1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu thuyết garganchuya (rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại

133 378 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Frăngxoa Rabơle Francois Rabelais, 1894 – 1553 không những là nhà tiểu thuyết, nhà văn xuất sắc nhất của văn học Pháp mà còn là một trong những cây bút kiệt xuất của thời đại Phục hưng..

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Nguyễn Thị Hồng Nhung, học viên cao học chuyên ngành Lý

luận văn học, khoá QHX-2014-X Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Tiểu

thuyết Garganchuya (Rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại là công trình

nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép bất cứ một công trình khoa học hay luận văn nào đã được công bố trong và ngoài nước

Học viên

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất PGS.TS Phạm Thành Hưng, người thầy trực tiếp hướng dẫn và chỉ dạy em trong quá trình nghiên cứu và

thực hiện đề tài Tiểu thuyết Garganchuya (Rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể

loại Sự quan tâm, động viên của thầy là nguồn sức mạnh vô giá giúp em

hoàn thành đề tài luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đề cương tháng 3/2016 Nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy cô, em đã khắc phục được những thiếu sót trong luận văn

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Ban Chủ nhiệm Khoa Văn học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích em trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2016 Người viết luận văn

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Cấu trúc luận văn 11

NỘI DUNG 12

Chương 1: TIỂU THUYẾT GARGANCHUYA TRONG DÕNG CHẢY VĂN HỌC PHỤC HƯNG 12

1.1 Vài nét về thi pháp tiểu thuyết và văn học Phục hưng 12

1.1.1 Vài nét về thi pháp tiểu thuyết 12

1.1.2 Khái lược về thời đại Phục hưng và nền văn học thời Phục hưng 19 1.1.2.1 Khái lược về thời đại Phục hưng 19

1.1.2.2 Khái quát về nền văn học Phục hưng 25

1.2 Vị trí của tiểu thuyết Garganchuya và tác giả Frăngxoa Rabơle trong dòng chảy văn học Phục hưng 30

1.2.1 Frăngxoa Rabơle – người đưa ma một thế giới đã lỗi thời bằng tiếng cười vui vẻ 30

1.2.2 Vị trí của tiểu thuyết Garganchuya trong dòng chảy văn học Phục hưng 33

Chương 2: CÁC PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT TỪ GÓC NHÌN LOẠI HÌNH 41

2.1 Giới thuyết về nhân vật tiểu thuyết 41

2.2 Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Garganchuya 42

2.2.1 Nhân vật người khổng lồ, lý tưởng - kiểu nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn 42

2.2.2 Nhân vật vua, quan lại, quý tộc – hệ thống nhân vật hiện thực 49

2.2.3 Nhân vật thầy tu – kiểu nhân vật hài kịch 55

2.3 Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật 58

Trang 6

2.3.1 Cách đặt tên nhân vật 58

2.3.2 Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật 62

2.3.3 Miêu tả nhân vật qua ngoại hình 65

Chương 3: THI PHÁP KẾT CẤU VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 70

3.1 Thi pháp kết cấu trong tiểu thuyết Garganchuya 70

3.1.1 Giới thuyết về thi pháp kết cấu 70

3.1.2 Các kiểu kết cấu trong tiểu thuyết Garganchuya 73

3.1.2.1 Kết cấu liên văn bản (intertextuality ) 73

3.1.2.2 Kết cấu theo trình tự thời gian 98

3.1.2.3 Về tổ chức điểm nhìn trần thuật của người kể 99

3.2 Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Garganchuya 102

3.2.1 Giới thuyết về không gian nghệ thuật 102

3.2.2 Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Garganchuya 104

3.2.2.1 Không gian của người khổng lồ, lý tưởng 105

3.2.2.2 Không gian trần tục, hiện thực của người thường 110

3.3 Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Garganchuya 113

3.3.1 Giới thuyết về thời gian nghệ thuật 113

3.3.2 Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Garganchuya 114

3.3.2.1 Thời gian tuyến tính - hiện thực 114

3.3.2.2 Thời gian siêu hình với “khoảng cách sử thi tuyệt đối” 116

KẾT LUẬN 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

Trang 7

không kể đến những tác phẩm lớn như Truyện mười ngày (Boccacio), Thần

khúc (Dante), Don Quixote (Miguel de Cervantès), Hamlet (William

Shakespeare), Gargantua và Pantagruel (Francois Rabelas)…Bằng tài năng

nghệ thuật, năng lực sáng tạo, cảm quan nhạy cảm với thời cuộc, những con người trên đã thành công trong việc đưa nền văn học chuyển mình, họ đã thắp lên những ngọn lửa mới, những tư tưởng mới, những nét đột phá về nghệ thuật trong nền văn học Văn học Phục hưng đề cao sức mạnh, khả năng của con người, nó lên án một cách gay gắt nền luân lí đạo đức phong kiến đã tỏa chiết đời sống tâm hồn và tình cảm của con người Bàn về con người, Shakespeare đã có lúc ngất ngây ca ngợi: “…kỳ diệu thay là con người Con người cao quý làm sao về lý trí, vô tận sao về năng khiếu!” Văn học Phục hưng đã góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh để giải phóng con người ra khỏi chế độ phong kiến Trung Cổ và mở đường cho những hệ tư tưởng mới phát triển Thời đại Phục hưng là “bức màn bí ẩn”, là đề tài nghiên cứu đáng quan tâm nếu chúng ta muốn có những đánh giá đúng nhất về thời kì văn học

vĩ đại này

Trang 8

Frăngxoa Rabơle (Francois Rabelais, 1894 – 1553) không những là nhà tiểu thuyết, nhà văn xuất sắc nhất của văn học Pháp mà còn là một trong những cây bút kiệt xuất của thời đại Phục hưng Ông là bậc thầy của nghệ thuật tiếng cười và của tiểu thuyết Ông sở hữu một thành tựu văn học đáng tự

hào của văn học Phục hưng: Garganchuya và Păngtagruyen (Gargantua và

Pantagruel) Ngoài bộ tiểu thuyết đồ sộ gồm 5 tập này, Rabơle còn có nhiều

công trình nghiên cứu về y học và khảo cổ học Ông còn cho in lại những sách y học của những bậc danh y cổ đại, có kèm lời bàn của chính mình Một nhà văn cùng thời với Rabơle, Echien Pakie cho rằng: “Trong chúng ta không

ai không biết Rabơle uyên bác đến thế nào khi đùa tếu một cách thông thái

Trong Garganchuya và Păngtagruyen ông đã chiếm được tình yêu của dân

chúng” Các tác giả lãng mạn Pháp, đặc biệt là Chauteaubriand và V.Hugo liệt ông vào hàng rất ít ỏi “những thiên tài nhân loại” vĩ đại nhất đối với mọi thời đại và mọi dân tộc Đối với các nhà văn cùng thời hay đối với các thế hệ nhà văn sau này, Rabơle đều có tầm ảnh hưởng nhất định M Bakhtin cho rằng

“Rabơle là tác giả khó hiểu nhất trong tất cả những tác giả cổ điển của văn học thế giới” [11;35] Chính vì thế, rất nhiều nhà nghiên cứu không thể hiểu được quan điểm, suy nghĩ của Rabơle Cho đến ngày nay, vẫn còn nhiều khía cạnh của Rabơle và sáng tác của ông cần đi sâu, tìm hiểu và khám phá

Garganchuya là cuốn đầu tiên trong bộ tiểu thuyết Garganchuya và Păngtagruyen được Rabơle viết vào năm 1534, tức là hai năm sau khi cuốn Păngtagruyen ra đời Garganchuya được xuất bản với bút danh tương tự như

cuốn Păngtagruyen: Alcofribas Nasier (đảo các chữ cái từ tên thật: Francois

Rabelais) Cuốn sách được bán rất chạy và được tái bản gần như từng năm một trong hai mươi năm tiếp sau đó nhưng cũng lập tức bị đại học đường Sorbonne xếp vào “sổ đen” Thành công của Francois Rabelais trong

Garganchuya không chỉ ở nội dung với những những tư tưởng, triết lí sâu sắc

Trang 9

mới mẻ, thâm thúy mà còn ở sự điêu luyện trong nhiều phương diện thi pháp

biểu hiện Garganchuya là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp sáng

tác văn học thời Trung cổ và ý thức sáng tạo của nhà văn

Garganchuya là đại diện tiêu biểu cho văn học Phục hưng và bản dịch

Tiếng Việt được xuất bản tại Việt Nam vào năm 1983 Tuy nhiên, cho đến này tác phẩm này vẫn là một mảnh đất màu mỡ, ẩn chứa nhiều bí ẩn, hấp dẫn cho các tiếp cận, nghiên cứu

Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định triển khai đề tài Tiểu thuyết

Garganchuya từ góc nhìn thi pháp thể loại mong góp một phần nhỏ vào

hành trình khám phá bí ẩn về của cuốn tiểu thuyết vĩ đại này

Trước khi triển khai đề tài, chúng tôi muốn nói một chút về tên của tác

phẩm Garganchuya Cuốn tiểu thuyết này trong tiếng Anh có tên đầy đủ là

The Very Horrific Life of Great Gargantua, Father of Pantagruel; tên tiếng

Pháp là La vie très horrifique du grand Gargantua, père de Pantagruel (nghĩa

là Tiểu sử tối kinh khủng của Gargăngchuya vĩ đại, cha của Păngtagruyen –

theo bản dịch của Tuấn Đô) Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, tên ngắn gọn của

tiểu thuyết này đều là Gargantua Trong quá trình chuyển ngữ, nghiên cứu tại

Việt Nam, tên của cuốn sách này được phiên âm theo nhiều cách khác nhau Tuấn Đô, dịch giả đầu tiên và duy nhất của hai cuốn tiểu thuyết đầu tiên của

Rabơle tại Việt Nam, chuyển ngữ Gargantua thành Gargăngchuya Từ điển

văn học (Bộ mới), Gargantua được ghi thành Gacgăngchuya Trong bài viết Nhân vật nghịch dị trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam, ThS Huỳnh Thu

Hậu có viết Gargantua thành Gargangchuya Như vậy, mỗi tác giả, mỗi văn bản lại có cách viết khác nhau cho tên tiểu thuyết Gargantua khi chuyển tên

tác phẩm này sang Tiếng Việt chứ chưa có cách viết thống nhất Dựa vào

cách phát âm trong Tiếng Anh của Gargantua là /ga:r’gæntʃ u:ə/, chúng tôi

Trang 10

cho rằng cách viết Garganchuya sẽ phù hợp hơn vì vậy chúng tôi sẽ sử dụng

cách viết này cho toàn bộ luận văn

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trước hết khi nói đến thời đại Phục Hưng, thời đại mà con người nỗ

lực khôi phục lại những giá trị văn hóa cổ đại nhằm tạo ra một sự kết hợp giữa các giá trị nhân văn cổ đại với tinh thần hướng tới tự do và khát vọng, muốn được giải phóng khỏi mọi thiết chế áp bức của phong kiến và nhà thờ Ăng-ghen đã đánh giá rằng: “Đó là một cuộc mạng vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy, một thời đại cần đến những con người khổng lồ, và sản sinh

ra những con người khổng lồ, khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình và về tính cách, khổng lồ về tài năng mọi mặt và sự hiểu biết sâu rộng của họ”[3;8] Quả nhiên là như vậy, điều đầu tiên mà con người nhận thức được là một quan niệm khác về vũ trụ, về thế giới Đó là thuyết Nhật tâm của Nicôla Côpecnic- nhà thiên văn học tài ba và dũng cảm người Ba Lan Lý thuyết này tạo ra một cách nhìn mới về thế giới, nó làm sụp đổ quan niệm về thế giới được xây dựng trên thuyết Địa tâm do C Ptôlêmê (Ptolemy) đề xướng Quan

niệm của N Côpecnic (Nicolaus Copernicus) tạo ra “một cuộc cách mạng

trên trời” làm đảo lộn thế giới quan của thời đại, quan niệm này đả phá cái nhìn lạc hậu về sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiến Thứ hai, việc người Thổ Nhĩ Kì chiếm giữ Cônxtantinôp (Constantinople - Ixtanbun ngày nay) – cắt đứt con đường tơ lụa Âu – Á dẫn đến việc xuất hiện các đoàn thám hiểm bằng đường biển tìm đường đi tới Ấn Độ Kết quả không ngờ là năm 1492 Crixtôp Côlômbô (Cristoforo Colombo) đã tìm ra một châu lục mới chưa từng được Châu Âu biết tới đó là Châu Mĩ

Tiếp theo đó là các nhận thức về tinh thần thời đại Tư tưởng nhân văn

là tư tưởng cơ bản của thời kì Phục Hưng, là yếu tố then chốt tạo ra giá trị cho các tác phẩm văn học nghệ thuật thời kì này Chủ nghĩa nhân văn là sản phẩm

Trang 11

của một thời kì lịch sử- cụ thể, thời kì Phục Hưng, thời kì khổng lồ, thời kì bước ngoặt Nó là sự kết tinh cao nhất tinh thần thời đại Trong bài viết chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa xã hội của nhà nghiên cứu V.P.Vôn- ghin đã đưa

ra nhận định: “Chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những quan điểm đạo đức và chính trị bắt nguồn không phải từ các gì siêu nhiên, kì ảo, từ những nguyên lí ngoài đời sống của nhân loại mà từ đời sống của con người tồn tại trên mặt đất với những nhu cầu, những khả năng trần thế và hiện thực của nó và những nhu cầu, những khả năng ấy đòi hỏi phải phát triển đầy đủ, phải được thỏa mãn” [3;11] Với niềm tin mãnh liệt nhưng ngây thơ, đầy tính lí tưởng và mộng mơ, các nhà nhân văn chủ nghĩa hi vọng sẽ tạo ra được một xã hội mới Nhưng họ quên rằng khi phế bỏ quyền sở hữu phong kiến thì giai cấp mới đó

là giai cấp tư sản cũng sẽ xác lập quyền sở hữu của nó một cách “trắng trợn hơn, công nhiên hơn và vô liêm sỉ” hơn Do vậy, sang thế kỉ thứ XVI khi giai cấp tư sản đã có một vài chỗ đứng chân, đặc biệt khi đồng tiền tư sản đã bắt đầu bộc lộ sức mạnh và bản chất của nó thì chủ nghĩa nhân văn lâm vào tình

trạng khủng hoảng Thomat Môrơ (Thomas More) trong quyển Không tưởng

(Utopie) đã thừa nhận “con đường duy nhất để mưu cầu hạnh phúc cho xã hội

là thừa nhận nguyên lí bình đẳng về mặt của cải Nhưng bình đẳng và tư hữu

là những cái không thể dung hòa nhau được” [3; 14] cuối cùng nó rơi vào tình trạng khủng hoảng là điều không thể tránh khỏi Đứng trước thời thế “đảo lộn tiến bộ” trên, Sếchxpia viết kịch nhằm để diễn, để “chìa ra một tấm gương tự nhiên nhằm làm cho đạo đức thấy hình ảnh của nó, thói vô đạo đức tự biết khinh bỉ và mỗi thế kỉ, cả thời đại có thể nhận ra tính cách bộ mặt của nó”[6;198] Còn Rabơle thì chế giễu, đả kích, lên án thế giới Trung cổ, phong kiến và nhà thờ bằng tiếng cười

Trang 12

Tiếp theo, khi đi vào nghiên cứu về Rabơle và Garganchuya, chúng tôi đã

chắt lọc được một số ý kiến của các nhà phê bình trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến đề tài như sau:

Trong cuốn Văn học Phương Tây, các tác giả đã cho rằng: “Bộ tiểu thuyết

Garganchuya và Păngtagruyen là cả một thế giới phức tạp, phong phú vô

cùng, đa dạng vô cùng Nói đúng ra, Rabơle và tác phẩm của ông đều là sản phẩm của một thời đại đang chuyển mình, thời kì quá độ từ Trung cổ sang thời Cận đại…Giữa bấy nhiêu sự phức tạp, Rabơle đã tìm ra một phương thức độc đáo để biểu hiện tư tưởng của mình Dùng tiếng cười, mượn những huyền thoại, vận dụng trí tưởng tượng giàu có của mình, bằng lối ẩn dụ và bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nữa, ông đưa người đọc vào một thế giới kì lạ, nửa thực nửa hư, đầy rẫy những vấn đề phức tạp, những con toán đòi được giải đáp Cách giải đáp của ông lại nửa nghiêm trang nửa cười cợt, người đọc phải tự rút ra kết luận cho mình [6;151] Đồng thời trong cuốn sách này, các tác giả cũng đi phân tích bộ tiểu thuyết đồ sộ của Rabơle trong những vấn đề liên quan chính trị, xã hội, tôn giáo, đạo đức, giáo dục và nghệ thuật tiếng cười

Cuốn Lịch sử văn học Pháp Trung cổ - Thế kỉ XVI và thế kỉ XVII (tập 1) có

một bài viết sâu sắc về tiểu thuyết của Rabơle Qua lời nhận xét đó chúng tôi

rút được ra một số kết luận như sau: Tiểu thuyết Garganchuya được xây dựng

theo lối các truyện kể dân gian về người khổng lồ; Tiếng cười trong tiểu thuyết của Rabơle không chỉ là tiếng cười đả kích, châm biếm mà còn là tiếng cười tích cực, phục sinh và sáng tạo

Cuốn sách Sáng tác của François Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung

cổ và Phục hưng của M.M.Bakhtin do TS Từ Thị Loan dịch có thể xem là

công trình quy mô lớn nhất về tiểu thuyết Garganchuya và Păngtagruyen mà

độc giả Việt Nam được tiếp nhận Nhà khoa học nhân văn, nhà lý luận phê

Trang 13

bình văn học lỗi lạc của thế kỉ XX, M.M.Bakhtin là nhà nghiên cứu đầu tiên

đã cắt nghĩa và giải mã được văn hóa hài dân gian trong tiểu thuyết của Rabơle Toàn thế giới công nhận cuốn sách này không chỉ như một sự kiện lớn nhất trong lịch sử nghiên cứu và kiến giải Rabơle, mà còn là một công trình kiệt xuất về lý luận và triết học văn hóa nhân loại Bakhtin đã lột tả đặc trưng thẩm mỹ của tiếng cười Rabơle, phân tích ý nghĩa mỹ học và triết học của tiếng cười hội hè dân gian đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tiếng cười ấy với nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng Ngoài ra, Bakhtin

còn có bài nghiên cứu Rabelais và Gogol: Nghệ thuật ngôn từ và văn hóa

trào tiếu dân gian được Từ Thị Loan dịch Trong bài này, M Bakhtin sử dụng

sáng tác của Rabơle như chiếc chìa khóa giải nghĩa các yếu tố văn hóa trào tiếu dân gian của Gogol

Là tác phẩm nổi bật của thời đại Phục hưng Pháp, vì thế Garganchuya

nhận được nhiều sự quan tâm của giới phê bình Ở nước ngoài có nhiều bài phê bình và các công trình nghiên cứu về tác phẩm này bằng tiếng Anh, tiếng Trung Có thể kể tới như:

 Ambiguity, Detachment, and Joy in "Gargantua" (1976), Ian R

Morrison, The Modern Language Review, Vol 71, No 3, pp 513-522

 Comic elements in Rabelais' Pantagruel and Gargantua (1993),

Damianides, Effie A

 On the Relation between Gargantua and Pantagruel and the

Literature of Chivalry (2011), ZHANG Cheng-jun, Xuzhou Normal

University

 Study of Grotesque Imagery: A Case Study of Gargantua and

Pantagruel of F.Rabelais (2011), HAN Zhen-jiang, School of

Humanities and Social Sciences, Dalian University of Technology

Trang 14

 From popular culture to enlightenment: Rabelais’ Pantagruel

and Gargantua as instruction manuals (2012) Ashley Robb

Trong khi ở nước ngoài, Garganchuya là đề tài nghiên cứu khoa học được

khá nhiều người quan tâm thì ở Việt Nam, địa hạt này gần như là một mảnh

đất trống Trên cở sở đó, chúng tôi quyết định triển khai đề tài Tiểu thuyết

Garganchuya (Rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại Đây là một đề tài mới

mẻ và có ý nghĩa thiết thực đối với nghiên cứu lý luận phê bình cũng như tiếp nhận và sáng tạo văn học

3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những đặc điểm của thi pháp tiểu thuyết trong tác

phẩm Garganchuya

Phạm vi đề tài: Luận văn khảo cứu trên bản dịch Garganchuya tiếng Việt

do Tuấn Đô chuyển ngữ, in năm 1983

Mục đích nghiên cứu: Từ những lý thuyết về đặc trưng của thể loại tiểu thuyết: nhân vật, kết cấu, không gian và thời gian tiểu thuyết…chúng tôi

quyết định khảo sát tiểu thuyết Garganchuya để tìm những nét kế thừa văn

xuôi kể chuyện Trung cổ, đồng thời khám phá những nét mới trong tác phẩm

Qua đó đề xuất một cách tiếp cận Garganchuya trong quan hệ liên thông giữa

tác giả và tác phẩm

4 Phương pháp nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp cấu trúc: Chúng tôi đặc biệt chú trọng vận dụng lý thuyết tự sự học và thi pháp thể loại

- Phương pháp phân tích: Chúng tôi sẽ phân tích, tìm hiểu các đặc điểm về nhân vật, ngôn ngữ, thời gian, không gian, kết cấu…trong tác phẩm

Trang 15

- Phương pháp tiếp cận văn hóa – lịch sử (trường phái có từ Hippolyte Taine): Chúng tôi sẽ tận dụng những kiến giải hữu lý của Taine về các yếu tố chủng tộc – Môi trường – Thời đại chi phối sự xuất hiện và nội dung hình tượng tác phẩm

5 Cấu trúc luận văn

Luận văn này của chúng tôi có cấu trúc được chia làm ba phần gồm: mở đầu, nội dung và kết luận

Riêng phần nội dung, chúng tôi triển khai đề tài thành ba chương cụ thể như sau:

Chương 1: TIỂU THUYẾT GARGANCHUYA TRONG DÕNG CHẢY VĂN HỌC PHỤC HƯNG

Chương 2: CÁC PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT TỪ GÓC NHÌN LOẠI HÌNH

Chương 3: THI PHÁP KẾT CẤU VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

Trang 16

NỘI DUNG

Chương 1: TIỂU THUYẾT GARGANCHUYA TRONG DÕNG CHẢY

VĂN HỌC PHỤC HƯNG

1.1 Vài nét về thi pháp tiểu thuyết và văn học Phục hưng

1.1.1 Vài nét về thi pháp tiểu thuyết

Trước khi đi tìm hiểu sâu về thi pháp tiểu thuyết, chúng tôi xin được điểm lại một số nét khái quát về thi pháp học và tiểu thuyết để từ đó đưa ra một số đặc điểm của thi pháp tiểu thuyết, sự khác biệt giữa thi pháp tiểu thuyết với các thể loại khác

Thi pháp học đã không còn là cụm từ xa lạ với giới nghiên cứu văn học

trong nước cũng như trên thế giới Cách đây 2300 năm, công trình Thi pháp

học (Poetika) của Aristote (Aristoteles) đã đặt những viên gạch đầu tiên cho

việc ra đời của một hướng nghiên cứu phổ biến và thịnh hành nhất ở thế kỉ

XX, XXI Thi pháp học đã trải qua những bước thăng trầm và đang hồi sinh Viện sĩ Nga M.Khrapchencô đã xác nhận: “Trong thời đại ta (Thế kỉ XX), hứng thú về thi pháp học ngày càng tăng” Nhà nghiên cứu Pháp Jean-Yves Tadié nói: “Từ chủ nghĩa hình thức Nga, thi pháp học bắt đầu phục hưng” Trong thời cổ đại và trung đại, Thi pháp học cùng với Từ chương học (Rhétorique) thuộc vào bộ môn nghiên cứu quy tắc viết văn, phần nhiều rất chi tiết, quy phạm, phiền toái, gần như là những công thức văn chương, làm người ta chán Đến thế kỉ XVII với chủ nghĩa cổ điển, thi pháp càng chặt chẽ trong các quy phạm mô phỏng tự nhiên Sang thế kỉ XVIII-XIX, với chủ nghĩa Khai sáng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thưc, lý luận văn học hiện đại bắt đầu xuất hiện Người ta đòi hỏi sức sáng tạo, giải phóng cá tính

và sức tưởng tượng, chống lại mô phỏng và những quy tắc ràng buộc nhà văn Thi pháp học truyền thống không còn được tôn sùng như trước Theo

M.H.Abrams trong sách Gương và đèn (1953), cả hai thế kỉ XVIII và XIX là

Trang 17

thời gian đấu tranh chống lại các tín điều của thi pháp cổ điển nhằm khẳng định tinh thần nghệ thuật mới Khi thi pháp học truyền thống bắt đầu trở nên giáo điều, kinh viện, sự phát triển và vận động của văn học không chấp nhận

sự soi sáng của hướng nghiên cứu này trong đời sống của nó nữa thì thi pháp học đã chọn con đường thay đổi để khẳng định vị trí của mình một lần nữa

Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học đã gọi đó là thi pháp học

hiện đại để phân biệt với thi pháp học truyền thống Nhà nghiên cứu này cũng đưa ra một loạt những ưu điểm nổi trội hơn hẳn của hướng nghiên cứu theo thi pháp học hiện đại so với thi pháp học truyền thống Thi pháp học hiện đại luôn chú ý quan sát bản chất sáng tạo của chủ thể Thi pháp học hiện đại xem nghệ thuật như một tổ chức siêu tổng cộng nhằm xem xét nghệ thuật trong tính cấu trúc, chỉnh thể, hệ thống Thi pháp học hiện đại quan tâm đến việc đặt nghệ thuật trong hoàn cảnh lịch sử văn hóa sản sinh ra chúng, đến việc đọc và giải mã văn bản

Trải qua một thời kì phát triển lâu dài, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa

ra quan điểm, định nghĩa về thi pháp học Viện sĩ M.Khrápchencô cho rằng

thuật ngữ poetika cần được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là các nguyên

tắc thi pháp vốn tồn tại trong văn học và nghĩa thứ hai là khoa học nghiên cứu

về thi pháp Viện sĩ Avêrinxép thì cho rằng: “Thi pháp là hệ thống những nguyên tắc sáng tạo của một tác giả, một trường phái, hay cả một thời đại văn học, tức là những gì mà nhà văn nào cũng sáng tạo ra cho mình, bất kể là có ý thức tự giác hay không Một thi pháp như thế đã tồn tại rất lâu đời trong văn học, hàng nghìn năm trước khi có Aristote” Nhà lí luận văn học người NgaV.Girmunxki: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi ca (văn học) với

tư cách là một nghệ thuật” Viện sĩ V.Vinôcrađốp nói rằng: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, các phương thức tổ chức tác phẩm của sáng tác ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và

Trang 18

các thể loại tác phẩm văn học Nó muốn bao quát không chỉ các hiện tượng ngôn từ thơ, mà còn gồm cả các khía cạnh khác nhau nhất của tác phẩm văn

học và sáng tác dân gian” Cuốn Từ điển Bách khoa văn học giản yếu Nga

cũng ghi: “Thi pháp học là khoa học về cấu tạo của các tác phẩm văn học và

hệ thống những phương tiện thẩm mỹ mà chúng sử dụng” Paul Valery phát biểu: “Chúng tôi cho rằng tên gọi thích hợp sẽ là thi pháp học (poétique) nếu như hiểu từ đó với ý nghĩa từ nguyên học, tức là tên gọi chỉ tất cả những gì liên quan tới sáng tạo, tức là sự tạo thành, kết cấu tác phẩm văn học mà ngôn

từ của chúng vừa là thực tế, vừa là phương tiện, chứ không phải với nghĩa hẹp

hơn, như là tập hợp các quy tắc mỹ học liên quan đến thi ca” Từ điển văn học

(bộ mới) định nghĩa: “Thi pháp học (còn gọi là thi học) nghiên cứu cấu tạo

của tác phẩm văn học với các nguyên tắc, phương thức và phương tiện của nó” Mặc dù M.Pôliakốp xác nhận: “Cho đến nay chưa có một câu trả lời chung đủ sức thuyết phục cho câu hỏi: “Thi pháp học là gì?” nhưng sự ra đời của thi pháp học luôn được coi như một bước ngoặt lớn trong lịch sử nghiên cứu văn học Thi pháp học đã góp phần khắc phục những quan điểm sơ lược

về bản chất và đặc trưng của văn học Thi pháp học không chỉ có nhiệm vụ nghiên cứu, hệ thống hóa các yếu tố hình thức riêng lẻ, các khuôn hình, mà còn chủ yếu nghiên cứu các hình thức biểu hiện nội dung, gắn bó với nội dung, là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học

Trên đây là một số điểm khái quát về thi pháp học, còn tiểu thuyết thì sao? Tiểu thuyết là gì và tiểu thuyết ra đời như thế nào? Xã hội loài người ngày càng phát triển thì tâm lý con người, các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên phức tạp, hoàn cảnh thực tế đó đòi hỏi văn học phải có một thể loại đủ sức để chứa sự phức tạp ấy Thể loại đó chính là tiểu thuyết So với các thể loại khác, tiểu thuyết ra đời muộn hơn nhưng nó lại nhanh chóng trở thành cái máy cái của văn học Ở châu Âu, tiểu thuyết xuất hiện vào thời kì xã hội cổ

Trang 19

đại tan rã và văn học cổ đại suy tàn Cá nhân con người lúc ấy không còn thấy lợi ích và nguyện vọng của mình gắn liền với cộng đồng xã hội cổ đại nữa, nhiều vấn đề của cuộc sống riêng tư đặt ra gay gắt Bêlinxki khi phân tích về nguồn gốc tiểu thuyết đã viết rằng: “Tiểu thuyết bắt đầu phát sinh từ lúc vận mệnh con người, mọi mối liên hệ của nó với đời sống nhân dân được ý thức

Vì vậy đời sống cá nhân bất luận thế nào cũng không thể là nội dung của anh hùng ca Hi Lạp nhưng có thể là nội dung của tiểu thuyết” Xã hội ngày càng biến động và chính điều đó là mảnh đất thuận lợi và màu mỡ cho những hạt

giống đầu tiên của tiểu thuyết phát triển Sự ra đời của Đônkihôtê,

Garganchuya…đã đưa tiểu thuyết thời kì Phục hưng (thế kỉ XIV-XVI) sang

một trang mới Thế kỉ XIX đã trở thành thời đại hoàng kim của tiểu thuyết với

sự xuất hiện của các cây bút bậc thầy như Stendhal, Banzal, Gogol, L.Tolsoi…Bằng tài năng nghệ thuật của mình, các nhà văn xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực phê phán đã tạo nên những mẫu mực hoàn thiện của thể loại Sang thế kỉ XX, trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng tạo nên nhiều nhà tiểu thuyết lớn như M.Gorki, A.Tônxtôi, Sôlôkhôp, Erenbua…Trong những cuốn tiểu thuyết này, vấn đề số phận con người cá nhân luôn được đặt trong mối liên hệ với giai cấp, dân tộc, đất nước; những

sự kiện lịch sử cũng được vận dụng theo hướng khái quát, mang ý nghĩa thời đại lớn lao

Mầm mống tiểu thuyết ở Trung Quốc cũng xuất hiện sớm, vào thời Ngụy Tấn (thế kỉ III-IV) dưới dạng truyện ghi chép những việc, những người ngoài giới hạn kinh sử Đến thời Minh Thanh thì tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc đã đạt đến một trình độ lão luyện và phát triển rực rỡ

Ở Việt Nam tiểu thuyết xuất hiện khá muộn, mãi tới đầu thế kỉ XVIII, với

tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn khí, Hoàng Lê nhất thống chí nước ta

mới xuất hiện tác phẩm có quy mô tiểu thuyết Tuy nhiên, phải sang đầu thế

Trang 20

kỉ XX, nhất là với dòng văn lãng mạn (tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn)

và hiện thực phê phán (Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…) ở Việt Nam mới có tiểu thuyết hiện đại Trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam ngày càng trở nên đông đảo: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc…Các thế hệ nhà văn với những diện mạo, bản lĩnh nghệ thuật mới đã và đang tạo ra sức sống lâu bền và khẳng định vị trí riêng của tiểu thuyết trong sự phát triển của văn học dân tộc mấy chục năm qua Bằng việc khái quát quá trình hình thành và chặng đường phát triển của tiểu thuyết,

ta thấy tiểu thuyết luôn có sự vận động, phát triển đi lên gắn với sự tiến lên của xã hội loài người và chính những gì diễn ra trong xã hội loài người đã tạo nên những đặc điểm của tiểu thuyết

Theo quan niệm của M.Bakhtin, tiểu thuyết là “thể loại văn chương duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi” [22; 21] Ông ví sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết “đang diễn ra dưới ánh sáng ban ngày của lịch sử,

bộ xương của tiểu thuyết chưa hoàn toàn cứng cáp, chúng ta không dự đoán được tạo hình của nó” Xoay quanh khái niệm “tiểu thuyết”, giới nghiên cứu trong nước và nước ngoài cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau Tác giả của

cuốn Đỏ và đen coi “Tiểu thuyết là mảnh đất lưu giữ hình bóng cuộc đời” hay

“tấm gương đi rong trên đường cái, nó phản chiếu cả sắc thanh thiên của bầu trời lẫn rác rưởi bên trong” Tiểu thuyết gắn liền với từng hơi thở phập phồng của cuộc sống, tiểu thuyết gắn liền với cả mặt xấu và tốt của con người, của cuộc đời

Banzal gọi tiểu thuyết là “lời nói hư cấu trang nghiêm” Warren, Wellek nói: “Văn học mang tính tưởng tượng thì gọi là tiểu thuyết (fiction), là hư cấu”, “toàn bộ hiện thực mà tiểu thuyết thể hiện gọi là ảo giác của hiện thực”

“các nhà tiểu thuyết vĩ đại đều có một thế giới riêng của mình, mọi người có

Trang 21

thể từ đó mà thấy được toàn thế giới, thấy được sự trùng hợp với kinh nghiệm của mình”[21;237-238] Susanne K.Langer nói: “Tiểu thuyết là loại hình văn học phong phú nhất, đặc điểm phồn tạp nhất, lưu hành rộng rãi nhất, nhưng

nó lại là hiện tượng xuất hiện tương đối muộn, hình thức nghệ thuật vẫn đang phát triển, kết cấu hoàn toàn mới và thủ pháp nghệ thuật của nó khiến các nhà phê bình cảm thấy kinh ngạc [20;334]

Phạm Quỳnh khi Khảo về tiểu thuyết cho rằng: “Nay cứ lý hội các tính

cách chung chung của tiểu thuyết đời nay thì có thể giải nghĩa như thế này: tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội hay những sự kì lạ tích kỳ, đủ làm cho người đọc có hứng thú” [18;10] Nghĩa là trong quan niệm của ông, tiểu thuyết thiên về những câu chuyện kể có tính chất phiêu lưu và tình ái

Thạch Lam với Vài ý kiến về tiểu thuyết lại chú ý nhiều đến ý nghĩa của

thể loại: “Tiểu thuyết giúp cho đời sống bên trong dồi dào, sâu sắc thêm Một quyển tiểu thuyết là để xem chứ không phải để đọc (…) người đọc tiểu thuyết

là một người đọc yên lặng, hay nghĩ ngợi, suy xét và tìm trong tâm lý các nhân vật của truyện những tư tưởng và ý nghĩ của chính mình” [23;38]

Ma Văn Kháng trong bài viết Tiểu thuyết, nghệ thuật khám phá cuộc sống

- Báo văn nghệ số 17 (25/4/1998) lại đề cao khả năng phản ánh và khai thác vấn đề của thể loại: “Tiểu thuyết là mảnh đất lưu giữ hình bóng cuộc đời (…)

là nghệ thuật khám phá cuộc sống Mỗi cuốn tiểu thuyết là một ngày hội lớn cảm xúc và ý nghĩa” [23;435]

Từ điển văn học (bộ mới) có ghi: “Tiểu thuyết là thuật ngữ chỉ thể loại tác

phẩm tự sự, trong đó có sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách”

Trang 22

Tóm lại, tiểu thuyết (Tiếng Pháp: Roman; Tiếng Anh: Novel) là một thể loại lớn nằm trong phương thức tự sự có khả năng phản ánh hiện thực đời sống một cách bao quát ở mọi giới hạn không gian và thời gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc thân phận con người thông qua những tính cách đa dạng, phức tạp và khả năng tái hiện bức tranh mang tính tổng thể rộng lớn về đời sống xã hội” [7;328]

Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự có dung lượng lớn, là thể loại được sử dụng

để sáng tác phổ biến ở thời kì cận đại và hiện đại Với sự phong phú trong hình thức trần thuật, tác phẩm tiểu thuyết có khả năng miêu tả một cách toàn vẹn lịch sử của nhiều mảnh đời, có sức tái hiện xã hội chân thực và sống động trên nhiều phương diện theo thế giới quan, cách nhìn nhận cuộc sống của nhà văn

Tiểu thuyết khắc họa hình ảnh về con người xã hội với tư cách cá nhân, tự đương đầu với thế giới tự nhiên và xã hội Nhân vật trong tiểu thuyết được soi chiếu dưới mọi góc độ từ vẻ ngoài cho đến nội tâm bên trong một cách sinh động và phong phú, có sức khơi gợi trong suy tưởng của độc giả về con người trước những mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội

Thế giới trong tiểu thuyết chính là hình ảnh phản chiếu của thực tại, chỉ khác là cái thế giới ấy cũng những diễn tiến của những mối quan hệ phức tạp trong đó phần nào mang một ít chủ kiến của người viết để nhằm diễn tả những

ý đồ, tư tưởng của bản thân Mỗi cá nhân là một tâm trạng, một cuộc đời riêng với những cảm xúc, nhân cách được thể hiện một cách rõ ràng qua cách hành

xử của họ trước những sự kiện gặp phải trong cuộc đời Từ đó, những góc khuất trong tâm tư, tình cảm cá nhân được triển khai một cách triệt để Bạn đọc sẽ khám phá được nhiều điều hơn về giá trị tâm hồn của con người qua mỗi trang tiểu thuyết

Trang 23

Nghiên cứu thi pháp tiểu thuyết cụ thể tức là xem xét các yếu tố tổ chức hình thức của thể loại này như nhân vật, kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật Đây cũng là những yếu tố chúng tôi tập trung phân tích trong luận văn

nhằm đạt sự thông hiểu cuốn tiểu thuyết Garganchuya từ góc nhìn thi pháp

thể loại

hưng

1.1.2.1 Khái lược về thời đại Phục hưng

Thời đại Phục hưng đã mở ta một bước ngoặt lịch sử vĩ đại với “những hình thức chói lòa của nó đã đánh tan bóng ma thời trung cổ” [6;118] làm bàn đạp tiến lên một thời kì văn minh hơn, tiến bộ hơn Để có những bước chuyển thần kỳ đó thì tất nhiên trong lòng xã hội đã tích lũy đầy đủ những tiền đề xã hội nhất định Thực ra mà nói đây chính là buổi giao mùa giữa chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, mặc dù sự chuyển đổi này vẫn còn nằm trong khuôn khổ xã hội phong kiến

Xét về phương diện kinh tế-chính trị-xã hội từ thế kỉ XIV xứ Plorăngx và nước Ý đã có điều kiện thuận lợi để tạo dựng nên một nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, tiêu biểu đó là việc làm giàu nhờ buôn bán thực phẩm, len dạ,

vũ khí cho các nước có chiến tranh Từ tiền đề kinh tế đó, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và hình thành nên các trung tâm kinh tế lớn - đó là những thành thị tự do - được xem như những quốc gia độc lập: Plorencia, Genoa, Milano…Ở đây quan hệ tư bản chủ nghĩa chiếm địa vị tuyệt đối, giai cấp tư sản sống tự do theo quan điểm tư tưởng của mình Các hoạt động văn hóa nghệ thuật mang ý thức hệ tư sản phát triển phong phú Mặt khác Italia còn là quê hương của nền văn minh cổ đại La Mã, nơi còn lưu giữ nhiều di sản về kiến trúc, điêu khắc, triết học, văn học…giúp các nghệ sĩ Phục hưng dễ dàng học tập, nghiên cứu Hơn nữa việc học tập, nghiên cứu, phục hồi nền

Trang 24

văn hóa cổ đại La Mã đối với các chiến sĩ Phục hưng Italia còn có ý nghĩa đề cao tinh thần dân tộc Và trên những điều kiện đó, cơ sở đó, nước Italia trở thành nơi khởi phát cho phong trào văn hóa Phục hưng

Năm 1453 một sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra góp phần đưa nền công nghiệp châu Âu bước thêm một bước tiến mới Sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ tấn công

và chiếm đóng thành công thành Côngxăngtinốp làm cho con đường thông thương giữa châu Âu và phương Đông bị gián đoạn Việc buôn bán trở nên khó khăn vì thiếu thị trường, do đó nhu cầu tìm kiếm thị trường mới của các quốc gia tăng lên Từ đó, việc tìm kiếm thị trường mới lần lượt được thực hiện để phục vụ cho nhu cầu buôn bán, người mở đầu những cuộc phát kiến ở Tây Ban Nha là Chirstopher Colombus (1451 - 1506) người Italia đã khám phá ra Châu Mỹ, ngoài ra còn có hàng loạt những cuộc tìm kiếm khác Sự biến động đó là yếu tố cách mạng tạo đà cho quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa

Bên cạnh đó thời kỳ này còn có hàng loạt các phát minh khoa học đã đạt được những thành tựu quan trọng như: nấu thép, nghề in, các kiến thức về thiên văn học, địa lý…Tiêu biểu như Nikolai Kopernik (1473 - 1543) nhà bác học và triết học Ba Lan, ông đã chứng minh Trái Đất luôn quanh xung quanh Mặt Trời và xung quanh trục của nó Học thuyết của Kopernik đã lật đổ những giáo lý của nhà thờ cho quả đất là trung tâm của thế giới Ông còn phát triển quan điểm duy vật về vũ trụ, cho vũ trụ là vật chất vô tận, tự chuyển động theo quy luật riêng của nó Còn Giodano Bruno (1548 - 1600) đã bảo vệ quan điểm của Kopernik, cho rằng vũ trụ là vô tận, mặt trời là trung tâm của Thái Dương hệ Ông còn khẳng định vật chất vận động biến đổi không ngừng

và tồn tại mãi mãi Gallileo Gallilei (1564 - 1642) có nhiều phát minh về cơ học và thiên văn học Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng để quan sát bầu trời, giải thích được cấu tạo của sao chổi, phát hiện ra định luật rơi thẳng

Trang 25

đứng và dao động của các vật thể Về triết học duy vật cũng có nhiều bước phát triển mới, người mở đầu cho trường phái triết học thời Phục hưng là Francis Bacon (1561 - 1626, người Anh), ông đề cao triết học duy vật Hy Lạp

cổ đại, phê phán chủ nghĩa duy tâm và triết học kinh viện, Những phát hiện

đó đã làm đảo lộn những quan niệm phản khoa học của giáo hội Chủ nghĩa dân tộc cũng được hình thành và thai nghén bằng những cuộc cách mạng tư sản có ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân

Những biến động về kinh tế xã hội vào đầu thế kỉ XVI - XV tạo nên những tiền đề làm sống lại và phát triển những thành tựu văn hóa cổ đại Sự xuất hiện các “Mạnh Thường Quân” trong tầng lớp giàu có, sự bảo trợ của những người đứng đầu nhà nước đã có tác dụng khuyến khích và giúp đỡ các nghệ sĩ

có điều kiện tập trung trí tuệ và tài năng vào công việc lao động sáng tạo nghệ thuật góp phần tạo nên nền nghệ thuật độc đáo thời Phục hưng Sau Italia, sang thế kỉ XV - XVI, quan hệ tư bản chủ nghĩa cũng được hình thành ở các nước Tây Âu và Trung Âu khác như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức…nên phong trào Phục hưng có điều kiện phát triển rộng rãi khắp Châu Âu

Có một điểm mà chúng ta cần lưu ý, phong trào Phục hưng không phải là một phong trào phục cổ đơn thuần mà nó còn là bước tiến gắn liền với yêu cầu mới của thời cận đại Phong trào Phục hưng không chỉ tiếp thu những tinh hoa văn hóa thời cổ đại mà còn phát triển những học thuyết tư tưởng mới dựa trên nền tảng kinh tế xã hội và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản

Phong trào Phục hưng là mảnh đất màu mỡ cho các học thuyết, các luồng

tư tưởng mới phát triển Môngtennhơ đề xướng chủ nghĩa hoài nghi với câu

hỏi “Không biết tôi biết cái gì?” Tác phẩm Thành phố Mặt Trời của nhà xã

hội học người Ý Thomas More tin vào một xã hội không tưởng “tôi tin một cách sắt đá rằng chỉ có thể có sự phân phối bình đẳng và đúng về các tư liệu

Trang 26

cũng như chỉ có thể hạnh phúc trên bước tiến của con người là khi nào quyền

tư hữu đã hoàn toàn được xóa bỏ”[3;97] Các học thuyết và các luồng tư tưởng mới đã chi phối sâu sắc đến đời sống tinh thần và văn hóa thời đại Nhưng cơ bản nhất, nổi bật nhất, tiến bộ nhất là trào lưu tư tưởng chủ nghĩa nhân văn, một trào lưu tư tưởng đã góp phần tạo nên giá trị rực rỡ của nền văn hóa Phục hưng

Chủ nghĩa nhân văn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của trào lưu văn hóa mới, một trào lưu tư tưởng được phát sinh từ Italia và tỏa sáng ở khắp Châu Âu Các nhà văn nhân văn chủ nghĩa thời Phục hưng đề cao con người và cuộc sống trần gian với những thú vui tự nhiên của nó Ta cũng từng bắt gặp tư tưởng tiến bộ này trong văn học thời cổ đại Nhà viết kịch Sophocle đã từng quan niệm con người là điều kì diệu nhất trong vũ trụ và khẳng định bản thân là một con người nên không có gì thuộc về con người mà xa lạ Vì vậy, ông miêu tả nhân vật của mình theo quan điểm “tôi miêu tả những con người cần phải được như vậy”[6;98]

Bên cạnh việc tán dương vẻ đẹp và đề cao tài năng, các nhà nhân văn còn chú trọng đến quyền tự do của con người, đòi hỏi con người phải được hưởng mọi lạc thú ở “thiên đường trần gian” Chủ nghĩa nhân văn còn là toàn bộ những quan điểm về đạo đức và chính trị: coi con người không phải là cái gì siêu nhiên, kì ảo hay những nguyên lý ngoài đời sống nhân loại mà coi con người là tồn tại thực tế trên mẹ đất Con người với những khả năng trần thế và hiện thực của nó, những nhu cầu, những khả năng ấy đòi hỏi cần phải được thỏa mãn, Shakespeare ca ngợi: “kì diệu thay là con người! Con người cao quý làm sao về lý trí, vô tận làm sao về năng khiếu…thật là vẻ đẹp của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài”[6;126]

Chủ nghĩa nhân văn đòi hỏi giải phóng con người cá nhân ra khỏi thiết chế phong kiến và nhà thờ kìm hãm con người như: chủ nghĩa thần bí, chủ nghĩa

Trang 27

uy quyền, chủ nghĩa khổ hạnh, chủ nghĩa diệt dục để họ được tự do phát triển những khả năng vô tận Trả họ về với trần thế để được tận hưởng những khát vọng sống khổng lổ cả về tinh thần lẫn vật chất Đó là nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng, xuyên suốt ảnh hưởng đến đề tài, cảm hứng sáng tác của nhà văn

Chủ nghĩa nhân văn còn mang tính chất chiến đấu rõ rệt: chống lại nhà thờ, giáo hội và quý tộc phong kiến bằng cách lên án đả kích, châm biếm sự tàn bạo dốt nát, lối sống giả nhân giả nghĩa của giáo sĩ và quý tộc Chủ trương đưa văn hóa thoát khỏi tôn giáo, thoát khỏi thần học, chủ nghĩa nhân văn phê phán xã hội phong kiến và nhà thờ là hai thế lực ngăn cản sự phát triển của đời sống con người một cách quyết liệt Chế độ phong kiến cho rằng con người cao quý hay thấp hèn là do dòng máu và đẳng cấp quyết định còn chủ nghĩa nhân văn coi con người tự bản thân nó trở thành cao quý do sự vĩ đại của nó Cụ thể qua lời phát biểu của Đônkihôtê “nghèo hèn mà có đạo đức còn hơn quý tộc mà gian ác…dòng máu quý tộc là cha truyền con nối, còn đạo đức là do chính mình tạo ra Đạo đức có giá trị gấp bao nhiêu lần dòng máu” [13;104] thể hiện quan niệm mới về vị thế cá nhân trong xã hội

Nhà thờ cho con người là thực thể mang tội lỗi nguyên thủy trái lại chủ nghĩa nhân văn coi con người “là châu báu của vũ trụ”, vẻ đẹp của con người

là vẻ đẹp trần gian, là biểu mẫu của muôn loài Hay như đạo cơ đốc quan niệm con người là “sản phẩm của Chúa” phủ định lại quan điểm của chủ nghĩa nhân văn coi con người là “sản phẩm của tự nhiên”, có những nhu cầu

tự nhiên về cả vật chất lẫn tinh thần Chống lại những gì phản tự nhiên, đấu tranh cho con người, đòi hỏi trả họ về với trần gian, được quyền hưởng thụ cuộc sống chính đáng: như ăn mặc, đi lại, vui chơi, giải trí…được phát triển

về trí tuệ và tài năng, chủ nghĩa nhân văn còn đề cao trình độ học vấn của con người dưới hình thức phủ định triết học kinh viện, nhà trường phong kiến với

Trang 28

chế độ giáo dục “ngu để trị” không thể đem lại cho con người sự phát triển toàn diện

Tình yêu tổ quốc, tinh thần dân tộc cũng nằm trong quan niệm về chủ nghĩa nhân văn Các nhà nhân văn tin tưởng vào tương lai của đất nước mình, yêu tiếng nói và chữ viết mẹ đẻ, yêu thương quần chúng trong việc đấu tranh chống lại sự bóc lột Phê phán cả những quan điểm phản khoa học và duy tâm, bất chấp toà án và giàn thiêu của giáo hội, các nhà khoa học đứng về phía chân lý, bảo vệ sự thực, giáng những đòn quyết định vào thần học và triết học kinh viện, làm lung lay uy quyền của giáo hội Tinh thần đó góp phần làm quần chúng tỉnh ngộ trước “liều thuốc phiện tôn giáo” (chữ dùng của Ăngghen)

Chủ nghĩa nhân văn có ý nghĩa lịch sử to lớn, tuy nhiên do một số hạn chế nhất định, chủ nghĩa nhân văn còn có một vài nhận định lệch lạc Ca ngợi con người của tự nhiên nhưng không thấy được con người là sản phẩm của xã hội

Sự miêu tả con người gần với chủ nghĩa tự nhiên, quá chú trọng và say sưa đề cao con người vô hình chung lại hạ thấp con người Đấu tranh giải phóng con người nhưng chưa xác định được đối tượng nào cần được giải phóng trước tiên Quá đề cao phương diện tinh thần những chưa thấy được cần phải giải phóng tầng lớp nhân dân lao động khỏi gách nặng cơm áo, một nhu cầu bức thiết của xã hội Điều này làm cho tính chiến đấu dừng lại ở cấp độ thỏa mãn nhu cầu của giai cấp tư sản đang lên

Tuy có những hạn chế nhưng chủ nghĩa nhân văn trong phong trào văn hóa Phục hưng vẫn là một trào lưu tư tưởng có tầm cao lịch sử, có cống hiến lớn đối với lịch sử tư tưởng con người Nó đóng một vai trò quan trọng đối với việc phát triển văn hóa, văn minh cho xã hội loài người Vậy chủ nghĩa nhân văn với phương châm yêu thương con người đòi quyền sống cho cá nhân là một hệ tư tưởng hoàn toàn chính đáng Trên cơ sở đó hệ tư tưởng này được

Trang 29

xem là hạt nhân, là xuất phát điểm đồng thời là điểm quy tụ của toàn bộ văn học Phục hưng, đem đến sức sống mới cho nền văn học khiến cho loài người khi tiếp xúc với nó cảm thấy như được sống lại, tái sinh lại

1.1.2.2 Khái quát về nền văn học Phục hưng

Trong cuốn Lịch sử văn học Pháp Trung Cổ - Thế kỉ XVI và thế kỉ XVII

của Phan Quý, Đỗ Đức Hiểu chủ biên có ghi: “Ta thường quen gọi văn học thế kỉ XVI là văn học Phục hưng” Nếu danh từ Trung cổ để chỉ thời kì lịch

sử được mở đầu bằng sự kiện đế quốc La Mã sụp đổ (476) và kết thúc bằng việc Ch.Colomb tìm ra Châu Mỹ (1492), thì danh từ Phục hưng thường dùng

là từ dùng để chỉ giai đoạn văn hóa, đối với nước Pháp kéo dài từ năm 1942, năm Ch.Colomb tìm ra Châu Mỹ, đến 1610, năm Henri IV từ trần Trong cuốn sách chuyên luận trên, các tác giả cũng khẳng định: “…không thể chia tách văn hóa Phục hưng Pháp với văn hóa Phục hưng Italia mà thành tựu đã chiếu sáng khắp cả châu Âu ngay từ thế kỉ XV, thậm chí từ thế kỉ XIV” Chính vì vậy, trong phần này chúng tôi muốn tìm hiểu và đưa ra một số thông tin khái quát nhất không chỉ về văn học Phục hưng Pháp mà còn về toàn bộ nền văn học Phục hưng nói chung

Văn học Phục hưng là sản phẩm hồn nhiên của một thời đại sục sôi ý chí đấu tranh Con người hiện đại đến với nền văn học Phục hưng như đến với một khoảnh khắc hào hùng, một hơi thở mới sau một thời đại hầu như bị chìm trong bóng đêm dày đặc Người Italia gọi phong trào này là “Renascita”, người Pháp đặt tên cho nó là “La Renaissance”, “Renascita” hay “La Renaissance” đều có nghĩa là “Phục hưng”, “Tái sinh” hay nôm na hơn có thể dịch là “Sống lại” Văn hóa Phục hưng diễn ra ở Châu Âu vào thế kỉ XV - XVI, phong trào khởi nghĩa bởi việc tìm kiếm những di tích còn lưu lại của nền văn hóa La Mã cổ đại Ngạc nhiên trước sự hưng thịnh của nền văn minh

xa xưa qua những thành tựu về văn hóa, khoa học giúp loài người nhận thấy

Trang 30

rõ bản chất của xã hội phong kiến trung cổ chà đạp lên quyền sống và quyền

tự do của con người Nền văn hóa Hy Lạp sở dĩ có được một xã hội dân chủ là nhờ không có sự kìm hãm của nhà thờ, giáo hội và những luật lệ hà khắc của phong kiến Nhận thức ấy thúc đẩy con người thời đại Phục hưng tiến lên tự giải phóng bản thân mình, xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn dựa trên cơ sở học tập truyền thống cổ xưa kết hợp với cái tiến bộ mới phù hợp với thời cận đại Nội dung văn học thời kỳ này chính mà mảnh đất hiện thực được tái hiện lên trang sách qua cách nhìn mang tính nhân văn của giới nghệ sĩ Thành công

có của dòng văn học này được thể hiện cụ thể trên các thể loại:

Một đại diện tiêu biểu cho thơ ca là Đantê (1265 - 1324), ông là người đi tiên phong trong phong trào Phục hưng của Italia Xuất thân trong một gia đình kỵ sĩ suy tàn ở Plorencia, ông căm ghét giáo hội và cổ vũ cho sự thống

nhất của đất nước Italia Tác phẩm lớn nhất của Đantê là tập thơ Thần khúc

Thần khúc gồm 100 khúc ca với 14226 câu thơ và được phân chia như sau:

khúc mở đầu, tiếp đến là phần nói về Địa ngục (33 khúc) kế đó là phần nói về Luyện ngục (hay còn gọi là tĩnh thổ tẩy oan: 33 khúc) sau cùng là phần nói về Thiên đường (33 khúc) Đantê kể rằng: vừa bước vào quãng nửa đời người, một hôm ông lạc bước vào rừng rậm (chỉ tình trạng tội lỗi của người đời) Ba con thú dữ xông tới cản đường ông: báo, sư tử, chó sói (chỉ những thói xấu của con người: ghen tị, kiêu căng, keo kiệt) May sao từ trên Thiên đường nàng Bêatơrix trông thấy và nhắn gọi Viecgin (nhà thơ La Mã mà Đantê suy tôn là bậc thầy của mình) đến giúp Đantê thoát ra Sau đó, Viecgin đã dẫn Đantê đi tham quan Địa ngục, Luyện ngục, Thiên đường Tác phẩm của Đantê tuy vẫn còn những rơi rớt của thế giới quan thần bí Trung cổ nhưng rõ ràng đã ánh lên lấp lánh những cảm quan mới của thời đại Gạn lọc đi lớp vỏ thần bí, ta có thể hiểu tư tưởng chủ đề của tác phẩm theo một cách khác: Viecgin tượng trưng cho Lí trí, Trí tuệ; Bêatơrix tượng trưng cho Tình yêu

Trang 31

còn cuộc hành trình của Đantê với Lí trí và Tình yêu tượng trưng cho cuộc hành trình tìm đến Chân, Thiện, Mỹ trong cuộc đời mỗi con người

Pettracque (1304 - 1374) là nhà thơ tình của chủ nghĩa nhân văn đầu tiên của nền văn học Phục hưng Thơ ông là những khúc ca về tình yêu lý tưởng,

về sắc đẹp, về sự đấu tranh giành độc lập tự do thống nhất đất nước Lời thơ như những lời hiệu triệu thiết tha, thôi thúc, giục giã quần chúng xông lên Bên cạnh đó, ông còn đòi hỏi tự do trong sáng tác chống lại sự gò bó của chủ nghĩa kinh viện

Francois Rabelais, Boccacio, Miguel De Cervantes…là những tên tuổi lớn đánh dấu sự trưởng thành của thể loại tiểu thuyết trong nền văn học Phục

hưng Truyện mười ngày của Boccacio là tập hợp những truyện kể có chung

một chủ đề nhưng lại rất phong phú về nội dung, mỗi truyện đều có một tình huống riêng Tác phẩm xoay quanh những vấn đề gắn liền với yêu cầu của phong trào văn hóa Phục hưng, đòi hỏi con người với những khả năng trần thế

và hiện thực phải được thỏa mãn Phê phán thiết chế phong kiến và nhà thờ kìm hãm con người, những giáo lý thần học, triết học kinh viện rối rắm và khập khiễng Tắm mình trong không khí thời đại, Boccacio trở thành nhà văn chiến sĩ, trang viết của ông là vũ khí là bản cáo trạng, đánh vào chế độ Trung

cổ Sự đả kích sâu cay nằm trong lớp ngôn từ bóng bẩy, hài hước…cả tập truyện là tiếng cười đả kích, bác bỏ những vấn đề đen tối của xã hội, những u nhọt cần phải được loại bỏ và việc xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn Francois Rabelais (1494 - 1553) được mệnh danh là “bậc thầy lớn của

nghệ thuật tiếng cười và tiểu thuyết” Bộ tiểu thuyết Garganchuya và

Pangtagruyen là một thế giới phức tạp, phong phú và vô cùng đa dạng Bằng

việc xây dựng lên một thế giới kì lạ của những người khổng lồ với màu sắc huyền ảo, nửa thực nửa hư, Rabelais giải quyết những vấn đề đang xảy ra trong đời sống xã hội đương thời bằng tiếng cười ngạo nghễ của một nhà hiền

Trang 32

triết Cách lí giải của ông nửa nghiêm trang nửa cười cợt, người đọc phải tự rút ra kết luận cho mình

Miguel De Cervantes (1547 - 1616) là nhà văn Tây Ban Nha với tác phẩm

nổi tiếng Đônkihôtê Cuốn tiểu thuyết này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên

thế giới và được hàng triệu độc giả khắp thế giới tán thưởng nhiệt liệt Theo

dõi cuộc hành trình của Đônkihôtê qua ba lần y bỏ nhà ra đi để thực hiện lý

tưởng hiệp sĩ, người đọc thấy rõ ràng y đã đi từ thất bại cay đắng này đến thua thiệt ê chề nọ Chỉ có một hai lần y thắng mà thôi Thông qua sự mê muội đến

mức điên rồi của Đônkihôtê, thông qua việc miêu tả những thất bại liên miên

và ê chề của Đônkihôtê, Cervantes đã tố cáo bọn thống trị phong kiến và tăng

lữ Tây Ban Nha thời bấy giờ Vì cũng như Đônkihôtê, bọn chúng đã bất chấp

thực tế khách quan, vẫn mê muội đắm đuối trong thế giới tư tưởng chủ quan của chúng

Phong trào Phục hưng bắt đầu từ Italia sau đó lan rộng ra các nước phương Tây khác Nước Anh là nước bước vào thời đại Phục hưng muộn hơn các quốc gia khác nhưng cũng bùng lên một nền văn hóa phát triển nhanh và mạnh Mảng văn học từ lâu đã có truyền thống về kịch nay lại thêm phát triển với nhiều tên tuổi như: Lyly (1554 - 1606); Greene (1558 - 1592); Kyd (1558

- 1594); Malowe (1564 - 1593); Shakespeare (1564 - 1616) Trong hai mươi năm sáng tác, Shakespeare đã để lại cho nhân loại 37 vở kịch với nhiều thể loại: bi kịch, hài kịch, kịch lịch sử Ông viết kịch nhằm để diễn, để “chìa ra một tấm gương tự nhiên nhằm làm cho đạo đức thấy hình ảnh của nó, thói vô đạo đức tự biết khinh bỉ và mỗi thế kỉ, cả thời đại nói chung có thể nhận ra bộ mặt và tính cách của nó” (Hamlet, hồi III, cảnh 2)

Bên cạnh những nội dung phong phú, mang tinh thần chiến đấu cao thì hình thức nghệ thuật của nhiều tác phẩm văn học thời Phục hưng cũng có sự cách tân đáng chú ý Điểm cách tân đầu tiên mà chúng ta cần nhắc đến là thể

Trang 33

loại tác phẩm Nếu trong nền văn học Hy Lạp, các tác phẩm chủ yếu được viết theo các thể loại: thần thoại, thơ trữ tình, bi kịch…để diễn tả một thế giới vừa hư vừa thực đã đưa nền văn học phát triển cao với nhiều tác phẩm được xem là mẫu mực Thời kì trung cổ - thời kỳ đen tối, người ta liên tưởng đến những gì xấu xa nhất, phản động nhất Xã hội lúc này chịu sự chi phối mạnh

mẽ của tôn giáo và phong kiến Thời kỳ này nổi lên các thể loại như bài ca anh hùng, kịch và tiểu thuyết hiệp sĩ cung đình Đến thời đại Phục hưng các thể loại trên đã có sự phát triển hoàn chỉnh và thời đại này còn là khoảng thời gian “phôi thai” chuẩn bị cho sự ra đời của các thể loại mới Bên cạnh tiểu thuyết hiệp sĩ xuất hiện thêm thể loại tiểu thuyết trào phúng phù hợp với nội dung chế nhạo, chỉ trích tố cáo, phản kháng, bằng những tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước mà ta có thể gặp qua các tác phẩm của Boccacio, Rabơle…Thời kỳ này còn xuất hiện thêm thể loại truyện ngắn hiện thực mà Boccacio được xem là người có công mở đầu Kịch thời này cũng đạt được sự phát triển hoàn thiện với nhiều loại hình mới: bi hài kịch, kịch lịch sử, nổi bật là thể loại kịch lịch sử - loại kịch xoay quanh các đề tài chống phong kiến để xây dựng nền quân chủ lập hiến Nói chung, thể loại thời kì này đã có một bước phát triển mới, đa dạng, phong phú hơn phù hợp với yêu cầu biểu hiện một nội dung mang tầm cỡ thời đại

Nền văn học Phục hưng cũng có nhiều thay đổi về phương pháp sáng tác, chất liệu nghệ thuật Bút pháp hiện thực bắt đầu xuất hiện và thắng thế, được các nhà văn sử dụng để sáng tạo nghệ thuật Thế giới tả thực hiện lên sinh động qua từng trang sách đó là đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo, văn hóa…với đầy đủ từng tầng lớp xã hội từ nông dân cho đến thợ thủ công, tăng lữ, quý tộc…Nếu như văn học thời kì trước chủ yếu được viết theo tiếng

La tinh thì văn học thời kì này hưởng ứng tinh thần đề cao ngôn ngữ dân tộc Nhiều nhà văn đã sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân tộc mình vào việc

Trang 34

sáng tạo tác phẩm Những tác phẩm được viết bằng tiếng mẹ đẻ góp phần đưa ngôn ngữ dân tộc tiến thêm một bước dài hơn, xa hơn, đủ sức miêu tả những tình cảm phức tạp Ngôn ngữ dân tộc trở thành niềm tự hào của các nghệ sĩ sáng tác

Nói tóm lại, văn học Phục hưng đã tia sáng rực rỡ phá tan bóng tối phong kiến và thần học ngự trị từ thời trung cổ Giờ đây văn học khởi sắc với một

“mùa hoa trái tưng bừng, tiếng cười bừng lên rộn rã len lỏi vào cuộc sống trần thế và ca ngợi con người, phản đối những gì trái tự nhiên, kìm hãm niềm vui sống của con người” Đến lúc này nền văn học Châu Âu thực sự bước vào một trang sử mới với một sức sống mới, một diện mạo mới

1.2 Vị trí của tiểu thuyết Garganchuya và tác giả Frăngxoa Rabơle trong dòng chảy văn học Phục hưng

1.2.1 Frăngxoa Rabơle – người đưa ma một thế giới đã lỗi thời bằng tiếng cười vui vẻ

“Không có nhân vật văn chương nào của thế kỉ XVI lại gây ra nhiều tốn phí giấy mực như Rabelais Nghịch lý không chỉ tồn tại ở khắp nơi trong tác phẩm mà còn xuyên suốt cả cuộc đời vinh quang và đầy sóng gió của ông” [37;163] Frăngxoa Rabơle (Francois Rabelais, 1494 - 1553) không những là nhà tiểu thuyết, nhà văn xuất sắc mà còn là một trong số “người khổng lồ” của thời Phục hưng Tây Âu Ông vừa là một nhà tiểu thuyết, vừa là một nhà bác học nhân văn, một nhà sinh vật học, một bác sĩ y khoa, một nhà luật học, một nhà thiên văn học Ông thạo tiếng Hi Lạp, tiếng La tinh, tiếng Hêbrơ, tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Italia Ông được coi như người có công tiên phong trong cuộc đấu tranh cho những tư tưởng khoa học và tiến bộ của nước Pháp, mở đường cho thời đại mới của Đêcac, Vônte, Điđơrô Rabơle là con một luật sư ở trang trại La Đơvinie (La Devinière) thuộc thành phố Sinông (Chinon) tỉnh Turen (Turenne) Thuở nhỏ, ông sống ở nông thôn và theo học

Trang 35

trường dòng Năm 1520, ông vào học ở tu viện dòng Frăngxoa Đaxi (François d’Assies) ở thành phố Fôngtơnê lơ côngtơ (Fontenay-le-Comte) Nhưng Rabơle không quan tâm đến chức vị Giáo sĩ tương lai của mình mà quan tâm đến khoa học Ông học tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp, nghiên cứu những tác phẩm cổ đại, nhận sao chép những bản thảo cho các nhà bác học nhân văn chủ nghĩa đầu tiên của Pháp như: Ghiôm Buyđê (Guillaume Budé, 1467 - 1540) Lo sợ trước phong trào chủ nghĩa nhân văn ngày càng phát triển, trường đại học Xorbon (Sorbonne) ra lệnh cấm các tu viện dạy tiếng Hy Lạp

Và thế là Rabơle rời bỏ tu viện, ông tìm đến Hồng y giáo chủ Đettixắc (Geoffroy d’Estissac) xin được bảo hộ và giúp đỡ để được chuyển sang một dòng tu khác Đương nhiên, ông không gặp trở ngại gì đáng kể, lại còn được Hồng y giáo chủ tin yêu dùng làm thư ký riêng và gia sư Chức vụ thư ký riêng giúp ông có điều kiện đi đến nhiều nơi và tăng thêm vốn hiểu biết của mình về cuộc sống, đặc biệt là ở tỉnh Poatu, nơi Hồng y giáo chủ năng lui tới Năm 1528, Rabơle trút bỏ bộ áo tu sĩ, từ giã tỉnh Poatu đi Pari tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, học tập Năm 1530, Rabơle theo học y tại trường Y thành phố Môngpeliê (Montpellier) Năm 1532, ông làm thấy thuốc tại một bệnh viện thuộc thành phố Lyông (Lyon) - thành phố được coi là thủ đô của văn chương lúc bấy giờ Thời kỳ này, ông viết, dịch, bình giải một số tác phẩm y học, đồng thời ông còn giao thiệp với một số nhà nhân văn chủ nghĩa danh tiếng như Êraxmơ, Đôlê (E Dolet, 1509 - 1546) và nhiều nhà tri thức khác

Ông bắt tay sáng tác bộ tiểu thuyết Garganchuya và Păngtagruyen

(Gargantua and Pantagruel), nhưng năm 1532 lại đưa xuất bản cuốn Păngtagruyen, quyển II của bộ truyện với bút danh Alcofrybas Nasier (đảo

các chữ cái từ tên thật) Việc công bố truyện về con trước truyện kể về cha thường được giải thích như một tính toán láu lỉnh theo đó Rabơle lợi dụng

tiếng tăm của một tác phẩm dân gian rất ăn khách lúc bấy giờ (Lịch sử vĩ đại

Trang 36

của Garganchuya) để đưa ra phần tiếp theo, tức là truyện về người khổng lồ -

con Ngoài ra Rabơle còn cho xuất bản hai cuốn sách lịch dân gian, một về

thiên văn học, và một cuốn mang tên Lời tiên đoán Păngtagruyêlin

(Pantagruéline Prognostication) Cũng như Păngtagruyen, hai cuốn sách

mỏng này được viết dưới hình thức hài hước nhằm truyền bá tư tưởng tiến bộ

Cuốn sách Păngtagruyen được bán rất chạy và sẽ được tái bản gần như từng

năm một trong hai mươi năm sau đó nếu như trường đại học Xorbon không xếp tác phẩm này vào “sổ đen” Nền kiểm duyệt đương thời đã nhìn thấy trong chân dung một trưởng giáo mà lại có thể lẩm cẩm, một nhà thần học thông thái mà lại kì cục, một đức bà quý phái đỏng đảnh mà xấu xa…cũng như trong lời khẳng định rằng các ông lớn cũng chết như kẻ tầm thường, rằng thần tượng chẳng qua chỉ là ảo ảnh…theo một tư tưởng nguy hiểm Sau đó, Rabơle phải tìm một người bảo trợ khác có thế lực hơn, Hồng y giáo chủ Jăng Đuy Belê (Jean Du Bellay) cai quản địa phận Pari, một nhà hoạt động tôn giáo, chính trị, ngoại giao của chính quyền đương thời Rabơle được làm thầy thuốc riêng của vị Hồng y giáo chủ này (1534)

Tháng 11 năm 1534, Rabơle cho xuất bản cuốn Garganchuya vào lúc

những thế lực phong kiến và tôn giáo tiến hành một cuộc khủng bố ác liệt phong trào nhân văn chủ nghĩa và cải cách tôn giáo sau vụ truyền đơn xảy ra vào tháng 10 năm 1534 Tri thức bị bắt đưa lên giàn lửa thiêu sống, sách báo tiến bộ bị tịch thu đem đốt Trường đại học Xorbon kết án cuốn

Garganchuya, Rabơle lập tức bí mật rời thành phố Lyông đến ở với vị Hồng y

giáo chủ Đuy Belê và được vị Hồng y giáo chủ này cho theo sang Italia Năm

1537, Rabơle được cấp bằng Bác sĩ y khoa Đầu năm 1538, Rabơle được vua Frăngxoa I bổ dụng vào làm một thành viên trong đoàn tùy tùng của nhà vua

đi hội đàm với vua Saclơ Canh (Charles Quint, Tây Ban Nha) Tháng 3 năm

1543, trường đại học Xorbon kết án một lần nữa hai cuốn Garganchuya và

Trang 37

Păngtagruyen, nhưng với sự khéo léo của mình, nhà văn đã thoát khỏi vòng

nguy hiểm Năm 1546, Rabơle cho xuất bản cuốn thứ III của bộ truyện Trường đại học Xorbon lại lên tiếng công kích, Rabơle phải trốn đến Mêzơ (Metz) - một thị trấn ngoài biên giới nước Pháp lúc bấy giờ Năm 1547, Hăngri II (Henri II, 1519 - 1559) lên ngôi, Hồng y giáo chủ Jăng Đuy Belê được giao trọng trách ở đất Italia Rabơle quay trở về làm thầy thuốc riêng cho Đức cha và lại theo ông sang Italia Năm 1552, cuốn IV được xuất bản, trường đại học Xorbon và Pháp viện đã ra lệnh truy nã tác giả, cấm các hiệu sách tàng trữ và lưu hành tác phẩm Theo một truyền thuyết, Rabơle bị bắt giam ở Lyông Từ năm 1551 dưới sự bảo hộ của Đuy Belê, Rabơle được cử làm giám mục trông coi hai khu Man và Mơđông Nhưng chẳng được bao lâu thì ông rời bỏ chức vụ này Ông qua đời vào cuối năm 1553 hoặc đầu năm

1554 ở Pari Mười năm sau khi ông qua đời, cuốn sách thứ năm mới được ra mắt bạn đọc

Có thể nói rằng, bộ tiểu thuyết gồm năm cuốn Garganchuya và

Păngtagruyen là công trình nghệ thuật lớn nhất mà Rabơle để lại cho hậu thế

Tác phẩm của ông thể hiện khát vọng cháy bỏng thời đại Phục hưng: Giải phóng con người khỏi chế độ phong kiến và nền giáo dục thần học, giáo điều, kinh viện thời Trung cổ Với niềm tin chất phác, mãnh liệt của một nhà văn nhân văn chủ nghĩa, Rabơle cho rằng bản chất con người là tốt, nếu tôn trọng

nó, để nó phát triển theo những quy luật tự nhiên, trau dồi kiến thức, đạo đức, rèn luyện sức khỏe, sống tự do, thoải mái thì xã hội sẽ tốt đẹp, sẽ có hạnh phúc

1.2.2 Vị trí của tiểu thuyết Garganchuya trong dòng chảy văn học Phục hưng

Tháng 11 năm 1534, Rabơle cho xuất bản cuốn Garganchuya vào lúc

những thế lực phong kiến và tôn giáo tiến hành một cuộc khủng bố ác liệt

Trang 38

phong trào nhân văn chủ nghĩa và cải cách tôn giáo sau vụ truyền đơn xảy ra vào tháng 10 năm 1534 Tác phẩm được viết theo lối trào phúng giễu cợt thế giới trung cổ phong kiến, nhà thờ bằng những tiếng cười ngạo nghễ Ca ngợi cuộc sống mới tự do vui vẻ nhưng không phải là một cuộc sống buông tuồng

Tóm tắt nội dung tiểu thuyết Garganchuya: Garganchuya là con của vua

Grăngguziê Đó là một chú bé khổng lồ, vừa cất tiếng khóc chào đời, nó đã đòi ăn và vòi uống Phải vắt sữa của 176913 con bò mới làm cho nó đã cơn khát

Lớn lên, nó được thầy Tuyban Hôlôphecnơ dạy dỗ nhưng vì cách dạy của thầy là cứ nhồi nhét hàng đống kiến thức chết, nên càng học nó càng trở nên

“ngớ ngẩn, đần độn” Thấy thế, Grăngguziê bèn gửi con trai mình lên Pari để học Trên đường đi, đuôi ngựa của Garganchuya quất nát cả một cánh rừng! Vừa đến Pari, Garganchuya nghịch ngợm lấy chuông nhà thờ Đức bà treo vào

cổ ngựa chơi Trường đại học Xorbon bèn cử thầy Janôtuyx ra thương thuyết Thầy tuôn ra một tràng tiếng La tinh làm mọi người nghe phải cười đến nôn ruột

Giáo sư mới của Garganchuya là Pônôcratex Thầy áp dụng một chương trình và một phương pháp mới Chương trình này nhằm phát triển con người toàn diện, đủ các mặt trí dục, đức dục, thể dục, mỹ dục Lại còn có lao động chân tay, học nghề, đi tham quan các xưởng, các công trường, đi nghiên cứu cây cỏ…Phương pháp của thầy là hướng dẫn học trò quan sát rồi tự rút ra kết luận, gợi hứng thú, trí tò mò tìm hiểu

Garganchuya say mê học tập thì có thư bố gọi về chống giặc xâm lược Trước họa xâm lăng, các tu sĩ chỉ biết đóng cửa cầu nguyện Riêng có thầy Jăng xông ra chiến đấu và giết 13622 tên giặc Để thưởng công cho thầy, Garganchuya cho xây tặng thầy một tu viện mới: Tu viện Thêlem Tu viện này hoàn toàn trái ngược với các tu viện vốn có xưa này Con trai từ mười hai

Trang 39

đến mười tám tuổi, con gái từ mười đến mười lăm tuổi đều có thể tự do vào đây tu Một khẩu hiệu lớn treo ngay trước cổng tu viện: “Muốn làm gì thì làm” Ở đây mọi người sống theo sở thích, vui chơi thả cửa, có thể tìm hiểu nhau, yêu nhau và lúc nào chán tu viện thì có thể dắt tay nhau ra khỏi tu viện tùy ý

Tiểu thuyết Garganchuya gồm 58 chương như sau:

Chương I: Nói về thế phổ và gốc tích xa xưa của Garganchuya

Chương II: Những trò hư phiếm giải độc tìm thấy trong một ngôi mộ cổ Chương III: Nói về chuyện Garganchuya được mang trong bụng mẹ mười một tháng như thế nào

Chương V: Chuyện trò của những người say khướt

Chương VI: Nói về chuyện Garganchuya đã sinh ra một cách rất lạ lùng như thế nào

Chương VII: Nói về chuyện đặt tên cho Garganchuya và chuyện cậu húp rượu vang như thế nào

Chương VIII: Nói về chuyện may mặc cho Garganchuya như thế nào Chương IX: Màu sắc và phẩm phục của Garganchuya

Chương X: Nói về chuyện cái gì được biểu thị bằng màu trắng và xanh lơ Chương XI: Nói về thời niên thiếu của Garganchuya

Chương XII: Nói về những con ngựa giả của Garganchuya

Chương XIII: Nói về chuyện Grăngguziê được biết trí thông minh tuyệt vời của Garganchuya qua chuyện phát minh một cái chùi đít

Chương XIV: Nói về chuyện Garganchuya được một nhà ngụy biện dạy căn chương La tinh như thế nào

Chương XV: Nói về chuyện Garganchuya được đổi thầy như thế nào

Trang 40

Chương XVI: Nói về chuyện Garganchuya được đi Pari và chuyện con ngựa cái to lớn mà cậu cưỡi và chuyện con ngựa đó đã đánh tan những ruồi

bò ở xứ BôXơ như thế nào

Chương XVII: Nói về chuyện Garganchuya nộp lễ tương kiến cho dân Pari

và chuyện cậu lấy đem đi những cái chuông lớn của nhà thờ Đức bà như thế nào

Chương XIX: Bài diễn thuyết của tiên sinh Janôtuyx đê Bragmarđô nói với Garganchuya để thu hồi những chiếc chuông

Chương XX: Nói về chuyện nhà ngụy biện vác tấm dạ đi và có kiện tụng với các tiên sinh kia như thế nào

Chương XXI: Sự học hành của Garganchuya, theo cách dạy dỗ của những ông thầy ngụy biện

Chương XXII: Các trò chơi của Garganchuya

Chương XXIII: Nói về chuyện Garganchuya được Pônôcratex giáo dục vào khuôn phép như thế nào để không bỏ phí một giờ nào trong ngày

Chương XXIV: Nói về cách Garganchuya dùng thì giờ khi trời mưa gió như thế nào

Chương XXV: Nói về chuyện giữa những người bán bánh đa tiểu mạch ở Lerne và những người dân ở xứ sở của Garganchuya đã xảy ra như thế nào,

vụ tranh chấp lớn đó sinh ra những cuộc chiến tranh lớn

Chương XXVI: Nói về chuyện dân Lernê theo lệnh Picrôcôl vua của họ,

đã tấn công bất ngờ các người chăn chiên của Garganchuya như thế nào

Chương XXVII: Nói về chuyện một thầy tu ở Xơiyê đã cứu vãn khu vườn kín của tu viện khỏi sự cướp phá của quân giặc như thế nào

Chương XXVIII: Nói về chuyện Picrôcôl đánh chiếm La Rôsơ Clecmô như thế nào, và nỗi hận tiếc và khổ tâm của Grăngguziê trong việc tiến hành chiến tranh

Ngày đăng: 28/11/2017, 21:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristote (2007), Nghệ thuật thi ca (tái bản lần 4), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thi ca (tái bản lần 4)
Tác giả: Aristote
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2007
3. Lại Nguyên Ân chủ biên (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân chủ biên
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
4. Bùi Văn Ba - Thành Thế Thái Bình - Nguyễn Xuân Nam đồng chủ biên (1976), Thường thức Lí luận Văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thường thức Lí luận Văn học
Tác giả: Bùi Văn Ba - Thành Thế Thái Bình - Nguyễn Xuân Nam đồng chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1976
5. Benac Henri (2005, Nguyễn Thế Công dịch), Dẫn giải ý tưởng văn chương,Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn giải ý tưởng văn chương
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
6. Lê Nguyên Cẩn (2006), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, Nxb Đại học sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học sƣ phạm
Năm: 2006
7. Minh Chính (2002), Văn học phương tây giản yếu, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phương tây giản yếu
Tác giả: Minh Chính
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2002
8. Nguyễn Văn Dân (2003), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2003
9. Nguyễn Văn Dân (2002), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thần thoại Hy Lạp
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2002
10. Trương Đăng Dung (2003), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2003
11. Đặng Anh Đào (1997), Văn học phương Tây, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phương Tây
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1997
12. Hà Minh Đức chủ biên (2007), Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2007
13. Francois Rabelais (1983, Tuấn Đô dịch), Garganchuya, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Garganchuya
Nhà XB: Nxb Văn học
14. Francois Rabelais (1981, Tuấn Đô dịch), Păngtagruyen, NxbVăn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Păngtagruyen
Nhà XB: NxbVăn học
15. Lê Bá Hãn - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hãn - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2009
16. Đặng Thị Hạnh (2005), Lịch sử văn học Pháp, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Pháp
Tác giả: Đặng Thị Hạnh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2005
17. Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm (1985), Văn học lãng mạn và văn học hiện thực Phương Tây thế kỉ XIX, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học lãng mạn và văn học hiện thực Phương Tây thế kỉ XIX
Tác giả: Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội
Năm: 1985
18. Tô Hoài (1977), Sổ tay viết văn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay viết văn
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1977
19. Tô Hoài (1987), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật và phương pháp viết văn
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1987
20. Nguyễn Thái Hòa (1998), Dẫn luận phong cách học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận phong cách học
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
21. Đỗ Đức Hiểu chủ biên (2003), Từ điển Văn học bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Văn học bộ mới
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu chủ biên
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w