1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến môi trường tại xã sơn thủy, huyện văn bàn, tỉnh lào cai

86 642 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Ý nghĩa trong thực tế - Đánh giá được những tác động tiêu cực đến môi trường của việc khai thác khoáng sản quặng sắt tại xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai nói riêng và trong cả n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN HUY VIỆT

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC QUẶNG SẮT ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI

XÃ SƠN THỦY, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên, 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN HUY VIỆT

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC QUẶNG SẮT ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI

XÃ SƠN THỦY, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Mã số ngành : 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Chí Hiểu

Thái Nguyên, 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./

Tác giả luận văn

Nguyễn Huy Việt

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể, cá nhân trong và ngoài Đại học Nông lâm Thái Nguyên Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS Nguyễn Chí Hiểu trưởng bộ môn sinh thái và biến đổi khí hậu, trưởng Phòng hành chính tổ chức trường Đại học nông lâm Thái Nguyên là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu

đề tài và hoàn thành luận văn Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Trung tâm Quan trắc Môi trường, Công ty Khoáng Sản và Luyện kim Việt Trung và các cơ quan ban ngành khác có liên quan tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó!

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Huy Việt

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Ý nghĩa của đề tài 3

3.1 Ý nghĩa trong học tập 3

3.2 Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 3

3.3 Ý nghĩa trong thực tế 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

1.1.1 Cơ sở lí luận 4

1.1.2 Cơ sở pháp lý 6

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động khai thác khoáng sản 8

1.2.1 Tình hình khai thác khoáng sản trên thế giới 8

1.2.2 Tình hình khai thác khoáng sản tại Việt Nam 11

1.3 Ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường ở Việt Nam 14

1.3.1 Tác động của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường nước 14

1.3.2 Ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ tới môi trường đất 16

1.3.3 Tác động của các dự án khai thác mỏ lên chất lượng không khí 19

1.3.4 Hoạt động khai thác khoáng sản ảnh hưởng đến môi trường tại Lào Cai 21

Trang 6

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 25

2.2 Nội dung nghiên cứu 25

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 25

2.2.2 Hiện trạng khai thác tuyển quặng mỏ sắt Quý sa 25

2.2.3 Ảnh hưởng của việc khai thác tuyển quặng sắt đến môi trường đất, nước và không khí tại xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn 25

2.2.4 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác, tuyển quặng tại mỏ Quý sa xã Sơn Thủy 26

2.3 Phương pháp nghiên cứu 26

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 26

2.3.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn 26

2.3.3 Phương pháp lấy mẫu phân tích 27

2.3.4 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 28

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn 30

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 32

3.2 Hiện trạng của mỏ sắt Quý Sa, xã Sơn Thủy huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 35

3.2.1 Tình hình khai thác, sản lượng khai thác mỏ sắt quý sa 35

3.2.2 Khu khai thác quặng 35

3.2.3 Khu tuyển quặng 35

3.2.4 Công suất khai thác mỏ 36

3.2.5 Trình tự khai thác và hệ thống khai thác mỏ: 38

3.3 Ảnh hưởng của việc khai thác quặng sắt của mỏ sắt Quý sa tới môi trường 39

3.3.1 Ảnh hưởng môi trường đất 40

3.3.2 Ảnh hưởng môi trường nước 41

3.3.3 Ảnh hưởng đến môi trường không khí 57

Trang 7

3.4 Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt tới môi trường và sức

khỏe người dân thông qua ý kiên người dân 63

3.4.1 Ảnh hưởng tới môi trương đất 64

3.4.2 Môi trường nước 65

3.4.3 Môi trường không khí 65

3.4.4 Ảnh hưởng của việc khai thác tới sức khỏe của người dân 66

3.5 Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác tại khu vực mỏ 67

3.5.1 Trong khai thác 67

3.5.2 Trong công tác tuyển quặng sắt 68

3.5.3 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cụ thể 68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

1 Kết luận 72

2 Kiến nghị 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

I Tài liệu trong nước 74

II Tài liệu nước ngoài 75

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần các nguyên tố cấu tạo nên vỏ trái đất 8

Bảng 1.2 Sản lượng thép trên thế giới 9

Bảng 1.3 Sản lượng và trữ lượng đồng trên thế giới (ngàn tấn) 10

Bảng 1.4 Biến đổi hàm lượng kim loại nặng trong đất do các hoạt động khai khoáng theo thời gian 16

Bảng 1.5 Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hóa ở một số mỏ 17

Bảng 1.6 Ảnh hưởng đến đất nông nghiệp do khai thác mỏ 18

Bảng 1.7: Sản lượng quặng nguyên khai một số loại khoáng sản chính trên

địa bàn tỉnh các năm từ 2009 đến hết tháng 6 năm 2011 22

Bảng 1.8: Sản lượng quặng nguyên khai một số loại khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh các năm từ 2009 đến hết tháng 6 năm 2011 23

Bảng 3.1 Sản lượng khai thác mỏ sắt Quý sa trong những năm gần đây 35

Bảng 3.2 Thực hiện công suất khai thác theo thiết kế 37

Bảng 3.3 Sản lượng sản phẩm khai thác tuyển rửa quặng sắt Quý Sa theo thiết kế 37 Bảng 3.4: Kết quả phân tích môi trường đất 40

Bảng 3.5: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước thải năm 2016 42

Bảng 3.6 Bảng diễn biến trung bình chất lượng nước thải khu vực khai thác và tuyển quặng từ năm 2012 - năm 2016 44

Bảng 3.7: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tiếp nhận vào Ngòi Nhù sau hồ thải lắng năm 2016 48

Bảng 3.8: Bảng diễn biến trung bình chất lượng nước mặt các năm 2012 đến quý I năm 2016 50

Bảng 3.9: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước nước ngầm trong khu dân cư năm 2016 53

Bảng 3.10: Bảng diễn biến trung bình chất lượng nước ngầm năm 2012 đến quý I năm 2016 55

Bảng 3.11: Chất lượng môi trường không khí trong khu vực khai trường năm 2016 57

Trang 10

Bảng 3.12: Diễn biến trung bình chất lượng môi trường không khí trong khu vực

khai trường từ 2012- quý I năm 2016 58 Bảng 3.13: Chất lượng môi trường không khí tại khu vực nghiền tuyển quặng

năm 2016 59 Bảng 3.14: Diễn biến trung bình chất lượng môi trường không khí trong khu vực

nghiền tuyển quặng từ 2012- quý I năm 2016 60 Bảng 3.15: Chất lượng môi trường không khí tại khu vực bãi thải năm 2016 61 Bảng 3.16: Diễn biến trung bình chất lượng môi trường không khí tại bãi đổ thải từ

2012-2016 62 Bảng 3.17: Chất lượng môi trường không khí tại khu khu dân cư sát mỏ năm 2016 62 Bảng 3.18: Diễn biến trung bình chất lượng môi trường không khí tại khu khu dân

cư sát mỏ từ 2012- quý I năm 2016 63 Bảng 3.19: Đánh giá của người dân về môi trường không khí 66

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Sản lượng thép trên thế giới từ năm 1965-2011 10

Hình 3.1: Bản đồ vị trí dự án mỏ sắt Quý sa 36

Hình 3.2: Sơ đồ quá trình sản xuất tại mỏ sắt Quý Sa 38

Hình 3.3: Hồ thải lắng 44

Hình 3.4: Kết quả phân tích PH, TSS, BOD5, COD, Pb trong nước thải trong những năm gần đây 46

Hình 3.5: Kết quả phân tích Cd, As, Nitơ, Photpho trong nước thải trong những năm gần đây 47

Hình 3.6: Lấy mẫu nước mặt phân tích 49

Hình 3.7: Kết quả phân tích PH, TSS, BOD5, COD, Pb trong nước mặt trong những năm gần đây 51

Hình 3.8: Kết quả phân tích Cd, As, Nitơ, Photpho trong nước mặt trong những năm gần đây 51

