Tại công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Xây dựng Vinashin (VIC) vấn đề tạo động lực cho người lao động đang được Ban lãnh đạo công ty rất quan tâm, chú trọng. Nhưng do phương pháp áp dụng và cách thức thực hiện còn nhiều hạn chế nên công tác này còn chưa thực sự đem lại hiệu quả. Chính vì thế tác giả xin được đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu công tác tạo động cho người lao động tại công ty V.I.C qua đó gợi ý một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động này hiệu quả hơn trong thời gian tới..
LỜI MỞ ĐẦU Mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới đã đạt các doanh nghiệp Việt Nam trước sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp tên tuổi trên thế giới. Vì vậy, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển là câu hỏi đặt ra thường trực mà các doanh nghiệp buộc phải tìm câu trả lời cho đúng, nếu không sẽ bị thải loại khỏi “cuộc chơi”. Có nhiều phương án để trả lời cho câu hỏi này, trong đó việc phát huy tối đa tiềm năng các nguồn lực mà con người là yếu tố cốt lõi. Đó là vì, suy cho cùng, nguồn nhân lực là trung tâm, là nguồn lực có thể tạo ra mọi nguồn lực khác. Vì thế để phát huy được sức mạnh của nguồn nhân lực, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh thì nhà quản lý phải chú trọng các chính sách, chế độ cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm tạo động lực, kích thích người lao động phát huy hết khả năng, nỗ lực hết mình, gắn bó với doanh nghiệp, hăng say trong công việc. Tại công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Xây dựng Vinashin (VIC) vấn đề tạo động lực cho người lao động đang được Ban lãnh đạo công ty rất quan tâm, chú trọng. Nhưng do phương pháp áp dụng và cách thức thực hiện còn nhiều hạn chế nên công tác này còn chưa thực sự đem lại hiệu quả. Chính vì thế tác giả xin được đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu công tác tạo động cho người lao động tại công ty V.I.C qua đó gợi ý một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động này hiệu quả hơn trong thời gian tới Nội dung của tiểu luận được kết cấu như sau: Chương 1: Tạo động lực cho người lao động – một hoạt động cơ bản của công tác quản trị nhân sự tại doanh nghiệp . Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu. Chương 3:Thực trạng công tác tạo động lực tại công ty VIC Chương 4: Đánh giá công tác tạo động lực trong những năm vừa qua. Chương 5: Một số kiến nghị nhằm tạo động lực cho người lao động. Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2010 Học Viên Dương Văn Nương 1 CHƯƠNG 1 TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG – MỘT HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI DOANH NGHIỆP. 1.1 Khái quát những vấn đề cơ bản của quản trị nhân sự 1.1.1 Khái niệm quản trị nhân sự Nhân sự là một trong các nguồn lực quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy vấn đề nhân sự luôn được quan tâm hàng đầu. Có rất nhiều cách phát biểu khác nhau về quản trị nhân sự: Theo giáo sư người Mỹ Dimock “Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra có liên quan tới một loại công việc nào đó” [7, tr.5]. Còn giáo sư Felix Migro thì cho rằng: “Quản trị nhân sự là một nghệ thuật chọn lựa nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt mức tối đa có thể” [7, tr.5]. Từ đó, có thể đi đến thống nhất quan niệm: Quản trị nhân sự là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, động viên và tạo mọi điều kiện cho tài nguyên nhân sự thông qua tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và định hướng viễn cảnh của tổ chức. Quản trị nhân sự là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật vì quản trị nhân sự là một lĩnh vực gắn bó nhiều đến văn hoá tổ chức và chứa đựng nhiều giá trị nhân văn hơn bất cứ một lĩnh vực quản trị nào