Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:ThS.Nguyễn Thị Thanh Huyền LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hóa là một tiến trình tất yếu và gắn liền với sự phát triển kinh tế, là một trong những nhiệm vụ chính của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần nâng cao thu nhập quốc dân, tăng chất lượng cuộc sống nhân dân, đẩy nhanh sự phát triển. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, đô thị hóa cũng làm nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp: các vấn đề về nhà ở, tắc nghẽn giao thông, cung cấp các dịch vụ xã hội ngày càng trở nên bức thiết, đòi hỏi phải có sự quản lý đồng bộ, có hiệu quả. Một trong những vấn đề cần quan tâm giải quyết trong quá trình đô thị hoá là quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch. Trong quản lý xây dựng đô thị thì yêu cầu quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật, loại trừ hiện tượng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi là một vấn đề cự kỳ quan trọng hiện nay ở đô thị nước ta nói chung và thành phố Thanh Hóa nói riêng. Một trong những công cụ để quản lý trật tự xây dựng đô thị là cấp giấy phép xây dựng. Thực tế đã chứng minh nếu trình tự thủ tục cấp phép khoa học và có tính thực tiễn cao thì sẽ được tuân thủ nghiêm minh hơn góp phần quản lý trật tự xây dựng nói riêng và công tác quản lý đô thị nói chung tốt hơn. Nếu việc cấp phép xây dựng được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong thực tế thì việc thực thi pháp luật và lập lại kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị sẽ nhanh chóng vào nề nếp góp phần xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Khoảng thời gian hơn 3 tháng thực tập ở Phòng Quản lý đô thị, UBND thành phố Thanh Hóa, em đã được học hỏi các vấn đề liên quan đến công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên lý thuyết thể hiện bằng các văn bản của Nhà nước, quan sát thực tế cán bộ xây dựng xử lý hồ sơ xin cấp phép. Qua đó, em đã hiểu rõ hơn về sự cần thiết, tính chất khoa học và những bất cập khó khăn trong công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố. Vì vậy em đã quyết SV:Đỗ Trang Nhung Lớp:Kinh Tế Quản Lý Đô Thị 49 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:ThS.Nguyễn Thị Thanh Huyền định chọn đề tài “ Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 2. Phạm vi nghiên cứu ▪ Về mặt không gian: Toàn bộ phạm vi thành phố Thanh Hóa ▪ Về mặt thời gian: Các dữ liệu và số liệu trải dài từ năm 2007 đến năm 2010 ▪ Nội dung nghiên cứu: Công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của chuyên đề là tập trung nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng, các vấn đề tồn tại, nguyên nhân trong công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa một vài năm trở lại lại đây. Từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng, đẩy mạnh tiến độ thực hiện công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố, nhằm giúp các nhà quản lý đô thị có được cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng công tác cấp phép xây dựng để sớm có biện pháp tích cực khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong công tác này. 4. Phương pháp nghiên cứu ▪ Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này giúp thu thập thông tin, số liệu, thực trạng công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Số liệu sử dụng trong chuyên đề chủ yếu được tổng hợp từ nhiều phòng ban trực thuộc UBND thành phố Thanh Hóa, đặc biệt là phòng Quản lý đô thị. ▪ Phương pháp tổng hợp, phân tích: Trên cơ sở các số liệu, thông tin thu thập được, từ đó tổng hợp lại để đưa ra những kết luận và nhận định. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề bao gồm 3 chương: SV:Đỗ Trang Nhung Lớp:Kinh Tế Quản Lý Đô Thị 49 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:ThS.Nguyễn Thị Thanh Huyền ▪ Chương 1 : Cơ sở lý luận về công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng đô thị ▪ Chương 2: Thực trạng công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ▪ Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa SV:Đỗ Trang Nhung Lớp:Kinh Tế Quản Lý Đô Thị 49 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:ThS.Nguyễn Thị Thanh Huyền CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÉT DUYỆT VÀ CẤP PHÉP XÂY DỰNG ĐÔ THỊ I. Một số vấn đề về đô thị và cấp phép xây dựng đô thị 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm đô thị Đô thị là một hình thức tồn tại của xã hội trong một phạm vi không gian cụ thể và là một hình thức cư trú của con người. “Sự tồn tại của đô thị tự bản thân nó khác hẳn vấn đề đơn giản là xây dựng nhiều nhà cửa độc lập với nhau, ở đây cái tổng hợp, cái chung nhất không phải là con số cộng của những bộ phận cấu thành. Đó là một cơ thể sống riêng biệt theo kiểu của nó” ( Marx và F. Enghels, quyển 46, phần I ) Trong toàn xã hội những khu vực không phải đô thị được coi là nông thôn. Để thấy rõ đặc điểm đô thị cần thiết phải so sánh nó với nông thôn và ngược lại. Đô thị với những đặc trưng cơ bản khác với nông thôn là: mật độ cư trú đông đúc, kinh tế phát triển hơn so với các khu vực xung quanh, các ngành nghề chủ yếu là thương mại, công nghiệp, dịch vụ. Về mặt ranh giới hành chính, đô thị là những thành phố, thị xã, thị trấn. Trên góc độ quản lý kinh tế - xã hội, Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật đô cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm kinh tế tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện. (Thông tư số 31/TTLD, ngày 20/11/1990 của liên Bộ Xây Dựng và Ban tổ chức cán bộ của chính phủ) Khái niệm về đô thị có tính tương đối xuất phát từ sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế xã hội, đặc điểm văn hóa, hệ thống dân cư. Mỗi nước trên thế giới có quy định riêng tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Song phần nhiều đều thống nhất lấy ba tiêu chuẩn cơ bản: SV:Đỗ Trang Nhung Lớp:Kinh Tế Quản Lý Đô Thị 49 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:ThS.Nguyễn Thị Thanh Huyền ◊ Quy mô dân số: Trên 1000 người sống tập trung ◊ Cơ cấu lao động: Trên 60% lao động phi nông nghiệp ◊ Cơ sở hạ tầng bao gồm các yếu tố như đường sá, hệ thống cấp điện, cấp nước… Như vậy, đô thị là những nơi được nhà nước quy định là các thành phố, thị xã, thị trấn có số dân từ 2000 người trở lên và trong đó trên 60% số dân phi nông nghiệp… Hiện nay, người ta có bổ xung thêm một tiêu chuẩn nữa là cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị: là đô thị, cơ thể hạ tầng có thể hoàn chỉnh, đồng bộ hoặc chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ nhưng phải có một quy hoạch chung cho tương lai. Từ một vài quan niệm ở trên, và trong điều kiện hiện nay, chúng ta có thể quan niệm “Đô thị là một hình thức cư trú văn minh của con người trong một không gian vật chất nhất định, ở đó dân cư tập trung với mật đô cao, lao động chủ yếu là phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng hiện đại, kinh tế - xã hội phát triển, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng hoặc cả nước” 1.2. Khái niệm về quy hoạch xây dựng đô thị Quy hoạch xây dựng đô thị là sự tổ chức, sắp xếp không gian đô thị sao cho sử dụng hợp lý các nguồn lực (không gian, kết cấu hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên), đảm bảo sự phát triển bền vững (về kinh tế, xã hội và môi trường) của đô thị. Quy hoạch xây dựng đô thị được thực hiện thông qua các yêu cầu, quy định của Nhà nước đối với các hoạt động xây dựng và các hoạt động khác của mọi chủ thể có liên quan đến việc sử dụng không gian, kết cấu hạ tầng đô thị và tài nguyên khác (đất đai, khoáng sản, nguồn nước, du lịch, văn hóa,…) đã được xác định. Quy hoạch xây dựng đô thị được thể hiện dưới dạng các bản vẽ, các quy chế và thường được xây dựng, ban hành để áp dụng trong một giai đoạn nhất định. Quy hoạch xây dựng đô thị gồm: ◘ Quy hoạch vùng: Quy hoạch xây dựng vùng được lập cho các vùng có chức năng tổng hợp hoặc chuyên ngành gồm vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh, vùng SV:Đỗ Trang Nhung Lớp:Kinh Tế Quản