II. Các giải pháp cụ thể
1. Nhóm giải pháp đối với cơ quan cấp giấy phép xây dựng
1.1. Tăng cường công tác quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị
◘ Phân công nhiệm vụ và phối kết hợp giữa các cơ quan
Muốn quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn một đô thị có hiệu quả thì trước tiên ta phải có một quy hoạch hợp lý. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành chức năng, trong đó cần có sự tham gia của Sở Xây dựng, văn phòng Kiến trúc sư trưởng thành phố, Viện quy
phòng Đô thị- Địa chính, cán bộ Đội kiểm tra quy tắc đô thị thành phố. Việc phối hợp công tác từ thành phố đến tận cấp cơ sở cũng góp phần làm cho công tác thiết kế, xét duyệt quy hoạch cũng như quản lý xây dựng theo quy hoạch tiến hành một cách đồng bộ, theo một hệ thống từ trên xuống, làm cho công tác quản lý xây dựng chặt chẽ và có hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, cần có các quy định phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan tránh việc chồng chéo trong công tác. UBND thành phố nên nghiên cứu sắp xếp cơ cấu, bộ máy tổ chức, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân, tăng cường nhiệm vụ của cấp cơ sở.
◘ Công tác khảo sát, lập và xét duyệt quy hoạch chi tiết thành phố
Để có một căn cứ cụ thể làm cơ sở cho chủ đầu tư xin cấp giấy phép cũng như cơ quan cấp phép giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả UBND thành phố cần một quy hoạch chi tiết đến từng khu dân cư. Thành phố Thanh Hóa nên tập trung cho công tác khảo sát, lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho các phường trong thành phố. Trước hết tập trung thiết kế cho những phường có nhu cầu bức thiết, các khu vực có quy hoạch xây dựng, khu vực giải phóng mặt bằng. Quy hoạch chi tiết làm cơ sở cho việc lập các dự án đầu tư, giao hoặc cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quy hoạch chi tiết ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư, nên trước khi xét duyệt cần thiết phải tổ chức thông báo công khai, xin các ý kiến đánh giá, góp ý của chính người dân cũng như những người có chuyên môn, bản quy hoạch phải hài hoà giữa quyền lợi của cộng đồng và dân cư, phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của đô thị cũng như cải thiện đời sống dân cư.
1.2. Nâng cao hiệu quả các chính sách, thủ tục hành chính
◘ Các quy định về cấp giấy phép và quản lý xây dựng phải mang tính đồng bộ, thống nhất và có tính khả thi.
◘ Các văn bản quy phạm và các hướng dẫn phải đầy đủ, chi tiết, cụ thể từng khoản mục, đồng bộ với các quy định liên quan. Ví dụ như quy định về xét duyệt
và cấp giấy phép xây dựng phải thống nhất với những quy định về quản lý trật tự xây dựng, quy định về đầu tư xây dựng, về quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
◘ Các văn bản quy định trước khi ban hành cần được nghiên cứu, đánh giá một cách cụ thể những phát sinh có thể xảy ra nếu áp dụng vào thực tế. Tránh trường hợp khi đem ra áp dụng lại trở nên mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định khác, không phù hợp điều kiện thực tế, vừa gây lãng phí, mất thời gian, lại không giải quyết được vấn đề.
Một số giải pháp cụ thể:
◊ Giảm thời gian thụ lý hồ sơ: Theo quy định hiện hành thì thời gian tối đa cán bộ cấp giấy phép xây dựng nhận hồ sơ đến khi trả lời chủ đầu tư xin cấp phép là 25 ngày (trừ thời gian phát sinh), trong khi quy định công việc trong thời gian thụ lý hồ sơ cũng như thực tế cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa cho thấy cán bộ xử lý hồ sơ chỉ cần trung bình khoảng 15 ngày để hoàn tất công việc. Trong khi đó người dân cần khởi công xây dựng sớm để có thể ổn định sinh sống. Kết quả điều tra ý kiến của người dân về thời gian thụ lý hồ sơ được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 11: Ý kiến của người dân về thời gian chờ giấy phép Nguồn: Tự tổng hợp và điều tra của tác giả
Ý kiến Số người Tỷ lệ %
◊ Hợp lý 20 20
◊ Bình thường 56 56
◊ Quá lâu 24 24
Như vậy, có đến 24% chủ đầu tư được hỏi cho rằng thời gian chờ đợi 25 ngày là quá lâu. Và thực tế là có nhiều hộ đã cho khởi công xây dựng công trình trong thời gian chờ giấy phép. Nếu như thế nên chăng có một quy định nhằm rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ. Biện pháp này vừa có thể tăng năng suất lao động
◊ Đơn giản hoá hồ sơ thủ tục: Hiện nay, quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng có một số giấy tờ không quá cần thiết. Bởi vì khi làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình đã nộp hộ khẩu gia đình, nên nếu quy định trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đã có xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không cần thiết phải có hộ khẩu. Đơn giản hoá làm cho người dân thấy thoải mái hơn trong việc xin phép và cán bộ cấp phép cũng nhẹ nhàng hơn khi thụ lý hồ sơ.
◊ Nên có một quy định về những trường hợp không đủ các giấy tờ nhà đất cần thiết khi xin phép xây dựng, đặc biệt là các trường hợp giải phóng mặt bằng hay các hộ chung cư của các cơ quan xí nghiệp. Trong trường hợp này nên linh động bằng một giấy tờ có thể tạm thay thế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chủ đầu tư xin cấp phép.
◊ Đối với hồ sơ thiết kế: Nếu quy định về hồ sơ tự thiết kế không hiệu quả (đa số hồ sơ thiết kế không đạt yêu cầu), phải chăng nên bỏ quy định này, thay vào đó UBND thành phố có thể giới thiệu một đơn vị có trình độ chuyên môn chuyên trách thiết kế hồ sơ xây dựng cho các chủ đầu tư.
1.3. Nâng cao trình độ, ý thức và trách nhiệm của cán bộ quản lý cấp phép xây dựng
Hầu hết các cán bộ quản lý xây dựng cấp phường, xã đều chỉ làm việc theo kinh nghiệm, điều này dễ dẫn đến một số sai sót trong quá trình công tác, tỉnh và thành phố nên tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ, ngoài ra cần tổ chức phổ biến các văn bản pháp luật mới để các cán bộ cập nhật thông tin và xử lý công tác theo đúng quy định.
Với những tiến bộ về công nghệ thông tin, có thể đưa các số liệu cũng như bản đồ vào máy vi tính, việc xử lý hồ sơ bằng máy và một số phần mềm chuyên dụng cũng góp phần làm cho tiến độ thụ lý hồ sơ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để có thể sử dụng tốt những công cụ hỗ trợ này cán bộ cấp phép xây dựng phải trải qua các khoá học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.