Hình 3.9: Lấy mẫu nước ngầm 54

Hình 3.10: Kết quả phân tích PH, TSS, BOD5, Penmamganat trong nước ngầm trong những năm gần đây 56

Hình 3.11:Kết quả phân tích Cd, As, Nitơ, Photpho trong nước ngầm trong những năm gần đây 56

Hình 3.12: Khu vực khai trường khai thác quặng 58

Hình 3.13: Khu vực xưởng nghiền tuyển 60

Hình 3.14: Kết quả phân tích mẫu không khí trung bình các năm gần đây tại khu vực nghiền tuyển quặng 61

Hình 3.15: Biểu đồ thể hiện đành giá của người dân vầ ô nhiễm môi trường đất 64

Hình 3.16: Biểu đồ thể hiện đành giá của người dân và ô nhiễm môi trường nước 65

Hinh 3.17: Xe vận chuyển quặng trên quốc lộ 279 66

Hình 3.18: Đánh giá sức khỏe người dân xung quang khu vực khai thác 67

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong quá trình hội nhập và phát triển nhanh chóng như hiện nay Việt Nam

là một trong những điểm đến mà nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới muốn hợp tác và phát triển Cùng với đó là sự gia tăng hàng loạt các khu công nghiệp và khu chế xuất, các điểm mỏ khai thác và chế biến khoáng sản Lào Cai là một trong những tỉnh có sự phát triển khá nhanh và tất cả các mặt, trong đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân từ năm 2001 đến 2015 của tỉnh Lào Cai là 15,6% Thành phần chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong nước đến năm 2015 là khai thác gia công khoáng sản đạt 65,6%; Biện pháp chủ yếu là xúc tiến đầu tư công tác thăm dò, khai thác khoáng sản như photpho, đồng, sắt… trong

đó có dự án khai thác mỏ sắt Quý Sa, xã Sơn Thủy huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ra quyết định số 1658/CN-CP ngày 5/11/2004 cho phép Tổng công ty Thép Việt Nam và Tỉnh Lào Cai liên doanh với công ty TNHH tập đoàn gang thép Côn Minh (Vân Nam - Trung Quốc) đầu tư khai thác Mỏ sắt Quý Sa - Lào Cai Cùng với quyết định của UBND tỉnh Lào Cai với diện tích cấp phép là 11.000.000 m2

(1.100ha), khởi công xây dựng, khai thác từ năm 2008

Dự án đầu tư xây dựng công trình Mỏ sắt Quý Sa - Lào Cai nằm ở phía Đông Bắc huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai Được thực hiện địa bàn của xã Sơn Thuỷ huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, cách thị trấn Văn Bàn 7km, cách ga tàu hoả Bảo Hà 14km, cách Cam Đường 40km, cách Khu công nghiệp Đại Long, tỉnh Lào Cai hơn 20km, cách Khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên 240km, cách cửa khẩu Việt Trung

Hà Khẩu - Lào Cai 67km

Theo đà phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, của tỉnh Lào Cai nói riêng cùng với sự tiến bộ của ngành kỹ thuật luyện kim và nhu cầu ngành gang thép

về nguyên liệu quặng sắt, việc khai thác xây dựng mỏ sắt Quý Sa là tất yếu phải được thực hiện Việc khai thác xây dựng mỏ sắt Quý Sa không chỉ có nguồn tài nguyên dồi dào mà còn có thể chuyển hoá ưu thế tài nguyên thành ưu thế kinh tế, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển

Trang 13

Điều quan trọng hơn nữa là có thể đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu quặng sắt cho việc cải tạo mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên và nhà máy luyện kim liên doanh Lào Cai sẽ được xây dựng Ngoài ra một phần quặng sắt còn có thể xuất khẩu sang Trung Quốc

Vì vậy, việc khai thác xây dựng mỏ sắt Quý Sa không những có ý nghĩa kinh

tế vốn có của nó mà còn là sự mở đầu cho việc tìm kiếm hạng mục hợp tác kinh tế ngày càng sâu hơn giữa các tỉnh lân cận ở biên giới hai nước Việt Trung, là hạng mục hợp tác cùng có lợi cho cả hai bên Việt Trung

Nhưng bên cạnh các tác động tích cực của dự án thì cũng sẽ không ít đối với môi trường, với tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan sinh thái và sức khoẻ của nhân dân

Xuất phát từ thực tế đó và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Quản lý và Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

và dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Chí Hiểu, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến môi trường tại xã

Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá thực trạng môi trường: Đất, không khí, nước thải tại thời điểm và khu vực nghiên cứu

- Chỉ ra các nguyên nhân từ việc khai thác quặng sắt ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

- Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác tại khu vực mỏ

Trang 14

- Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương

3 Ý nghĩa của đề tài

3.1 Ý nghĩa trong học tập

- Là cơ hội giúp học viên áp dụng lý thuyết đã được học vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp số liệu và có cái nhìn tổng quan về thực trạng môi trường ở các khu vực khai thác khoáng sản trên địa bàn

- Là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu, tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm trong thực tế Đồng thời nâng cao kiến thức thực tế, bổ sung tư liệu học tập, kiến thức, kinh nghiệm

3.2 Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học

Làm tài liệu tham khảo cung cấp cho các ban ngành, đặc biệt là các Khu vực khai thác trên địa bàn tỉnh Lào Cai về công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các khu vực khai thác khoáng sản

3.3 Ý nghĩa trong thực tế

- Đánh giá được những tác động tiêu cực đến môi trường của việc khai thác khoáng sản (quặng sắt) tại xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai nói riêng và trong cả nước và trên thế giới nói chung, đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm trong quá trình khai thác, tuyển quặng, góp phần nâng cao đời sống người dân tại khu vực bị ảnh hưởng

- Đưa ra được các tác động của hoạt động khai thác tới môi trường để từ đó giúp các đơn vị tổ chức khai thác có biện pháp quản lý, ngăn ngừa tác động xấu tới môi trường, cảnh quan và cơn người

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Cơ sở lí luận

- Khái niệm môi trường:

Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”[20]

- Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt năm 2014: “Quy chuẩn

kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”.[20]

- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:

Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật

và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự

nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”.[20]

- Khái niệm ô nhiễm môi trường:

Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam năm 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”[20]

Đất là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên bởi vì sự sống của con người và động thực vật phụ thuộc vào đất Trên quan điểm sinh thái học thì đất

là một tài nguyên tái tạo, là vật mang của nhiều hệ sinh thái khác trên trái đất

Trang 16

“Ô nhiễm đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lí các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất, ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất (theo nước mưa) ”

Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự sống, tồn tại và phát triển Nước đã được xác định là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài nguyên con người Thế nhưng, tài nguyên quý giá này đang bị đe dọa nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng

“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá học

- sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất”

Không khí trong khí quyển mà chúng ta đang hít thở là không khí ẩm, bao gồm hỗn hợp các chất ở dạng khí có thể tích gần như không đổi và có chứa một lượng hơi nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí quyển Ở điều kiện bình thường, không khí (chưa bị ô nhiễm) gồm các thành phần cơ bản là 78% Nitơ, 21% Ôxy, 1% Argon, và một số khí khác như CO2, Neon, Helium Xenon, Hydro, Ozôn, hơi nước

Ô nhiễm không khí không phải vấn đề mới phát hiện ra, nó đã được nói đến cách đây hàng thế kỷ Hơn 300 năm trước đây, nhà khoa học Jonh Evalyn, chuyên bút ký và ghi chép khoa học đã minh hoạ với độ chính xác cao về tác động của ô nhiễm môi trường không khí do sự đốt cháy của nhiên liệu gây ra như làm đục bầu trời, giảm bớt bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái đất, làm con người bị đau yếu và tử vong, phiền muộn và lo âu vì hít thở phải bụi, khói, khí độc và nó còn gây ra han gỉ vật liệu (Katyal và Satake, 1989)

Vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, ô nhiễm không khí chỉ là hiện tượng địa phương, diễn ra chủ yếu ở nơi có nguồn ô nhiễm như các thành phố và khu công nghiệp Cho đến năm 70 và 80, người ta nhận thấy, ô nhiễm không khí có thể tác động rất xa, từ khu vực này đến khu vực khác, từ nhà máy đến khu dân cư,

Trang 17

từ thành thị đến nông thôn, từ quốc gia này sang quốc gia khác, thậm chí từ châu lục này tới khu vực khác Công ước Giơnevơ (1979) đã khẳng định điều này

Hiện nay, ô nhiễm môi trường không khí là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật Hàng năm, con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt Đồng thời, cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng

“Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng giữa các quá trình Những hoạt động của con người vượt quá khả năng tự làm sạch, có sự thay đổi bất lợi trong môi trường không khí thì được xem là ô nhiễm môi trường không khí”

1.1.2 Cơ sở pháp lý

Các căn cứ pháp lý trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam liên quan đến nhiều văn bản pháp luật hiện hành, trong đó có những văn bản quan trọng là:

- Luật bảo vệ môi trường số 54/2014/QH13, thông qua ngày 23 tháng 6 năm

2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;

- Luật đất đai số 45/2013/QH13;

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Việt Nam quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 27/5/2015 của Chính phủ Việt Nam quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

Trang 18

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

- Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi quy định về quản lý chất thải nguy hại;

- Quyết định số 16/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành Quy chuẩn Quốc gia về Môi trường;

- Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 13/9/2010 của UBND tỉnh ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

- Quyết định 153/2004/QĐ-TTg ban hành định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam);

- Quyết định 166/QĐ-TTg ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ

về Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020;

- Thông tư số 09/2009/TT-BTNMT ngày 11/8/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường quốc gia;

- Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT ngày 10/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày

15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng

dữ liệu về tài nguyên và môi trường;

- Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh

Trang 19

- Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT ngày12 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất;

- Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường;

- Luật Khoáng sản 2010 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 1 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2011

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động khai thác khoáng sản

1.2.1 Tình hình khai thác khoáng sản trên thế giới

Vỏ trái đất có phần lục địa chiếm khoảng 50% khối lượng toàn bộ của vỏ trái đất tương đương với 2,9% khối lượng của trái đất Phần lớn vỏ trái đất được cấu tạo bởi các nham thạch bị nóng chảy, nguội dần và kết tinh Thành phần các nguyên tố cấu tạo nên vỏ trái đất được biết nhưng chưa đầy đủ vì những khảo cứu chỉ mới được thực hiện trên lục địa Hơn nữa, trên lục địa cũng có những vùng không khảo cứu được vì nơi này có lớp trầm tích quá dày

Bảng 1.1 Thành phần các nguyên tố cấu tạo nên vỏ trái đất

Trang 20

Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, những kim loại có nhu cầu lớn

và có nhiều trong vỏ trái đất như nhôm, sắt và cả những kim loại có ít hơn như đồng, chì, kẽm, đều bị khai thác triệt để, tất nhiên chỉ khai thác được chúng khi chúng tập trung thành quặng, mỏ Những kim loại hiếm như thiếc, thủy ngân, titan, và các kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim, có trữ lượng rất ít và phân tán nên khó xác định được chính xác

Trong những chỉ số về phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, người ta thường quan tâm đến ba chỉ số: Tăng trưởng dân số, tăng trưởng sản xuất công nghiệp và tăng tổng sản lượng thu hoạch; vì sự gia tăng các chỉ số này luôn gắn liền với nhu cầu ngày càng cao về năng lượng và khoáng sản Làm cơ sở cho sự phát triển công nghiệp hiện nay bao gồm một số kim loại chủ yếu như sắt, đồng, nhôm, chì, kẽm, Ở nhiều quốc gia có nền công nghiệp phát triển thì nhu cầu về các kim loại này chiếm tỉ lệ 80% - 90% tổng lượng kim loại sử dụng trên thế giới Ngoài ra, nhu cầu về khoáng sản phi kim loại cũng tăng lên, chủ yếu được sử dụng để làm phân bón, sử dụng trong xây dựng và dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp Sau đây là một số khoáng sản kim loại chủ yếu được khai thác sử dụng trên thế giới:

- Quặng sắt: Ðây là loại khoáng sản thường gặp và khá phổ biến trong vỏ trái đất, gồm bốn loại quặng có tầm quan trọng trong thương mại là: Fe3O4 (Magnetit),

Fe2O3 (Hematit), FeO2 (Limonit) và FeCO3 (Siderit) Các loại quặng này có chứa khá nhiều tạp chất nên tỷ lệ kim loại trong quặng giảm Vùng Siberia (Liên Xô cũ)

là vùng có trữ lượng sắt được xem như lớn nhất thế giới Công nghiệp sản xuất thép trên thế giới ngày càng tăng theo sự phát triển của nền công nghiệp, sản lượng thép trên thế giới được thể hiện qua bảng 1.2:

Trang 21

Hình 1.1: Sản lƣợng thép trên thế giới từ năm 1965-2011

- Quặng đồng: Mặc dù trữ lượng đồng trên thế giới ít hơn nhưng nhu cầu sử dụng cũng gia tăng Năm 1965 sản xuất đồng trên toàn thế giới là 6,6 triệu tấn và với nhịp điệu gia tăng hàng năm từ 3,4% - 5,8% Vấn đề đặt ra hiện nay trong công nghiệp đồng là nhu cầu về đồng càng tăng trong khi đó phẩm chất của quặng lại giảm nên giá thành của sản xuất đồng càng ngày càng tăng lên Vì thế những công cụ truyền thống vốn làm bằng đồng dần dần được thay thế bằng nhôm hoặc bằng chất dẻo

Trang 22

- Quặng nhôm: Nhôm không được gặp ở trạng thái đơn chất trong tự nhiên mặc dù nó chiếm đến 8,13% trọng lượng vỏ trái đất Bôxit chứa hydroxyt nhôm là quặng chính thường được khai thác để lấy nhôm Năm 1948, sản xuất nhôm toàn thế giới chỉ đạt 0,5 triệu tấn, đến năm 1968 đã lên tới 8 triệu tấn và nhu cầu về nhôm càng ngày càng cao hơn rất nhiều Hiện nay, hai ngành xây dựng và giao thông vận tải sử dụng nhôm nhiều nhất Hơn nữa do tính chất bền và chắc của hợp kim nhôm nên ngành kỹ thuật hàng không và hàng không vũ trụ ngày càng tiêu thụ nhiều nhôm hơn

- Quặng thiếc: Trữ lượng thiếc rất hạn chế và tập trung ở một số nước Ðông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Trung Quốc và một số quốc gia khác ở Châu Phi như Nigeria, Congo, Thiếc mềm và dể dát mỏng nên được sử dụng để làm thùng và hộp chứa thực phẩm khô (60%), trong kỹ nghệ hàn (20%) và một số các công việc khác Do tính chất dể bị han gỉ của thiếc nên ngày nay nhôm và chất dẻo dần dần thay thế vị trí của thiếc trong việc sản suất các thùng chứa thực phẩm

- Nikel (kền): Chủ yếu khai thác ở Canada (chiếm 80% toàn thế giới) ngoài

ra còn có ở Liên Xô cũ, Cuba,

- Chì: Chì mềm, nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp, không bị han gỉ và nặng hơn cả trong số các kim loại thông thường Trong thời gian qua thì nhu cầu chì ngày càng tăng nhất là Liên Xô và một số nước ở Châu Á, một phần do phát triển sản xuất ô tô ở khu vực này

1.2.2 Tình hình khai thác khoáng sản tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú với gần 5.000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau Những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tình trạng hoạt động khai thác khoáng sản đang là vấn đề bức xúc diễn ra trên khắp cả nước Một thực tế không thể phủ nhận rằng, không dễ dàng kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với BVMT, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhất

là đối với nước ta, trong giai đoạn đầu của thời kỳ CNH - HĐH, khi mà nền kinh tế

về cơ bản vẫn phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có hạn [6]

Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm

Trang 23

kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn Theo kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatit,… chủng loại khoáng sản đa dạng

Hiện trạng khai thác và chế biến một số khoáng sản kim loại chính:

- Bôxít: Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bôxít với tổng trữ lượng và

tài nguyên dự báo đạt khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông, Lâm

Đồng, Gia Lai, Bình Phước,…

Nhìn chung, nước ta có trữ lượng tài nguyên bôxít lớn, chất lượng tương đối tốt, phân bố tập trung, điều kiện khai thác thuận lợi Mặt khác, thị trường cung - cầu sản phẩm alumin trên thị trường thế giới hiện nay rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp nhôm ở nước ta

- Quặng titan: Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát hiện 59 mỏ và điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu

tấn, 8 mỏ trung bình có trữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng

Ngành titan hoạt động với giá trị xuất khẩu quặng tinh titan 20 - 30 triệu USD/năm, có hiệu quả kinh tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa kinh tế - xã hội với nhiều địa phương suốt dọc ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận

- Quặng thiếc:

Ở nước ta, thiếc được khai thác sớm nhất tại vùng Pia Oắc - Cao Bằng khoảng cuối thế kỷ XVIII Đến 1945, người Pháp đã khai thác khoảng 32.500 tấn

Trang 24

tinh quặng SnO2 Sau hoà bình lập lại, mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng được Liên Xô (cũ) thiết kế và trang bị bắt đầu hoạt động từ 1954 Đây cũng là mỏ thiếc lớn đầu tiên khai thác, chế biến có quy mô công nghiệp

Hiện nay, công nghệ luyện thiếc bằng lò điện hồ quang do Viện Nghiên cứu

Mỏ và Luyện kim nghiên cứu thành công và chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất đã đạt được những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tiên tiến Bằng việc nghiên cứu ứng dụng điện phân thiếc đạt thiếc thương phẩm loại I: 99,95%; Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim và Công ty Luyện kim mầu Thái Nguyên đã xây dựng các xưởng điện phân thiếc với công suất: 500 - 600tấn/năm Hiện nay, có ba xưởng điện phân thiếc thương phẩm loại I xuất khẩu với tổng công suất là 1.500tấn/năm - 1.800tấn/năm

- Quặng đồng:

Quặng đồng phát hiện ở Việt Nam cho tới nay đáng kể nhất là ở mỏ đồng Sinh Quyền - Lào Cai, sau đó là mỏ đồng Niken - Bản Phúc

Công nghệ khai thác lộ thiên kết hợp với hầm lò Công nghệ tuyển nổi đồng

để thu được quặng tinh đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh quặng manhetit Khâu luyện kim áp dụng phương pháp thuỷ khẩu sơn (luyện bể) cho ra đồng thô, sau đó qua lò phản xạ để tinh luyện và đúc dương cực, sản phẩm đồng âm cực được điện phân cho đồng thương phẩm

- Quặng kẽm chì:

Các mỏ kẽm chì ở nước ta đã được phát hiện và khai thác, chế biến từ hàng trăm năm nay Hiện nay, Công ty Kim loại mầu Thái Nguyên đã xây dựng xong nhà máy điện phân kẽm kim loại tại khu Công nghiệp Sông Công Thái Nguyên với công nghệ, thiết bị của Trung Quốc công suất kẽm điện phân là: 10.000tấn/năm

Từ nguồn nguyên liệu là tinh quặng tuyển nổi và bột kẽm từ 50.000 -100.000 tấn quặng nguyên khai/năm, sẽ tiến hành xây dựng hai nhà máy điện phân kẽm tại Tuyên Quang và Bắc Kạn với công suất mỗi nhà máy khoảng 20.000 tấn kẽm/năm Xây dựng một nhà máy luyện chì và tách bạc với công suất 10.000 tấn chì thỏi và 15.000 kg bạc/năm Các nhà máy điện phân kẽm và luyện chì dự kiến sẽ xây dựng trong giai đoạn 2008-2015

Như vậy, trữ lượng tài nguyên nước ta đang được khai thác và chế biến phục

Trang 25

vụ trong nước và xuất khẩu Nhiều công ty, nhà máy khai thác chế biến khoáng sản được thành lập với sản lượng lớn phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế [7]

1.3 Ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường ở Việt Nam

Hoạt động khai thác khoáng sản mang lại nhiều lợi ích kinh tế thiết thực cho đất nước Tuy nhiên, nó cũng gây nên những tác động không nhỏ tới môi trường Tình trạng khai thác mỏ hiện nay đang gây ra sự lãng phí nguồn tài nguyên là nguồn không tái tạo được Đồng thời, hoạt động khai thác mỏ cũng đang gây tác hại tới các nguồn tài nguyên khác, làm thay đổi cảnh quan, địa hình, thu hẹp đất trồng và rừng do diện tích khai trường và bãi thải ngày càng phát triển Đặc biệt, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất

1.3.1 Tác động của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường nước

Trong hoạt động khoáng sản, nước được sử dụng với khối lượng lớn cho hầu hết công đoạn sản xuất Quá trình sản xuất, tháo khô mỏ, đổ thải, v.v , đã gây những tác động tiêu cực tới nguồn nước sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của người dân ở khu vực xung quanh khai trường Những tác động này được thể hiện như sau:

- Tác động cơ học của hoạt động khai thác mỏ tới nguồn nước

Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường

bị hạ thấp Ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bãi thải được nâng cao, gây trượt lở đất (Mỏ Mangan Tốc Tác - Cao Bằng) Những thay đổi này sẽ dẫn đến những biến đổi về điều kiện thuỷ văn, các yếu tố của dòng chảy trong khu mỏ như thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng và vận tốc dòng chảy mặt, chế độ thuỷ văn của các dòng chảy như mực nước, lưu lượng, v.v

Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, dung tích chứa nước, biến đổi chất lượng nguồn nước và làm suy giảm công năng của các công trình thuỷ lợi nằm liền kề với các khu khai thác mỏ (Nước suối ở mỏ chì, kẽm Lang Hích, nước giếng

ở mỏ vàng Hiếu Liêm, các hồ ở khu vực mỏ than Mạo Khê đều có hàm lượng các chất độc hại như kẽm, đồng, thủy ngân, asen, v.v vượt tiêu chuẩn cho phép) Khi tiến hành các hoạt động khai thác khoáng sản sẽ hình thành các moong

Trang 26

sâu đến hàng trăm mét, là nơi tập trung nước cục bộ Ngược lại, để đảm bảo hoạt động của mỏ, phải thường xuyên bơm tháo khô nước ở đáy moong, hầm lò, hình thành các phễu hạ thấp mực nước dưới đất với độ sâu từ vài chục đến hàng trăm mét

và bán kính phễu hàng trăm mét Điều đó dẫn đến tháo khô các công trình chứa nước trên mặt như hồ, ao, xung quanh khu mỏ [8]

- Tác động hoá học của hoạt động khai thác mỏ tới môi trường nước

Song song với những tác động cơ học đến nguồn nước nói chung và nguồn nước nông nghiệp nói riêng, những tác động hoá học đối với nguồn nước cũng rất đáng kể

Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên, những tác động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ Mức độ ô nhiễm hoá học các nguồn nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm thân quặng, thành phần thạch học và độ bền vững của đất đá chứa quặng, phương pháp và trình độ công nghệ khai thác, chế biến quặng, biện pháp quản lý và xử lý chất thải,

Trong các mỏ, biểu hiện chính của ô nhiễm hoá học là làm đục nước bởi bùn

- sét lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng Nước thải có hàm lương TSS cao làm nước biến mầu, tăng độ đục và làm giảm độ hòa tan ôxy trong nước, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước mặt, đến hệ sinh thái thủy vực

và còn là nguyên nhân gây bồi lấp nguồn tiếp nhận Gây tác động gián tiếp tới nhu cầu sử dụng nước tưới tiêu

