(14242247 fj
TRUONG DAI HOC LAM NGHIỆP
KHOA KINH TE & QUAN TRI KINH DOANH
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DANH GIA ANH HUONG CUA THONG TIN CUNG CAP
DEN MUC SAN LONG CHI TRA NHAM TANG CUONG BAO TON GIA TRI DA DANG SINH HQC TAI VUON QUOC GIA
BA VÌ - HÀ NỘI
NGÀNH : KINH TẾ LÂM NGHIỆP MÃ SỐ :402
cee HO
Giáo viên hướng dẫn : TS Trần Hữu Dào Sinh vién thực hiện : Hà Thị Kim Lương
Khoá học : 2006 - 2010
Hà Nội - 2010
Trang 2LOI CAM ON
Để hoàn thành chương trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
sau 4 năm học tập tại trường Đại học lâm nghiệp, được sự đồng ý của Trường
Đại học lâm nghiệp, Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh và sự nhất trí của giáo viên hướng dẫn TS.Trần Hữu Dào, tôi đã tiến bành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “ Đánh giá ảnh hướng của thông tin cung cấp đến mức sẵn lòng chỉ trả nhằm tăng cường bảo tồn giá trị đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Ba
Vì - Hà Nội "
Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân tơi cịn nhận được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS.Trần Hữu Dào, cô giáo Th.S Nguyễn Thị Xuân Hương, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh và các cán bộ trong ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì
Tơi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.Trần Hữu Dào, cô giáo Th.S Nguyễn Thị Xuân Hương đã nhiệt tình hướng, dẫn và chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và xây dựng đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh và các cán bộ trong ban
quản lý vườn quốc gia Ba Vì đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thiện đề tài
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do hạn chế về mặt thời gian nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài khóa luận được hồn thiện hơn
Hà Nội, tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện
Trang 3MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các biểu
Danh mục các bình vẽ, đồ thị
Phan J - BAT VAN DE
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên ct
1.5 Nội dung của khóa luận 3
Phan 2 - TONG QUAN VE DINH GIA TAI NGUYEN 4
2.1 Vấn đề cơ bản trong định giá tài nguyên 4
2.1.1 Hàng hóa chất lượng môi trưởng 4
2.1.2 Vi sao phải định gid tai nguyén mdi truéng 4
2.2 Những phạm trù cơ bản trong định giá tai nguyén 5
2.2.1 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên tự nhiên 5 2.2.2 Do lường mức sẵn lòng chỉ trả bằng thay đổi thặng dư tiêu dùng 8
2.3 Các phương pháp định giá tài nguyên
2.3.1 Các phương pháp thị trường, H1 2.3.2 Phương pháp bộc lộ su ua thicl 12
2.3.3 Phương pháp chuyển đổi lợi ích 13
2.3.4 Phương pháp phát biểu sự ưa thích 13
2.4 Định giá môi trường bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên 13
Trang 4
2.4.2 Trình tự thực hiện của phương pháp
2.4.3 Kỹ thuật tìm hiểu mức bằng lòng chỉ trả 15
2.4.4 Những ưu nhược điểm của phương pháp 17
Phần 3 - ĐẶC ĐIÊM CƠ BẢN CỦA VQG BA VÌ - HÀ NỘI 19
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 19
3.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của VQG 20
3.3 Tình hình tài nguyên sinh học tại VQG Ba Vì 22
3.3.1 Khái niệm và vai trò của đa dạng sinh ho
Tài nguyên đa dạng sinh học của VQG Ba Vì
3.4 Thực trạng cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Ba Vì 25
3.4.1 Thực trạng công tác bảo tồn đa đạng sinh học =
3.4.2 Những khó khăn và tồn tại trong công tác bảo tồn đa dang sinh
học tại VQG 7
Phần 4 - XÁC ĐỊNH MUC BANG LONG CHI TRA NHAM TANG CƯỜNG BẢO TON ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUOC GIA
BA VÌ 29
4.1 Thiết kế phiếu điều tra và chọn mẫu 29
4.2 Kết quả điều tra 30
4.2.1 Những thông tin cơ bản của mẫu 31
4.2.2 Kết quả điều tra xác định mức bằng lòng chỉ trả 2 35
4.2.2.1 Mẫu điều tra không được cung cấp thông tỉn 35
4.2.2.2 Mẫu điều tra được cung cấp thông tin
38 4.2.4 Phân tích lý do khách du lịch không ủng hộ chương trình bảo tồn 39
4.3 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến mức bằng lòng chỉ trả để 4.2.3 Kết quả điều tra theo hình thức chỉ trả
bảo tồn da dạng sinh học tại VQG Ba Vì 4.3.1 Xây dựng mơ hình
Trang 5(1) Kết quả hồi quy với mẫu điều tra khơng có théng tin (2) Kết quả hồi quy với mẫu điều tra có thơng tin
4.3.2 So sánh hai mơ hình có và khơng có thơng tin
4.4 Những đánh giá chung và một số đề xuất nhằm tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG Ba Vì 50 4.4.1 Cơng tác quản lý ấm OL
4.4.2 Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục 52
4.4.3 Nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư 53
4.4.4 Giải pháp tăng nguồn thu cho công tác bảo tồn 54
4.4.5 Giải pháp nâng cao hiểu quả sử dụng nguồn kinh phí cho cơng tac bao ton
KẾT LUẬN
TAI LIEU THAM KHẢO
Phụ lục 2.1 Các bước tiền hành phương pháp định giá ngẫu nhiên Phụ lục 4.1 Phiếu thăm dò ý kiến (Mẫu điều tra không có thơng tin) Phụ lục 4.2 Phiếu thăm đò ý kiến (Mẫu điều tra có thơng tin)
Phụ lục 4.3.Ước lượng mơ hình hồi quy WTP bằng phần mềm EXCEL
trong trường hợp khơng có thông tin
Phụ lục 4.4 Ước lượng mơ hình hồi quy WTP bằng phần mềm
Trang 6Kí hiệu BV BD CĐ/TC CVM cs DC DUV DLST DH EV FAO IUV OE Ov PE QLBVR TEV THCS
DANH MUC CAC TU VIET TAT Tiéng Anh
Bequest values Bidding game
Contingent valuation method
Consumer Surplus
Dichotomous choice approach Direct use values
Existence Values
Farm agricultural organization Inderect use values
Market price
Non use values Open - ended
Option value Payment card
Total economic value
Use values Willingness to pay Tiếng Việt Giá trị để lại Trò đấu thầu Cao đẳng / Trung cấp
Phương pháp định giá ngẫu nhiên Thang du tiéu ding
Lựa chọn có - không
Giá trị sử dụng trực tiếp
Du lịch sinh thái
Đại học
Giá trị tồn tại
'Tổ chức nông lương liên hợp quốc Giá trị sử dụng gián tiếp
Giá thị trường Giá trị không sử dụng Câu hỏi mở Giá trị lựa chọn Thẻ thanh toán Quản lý bảo vệ rừng “Tổng giá trị kinh tế “Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tài nguyên Giá trị sử dụng
Vườn quốc gia
Trang 7DANH MỤC CÁC BIÊU
Nội dung Trang
Biểu 2.1 Các kỹ thuật tìm hiểu mức bằng lịng chỉ trả
Biểu 3.1 Hệ động vật vườn quốc gia Ba Vi
Biểu 3.2 Mức độ suy giảm tài nguyên rừng qua 3 năm 07, 08, 09
Biểu 4.1 Đặc điểm giới tính và tình trạng hơn nhân của mẫu điều tra 31 Biểu 4.2 Đặc điểm độ tuổi của mẫu điều tra
Biểu 4.3 Trình độ học vấn của mẫu điều tra Biểu 4.4 Thu nhập bình quân của mẫu điều (ra
Biểu 4.5 Mức bằng lòng chỉ trả - nhóm khơng có thơng tin
Biểu 4.6 Mức bằng lòng chỉ trả - nhóm có thơng tin
Biểu 4.7 Kết quả chấp nhận chỉ trả phân theo hình thức chỉ trả
Biểu 4.8 Lý do khách khơng đồng ý đóng góp cho chương trình
é „42
Biểu 4.10 Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy - nhóm khơng có thơng
Biểu 4.9 Bảng mã hóa các nhân
tin
Biểu 4.11.Kết quả ước lượng mô hình hồi quy - nhóm có thơng tin Biểu 4.12 Ảnh hướng đơn vị của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Nội dung
Trang 8
Phần I
DAT VAN DE 1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, nền kinh tế toàn cầu đang phát triển với tốc độ chóng mặt, mục tiêu thu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Để đạt lợi nhuận tối đa, với trình độ khoa học kĩ thuật ngày cảng
hiện đại, con người đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường, Điều này đi ngược lại với mục tiêu chung mà toàn thế giới hướng, tới Đó là mục tiêu phát triển bền vững Phát triển bền vững được hiểu một
cách tổng quát là sự phát triển kinh tế tồn tại được về lâu dài Liệu nền kinh tế
có tồn tại lâu đài khi tài nguyên môi trường đang ngày càng suy giảm nhanh chóng ?