khác. 1.1.2 Vai trò của quản trị nhân sự với doanh nghiệp 2 Yếu tố giúp ta nhận biết được một xí nghiệp hoạt động tốt hay không hoạt động tốt, thành công hay không thành công chính là lực lượng nhân sự của nó- những con người cụ thể với lòng nhiệt tình và óc sáng kiến. Mọi thứ còn lại như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Trong doanh nghiệp quản trị nhân sự thuộc chức năng chính của nhà quản trị, giúp nhà quản trị đạt được mục đích thông qua nỗ lực của người khác. Các nhà quản trị có vai trò đề ra các chính sách, đường lối, chủ trương có tính chất định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp do đó nhà quản trị phải là người biết nhìn xa trông rộng, có trình độ chuyên môn cao. Người thực hiện các đường lối chính sách mà nhà quản trị đề ra là các nhân viên thừa hành, kết quả công việc hoàn thành tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhân viên, vì vậy có thể nói rằng: “mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”. Quản trị nhân sự góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động. Đó là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh tế nói chung đều đi đến một mục đích sớm hay muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành quả do họ làm ra. Quản trị nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng cần phải có bộ phận nhân sự. Quản trị nhân sự là một thành tố quan trọng của chức năng quản trị, nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong mọi tổ chức. Quản trị nhân sự hiện diện ở khắp các phòng ban, bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản trị nhân sự. Cung cách quản trị nhân sự tạo ra bầu không khí văn hoá cho một doanh nghiệp . Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp . 3 Quản trị nhân sự có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.3 Nội dung quản trị nhân sự. Quản trị nhân sự là một hoạt động của quản trị doanh nghiệp, là quá trình tổ chức lao động trong doanh nghiệp, là phân bố sử dụng nguồn lao động một cách khoa học và có hiệu quả trên cơ sở phân tích công việc, bố trí lao động hợp lý, trên cơ sở xác định nhu cầu lao động để tiến hành tuyển dụng nhân sự, đào tạo và phát triển nhân sự, đánh giá nhân sự thông qua việc thực hiện. 4 Nội dung của quản trị nhân sự có thể khái quát theo sơ đồ sau Sơ đồ 1: Nội dung chủ yếu của quản trị nhân sự 5 Phân tích công việc: xác định nội dung đặc điểm của từng công việc, đánh giá tầm quan trọng của nó, và đưa ra các yêu cầu cần thiết đối với người thực hiện. Tuyển dụng nhân sự: chiêu mộ và chọn ra những người có khả năng thực hiện công việc. Sắp xếp và sử dụng người lao động: Đảm bảo sự phù hợp, sự tương xứng giữa công việc và người thực hiện công việc. Đảm bảo mọi công việc được thực hiện tốt. Đào tạo và phát triển nhân sự: giúp người lao động xác định được mục tiêu hướng đi của mình, tạo môi trường thuận lợi để người lao động làm việc tốt. Đánh giá và đãi ngộ nhân sự: nhằm kích thích người lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. 1.2Tạo động lực cho người lao động 1.2.1 Quan niệm về động lực. Khác với loài vật, con người làm bất cứ việc gì đều có động lực thúc đẩy. Mỗi doanh nghiệp muốn thực hiện tốt được mục đích của mình trong sản xuất, kinh doanh thì phải hiểu rõ cái gì khiến cho mọi người tiến hành công viêc, cái gì thúc đẩy họ làm việc. Đó chính là động lực. Vậy động lực là gì? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về động lực trong lao động: - Theo các nhà quản trị: “Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức” [4, tr.134] - “Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người làm việc nỗ lực trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động” [7, tr.89). Dù định nghĩa động lực lao động dưới góc độ nào thì nó cũng mang một số đặc điểm hay bản chất sau: Động lực lao động luôn gắn chặt với một công việc, một tổ chức và một môi trường làm việc cụ thể. Việc này có thể hiểu là không có động lực lao động chung chung. Thông qua thái độ của người lao động đối với tính chất, công việc cụ thể mà họ làm việc để tạo động lực lao động cho người lao động. Vậy muốn tạo cho người lao động có động lực làm việc thì cần phải hiểu công việc cụ thế, môi trường làm việc và mối quan hệ của họ trong tổ chức. Động lực lao động luôn mang tính tự nguyện, người lao động sẽ làm việc một cách hăng say, có mục tiêu, họ tự nguyện làm việc mà không có cảm giác sức ép hay áp lực nào khi họ có động lực lao động. Bản thân mỗi người đều thích được làm việc tự nguyện, chủ động chứ không thích làm việc chịu sự giám sát chặt chẽ của bất cứ người nào trong tổ chức. Khi được làm việc 6 trong môi trường chủ động, tự nguyện thì sẽ mang lại một kết quả cao ngoài ý muốn. Do vậy, là một nhà quản lý cần phải biết phát huy tính tự nguyện của người lao động, nghĩa là tạo ra động lực lao động. Động lực lao động không phải là đặc điểm tính cách cá nhân.Nó luôn thay đổi chứ không cố định trong mỗi người. Không ai sinh ra mà đã có tính động lực lao động hoặc không có tính động lực lao động. Mỗi cá nhân vào thời gian này thì họ có động lực lao động rất cao, nhưng vào thời gian khác động lực lao động lại không còn tồn tại. Qua đặc điểm này giúp nhà quản lý có những biện pháp tác động vào quá trình tạo động lực lao động cho người lao động. Động lực lao động là nguồn gốc dẫn đến tăng năng suất lao động cá nhân và trong sản xuất có kết quả cao mặc dù các nhân tố khác không đổi. Động lực lao động là sự thôi thúc bên trong con người, đó là sức mạnh vô hình giúp người lao động làm việc nỗ lực hơn, miệt mài hơn, làm việc không biết mệt mỏi. Tuy nhiên, động lực lao động không phải là nhân tố tất yếu làm tăng năng suất lao động cá nhân và hiệu quả sản xuất, mà nó chỉ là nguồn gốc. Vì thế, nhà quản lý cần phải chú ý đến các yếu tố của mỗi người như: sức khỏe, trình độ, giới tính…để đưa ra các giải pháp phù hợp tạo động lực lao động cho mỗi người lao động. 1.2.2 Quan niệm về tạo động lực. Trong quá trình quản trị doanh nghiệp, các nhà quản trị muốn xây dựng tổ chức của mình vững mạnh thì phải dùng mọi biện pháp kích thích người lao động hăng say làm việc, phát huy tính sáng tạo trong quá trình làm việc. Đấy chính là vấn đề tạo động lực cho người lao động. Tạo động lực cho người lao động được hiểu là tất cả các biện pháp của nhà quản trị áp dụng với người lao động nhằm tạo động cơ cho người lao động. Ví dụ như thiết lập những mục tiêu thiết thực vừa phù hợp với mục tiêu của 7 người lao động vừa thỏa mãn được mục tiêu của tổ chức, sử dụng các biện pháp kích thích cả về mặt vật chất và tinh thần… Vấn đề quan trọng của động lực đó là mục tiêu. Để đề ra được những mục tiêu phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, tạo cho người lao động hăng say, nỗ lực trong quá trình làm việc thì người quản lý phải biết được mục đích hướng tới của người lao động là gì. Việc dự đoán và kiểm soát hành động của người lao động hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua việc nhận biết động cơ và nhu cầu của họ. Nhà quản trị muốn nhân viên trong doanh nghiệp của mình nỗ lực hết sức vì doanh nghiệp thì họ phải sử dụng tất cả các biện pháp khuyến khích với người lao động , đồng thời tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành công việc của họ một cách tốt nhất, khuyến khích bằng vật chất lẫn tinh thần tạo ra bầu không khí thi đua trong nhân viên. 1.3 Sự cần thiết của việc tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp Nước ta sau khi hội nhập WTO, nền kinh tế ngày càng phát triển hơn, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều vào Việt Nam hơn khiến cho thị trường lao động trong nước trở nên sôi động. Đó là cơ hội để người lao động có thể lựa chọn cho mình để tìm một nơi làm việc tốt nhất. Muốn có đựoc một đội ngũ nhân viên “ Giỏi về trình độ chuyên môn và tâm huyết với doanh nghiêp”, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có những chính sách tạo động lực có sức mạnh đủ lớn để có thể thu hút và giữ chân được những nhân viên giỏi. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thấy rõ đựợc vai trò công tác tạo động lực đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nên trong quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế. Công tác tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp là rất cần thiết không chỉ đối với cá nhân người lao động, với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội 8 Động lực lao động là yếu tố thúc đẩy con người làm việc hăng say, tích cực, có nhiều sáng kiến qua đó có thể nâng cao được chất lượng công việc, tăng năng suất lao động. Từ đó, có thể làm tăng thu nhập cho người lao động. Thu nhập của người lao động tăng giúp cho họ cải thiện điều kiện sống, thỏa mãn mọi nhu cầu khiến họ tích cực lao động, thêm yêu nghề và gắn bó với doanh nghiệp Quá trình tạo động lực giúp cho người lao động cảm thấy mình luôn được lãnh đạo quan tâm, từ đó họ càng hăng say, nỗ lực làm tốt công việc được giao hơn. Và họ không ngừng nâng cao trình độ, hoàn thiện bản thân dể có thể đáp ứng tốt nhu cầu mà doanh nghiệp cần. Điều đó góp phần giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh hơn Động lực lao động làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn giúp cho doanh nghiệp duy trì được một đội ngũ lao động giỏi và trung thành và tâm huyết với doanh nghiệp Động lực lao động giúp tổ chức thu hút được những lao động có kiến thức và trình độ chuyên môn cao, năng lực giỏi vào làm việc tại doanh nghiệp. Qua đó tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Xây dựng được hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp cùng với đó động lực lao động cũng giúp cho công tác tuyển dụng, bố trí và sắp xếp lao động đạt hiệu quả cao hơn, vì trong doanh nghiệp nếu có sự đoàn kết, cùng đồng lòng giữa các nhân viên với nhau thì không có việc gì là không thể làm. Công tác quản lý trong tổ chức cũng được thực hiện nhanh hơn, mọi người có ý thức thực hiện các quy định mà không cần phải giám sát, kiểm tra và góp phần xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc tốt hơn. Động lực lao động là điều kiện để tăng năng suất lao động của cá nhân cũng như của doanh nghiệp. Qua đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Nền kinh tế phát triển, giúp con người có điều kiện thỏa mãn những nhu cầu của mình. 9 Khi nhu cầu của con người đã được thỏa mãn sẽ kích thích con người làm việc hăng say hơn cho doanh nghiệp và xã hội Động lực lao động gián tiếp xây dựng xã hội ngày một phồn vinh hơn dựa trên sự phát triển của các tổ chức Tóm lại: Có thể thấy công tác tạo động lực là rất cần thiết, mỗi doanh nghiệp trong quá trình xây dựng kế hoach, mục tiêu của mình cần phải tiến hành song song các biện pháp tạo động lực cho người lao động. Có như thế mới đảm bảo việc hoàn thành các mục tiêu đề ra. 10 [...]... sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm (Nguồn: phòng tài chính kế toán) 3.2 Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty VIC Nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo động lực cho người lao động đối với hoạt động kinh doanh, công ty VIC đã coi đây là công việc thường nhật và cố gắng đến mức độ cao Các hoạt động tạo động lực cho người lao động của công ty được thể hiện qua các... các giải pháp giúp công tác tạo động lực được tốt hơn cũng như việc góp phần tăng hiệu quả hoạt động toàn công ty 11 Những kết luận về thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty sẽ là cơ sở để tác giả đề giả xây dựng các giải pháp trong phần tiếp theo 12 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI CÔNG TY VIC 3.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần xây dựng... mạnh trong công tác tạo động lực cho người lao động ở Công ty trong những năm qua là các chế độ, chính sách về lao động như: Đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động đầy đủ, Chế độ phúc lợi xã hội cũng được Công ty quan tâm và thực hiện rất nghiêm túc Ban lãnh đạo Công ty cố gắng có những chế độ, dịch vụ tốt nhất cho người lao động dựa trên khả năng có thể đáp ứng được của Công ty, chăm... vào ngoài giờ hành chính sao cho ít ảnh hưởng đến công việc chung của công ty Công ty sẽ thanh toán học phí cho các nhân viên, công nhân khi họ mang hóa đơn về - Đối với những người mới được Công ty tuyển dụng thì được đào tạo để sử dụng những công nghệ đặc thù của công ty 3.2.2.2 Tạo điều kiện làm việc cho người lao động Để hoàn thành tốt công việc được giao thì người lao động cần có một môi trường... chính sách của Công ty Để Công ty chủ động hơn trong công tác đào tạo phát triển, cần thực hiện phân tích công việc đồng thời việc xem xét các mục tiêu tổng thể của công ty, từ đó đưa ra kế hoạch cụ thể cho việc đào tạo, phát triển cho người lao động: Lượng lao động cần bổ sung là bao nhiêu, trình độ như thế nào Đồng thời để xem xét nhu cầu, nguyện vọng của người lao động về vấn đề này công ty cần có biện... khí lao động Tạo ra bầu không khí thoải mái thân thiện giữa những người lao động trong công ty là rất quan trọng Nó góp phần thúc đẩy người lao động gắn bó với công ty, từ đó họ có ý thức tận tuỵ hơn với công việc, tránh được tình trạng đi muộn về sớm Thực tế ở công ty VIC quan hệ đó được thể hiện: - Quan hệ giữa người lao động với các cấp quản lý công ty là dân chủ và bình đẳng, Người lao động chịu... mỗi khi đến công ty 3.2.2.6 Công tác đoàn thể, hoạt động đời sống Tổ chức công đoàn là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động Công đoàn bảo vệ họ trong mọi trường hợp khó khăn Hoạt động của công đoàn công ty trong thời gian qua đã đã được đông đảo người lao động công nhận sự nỗ lực hết sức để bảo vệ và chăm sóc, giảm bớt khó khăn trong đời sống cán bộ công nhân viên của công ty Điều này... khích người lao động tích cực học hỏi nâng cao tay nghề Điều này tác động rất tốt đến tâm lý của người lao động, giúp họ gắn bó, dễ chia sẻ, và thân thiện với nhau hơn, tạo nên một bầu không khí thoải mái, gần gũi, coi công ty như là một gia đình, tạo nên sức mạnh đoàn kết Như vậy để khuyến khích người lao động làm việc và gắn bó hơn với công ty đòi hỏi ban lãnh đạo công ty ngày càng quan tâm đến công tác. .. đã đầy đủ chưa? Điều kiện lao động cho người lao động đã an toàn chưa? Trên cơ sở đó mới có thể áp dụng các biện pháp khác để tạo động lực cho người lao động Theo đánh giá của cá nhân tôi thì về cơ bản công ty VIC đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đó, công ty nên nghiên cứu và đưa ra các cách thức mới, phù hợp với doanh nghiệp để có thể tạo được động lực cho người lao động tốt hơn nữa” Bà Nguyễn Thúy... sự công ty cổ phần đại lý vận tải SAFI) cho rằng: Công tác tạo động lực cho người lao động cần chú trọng nhất tới việc đánh giá kết quả của người lao động Có đánh giá được kết quả này thì mới chỉ ra được những thành tích và những yếu kém của các nhân viên trong quá trình làm việc Từ đó có các biện pháp tạo động lực cho phù hợp” Qua nghiên cứu thực trạng việc áp dụng các biện pháp tạo động lực cho người . Th c trạng c ng t c tạo động l c cho ngư i lao động t i c ng ty VIC Nhận th c đư c tầm quan trọng c a vi c tạo động l c cho ngư i lao động đ i v i hoạt động. c ng vi c cụ thể mà họ làm vi c để tạo động l c lao động cho ngư i lao động. V y muốn tạo cho ngư i lao động c động l c làm vi c thì c n ph i hiểu c ng việc