Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối với môi trường ...11 CHƯƠNG II: HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ P
Trang 1Mục Lục
Mục Lục 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC RỪNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 3
1.1 Tổng quan về rừng 3
1.1.1 Khái niệm rừng 3
1.1.2 Vai trò của rưng đối với môi trường 3
1.2 Tổng quan hoạt động khai thác rừng 4
1.2.1 Khái niệm 4
1.2.2 Đối tượng được phép khai thác 4
1.2.3 Các loại hình khai thác 5
1.3 Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối với môi trường 6
1.3.1 Thực trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam 6
1.3.2 Hiện trạng khai thác rừng ở Việt Nam 7
1.3.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối với môi trường .11
CHƯƠNG II: HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHỤC HỒI NGUYÊN TRẠNG RỪNG SAU KHAI THÁC 16
2.1 Hạn chế trong quy định của pháp luật 16
2.2 Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về phục hồi nguyên trạng rừng sau khai thác 18
TỔNG KẾT 20
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn thường nghe đến câu nói “Rừng vàng – Biển
bạc” Nguyên nhân từ đâu mà dân gian ta lại đút kết ra được điều đó?
Việt Nam chúng ta có rất nhiều nguồn tài nguyên như: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, Thế nhưng tài nguyên rừng lại là một đề tài hấp dẫn, một chủ để đang hot hiện nay, sẽ là cơ hội để nhóm chúng tôi khai thác và tìm hiểu về chúng Bởi nó sẽ chính là một trong những lời giải thích xác thật nhất cho câu nói trên
Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kì quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm môi không khí Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội Việt Nam Một trong những đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ là phải có những cơ chế thích hợp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Hiện nay, thực trạng con người khai thác rừng tùy tiện, không đúng cách, trái pháp luật đang diễn ra ngày càng phổ biến Để khắc phục được điều này, nhóm chúng tôi sẽ giúp các bạn và cô làm rõ hơn về vấn đề này Đề tài nhóm mình muốn gửi đến là “Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối với môi trường Một số quy định của pháp luật về phục hồi nguyên trạng rừng sau khai thác, từ đó đề ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật” Chính vì vậy, bổ cục của bài tiểu luận bao gồm những nội dung chính sau:
Chương I: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối với môi trường
Chương II: Hạn chế trong quy định của pháp luật và một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về phục hồi nguyên trạng rừng sau khai thác
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài việc sai xót là điều không thể tránh khỏi Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung ý kiến từ cô cũng như các bạn Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC RỪNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 1.1 Tổng quan về rừng
1.1.1 Khái niệm rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng1
1.1.2 Vai trò của rưng đối với môi trường
- Được xem là "lá phổi" của trái đất, rừng có vai tròng rất quan trọng đối với trái đất, tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng
- Rừng có vai trò bảo vệ môi trường góp phần điều hòa khí hậu giữ không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển, giảm thiểu tiếng ồn ở khu dân cư, khu công nghiệp
- Rừng phòng hộ đầu nguồn giúp điều tiết nguồn nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm Khắc phục được xói mòn đất, khe rãnh gây lũ lụt, đất lở trôi, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô hạn chế hạn hán, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa)
- Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi
1Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng năm 2005
Trang 4sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt
- Rừng còn có vai trò rất lớn trong việc: chắn gió hạn chế sức phá hoại của gió ngăn chặn bão, chắn cát di động, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ công trình ven biển, bảo vệ đê biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa
1.2 Tổng quan hoạt động khai thác rừng
1.2.1 Khái niệm
Khai thác rừng là một hình thức thu hoạch lâm sản theo tiêu chuẩn quy định, theo một kì hạn và theo phương thức sắp xếp trong không gian xác định; đồng thời phải đảm bảo điều kiện phục hồi rừng có chất lượng cao và bền vững
1.2.2 Đối tượng được phép khai thác
Đối với rừng sản xuất2
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên:
Rừng có trữ lượng giàu, trung bình chưa qua khai thác hoặc đã qua khai thác nhưng được phục hồi tối thiểu sau một luân kỳ khai thác
Rừng có trữ lượng giàu và trung bình được Nhà nước giao hoặc cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn mà chưa có phương án quản lý rừng được khai thác gỗ phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn
- Rừng tập trung: Do chủ rừng tự quyết định, nhưng nếu khai thác trắng chủ rừng phải có kế hoạch tổ chức trồng lại rừng vào vụ trồng kế tiếp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương
Đối với rừng phòng hộ3
2 Quyết định 49/2016/QĐ-TTg Quyết định ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất
3Quyết định 17/2015/QĐ-TTg Quyết định ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ
Trang 5- Rừng phòng hộ là rừng trồng:
Rừng do ngân sách nhà nước đầu tư: được khai thác cây trồng xen, cây phù trợ, tỉa thưa; thu gom cây gỗ nằm, gỗ khô mục, lóc lõi, gỗ cháy, cành, ngọn, gốc, rễ cây, nhưng phải bảo đảm mật độ cây trồng chính còn lại ít nhất là
600 cây/hecta
Rừng có hỗ trợ của ngân sách nhà nước, hỗ trợ của chương trình, dự án có nguồn gốc ngân sách nhà nước: Khai thác cây trồng xen, cây phù trợ; tỉa thưa, tận thu, tận dụng gỗ; Được chặt chọn cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác với cường độ khai thác không quá 20 phần trăm trữ lượng, sau khi khai thác rừng vẫn đạt tiêu chuẩn định hình
Rừng do người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ tự đầu tư : Được khai thác cây trồng xen, cây phù trợ; tỉa thưa, tận thu, tận dụng gỗ; được chặt chọn cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác với cường độ khai thác không quá 30 phần trăm trữ lượng, sau khi khai thác rừng vẫn đạt tiêu chuẩn định hình
- Rừng phòng hộ là rừng tự nhiên: Chỉ được phép tận thu gỗ là những cây, lóng, khúc, bìa bắp gỗ đã khô mục, lóc lõi, gỗ cháy; cành, ngọn, gốc, rễ gỗ và khai thác bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ; khai thác tận dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác ở những đối tượng rừng tự nhiên là rừng giàu và rừng trung bình
1.2.3 Các loại hình khai thác
- Có 3 loại khai thác rừng bao gồm
• Khai thác trắng
• Khai thác dần
• Khai thác chọn
- Cả 3 loại khai thác này đều là hình thức chặt hạ cây rừng
- Tuy nhiên có sự khác nhau về: lượng cây chặt, số lần chặt hạ, thời gian chặt hạ, loại rừng áp dụng và cách phục hồi rừng
Trang 6Loại hình
khai thác
Các đặc điểm chủ yếu Lượng cây
chặt hạ
Số lần chặt hạ
Thời gian chặt hạ
Loại rừng áp dụng
Cách phục hồi rừng
Khai thác
trắng
Toàn bộ cây rừng 1 lần
Trong 1 mùa khai thác
Rừng sản xuất là rừng
tự nhiên, trồng
Trồng rừng
Khai thác
dần
Toàn bộ cây rừng
3-4 lần chặt 5-10 năm
Rừng sản xuất là rừng
tự nhiên
Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên
Khai thác
chọn
Chọn chặt
1 số cây theo yêu cầu
Kéo dài Kéo dài Rừng tự
nhiên
Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên
1.3 Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối với môi trường
1.3.1 Thực trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam
Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực Nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng
ta hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng Nguyên nhân chính dẫn tới việc thu hẹp rừng là do hoạt động khai thác một các bừa bãi, cùng với việc sử dụng tài nguyên lãng phí, và do công tác quản lý yếu kém của các cấp chính quyền địa phương
