1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

44 531 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 413 KB

Nội dung

Đô thị hóa là một tiến trình tất yếu và gắn liền với sự phát triển kinh tế, là một trong những nhiệm vụ chính của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần nâng cao thu nhập quốc dân, tăng chất lượng cuộc sống nhân dân, đẩy nhanh sự phát triển. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, đô thị hóa cũng làm nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp: các vấn đề về nhà ở, tắc nghẽn giao thông, cung cấp các dịch vụ xã hội ngày càng trở nên bức thiết, đòi hỏi phải có sự quản lý đồng bộ, có hiệu quả. Một trong những vấn đề cần quan tâm giải quyết trong quá trình đô thị hoá là quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch. Trong quản lý xây dựng đô thị thì yêu cầu quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật, loại trừ hiện tượng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi là một vấn đề cự kỳ quan trọng hiện nay ở đô thị nước ta nói chung và thành phố Thanh Hóa nói riêng. Một trong những công cụ để quản lý trật tự xây dựng đô thị là cấp giấy phép xây dựng. Thực tế đã chứng minh nếu trình tự thủ tục cấp phép khoa học và có tính thực tiễn cao thì sẽ được tuân thủ nghiêm minh hơn góp phần quản lý trật tự xây dựng nói riêng và công tác quản lý đô thị nói chung tốt hơn. Nếu việc cấp phép xây dựng được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong thực tế thì việc thực thi pháp luật và lập lại kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị sẽ nhanh chóng vào nề nếp góp phần xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Khoảng thời gian hơn 3 tháng thực tập ở Phòng Quản lý đô thị, UBND thành phố Thanh Hóa, em đã được học hỏi các vấn đề liên quan đến công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên lý thuyết thể hiện bằng các văn bản của Nhà nước, quan sát thực tế cán bộ xây dựng xử lý hồ sơ xin cấp phép. Qua đó, em đã hiểu rõ hơn về sự cần thiết, tính chất khoa học và những bất cập khó khăn trong công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố. Vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “ Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Trang Nhung LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hóa là một tiến trình tất yếu gắn liền với sự phát triển kinh tế, là một trong những nhiệm vụ chính của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần nâng cao thu nhập quốc dân, tăng chất lượng cuộc sống nhân dân, đẩy nhanh sự phát triển. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, đô thị hóa cũng làm nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp: các vấn đề về nhà ở, tắc nghẽn giao thông, cung cấp các dịch vụ xã hội ngày càng trở nên bức thiết, đòi hỏi phải có sự quản lý đồng bộ, có hiệu quả. Một trong những vấn đề cần quan tâm giải quyết trong quá trình đô thị hoá là quy hoạch quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch. Trong quản lý xây dựng đô thị thì yêu cầu quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch pháp luật, loại trừ hiện tượng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi là một vấn đề cự kỳ quan trọng hiện nay ở đô thị nước ta nói chung thành phố Thanh Hóa nói riêng. Một trong những công cụ để quản lý trật tự xây dựng đô thị là cấp giấy phép xây dựng. Thực tế đã chứng minh nếu trình tự thủ tục cấp phép khoa học có tính thực tiễn cao thì sẽ được tuân thủ nghiêm minh hơn góp phần quản lý trật tự xây dựng nói riêng công tác quản lý đô thị nói chung tốt hơn. Nếu việc cấp phép xây dựng được thực thi nghiêm túc hiệu quả trong thực tế thì việc thực thi pháp luật lập lại kỷ cương trong xây dựng quản lý đô thị sẽ nhanh chóng vào nề nếp góp phần xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Khoảng thời gian hơn 3 tháng thực tập ở Phòng Quản lý đô thị, UBND thành phố Thanh Hóa, em đã được học hỏi các vấn đề liên quan đến công tác xét duyệt cấp phép xây dựng trên lý thuyết thể hiện bằng các văn bản của Nhà nước, quan sát thực tế cán bộ xây dựng xử lý hồ sơ xin cấp phép. Qua đó, em đã hiểu rõ hơn về sự cần thiết, tính chất khoa học những bất cập khó khăn trong công tác xét duyệt cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố. Vì vậy em đã quyết Lớp: Kinh tế quản lý đô thị 49 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Trang Nhung định chọn đề tài “ Đánh giá công tác xét duyệt cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 2. Phạm vi nghiên cứu ▪ Về mặt không gian: Toàn bộ phạm vi thành phố Thanh Hóa ▪ Về mặt thời gian: Các dữ liệu số liệu trải dài từ năm 2007 đến năm 2010 ▪ Nội dung nghiên cứu: Công tác xét duyệt cấp phép xây dựng 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của chuyên đề là tập trung nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng, các vấn đề tồn tại, nguyên nhân trong công tác