Việc khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg, , ; ngoài ra, các nguyên tố kim loại nặng cộng sinh như asen, antimoan, các loại quặng sunfua, có thể rửa lũa hoà tan vào nước Vì vậy, ô nhiễm hoá học do khai thác

CN-và tuyển quặng CN-vàng là nguy cơ đáng lo ngại đối với nguồn nước sinh hoạt CN-và nước nông nghiệp Tại những khu vực này, nước thường bị nhiễm bẩn bởi bùn sét và một

số kim loại nặng và hợp chất độc như CN-, Hg, As, Pb v.v mà nguyên nhân chính là

Trang 27

do nước thải, chất thải rắn không được xử lý đổ bừa bãi ra khai trường và khu vực tuyển [9] Các kim loại nặng có trong nước thải có tác động rất lớn đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng Nước thải có thành phần trên nếu đổ thẳng vào nguồn nước tiếp nhận sẽ hủy diệt các loại động vật sống trong nước

Hoạt động khai thác khoáng sản thải ra một lượng lớn KLN vào dòng nước

và góp phần gây ô nhiễm cho đất nhất là tại các mỏ khai thác theo phương pháp truyền thống và những mỏ khai thác thổ phỉ Lượng phát thải các KLN liên quan đến hoạt động này không ngừng tăng lên trên quy mô toàn thế giới

Bảng 1.4 Biến đổi hàm lƣợng kim loại nặng trong đất do các hoạt động khai

khoáng theo thời gian

(Nguồn: Nriagu & Pacyna -1988) [23]

Môi trường đất tại các mỏ vàng mới khai thác thường có độ kiềm cao (pH: 8

- 9), ngược lại ở các mỏ vàng cũ, thường có độ axit mạnh (pH: 2,5 - 3,5); dinh dưỡng đất thấp và hàm lượng KLN trong đất rất cao [10]

1.3.2 Ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ tới môi trường đất

Quá trình khai thác khoáng sản làm phá vỡ cấu trúc trạng thái ban đầu của đất, làm biến đổi bề mặt đệm trong đó nhất là xáo trộn bề mặt đất, phá hủy thảm thực vật kéo theo hiện tượng xói mòn rửa trôi, sạt lở đất, xói lở bờ sông, … từ đó gây ra suy thoái tài nguyên đất Những thay đổi về địa hình dẫn đến những biến đổi

về điều kiện thủy văn, các yếu tố của dòng chảy mặt, chế độ thủy văn của các dòng chảy như mực nước, lưu lượng, v.v… Việc đổ bỏ đất đá thải tạo tiền đề cho mưa lũ bồi lấp các sông suối, các thung lũng và đồng ruộng phía chân bãi thải và các khu vực lân cận Khi có mưa lớn thường gây ra các dòng bùn di chuyển xuống vùng thấp, vùng đất canh tác, gây tác hại tới hoa màu, ruộng vườn, nhà cửa, vào mùa mưa

Trang 28

lũ thường gây ra lũ bùn đá, gây thiệt hại tới môi trường kinh tế và môi trường xã hội (Sự kiện vỡ đập chắn nước thải công trình tuyển rửa quặng sắt đêm 5/11/2010 của Tập đoàn TKV ở Cao Bằng đã tạo nên một dòng lũ bùn đỏ tràn xuống hạ lưu, làm

cả một khu dân cư ngập sâu trong bùn đỏ là một minh chứng) [11]

Do đặc thù của khai thác mỏ là một hoạt động công nghiệp không giống các hoạt động công nghiệp khác về nhiều mặt, như phải di dời một khối lượng lớn đất

đá ra khỏi lòng đất tạo nên một khoảng trống rất lớn và rất sâu Một khối lượng lớn chất thải rắn được hình thành do những vật liệu có ích thường chỉ chiếm một phần nhỏ của khối lượng quặng được khai thác Chính vì vậy, khai thác khoáng sản đã làm suy giảm, thu hẹp đáng kể diện tích đất nông lâm nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất như: Chiếm dụng đất nông, lâm nghiệp để làm khai trường (bảng 1.5), bãi thải, thải các chất thải rắn như cát, sỏi, bùn ra đất nông nghiệp, thải nước từ các hệ thống tuyển làm ô nhiễm đất nông nghiệp và giảm sút năng suất cây trồng (bảng 1.6):

Bảng 1.5 Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hóa ở một số mỏ

TT Tên mỏ, khu khai thác Đất lâm nghiệp

bị phá (ha)

Mức độ suy thoái

1 Khu khai thác Antimoan

- Mậu Duệ (Hà Giang)

3

Khai thác mangan - Chiêm

Hóa (Tuyên Quang) 2

Đất đồi bị đào phá hoang hóa

4 Khai thác thiếc Bắc Lũng

(Thái Nguyên)

218 Đất đồi bị đào phá, thu hẹp diện

tích rừng nguyên sinh

5 Khai thác than Thái Nguyên 671 Rừng và đất rừng bị thu hẹp để

làm khai trường, bãi thải

6 Khai thác Barit Ao Sen,

Thượng Ấm

150 Đất đồi hoang hóa do đào phá

7 Khai thác Vonfram - Thiện

11 Quỳ Hợp - Nghệ An 85 Rừng bị phá, đào bới

12 Khu khai thác Quỳ Châu 200 Rừng bị phá, đào bới

(Nguồn: Nguyễn Đức Quý - 1996) [10]

Trang 29

Bảng 1.6 Ảnh hưởng đến đất nông nghiệp do khai thác mỏ

TT Tên mỏ, khu khai

thác

DT đất lâm nghiệp bị phá (ha) Mức độ suy thoái

1

Mỏ than Núi Hồng

274

Chiếm dụng đất để làm khai trường, bãi thải và thải nước thải làm ô nhiễm đất nông nghiệp

2

Mỏ than Khánh Hòa

100

Chiếm dụng đất để làm khai trường, bãi thải và thải nước thải làm ô nhiễm đất nông nghiệp

3

Các mỏ vàng ở Bắc

Kạn và Thái Nguyên 114.5

Chiếm dụng đất để làm khai trường, bãi thải gây ô nhiễm đất

(Nguồn: Trần Anh Quân - 2009) [12]

Ngoài ra, Việc khai thác lộ thiên thường thải ra lượng đất đá rất lớn tạo thành những bãi thải khổng lồ Ví dụ như bãi thải Đèo Nai tại mỏ than Quảng Ninh có độ cao lên đến 200m, bãi thải Cao Sơn có độ cao tới 150m…Với độ cao như trên các bãi thải có độ dốc lớn, khi trời mưa hiện tượng sạt lở đất đá là không tránh khỏi, gần đây nhất là vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ tại Đại Từ, Thái Nguyên đã làm chết

7 người và thiệt hại nặng về kinh tế [13]

Hoạt động khai thác, sàng tuyển và đổ thải đất đá tạo ra lượng lớn nước thải kèm theo lượng dầu mỡ từ các phương tiện vận chuyển đổ thải vào môi trường đất

từ đó gây ô nhiễm về mặt lý hóa đất; bít kín các mao quản, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi ôxy, trao đổi chất trong đất và không khí Việc thiếu ôxy trong tầng đất thổ nhưỡng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống các loài vi sinh vật và các loài côn trùng có ích sống trong đất Các loài sinh vật này có khả năng làm tơi xốp và cải tạo đất Các tác động tiêu cực tới đời sống của các loài sinh vật này đã gián tiếp ảnh

Trang 30

hưởng tới chất lượng đất trồng, khả năng canh tác nông nghiệp gần khu vực mỏ khai thác, ảnh hưởng đền năng suất cây trồng