Lý Đô Thị 49 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:ThS.Nguyễn Thị Thanh Huyền tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, vùng công nghiệp, vùng đô thị lớn, vùng du lịch, nghỉ mát, vùng bảo vệ di sản cảnh quan thiên nhiên và các vùng khác do người có thẩm quyền quyết định. ◘ Quy hoạch chung đô thị: Quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập cho các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị mới liên tỉnh, đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 5 trở lên, các khu công nghệ cao và khu kinh tế có chức năng đặc biệt. ◘ Quy hoạch chi tiết: Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập cho các khu chức năng trong đô thị và các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu bảo tồn, di sản văn hoá, khu du lịch, nghỉ mát hoặc các khu khác đã được xác định; cải tạo chỉnh trang các khu hiện trạng của đô thị. 1.3. Giấy phép xây dựng và nội dung giấy phép xây dựng Giấy phép xây dựng là một văn bản pháp lý của Nhà nước chấp thuận một công trình (dự án) xây dựng đã đáp ứng đủ điều kiện về mặt kiến trúc, xây dựng kết cấu hạ tầng, an toàn v.v… theo luật định, và được phép khởi công xây dựng. Nội dung giấy phép xây dựng ( Theo quy định tại khoản 1, Điều 64 Luật Xây Dựng) ◘ Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm: ◊ Địa điểm, vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình ◊ Loại, cấp công trình ◊ Cốt xây dựng công trình ◊ Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng ◊ Bảo vệ môi trường và an toàn công trình ◊ Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp trong đô thị ngoài các nội dung quy định tại các Điểm a,b,c,d và e còn phải có nội dung về diện tích xây dựng tầng 1, tổng diện tích sàn xây dựng, số tầng, chiều cao tối đa toàn công trình SV:Đỗ Trang Nhung Lớp:Kinh Tế Quản Lý Đô Thị 49 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:ThS.Nguyễn Thị Thanh Huyền ◊ Những nội dung khác quy định đối với từng loại công trình ◊ Hiệu lực của giấy phép ◘ Mẫu giấy phép xây dựng: ◊ Giấy phép xây dựng đối với công trình và nhà ở đô thị theo mẫu số 1, Phụ lục số 4 của Quy định này. ◊ Giấy phép xây dựng tạm theo mẫu số 2, Phụ lục số 4 của Quy định này. ◊ Giấy phép xây dựng đối với nhà ở nông thôn theo mẫu số 3, Phụ lục số 4 của Quy định này. ◊ Giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc dự án theo mẫu số 2, Phụ lục số 5 của Quy định này. 2. Các văn bản pháp luật về công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng ◘ Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng. ◘ Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng. ◘ Thông tư số 13/2005/TT-BXD ngày 05/8/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng. ◘ Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng. ◘ Quyết định số 31/2006/QĐ-BXD ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng quyết định triển khai thủ tục hành chính. ◘ Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 Nghị định 112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ. SV:Đỗ Trang Nhung Lớp:Kinh Tế Quản Lý Đô Thị 49 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:ThS.Nguyễn Thị Thanh Huyền ◘ Chỉ thị số 02/2007/CT-BXD ngày 07/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc đẩy mạnh công tác cấp giấy phép xây dựng và tăng cường quản lý trật tự xây dựng. ◘ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ xung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. II. Quản lý cấp phép xây dựng 1. Mục đích yêu cầu của việc cấp phép xây dựng công trình ◘ Tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ( đối tượng xin giấy phép xây dựng ) thực hiện xây dựng các công trình nhanh chóng, thuận tiện. ◘ Đảm bảo quản lý việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan; Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình kiến trúc có giá trị; Phát triển kiến trúc mới hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc và sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình. ◘ Làm căn cứ để kiểm tra, giám sát thi công, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công và đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu công trình xây dựng. 2. Đối tượng phải xin cấp phép xây dựng ◘ Các công trình xây dựng trước khi khởi công phải có giấy phép xây dựng (GPXD) theo quy định của Luật xây dựng, Nghi định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 trừ những công trình quy định tại diểm 2 mục này. ◊ Các công trình xây dựng trên các mặt bằng Tái định cư thuộc diện di chuyển giải phóng mặt bằng trước đây quy định là không phải cấp phép, nay quy định phải cấp phép, nếu đã có thiết kế đô thị được duyệt thì trước khi xây dựng phải được thỏa thuận thống nhất của thành phố. SV:Đỗ Trang Nhung Lớp:Kinh Tế Quản Lý Đô Thị 49 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:ThS.Nguyễn Thị Thanh Huyền ◊ Các công trình thuộc mặt bằng 1/500 được chia lô bán nền đều phải cấp phép xây dựng. ◘ Những công trình dưới đây không phải xin giấy phép xây dựng: ◊ Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính. ◊ Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua khu đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch chung được duyệt, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, trước khi khởi công xây dựng công trình chủ dầu tư phải gửi kết quả thẩm định thiết kế cơ sở cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng để theo dõi, quản lý. ◊ Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan Nhà nước có thảm quyền phê duyệt và phải có thiết kế đô thị (đơn vị quản lý dự án phải thỏa thuận xây dựng về cốt nền, cốt tầng, chiều cao công trình với cơ quan quản lý nhà nước) ◊ Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình. ◊ Nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt. ◊ Các công trình trước khi thi công phải thông báo cho cấp quản lý biết theo quy định phải có báo cáo tiến độ giai đoạn phần móng, tầng 1, tầng 2… cho cơ quan quản lý biết. ◘ Về giấy phép xây dựng tạm: ◊ Việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện, chủ đầu tư có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ về quyền sử dụng đất nếu có nhu cầu xây dựng thì được cấp phép xây dựng tạm với quy mô công trình không quá 2 tầng (chiều cao công trình không quá 8m). SV:Đỗ Trang Nhung Lớp:Kinh Tế Quản Lý Đô Thị 49 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:ThS.Nguyễn Thị Thanh Huyền ◊ Khi thực hiện giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí phá dỡ công trình, việc bồi thường áp dụng theo quy định hiện hành; riêng phần xây dựng tạm thì không được bồi thường. 3. Căn cứ để cấp phép xây dựng ◘ Hồ sơ xin cấp phép xây dựng ◘ Quy hoạch chi tiết được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; các văn bản thỏa thuận chuyên ngành của các cơ quan liên quan. ◘ Quy chuẩn tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm kiến trúc, quy hoạch xây dựng, vệ sinh môi trường, và các văn bản pháp luật có liên quan. 4. Thủ tục, trình tự xét duyệt và cấp phép xây dựng ◘ Tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép xây dựng ◊ Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép xây dựng, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định đã biết về hồ sơ xin cấp phép xây dựng. ◊ Khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải ghi giấy biên nhận, trong đó có hẹn ngày nhận kết quả. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản, một bản giao cho người xin cấp giấy phép xây dựng và một bản lưu lại tại cơ quan cấp giấy phép xây dựng. ◊ Trường hợp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng chưa đầy đủ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn cho người xin cấp giấy phép xây dựng bổ xung hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn cấp giấy phép xây dựng. ◘ Nội dung giấy phép xây dựng Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1, Điều 64 Luật Xây dựng và theo các mẫu sau: ◊ Giấy phép xây dựng đối với công trình và nhà ở đô thị theo mẫu số 1, Phụ lục số 4 của Quy định này. SV:Đỗ Trang Nhung Lớp:Kinh Tế Quản Lý Đô Thị 49