xét duyệt cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa một vài năm trở lại lại đây. Từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt cấp phép xây dựng, đẩy mạnh tiến độ thực hiện công tác xét duyệt cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố, nhằm giúp các nhà quản lý đô thị có được cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng công tác cấp phép xây dựng để sớm có biện pháp tích cực khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong công tác này. 4. Phương pháp nghiên cứu ▪ Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này giúp thu thập thông tin, số liệu, thực trạng công tác xét duyệt cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Số liệu sử dụng trong chuyên đề chủ yếu được tổng hợp từ nhiều phòng ban trực thuộc UBND thành phố Thanh Hóa, đặc biệt là phòng Quản lý đô thị. ▪ Phương pháp tổng hợp, phân tích: Trên cơ sở các số liệu, thông tin thu thập được, từ đó tổng hợp lại để đưa ra những kết luận nhận định. Lớp: Kinh tế quản lý đô thị 49 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Trang Nhung 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề bao gồm 3 chương: ▪ Chương 1 : Cơ sở lý luận về công tác xét duyệt cấp phép xây dựng đô thị ▪ Chương 2: Thực trạng công tác xét duyệt cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ▪ Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa Lớp: Kinh tế quản lý đô thị 49 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Trang Nhung CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÉT DUYỆT CẤP PHÉP XÂY DỰNG ĐÔ THỊ I. Một số vấn đề về đô thị cấp phép xây dựng đô thị 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm đô thị Đô thị là một hình thức tồn tại của xã hội trong một phạm vi không gian cụ thể là một hình thức cư trú của con người. “Sự tồn tại của đô thị tự bản thân nó khác hẳn vấn đề đơn giản là xây dựng nhiều nhà cửa độc lập với nhau, ở đây cái tổng hợp, cái chung nhất không phải là con số cộng của những bộ phận cấu thành. Đó là một cơ thể sống riêng biệt theo kiểu của nó” ( Marx F. Enghels, quyển 46, phần I ) Khái niệm về đô thị có tính tương đối xuất phát từ sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế xã hội, đặc điểm văn hóa, hệ thống dân cư. Mỗi nước trên thế giới có quy định riêng tùy theo yêu cầu khả năng quản lý của mình. Song phần nhiều đều thống nhất lấy hai tiêu chuẩn cơ bản: ◊ Quy mô dân số: Trên 1000 người sống tập trung ◊ Cơ cấu lao động: Trên 60% lao động phi nông nghiệp ◊ Cơ sở hạ tầng bao gồm các yếu tố như đường sá, hệ thống cấp điện, cấp nước. Như vậy, đô thị là những nơi được nhà nước quy định là các thành phố, thị xã, thị trấn có số dân từ 2000 người trở lên trong đó trên 60% số dân phi nông nghiệp… Hiện nay, người ta có bổ xung thêm một tiêu chuẩn nữa là cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị: là đô thị, cơ thể hạ tầng có thể hoàn chỉnh, dồng bộ hoặc chưa hoàn chỉnh, chưa dồng bộ nhưng phải có một quy hoạch chung cho tương lai. Từ một vài quan niệm ở trên, trong điều kiện hiện nay, chúng ta có thể quan niệm “Đô thị là một hình thức cư trú văn minh của con người trong một không gian vật chất nhất định, ở đó dân cư tập trung với mật đô cao, lao động Lớp: Kinh tế quản lý đô thị 49 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Trang Nhung chủ yếu là phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng hiện đại, kinh tế - xã hội phát triển, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng hoặc cả nước” 1.2. Khái niệm về quy hoạch xây dựng đô thị Quy hoạch xây dựng đô thị là sự tổ chức, sắp xếp không gian đô thị sao cho sử dụng hợp lý các nguồn lực (không gian, kết cấu hạ tầng tài nguyên thiên nhiên), đảm bảo sự phát triển bền vững (về kinh tế, xã hội môi trường) của đô thị. Quy hoạch xây dựng đô thị được thực hiện thông qua các yêu cầu, quy định của Nhà nước đối với các hoạt động xây dựng các hoạt động khác của mọi chủ thể có liên quan đến việc sử dụng không gian, kết cấu hạ tầng đô thị tài nguyên khác (đất đai, khoáng sản, nguồn nước, du lịch, văn hóa,…) đã được xác định. Quy hoạch xây dựng đô thị được thể hiện dưới dạng các bản vẽ, các quy chế thường được xây dựng, ban hành để áp dụng trong một giai đoạn nhất định. Quy hoạch xây dựng đô thị gồm: ◘ Quy hoạch vùng: Quy hoạch xây dựng vùng được lập cho các vùng có chức năng tổng hợp hoặc chuyên ngành gồm vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, vùng công nghiệp, vùng đô thị lớn, vùng du lịch, nghỉ mát, vùng bảo vệ di sản cảnh quan thiên nhiên các vùng khác do người có thẩm quyền quyết định. ◘ Quy hoạch chung đô thị: Quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập cho các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị mới liên tỉnh, đô thị mới có quy mô dân số tương đ¬ương với đô thị loại 5 trở lên, các khu công nghệ cao khu kinh tế có chức năng đặc biệt. ◘ Quy hoạch chi