Các tác nhân gây ô nhiễm như KLN phát sinh từ hoạt động của mỏ có tính bền, tính linh động và khả năng tích lũy trong đất gây ô nhiễm môi trường đất Các chất này không chỉ tác động với môi trường đất mà có thể theo dòng chảy xâm nhập vào nguồn nước ngầm, nước mặt, tích lũy qua chuỗi thức ăn ảnh hưởng tới sức khỏe công đồng Ngoài ra, trong hoạt động khai thác mỏ còn thải ra rất nhiều các phế thải công nghiệp có thành phần chủ yếu chứa PCBs có tính chất bền với nhiệt độ, ánh sáng và các quá trình phân hủy sinh học, hóa học; nhưng chúng có khả năng dễ bay hơi, phát tán đi xa, phá vỡ các tuyến nội tiết trong cơ thể sinh vật, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hệ miễn dịch, gây rối loạn hệ thần kinh và là tác nhân gây ung thư Khi PCBs xâm nhập vào nguồn nước, do tính không tan, tỷ trọng lớn và kị nước nó sẽ tích

tụ trong bùn lắng của sông và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước

Có thể nói, hoạt động khai khoáng gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất tại khu vực mỏ và xung quanh mỏ Quá trình khai thác, bốc xúc lượng lớn đất đá thải đã làm giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp, gây ô nhiễm lý hóa đất, làm khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất bị suy giảm Bên cạnh

đó một số tác nhân gây ô nhiễm như KLN có khả năng tích lũy trong đất qua đó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản và sức khỏe con người

1.3.3 Tác động của các dự án khai thác mỏ lên chất lượng không khí

Lượng khí thải trong không khí xảy ra trong từng giai đoạn của chu kỳ mỏ, đặc biệt trong các hoạt động thăm dò, phát triển, xây dựng, và khai thác Hoạt động khai thác huy động một lượng lớn vật liệu, và các đống chất thải có chứa các hạt kích thước nhỏ có thể dễ dàng phát tán bởi gió

Các nguồn ô nhiễm không khí lớn nhất trong hoạt động khai thác khoáng sản là: Các hạt vật chất vận chuyển bởi gió là kết quả của việc khai đào, nổ mìn, vận chuyển nguyên liệu, xói mòn gió (phổ biến ổ các mỏ lộ thiên), bụi tức thời từ các cơ

sở đuôi quặng, kho bãi, bãi thải, đường vận chuyển Khí thải từ các nguồn di động (ô tô, xe tải, thiết bị cơ giới) tăng nồng độ hạt Phát thải khí do đốt nhiên liệu từ các nguồn cố định và di động, các vụ nổ mìn, và chế biến khoáng sản

Trang 31

Một khi các chất ô nhiễm vào bầu khí quyển, chúng trải qua những biến đổi vật lý và hóa học trước khi đến một thụ thể Những chất gây ô nhiễm này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường

Khai thác khoáng sản quy mô lớn sẽ gây ô nhiễm không khí đáng kể, đặc biệt

là trong giai đoạn vận hành Tất cả các hoạt động trong quá trình khai thác quặng, chế biến, xử lý, và vận chuyển phụ thuộc vào thiết bị, máy phát điện, quy trình, và các vật liệu tạo ra các chất ô nhiễm không khí độc hại như các hạt vật chất, kim loại nặng, carbon monoxide (CO), sulfur dioxide (SO2) và oxit nitơ

- Nguồn di động: Nguồn các chất ô nhiễm không khí di động bao gồm các xe

hạng nặng sử dụng trong khai đào, xe chở nhân viên trong mỏ, xe tải chở nguyên liệu khai thác Mức độ phát thải ô nhiễm từ các nguồn này phụ thuộc vào nhiên liệu

và đặc điểm thiết bị Mặc dù khí thải của từng loại có thể tương đối nhỏ, nhưng tính tổng thể thì nguồn khí thải này đáng phải quan tâm Ngoài ra, các nguồn di động là nguồn chính của các hạt vật chất, carbon monoxide, và các hợp chất hữu cơ dễ bay

hơi đóng góp đáng kể vào sự hình thành ôzôn mặt đất

- Nguồn cố định: Các phát thải khí chính là từ quá trình đốt cháy nhiên liệu

trong máy phát điện, sấy khô, nung, và các hoạt động nấu chảy Nhiều kim loại quý được nấu chảy tại chỗ, trước khi chuyển đến nhà máy luyện kim Thông thường, vàng và bạc được sản xuất trong các lò nung/lò trợ dung có thể làm tăng lượng thủy

ngân, arsenic, sulphur dioxide, và các kim loại khác trong không khí

- Phát thải tức thời: Nguồn phát thải này phổ biến gồm: nơi lưu trữ và xử lý

nguyên vật liệu; chế biến quặng, bụi tức thời, nổ mìn, hoạt động xây dựng, đường vận chuyển, đống quặng đuôi, bãi đá thải Nguồn gốc và đặc điểm của bụi phát thải tức thời trong hoạt động khai thác khoáng sản thay đổi trong từng trường hợp Các tác động của chúng rất khó dự đoán và tính toán nhưng cần được xem xét vì chúng

có thể là một nguồn đáng kể của chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm

- Phát tán thủy ngân: Thủy ngân thường có trong quặng vàng và các vật liệu

phế thải Nếu hàm lượng thủy ngân trong quặng vàng là 10 mg/kg thì khi xử lý một triệu tấn quặng sẽ tạo ra mười tấn thủy ngân và có khả năng phát thải ra môi trường

Đây là nguồn thủy ngân chính và cần được kiểm soát

Trang 32

Trong một số dự án khai thác vàng, quặng chứa vàng được nghiền nát, sau đó được làm nóng và oxy hoá trong lò nung hoặc nồi hấp để loại bỏ lưu huỳnh và vật liệu carbon Thủy ngân có trong quặng bị bốc hơi, đặc biệt là trong lò nung Đây là một trong số những nguồn phát thải thủy ngân lớn nhất vào khí quyển

Sau khi nung hoặc hấp, quặng được trộn với nước và phản ứng với dung dịch xyanua giúp vàng và thủy ngân hòa tan, các chất rắn bị loại bỏ thông qua quá trình lọc Vàng được tách khỏi dung dịch bằng quá trình điện phân Trong quá trình này, thủy ngân cũng phải thu hồi bằng các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí để không phát tán vào khí quyển ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

Sự bay hơi thủy ngân từ các bãi thải hoạt động và cơ sở chứa đuôi quặng cũng là nguồn phát thải đáng kể vào khí quyển Quá trình này cần được đánh giá và kiểm soát Nhìn chung, thủy ngân trong quặng vàng có thể phát tán vào đất, vào không khí, hoặc trong các sản phẩm vàng không tinh khiết

- Tiếng ồn và chấn động: Ô nhiễm tiếng ồn trong khai thác khoáng sản bao

gồm tiếng ồn từ động cơ xe, bốc xúc đá, máng trượt, phát điện và các nguồn khác Tác động tích lũy của các hoạt động như xúc, khoan, nổ mìn, vận chuyển, nghiền, xay, chất vào kho có thể ảnh hưởng đáng kể đến động vật hoang dã và các cư dân gần đó.[21]

1.3.4 Hoạt động khai thác khoáng sản ảnh hưởng đến môi trường tại Lào Cai

Quy hoạch và chiến lược về khoáng sản của cả nước và tỉnh Lào Cai mới được phê duyệt năm 2006 Tỉnh Lào Cai đã lập quy hoạch đối với tất cả các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh gồm: Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi), quy hoạch quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Lào Cai giai đoạn

2007 - 2015, có xét đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2008 Bản

đồ khoanh vùng khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Lào Cai cũng đã thành lập xong và phê duyệt năm 2009

Mặc dù mới được phê duyệt trong những năm gần đây, nhưng quy hoạch khoáng sản đã trở thành một trong những căn cứ pháp lý quan trọng cho công tác quản lý, cấp giấy phép và định hướng cho hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; bảo đảm cân đối tài nguyên khoáng sản cho các mục tiêu trước mắt và lâu dài, gắn khai thác, chế biến khoáng sản với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Trang 33

