1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyện ngắn Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể loại

104 891 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 805,51 KB

Nội dung

1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Cuộc chiến tranh chống Mỹ là một trong những đề tài quan trọng nhất của văn học cách mạng Việt Nam. Mỗi thể loại, mỗi nhà văn nhận thức và thể hiện đề tài này theo những cách riêng. Như mọi người đều biết, sau 1975, hiện thực đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, từ đời sống bất bình thường của “ngày có giặc” (chữ dùng của Hữu Thỉnh) chuyển sang đời sống bình thường. Có những chuyện hôm qua văn học chưa kịp nói đến, chưa được đề cập, còn phải nhìn một cách phiến diện thì nay có điều kiện đề cập, để nhìn lại… Những điều này đòi hỏi văn xuôi phải chuyển kịp với thời đại, phù hợp với hiện thực mới. Đặc biệt với tinh thần đổi mới của đại hội Đảng toàn quốc 1986, văn nghệ sĩ đã có nguồn cổ vũ to lớn cho những sáng tạo, cách tân cả về nội dung và hình thức. 1.2. Trong số những cây bút viết về chiến tranh thời kì hậu chiến, Bảo Ninh có thể coi là một cây bút tiêu biểu. Nhưng nếu tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh lâu nay đã được khẳng định trong đời sống văn học thì truyện ngắn Bảo Ninh vẫn chưa được quan tâm đúng với giá trị nghệ thuật đích thực của nó. 1.3. Truyện ngắn luôn là thể loại “xung kích” trong mọi thời đại văn học. Sự vận động và cách tân thi pháp thể loại của nó nhiều khi phản ánh xu thế đổi mới của cả một nền văn học. Ở Việt Nam, chúng ta đang gặp thực trạng ấy. Hơn ba mươi năm đã trôi qua, quá trình đổi mới văn học đã gặt hái được những thành tựu nổi bật mà truyện ngắn là một trong những thể loại đi đầu Để hiểu được những đổi thay to lớn về mặt bút pháp thể loại, việc nghiên cứu tác phẩm của một tác giả văn xuôi tiêu biểu dưới cái nhìn thi pháp là việc làm cần thiết, từ đó ta không chỉ 2 thấy được thành tựu của một tác giả mà còn nhận thấy rõ hơn thành tựu của văn chương Việt Nam đương đại. Giải mã truyện ngắn Bảo Ninh từ góc độ thi pháp thể loại sẽ phần nào cho chúng ta thấy những thành tựu to lớn về những sáng tạo, đổi mới ở bút pháp của Bảo Ninh, góp phần khẳng định giá trị truyện ngắn của ông, cũng như vai trò của Bảo Ninh trong những đổi mới của văn xuôi Việt Nam đương đại. Đó là lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài : Truyện ngắn Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể loại. 2. Lịch sử vấn đề Bảo Ninh là một trong số những nhà văn viết về đề tài chiến tranh có đóng góp trong cách nhìn về đề tài chiến tranh trong văn học hậu chiến. Đề tài chiến tranh được Bảo Ninh thể hiện trong hai thể loại: truyện ngắn và tiểu thuyết. Nghiên cứu về các sáng tác của Bảo Ninh đang thu hút sự quan tâm của người cầm bút với những đặc trưng về thể loại và nội dung phản ánh. Trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Bùi Việt Thắng đã khẳng định Bảo Ninh là một trong những nhà văn có duyên với truyện ngắn, và là cây bút gây ấn tượng mạnh với người đọc. [14,337] Tiếp đó, đi vào tìm hiểu nghiên cứu thi pháp truyện ngắn Bảo Ninh, tác giả cuốn sách Bình luận truyện ngắn chỉ ra truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền là kiểu tình huống tượng trưng. [64,32] Bích Thu trong Những thành tựu của truyện ngắn sau năm 1975 cũng xem Bảo Ninh là một cây bút ấn tượng với người đọc. [65,32] Waynekarlin trong lời giới thiệu cho tuyển tập truyện ngắn Tình yêu sau chiến tranh nhận