Vì vậy, trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu, tài nguyên môi trường trở thành vấn đề nổi cộm cần được quan tâm Bảo vệ tài nguyên môi trường được đặt ra như một điều kiện để đảm bảo cho sự phát triển bền vững Các quyết định liên quan đến sử dụng và tái tạo tài nguyên môi trường cần được lên kế hoạch một cách cẩn thận và hợp lý Phục vụ cho công tác hoạch định chính sách, định giá tài nguyên môi trường là một công cụ hỗ trợ đắc
lực Có nhiều phương pháp định giá tài nguyên môi trường Trong đó, phương
pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent valuation method - CVM) là phương
pháp duy nhất có thể áp dụng cho rất nhiều hàng hố mơi trường bao gồm cả giá trị sử dụng và không sử dụng Đánh giá giá trị dịch vụ môi trường bằng
phương pháp CVM được tiến hành thông qua việc điều tra quyết định “ mua” những hàng hóa mơi trường trong một thị trường giả định (thị trường ảo) Do
Trang 9Để đánh giá ảnh hưởng của thông tin đến các quyết định mua và mức sẵn lòng chỉ trả của người tiêu dùng, tôi đã đi nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá ảnh hưởng của thông tin cung cấp đến mức sẵn lòng chi trả nhằm tăng cường bảo tồn giá trị đa dạng sinh học tại vườn quốc gia
Ba Vì — Hà Nội "
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định mức bằng lòng chỉ trả và những nhân tố ảnh hưởng đến mức bằng lòng chỉ trả của khách du lịch đến việc tăng cường bảo tồn sự da dang sinh học tại VQG Ba Vì
~ Đánh giá ảnh hưởng của thông tin cung cấp đến mức sẵn lòng chỉ trả
nhằm bảo tồn giá trị đa dạng sinh học tại VQG Ba Vì
~ Đề xuất một số ý kiến nhằm đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Ba Vì
1.3 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là khách du lịch đến vườn và những khách du lịch ngoài VQG tại một số địa phương lân cận như: Hịa Bình, Sơn Tây, Hà
Nội, Xuân Mai, Phú Thọ trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2010
Đề tài dự kiến điều tra mẫu ngẫu nhiên với 300 phiếu điều tra, trong đó lượng phiếu điều tra tại vườn khoảng 100 phiếu, ngoài vườn 200 phiếu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu sử dụng phương pháp CVM Khi thực hiện, tiễn hành các
nhóm phương pháp sau :
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu « Số liệu sơ cấp
Thu thập thông qua điều tra thực tế : Chủ yếu điều tra khách du lịch tại VQG và khách du lịch tiềm năng ở các khu vực lân cận
+ Số liệu thứ cấp
Trang 101.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
+ Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê
+ Sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tổ ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chỉ trả của khách du lịch
1.5 Nội dung của khóa luận
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản trong định giá tài nguyên môi trường
~ Xác định mức bằng lòng chỉ trả của khách du lịch nhằm tăng cường
bảo tén da dạng sinh học tại VQG Ba Vì trong hai trường hợp có thơng tin va
khơng có thơng tin
- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức bằng lòng chỉ trả
- Đánh giá ảnh hưởng của thông tin cung, cấp đến mức bằng lòng chỉ
trả nhằm bảo tồn giá trị đa dạng sinh học tại VQG Ba Vì
Trang 11Phan 2
TONG QUAN VE DINH GIÁ TÀI NGUYÊN
2.1 Vấn đề cơ bản trong định giá tài nguyên môi trường 2.1.1 Hàng hoá chất lượng môi trường
Trong nền văn minh cơng nghiệp, trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển kéo theo mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng ngày
càng mạnh mẽ
Tuy nhiên, tốc độ tự phục hồi của môi trường không theo kịp với tốc độ khai thác của con người Do vậy, chất lượng của môi trường ngày càng suy giảm Để bù đắp lại sự giảm sút về chất lượng môi trường, xét về mặt kinh tế, tái sản xuất chất lượng môi trường được đặt ra như một yếu tố khách quan Quá trình tái sản xuất chất lượng môi trường cần rất nhiều lao động và tiền vốn Vì vậy, yếu tố sản xuất là chất lượng môi trường cũng phải được tiền tệ hoá Khi bội đủ các yếu tố trên chất lượng môi trường trở thành hàng hoá
Hàng hoá chất lượng môi trường với đầy đủ hai thuộc tính của hàng hố thơng thường - giá trị sử dụng và giá trị Bên cạnh đó, hàng hóa chất
lượng mơi trường có những điểm khác biệt tương đối rõ ràng với những hàng hóa thơng thường khác ở đặc thù sử dụng và giá trị của nó Các hàng hóa chất lượng mồi trường thường là các hàng hóa công cộng, thuần túy nên việc xác
định giá trị của chúng là vô cùng khó khăn Vì vậy, việc phát triển một thị
trường như những hàng hóa thơng thường cho nhóm hàng hóa này hiện còn đang trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm
2.1.2 Vì sao phải định giá tài nguyên môi trường ?
Trên thị trường mỗi cá nhân đều có thơng tin khá rõ ràng để làm cơ sở
cho sự đánh giá và lựa chọn của họ Sản phẩm thơng thường có các đặc tính
được nhận biết và đều có giá thị trường Nhưng như đã phân tích, hàng hố và
dịch vụ môi trường thường khơng có giá thị trường và khó lịng xác định rõ
giá trị đích thực và tầm quan trọng của chúng Nhiều tài sản môi trường là tài sản công cộng và đây là đặc tính gây khó khăn cho việc vận dụng thị trường, để đánh giá các tài sản môi trường đó
Trang 12Đánh giá giá trị môi trường chỉ là một khoản mục trong chương trình
hành động phát triển bền vững Tuy nhiên đó là một cơng việc quan trọng vì
những lý do sau đây:
+ Môi trường không phải là “miễn phí” mặc dù khơng có thị trường
truyền thống cho các dịch vụ môi trường Việc đánh giá giá trị môi trường sẽ cho ta biết tỷ lệ tài nguyên môi trường sẽ được sử dụng hết và báo hiệu sự khan hiếm ngày càng tăng đối với người sử dụng
+ Đánh giá giá trị môi trường giúp khôi phục cân bằng giữa những tác động lượng hố được và khơng lượng hố được trong phân tích lợi ích- chỉ
phí, hay giữa những giá trị có thể quy được thành tiền và không, thể quy thành tiền được
+ Đối với những quyết định dựa trên phân tích lợi ích- chỉ phí, đánh giá
giá trị sẽ làm giảm những quyết định thuần tuý định tính
+ Đánh giá giá trị môi trường có thể cung cấp dấu hiệu hoạt động kinh
tế đúng hơn
+ Một khi được thực hiện một cách cẩn thận và đầy đủ, đánh giá giá trị mơi trường có thể tạo ra nền tảng khá an toàn cho những chính sách nhằm
thuyết phục việc sử dụng tài nguyên môi trường, cẩn thận hơn 2.2 Những phạm trù cơ bản trong định giá tài nguyên
2.2.1 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên tự nhiên
Vin đề định giá các giá trị dịch vụ của môi trường là một nhiệm vụ vô
cùng cần thiết và đồi hỏi những nghiên cứu khoa học Để có thể định giá được những giá trị này một cách chính xác, cần phân biệt rõ nội dung kinh tế của
các dịch vụ này Căn cứ vào phương thức sử dụng các dịch vụ môi trường,
Trang 13Hinh 2.1 Cac thanh phan giá trị của tài nguyên môi trường
Téng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường
(Total Economic Value)
TH
Giá trị sử dụng Giá trị không sử dụng
(Use value) (Non - use value)
Giá trị sử | | Giátrị sử | | Giá tri lựa Giá trị Giá trị
dụng trực dụng gián chọn lưu ton tai
tiếp tiếp (Option truyền (Existenc
(Direct (Indirect value) (Bequest e value)
use value) use value) value)
rT | ”
Các sản Lợi ích từ Các giá Giá trị sử Giá trị từ
phẩm có các chức trị sử dụng và nhận thức
thể được năng sinh đụng trực không sử sự tôn tại
tiêu dùng thái tiếp và dụng cho của tài trực tiêp gián tiếp tương lai nguyên
cho tương
| | P| !