Diễn biến diện tích rừng từ khi có thống kê tại Việt Nam
Trang 7Năm
Diện tích rừng (triệu ha) Độ che phủ
1943
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2010
2015
2016
14,300 11,077 10,176 9,038 8,430 8,252 9,444 10,305 10,176 10,242
0,000 0,092 0,422 0,584 0,745 1,050 1,471 3,083 3,886 4,135
14,300 11,169 10,680 9,892 9,175 9,302 10,915 13,388 14,062 14,377
43,0 33,8 32,1 30,0 27,8 28,2 33,2 39,1 40,8 41,19
1.3.2 Hiện trạng khai thác rừng ở Việt Nam
Khai thác rừng đang là tình trạng đáng lo ngại hiện nay đối với tài nguyên rừng Việt Nam Đây là nguyên nhân quan trọng trực tiếp dẫn đến rừng bị suy thoái một cách nghiêm trọng làm cho sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên, sự phong phú
về các loài sinh vật, độ che phủ và chất lượng rừng bị giảm sút gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sống cũng như sinh vật và cây trồng trên toàn cầu
Trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước phát hiện gần 1.700 vụ phá rừng trái pháp luật Riêng khu vực Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay phát hiện 757 vụ, tăng 88 vụ (13%), diện tích rừng bị thiệt hại gần 420 ha, tăng 145 ha (trên 50%) so với cùng kỳ 2016 Tại Đắk Nông, diện tích rừng bị phá từ đầu năm đến nay tới 225
ha, tăng gần 100 ha so với cùng kỳ năm ngoái Tâm điểm phá rừng thời gian qua ở khu vực phía Bắc được nhắc đến nhiều là ở tỉnh Điện Biên Tại huyện Mường Nhé, từ năm 2016 đến 9/2017, đã phát hiện 295 vụ phá rừng trái pháp luật, thiệt hại 288 ha rừng Đáng lưu ý, một số vụ phá rừng nghiêm trọng ở các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An, Bắc Kạn, Điện Biên được phát hiện chậm.Theo Bộ NN&PTNT, chính việc xử lý thiếu kiên quyết, không nhất quán, thậm chí có biểu hiện né tránh trách nhiệm, làm ngơ, tiếp tay cho người phá rừng, gây thiệt hại lớn đối với tài nguyên rừng, gây bức xúc trong xã
Trang 8Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm qua (2012-2017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11%
Hiện nay có rất nhiều khu rừng đang bị khai thác với những mục đích không phù hợp, khai thác trái phép, khai thác quá mức nhằm phục vụ cho kinh tế, cụ thể:
Khai thác quá nhiều gỗ để xuất khẩu
Các nước lân cận đã ban hành chính sách cấm xuất khẩu gỗ như Trung Quốc
đã ban hành chính sách cấm một số công ty lâm nghiệp thuộc nhà nước quản lý khai thác gỗ thương mại Do vậy, không những Việt Nam không nhập khẩu được
gỗ nguyên liệu từ Trung Quốc mà các doanh nghiệp nước này còn có thể "chiếm bớt" nguồn cung gỗ của Việt Nam Tại thị trường Lào, sau khi Chính phủ nước này ban hành quyết định về cấm khai thác và xuất khẩu gỗ, một số loại gỗ và sản phẩm gỗ đã bị cấm xuất khẩu Mi-an-ma cũng đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn (có hiệu lực từ tháng 4-2014)
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, nhiều mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng nhanh trong thời gian gần đây Trong 9 tháng đầu năm 2016, lượng ván bóc xuất khẩu đạt 240.000m3, tăng gấp 2,4 lần lượng xuất khẩu trong cả năm 2015; lượng gỗ xẻ cao su cũng tăng từ 120.000m3 trong năm 2015 lên 170.000m3 trong 9 tháng năm 2016 Trong năm 2015, nếu lượng ván ghép, gỗ dùng trong xây dựng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 11.000m3 thì 9 tháng năm nay con số này đã tăng lên 67.000m3.5
Riêng khu vực Tây Nguyên, có đến 80% lượng gỗ nguyên liệu cao su ở Tây Nguyên đã bị thương lái Trung Quốc bao mua, họ cắm xưởng xẻ, thuê dân đi mua gom, thậm chí trả hết tiền trước
4 https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A1n_ph%C3%A1_r%E1%BB%ABng_%E1%BB%9F_Vi
%E1%BB%87t_Nam#N.C4.83m_2017
5 http://vov.vn/kinh-te/viet-nam-dung-truoc-nguy-co-thieu-go-nguyen-lieu-587735.vov
Trang 9Vì các chính sách trên, Trung Quốc bắt đầu mua các nguồn gỗ nguyên liệu của Việt Nam đến mức các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh lại, khai thác càng nhiều gỗ càng trở nên khan hiếm, rừng bị tàn phá để phục vụ cho những lợi ích trước mắt
Khai thác rừng để xây dựng các công trình – nơi sản xuất
Khai thác bán đảo Sơn Trà để phát triển trở thành khu du lịch quốc gia 6: Sơn Trà - tên một bán đảo rừng được ví là “lá phổi xanh” của thành phố Đà Nẵng Sơn Trà - tên một khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng là nơi cư trú của loài vọoc chà vá chân nâu nằm trong Sách đỏ Việt Nam và vào Danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới Tuy nhiên vào tháng 3/2017, một công ty du lịch ngang nhiên cày xới rừng Sơn Trà để xây 40 nền móng biệt thự Với quy hoạch này, diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành khu du lịch quốc gia chiếm tới 1.056 héc ta trong tổng diện tích của bán đảo Sơn Trà là 4.439 héc ta
Phú Yên: Phá rừng phòng hộ làm sân golf 7
Đầu tháng 9/9/2014 UBND tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư và đã giao hàng trăm ha đất rừng phòng hộ ven biển cho công ty TNHH New City Việt Nam thực hiện dự án khu du lịch cao cấp New City Việt Nam, hiện đang trồng cỏ
và làm sân golf Tổng diện tích đất là 122,5 ha, trong đó đất rừng phòng hộ khoảng
115 ha
Dù dự án chưa được cơ quan thẩm quyền phê duyệt đánh giá tác động môi trường; chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất,…tuy nhiên tại hiện trường, dự
án đang được triển khai khá rầm rộ Rừng phòng hộ với những cây phi lao 30 năm tuổi trở lên đã được phát dọn để lấy đất triển khai các hạng mục như thi công đường nội bộ, trồng cỏ và làm sân golf Ngày 25/4/2017, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên thừa nhận những thiếu sót khi giao hơn 100 hecta đất rừng phòng hộ để làm dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp New City ở xã An Phú, TP Tuy Hòa
6 https://news.zing.vn/rung-son-tra-o-da-nang-bi-dao-xoi-lam-khach-san-post729164.html
7 https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/phu-yen-cho-don-hon-100-hecta-rung-lam-san-golf-3575418.html
Trang 10Khai thác gỗ trái phép:
Kon Tum thu giữ khối lượng lớn gỗ vô chủ 8
Những tháng đầu năm 2017, tình trạng vi phạm luật bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng Chỉ 3 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã phát hiện và bắt giữ 163 vụ (tăng 39 vụ so với cùng kỳ năm ngoái), thu giữ hơn 644 m3 các loại gỗ với tổng số tiền xử phạt hơn 1,6 tỷ đồng
Rừng tự nhiên cạnh trạm kiểm lâm bị đốn hạ
Một vụ chặt phá rừng xảy ra tại bản Cao Vều 4, xã Phúc Sơn, Anh Sơn, Nghệ
An vừa được cơ quan chức năng phát hiện, đang nói địa điểm khai thác chỉ cách Trạm Kiểm lâm địa bàn Hạt Kiểm lâm huyện chưa đến 2km và khối lượng gỗ bị chặt hạ khoảng trên dưới 30m2
Bình Định: Khởi tố vụ phá hơn 16 ha rừng phòng hộ 9
Ngày 30/03/2017 Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Phước - Quy Nhơn đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Hủy hoại rừng” với 16,1 ha rừng tự nhiên trạng thái 2A ở 13 lô thuộc khoảnh 1 và khoảnh 2, tiểu khu 363B thuộc địa bàn xã Phước Mỹ ( thành phố Quy Nhơn) có chức năng quy hoạch phòng hộ do UBND
xã Phước Mỹ quản lý bị chặt phá Đường kính cây trong toàn bộ 13 lô từ 6-15 cm,
có một số cây đường kính gốc từ 20-30 cm đã bị đốn hạ, trong đó có 3 lô diện tích trên 6,5 ha cây rừng đã bị đối tượng phá rừng đốt cháy
Khai thác củi:
Đối với các loại gỗ ngoài giá trị xây dựng công trình, xây dựng nhà ở, phục vụ kinh doanh xuất khẩu thì những loại thực vật kém giá trị khác lại được con người khai thác với mục đích là làm củi đốt Trong phạm vi toàn quốc, 90% năng lượng dùng cho gia đình là các sản phẩm từ thực vật, hàng năm 1 lượng củi khoảng 21 triệu tấn được khai thác từ rừng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình
và lượng củi này nhiều hơn lượng gỗ xuất khẩu hàng năm Hơn nữa, Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, đời sống của người dân đang dần có sự
8 https://baotintuc.vn/phap-luat/kon-tum-thu-giu-khoi-luong-lon-go-vo-chu-20170330095941233.htm
9 http://baotainguyenmoitruong.vn/phap-luat/201703/binh-dinh-khoi-to-vu-pha-hon-16-ha-rung-phong-ho-2795901/