thấy truyện ngắn Bí ẩn của làn nước của Bảo Ninh: “ in dấu 3 niềm khao khát tình yêu”, [74,12] “đối diện trực tiếp với hậu quả chiến tranh, những bậc cha mẹ bị mất con” [74,14] Nguyễn Chí Hoan, khi giới thiệu tập truyện ngắn Lan man trong lúc kẹt xe, đã nhận xét : “Cái nhìn của hồi tưởng cho thấy cái quá khứ ấy cao hơn, lớn hơn, hư ảo hơn đồng thời là thực hơn. Đó là cái nhìn vào ý nghĩa, không phải nhìn vào sự kiện, biến cố, con người. Tất cả những câu chuyện ở đây đều đi theo quỹ đạo ấy. Tuy nhiên, những cái kết có hậu về tinh thần ấy, một lần nữa, không hề là những ước mộng nói suông. Những truyện ở tập này chỉ dừng lại mà không kết thúc, và tác giả đã làm như vậy một cách có chủ ý rõ ràng. Bởi lẽ những câu chuyện này chủ yếu nhằm diễn đạt những ý nghĩ, những cảm nhận, những băn khoăn về đau khổ, chứ không nhằm mô tả nỗi đau, nên khiến người ta phải thấy rằng chúng muốn giải thoát cho những nỗi đau khổ ấy” [50] Đoàn Ánh Dương, trong bài viết với nhan đề Bảo Ninh – nhìn từ thân phận của truyện ngắn, cho rằng thân phận truyện ngắn Bảo Ninh tiêu biểu cho chính thân phận nghiệp văn của Bảo Ninh, chứ không chỉ tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Sự long đong trọn một đời Kiều của tiểu thuyết rồi cũng đã có cơ hội “đoàn viên” vào đời sống văn học đương đại. Truyện ngắn của ông thì khác hẳn, nó vẫn còn là một sự long đong, như sự long đong của văn chương ông. Phải chăng nó nhỏ bé hơn so với thành tựu của tiểu thuyết như lối viết của ông so với “chủ âm” của lối viết đương thời? Tác giả nghĩ phải giải mã truyện ngắn Bảo Ninh cũng như văn nghiệp ông từ một giác độ khác, như đã nói ở trên, là câu chuyện cuộc đời. Đặt ra vấn đề câu chuyện cuộc đời qua truyện ngắn của Bảo Ninh ở đây là để nhấn mạnh vai trò của Bảo Ninh trong sự dịch chuyển kiểu thức thể loại và tư duy văn học trong văn học Việt Nam đương đại. [12] 4 Về tập truyện mới nhất của Bảo Ninh, Chuyện xưa kết đi được chưa ?, Nhị Linh trong blog của mình đã đưa ra những nhận xét sắc sảo : “chưa bao giờ trong văn học Việt Nam có một sự day dứt kéo dài và nồng độ đậm đặc như thế”, “ám ảnh như một sự quán xuyến cả tập sách. Nhưng sự ám ảnh này cũng có một nét đặc biệt, nó không thể hiện trong nỗi nhớ, niềm tiếc nuối, mà lại thể hiện nhiều hơn ở sự quên. Rất nhiều nhân vật trong các truyện không thực sự nhớ mình đã như thế nào, cuộc đời xưa kia của mình ra sao. Chỉ thỉnh thoảng mới le lói một chút ký ức, và chỉ cần một hạt bụi nhỏ (nhỏ và tầm thường như một "cái búng") cũng đủ khơi dậy day dứt, day dứt trộn lẫn với sự quên, day dứt cũng chính vì đã quên những điều lẽ ra không quên . ”[40] Tìm hiểu truyện ngắn Bảo Ninh không thể không nhớ tới tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Sự gặp gỡ của truyện ngắn Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh thể hiện ở hai đặc điểm : Thứ nhất, đó là những hồi ức về chiến tranh; thứ hai đó là việc sử dụng thủ pháp dòng ý thức. PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, trong bài viết Kỹ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh in trong Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb ĐHSP, 2007 đã khẳng định, chỉ đến Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, thủ pháp dòng ý thức mới thật sự xuất hiện ở Việt Nam. Nhìn lại truyện ngắn của Bảo Ninh, ta sẽ thấy mối liên hệ về thủ pháp này với tiểu thuyết của nhà văn. [59] Trong bài viết Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến – Từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp, Phạm