Nhiệm vụ của thành phố Thanh Hóa trong công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (Trang 25 - 26)

xây dựng

Áp dụng chính sách, một cửa theo quy định của Chính phủ vào các công tác tiếp nhận thủ tục hành chính, quy trình thực hiện xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa được tiến hành theo các trình tự sau: ◘ Chủ đầu tư có nhu cầu xin giấy phép xây dựng nộp hồ sơ tại phòng hành chính tiếp dân của UBND thành phố. Cán bộ hành chính tiếp dân nhận hồ sơ và hẹn ngày trả lời.

◘ Hồ sơ ở phòng hành chính tiếp dân được chuyển qua cho cán bộ Đội Quy tắc đô thị thành phố giải quyết. Cán bộ Đội Quy tắc đô thị sau khi nhận đủ hồ sơ, tiến hành kiểm tra thực tế so sánh với hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng. Kiểm tra mặt bằng xây cất, xem xét ảnh hưởng có thể của công trình dự kiến xây dựng đến khu vực xung quanh. Đồng thời cán bộ quản lý trật tự xây dựng nghiên cứu hồ sơ, gặp và thông báo, hướng dẫn cho chủ đầu tư các thủ tục cần thiết và yêu cầu bổ sung, nếu có. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:

◊ Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình: Đây là hồ sơ thiết kế về mặt kỹ thuật của công trình dự kiến xây dựng, bao gồm diện tích định xây (sửa chữa), diện tích sử dụng, số tầng…Theo quy định thì chủ đầu tư được phép tự thiết kế những công trình dưới 3.5 tầng (3 tầng và 1 tum), còn với những công trình trên 3.5 tầng thì bắt buộc chủ đầu tư phải thuê thiết kế hồ sơ xây dựng. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế phải có dầy đủ tư cách pháp nhân về thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật.

◊ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên khu đất mà chủ đầu tư dự kiến xây dựng.

◊ Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu đơn có sẵn theo quy định của pháp luật.

◘ Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và kiểm tra thực địa, cán bộ Đội Quy tắc đô thị xác nhận. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng sau khi đã được xác nhận có sự đồng

ý của UBND thành phố thì được chuyển tiếp lên Phòng Địa chính Nhà đất và Đô thị thành phố xem xét giải quyết. Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ tiến hành cấp giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư.

◘ Sau khi nhận được giấy phép xây dựng và thông báo với cán bộ Đội Kiểm tra quy tắc đô thị thành phố, chủ đầu tư có thể tiến hành khởi công xây dựng công trình. Trong quá trình xây dựng, cán bộ Đội Kiểm tra quy tắc đô thị thành phố sẽ tiến hành kiểm tra công trình xây dựng so với bản vẽ thiết kế trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng. Nếu có sai phạm thì yêu cầu chủ đầu tư tiến hành phá dỡ (có thể tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định như: phạt tiền vi phạm và cưỡng chế phá dỡ trong trường hợp cần thiết). Ngoài ra, cán bộ Đội Kiểm tra quy tắc đô thị thành phố còn có trách nhiệm nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân đối với công trình xây dựng (nếu có) và tiến hành giải quyết. Có thể tiến hành hoà giải giữa các bên, trong trường hợp phức tạp có thể xin ý kiến của cấp trên để tiến hành giải quyết thỏa đáng.

◘ Ngoài những công tác chủ yếu trên thì UBND thành phố, Đội Kiểm tra quy tắc đô thị thành phố còn phải có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tầm quan trọng cũng như các quy định, trình tự cấp giấy phép xây dựng cho người dân hiểu và tuân theo.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w