tiết: Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập cho các khu chức năng trong đô thị các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu bảo tồn, di sản văn hoá, khu du lịch, nghỉ mát hoặc các khu khác đã được xác định; cải tạo chỉnh trang các khu hiện trạng của đô thị. Lớp: Kinh tế quản lý đô thị 49 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Trang Nhung II. Quản lý cấp phép xây dựng 1. Khái niệm quản lý cấp phép xây dựng 2. Mục đích yêu cầu của việc cấp phép xây dựng công trình ◘ Tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ( đối tượng xin giấy phép xây dựng ) thực hiện xây dựng các công trình nhanh chóng, thuận tiện. ◘ Đảm bảo quản lý việc xây dựng theo quy hoạch tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan; Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh các công trình kiến trúc có giá trị; Phát triển kiến trúc mới hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình. ◘ Làm căn cứ để kiểm tra, giám sát thi công, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu công trình xây dựng. 3. Đối tượng phải xin cấp phép xây dựng ◘ Các công trình xây dựng trước khi khởi công phải có giấy phép xây dựng (GPXD) theo quy định của Luật xây dựng, Nghi định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 trừ những công trình quy định tại diểm 2 mục này. ◊ Các công trình xây dựng trên các mặt bằng Tái định cư thuộc diện di chuyển giải phóng mặt bằng trước đây quy định là không phải cấp phép, nay quy định phải cấp phép, nếu đã có thiết kế đô thị được duyệt thì trước khi xây dựng phải được thỏa thuận thống nhất của thành phố. ◊ Các công trình thuộc mặt bằng 1/500 được chia lô bán nền đều phải cấp phép xây dựng. ◘ Những công trình dưới đây không phải xin giấy phép xây dựng: ◊ Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính. ◊ Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua khu đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch chung được duyệt, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ Lớp: Kinh tế quản lý đô thị 49 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Trang Nhung quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, trước khi khởi công xây dựng công trình chủ dầu tư phải gửi kết quả thẩm định thiết kế cơ sở cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng để theo dõi, quản lý. ◊ Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan Nhà nước có thảm quyền phê duyệt phải có thiết kế đô thị (đơn vị quản lý dự án phải thỏa thuận xây dựng về cốt nền, cốt tầng, chiều cao công trình với cơ quan quản lý nhà nước) ◊ Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực an toàn của công trình. ◊ Nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt. ◊ Các công trình trước khi thi công phải thông báo cho cấp quản lý biết theo quy định phải có báo cáo tiến độ giai đoạn phần móng, tầng 1, tầng 2… cho cơ quan quản lý biết. ◘ Về giấy phép xây dựng tạm: ◊ Việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoach xây dựng được duyệt công bố nhưng chưa thực hiện, chủ đầu tư có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ về quyền sử dụng đất nếu có nhu cầu xây dựng thì được cấp phép xây dựng tạm với quy mô công trình không quá 2 tầng (chiều cao công trình không quá 8m). ◊ Khi thực hiện giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí phá dỡ công trình, việc bồi thường áp dụng theo quy định hiện hành; riêng phần xây dựng tạm thì không được bồi thường. 3. Căn cứ để cấp phép xây dựng ◘ Hồ sơ xin cấp phép xây dựng Lớp: Kinh tế quản lý đô thị 49 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Trang Nhung ◘ Quy hoạch chi tiết được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; các văn bản thỏa thuận chuyên ngành của các cơ quan liên quan. ◘ Quy chuẩn tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm kiến trúc, quy hoạch xây dựng, vệ sinh môi trường, các văn bản pháp luật có liên quan. 4. Thủ tục, trình tự xét duyệt cấp phép xây dựng ◘ Tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép xây dựng ◊ Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép xây dựng, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định đã biết về hồ sơ xin cấp phép xây dựng. ◊ Khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải ghi giấy biên nhận, trong đó có hẹn ngày nhận kết quả. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản, một bản giao cho người xin cấp giấy phép xây dựng một bản lưu lại tại cơ quan cấp giấy phép xây dựng. ◊ Trường hợp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng chưa đầy đủ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn cho người xin cấp giấy phép xây dựng bổ xung hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn cấp giấy phép xây dựng. ◘ Nội dung giấy phép xây dựng Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1, Điều 64 Luật Xây dựng theo các mẫu sau: ◊ Giấy phép xây dựng đối với công trình nhà ở đô thị theo mẫu số 1, Phụ lục số 4 của Quy định này. ◊ Giấy phép xây dựng tạm theo mẫu số 2, Phụ lục số 4 của Quy định này. ◊ Giấy phép xây dựng đối với nhà ở nông thôn theo mẫu số 3, Phụ lục số 4 của Quy định này. ◊ Giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc dự án theo mẫu số 2, Phụ lục số 5 của Quy định này. ◘ Gia hạn giấy phép xây dựng Lớp: Kinh tế quản lý đô thị 49 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Trang Nhung ◊ Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựngcông trình chưa khởi công thì người xin cấp giấy phép xây dựng phải xin gia hạn giấy phép xây dựng. ◊ Hồ sơ gia hạn bao gồm: ♠ Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựngBản chính giấy phép xây dựng đã được cấp ◊ Thời gian xét cấp gia hạn giấy phép xây dựng chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. ◊ Cơ quan cấp giấy phép xây dựng cùng chính là cơ quan gia hạn giấy phép xây dựng. ◘ Điều chỉnh giấy phép xây dựng ◊ Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình khác với nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng công trình theo nội dung điều chỉnh. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng đảm bảo phù hợp quy hoạch xây dựng chịu trách nhiệm về nội dung cho phép điều chỉnh giấy phép xây dựng. Nội dung điều chỉnh giấy phép xây dựng được ghi bổ xung vào mục “gia hạn, điều chỉnh” trong giấy phép xây dựng đã được cấp cho chủ đầu tư. ◊ Hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm: ♠ Đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựngBản chính giấy phép xây dựng đã được cấpBản vẽ thiết kế điều chỉnh ◊ Thời hạn xét điều chỉnh giấy phép xây dựng chạm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lớp: Kinh tế quản lý đô thị 49 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Trang Nhung 5. Thẩm quyền phân công trách nhiệm trong việc giải quyết cấp giấy phép xây dựng 5.1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng ◘ Phải niêm yết công khai điều kiện, trình tự các thủ tục cấp GPXD theo quy định của pháp luật tại trụ sở cơ quan cấp GPXD. ◘ Cấp GPXD trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc đối với công trình xây dựng, không quá 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ, kể từ ngày nhận đủ hồ hợp lệ. ◘ Cung cấp bằng văn bản thông tin liên quan đến GPXD khi có yêu cầu của người xin cấp giấy phép xây dựng, thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. ◘ Khi cần làm rõ thông tin liên quan đến các cơ quan khác để phục vụ việc cấp GPXD mà không thuộc trách nhiệm của người xin cấp GPXD, thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan liên quan để làm rõ xử lý. Sau 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn xin ý kiến, các tổ chức, đơn vị được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những vấn đề do mình quản lý cho cơ quan cấp GPXD. Quá thời hạn trên nếu tổ chức được hỏi ý kiến không trả lời được coi như đồng ý tổ chức đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả xảy ra do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ; Cơ quan cấp GPXD tiếp tục xem xét giải quyết theo quy định. ◘ Người có thẩm quyền cấp GPXD, cùng cán bộ thụ lý hồ sơ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật bồi thường thiệt hại do việc cấp sai hoặc cấp chậm GPXD. ◘ Sau khi cấp GPXD phải tổ chức kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện xây dựng theo giấy phép đã được cấp. Cơ quan cấp GPXD có thẩm quyền đình chỉ xây dựng khi phát hiện có vi phạm yêu cầu người được cấp GPXD khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm. Trường hợp đã có quyết định đình chỉ xây dựng mà Lớp: Kinh tế quản lý đô thị 49 10 . luận về công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng đô thị ▪ Chương 2: Thực trạng công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ▪. hiệu quả công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng, đẩy mạnh tiến độ thực hiện công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố, nhằm

Ngày đăng: 23/07/2013, 16:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thực trạng sử dụng đất thành phố Thanh Hoá - Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
Bảng 1 Thực trạng sử dụng đất thành phố Thanh Hoá (Trang 15)
Qua thống kê ở Bảng 7, ta có thể thấy trong các năm từ 2007- 2009, hình thức  xử lý vi phạm chủ yếu tập trung vào việc phạt cảnh cáo và vận động chủ đầu tư tự - Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
ua thống kê ở Bảng 7, ta có thể thấy trong các năm từ 2007- 2009, hình thức xử lý vi phạm chủ yếu tập trung vào việc phạt cảnh cáo và vận động chủ đầu tư tự (Trang 28)
Bảng 10  :  Đánh giá tầm quan trọng của giấy phép xây dựng đối với  người dân - Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
Bảng 10 : Đánh giá tầm quan trọng của giấy phép xây dựng đối với người dân (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w