Xuân Thạch chủ yếu khai thác những cách tân của Nỗi buồn chiến tranh, đồng thời đưa ra một so sánh truyện ngắn Bảo Ninh “giống như những mảnh vỡ của tiểu thuyết hoặc phản chiếu, hoặc soi sáng thế giới của tiểu thuyết”[41] 5 Trên báo Văn nghệ trẻ, số 39 (2006) trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại phong phú về lượng, khi bàn về tiểu thuyết việt Nam đương đại, tác giả Nguyễn Tường Lịch cho rằng : tiểu thuyết Việt Nam nằm ngoài dòng chảy tiểu thuyết thế giới. Ông đưa ra một số tác phẩm tiêu biểu, trong đó có cả Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Tác giả nhận xét Bảo Ninh với độ dài thời gian, có điểm nhìn mới mẻ về chiến tranh trong quá khứ … Nguyễn Tường Lịch còn phát hiện những mới mẻ ở cuốn tiểu thuyết này là chỗ tác giả lấy trục thời gian chi phối mọi hành động xuyên suốt tính cách nhân vật. [38] Như vậy, chưa có một công trình nào thể hiện cái nhìn tổng quát, toàn diện, có hệ thống , trong việc nghiên cứu truyện ngắn Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể loại. Vì thế, nghiên cứu truyện ngắn Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể loại là một việc làm cần thiết. 3. Mục đích yêu cầu của đề tài 3.1. Tiếp cận truyện ngắn của Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể loại 3.2. So sánh thi pháp truyện ngắn Bảo Ninh với tác giả khác 3.3. Từ việc giải quyết những vấn đề trên, chúng tôi khẳng định sự đặc sắc trong cá tính sáng tạo của nhà văn và đóng góp của ông vào xu thế cách tân nghệ thuật tự sự của văn xuôi Việt Nam đương đại. 4. Giới hạn của việc giải quyết đề tài 4.1. Luận văn nghiên cứu truyện ngắn Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể loại được tập hợp trong truyện ngắn Bảo Ninh do Nxb Công an ấn hành năm 2002. Bao gồm những truyện ngắn : Mây trắng còn bay Trại bảy chú lùn, Bí ẩn của làn nước, Ngôi sao vô danh, Bên lề cuộc tấn công, Thời tiết của kí ức, Khắc dấu mạn thuyền, Ba lẻ một… Các truyện ngắn in trong tập truyện Lan man trong lúc kẹt xe, năm 2008. 6 Ngoài ra còn có tập truyện mới nhất của Bảo Ninh: Chuyện xưa kết đi, được chưa ? được ấn hành năm 2009 . 4.2. Đối chiếu so sánh với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của cùng tác giả ở những vấn đề liên quan, đối sánh với truyện ngắn của một số tác giả khác như Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái,… 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống giúp cho việc nghiên cứu truyện ngắn Bảo Ninh hiện lên trong tính chỉnh thể chứ không phải là những phân tích đơn lẻ về các tác phẩm đơn lẻ. Việc sử dụng phương pháp hệ thống còn giúp ta nhìn thấy sự vận động của ngòi bút Bảo Ninh và sự vận động của truyện ngắn Việt Nam mấy chục năm qua. 5.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Phương pháp nghiên cứu theo hướng thi pháp học giúp người đọc tìm hiểu tác phẩm của Bảo Ninh từ phương diện hình thức, nhận diện những đóng góp, sáng tạo của nhà văn về mặt quan niệm nghệ thuật, tổ chức cấu trúc tự sự, giọng điệu, ngôn ngữ. 5.3. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được vận dụng để so sánh truyện ngắn Bảo Ninh với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh ; so sánh truyện ngắn Bảo Ninh với truyện ngắn của các tác giả khác nhằm thấy được sự độc đáo của truyện ngắn Bảo Ninh. 6. Dự kiến đóng góp của đề tài Luận văn đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu truyện ngắn Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể loại một cách hệ thống trong sự đối chiếu so sánh với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của cùng tác giả và truyện ngắn của một số tác giả khác 7 để từ đó khẳng định thành tựu truyện ngắn Bảo Ninh, làm rõ xu thế cách tân nghệ thuật tự sự trong văn học Việt Nam hiện đại. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn được triển khai qua 3 chương : Chương 1: Truyện ngắn Bảo Ninh trong thể loại truyện ngắn Việt Nam đương đại. Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Bảo Ninh Chương 3: Tổ chức trần thuật trong truyện ngắn của Bảo Ninh 8 NỘI DUNG Chương 1: Truyện ngắn Bảo Ninh trong thể loại truyện ngắn việt Nam đương đại 1.1. Giới thuyết chung về truyện ngắn Ở phương Tây, thể loại truyện ngắn ra đời tương đối muộn so với các thể loại khác, nó xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỷ XIX, phát triển lên đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hào E.T.A. Hoffmann và Anton Chekhov, sau đó trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỷ XX. Tên gọi truyện ngắn đã thể hiện khá rõ diện mạo của nó : truyện ngắn thì tất nhiên là phải ngắn! Không cần phải dùng lối chiết tự hoặc tìm tra cái ngữ nghĩa xa xưa của thuật ngữ “truyện ngắn” mà nhìn vào phương thức tồn tại và cái hình hài ngắn gọn đến ngạc nhiên của những truyện ngắn kiểu mẫu của các bậc thầy, sẽ có ngay được ý niệm cơ bản khá chính xác về truyện ngắn : đó là một kỳ quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức gợi lớn. Đã có rất nhiều định nghĩa về truyện ngắn do các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề xuất. Theo các nhà biên soạn sách Lí luận Văn học, là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, “Truyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ con người hay đời sống tâm hồn con người” [60;397]. Từ điển thuật ngữ văn học thì cho rằng: “Khác với tiểu thuyết, là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng đến việc khắc họa một hình tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người” [32,371]. 9 Các nhà văn từng sáng tác truyện ngắn đã có những suy nghĩ về truyện ngắn khác nhau. Đáng chú ý là lời bàn luận của Konstantin Paustovski: “Truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì bình thường, và cái gì bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường” [34,129]. Qua việc tìm hiểu một số quan niệm về truyện ngắn của các nhà văn trong và ngoài nước, chúng ta nhận thấy truyện ngắn là một thể tài mà hình thức nhỏ nhưng không có nghĩa là nội dung không lớn lao. Được sinh ra từ những câu chuyện kể hằng ngày rất tự nhiên, truyện ngắn hình thành và phát triển vượt bậc với sức mạnh dẻo dai phi thường qua sự sáng tạo của nhiều thế hệ nhà văn. Đến nay truyện ngắn đã khẳng định vị trí của mình trong hệ thống thể loại tự sự của văn học thế giới. Ở Việt Nam, truyện ngắn Sống chết mặc bay! của Phạm Duy Tốn được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối tây phương của văn học Việt Nam. Sau truyện ngắn này, Phạm Duy Tốn không viết truyện ngắn nữa nhưng trên văn đàn văn học Việt Nam hiện đại đã xuất hiện nhiều nhà văn có tài và "có duyên” với thể loại văn học mới mẻ này như: Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, v.v… Sau giai đoạn “buổi đầu” với nhiều thành tựu đáng ghi nhận, truyện ngắn Việt Nam có bước phát triển mới trong giai đoạn 1945 – 1975, phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau 1975, cùng sự vận động đổi mới của các thể tài khác, truyện ngắn đã có bước chuyển mình lớn lao. Các nhà văn lúc này đã dũng cảm nhìn vào sự thật, viết về sự thật. Truyện ngắn từ đó đã mở rộng biên độ phản ánh, có cái nhìn đa diện về hiện thực và con người nên đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. 10 1.2. Diện mạo và khuynh hướng truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới Vào những năm giữa của thập niên 80 thế kỷ trước, sau đại hội VI của Đảng, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Cùng với sự đổi mới về tư duy chính trị, tư duy kinh tế, quan niệm văn chương cũng đã có khác ít nhiều. Thời tiết chính trị là tiền đề cho sự xuất hiện một loạt tác phẩm viết theo phong cách “cởi trói”. Không đơn điệu, một chiều, dám đối mặt với thực tế đời sống, văn chương thực sự đã phản ánh đúng thực trạng tâm lý phức tạp của con người, qua đó can dự trực tiếp vào đời sống xã hội. Để thấy rõ được sự đổi mới của văn học Việt Nam nói chung, truyện ngắn nói riêng, việc nhìn lại nền văn học nước nhà trước 1975 là một việc làm cần thiết. Tính từ sau Cách mạng tháng Tám, được sáng tác dưới ánh sáng của lý tưởng cộng sản, trong dung môi của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, văn học Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. "Về đặc điểm loại hình, đó là nền văn học theo khuynh hướng sử thi, được thể hiện trong sự thống nhất trên quan điểm sử thi" [40,135]. Nền văn học sử thi của ba mươi năm ấy có những đóng góp riêng cho tiến trình văn học dân tộc. Nền văn học 1945-1975 là sự kết tinh chín muồi của lý tưởng thẩm mĩ, rung cảm nghệ thuật về cái cao cả, phi thường. Cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ đã tiếp nguồn cảm xúc, tác động mạnh đến thế giới tinh thần của người sáng tác. Văn học thể hiện tinh thần, khí phách cách mạng mà ở đó một thế hệ nhà văn "vừa là chiến sĩ, vừa là nghệ sĩ". Tròn 30 năm chiến tranh (1945-1975), hình tượng chiến tranh và người lính đã trở thành hình tượng trung tâm xuyên suốt quá trình vận động của nền văn học ấy. Bên cạnh những yếu tố tích cực, yếu tố tiêu cực vẫn tồn tại, chi phối mạnh mẽ bước đi của văn học thời kỳ này. Là một nền văn học [...]... con người Truyện ngắn Bảo Ninh còn thể hiện những thủ pháp của văn học hiện đại như sự dịch chuyển, gấp bội điểm nhìn, nhân vật của Bảo Ninh đem đến sự độc đáo qua những đặc điểm ngoại hình hay nội tâm được miêu tả đặc sắc Bên cạnh đó vốn ngôn từ đặc trưng và một giọng điệu trần thuật đặc sắc cũng đem lại sự thành công cho truyện ngắn Bảo Ninh Như vậy với những tập truyện đã ra đời, Bảo Ninh không... tranh và sau chiến tranh 1.3.1 Chiến tranh từ cái nhìn hậu chiến Chiến tranh trong truyện ngắn Bảo Ninh chủ yếu được nhìn từ cái nhìn hậu chiến Trong Truyện ngắn Bảo Ninh do Nxb Công an Nhân dân ấn hành năm 2002 có tất thảy là 16 truyện ngắn thì có đến 13 truyện viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ: Trại "Bảy chú lùn", Ba lẻ một, Bên lề cuộc tấn công, Lá thư từ Quý Sửu, Bí ẩn của làn nước, Ngôi sao vô... điều mà Bảo Ninh mong muốn thể hiện Tóm lại, tìm hiểu về quan niệm nghệ thuật về con người của Bảo Ninh sẽ giúp chúng ta có cơ sở đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, tìm hiểu những cách tân, khám phá của Bảo Ninh về mặt thi pháp thể loại 33 Chương 2 : Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh 2.1 Những vấn đề chung về nhân vật “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con đường miêu tả, thể hiện... và truyện ngắn, Bảo Ninh có thể coi là một cây bút tiêu biểu Bảo Ninh nhìn về chiến tranh không phải ở mặt trước của tấm huân chương mà là một cuộc chiến đầy đau thương