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 84 doanh nghiệp được cấp 107 giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực Trong đó Trung ương cấp 08 giấy phép, UBND tỉnh Lào Cai cấp 73 giấy phép khai thác vật liệu xây dựng thông thường và 18 giấy phép khai thác các khoáng sản khác Hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp được cấp giấy phép trên địa bàn tỉnh cơ bản tuân thủ khá đầy đủ các quy định của pháp luật và của địa phương

Sản lượng quặng nguyên khai một số loại khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh các năm từ 2009 đến hết tháng 6 năm 2011 thể hiện qua bảng 1.7

Bảng 1.7: Sản lƣợng quặng nguyên khai một số loại khoáng sản chính trên

địa bàn tỉnh các năm từ 2009 đến hết tháng 6 năm 2011

Năm Loại khoáng sản

Sản lƣợng (tấn)

Số lƣợng giấy phép

Sản lƣợng (tấn) Sản lƣợng

2009

Apatit 0 0 3 4.220.000,000 4.220.000,000 Đồng 1 0 1 1.237.395,000 1.237.395,000 Sắt 5 110.000,000 2 855.000,000 965.000,000 Chì, kẽm 6 250,000 0 0 250,000 Cao lanh, Fenfat 2 54.640 2 5.360,000 60.000,000

Cộng 2009 14 164.890 8 6.317.755,000 6.482.645,000

2010

Apatit 0 0 3 4.138.354,000 4.138.354,000 Đồng 1 2.800,000 1 1.219.338,000 1.222.138,000 Sắt 7 258.760,000 2 762.300,200 1.021.060,200 Chì, kẽm 6 10.550,000 0 0 10.550,000 Cao lanh, Fenfat 2 21.495,000 2 102879,600 124.374,600

Cộng 2011 18 88.152,590 8 3.585.885,400 3.674.037,990

(Nguồn: Sở tư pháp) [22]

Trang 34

Nhìn chung, số lượng giấy phép khai thác khoáng sản do tỉnh Lào Cai cấp khá nhiều nhưng chủ yếu là các mỏ quy mô nhỏ, trữ lượng và sản lượng khai thác rất hạn chế, giá trị kinh tế thấp và chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, thời hạn giấy phép ngắn Ngược lại, số lượng giấy phép khai thác khoáng sản do các Bộ, ngành Trung ương cấp không nhiều nhưng chủ yếu là các

mỏ có quy mô, trữ lượng và sản lượng khai thác lớn, giá trị kinh tế cao

Hoạt động chế biến khoáng sản được đầu tư ngày càng tăng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 12 nhà máy tuyển khoáng đang hoạt động, trong đó có 02 nhà máy tuyển nổi quặng Apatit; 02 nhà máy tuyển nổi quặng đồng; 03 nhà máy tuyển nổi Chì - Kẽm; 03 nhà máy tuyển quặng Sắt bằng phương pháp tuyển từ; 02 nhà máy tuyển quặng Sắt bằng phương pháp trọng lực

Sản lượng một số khoáng sản chính sau khi tuyển chọn được vận chuyển tiêu thụ trên địa bàn tỉnh các năm từ năm 2009 đến hết 6 tháng năm 2011 như sau:

Bảng 1.8: Sản lƣợng quặng nguyên khai một số loại khoáng sản chính trên địa

bàn tỉnh các năm từ 2009 đến hết tháng 6 năm 2011 (tấn)

TT Loại khoáng sản Năm 2009 Năm 2010 6 tháng đầu

năm 2011

1 Quặng Apatit (loại

I,II và quặng tuyển) 2.020.000,00 2.388.980,79 1.114.203,00

Trang 35

Hoạt động chế biến sâu khoáng sản cũng đã và đang được đẩy mạnh Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã và đang đầu tư xây dựng và vận hành nhiều nhà máy chế biến khoáng sản như: luyện đồng, luyện gang thép, các nhà máy phân bón, hóa chất Một số nhà máy đã đi vào hoạt động cho ra các loại sản phẩm như: đồng kim loại, vàng, bạc kim loại, super lân

Tuy nhiên song song với sự phát triển là tình hình quản lý, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn tồn tại rất nhiều bất cập Nhiều người dân phán ánh: Công tác chấp hành, kiểm tra, xử lý các vi phạm về môi trường ở một số mỏ, nhà máy chế biến lớn như: A patít, Sin Quyền, KCN Tằng Loỏng, mỏ sắt Quý sa còn xa với thực tế dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, khiến cuộc

sống người dân xung quanh khu vực mỏ bị ảnh hưởng

(Nguồn: http://tamnhin.net) [21].

Trang 36

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến môi trường tại xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

2.1.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

- Phạm vi: Địa bàn xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

- Thời gian: Từ tháng 01/2016 - tháng 8/ 2016

2.2 Nội dung nghiên cứu

Đề tài thực hiện các nội dung cụ thể sau:

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

- Điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý

+ Địa hình, địa chất

+ Khí hậu, thủy văn

+ Tài nguyên thiên nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

+ Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

+ Cơ sở hạ tầng

+ Văn hóa, giáo dục, y tế

2.2.2 Hiện trạng khai thác tuyển quặng mỏ sắt Quý sa

- Vị trí địa lý, địa hình địa mạo khu khai thác

- Tình hình khai thác, sản lượng khai thác

- Quy trình khai thác

- Loại hình các chất thải

2.2.3 Ảnh hưởng của việc khai thác tuyển quặng sắt đến môi trường đất, nước

và không khí tại xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn

Trang 37

* Theo kết quả phân tích MT:

* Theo ý kiến của người dân:

2.2.4 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác, tuyển quặng tại mỏ Quý sa xã Sơn Thủy

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khu vực khai thác

và của xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai Thu thập số liệu quan trắc môi trường đất, nước và không khí của khu vực khai thác khoáng sản Tài liệu về công tác quản lý môi trường tại địa bàn nghiên cứu Tài liệu về các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản, về bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn Việt Nam và các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu tại các cơ quan như sau: Sở Tài nguyên

và Môi trường, tỉnh Lào Cai, Chi cục Bảo vệ Mô trường, Trung tâm quan trắc môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện văn Bàn, UBND xã Sơn Thủy

2.3.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn

- Đề tài sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập về nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu Lập các phiếu điều tra để tiến hành điều tra

- Đối tượng điều tra: Chon ngẫu nhiên các hộ gia đình, cá nhân xung quanh khu vực khác thác

- Nội dung phỏng vấn: điều tra, đặt câu hỏi về ảnh hưởng của môi trường đất, nước và không khí của khu vực nghiên cứu

- Hình thức phỏng vấn: Sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn, số lượng 60 phiếu, các phiếu điều tra đã có câu trả lời sẵn để người được phỏng vấn dễ trả lời theo kiểu trắc nghiệm cụ thể Trong hoạt đông khai thác tuyển quặng sắt ảnh hưởng tới môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, không khí và sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác tuyển quặng Đối tượng phỏng vấn là người dân tại

03 thôn (Thôn 8 Khe Hồng, Thôn Ba Hòn, Thôn 4 Khe Lếch) xã Sơn Thủy, đồng thời chụp ảnh tư liệu về các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong khai thác tuyển quặng tại mỏ sắt Quý Sa

Trang 38

2.3.3 Phương pháp lấy mẫu phân tích

- Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến môi trường đất, nước, không khí ở xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai tiến hành lấy các điểm phân tích môi trường đất, nước, không khí trong vùng nghiên cứu

- Mẫu đất: Mẫu đất tại các khu vực nghiên cứu được lấy ở tầng mặt có độ sâu

từ 0 - 20cm Các mẫu đất sau khi lấy được đựng vào các túi riêng, có ghi kí hiệu ngoài bao bì Để đánh giá được một cách khái quát chất lượng đất tại khu vực khai thác, tiến hành lấy 04 mẫu sau:

Đ01: Đất lấy tại bãi chứa chất thải

Đ02: Mẫu đất tại khai trường số 1

Đ03: Mẫu đất tại khai trường số 2

Đ04: Mẫu bùn thải trong hồ thải quặng đuôi

- Mẫu nước: Mẫu nước được lấy vào ca định lượng, Mẫu được chứa trong bình polyetylen Các địa điểm lấy mẫu nước như sau:

+ Mẫu nước thải: lấy 04 mẫu tại các địa điểm khác nhau:

NT1: Mẫu nước lấy lại của xả hồ lắng

NT2: Mẫu nước lấy tại moong khai thác

NT3: Mẫu nước lấy tại điểm tiếp nhận vào Ngòi Nhù sau hồ lắng

NT4: Mẫu nước tại điểm xả của bãi thải đuôi quặng

+ Mấu nước mặt: Lấy 01 mẫu đại diện cho nước mặt xung quanh khu vực khai thác, tuyển quặng

NM01: Mẫu nước mặt lấy tại Ngòi Nhù chân cầu Khe Lếch xã Sơn Thủy trước điểm tiếp cận nước thải

+ Mẫu nước ngầm: Lấy 04 mẫu nước giếng của các hộ dân xung quanh khu vực khai thác

NN1: Lấy mẫu nước giếng tại nhà bà Triệu Thị Thăng thôn 3 xã Sơn Thuỷ - Văn Bàn

NN2: Lấy mẫu nước giếng tại nhà bà Vũ Thị Hiền đội 5 thôn Khe Phàn xã Sơn Thuỷ - Văn Bàn

Trang 39

NN3: Lấy mẫu nước giếng tại nhà anh Đỗ Văn Hợp thôn 7B Mỏ đá Sơn Thuỷ xã Sơn Thuỷ - Văn Bàn

NN4: Lấy mẫu nước giếng tại nhà ông Thao Se Chu thôn 7B bản Mỏ Đá xã Sơn Thuỷ - Văn Bàn

- Mẫu không khí: Sử dụng máy lấy mẫu không khí để lấy mẫu tại một số các địa điểm như tại khai trường khu vực khai thác, tại vùng nghiền, tuyển quặng, bãi thải đất

đá, khu dân cư Các mẫu được cố định và bảo quản trước khi vận chuyển về phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn hiện hành, tiến hành lấy các mẫu không khí cụ thể:

+ Tại khu vực khai thác lấy 03 mẫu:

KK1:Mẫu không khí lấy trong khai trường khai thác số 1

KK2 Mẫu không khí lấy tại khai trường khai thác số 2

KK3: M mẫu không khí tại khu vực đường nội bộ mỏ

+ Tại khu vực nghiền tuyển quặng lấy 03 mẫu:

KK4: Mẫu không khí tại khu vực xưởng nghiền tuyển quặng

KK5: Mẫu không khí tại khu vực cách khu vực xưởng tuyển khoảng 40 m KK6: Mẫu không khí lấy ở cuối hướng gió cách khu vực nghiền tuyển 100 m + Tại khu vực bãi thải

KK7: Mẫu không khí tại hồ thải đuôi quặng

KK8: Mẫu không khí cách bãi thải đất đá khoáng 100m cuối hướng gió KK9: Mẫu không khái tại bãi thải đất đá

+ Tại khu dân cư sát mỏ

KK 10: Mẫu không khí tại khu dân cư cuối hướng gió 500m khai trường 01;

KK 11: Mẫu không khí tại khu dân cư cuối hướng gió 500m khai trường 02;

KK 12: Mẫu không khí tại khu dân cư cuối hướng gió 400m xưởng nghiền tuyển;

2.3.4 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

- Các kết quả thu được thống kê thành bảng trên phần mềm Microsoft Excel,

tổng hợp số liệu, so sánh và đánh giá

- Các kết quả phân tích được so sánh với Quy chuẩn Việt Nam:

+ Đất: QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn KTQG về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

Trang 40

+ Nước thải: QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn KTQG về nước thải sản xuất + Nước mặt: QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường nước mặt

+ Nước ngầm: Theo QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về chất lượng nước ngầm

+ Không khí vùng làm việc: Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế (giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc)

Ngày đăng: 08/12/2016, 09:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Hoàng Văn Khanh (2007), “Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam”, http://tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/90/4724/Chitiet.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam
Tác giả: Hoàng Văn Khanh
Năm: 2007
10. Nguyễn Đức Quý (1996), “Môi trường một số khu khai thác khoáng sản”, tạp chí Hoạt động khoa học, số 4-1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường một số khu khai thác khoáng sản
Tác giả: Nguyễn Đức Quý
Năm: 1996
11. Nam Nguyên (2010), Bùn đỏ Cao Bằng, thực chứng cho Bauxite Tây nguyên,http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/iron-ore-red-mud-sludge-in-cao-bang-north-vietnam-nnguyen-11082010210315.html, 1/8/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùn đỏ Cao Bằng, thực chứng cho Bauxite Tây nguyên
Tác giả: Nam Nguyên
Năm: 2010
12. Trần Anh Quân (2009), Báo cáo chuyên đề “Tác động do việc khai thác sử dụng khoáng sản đến hệ sinh thái và đề xuất biện pháp xử lý”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động do việc khai thác sử dụng khoáng sản đến hệ sinh thái và đề xuất biện pháp xử lý
Tác giả: Trần Anh Quân
Năm: 2009
13. Lê Quân (2012), Vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ: Nỗi sợ hãi kéo dài nhiều năm, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120417/vu-sat-lo-bai-thai-mo-than-phan-me-noi-so-hai-keo-dai-nhieu-nam.aspx, 17/04/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ: Nỗi sợ hãi kéo dài nhiều năm
Tác giả: Lê Quân
Năm: 2012
14. Lê Huy Bá (2004) - Môi trường, Nxb Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh
16. Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (2004) - Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam
17. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001 - 2010. Nhà xuất bản Thế Giới, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001 - 2010
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế Giới
21. Sở tư pháp- Sở Tài nguyên và Môi trường, Thông tin pháp lý- Tìm hiểu luật khoáng sản (2011)II. Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin pháp lý- Tìm hiểu luật khoáng sản (2011)
22. 23.The Detroit Salt Company (2010), Types of Mining, http://www.detroitsalt.com/types-of-mining.html, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Types of Mining
Tác giả: 23.The Detroit Salt Company
Năm: 2010
23. 24. U.S. Geological Survey (2012), Mineral Commodity Summaries, http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/copper/mcs-2012- coppe.pdf, 6/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mineral Commodity Summaries
Tác giả: 24. U.S. Geological Survey
Năm: 2012
5. Nguyễn Hằng (2011), Sản lượng thép thế giới sẽ đạt kỷ lục 1,568 tỷ tấn trong năm nay, http://cafef.vn/20110712034524920CA54/san-luong-thep- Link
1. Công ty TNHH Khoáng sản và luyện kim Việt Trung, Báo cáo đánh giá tác động môi trường của mỏ sát Quý sa năm 2006 Khác
2. Công ty TNHH Khoáng sản và luyện kim Việt Trung, Báo cáo sản lương khai tác hàng năm của mỏ sát Quý sa Khác
3. Kết quả quan trắc định kỳ mỏ sắt Quý sa giai đoạn năm 2012-2015, Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Lào cai Khác
4. UBND xã Sơn Thủy, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011- 2015 của xã Sơn Thủy Khác
8. Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và môi trường Bắc Kạn (2010), Báo cáo điều tra, thống kê, đánh giá chất thải rắn, chất thải nguy hại nghành khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; xây dựng phương án xử lý, Bắc Kạn Khác
9. Trần Thị Thanh (2009), Các chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường, Quảng Ninh Khác
15. Bộ Tài nguyên và môi trường - Các quy chuẩn đánh giá chất lượng môi trường đất (QCVN 15:2008/BTNMT, QCVN 03:2008/BTNMT Khác
18. Ngân hàng Thế giới. Phát triển và Môi trường. Tài liệu dịch của Bộ KHCN&MT, Hà Nội - 1993 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w