Vấn đề chính sách đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ Tiếng Anh ở nước ta hiện nay (tt)Vấn đề chính sách đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ Tiếng Anh ở nước ta hiện nay (tt)Vấn đề chính sách đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ Tiếng Anh ở nước ta hiện nay (tt)Vấn đề chính sách đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ Tiếng Anh ở nước ta hiện nay (tt)Vấn đề chính sách đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ Tiếng Anh ở nước ta hiện nay (tt)Vấn đề chính sách đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ Tiếng Anh ở nước ta hiện nay (tt)Vấn đề chính sách đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ Tiếng Anh ở nước ta hiện nay (tt)Vấn đề chính sách đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ Tiếng Anh ở nước ta hiện nay (tt)Vấn đề chính sách đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ Tiếng Anh ở nước ta hiện nay (tt)Vấn đề chính sách đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ Tiếng Anh ở nước ta hiện nay (tt)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VÕ ANH TRƯỜNG
“VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGOẠI NGỮ - TIẾNG ANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY”
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Khắc Bình
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội ……… giờ …… ngày …… Tháng …… năm…
Có tể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quan điểm của Đảng ta về phát triển nguồn nhân lực có bước phát triển qua các thời kỳ Đại hội và ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ năm 1991, Đảng ta đã chỉ rõ con người chính là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực, quyết định sự hưng thịnh của đất nước Đảng ta luôn đưa ra những chiến lược phát triển con người và khẳng định sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực
nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của sự phát triển đất nước
Căn cứ những thực tế đó, Đảng và Chính Phủ đã có nhiều chính sách để nhằm phát triển chất lượng hoạt động Đào tạo Ngoại ngữ - Tiếng Anh (TA) tại Việt Nam Theo đó tại Quyết định số 1400/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về việc phê duyệt Đề án
"Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2008 – 2020" Đề án đã được ban hành và thực hiện trong gần 10 năm, phần nào đã cải thiện được chất lượng giảng dạy và trình độ ngoại ngữ - TA cho rất nhiều giáo viên, sinh viên, học sinh và rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước Tuy nhiên kết thúc hơn phân nửa thời gian thực hiện, Đề án cũng đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, sai sót trong việc đặt vấn đề, mục tiêu, cách thức thực hiện, nguồn lực và giám sát việc thực hiện Đề án Những vấn đề bất cập
đó đã được nêu ra trong các Kết luận của Bộ Giáo dục, Hội thảo khoa học chuyên đề và mới đây trong buổi Chất vấn của Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ đã thừa nhận không thực hiện được các mục tiêu của Đề án vào năm 2020 Theo giải thích của Bộ trưởng và các chuyên gia về giáo dục là trong quá
Trang 4trình hoạch định Đề án và thực hiện Đề án đã có nhiều thiếu sót Đặc biệt là trong quá trình xác định vấn đề, đặt mục tiêu của Đề án quá cao, vượt quá tầm điều kiện giáo dục Việt Nam, kèm theo đó là nhiều mục tiêu mơ hồ, thiếu cơ sở khoa học và kiểm chứng để có thể đánh giá sự thành công hay thất bại của Đề án
Từ những lý do cấp thiết nêu trên, Học viện mạnh dạn chọn
đề tài “Vấn đề chính sách đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ - Tiếng Anh ở nước ta hiện nay” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp
chương trình thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công với mong muốn góp phần nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ - Tiếng Anh ở nước ta
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thực tế, có rất ít các nhà khoa học nghiên cứu đề tài này dưới góc nhìn Khoa học Chính sách Tuy nhiên, xét trên những góc độ về “Khoa học chính sách”, “Đào tạo Ngoại ngữ”, nhiều nhà khoa học đã có được những đề tài sau:
Đào Hồng Thu (1996) - “Dạy và học ngoại ngữ ở môi trường không chuyên ngữ”, Tạp chí khoa học và công nghệ 4
trường đại học, số 12
Trần Mai Ước (2016) - “Giáo dục Việt Nam với xu thế toàn cầu hoá”, Đại học Ngân hàng Tp HCM
Văn Tất Thu (2012) - “Yêu cầu nâng cao chất lượng trình
độ, năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế” - Kỷ yếu
hội thảo khoa học “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tổ chức 8/2012 tại Hà Nội;
Trang 5Văn Tất Thu (2017) - “Vấn đề Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước – Chuyên
mục Nghiên cứu, trao đổi;
Văn Tất Thu (2016) - “Năng lực thực hiện chính sách công
- những vấn đề lý luận và thực tiễn” - Tạp chí Tổ chức Nhà Nước;
Tuy nhiên, như tác giả đã đề cập phía trên Hiện nay, chưa
có đề tài nghiên cứu vấn đề Đào tạo ngoại ngữ - Tiếng Anh dưới góc nhìn Khoa học Chính sách
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện chính sách đào tạo Ngoại ngữ-Tiếng Anh và khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đào tạo Ngoại ngữ-Tiếng Anh hiện nay để đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện chính sách đào tạo Ngoại ngữ - Tiếng Anh tại Việt Nam trong những năm tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện chính sách đào tạo Ngoại ngữ - Tiếng Anh
- Đánh giá việc tổ chức thực hiện các chính sách đào tạo Ngoại ngữ - Tiếng Anh tại Việt Nam
- Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện chính sách đào tạo Ngoại ngữ-Tiếng Anh ở Việt Nam trong giai đoạn mới của đất nước
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp tổ chức thực hiện chính sách đào tạo Ngoại ngữ - Tiếng Anh tại Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trang 6- Về nội dung: Nghiên cứu tổ chức thực hiện chính sách đào tạo Ngoại ngữ - Tiếng Anh tại Việt Nam
- Về thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2016
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng con người mới, nguồn nhân lực chất lượng cao và hội nhập quốc tế Để thực hiện đề tài, tác giả thu thập số liệu, tham khảo các tài liệu, sách khoa học chuyên khảo, tạp chí khoa học và chuyên ngành, những luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu trong nước về lĩnh vực quản lý nhà nước và tài liệu trên mạng internet Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn…
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề chính sách đào tạo Ngoại ngữ - Tiếng Anh tại Việt Nam và ảnh hưởng của chính sách này đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xác định đúng thực trạng, những vấn đề còn tồn tại của chính sách hiện hành, xác định nguyên nhân của những vấn đề này Từ kết quả nghiên cứu, làm sáng tỏ vấn đề của chính sách đào tạo Ngoại ngữ - Tiếng Anh, minh chứng các học thuyết liên quan đến chính sách công, từ đó hình thành các tiến trình đề xuất giải pháp để hoàn thiện chính sách
7 Cơ cấu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 03 phần chương:
Trang 7Chương 1: LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGOẠI NGỮ - TIẾNG ANH
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGOẠI NGỮ - TIẾNG ANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Chương 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGOẠI NGỮ - TIẾNG ANH TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI
Trang 81.1.2 Khái niệm tổ chức thực hiện chính sách công:
Tổ chức thực hiện chính sách là một khâu hợp thành chu trình chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hoá ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực Tổ chức thực hiện chính sách có vị trí đặc biệt quan trọng, là bước hiện thực hoá chính sách vào đời sống
xã hội
1.1.3 Khái niệm Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thông qua những khả năng về thể lực, trí lực và tâm lực của người lao động
1.1.4 Một số khái niệm chuyên môn Ngoại ngữ - Tiếng Anh:
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau
đây gọi là Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, viết tắt: KNLNNVN) áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, các
Trang 9cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo
dục quốc dân
VSTEP là từ viết tắt của tiếng Anh Vietnamese Standardized
Test of English Proficiency là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ (NLNN) 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương với trình độ A1, A2, B1, B2, C1,C2)
CEFR là một cách để mô tả khả năng nói và hiểu một ngoại
ngữ của bạn Có một vài khung tham chiếu với mục đích tương tự bao gồm Quy Tắc Thành Thạo của Hội đồng Giảng dạy Ngoại ngữ Hoa Kỳ (ACTFL), Tiêu Chuẩn Ngôn Ngữ Canada (CLB), và thang đánh giá của Hội Bàn Tròn Các Tổ Chức Ngôn Ngữ (ILR) CEFR
không gắn với bất kỳ bài kiểm tra ngôn ngữ cụ thể nào
IELTS là viết tắt của từ International English Language Testing System (tạm dịch: Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế)
được sáng lấp bởi 3 tổ chức ESOL thuộc Đại học Cambridge, Hội đồng Anh và tổ chức giáo dục IDP (Úc) vào năm 1989
1.2 Vị trí và vai trò của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ
- Tiếng Anh đối với việc phát triển nguồn nhân lực cao và hội nhập kinh tế thế giới
Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Tiếng Anh được xem
là ngôn ngữ sử dụng phổ biến nhất thế giới khi mà có gần 60 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, bên cạnh tiếng mẹ đẻ và gần 100 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai Vì vậy, ngoại ngữ này có vai trò rất quan trọng trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa hiện nay Mối quan hệ của con người cũng như sự hợp tác, đầu tư trong bất kỳ lĩnh vực nào từ kinh doanh, thương mại, giao thông, công nghệ, truyền thông, du lịch…đến những cơ hội trong học
Trang 10tập, làm việc, mở rộng các mối quan hệ để hợp tác đều không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà còn mở rộng ra các nước khác trên thế giới Tiếng Anh chính là một trong những công cụ hữu hiệu, đóng vai trò
to lớn trong việc giúp bạn bè năm châu hiểu được tiếng nói của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế
1.3 Quan điểm của Đảng về Đổi mới Giáo dục và Xây dựng con người phát triển toàn diện
Điểm mới trong quan điểm của Đại hội Đảng XII về giáo dục đào tạo chủ yếu thể hiện ở các giải pháp cụ thể phát triển giáo dục, đào tạo được nêu trong Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020, trong
đó có một số điểm mới cần lưu ý
Một là, Nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Báo cáo
chỉ rõ, cần: "Đổi mới khung chương trình, quan tâm hơn đến yêu cầu tăng cường kỹ năng sống, giảm tải nội dung trong các bậc học phổ thông; nâng cao kiến thức chuyên sâu và tác phong công nghiệp trong đào tạo nghề; phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu
ở bậc đại học"
Hai là, đối với giáo dục đại học, cần: "Phát triển giáo dục đại học theo hướng hình thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở đại học định hướng thực hành"
Ba là, đối với chính sách về giáo dục, Báo cáo khẳng định
"Phát triển hợp lý và bảo đảm bình đẳng giữa giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập Ngân sách nhà nước bảo đảm cho giáo dục phổ cập; tiếp tục kiên cố hóa trường, lớp học công lập Khuyến khích
Trang 11xã hội hóa đầu tư phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo Thí điểm chuyển mô hình trường công lập sang cơ sở giáo dục do cộng đồng, doanh nghiệp quản lý và đầu
tư phát triển Đẩy mạnh dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp"
1.4 Tổ chức thực hiện Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đến năm 2020
Ngày 30 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Quyết định số 1400/QĐ – TTg về phê duyệt Đề
án “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục Quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”
ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN:
- Giáo viên các môn – đặc biệt giáo viên Ngoại ngữ - TA, học sinh, cán bộ viên chức quản lý giáo dục trong hệ thống giáo dục phổ thông các cấp Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông
- Giảng viên, sinh viên các trường thuộc hệ thống đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, dạy nghề
- Học viên các khoá Đào tạo Sau Đại học, chuyên gia nghiên cứu,…
Nội dung chính của đề án gồm 3 phần:
Trang 12thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
c) Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục đại học (cả các cơ sở đào tạo chuyên ngữ và không chuyên ngữ) cho khoảng 10% số lượng sinh viên cao đẳng, đại học vào năm học 2010 - 2011; 60% vào năm học 2015 - 2016 và 100% vào năm 2019 - 2020;
d) Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong chương trình giáo dục thường xuyên với nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với các cấp học, trình độ đào tạo góp phần tích cực vào công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực, đội ngũ cán
bộ, viên chức; thực hiện đa dạng hóa các hình thức học tập, đáp ứng nhu cầu người học
Phấn đấu có 5% số cán bộ, công chức, viên chức trong các
cơ quan nhà nước có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên vào năm 2015
và đạt 30% vào năm 2020
Trang 13NHIỆM VỤ
1 Quy định môn ngoại ngữ được dạy và học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác
2 Xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất, chi tiết gồm 6 bậc, tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng để làm căn cứ biên soạn chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và xây dựng tiêu chí đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học
3 Xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học đạt trình độ bậc 2 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo KNLNN
4 Triển khai đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục chuyên nghiệp (trung cấp và dạy nghề) với mức trình độ tối thiểu đạt được bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trường nghề
và bậc 3 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp
5 Triển khai đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục đại học Nội dung chương trình đào tạo ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục đại học có thể áp dụng cho hai nhóm đối tượng chính: một nhóm dành cho các đối tượng người học đã học ngoại ngữ theo chương trình 7 năm ở phổ thông và một nhóm dành cho các đối tượng người học đã học theo chương trình ngoại ngữ 10 năm ở phổ thông
Trang 146 Thực hiện đổi mới chương trình đào tạo ngoại ngữ đối với giáo dục thường xuyên
7 Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngoại ngữ; xây dựng các dữ liệu ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo môn ngoại ngữ; nâng cao hiệu quả công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo các môn ngoại ngữ
số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo
3 Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách chế độ cần thiết, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy, học tập ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
4 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ
5 Tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ
6 Xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, tạo động cơ học tập ngoại ngữ của thế hệ trẻ Việt Nam
Kết luận chương 1