và mất mát Trước đây, với tiểu thuyết đầu tay, Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã cho chúng ta gặp một cuộc chiến đầy đớn đau, khắc khoải qua những trang hồi ức của người lính mang trong mình vết thương chiến tranh Nay trong truyện ngắn. .. để thấy rằng Bảo Ninh nhìn nhận cuộc chiến hầu hết là từ hơn hai mươi sau Tác giả đã cố gắng thoát ra khỏi khuôn khổ sáo mòn của đề tài chiến tranh Nhìn từ hậu chiến, cuộc sống chiến tranh trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Bảo Ninh hầu hết được hiện lên dưới góc độ của nỗi buồn Toàn bộ tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh như chính tên gọi của mình tràn ngập cảm giác buồn đau Dưới cái nhìn hồi ức của... điểm cuối cùng Sáu truyện ngắn còn lại viết về đề tài khác trong cuộc sống hiện tại trong chiến tranh Trong 22 truyện ngắn viết về chiến tranh đó chỉ có ba truyện được kể ở thời điểm hiện tại: La- mác-xâye, Ngàn năm mây trắng, Kì ngộ còn lại là truyện xen lẫn giữa quá khứ và hiện tại Trong tập truyện mới nhất Chuyện xưa kết đi, được chưa ? gồm 14 truyện ngắn, trong đó có 7 truyện ngắn được biết đến... Ninh, con người cũng được nhìn nhận qua góc nhìn cá nhân với những bi kịch của cuộc sống đời thường Ở đó, không còn những tấm gương anh hùng được khai thác chủ yếu ở mặt công dân – nghĩa vụ với tổ quốc Con người trong truyện ngắn Bảo Ninh hiện lên với tất cả mọi tính cách tốt, xấu, mọi éo le, bi kịch,…thường ngày Có thể nhìn thấy sự đổi thay này chính là một cách tân của Bảo Ninh trong văn học Việt Nam... Mộc, trong truyện ngắn Bảo Ninh những phẩm chất anh hùng của nhiều người khác cũng được khai thác Đó là hình ảnh của khẩu đội cao xạ trong truyện ngắn Bên lề cuộc tấn công, ở đó có những người lính sáng ngời phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ Họ vẫn sẵn sàng cứu bất cứ ai, họ đã hy sinh khi chưa bước vào cuộc tấn công Những con người mang vẻ đẹp cách mạng của một thời sống dậy trong truyện ngắn Bảo Ninh, dù... trong lịch sử văn học sử dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ biến Vẫn là con người 17 đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới cũng tạo thành sáng tác văn học mới Xem xét quan niệm nghệ thuật của Bảo Ninh có thể thấy nhà văn đã thể hiện cách nhìn nhận, khám phá đời sống chiến tranh từ cái nhìn hậu chiến, qua đó góp phần khắc họa nỗi cô... đó thể hiện rất rõ phong cách nhà văn, đồng thời thông qua nhân vật có thể tìm hiểu quan niệm của nhà văn về hiện thực đời sống đã được khái quát Đến với truyện ngắn Bảo Ninh, nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng, nhân vật là linh hồn của mỗi tác phẩm, là người phát ngôn cho tư tưởng nhà văn, thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả Việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Bảo . nào thể hiện cái nhìn tổng quát, toàn diện, có hệ thống , trong việc nghiên cứu truyện ngắn Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể loại. Vì thế, nghiên cứu truyện ngắn Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể loại. việc làm cần thi t. 3. Mục đích yêu cầu của đề tài 3.1. Tiếp cận truyện ngắn của Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể loại 3.2. So sánh thi pháp truyện ngắn Bảo Ninh với tác giả khác 3.3. Từ việc giải. 4.1. Luận văn nghiên cứu truyện ngắn Bảo Ninh nhìn từ thi pháp thể loại được tập hợp trong truyện ngắn Bảo Ninh do Nxb Công an ấn hành năm 2002. Bao gồm những truyện ngắn : Mây trắng còn bay

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN