam Giây, cam Xã Đoài, cam Soàn, các giống này đều thuộc nhóm “cam thường” phần lớn là cam của nước ta, được trồng ở các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long. Cây phân cành thấp, tán hình mâm xôi. Ở tuổi thứ năm, cây tốt có thể cao 3 4 m, 10 đường kính tán 5 6 m. Cành ít gai, gai ngắn. Lá xanh đậm, có eo nhỏ, khối lượng quả trung bình 200260 g. Khi chín vỏ quả màu vàng xanh, thịt quả màu vàng đậm, ngọt. Hàm lượng acid thấp, ít chua, nhiều hạt, 20 30 hạtquả.  Cam Soàn: từ viện Cây Ăn Quả Miền Nam, cây 4 năm tuổi có chiều cao 3,5 m, đường kính gốc 10,5 cm. Lá lớn, có màu xanh đậm, tán cây dạng tròn, cành nhánh nhiều phát triển mạnh. Khối lượng quả trung bình 250 – 300 g. Khi chín vỏ quả màu vàng xanh, thịt màu vàng, ngọt, ít chua, ít hạt.  Cam Mật: giống này rất được thị trường ưa thích và có diện tích trồng lớn. Khi cây 5 tuổi, chiều cao trung bình khoảng 5 m, tán hình cầu, phân cành nhiều, ít gai. Lá có màu xanh đậm, eo lá nhỏ, ít có cành tăm. Cây ra 2 3 vụ quảnăm với khoảng 1000 quảnăm. Khối lượng trung bình khoảng 240 250 gquả, vỏ quả dày, mọng nước, khi chín có mau vàng thơm ngọt, hàm lượng acid thấp, hạt nhiều, cam Mật là giống có năng suất cao. o Cam Sành là giống lai tự nhiên giữa cam và quýt, có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Cam Sành là cam được các nhà vườn ưa chuộng, cây có phẩm chất quả thơm ngon, trồng được trên nhiều loại đất. Cam Sành là một giống quýt chín muộn rất có triển vọng ở nước ta. Tán dạng đứng, cành thưa, lá hình trứng có màu xanh đậm. Quả hình cầu hơi dẹp hai đầu, quả khi chín màu xanh vàng, bề mặt vỏ quả sần sùi, vỏ dày 810 mm. Thịt quả vàng, mềm, nhiều nước, ít hạt. Trọng lượng trung bình quả 250 300g (Nguyễn Văn Kế, 1997).  Theo Bùi Thị Minh Thu, 2005 các giống cam Sọc, Cam Phimon, cam Thái, cam Taiwan có các đặc điểm sau: o Cam Sọc: Nhập từ Thái Lan, cây 4 năm tuổi có chiều cao trung bình 2,4 m, tán tròn, lá có màu xanh nhạt pha những sọc vàng ở giữa và hai bên mép lá. Vỏ quả màu vàng sọc xanh rất đẹp. Quả tròn đường kính quả trung bình 6,9 cm, quả có vỏ dày, nhiều hạt, ăn chua. Được trồng theo hướng làm cảnh là chính. 11 o Cam Phimon: Nhập từ Thái Lan, cây có tán hình chóp cao, bản lá và cánh lá nhỏ, lá có màu xanh nhạt, hai bênh mép lá có răng cưa. Cây cho quả nhiều, quả tròn đầu hơi nhọn, trọng lượng quả trung bình 130 g, quả khi chín có màu vàng cam rất đẹp, ăn ngon, ít hạt. Nhưng hạn chế của giống này là cây sinh trưởng phát triển kém, quả dễ bị ruồi đục quả. o Cam Thái (TN2): Nhập từ Thái Lan, cây 4 năm tuổi có chiều cao trung bình 2,9 m, tán tròn, bản lá và eo lá nhỏ, gốc thường nằm sát mặt đất, quả thường bị xốp, rất ít nước. o Cam Taiwan (TN1): Nhập từ Đài Loan, cây 4 năm tuổi có chiều cao trung bình 3,4 m, tán tròn cành lá phát triển nhiều, lá có màu xanh đậm, bản lá và eo lá lớn. Trọng lượng quả trung bình 256 g, quả tròn, nhiều nước, hạt nhiều, nước quả có vị ngọt nhạt (do hàm lượng acid thấp), đặc biệt là quả của giống này khi chưa chín ăn vẫn ngọt. 2.6.2. Các giống bưởi  Theo Nguyễn Văn Kế (1994) và Bùi Xuân Khôi (2003) thì ở miền Đông Nam bộ các giống bưởi có tiếng là Đường Lá Cam, Đường da láng, Thanh trà. Ở miền Tây Nam bộ các giống bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh và bưởi Long có phẩm chất ngon. Theo tài liệu khuyến nông của Thái lan (1989) thì bưởi Khao Nam Phung có dạng quả lê, màu vỏ xanh hơi vàng, màu thịt hơi vàng, vị ngọt. Bưởi Khao Paen có quả tròn hơi dẹp, màu vỏ xanh hơi vàng thịt trắng.  Theo Nguyễn Văn Kế (2005) thì các giống bưởi có những đặc điểm sau: o Bưởi Năm Roi: Nguồn gốc tại Vĩnh Long. Lá có phiến lá hình trứng ngược, vỏ trái màu vàng, bề mặt vỏ rỗ đốm. Trái hình quả lê, cao 15 cm, đường kính 13,5 cm vỏ múi dễ bóc, màu thịt vàng đồng đều, vị ngọt hơi chua, nước khá, ít hạt. Trọng lượng trái trung bình 1 kg. Tỉ phần ăn được 61 62 %. o Bưởi Đường Da Láng: Vỏ màu vàng nhạt, bề mặt vỏ láng, trái hình quả lê, vỏ múi dễ bóc, thịt trái màu vàng đậm, nước nhiều, vị ngọt đắng, ít hạt. Trọng lượng trái trung bình 1 kg. 12 o Bưởi Da Xanh: có bản lá và cánh lá khá lớn, đặc biệt là cánh lá của lá này lợp lên bản lá rất đặc trưng. Vỏ quả màu xanh, ruột hồng, tép ráo, vị chua ngọt, ngon. Gốc tại Bến Tre. o Bưởi Đường Lá Cam: Gốc tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Có bản lá nhỏ, eo nhỏ trông tựa lá cam. Quả tròn, vỏ mỏng, nhiều hạt nhưng tép ráo, vị ngon ngọt. Quả hình quả lê, khối lượng quả trung bình từ 1,1 1,4 kg. Vỏ màu xanh, thịt quả màu vàng nhạt, múi và vách múi dễ tách. Bưởi có vị ngọt, độ Brix 9 12, tỉ phần ăn được trên 50 %. 2.7. Nhân giống cam quýt  Phương pháp gieo hạt: Cách nhân giống cổ nhất, đơn giản nhất trong nghề trồng cam quýt. Song phương pháp này có nhiều khuyết điểm như cây giống có nhiều gai, cây con chậm cho quả, kích thước cây lớn hơn cây chiết, ghép. Hơn nữa có giống cho trái không có hạt hoặc có rất ít hạt và khi lấy hạt gieo sẽ có hiện tượng phân ly tính trạng ở cây con do đó việc trồng bằng hạt hiện nay được khuyến cáo là nên hạn chế.  Phương pháp giâm cành: Phương pháp này thường dùng để tạo ra nhiều gốc ghép có ưu điểm chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường. Phương pháp này tuy có hệ số nhân giống cao nhưng cần phải thận trọng trong khi diệt trùng các dụng cụ như dao, kéo cắt cành và đòi hỏi một số điều kiện vật chất tối thiểu trong thực hành như chất kích thích ra rễ, nhà phun sương.  Phương pháp chiết: là phương pháp thông dụng trong nghề trồng cây ăn quả ở Việt Nam trong đó có cam quýt. Phương pháp chiết tuy dễ thực hiện nhưng hệ số nhân giống không cao. Dù cây chiết có nhiều lợi thế khi trồng ở vùng có mực thuỷ cấp cao (do bộ rễ ăn nông) nhưng cây dễ nhiễm bệnh từ cây mẹ. Hơn nữa cây chiết không lợi dụng được tính ưu việt của gốc ghép và có tuổi thọ thấp.  