Sinh khối, | | Kiểm soát Đa dạng Nơi cư Hệ sinh
thực lũ, hạn trú, đa thái, các
phẩm, giải | | hán, dang sinh loai bi de
tri, gido chơng xói học, các doạ tuyệt
dục mon, rua 2 loai sinh ching
trôi vật]
Trang 14
Theo lý thuyết kinh tế, tổng giá tri kinh tế của tài ngun mơi trường chính là tổng giá trị sử dụng (use values) và các giá trị không sử dụng ( non- use values) ctia tai ngun mơi trường đó, cụ thể :
TEV = UV + NUV (2.1)
Trong đó :
TEV : Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường UV : Giá trị sử dụng của tài nguyên môi trường
NUV : Giá trị không sử dụng của tài ngun mơi trường
® Giá trị sử dụng - UY (use values) :
Giá trị sử dụng là giá trị rút ra từ hiệu quả sử dụng, thực của tài nguyên mơi trường Đó chính là các giá trị gắn với việc tiêu đùng một cách trực tiếp bay gián tiếp các dịch vụ môi trường tài nguyên đó cung cấp Giá trị sử dụng
được phân thành ba loại: Giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn Cụ thể :
UV=DUV + IUV+ OV
(1Giá trị sử dụng trực tiép (DUV - direct use values):
Là giá trị những sản phẩm có thể tiêu dùng trực tiếp như: gỗ, củi, cây thuốc, thức ăn, giá trị nghỉ dưỡng
(2) Giá trị sử dụng gián tiếp ( IUY - indirect use values):
Là giá trị mà các dịch vụ sinh thái mà môi trường mang lại như : điều hồ khí hậu, bảo vệ nguồn nước, kiểm soát lũ lụt
(3) Giá tri lua chon (OV - option values):
LÀ giá trị của những cơ hội sử dụng những dịch vụ môi trường cho bản
thân hoặc con cháu tương lai Ví dụ việc xem xét có nên thực hiện một dự án nào đó hay khơng phụ thuộc vào những đánh giá mức độ ảnh hưởng của dự án đến những cơ hội sử dụng các dịch vụ môi trường của khu vực trong tương
lai
® Giá trị không sử dụng - NUY (non — use values) :
Giá trị không sử dụng bao gồm giá trị di sản và giá trị tồn tại Cụ thể :
Trang 15(1) Gié tri di san (BV - Bequest values):
Là những giá trị sử dụng và phi sử dụng được bảo tồn cho con cháu mai
sau sử dụng Ví dụ sự bao tồn, duy tri môi trường sống của các loài động thực vật trong rừng nhiệt đới; sự bảo tồn những cảnh quan thiên nhiên do sự thay đổi của quá trình tự nhiên (Các khu danh lam thắng cảnh thiên nhiên )
(2) Giá trị tén tai (EV- Existance values):
Là giá trị của những tài nguyên hiện đang, tồn tại và đơn giản là người
ta mong muốn chúng tồn tại Ví dụ sự tồn tại của những loài động, thực vật
sắp tuyệt chủng hay sự tồn tại của môi trường sống của các loài động vật hoang dã
Biểu thức (2.1) được viết lại như sau:
TEV = ÐUV + [UV +OV+BV+EV
Qua việc phân tích trên có thể thấy giá trị môi trường bao gồm cả phần
giá trị sử dụng và phi sử dụng Trong đó phan gié tri phi sử dụng trong nhiều trường hợp lớn hơn rất nhiều những giá trị sử dụng của chúng Vì vậy các
phương pháp định giá môi trường ln mong muốn có thể tính tốn đầy đủ nhất các giá trị này của môi trường
2.2.2 Do lường mức sẵn lòng chỉ trả (WTP) bằng thay đối thặng dư tiêu
dùng (CS)
2.2.2.1 Thặng dư tiêu dùng
Khái niệm: Thăng dư tiêu dùng là sự chênh lệch giữa lợi ích của người
tiêu dùng khi tiêu dùng một loại hàng hoá, dịch vụ với những chỉ phí thực tế
để thu được lợi ích đó
Người tiêu dùng được hưởng thặng dư tiêu dùng chủ yếu là vì họ chỉ phải trả một lượng tiền như nhau cho mỗi đơn vị hàng hoá mà họ mua, từ đơn
vị đầu tiên đến đơn vị cuối cùng Giá của một đơn vị ở đây đúng bằng giá trị của một đơn vị cuỗi cùng Nhưng theo quy luật của độ thoả dụng biên giảm dần thì độ thoả dụng của người tiêu dùng đối với các đơn vị hàng hoá là giảm
dần từ đơn vị đầu tiên đến đơn vị cuối cùng (Samuelson và Nordhaus, 2002) Vì thế người tiêu dùng được hưởng thặng dư đối với mỗi đơn vị hàng hoá
Trang 16Hinh 2.2 Mức bằng Jong chỉ trả và thặng dư tiêu dùng
Ghi chú : P là giá hàng hoá; Q là khối lượng hàng hoá; P„ Oola giá và khối lượng hàng hoá cân bằng trên thị trường; D là đường câu hay đường sẵn lòng chỉ trả Diện tích hình AOO,C biểu hiện tổng lợi
ích của cá nhân A khi tiêu dùng hàng hố X Diện tích hình OP,CQ› là tổng chỉ phí của cá nhân A để mua hàng hoá X
Trên hình 3.2, thặng dư tiêu dùng của cá nhân A (CS) đối với hàng
hoá X ở mức giá cân bằng Pọ và sản lượng cân bằng Q được tính bằng sự chêch lệch giữa tổng lợi ích và tổng chỉ phí thực tế của cá nhân A để mua
hàng hoá X
2.2.2.2 Mức bằng lòng chỉ trả
Sở thích tiêu dùng của khách hàng được thể hiện thơng qua mức
bằng lịng chỉ tra (WTP) Khi khách hàng mua một loại hàng hóa, họ sẽ
thanh tốn với giá tbị trường của hàng hóa đó, mà trong nhiều trường hợp họ lại có thể chấp nhận chỉ trả ở mức giá cao hơn giá thị trường Độ thỏa
mãn khi tiêu dùng cùng một loại hàng hóa với các cá nhân khác nhau là
khác nhau, vì vậy mà mức sẵn lòng chỉ trả của họ cũng có thể rất khác
Trang 17Mức WTP là thước đo của độ thoả mãn hay sự hài lòng khi tiêu dùng hàng boá, dịch vụ, mà ta đã biết độ thỏa dụng biên của người tiêu dùng tuân
theo quy luật giảm dần theo số đơn vị tiêu dùng tăng lên Nên WTP thông
thường cũng tuân theo quy luật mức bằng lòng chỉ trả biên giảm dần
Do vậy đường “sẵn lòng chỉ trả ” được mô tả giống như đường cầu Đường cầu là cơ sở xác định lợi ích cho xã bội từ việc tiêu dùng một loại
hàng hoá nhất định Miền nằm dưới đường cầu đo lường tổng giá trị của WTP
Trên hình 2.2, mức bằng lịng chỉ trả là phần diện tích nằm dưới đường, WTP tir gid trị 0 đến số lượng được tiêu đùng Qo Cu thé :
'WTP =MP + CS Trong đó :
WTP : Mức bằng lòng chỉ trả
MP : Giá thị trường của hàng hoá
CS : Thặng dư tiêu dùng
Như vậy, trên cơ sở lý thuyết thặng dư tiêu dùng, người ta đưa ra một cách tiếp cận định giá môi trường thông qua mức độ thỏa dụng của người tiêu dùng, tức giá trị của môi trường chính là giá mà người tiêu dùng sẵn sàng chỉ trả cho việc sử dụng những giá trị môi trường đó
2.3 Các phương pháp định giá tài nguyên
Giá trị các dịch vụ môi trường bao gồm cả các giá trị sử dụng và phi sử
dụng Với các giá trị sử dụng, việc định giá thường được tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua giá cả trao đổi trên thị trường hoặc giá cả các hàng
hóa thay thé, hàng hóa liên quan Với các giá trị phi sử dụng, do tính hữu hình
giảm dần, việc định øiá tương đối phức tạp
Các phương pháp định giá tài nguyên được chia thành 4 nhóm:
- Các phương pháp thị trường
- Phương pháp bộc lộ sự ưa thích - Phương pháp chuyển đổi lợi ích - Phương pháp phát biểu sự ưa thích
Trang 182.3.1 Các phương pháp thj truéng (Market - based techniques)
Phuong pháp thị trường là phương pháp đánh giá giá trị môi trường
bằng cách quan sát những thay đổi môi trường và ước tính sự chênh lệch giá trị của hàng hoá dịch vụ do những thay đổi đó tạo nên
* Các phương pháp thị trường gồm
- Phuong phap chi phi bénh tat (Cost of illness method)
- Phuong pháp thay déi nang sudt (Changes in productivity method) - Phương php chi phi thay thé ( Substitue cost method)
* Ứng dung của các phương pháp thị trường
Các phương pháp thị trường có thể áp dụng đối với các vấn đề như: tác
động của xói mịn hay mưa axit lên sản lượng, tác động của ô nhiễm khơng khí, nguồn nước tới sức khoẻ
+ Các vấn đề và hạn chế của phương pháp thị trường
- Mối quan hệ vật lý giữa nguyên nhân thay đổi môi trường, triệu
chứng và tác động kinh tế lên đầu ra và chỉ phí thường rất khó xác định
- Một thay đổi môi trường quan sát được thường do một hoặc nhiều
nguyên nhân và rất khó tách biệt tác động của nguyên nhân này với nguyên
nhân khác
- Khi thay đổi môi trường có tác động nhất định lên thị trường thì cẦn
phải có cái nhìn phức tạp hơn về cấu trúc thị trường, độ co dãn, phản ứng cung và cầu, thái độ của người tiêu dùng
- Giá cả đù có được lấy từ một thị trường hiệu quả và không bị bóp
méo vẫn bị thấp hơn giá trị kinh tế do không xác định được thặng dư tiêu dùng Giá thị trường cũng loại trừ ngoại ứng bao gồm cả ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng tích cực
2.3.2 Phương pháp bộc lộ sự ưa thích (Revealed Preference)
Cơ sở của phương pháp này là tuy người ta không mua và bán chất lượng môi trường một cách trực tiếp nhưng sở thích của con người về mơi
trường có thể được thể hiện một cách gián tiếp thông qua hành vi của họ về môi trường trên thị trường Bằng việc nghiên cứu giá mà họ trả hoặc lợi ích
Trang 19mà họ được hưởng thông qua thị trường đại diện có thể suy ra sự ưa thích của
con người về mơi trườn 1g
Có 3 phương pháp thường được đề cập đến nằm trong số các phương
pháp bộc lộ sự ưa thích là : (1) Du lịch phí ; (2) Đánh giá hưởng thụ ; và (3)
Chi tiêu bảo vệ
» Phương pháp du lịch phi (Travel cost method - TCM) :
Triét lý của phương pháp là dựa trên trên thị trường đại diện thể hiện qua sự bộc lộ ưa thích của người tiêu dùng, sử dụng chỉ phí để làm đại diện
cho giá
Ưu điểm của phương pháp TCM có lịch sử phát triển lâu dài Đồng thời kết quả WTP dựa trên tiêu dùng thực, giá trị giải trí được người tiêu dùng, trải nghiệm chứ không phải giá trị giả thuyết
Tuy nhiên, trong trường hợp du khách đi thăm quan nhiều địa điểm
hoặc có nhiều mục đích sẽ gặp khó khăn trong việc phân bổ chỉ phí du hành của cá nhân
* Phương pháp đánh giá hưởng thụ (Hedonic price method -HPM)
Cách tiếp cận của phương pháp đánh giá hưởng thụ dựa trên ảnh
hưởng của yếu tố môi trường đến giá cả hàng hoá
Phuong pháp này có thể sử dụng trong các trường hợp như sự thay đổi chất lượng nước và khơng khí, nỗi phiền toái từ tiếng ồn, tác động của tiện nghỉ lên đời sống cơng cộng
Khó khăn gặp phải : Khó tách biệt sự ảnh hưởng của các khía cạnh
riêng biệt của môi trường đến giá sản phẩm
* Phương pháp chi tiêu bao vé (Defensive Expenditure - DE)
Chỉ tiêu bảo vệ là hành động con người cố gắng tự bảo vệ mình nhằm
chống lại sự suy giảm sinh cảnh
Phương pháp này có thể ứng dụng trong các trường hợp như : Ơ nhiễm khơng khí, nước hoặc tiếng ồn; xói mòn, sụt đất, lũ lụt; suy giảm độ phì của đất; ô nhiễm bãi biển
Trang 202.3.3 Phương pháp chuyển đổi lợi ich (Benefits transfer)
Phuong pháp chuyển đổi lợi ích là phương pháp dùng giá trị kinh tế của
một tác động tương tự đã được ước lượng tại một điểm khác, sau đó giả định
nó như một số gần đúng với giá trị kinh tế của tác động đang nghiên cứu sau
một vài lần hiệu chỉnh
Khó khăn khi thực hiện chuyển đổi lợi ích là mức độ chính xác thấp do sự khác biệt giữa địa điểm nghiên cứu và địa điểm chính sách
2.3.4 Phương pháp phát biểu sự ưa thich (Stated preference method) Như đã trình bày ở trên, có nhiều phương pháp đề định giá tài nguyên môi trường Người ta có thể dùng sự thay thế trực tiếp đựa trên cơ sở ước tính giá cả hoặc sự thay thế gián tiếp Tuy nhiên, trong trường hợp khơng có yếu
tố thay thế, buộc chúng ta phải điều tra WTP trực tiếp Khi đó, phương pháp
duy nhất có thể áp dụng là phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)
2.4 Định giá môi trường bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) 2.4.1 Cơ sở lý thuyết của phương pháp
Khi chúng ta khơng có các chỉ phí và giá cả liên quan để định giá môi
trường thì sử dụng phương pháp CVM là biệu quả hơn cả
CVM là phương pháp định giá môi trường đang được sử dụng phổ biến
hiện nay trên thế giới CVM được sử dụng để định giá mọi loại hệ sinh thái và các địch vụ môi trường khác nhau Phương pháp này có thể được dùng để
định giá các giá trị sử dụng và phi sử dụng của môi trường nhưng thông
thường người ta sử dụng phương pháp này để định giá các giá trị phi sử dụng của các hàng hóa, dịch vụ mơi trường vì các bàng hóa, dịch vụ này không, thể được định giá bằng bất kỳ phương pháp nào khác
CVM được tiền hành trên cở sở xây dựng một thị trường giả định, tức
giả định rằng các hàng hóa dịch vụ mơi trường được bán trong thị trường giả
định đó và người điều tra sẽ điều tra người tiêu dùng giả định của thị trường này Vì vậy, trong các cuộc điều tra bằng CVM, người điều tra sẽ hỏi người tiêu dùng giả định về mức sẵn lòng bỏ tiền mua (Willingness To Pay - WTP)
Trang 21các hàng hóa dịch vụ môi trường được bán Trong một số trường hợp, người
tiêu dùng được hỏi về mức chấp nhận dén bd (Willingness to Accept- WTA)
cho việc làm mắt đi những giá trị môi trường nào đó
Phương pháp này nghiêng về cách thức để người tiêu dùng tự nói ra “sở thích” của ho thay vì biểu hiện sở thích Nói một cách đơn giản, giá trị môi trường thu được qua phương pháp này dựa trên những giá trị mà người tiêu dùng nói ra là họ mong muốn chứ không phải là những hành động quan sát được của họ Đây chính là ưu điểm xong đồng thời cũng là nhược điểm của
phương pháp này
Cở sở lý luận của phương pháp CVM dựa trên lý thuyết của kinh tế phúc lợi và địi hỏi có giả thiết cơ bản của kinh tế phúc lợi là phúc lợi của xã hội là tổng phúc lợi của các cá nhân trong đó và mỗi cá nhân đều hiểu rất rõ về những sự lựa chọn để tối đa hóa phúc lợi của mình
Sự thỏa mãn hay lợi ích của một cá nhân đối với một sự lựa chọn là
một hàm của các yếu tố có liên quan như thu nhập (gọi là y) và các yếu tố ảnh
hưởng đến thái độ của cá nhân đó (gọi là veeter s) Khi đó hàm lợi ích cá nhân
U được biểu diễn như sau:
u=v(q,y,s)+e
Trong đó q thể hiện trạng thái môi trường và s là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân không quan sát được và e là biến ngẫu nhiên với giá trị trung bình bằng 0
Ở trạng thái ban đầu, khi chưa có sự thay đổi của mơi trường, lợi ích
của một cá nhân ¡ được biểu diễn như sau:
ue yi(q?, Yas) + &
Trong đó, qˆ là trạng thái môi trường ban đầu
Khi trạng thái môi trường thay đổi sang trạng thái q', người tiêu dùng
chỉ chấp nhận chỉ trả một khoản chỉ phí là A nếu tổng lợi ích họ thu được lớn hơn lợi ích ở trạng thái ban đầu, tức:
t= vị (gÌ, y; = A., 3) + e”> ug= vọ (QŸ, Yi 5) +e?
Trang 22Khi đó, xác suất để cá nhân ¡ chấp nhận mức chỉ trả A cho sự thay đổi
môi trường là P (yes to A) = P (uị> uạ), trong đó u; là các hàm ngẫu nhiên phụ
thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế, xã hội của các cá nhân điều tra và những yếu
tố này được thể hiện ra thông qua giá trị WTP và mức sẵn lòng chỉ trả trung bình được tính thơng qua công thức:
WIP = Sen P,* py on
Trong đó :
Pi : tỷ lệ số người lựa chọn mức chỉ trả là WTP;
m : số mức chỉ trả
2.4.2 Trình tự thực hiện của phương pháp
Để tìm hiểu WTP của cá nhân cho một địch vụ mơi trường nào đó, cần
tiến hành các bước sau:
(1) Nhận dạng và mô tả các đặc tính chất lượng môi trường cần đánh
giá
(2) Nhận dạng đối tượng cần hỏi, bao gồm cả quy trình lấy mẫu để
chọn người phỏng vấn
(3) Thiết kế bảng phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn (4) Phân tích và tổng hợp kết quả
(5) Sử dụng ước lượng WTP trong phân tích lợi ích chỉ phí
Cụ thể, các bước tiến hành CVM được trình bày trong phụ lục 2.1 2.4.3 Kỹ thuật tìm hiểu mức bằng lòng chỉ trả
Trong phương pháp định giá ngẫu nhiên, người ta sử dụng các kỹ thuật
tìm hiểu mức WTP từ người được phỏng vấn thông qua phiếu điều tra gồm: - Câu hỏi mở (Open- ended )
- Trò đấu thâu ( Bidding game) - Thẻ thanh toán ( Payment card)
- Câu hỏi có - khơng ( Dichotomous Choice)
Trang 23Trong phạm vi khố luận, tơi đã sử dụng kết hợp các kỹ thuật : Câu hỏi
mở và câu hỏi có - khơng (xem biểu 2.1) Mục đích của việc kết hợp này là phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của từng kỹ thuật
Biểu 2.1 Các kỹ thuật tìm hiểu mức
a Ee
Mô tã |
thuat |
la) + Cac cf nhân sẽ được hỏi một cách đơn» Người được hỏi
in lòng chỉ trả
Hạn chế
| Câu Í giản rằng họ sẵn lòng chỉ trả bao nhiêu tiền | không quen với giá
| hỏi mở Í cho một thay đơi mơi trường nào đó | trị thầu một lần
|* Tỷ lệ không trả lời | Ion » Ty trong cdc giá trị lớn hoặc nhỏ không hợp lý * Thiên lệch chiến lược
| @) * Xác định đãy các giá trị có thể có của |* Khơng thu được
Ị Câu 'WTP (có thể xác định thông qua điều tra WTP cao nhất, mà
hỏi có | thử) chỉ là sự bằng lòng
hay | = Chia mẫu điều tra thành nhiều mẫu nhỏ | tự nguyện chỉ trả hay
không | hơn Chỉ hỏi người được phỏng vấn một | khơng chỉ trả
câu hỏi, đó là họ có sẵn lịng chỉ trả một |* Phải xác định giá mức tiền nảo đó cho một thay đổi môi | trị của hàng hố mơi trường xác dịnh không Với mỗi mẫu này | trường qua kỹ thuật
|
hỏi với một giá trị của WTP trong dãy giá thống kê riêng
| trị đã xác định ở trên
Nguôn : Freemanlll 1993; Markandya và cộng sự 2002; Mitchell và Carson 1989
Trang 24
2.4.4 Những ưu, nhược điểm của phương pháp
* Ưu điểm
Điểm mạnh chính của CVM chính là tính linh động CVM có thê dùng
trong bất cứ tình huống nào và do đó có thể áp dụng cho rất nhiều hàng hố mơi trường bao gồm cả các giá trị sử dụng và không sử dụng Riêng với giá trị phi sử dụng, hiện nay CVM là phương pháp duy nhất có thể định giá được giá trị này
CVM không yêu cầu phải cần một khối lượng đữ liệu quá lớn, số liệu có thể thu thập dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào thời gian và nguồn tài chính trong nghiên cứu
CVM được dùng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới mức WTP của người được hỏi Từ đó, đưa ra các chính sách phù hợp nhằm quản lý, sử
dụng tài nguyên môi trường một cách hiệu quả
Một ưu điểm thú vị của phương pháp CVM là trên lý thuyết, nó có thể
được sử dụng dé đánh giá các nguồn tài nguyên mà sự tồn tại tiếp tục của nó được người ta đánh giá cao, nhưng bản thân họ không bao giờ đến thăm quan cả
* Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm mà CVM có được, so với các phương pháp
định giá tài nguyên môi trường khác, CVM cũng có những hạn chế
- Đặc tính giả định
Khi một hàng mua hàng hóa trên thị trường, muốn có món hàng anh ta
phải thật sự đưa tiền cho người bán hàng Đó là tình huống thật, nếu lựa chọn sai lầm người đó sẽ chịu hậu quả thật Đối với một bảng phỏng vấn
CVM tinh huông thực sự như trên không hiện hữu Người trả lời đối mặt với
một tình huồng giả dịnh và họ sẽ đưa ra câu trả lời giả định mà không bi chi phối bởi quy luật của thị trường thực Có hai vấn đề cần quan tâm:
(1) Liệu người trả lời có hoàn toàn biết về sự ưa thích thực của mình
để đưa ra câu trả lời đúng đắn ?
(2) Ngay cả khi họ biết sự ưa thích của họ thì liệu có động lực nào làm họ khơng nói thực sự ưa thích của mình ?
Trang 25~ Động lực nói khơng đúng giá sẵn lịng trả
Các đặc tính của chất lượng môi trường là hàng hố cơng cộng Một
người sẽ nói thấp sự ưa thích khi đốn rằng câu trả lời của anh ta sẽ được dùng để lập nên mức giá cho hàng hố cơng cộng này Tuy nhiên trong
CVM, loại thiên lệch này không đáng kể lắm Loại thiên lệch ngược lại có
thể lớn hơn đó là người được phỏng vấn đưa ra mức sẵn lòng trả cao hơn
mức thực
~ Những thiên lệch ảnh hưởng đến kết quả trong điều tra
Bao gồm những thiên lệch do người nghiên cứu gây ra Ví dụ như khi
chọn phương thức trả tiền, phạm vi lựa chọn WTP, thiết kế tình huống trong
bảng phỏng vấn ), kích thước mẫu nhỏ, chỉ hỏi những người quan tâm thực
sự đến môi trường và nhiều vấn đề khác nữa
Mặc đù CVM còn nhiều vấn đề tranh cãi, nhưng cho đến này nó vẫn
là phương pháp định giá những giá trị bao gồm cả giá trị không sử dụng được ứng dụng rộng rãi nhất
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu việc điều tra được tiến hành nghiêm túc và mẫu điều tra lớn thì kết quả thu được của phương pháp này vẫn hồn tồn có giá trị ứng dụng cao trong thực tế
Trang 26Phần 3
DAC DIEM CO BAN CUA VUON QUOC GIA BA Vi
~ HÀ NỘI 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Vườn Quốc Gia Ba Vì trước đây là Rừng cấm quốc gia Ba Vì ( thành lập theo quyết định số 17/CT ngày 16-1-1991) thuộc UBND thành phố Hà Nội trực tiếp quản lý Ngày 18-12-1991, rừng cấm qc gia Ba Vì được đổi tên thành vườn quốc gia Ba Vì theo quyết định số 407/CT và giao cho Bộ
Lâm Nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT) quan ly
VQG Ba Vi được thành lập trên cơ sở hợp nhất 8 đơn vị quản lý rừng
và đất rừng xung quanh núi Ba Vì dưới đây:
1- Lâm trường Ba Vì
2- Xí nghiệp Kanh Ki Na 3- Khu K9
4- Trung tâm giáo dục hướng nghiệp lâm nghiệp Ba Vì Š- Núi Mơ Hoóc Cua xã Tản Lĩnh
6- Xí nghiệp trồng rừng thanh niên Yên Bài
7- Khu rừng cắm Ba Vì 8- Tram nghiên cứu lâm sinh
Trải qua gần 10 năm xây dựng và phát triển, để phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của vườn, đến nay, theo quy hoạch mới tổ chức các đơn vị trực
thuộc vườn bao gồm:
+ Văn phòng VQG Ba Vì
+ Trung tâm dịch vụ kỹ thuật và trồng rừng
+ Trung tâm nghiên cứu khoa học Nghĩa Đô Hà Nội
+ Hạt Kiểm Lâm
+ Ban đón tiếp khách và dịch vụ du lịch
Trang 27'VQG Ba Vì có 4 nhiệm vụ chính
1 Bảo tồn nguyên vẹn hệ sinh thái biện còn
2 Trồng mới, phục hồi, bảo vệ rừng, các nguồn gen động thực vật rừng
quý hiếm, các đặc sản rừng và các di tích văn hố lịch sử và cảnh quan của rừng
3 Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu khoa học cơ bản với
mục đích phục vụ bảo tồn thiên nhiên và môi sinh
4 Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học, giáo dục hướng nghiệp và
tham quan du lịch
3.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Vườn Quốc Gia 3.2.1 Điều kiện tự nhiên
Hiện nay theo quy hoạch mới, VQG Ba Vì có tổng diện tích là 6.786 ha được chia thành 2 phân khu chức năng sau:
- Phan khu bảo tồn nguyên vẹn: 2.140 ha từ độ cao cote 400m trở lên - Phan khu phục hồi sinh thai: 4.646 ha tir cote 100m đến cote 400m
Ngồi ra cịn có khu vùng đệm dưới cote 100m với tổng điện tích:
14.144 ha bao gồm 7 xã vùng đệm trực thuộc tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
quan ly
* Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Ba Vì nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội cách trung tâm
thành phố 50 km theo đường quốc lộ L1A và đường 87
+ Phía Bắc giáp các xã: Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh
+ Phía Tây giáp các xã: Khánh Thượng, Minh Quang + Phía Đông giáp các xã: Vân hồ, n Bài
+ Phía Nam giáp huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hồ Bình
* Địa hình, địa thế
Ba Vì là một vùng núi trung bình, núi thấp và đồi tiếp giáp với vùng bán sơn địa Gồm các dãy núi liên tiếp nổi lên giữa vùng đồng bằng, có 3 đỉnh cao nhất là: Đỉnh vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao 1.227 m, đỉnh Ngọc
Trang 28* Khí hậu:
Khu vực Ba Vì nằm ở khoảng vĩ tuyến 21° Bac, chịu tác động của cơ chế gió mùa tạo nên loại khí hậu nhiệt đới âm có 2 mùa rõ rệt mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng am
Nhiệt độ và độ ẩm phân hố theo địa hình và độ cao Ở chân núi nhiệt
độ cao nhất là 28,7°C Càng lên cao nhiệt độ khơng khí càng giảm, độ âm
càng tăng, Sự biến đổi về nhiệt độ và độ 4m kéo theo sự biến đổi tương ứng
trong cảnh quan thiên nhiên: Cảnh quan nóng - 4m vùng thấp chuyển dần sang cảnh quan lạnh - ẩm vùng cao
Lượng mưa hàng năm tương đối lớn, phân bố không đều Trong năm có
một mùa mưa lớn và một thời kỳ ít mưa
* Thuỷ văn:
Ngồi sơng Đà chảy dọc phía Tây thì ở khu vực núi Ba Vì khơng có
sơng và suối lớn Hầu hết các suối đều nhỏ, đốc Mùa mưa lượng nước lớn, chảy xiết, ngược lại mùa khơ nước rất ít lịng suối khơ cạn Một số suối về mùa mưa có lượng nước lớn nước chảy mạnh từ trên cao đỗ xuống tạo nên các thác nước rất ngoạn mục
Đặc điểm tự nhiên đã tạo điều kiện cho sự phát triển phong phú, đa
đạng hệ thực vật, vừa có các loài thực vật nhiệt đới, vừa có các lồi thực vật á
nhiệt đới, trong đó có nhiều lồi q hiếm,
Nhìn chung Ba Vì là một vùng có phong cảnh đẹp, nên thơ, kết hợp được cả cảnh hùng vĩ của núi non, sông suối, ao hồ và xen vào đó là cảnh trung du đồng bằng với những làng quê sinh đẹp Vị trí VQG Ba Vì lại gần trung tâm thủ đô Hà Nội với khoảng cách 50 km đường ô tô, không phải qua
cầu phà, rất thuận tiện cho công việc xây dựng, nghiên cứu khoa học, và phục vụ tham quan du lịch nghỉ ngơi
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:
Vùng đệm VQG Ba Vì có diện tích 14.144,34 ha gồm 7 xã miền núi :
Minh Quang, Khánh Thượng, Tản Lĩnh, Ba Trại, Ba Vì, Yên Bài, Vân Hoà thuộc huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội
Trang 29Dân số vùng đệm có 10.125 (hộ) với 46.547 (người) gồm 3 dân tộc: Kinh, Mường, Dao Trong đó, dân tộc Kinh chiếm đa số Sự phân bố dân cư và dân tộc không đồng đều trong vùng Người Kinh, người Mường ở hầu hết
7 xã, trong khi người Dao tập trung chủ yếu ở xã Ba Vì Dân tộc Dao ở vùng
này chiếm khoảng 4% dân số, nhưng có tác động rất lớn đến tài nguyên VQG Ba Vì do tập quán du canh du cư của họ
Kinh tế trong vùng đệm chưa phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn, nghề nơng là chính, nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít,
bình qn chỉ có 500 m”/người, năng suất thấp, lương thực (gồm cả màu quy ra thóc) chỉ đạt 130 - 150 kg/người/năm Các hộ đói chiếm 30%, dân số tăng, nhanh với mức tăng 2,4% / năm Kế hoạch hố gia đình để cải thiện đời sống mọi mặt để giảm sức ép đối với tài nguyên VQG Ba Vì và môi trường là vấn
đề lớn đối với các xã trong vùng đệm
Quan tâm đến vấn đề du canh du cư, trước hết là dân tộc người Dao,
chính là quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của VQG Ba Vì Tồn xã Ba Vì
có 1.676 người Dao nhưng chỉ có được một ngơi trường, tiểu học với vài chục
học sinh đến trường Nghề rừng là nghề chính của người Dao Từ khi có chính sách giao đất giao rừng đã có tác động tích cực đối với người Dao vùng
núi Ba Vì Song nhìn chung cư dân rất cần sự hỗ trợ, đầu tư về vốn, kỹ thuật của Nhà nước, các tổ chức quốc tế để ổn định cuộc sống và góp phần vào việc
bảo vệ VQG Ba Vì
3.3 Tình hình tài nguyên sinh học tại Vườn Quốc Gia Ba Vì 3.3.1 Khái niệm và vai trò của đa dạng sinh học
* Khái niệm đa dạng sinh học
Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa
học Norse và Mie.Manus vào năm 1980 Định nghĩa này bao gồm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa đạng di truyền (tính đa dạng về mặt di
truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần
xã sinh vật) Cho đến nay đã có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa
dạng sinh học" này Trong đó, định nghĩa của tổ chức FAO cho rằng:
Trang 30"Đa dạng sinh học là tính đa đạng của sự sống đưới mọi hình thức, mức độ và mọi 6 hop, bao gồm da dang gen, da dang lodi va da dang hé
sinh thai"
* Vai trò của đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học thể hiện độ giàu có iéng loài sinh vật với các đặc trưng sinh học, sinh thái khác biệt của mỗi loài làm nên sự đa dang của
sinh giới Trong đó, mỗi loài như là một viên gạch trong hệ thống cấu trúc sinh giới Mối quan hệ hữu cơ giữa các lồi là chất keo dính cho hệ vững
bền và tạo nên sinh giới muôn màu mn vẻ Đó cũng chính là nguồn tài ngun có khả năng tái tạo phục vụ cho đời sống con người
Đa dạng sinh học hình thành nên tính cân bằng và duy trì sự bền
vững của tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Vì vậy có thể khẳng định đa
dạng sinh học là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo cho sự phát triển bền vững
3.3.2 Tài nguyên đa dạng sinh học của vườn quốc gia Ba Vì
Tính đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Ba Vì (gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái) được đánh giá là có giá trị rất cao với hệ
động, thực vật, côn trùng vô cùng phong phú Nhiều nhà thực vật cho rằng Ba Vì vẫn được coi như một “phòng tiêu bản sống” với nhiều mẫu chuẩn (typus) của hệ thực vật Việt nam Không phải ngẫu nhiên,từ năm
1886 nhà thực vật người Pháp Balansa đã đưa 5.000 tiêu bản của rừng nguyên sinh Ba Vì vào Từ điển Thực vật chí Đơng Dương
Nằm ở độ cao từ 100m đến 1.296m của dãy núi Ba Vì, Vườn quốc gia Ba Vì từ lâu đã được mệnh danh là "lá phổ
của Thủ đô" Trong Vườn
Quốc gia Ba Vì, rừng tự nhiên chủ yếu phân bố ở các đai độ cao trên 600m Các kiểu rừng tự nhiên gặp ở Ba Vì là rừng thường xanh đất thấp, rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh núi thấp hỗn giao cây lá rộng lá
kim
Trang 313.3.2 1 Hệ thực vật
Ba Vì cịn bảo tồn được nhiều loài thực vật quý hiếm của các kiểu khí hậu từ nắng ấm đến mát lạnh mây mù Thực vật đặc hữu Ba Vì hơn 1.000 lồi thực vật trong đó có nhiều loài quý như: bách xanh, thơng, dẻ,
lát Hoa có các loài mua, thu hải đường, xương cá, cau rừng, lưỡi vàng làng
cò, sặt, mỡ và cói túi Cây thuốc VQG Ba Vì có tới 503 lồi trong đó có nhiều
lồi thuốc q như hoa tiên, huyết đằng, bát giác liên, râu hùm Hiện tại độ
cao cote 400m của VQG Ba Vì đang hình thành những khu vườn chim, vườn
thuốc, vườn xương rồng, vườn cây mẫu để góp phần bảo tồn nguồn gen của 117 loài tre trúc, 70 loài cau dừa, 1.200 loài xương rồng và rất nhiều cây chỉ
có ở nơi đây
3.3.2.2 Hệ
Qua điều tra của Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật cho thấy ở
đây cịn có 35 loài thú, 113 loài chim, 49 lồi bị sát, 27 loài lưỡng cư và 87
lộng vật
loài côn trùng (xem biểu 3.1)
Biểu 3.1 Hệ động vit VOG Ba Vi
Nhóm động vật | BO Họ Loài” Thú 8 20 35 Chim 7’ 40 "1B (Bost [3 2 (49 Luong cu 1 6 27 Côn trùng — j9 3 20 87 ~
Trong đó, VQG Ba Vì đã thống kê nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam như sơn dương, gà lôi trắng, gấu, beo lửa, chồn bay, cầy vằn bắc, cầy gấm, gấu , tác kè, kỳ đà hoa, rắn hỗ mang
Như vậy, sự đa dạng của các hệ sinh thái cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú là những tiền đề thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái tại
VQG Ba Vì Hàng năm, VQG Ba Vì đón và phục vụ hàng chục ngàn lượt khách tham quan nghỉ dưỡng, nghiên cứu học tập, trong đó khách nước ngồi
ln chiếm từ 15 - 20%
Trang 32Ngoài ra, do ảnh hưởng của thảm sinh thái rất đặc biệt của núi Ba Vì niên vùng đệm xung quanh chân núi đã sản sinh ra các loại sản vật quí như gà đổi, mật ong rừng, đê, bê, thỏ, cũng như các loại chè, rau, củ, quả các loại,
có nguồn nước khống nóng chất lượng cao
Cùng với các hệ sinh thái tự nhiên trong cả nước, VQG Ba Vì với sự phong phú về thảm động thực vật đã và đang góp phần quan trọng trong việc
điều hồ khí hậu - là " lá phổi xanh" của thủ đô, là nơi cung cấp, gìn giữ
nguồn gen quý cho phát triển kinh tế, nghiên cứu khoa học, không chỉ cho
hiện tại mà cá cho thể hệ tương lai
3.4 Thực trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG
3.4.1 Thực trạng công tác bảo tồn
3.4.1.1.Mức độ bảo tồn, mức độ suy giảm
Khu hệ động thực vật rừng của VQG trước đây rất đa dang và phong,
phú Nhưng trong những năm trở lại đây, diện tích rừng già ngày càng mat di, môi trường sống dần dần bị thu hẹp và đặc biệt nạn săn bắn chim thú rừng
bừa bãi đã làm cho nguồn tài nguyên động thực vật ngày càng giảm sút nhanh
chóng về thành phần loài cũng như về số lượng cá thể ~ Suy giảm hệ động vật
'Tại vườn có 24 lồi động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam
như: Gà lôi trắng, báo gầm, báo hoa, chồn bạc má, gấu ngựa, sơn dương, tê (ê
vàng Một số loài đã bị tiêu điệt như: Công, hươu sao, cheo cheo và một số
lồi đang có nguy cơ bị tiêu diệt như: gấu chó, nái, sóc bay Hiện nay chỉ
còn gặp I số loi như: Lợn rừng, nai, hoẵng, khi, sơn dương, ga !6i nhung vẫn bị rình rập do nạn săn bắn trộm
~ Về diện tích rừng
Do nạn cháy rừng và phá rừng trái phép, 3 năm gần đây, từ 2007 đến
2009 diện tích rùng bị thiệt hại ngày càng giảm, đây là một điều tích cực
trong công tác bảo tồn Cụ thể việc giảm thiểu cháy rừng có chuyển biến rõ
rệt nhất khi năm 2007 diện tích bị cháy là 3,93 ha thì đến năm 2009 còn lại là
0,06 ha Về nạn chặt phá rừng trái phép có giảm nhưng chưa đáng kẻ, từ 1,5 ha năm 2007 giảm xuống còn 0,059 ha năm 2009 ( Xem biểu 3.2)
Trang 33- Những vụ vi phạm quy định Quản lý bảo vệ rừng
Tổng số vụ vi phạm giảm qua các năm trong đó số vụ vi phạm đối tượng là các doanh nghiệp là rất ít, chủ yếu là cá nhân hoặc hộ gia đình của
các xã vùng đệm VQG Hầu hết các vụ vi phạm chưa mang tính chất nghiêm
trọng nên khơng bị xử lý hình sự, chủ yếu là xử lý hành chính, phạt tiền và
tịch thu tang vật Tuy nhiên, việc mất 1 lượng gỗ lớn có giá trị trong rừng
của VQG là một điều đáng báo động về việc khai thác trái phép các lâm sản
của VQG
Biểu 3.2 Mức độ suy giảm tài nguyên rừng qua 3 năm 07, 08, 09
TT Nội dung DVT Nam
| | 2007 [ 2008 | 2009 1 | Diện tích rừng bị thiệt hại ha | 534 1,04 | 0,119
1 | Chấyrừng 7 - ha | 3,93 0 0,06
2 | Sâu bệnh hại rừng trông | ha | 0 0 0
3 [Phá rừng trái phép [ha | l5 | 108 [0,059
4 | Chun đơi mục đích sử dụng đât | ha 0 0 0
5 | Nguyên nhân khác ha 0 0,01 0 I | Vi phạm quy định QLBVR
Tổng số vụ vi phạm vụ 50 48) 9
2ˆ | Chỗng người thi hành công vụ 0 0 0 |
Số vụ vi phạm đã xử lý vụ | 50 42 9 Phương tiện, lâm sản bị tịch thu ẹ
4 |- Phương tiện bị tịch thu chiế| 23 5 ø |
~ Lâm sản bị tịch thu(gỗ tròn) | m° | 717 Ƒ 8,09 0 |
(Nguồn: Phòng tế toán Hi Kiêm Lâm VOG Ba Vi) Qua đó cho thấy, việc bảo tồn da dang sinh học là cần thiết và cấp bách Nhung dé iam được điều đó khơng phải dễ Trách nhiệm bảo tồn da
dạng sinh học không chỉ của riêng VQG mà là trách nhiệm của mỗi người dân và các ban ngành, đoàn thẻ liên quan
Trang 343.4.1.2 Kinh phí và biện pháp thực hiện
Kinh phí cho các hoạt động của VQG bao gồm cả việc bảo tồn đa dạng
sinh học đều dựa vào nguồn kinh phí của Nhà nước là chủ yếu Ngoài ra một phần là do VQG tự triển khai từ các hoạt động như: cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ du lịch tại VQG
Diện tích cho thuê môi trường rừng để phát triển DLST là 1.274,9 ha,
trong đó diện tích có rừng là 928,5 ha, diện tích chưa có rừng là 364,4 ha (Nguồn: Đề án sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển DLST và giáo dục hướng nghiệp tại VQG Ba Vì) Như vậy, việc cho thuê môi trường rừng sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể khai thác các thế mạnh của VQG và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách du lịch
Với nguồn kinh phí này, vấn đề bảo tồn của VQG chưa thực sự được
đảm bảo Thiếu về khoa học công nghệ, thiếu nhân lực để bảo vệ một cách tốt nhất Việc cho thuê môi trường rừng đặc dụng đã góp phần rất lớn vào nguồn kinh phí quản lý bảo vệ rừng của VQG nhưng mặt khác, những tác động của nó đến đa dạng sinh học và những vấn đề mang tính xã hội trên địa bàn rất phúc tạp và khó kiểm sốt
Tai Vườn, những biện pháp thực hiện để khai thác, phát triển du lịch và bảo tồn đa dang sinh học hay bảo vệ rừng đã được đưa ra, cụ thé: gi phap về tổ chức quản lý, các điểm du lịch sinh thái, công tác tuyên truyền giáo dục;
công tác thực thi pháp luật; công tác phát triên rừng Những biện pháp đó đã phan nao nang cao được ý thức của cộng đồng địa phương và doanh nghiệp
kinh doanh hai thác cũng như bảo vệ rừng tự nhiên của VQG
Trong 3 năm gần đây, từ 2007- 2009, số lượng khách đến thăm quan du lịch tại VQG tăng không đáng kể, mỗi năm khoảng 60 vạn người Đây là một sự lãng phí tài ngun vì lượng khách này chưa tương xứng với tiềm năng của
vườn
Trang 353.4.2 Những khó khăn và tồn tại trong công tác bảo tồn đa dang sinh học
tại VỌG
Công tác quản lý bảo vệ rừng mặc đủ có nhiều cố gắng, xong nguồn tài
nguyên sinh học tại VQG đang bị đe doa boi nhiều nguyên nhân
Hiện tượng làm nương rẫy trái phép vẫn còn do dân một số nơi khơng có đất canh tác, một số cán bộ địa bàn chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời để giải quyết tận gốc Hiện tượng chăn thả gia súc vào VQG Ba Vì cũng là
van đề nhức nhồi
Việc hướng dẫn các khu du lịch sinh thái xây đựng phương án thuê môi
trường để phát triển du lịch sinh thái còn chậm, thiếu kiên quyết Hiện tượng
săn bắt động vật hoang đã cịn xảy ra Đã có biện pháp ngăn chặn, song hiệu
quả chưa cao Nguyên nhân là nhu cầu sử dụng động vật hoang dã ngày càng cao, lợi nhuận từ buôn bán động vật hoang đã rất lớn Một số trạm tổ chức tuần tra rừng chưa thường xuyên do cán bộ Kiểm lâm ngại đi rừng vì điện tích họ phải kiểm tra quản lý quá lớn Một vấn đề dễ dàng nhận thấy là Hạt Kiểm lâm Ba Vì rất thiếu người, với diện tích rộng như vậy chỉ có khoảng 40 kiểm
lâm, bình quân vào 284,3 ha/ 1 kiểm lâm
Công tác tuyên truyền chưa đều, chưa có tính hệ thống cao, chưa đáp
ứng với yêu cầu của tình hình mới Nguyên nhân là nhiều cán bộ Kiểm lâm
chưa mẫn cán trong công tác tuyên truyền, lãnh đạo chưa có biện pháp kiểm
tra
Công tác phát triển rừng có nhiều cố gắng đã cải tiến phương pháp chỉ
đạo điều hành song tính chủ động chưa cao, những phát sinh trong quá trình chỉ đạo sản xuất khơng được phát hiện hoặc phát hiện nhưng chưa có giải
pháp giải quyết kịp thời nên ảnh hưởng lớn đến cơng tác phát triển rừng
Tóm lại, thiếu kinh phí và nguồn nhân lực, cơ chế chính sách chưa hợp lý làm cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại VQG còn gặp rất nhiều khó
khăn
Trang 36Phần 4
XÁC ĐỊNH MỨC BẰNG LÒNG CHI TRẢ NHẰM TĂNG CƯỜNG BAO TON DA DANG SINH HỌC TẠI VUON QUOC GIA BA Vi 4.1 Thiết kế phiếu điều tra và chọn mẫu
4.1.1 Thiết kế phiếu điều tra
* Các bước tiễn hành: - Thảo luận nhóm
- Điều tra thử (để xác định nội dung câu hỏi, mức chỉ trả đưa ra ban đầu và các thông tin cung cấp)
- Tổng hợp thông tin điều tra thử và thiết kế bảng hỏi * Nội dung bảng hỏi ( Phiếu điều tra):
kế như sau:
Bảng hỏi phân thành 2 nhóm: phiếu điều tra có thông tin và phiếu điều
Qua điều tra thử, bảng hỏi được thiế
tra không có thơng tin Mỗi phiếu điều tra đều bao gồm 3 phần:
Phan I: Tìm hiều sự quan tâm đến những vấn đề môi trường chung ở 'Việt Nam hiện nay
Phần II: Tìm hiều mức bằng lòng chỉ trả nhằm tăng cường bảo tồn đa đạng sinh học tại VQG Ba Vì
Với cả 2 nhóm phiếu có thơng tin va khơng có thơng tin đều gồm các câu hỏi nhằm đánh giá nhận thức và sự quan tâm của người được điều tra về
giá trị đa dạng sinh học tại VQG Ba Vì Các câu hỏi nảy là cơ sở để nhận
dạng tính trung thực của câu trả lời về mức bằng lòng chỉ trả
Sự khác biệt giữa 2 nhóm phiếu có thơng tin và khơng có thơng tin:
+ Phiếu khơng có thơng tin trực tiếp đi vào các câu hỏi nhằm xác định
mức sẵn lòng chỉ trả
+ Phiếu có thơng tỉn cung cấp 2 thơng tin chính trước khi hỏi về mức WTP:
+ Thông tin về giá trị đa dạng sinh học tại VQG
* Thông tin về giá vé vào cửa hiện nay của VQG
Trang 37Mục đích của việc cung cấp thông tin nhằm cung cấp cho người được hỏi những nhận thức nhất định về giá trị đa dạng sinh học tại VQG
+ Các câu hỏi về mức chỉ trả bằng tiền:
Với các phiếu điều tra trong cuộc điều tra thử, tác giả sử dụng kỹ thuật
“* câu hỏi mở ” để tìm hiểu mức chỉ trả; trong các bảng hỏi chính thức, sử dụng kỹ thuật “ câu hỏi có - khơng” Các mức chỉ trả được đưa ra trong các
bảng hỏi chính thức căn cứ vào kết quả cuộc điều tra thử và các mức bằng,
lòng chỉ trả được hỏi dao động từ 5000 - 100.000 đồng
Phần II: Các thông tin cá nhân
Thông tin liên quan tới người được hỏi gồm:
+ Độ tuổi (A) + Trình độ học vấn (E)
+ Giới tính (S) + Nghề nghiệp (O)
+ Tình trạng hơn nhân (M) + Thu nhập (1)
Mẫu phiếu điều tra trong 2 trường hợp có và khơng có thơng tin được
trình bày cụ thể trong phụ lục 4.1 va 4.2
4.1.2 Xác định dung lượng mẫu điều tra
Theo lý thuyết thực nghiệm của phương pháp này, cỡ mẫu điều tra càng lớn thì độ chính xác của giá trị đánh giá càng cao, tuy nhiên số lượng mẫu tối thiểu là 200 mẫu Đề tài tiến hành điều tra ngẫu nhiên khách du lịch trong và ngoài vườn là 300 mẫu, trong đó số phiếu điều tra trong vườn là 100 phiếu, ngoài vườn là 200 phiếu Trong mỗi nhóm phiếu, số lượng phiếu có thơng tin
và khơng có thơng tỉn tương đương nhau
Việc điều tra khách tại vườn được tiến hành chọn ngẫu nhiên khách du
lịch đến vườn trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2010
Đối với khách ngoài vườn được chọn ngẫu nhiên tại một số địa phương
lân cận như: Sơn Tây, Xuân Mai, TP Hà Nội, Phú Thọ
4.2 Kết quả điều tra
Nghiên cứu tiến hành điều tra ngẫu nhiên 300 khách du lịch trong và
ngoài VQG, chia đều cho phiếu có cung cấp thơng tin và không cung cấp
thông tin mỗi loại 150 phiếu Tổng số phiếu thu về hợp lệ là 266 phiếu, đạt
tỷ lệ 88,67%
Trang 384.2.1 Những thông tin cơ bản của mẫu điều tra
Tổng số phiếu mỗi loại (có thơng tin và khơng thông tin) thu về hợp lệ là 133 phiếu
Các thông tin cá nhân của người được hỏi gồm :
4.2.1.1 Đặc điểm giới tính và tình trạng hôn nhân của khách du lịch
Tổng hợp mẫu diều tra cho kết quả như sau :
Biểu 4.1 Đặc điểm giới tính và tình trạng hôn nhân của mẫu điều tra
Khơng có thơng tin Có thơng tin
i
|
Hơn nhân | Giới tính ẻ Tỷ lệ | Giới tính 3 Tỷ lệ Tơng | „ | _ Tong | Nó
(%) Nam | Nit (a)
— ar | L Có gia đình | + |2i | 6 |4737| 39 |31| 76 | 5114 Chưa có gia đình | 27 | 43 | 70 | 52,63) 30 |27| 57 |42,86 x 1 Tong 69 64 | 133 | 100 | 69 | 64 | 133 | 100 Nguôn : Tổng hợp từ số liệu điểu tra
| Qua biểu 4 1, trong cả 2 nhóm điều tra có và khơng có thông tỉn, tỷ lệ
| nam - nữ và tình trạng hôn nhân trong mẫu điều tra là tương đối đồng đều
| Điều đó cho thấy, xét về 2 tiêu chí này, mẫu điều tra mang tính đại diện cao
4.2.1.2 Đặc điểm về độ tuổi của du khách
Độ tuổi của người được phỏng vấn là tuổi thực của du khách Để dễ
đàng cho việc phân tích và tổng hợp, nghiên cứu này chia các độ tuổi của du
khách thành 8 nhóm tuổi Kết quả được tổng hợp trong biểu 4.2
Trang 39Biéu 4.2 Dic diém dé tudi của mẫu điều tra
Khơng có thơng tín Có thơng tin
Độ ti —_ a Tổng số Tỷ lệ (%) Téngsé | Tỷ lệ(%) | <l6 0 2 1,50 17-19 2 1,50 5 3/76 | 20 -24 55 41,35 18 13,53 25-30 24 18,05 33 24,81 31-40- —32 24,06 39 29,32 41 -50 14 10,53 30 22,56 51-60 6 4,51 6 4,52 > 60 0ˆ 0 0 0 Tong 133 100 — 183 “100
Nguôn : Tổng hợp từ số liệu điều tra
'Với nhóm không thông tin, độ tuổi 20 - 24 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, 55 người ( 41,35%) Tuổi trung bình là 29,95 (tuổi) Như vậy nhóm điều tra đa
số đang trong độ tuổi lao động Tuy nhiên, khoảng 20 - 24 tuổi chưa phải đa
số đã có việc làm và thu nhập Ổn định
Với nhóm có thơng tỉn, độ tuổi bình quân của 133 người được điều tra là 34 (tuổi) Độ tuổi phổ biến của nhóm là 31 - 40 tuổi Ở độ tuổi này, đa số đã có việc làm và thu nhập én
Nhìn tổng thể cả mẫu điều tra, độ tuổi của du khách được phỏng van nằm trong khoảng từ 16 - 60, là độ tuổi trưởng thành và sẽ có nhận thức về
các vấn đề xã hội cao Hơn nữa thông thường đây cũng là nhóm tuổi có thu
nhập và nghề nghiệp tương đối ổn định Xét về tiêu chí này, việc lựa chọn
mẫu điều tra như vậy sẽ đạt hiệu quả cao trong việc thu thập thơng tỉn, xong
tính đại diện cũng chưa thật sự cao
Trang 404.2.1.3 Đặc điểm trình độ học vấn của của du khách
Trình độ học vấn là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
những hiểu biết và quan tâm đến các vấn đề công cộng như vấn đề môi trường được tìm hiểu trong nghiên cứu này Trong điều tra, trình độ học vấn của du
khách được chia thành 4 bậc chính và được mã hóa từ 1- 4 : Tiêu học / Trung học cơ sở (1); Phổ thông trung học (2); Cao đẳng / trung cấp (3); Đại học và
trên đại học (4) Ngồi ra có đối tượng khác (0) Trình độ học vấn của mẫu điều tra được thống kê trong biểu 4.3
Biểu 4.3 Trình độ học vấn của mẫu điều tra
Trình độ học vấn Tung có thơng tin Có mơng tin Tơngsố | Tỷ lệ(%) | Tông số Tỷ lệ Tiểu học/ THCS (1) 0 0 8 6,02 PTTH (2) 16 1203 | 23 17,29 CĐ/TC @) 37 27,81 27 20,3 DH & trên DH (4) 80 60,16 75 56,39 Khác (không đi học) (0) 0 —09 | 9 0 Tổng 133 100 133 100
Nguôn : Tông hợp từ số liệu điểu tra
Qua biểu 4.3, nhóm khơng có thơng tỉn, trình độ ĐH & trên ĐH là 80
người, chiếm tỷ lệ cao nhất (60,16%) Tiếp theo là CĐ/TC với 37 người,
chiếm 27,81 %; PTTH : 16 người (chiếm 12,03%) Tiểu học/ THCS và đối tượng khác 0 %,
Nhóm có thơng in: Trình độ ĐH & trên DH cao nhất với 75 người,
chiếm 56,39% Tiếp theo là CĐ/TC với 27 người (20,3%) Trình độ PTTH 23
người (17,29%) và cuối cùng là tiểu học/THCS là 8 người chiếm 6,02% Xét tổng thê toàn mẫu điều tra, du khách có trình độ từ đại học trở lên
chiếm hơn 50% trong tổng số, tiếp đến là trình độ cao đẳng và trung cấp Điều
này được lý giải bởi những người có trình độ cao hơn, thường có thu nhập và
điều kiện kinh tế tốt hơn cho phép họ có thể đi du lịch sinh thái và quan tâm
đóng góp cho các chương trình môi trường