Phương pháp ghép: tận dụng được tính ưu việt của gốc ghép, khai thác tốt mối tương tác giữa giống trồng với gốc ghép. Ở Nam bộ thường dùng cam Mật làm gốc ghép. Cam Mật nhiều hột, mọc mạnh nên dễ nhân giống. Cam Mật chống chịu bệnh Tristeza tốt, nhưng lại dễ mẫn cảm với bệnh xì mủ gốc. Gốc ghép có tầm quan trọng đặc biệt nhưng ta chưa có nhiều nghiên cứu về mặt này. Sự lựa chọn 13 gốc ghép là một sự lựa chọn có được có mất do gốc ghép kháng được bệnh này thì lại dễ mẫn cảm với bệnh kia, chẳng hạn gốc cam Mật chống chịu bệnh Tristeza nhưng dễ bị xì mủ gốc (Nguyễn Văn Kế, 2001).  Để sản xuất cây con sạch bệnh, hiện nay viện NC Cây Ăn Quả miền Nam đã dùng gốc ghép là chanh Volka, ghép trong nhà lưới hai cửa để tránh rầy chổng cánh, cây lấy mắt ghép là cây S1 đã được chứng nhận sạch bệnh. Trong quá trình tạo giống cây sạch bệnh, giai đoạn vi ghép đỉnh sinh trưởng được coi là giai đoạn quan trọng nhất. Nguyên tắc làm sạch bệnh của phương pháp này dựa vào đặc điểm lây lan của bệnh vàng lá Greening và các bệnh do virus của cây có múi. Bệnh chỉ lây truyền trong cây theo mạch dẫn và không lây lan qua hạt. Đỉnh sinh trưởng bao gồm mô phân sinh chưa hình thành mạch dẫn do vậy sạch bệnh. Cách ghép này chỉ thực hiện trong phòng thí nghiệm dưới kính lúp do mảnh ghép mô phân sinh kích cỡ nhỏ (0,2 mm) và gốc ghép mọc từ hạt nuôi trong ống nghiệm. Sử dụng giống cam ba lá nuôi trong môi trường MS đặt trong tủ ấm 280C, tối hoàn toàn, làm gốc ghép lần 1. Quá trình vi ghép được tiến hành trong buồng cấy vô trùng, cây gốc ghép được lấy ra khỏi ống nghiệm cắt bỏ 13 rễ và giữ lại khoảng 5 7 cm thân. Dùng dao vi ghép và kính lúp để mở miệng ghép trên gốc ghép, phải thận trọng để tầng sinh gỗ không bị tổn thương. Đỉnh sinh trưởng được lấy từ các chồi non của những cây giống gốc đã được tuyển chọn trên vườn sản xuất hay trong nhà lưới cách ly. Sau khi thu chồi non, tỉa những lá to chung quanh, chỉ giữ lại phần ngọn của chồi dài khoảng 1 1,5 cm. Cắt đỉnh sinh trưởng kích thước 0,2 mm rồi đặt lên vết cắt trên gốc ghép. Cây con sau vi ghép được đặt trong ống nghiệm có sẵn môi trường MS lỏng. Cây được bảo quản trong tủ ấm 280C với điều kiện 12 giờ sáng, 12 giờ tối xen kẽ. Sau một tuần dùng kính lúp để kiểm tra xem chồi ghép có sống không, nếu chồi ghép sau một tháng có thêm hai lá mới thì đạt tiêu chuẩn ghép lần thứ hai. Chồi được tách ra từ cây vi ghép và ghép lần 2 cây được trùm túi nilon khoảng 3 tuần. Sau đó chuyển ra chậu to và bảo quản trong nhà lưới chống côn trùng. Các cây vi ghép được gọi là cây S0 cây nhân ra từ cây S0 là cây S1 được dùng để lấy mắt ghép tạo ra các cây S2 được dùng để trồng (Lê Thị Thu Hồng và CTV, 2001). 14  Nhà lưới là một bộ phận quan trọng trong quy trình phục tráng giống cây ăn quả có múi đặc sản của các địa phương. Được thiết kế chống côn trùng (rầy chổng cánh). Nhà lưới giữ giống gốc đầu dòng sạch bệnh của các giống cam bưởi đặc sản trong nước và một số giống nhập nội, được đặt tại Viện Bảo Vệ Thực Vật, viện NC Cây Ăn Quả miền Nam. Nhà lưới là nơi chăm sóc, nghiên cứu, bảo quản giống gốc. Cần thường xuyên kiểm tra định kỳ, lấy mẫu và kiểm tra sự sạch bệnh của cây. 2.8. Các chất sử dụng trong kích thích ra hoa Có một số chất làm cây ăn quả ra hoa, trong đó hai chất paclobutrazol (gọi tắt là PBZ hay paclo) và thiourea gần đây được nghiên cứu nhiều:  Paclobutrazol (PBZ): có công thức hoá học tổng quát là C15H20CIN3O, với tên thương mại là Bonsai (tên hoá học là (RS, 3RS)1(4clorophenyl)4,4dimethyl2 (1H1,2,4triazol1yl)pentan3ol; PBZ được sử dụng như thuốc diệt cỏ không chọn lọc, trên sự nảy mầm có tác dụng kìm hãm sinh trưởng cây trồng. Nó dùng để kiểm soát các loại cỏ như: cỏ lá rộng, dây leo, các loại cây thân mềm, thân gỗ, … Paclobutrazol là một chất lưu dẫn có thể di chuyển lên từ rễ của thực vật, đi xuyên qua lỗ thân, di động trong mô xylem và di chuyển bằng sự thoát hơi nước. Cũng có thể hấp thu qua lá, tán cây, thân và rễ được di chuyển qua mô đến bên dưới chồi phân sinh. Ở đó nó ngăn cản quá trình sinh tổng hợp Gibberelin và làm chậm tốc độ phân chia tế bào, làm ức chế quá trình sinh trưởng, làm cho thực vật trở nên già cỗi hơn làm gia tăng việc sản xuất hoa. Tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu và sự nhạy cảm của giống, việc xử lý PBZ có thể tạo ra quả mùa nghịch, làm giảm hiện tượng cho quả cách niên cũng như làm cho cây cho quả ổn định hơn.  Thiourea: có công thức tổng quát là CS(NH2)2, là một loại phân bón lá, cũng là hoá chất có tác dụng kích thích ra hoa cho các cây ăn quả. Thiourea có tác dụng kích thích ra hoa giống như Nitrate Kali, là tác nhân phá miên trạng chồi, tức là cũng thúc đẩy sản xuất etylen. Thiourea có thể sử dụng để kích thích ra hoa hay phá miên trạng để ra chồi đồng loạt. Trên giống xoài KhiewSavoey cây ra đọt tập trung sau 14 ngày xử lý ở nồng độ 0,5%. Thiourea có thể kích thích làm phá vỡ 15 miên trạng của mầm hoa sau khi xử lý PBZ từ 106 120 ngày và đạt tỷ lệ ra hoa từ 79,2% đến 200%. 2.9. Bón phân cho cây họ cam quýt Phân bón có những ảnh hưởng nhất định đến phẩm chất của cam quýt. Phẩm chất trái cam quýt bao gồm hình dáng, kích thước trái, cấu trúc vỏ, độ nhẵn và màu sắc của vỏ hoặc phẩm chất bên trong đặc trưng bằng những yếu tố như lượng dịch trái, tổng số chất hòa tan và độ chua. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây để nâng cao phẩm chất quả. Tùy theo đất đai, giống, tình hình sinh trưởng của cây mà quyết định số lượng phân bón và thời gian bón cho thích hợp. Về cơ bản các loại phân N, P và K cần được cung cấp cho cây đầy đủ, bên cạnh đó phân hữu cơ và các nguyên tố vi lượng cũng cần được bổ sung để đạt được năng suất cao. Sau đây là số lượng và thời kỳ bón phân cho cây 2.9.1. Thời kỳ cam quýt còn nhỏ (kiến thiết cơ bản) Bảng 2.1: Chế độ phân bón cho cây thời kỳ kiến thiết cơ bản Tuổi cây Urê (g) Lân (g) Kali (g) Năm 1 200 600 160 Năm 2 400 1200 320 Năm 3 600 1800 480 Năm 4 800 2000 640 (Nguồn :Trang Nông Seeds., Ltd) 2.9.2. Thời kỳ kinh doanh (cho trái)  Tổng lượng phân NPK cần bón là: 712 kg N tương ứng 15,2 26 kg Urê, 7 12 kg P2O5 tương ứng 43,7 75 kg lân (16%) và 8 12 kg K2O tương ứng 13,3 20 kg KCl cho mỗi tấn quả thu được của mùa trước. Chia làm 3 lần bón: o Lần 1 (sau thu hoạch): bón toàn bộ lân, 13 Urê, 13 KCl. o Lần 2 (trước khi ra hoa từ 4 6 tuần): 13 Urê, 13 KCl. o Lần 3 (khi nuôi quả): 13 Urê, 13 KCl. Sử dụng dạng K2SO4 trên đất cao tốt hơn KCl. Cần phun thêm phân vi lượng trong thời kỳ cây nuôi quả. 16  Phân hữu cơ các loại rất tốt cho cây họ cam quýt, mỗi năm ở cả thời kỳ kiến thiết cơ bản lẫn thời kỳ kinh doanh nên bón từ 20 50 kg phân chuồng đã ủ hoai vào thời kỳ sau thu hoạch.  Tro: tuỳ theo nguồn gốc của tro là tro củi hay tro trấu… mà hàm lượng K2O cao hay thấp, thường chỉ có độ 4 10% K2O.  Vôi: Tuỳ độ chua của đất mỗi năm nên bón cho mỗi gốc 1 5 kg vôi bột, nên chọn các loại vôi có hàm lượng CaO và MgO cao. 2.10. Sâu bệnh trên cây có múi 2.10.1. Bệnh ghẻ  Triệu chứng: bệnh gây hại trên lá, trái và tược non. Lá bệnh thường bị cong ngược về một phía. Trên lá và trái bệnh nổi lên những gờ nâu, nhám rời rạc hoặc nổi thành mảng lớn làm vỏ trái sần sùi.  Tác nhân: o Bệnh do nấm Elsinoe fawcetti gây ra. Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên lá và cành non đã nhiễm bệnh, theo gió và nước mưa sẽ lây lan qua những lá mới. o Bệnh ghẻ nhám phát sinh và phát triển khi có cây chủ mẫn cảm bệnh, lá và trái còn non chưa đến giai đoạn thành thục, có đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. o Nấm xâm nhập trực tiếp hoặc qua vết thương, sau khi xâm nhập 310 ngày, có thể hình thành vết bệnh. Nhiệt độ cao trên 280C là yếu tố kiềm hãm bệnh. Nhưng ở nước ta bệnh ghẻ nhám phát triển quanh năm: một phần do độ ẩm và sự ra chồi liên tục của cây, mặt khác do người trồng sử dụng phân bón không hợp lý.  Phòng trừ o Chọn giống cây không bị bệnh. o Kinh nghiệm tại Ấn Độ phun thanh phàn vôi 3 lần cách nhau 2 tuần sau khi quả đậu; bao quả. 17 2.10.2. Bệnh loét  Triệu chứng bệnh: o Bệnh gây hại trên lá non, trái, cành và thân cây non. Vết bệnh xuất hiện ở mặt trên và mặt dưới của lá. Ban đầu vết bệnh là chấm bệnh nhỏ 1 mm sũng nước, sau 2 tuần vết bệnh phát triển thành vết loét, hình tròn màu nâu xám hơi lõm, vết loét khi già hóa gỗ, rắn lại mặt dưới xù xì nứt nẻ màu xám tro với quầng vàng xung quanh. Bệnh nặng có thể làm rụng lá, chết cành, trái sượng, không phát triển hoặc rụng. Trong điều kiện ẩm độ cao trái bệnh bị nứt chảy nhựa và cuối cùng thì rụng đi. o Trên cành và thân cây non giống như trên lá nhưng vết bệnh sùi lên tương đối rõ ràng, vết bệnh có màu vàng hoặc nâu nối liền với nhau bao quanh thân non nhưng khó thấy quầng vàng và cành làm cho phần phía dưới bị khô héo, dễ gãy.  Tác nhân do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây ra, vi khuẩn có thể tồn lưu trong xác bả thực vật khoảng 6 tháng. Bệnh xâm nhập qua các cửa ngỏ tự nhiên mhư: khí khổng của lá, vỏ trái, vỏ cành, hoặc các vết thương do côn trùng gây ra. Bệnh thường lây lan và gây hại nặng nhờ nước, gió và côn trùng. Sâu vẽ bùa là môi giới truyền bệnh tạo nên vết thương để bệnh xâm nhiễm dễ dàng và làm cho bệnh nặng nhất là trong vườn ươm cây giống.  Phòng trừ: o Thực hiện kết hợp nhiều biện pháp phòng trừ đồng bộ và trong diện rộng. Trong đó quan trọng nhất là biện pháp chọn giống ghép chống bệnh. o Tiêu diệt nguồn bệnh: cắt tỉa cành, lá, trái bị bệnh và đem tiêu huỷ. o Kiểm dịch thực vật nơi khác nhập tới để hạn chế tác hại do bệnh gây ra. o Trồng ở mật độ thích hợp, tạo vườn cây thông thoáng, có cây chắn gió xung quanh. o Những vườn bị bệnh không nên tưới nước lên lá cây vào buổi chiều mát, chỉ tưới vào gốc và nên tưới vừa đủ nước, tăng cường bón phân kali cho vườn bệnh. o Bón phân cân đối, khống chế cành vượt, trồng vườn chắn gió. 18 o Phun ngừa các thuốc gốc đồng như: copper zinc 85wp, coc 85wp, với liều lượng theo chỉ dẫn vào trước mùa mưa hoặc trước khi cây ra hoa. o Điều trị bằng thuốc như: kasuran 50wp, kasumin 21, batocide 12wp phun 7 10 ngàylần. o Vệ sinh nghiêm ngặt kể cả quần áo, công cụ, phun thuốc theo một hệ thống tổng hợp. 2.10.3. Bệnh vàng lá Greening do vi khuẩn gram âm  Triệu chứng bệnh: trên lá thành thục bị vàng hoặc khảm, lá non mới ra thì phiến lá bị hẹp lại và nhọn, nhưng gân lá chính và gân lá phụ vẫn có màu xanh và cứng, uốn cong ra ngoài như hiện tượng lá “tai thỏ” của dấu hiệu thiếu chất kẽm, nhánh bị khô, rễ mảnh và rễ cái bị hư, cây ra nhiều bông nghịch mùa nhưng bị rụng. Quả nhỏ, thường bị biến dạng, tâm quả bị lệch và có nhiều hột lép phẩm chất kém, dễ rụng.  Tác nhân: Do vi khẩn Liberobacter dòng Châu Á (Asiaticum) hay vi khuẩn Liberbacter dòng Châu Phi (Africanum) gây ra, vi khuẩn có hình gậy, kích thước 350 550 x 600 1,500 nm với hai lớp vỏ, dày 20 25 nm. Tuy nhiên vi khuẩn mang tính đa hình nên có thể gặp dưới dạng hình que dài hoặc tròn với đường kính 700 800 nm. Vi khuẩn sống trong mạch libe của cây. Bệnh được lây lan qua cành chiết, mắt ghép và côn trùng môi giới là rầy chổng cánh Diaphorina citri.  Phòng trừ: o Trồng giống sạch bệnh. o Bón phân tập trung hơn để cây ra đọt đều để phòng trừ rầy chổng cánh dễ hơn như phun thuốc hoặc phát triển các thiên địch như kiến vàng. o Huỷ diệt nguồn bệnh, lưu ý cả các cây hoang dại và cây kiểng trong họ cam quýt. o Nghiên cứu gốc ghép kháng bệnh như gốc Citrange Troyer. 2.10.4. Bệnh Tristeza do virus  Triệu chứng: Triệu chứng bệnh khác nhau tuỳ theo dòng siêu vi khuẩn, giống và tổ hợp giữa mắt tháp và gốc tháp. Cây bị nhiễm bệnh Tristeza có những triệu chứng đặc trưng sau: bệnh làm cho lá mất màu xanh bình thường, không láng bóng. 19 Bệnh làm hỏng mạch dẫn nhựa libe trong cây, xuống rễ nên cây bệnh thường có triệu chứng suy dinh dưỡng như lá nhỏ, hơi cong, lá dày và thẳng đứng, sau một thời gian lá cây bị rụng, chết đọt, lùn cây và thối rễ. Cây con mang mầm bệnh vẫn mọc khoẻ trong vươn ươm nhưng sớm bộc lộ bệnh sau khi trồng. Hầu hết các giống cam quýt đều bị sọc lõm ở gỗ thân và cành. Một đặc trưng của bệnh là triệu chứng tổ ong khi dùng cam chua làm gốc tháp: tách vỏ ở vùng bên dưới mắt tháp sẽ thấy nhiều lỗ nhỏ xếp cụm trong gỗ.  Tác nhân: Virus Tristeza có hình sợi dài (2000 x 12 nm). Virus có nhiều chủng loại có tính độc rất khác nhau. Virus có tính độc phổ biến ở vùng Đông Nam Á, chủng Tristeza được phát hiện ở Thái Lan có độc tính rất cao. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nước ta, bệnh Tristeza phổ biến trên giống chanh Giây song hầu hết đều thuộc dòng Tristeza không độc. Bệnh không truyền qua hạt nhưng truyền qua hom giống, cành chiết, mắt ghép. Rầy mềm xanh (Toxoptera citricidus) là môi giới truyền bệnh nhiều nhất.  Phòng trừ: o Chọn gốc ghép kháng bệnh như một số dòng lai Citrange, cam 3 lá… để ngăn cản bệnh lan truyền. o Vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ cành, nhánh, quả bị bệnh. Trồng cây chắn gió bảo vệ vườn cam quýt. o Kiểm tra cây mẹ bằng cây chỉ thị (chanh Mexique…) để biết rõ cây mẹ không mang mầm bệnh. o Khử trùng dụng cụ ghép. o Diệt rầy mềm là môi giới truyền bệnh bằng một số thuốc hoá học đặc trị như: bascide 50EC, alphago 5EC, hofpa 41EC. 2.10.5. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton)  Triệu chứng bệnh: sâu vẽ bùa gây hại chủ yếu trên chồi và lá non. Sau khi nở sâu đục đường hầm vào mặt dưới của lá để ăn các tế bào nhu mô diệp lục. Đường đục thường rộng dần và kéo dài theo tuổi của sâu, sâu đi tới đâu biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo rất rõ dưới lá và có ánh bạc, có thể dài từ 50 100 mm, các đường hầm này có thể làm cho lá bị uốn cong và biến dạng, 20 làm giảm diện tích quang hợp và khả năng sinh trưởng của chồi non. Triệu chứng gây hại được ghi nhận rõ rệt nhất trên lá đã phát triển đầy đủ hoặc lá đã già. Sâu vẽ bùa có thể là nguyên nhân gián tiếp làm bệnh loét vi khuẩn xâm nhập, làm rụng lá.  Tác nhân: sâu vẽ bùa thuộc họ Gracillariidae, bộ Lepidoptera. Sâu vẽ bùa xuất hiện ở hầu hết các vùng trồng cam quýt trên thế giới. Tại Việt Nam theo ghi nhận của Vũ Khắc Nhượng (1993) và Trương Thị Ngọc Chi (1995) thì sâu vẽ bùa hiện diện ở hầu hết các vùng trồng cam, quýt, bưởi, chanh. Loại cây bị nặng nhất là Cam Mật, cam Sành, quýt Xiêm, còn các cây cảnh như Kim Quýt, Cần Thăng, Nguyệt Quới. Hầu như không ghi nhận có sâu non và triệu chứng gây hại của sâu vẽ bùa. Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, mức độ gây hại phụ thuộc vào thời tiết và thức ăn của sâu. Nhiệt độ thích hợp để sâu phát sinh và gây hại là 23 290C, ẩm độ 85 90%.  Phòng trừ: o Cần kết hợp nhiều biện pháp phòng trị để hạn chế tác hại của sâu vẽ bùa gây ra như tỉa cành, bón phân hợp lý để tạo ra chồi đồng loạt ở các cây hạn chế sự nhiễm liên tục trong năm. Thu dọn lá rụng trong vườn đốt bỏ cũng hạn chế nguồn sâu. o Sử dụng thiên địch: thiên địch ký sinh: có nhiều loại ong trong họ Chalcidoidea. Nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina trong vườn cam quýt. o Sử dụng thuốc gốc Imidacloprid (confidor), Cypermethrin. Các loại thuốc gốc Abamectin, Dầu khoáng DC Tron plus để phòng trị và chỉ phun thuốc khi trong vườn có khoảng 25% các chồi lá non bị nhiễm sâu. o Trường hợp nặng thì có thể cắt bỏ các chồi lá bị sâu đem tập trung một chỗ để tiêu diệt. o Không dùng thuốc hoặc hạn chế dùng thuốc trừ sâu thuộc gốc cúc (pyrethroid) vì chúng thường rất độc với thiên địch. Cần sử dụng luân phiên các thuốc trừ sâu nhằm tránh trường hợp sâu kháng thuốc. o Nếu có điều kiện có thể sử dụng Pheromone (7,11hexadecadienal) để hấp dẫn thành trùng đực. 21 2.11. Điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai nông nghiệp của tỉnh Bình Dương  Tỉnh Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh (www.tccq.bd.gov.vn).  Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.696 km2. Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Nam Trường Sơn với các tỉnh Nam Bộ, địa hình Bình Dương là sự pha trộn giữa Đồng Bằng và cao nguyên. Địa hình chủ yếu là dạng đồi trung bình và thấp, độ dốc trung bình từ 2 50, nhìn chung tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 20 25 m so với mực nước biển.  Đất đai Bình Dương chủ yếu là đất phù sa cổ (chiếm khoảng 90%), thích hợp cho việc trồng lúa, màu, rau, đậu đặc biệt là cây công nghiệp ngắn và dài ngày như cao su, cà phê, điều, tiêu, mía, cây ăn trái.  Về khí hậu Bình Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa điển hình, khí hậu nóng ẩm, không có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình 26 270C, số giờ nắng trong năm 2600 giờ, độ ẩm 80%, lượng mưa trung bình 1600 mm, mưa nhiều ở tháng 4 11. Trên thực tế Bình Dương là 1 trong số ít địa phương có được sự ưu đãi nhiều mặt của tự nhiên, hầu như không chịu ảnh hưởng bất lợi nào của thời tiết như nhiều vùng miền khác trong cả nước trong những năm gần đây.  Sông ngòi: Bình Dương có 2 con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai cùng hệ thống kênh rạch nhánh và hồ chứa nước. Các con sông này cùng với nguồn nước ngầm trữ lượng lớn, dễ khai khác tạo nên nguồn nước dồi dào đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhu cầu sản xuất công nông nghiệp và dân sinh ở địa phương.  Huyện Phú Giáo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Dương, cách thị xã Thủ Dầu Một 45 km và tiếp giáp với tỉnh Bình Phước. Tổng diện tích tự nhiên 538,61 km2. Khí hậu ôn hoà, thiên tai bão lụt ít xảy ra nên rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày nói riêng và nông nghiệp nói chung. Ngành nông nghiệp được coi là ngành mũi nhọn, là nền tảng để huyện phát triển đi lên (www.binhduong.gov.vnphugiao). 22 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1. Phương tiện 3.1.1. Thời gian và địa điểm  Thời gian: từ 32007 đến tháng 92007 (6 tháng).  Địa điểm: trại giống cây ăn quả công ty Trang Nông, chi nhánh Bình Dương, tọa lạc tại xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, cách trường ĐHNL TPHCM khoảng 80 km. 3.1.2. Vật liệu thí nghiệm 3.1.2.1. Khảo nghiệm giống: Bảng 3.1: Danh sách các giống cam bưởi trồng khảo nghiệm TT Tên Nguồn gốc 1 Cam Sành Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam 2 Cam Phimon Công ty Trang Nông nhập từ Thái 3 Cam Sọc Công ty Trang Nông nhập từ Thái 4 Cam Soàn Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam 5 Cam Thái Công ty Trang Nông nhập từ Thái 6 Cam Taiwan (TN1) Công ty Trang Nông nhập từ Thái 1 Bưởi Đào Thái Công ty Trang Nông nhập từ Thái 2 Bưởi Khao Nam Phung Công ty Trang Nông nhập từ Thái 3 Bưởi Khao Pean Công ty Trang Nông nhập từ Thái 4 Bưởi Da Xanh Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam  Giống: đề tài thực hiện trên hai nhóm gồm: 6 giống cam và 4 giống bưởi, các giống nhập từ Thái do công ty Trang Nông nhập, các giống trong nước nhân bằng phương pháp ghép trong nhà lưới 2 cửa, giống S1 do viện cây ăn quả miền Nam 23 cung cấp. Các giống khảo sát được trồng từ năm 2003 tại công ty Trang Nông huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.  Sâu bệnh: mẫu lá của mỗi giống gửi về viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả miền Nam để xét nghiệm hai bệnh Tristeza và Greening. Đối với bệnh loét, ghẻ và sâu vẽ bùa theo dõi trực tiếp trên các giống khảo sát. 3.1.2.2. Xử lý ra hoa: Trên 3 giống (cam Soàn, cam Phimon, bưởi Khao Nam Phung) bằng paclobutrazol kết hợp với thiourea.  Giống: Với 3 giống trồng là cam Soàn, cam Phimon, bưởi Khao Nam Phung. Trước thí nghiệm đo các cây của mỗi giống để bảo đảm sự đồng đều giữa các nghiệm thức. Kích thước cây lúc bắt đầu thí nghiệm như sau: o Cam Phimon:  Chiều cao cây từ: 250 đến 320 cm.  Đường kính tán: 180

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO NGHIỆM GIỐNG VÀ XỬ LÝ RA HOA BẰNG PACLOBUTRAZOL VÀ THIOUREA CHO MỘT SỐ GIỐNG CAM, BƯỞI TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO, BÌNH DƯƠNG Họ tên sinh viên: LÊ THỊ LỆ HẰNG Ngành: NƠNG HỌC Niên khóa: 2003 - 2007 Tháng 10/2007 KHẢO NGHIỆM GIỐNG VÀ XỬ LÝ RA HOA BẰNG PACLOBUTRAZOL VÀ THIOUREA CHO MỘT SỐ GIỐNG CAM, BƯỞI TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG Tác giả LÊ THỊ LỆ HẰNG Khóa luận đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp kỹ sư Nông Nghiệp ngành Nông Học Giáo viên hướng dẫn: TS NGUYỄN VĂN KẾ Tháng 9/2007 i LỜI CẢM TẠ Con thành kính cám ơn cơng dạy dỗ ba mẹ, anh chị, cô chú, tất quý thầy cô Tôi xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến;  Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nơng Lâm Tp Hồ Chí Minh  Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học quý thầy Khoa Nơng học hỗ trợ, tận tình giảng dạy cho tơi suốt q trình học tập thực đề tài  TS Nguyễn Văn Kế, trưởng môn Cây Lương Thực- Rau- Hoa- Quả, khoa Nơng Học, trường Đại Học Nơng Lâm Tp Hồ Chí Minh hưóng dẫn tơi hồn thành luận văn  Ban lãnh đạo cơng ty Trang Nơng tồn thể công nhân viên trại giống công ty Trang Nông huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho suốt thời gian làm đề tài  Cám ơn tất bạn bè ngồi lớp nhiệt tình giúp đỡ suốt thời gian học tập trường Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2007 LÊ THỊ LỆ HẰNG ii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Khảo nghiệm giống xử lý hoa Paclobutrazol Thiourea cho số giống cam, bưởi Phú Giáo, Bình Dương” Khảo nghiệm tiến hành ngồi đồng trại giống cơng ty Trang Nơng thuộc xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Thời gian từ tháng năm 2007 đến tháng năm 2007 Thí nghiệm bố trí theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên, lần lặp lại Mục tiêu: Trong 12 giống khảo nghiệm xác định giống có suất cao, phẩm chất tốt, xác định nhiễm bệnh ghẻ, loét, số sâu sâu vẽ bùa, để có sở khuyến cáo mở rộng diện tích trồng tương lai, đặc biệt cho miền Đông Nam Bộ Đồng thời xác định ảnh hưởng paclobutrazol thiourea đến hoa cho giống cam giống bưởi Nội dung: gồm phần: 1) mô tả đặc điểm 10 giống chia làm nhóm: nhóm cam nhóm bưởi Theo dõi tăng trưởng tán cây, vanh thân, suất phẩm chất 2) xử lý paclobutrazol thiourea giống cam giống bưởi Kết đạt được: khảo nghiệm giống: đa số giống cho quả, giống có suất cao, phẩm chất tốt: 1) nhóm cam: cam Taiwan, cam Phimon,cam Sồn 2) nhóm bưởi: bưởi Đào Thái, bưởi Khao Nam Phung, bưởi Khao Paen, cam Sành cam Thái bị khô nước Tất giống tăng trưởng tốt, ngoại trừ cam Sọc tăng trưởng tương đối chậm, dùng làm kiểng Đối với sâu bệnh: sâu vẽ bùa giống cam bị sâu vẽ bùa phá hại không đáng kể, giống bưởi trừ bưởi Đào Thái giống bưởi Thái bị sâu vẽ bùa phá hại giống bưởi Việt Nam Về bệnh ghẻ loét, tất giống khảo nghiệm cho thấy hai bệnh xuất không đáng kể Hai bệnh quan trọng Tristeza Greening giống bưởi khơng nhiễm, riêng giống cam có cam Sành, cam Phimon, cam Thái, cam Taiwan nhiễm Tristeza nòi nhẹ Về phần thí nghiệm xử lý hoa, paclobutrazol nồng độ 0,1% phối hợp với thiourea nồng độ 0,5% kiểm soát hoa họ cam quýt Phun paclobutrazol 30 ngày sau xử lý thiourea làm hoa chậm đến tuần cho kết tốt iii MỤC LỤC Trang tựa i Cảm tạ ii Tóm tắt iii Mục lục iv Danh sách chữ viết tắt vi Danh sách bảng vii Danh sách hình viii CHƯƠNG 1: MỞ ĐầU 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Mục tiêu 1.3 Yêu cầu 1.4 Phạm vi nghiên cứu CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn gốc có múi 2.2 Giá trị dinh dưỡng 2.3 Tình hình sản xuất có múi 2.4 Đặc điểm thực vật học họ cam quýt 2.5 Điều kiện khí hậu đất đai 2.6 Giống cam quýt trồng trọt 2.7 Nhân giống cam quýt 12 2.8 Các chất sử dụng kích thích hoa 14 2.9 Bón phân cho họ cam quýt 15 2.10 Sâu bệnh có múi 16 2.11 Điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai nơng nghiệp tỉnh Bình Dương 21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 22 3.1 Phương tiện 22 3.2 Điều kiện nghiên cứu 24 3.3 Phương pháp thí nghiệm 26 iv CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khảo nghiệm giống 30 30 4.1.1 Hình thái 30 4.1.2 Sự tăng trưởng giống khảo nghiệm 39 4.1.3 Năng suất giống khảo nghiệm 42 4.2 Các sâu bệnh hại 43 4.2.1 Bệnh ghẻ, loét 43 4.2.2 Sâu vẽ bùa 44 4.2.3 Xét nghiệm bệnh Tristeza Greening 45 4.3 Thí nghiệm xử lý hoa 46 4.3.1 Số hoa/cây cam Phimon 46 4.3.2 Số hoa/cây cam Soàn 47 4.3.3 Số hoa/cây bưởi Khao Nam Phung 48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50 5.1 Kết luận 50 5.2 Đề nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC 54 v DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viện NC: Viện nghiên cứu ĐK: Đường kính ĐHNL TPHCM Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh D: Chiều dài R: Chiều rộng d: Chiều dài cánh r: Chiều rộng cánh ĐV: Đơn vị Ttb: Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng (0C) Tx: Nhiệt độ khơng khí tối cao tuyệt đối (0C) Tm: Nhiệt độ khơng khí tối thấp tuyệt đối (0C) R: Tổng lượng mưa tháng (mm) N: Số ngày có mưa tháng (ngày) Utb: Độ ẩm khơng khí trung bình tháng (%) E: Tổng lượng bốc tháng (mm/tháng) S: Tổng số nắng tháng (giờ) DL: Dương lịch vi DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG 2.1 Lượng phân bón trung bình cho thời kỳ kiến thiết 15 3.1 Danh sách giống cam bưởi trồng khảo nghiệm 22 3.2 Kết phân tích đất khu thí nghiệm 24 3.3 Tình hình khí tượng thuỷ văn 25 4.1 Đặc điểm tán giống bưởi khảo nghiệm 30 4.2 Đặc điểm giống cam bưởi khảo nghiệm 32 4.3 Đặc điểm hoa giống cam bưởi khảo nghiệm 33 4.4 Kích thước hình dạng 34 4.5 Đặc điểm bên 35 4.6 Đặc điểm bên 36 4.7 Đặc điểm vật lý 37 4.8 Đặc điểm hoá học 38 4.9 Sự tăng trưởng chiều cao 39 4.10 Sự tăng trưởng theo đường kính tán 40 4.11 Tổng hợp suất tháng đến tháng 43 4.12 Kết theo dõi bệnh ghẻ, loét 44 4.13 Kết theo dõi sâu vẽ bùa 45 4.14 Kết xét nghiệm bệnh Tristeza Greening 46 4.15 Số hoa/cây cam Phimon 47 4.16 Số hoa/cây cam Soàn 47 4.17 Số hoa/cây bưởi Khao Nam Phung 48 vii DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 4.1 Tăng trưởng đường kính thân giống cam 41 4.2 Tăng trưởng đường kính thân giống bưởi 42 Hình PL1 Hoa bưởi Khao Nam Phung 56 Hình PL2 Hoa cam Soàn 56 Hình PL3 Hoa cam Phimón 56 Hình PL4 Cây cam Sọc 56 Hình PL5 Hoa cam nở 57 Hình PL6 Cam Soàn 57 Hình PL7 Gốc cam Thái 57 Hình PL8 Cam Sọc 57 Hình PL9 Các dạng Cam 57 Hình PL10 Các dạng Bưởi 57 Hình PL11 Bưởi Khao Paen 58 Hình PL12 Bưởi Khao Nam Phung 58 Hình PL13 Bệnh loét 58 Hình PL14 Bệnh ghẻ 58 Hình PL15 Cam Phimon 58 Hình PL16 Sâu vẽ bùa 58 viii Chương MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cam, bưởi loại trái ăn mát, bổ dưỡng cho thể có tinh dầu mang mùi thơm đặc trưng Cây họ cam quýt bao gồm nhiều chi, loài giống trồng khác Trong chi chi Citrus quan trọng họ cam quýt mặt kinh tế Ngày thị trường tiêu thụ ăn ngày cao Trong loại có múi chiếm tỷ phần quan trọng Nhà nước ta có chủ trương sách phát triển cam qt bưởi, chúng có giá trị kinh tế cao, tồn trữ lâu, có hàm lượng vitamin C cao chất quan trọng giúp chữa số bệnh (tim mạch số bệnh mãn tính), đặc biệt chúng lại có thị trường nước Nhưng mở rộng diện tích ta phải đối đầu với nhiều vấn đề, chẳng hạn giống cho có phẩm chất kém, khơng đồng nhất, dễ nhiễm loài sâu bệnh nguy hiểm Bên cạnh xử lý hoa trái vụ biện pháp cần thiết để kéo dài thời gian hoa thời gian thu hoạch nhằm tạo đa dạng sản phẩm cho thị trường tiêu thụ nước quốc tế với đòi hỏi ngày khắc khe Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, với phân cơng khoa Nơng Học tiến hành thực đề tài: “ Khảo nghiệm giống xử lý hoa paclobutrazol thiourea cho số giống cam bưởi huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” 1.2 Mục tiêu Khảo nghiệm sáu giống cam (cam Sọc, cam Sồn, cam Phimón, cam Sành, cam Thái, cam Taiwan) bốn giống bưởi (bưởi Đào Thái, bưởi Khao Nam Phung, bưởi Khao Paen, bưởi Da Xanh) tuyển lựa Nam Bộ nhập nội từ Thái Lan nhân giống bệnh nhằm xác định giống có suất cao, phẩm chất tốt CHIỀU DÀI LÁ CÁC GIỐNG CAM Function: ANOVA-1 Data case no to 24 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (DAI LA CAM) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 44.176 8.835 15.587 0.0000 Within 18 10.203 0.567 Total 23 54.379 Coefficient of Variation = 7.11% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 34.240 8.560 0.44 0.38 4.00 39.180 9.795 0.30 0.38 4.00 44.100 11.025 1.40 0.38 4.00 51.510 12.878 0.81 0.38 4.00 39.920 9.980 0.63 0.38 4.00 45.180 11.295 0.33 0.38 -Total 24.00 254.130 10.589 1.54 0.31 Within 0.75 Bartlett's test Chi-square = 9.380 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.000 RANGE Error Mean Square = 0.5670 Error Degrees of Freedom = 18 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 1.533 at alpha = 0.010 Original Order Mean Mean Mean Mean Mean Mean = = = = = = 8.560 9.800 11.03 12.88 9.980 11.30 Ranked Order C BC B A BC B Mean Mean Mean Mean Mean Mean 67 = = = = = = 12.88 11.30 11.03 9.980 9.800 8.560 A B B BC BC C CHIỀU RỘNG LÁ CÁC GIỐNG CAM Function: ANOVA-1 Data case no to 24 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (RONG LA CAM) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 22.951 4.590 14.537 0.0000 Within 18 5.684 0.316 Total 23 28.635 Coefficient of Variation = 8.86% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 19.500 4.875 0.28 0.28 4.00 21.640 5.410 0.29 0.28 4.00 27.260 6.815 1.02 0.28 4.00 29.760 7.440 0.56 0.28 4.00 24.260 6.065 0.58 0.28 4.00 29.770 7.443 0.21 0.28 -Total 24.00 152.190 6.341 1.12 0.23 Within 0.56 Bartlett's test Chi-square = 8.991 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.000 RANGE Error Mean Square = 0.3160 Error Degrees of Freedom = 18 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 1.144 at alpha = 0.010 Original Order Mean Mean Mean Mean Mean Mean = = = = = = 4.880 5.410 6.820 7.440 6.060 7.440 Ranked Order D CD AB A BC A Mean Mean Mean Mean Mean Mean 68 = = = = = = 7.440 7.440 6.820 6.060 5.410 4.880 A A AB BC CD D CHIỀU DÀI LÁ CÁC GIỐNG BƯỞI Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (DAI LA BUOI) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 23.102 7.701 12.256 0.0006 Within 12 7.540 0.628 Total 15 30.642 Coefficient of Variation = 7.28% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 41.430 10.357 0.50 0.40 4.00 47.530 11.882 0.55 0.40 4.00 36.660 9.165 0.49 0.40 4.00 48.510 12.128 1.31 0.40 -Total 16.00 174.130 10.883 1.43 0.36 Within 0.79 Bartlett's test Chi-square = 4.218 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.097 RANGE Error Mean Square = 0.6280 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 1.712 at alpha = 0.010 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 10.36 11.88 9.170 12.13 Ranked Order BC AB C A Mean Mean Mean Mean 69 = = = = 12.13 11.88 10.36 9.170 A AB BC C CHIỀU RỘNG LÁ CÁC GIỐNG BƯỞI Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (RONG LA BUOI) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 8.908 2.969 7.737 0.0039 Within 12 4.605 0.384 Total 15 13.513 Coefficient of Variation = 8.15% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 31.710 7.928 0.44 0.31 4.00 33.070 8.267 0.57 0.31 4.00 25.330 6.332 0.14 0.31 4.00 31.440 7.860 1.00 0.31 -Total 16.00 121.550 7.597 0.95 0.24 Within 0.62 Bartlett's test Chi-square = 7.483 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.000 RANGE Error Mean Square = 0.3840 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 1.338 at alpha = 0.010 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 7.930 8.270 6.330 7.860 Ranked Order A A B A Mean Mean Mean Mean 70 = = = = 8.270 7.930 7.860 6.330 A A A B TỈ LỆ HẠI SÂU VẼ BÙA TRÊN CÁC GIỐNG CAM Function: ANOVA-1 Data case no to 24 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (TI LE HAI (SAU VE BUA)) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 552.215 110.443 1.934 0.1384 Within 18 1028.119 57.118 Total 23 1580.333 Coefficient of Variation = 32.36% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 78.015 19.504 5.71 3.78 4.00 98.628 24.657 4.88 3.78 4.00 114.568 28.642 9.32 3.78 4.00 119.594 29.898 7.87 3.78 4.00 67.029 16.757 5.41 3.78 4.00 82.667 20.667 10.41 3.78 -Total 24.00 560.501 23.354 8.29 1.69 Within 7.56 Bartlett's test Chi-square = 2.564 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.833 RANGE Error Mean Square = 57.12 Error Degrees of Freedom = 18 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 15.38 at alpha = 0.010 Original Order Mean Mean Mean Mean Mean Mean = = = = = = 19.50 24.66 28.64 29.90 16.76 20.67 Ranked Order A A A A A A Mean Mean Mean Mean Mean Mean = = = = = = 71 29.90 28.64 24.66 20.67 19.50 16.76 A A A A A A TỈ LỆ HẠI SÂU VẼ BÙA TRÊN CÁC GIỐNG BƯỞI Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (TI LE HAI) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 1456.427 485.476 19.307 0.0001 Within 12 301.745 25.145 Total 15 1758.172 Coefficient of Variation = 19.05% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 162.244 40.561 3.11 2.51 4.00 67.843 16.961 4.95 2.51 4.00 73.299 18.325 4.95 2.51 4.00 117.790 29.447 6.47 2.51 -Total 16.00 421.176 26.323 10.83 2.71 Within 5.01 Bartlett's test Chi-square = 1.300 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.822 RANGE Error Mean Square = 25.15 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 10.83 at alpha = 0.010 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 40.56 16.96 18.32 29.45 Ranked Order A C C B Mean Mean Mean Mean 72 = = = = 40.56 29.45 18.32 16.96 A B C C XỬ LÝ RA HOA CAM PHIMON Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (XLRH CAM PHIMON) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 11.234 3.745 278.064 0.0000 Within 12 0.162 0.013 Total 15 11.395 Coefficient of Variation = 23.99% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 0.000 0.000 0.00 0.06 4.00 0.000 0.000 0.00 0.06 4.00 7.740 1.935 0.23 0.06 4.00 0.000 0.000 0.00 0.06 -Total 16.00 7.740 0.484 0.87 0.22 Within 0.12 Bartlett's test Chi-square = 71.484 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.000 WARNING: One or more factor levels have a variance of zero This will cause a large Chi-Square value RANGE Error Mean Square = 0.01300 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 0.2463 at alpha = 0.010 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 0.0000 0.0000 1.940 0.0000 Ranked Order B B A B Mean Mean Mean Mean 73 = = = = 1.940 0.0000 0.0000 0.0000 A B B B XỬ LÝ RA HOA CAM SOÀN Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (XLRH CAM SOAN) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 7.089 2.363 50.950 0.0000 Within 12 0.557 0.046 Total 15 7.646 Coefficient of Variation = 18.23% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 0.301 0.075 0.15 0.11 4.00 6.276 1.569 0.15 0.11 4.00 7.222 1.806 0.18 0.11 4.00 5.103 1.276 0.33 0.11 -Total 16.00 18.902 1.181 0.71 0.18 Within 0.22 Bartlett's test Chi-square = 2.438 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.537 RANGE Error Mean Square = 0.04600 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 0.4632 at alpha = 0.010 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 0.08000 1.570 1.810 1.280 Ranked Order C AB A B Mean Mean Mean Mean 74 = = = = 1.810 1.570 1.280 0.08000 A AB B C XỬ LÝ RA HOA BƯỞI KHAO NAM PHUNG Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (XLRH BUOI KHAO NAM PHUNG) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 8.036 2.679 10.698 0.0010 Within 12 3.005 0.250 Total 15 11.041 Coefficient of Variation = 64.97% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 0.000 0.000 0.00 0.25 4.00 0.903 0.226 0.45 0.25 4.00 7.139 1.785 0.39 0.25 4.00 4.281 1.070 0.80 0.25 -Total 16.00 12.323 0.770 0.86 0.21 Within 0.50 Bartlett's test Chi-square = 32.111 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.000 WARNING: One or more factor levels have a variance of zero This will cause a large Chi-Square value RANGE Error Mean Square = 0.2500 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 1.080 at alpha = 0.010 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 0.0000 0.2300 1.790 0.07000 Ranked Order B B A B Mean Mean Mean Mean 75 = = = = 1.790 0.2300 0.07000 0.0000 A B B B CHIỀU CAO CÂY CAM PHIMON TRƯỚC THÍ NGHIỆM XỬ LÝ RA HOA Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (CAO CAM PHIMON) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 1.097 0.366 0.813 Within 12 5.398 0.450 Total 15 6.494 Coefficient of Variation = 24.22% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 12.800 3.200 0.57 0.34 4.00 10.900 2.725 1.03 0.34 4.00 10.000 2.500 0.46 0.34 4.00 10.600 2.650 0.44 0.34 -Total 16.00 44.300 2.769 0.66 0.16 Within 0.67 Bartlett's test Chi-square = 2.760 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.453 RANGE Error Mean Square = 0.4500 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 1.449 at alpha = 0.010 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 3.200 2.725 2.500 2.650 Ranked Order A A A A Mean Mean Mean Mean = = = = 76 3.200 2.725 2.650 2.500 A A A A ĐƯỜNG KÍNH TÁN CAM PHIMON TRƯỚC THÍ NGHIỆM XỬ LÝ RA HOA Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (TAN CAM PHI MON) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 0.164 0.055 0.542 Within 12 1.207 0.101 Total 15 1.370 Coefficient of Variation = 16.11% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 8.160 2.040 0.47 0.16 4.00 7.650 1.912 0.29 0.16 4.00 8.350 2.088 0.28 0.16 4.00 7.330 1.833 0.16 0.16 -Total 16.00 31.490 1.968 0.30 0.08 Within 0.32 Bartlett's test Chi-square = 2.870 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.425 RANGE Error Mean Square = 0.1010 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 0.6864 at alpha = 0.010 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 2.040 1.913 2.088 1.832 Ranked Order A A A A Mean Mean Mean Mean = = = = 77 2.088 2.040 1.913 1.832 A A A A CHIỀU CAO CAM SỒN TRƯỚC THÍ NGHIỆM XỬ LÝ RA HOA Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (CAO CAM SOAN) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 0.292 0.097 2.699 0.0926 Within 12 0.433 0.036 Total 15 0.724 Coefficient of Variation = 5.55% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 14.300 3.575 0.24 0.09 4.00 13.000 3.250 0.24 0.09 4.00 14.100 3.525 0.13 0.09 4.00 13.300 3.325 0.13 0.09 -Total 16.00 54.700 3.419 0.22 0.05 Within 0.19 Bartlett's test Chi-square = 1.989 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.654 RANGE Error Mean Square = 0.03600 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 0.4098 at alpha = 0.010 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 3.575 3.250 3.525 3.325 Ranked Order A A A A Mean Mean Mean Mean = = = = 78 3.575 3.525 3.325 3.250 A A A A ĐƯỜNG KÍNH TÁN CAM SỒN TRƯỚC THÍ NGHIỆM XỬ LÝ RA HOA Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (TAN CAM SOAN) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 0.296 0.099 1.862 0.1898 Within 12 0.636 0.053 Total 15 0.932 Coefficient of Variation = 7.58% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 13.050 3.262 0.17 0.12 4.00 12.100 3.025 0.17 0.12 4.00 11.800 2.950 0.27 0.12 4.00 11.650 2.913 0.28 0.12 -Total 16.00 48.600 3.037 0.25 0.06 Within 0.23 Bartlett's test Chi-square = 1.306 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.820 RANGE Error Mean Square = 0.05300 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 0.4972 at alpha = 0.010 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 3.263 3.025 2.950 2.912 Ranked Order A A A A Mean Mean Mean Mean = = = = 79 3.263 3.025 2.950 2.912 A A A A CHIỀU CAO BƯỞI KHAO NAM PHUNG TRƯỚC THÍ NGHIỆM XỬ LÝ RA HOA Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (CAO BUOI KNP) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 0.457 0.152 0.826 Within 12 2.212 0.184 Total 15 2.669 Coefficient of Variation = 12.29% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 14.900 3.725 0.50 0.21 4.00 13.900 3.475 0.43 0.21 4.00 13.000 3.250 0.39 0.21 4.00 14.100 3.525 0.39 0.21 -Total 16.00 55.900 3.494 0.42 0.11 Within 0.43 Bartlett's test Chi-square = 0.241 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.992 RANGE Error Mean Square = 0.1840 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 0.9265 at alpha = 0.010 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 3.725 3.475 3.250 3.525 Ranked Order A A A A Mean Mean Mean Mean = = = = 80 3.725 3.525 3.475 3.250 A A A A ĐƯỜNG KÍNH TÁN BƯỞI KHAO NAM PHUNG TRƯỚC THÍ NGHIỆM XỬ LÝ RA HOA Function: ANOVA-1 Data case no to 16 One way ANOVA grouped over variable (NT) with values from to Variable (TAN BUOI KNP) A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 0.706 0.235 2.979 0.0740 Within 12 0.947 0.079 Total 15 1.653 Coefficient of Variation = 8.95% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 4.00 13.450 3.362 0.32 0.14 4.00 12.350 3.087 0.24 0.14 4.00 11.280 2.820 0.31 0.14 4.00 13.150 3.288 0.25 0.14 -Total 16.00 50.230 3.139 0.33 0.08 Within 0.28 Bartlett's test Chi-square = 0.326 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.985 RANGE Error Mean Square = 0.07900 Error Degrees of Freedom = 12 No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 0.6071 at alpha = 0.010 Original Order Mean Mean Mean Mean = = = = 3.362 3.088 2.820 3.287 Ranked Order A A A A Mean Mean Mean Mean = = = = 81 3.362 3.287 3.088 2.820 A A A A ...KHẢO NGHIỆM GIỐNG VÀ XỬ LÝ RA HOA BẰNG PACLOBUTRAZOL VÀ THIOUREA CHO MỘT SỐ GIỐNG CAM, BƯỞI TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG Tác giả LÊ THỊ LỆ HẰNG Khóa luận... cứu Khảo nghiệm giống xử lý hoa Paclobutrazol Thiourea cho số giống cam, bưởi Phú Giáo, Bình Dương Khảo nghiệm tiến hành ngồi đồng trại giống công ty Trang Nông thuộc xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo,. .. paclobutrazol thiourea cho số giống cam bưởi huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương 1.2 Mục tiêu Khảo nghiệm sáu giống cam (cam Sọc, cam Sồn, cam Phimón, cam Sành, cam Thái, cam Taiwan) bốn giống bưởi (bưởi

Ngày đăng: 29/11/2017, 14:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN