Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa * Thước đo lượng giá trị của hàng hoá - Lượng giá trị hàng hóa là lượng hao phí lao động của người sản xuất h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -
TẬP BÀI GIẢNG
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC – LÊNIN 2
(DÀNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY)
Tác giả: Phan Thị Thu Hà Khoa LLCT - ĐHQB
NĂM 2017
Trang 22
MỤC LỤC
CHƯƠNG 4: 4
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ 4
4.1 Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá 4
4.2 Hàng hoá 6
4.3 Tiền tệ 11
4.4 Quy luật giá trị 16
CHƯƠNG 5 .18
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 18
5.1 Sự chuyển hoá của tiền thành tư bản 18
5.2 Quá trình sản xuất giá trị thặng dư 23
5.3 Sự chuyển hoá của giá trị thặng dư 35
5.4 Các hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư 38
CHƯƠNG 6 48
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC 48
6.1 Chủ nghĩa tư bản độc quyền 48
6.2 Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 53
6.3 Đánh giá chung 55
CHƯƠNG 7 57
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GCCN VÀ CM XHCN 57
7.1 Sứ mệnh lịch sử của GCCN 57
7.2 Cách mạng XHCN 61
7.3 Hình thái kinh tế xã hội CSCN 64
CHƯƠNG 8 68
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI MANG TÍNH QUY LUẬT 68
8.1 Xây dựng nền dân chủ XHCN 68
8.2 Xây dựng nền văn hoá XHCN 71
8.3 Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo 74
CHƯƠNG 9 77
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG 77
9.1 Chủ nghĩa xã hội hiện thực 77
9.2 Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình CNXH Xô Viết 79
9.3 Triển vọng của CNXH 80
Trang 33
CHƯƠNG 4 HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ ( 6LT-2TL) 4.1 ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
4.1.1 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh
tế là sản xuất tự cấp tự túc (sản xuất tự nhiên) và sản xuất hàng hoá Sản xuất tự nhiên
là kiểu tổ chức sản xuất sản xuất ra sản phẩm để thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất Sản xuất hàng hoá là cách thức tổ chức sản xuất ra sản phẩm để bán Sản xuất hàng hoá ra đời khi có đủ hai điều kiện:
* Có sự phân công lao động xã hội
- Khái niệm: Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia
lao động xã hội vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau
- Phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất và trao đổi hàng hóa, vì phân công lao động nên mỗi người sản xuất chỉ sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm nhưng nhu cầu của họ cần nhiều loại sản phẩm Do đó, để thỏa mãn nhu cầu họ phải trao đổi sản phẩm cho nhau Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất
và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn
- Phân công lao động xã hội thực hiện chuyên môn hóa làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực sản xuất xã hội, tạo ra được nhiều sản phẩm, tăng khả năng trao đổi sản phẩm
* Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
Điều kiện này xuất hiện khi có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hoặc tồn tại nhiều
hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm Điều kiện này làm cho
những người sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất độc lập, làm cho họ có quyền chi phối sản phẩm của họ Người nào muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải dùng sản phẩm của mình để trao đổi
Như vậy, khi xuất hiện hai điều kiện trên đã tạo ra mâu thuẫn giữa những người
sản xuất hàng hóa: Một mặt, phân công lao động xã hội làm cho người sản xuất phụ thuộc vào nhau và lao động của họ mang tính chất xã hội, là một bộ phận của lao động xã hội Mặt khác, sự tách biệt về kinh tế làm cho những người sản xuất độc lập với nhau, lao động của họ mang tính tư nhân Mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết bằng việc trao đổi sản phẩm dưới hình thái hàng hóa Hai điều kiện này cũng
quy định mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa là mâu thuẫn giữa tính chất tư
nhân với tính chất xã hội của sản xuất hàng hóa
Đây là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa, thiếu một trong hai điều kiện
đó thì sẽ không có sản xuất hàng hóa Phân công lao động xã hội là cơ sở của sản
Trang 44
xuất hàng hóa và sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất làm cho việc trao đổi sản phẩm dưới hình thái hàng hóa trở thành tất yếu
4.1.2 Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
* Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
- Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, để bán Tức là
sản xuất ra sản phẩm không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng mà để người khác,
để xã hội tiêu dùng thông qua mua bán trao đổi
- Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang
tính xã hội Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa
- Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận (lãi) chứ không
phải là giá trị sử dụng Giá trị sử dụng chỉ là phương tiện, là điều kiện để có nhiều giá trị hơn
* Ưu thế của sản xuất hàng hoá
- Một là, sản xuất hàng hóa do dựa trên sự phân công lao động, chuyên môn hóa
sản xuất nên khai thác hiệu quả những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở, từng vùng, từng địa phương cũng như của đất nước… Ngược lại,
sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, vùng ngày càng trở nên sâu sắc Sản xuất hàng hóa phá vỡ tính tự cấp
tự túc, trì trệ, lạc hậu, làm tăng nhu cầu trao đổi hàng hóa trong xã hội, làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội
- Hai là, trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không bị giới hạn bởi nhu
cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi vùng mà nó
được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội Điều đó tạo điều kiện
và thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu nghiên cứu khoa học vào sản xuất, qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển
- Ba là, dưới tác động của các quy luật trong nền sản xuất hàng hóa (quy luật giá
trị, cạnh tranh, cung - cầu…) buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn năng động,
linh hoạt, có chiến lược kế hoạch dài hạn, cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
người tiêu dùng Đồng thời, tạo ra những nhà sản xuất, kinh doanh giỏi, những người lao động lành nghề; thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
- Bốn là, sản xuất hàng hóa là kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao lưu văn
hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xã hội
Tóm lại, trong điều kiện sản xuất hàng hóa, của cải vật chất dồi dào hơn, các quốc gia mở rộng quan hệ kinh tế giúp mọi người thụ hưởng nhiều hơn, tốt hơn những thành quả của lao động
Trang 55
Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa còn có nhiều mặt trái, tiêu cực như: sự phân hóa
giàu nghèo ngày càng tăng, sự bần cùng hóa những người lao động, những nguy cơ khủng hoảng tiềm tàng, sự phá hoại môi trường sinh thái và những vấn đề xã hội khác…
4.2 HÀNG HÓA
4.2.1 Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
* Khái niệm hàng hoá
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán
- Hàng hóa có các đặc điểm:
+ Là sản phẩm của lao động
+ Thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
+ Được trao đổi, mua bán trên thị trường
Một vật phải hội tụ đủ ba đặc điểm trên mới là hàng hóa Nếu thiếu bất kỳ đặc điểm nào thì không phải hàng hóa
- Những vật sau không phải là hàng hóa:
+ Những vật có sẵn trong tự nhiên
+ Những phế phẩm, sản phẩm hỏng
+ Những sản phẩm được sản xuất để người sản xuất ra nó tiêu dùng
+ Những vật đang ở trong quá trình tiêu dùng (trừ hàng hóa dịch vụ)
- Hàng hóa được phân thành hai loại:
+ Hàng hoá hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm…
+ Hàng hoá ở dạng vô hình như: những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, bác sĩ, nghệ sĩ…
* Hai thuộc tính của hàng hoá
- Giá trị sử dụng của hàng hóa
- Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa để thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người
- Giá trị sử dụng của hàng hóa có các đặc điểm:
+ Giá trị sử dụng là do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định, nó không phụ
thuộc vào chế độ xã hội cho nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn và giá trị sử
dụng cấu thành nội dung vật chất của của cải Giá trị sử dụng xác định mặt chất của
hàng hóa và nó là căn cứ để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác
+ Mỗi hàng hóa có nhiều công dụng, chúng được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học và công nghệ và của lực lượng sản xuất nói chung
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ được thể hiện đầy đủ thông qua quá trình sử dụng, tiêu dùng hàng hóa Vì thế, nếu hàng hóa chưa được sử dụng thì nó mới chỉ có
Trang 66
giá trị sử dụng khả năng, nó chỉ có giá trị sử dụng cụ thể khi ở trong quá trình tiêu dùng của con người
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội vì nó không phải là giá trị
sử dụng cho người trực tiếp sản xuất ra nó mà cho người khác, cho xã hội thông qua
trao đổi, mua bán Giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi vì nó có
khả năng trao đổi với một hàng hóa khác theo 1 tỷ lệ nhất định Ví dụ: 10Kg thóc = 1 con gà
Nếu ta gạt bỏ tất cả các mặt cụ thể của vải và gạo, ta có thể thấy vải và gạo đều có
cơ sở chung là sản phẩm của lao động, đều là kết quả của lao động kết tinh trong đó 1m2 vải đổi lấy 5kg gạo vì hao phí lao động để sản xuất ra 1m2 vải bằng hao phí lao động để sản xuất ra 5kg gạo Như vậy, thực chất của sự trao đổi bề ngoài là trao đổi vật lấy vật nhưng bên trong là sự trao đổi lao động lấy lao động Lao động kết tinh trong hàng hóa là cơ sở cho trao đổi hàng hóa Nó tạo nên giá trị của hàng hóa
Vậy: Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa
- Các đặc điểm của giá trị hàng hóa:
+ Giá trị hàng hóa là cái ẩn giấu bên trong làm cơ sở cho sự so sánh, trao đổi giữa
các hàng hóa với nhau Sở dĩ hàng hóa có giá trị trao đổi là vì hàng hóa có giá trị
Do vậy, giá trị hàng hóa là nội dung của giá trị trao đổi còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện duy nhất của giá trị
+ Giá trị hàng hóa là một quan hệ xã hội, nó biểu thị mối quan hệ giữa những
người sản xuất hàng hóa Một hàng hóa này trao đổi với hàng hóa khác thì có nghĩa là hao phí lao động của người sản xuất này đứng đối diện, quan hệ với hao phí lao động của người sản xuất khác
+ Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử, nó chỉ tồn tại trong sản xuất hàng hóa
Trong kinh tế tự cấp tự túc thì phạm trù giá trị của hàng hóa chưa xuất hiện Khi không còn sản xuất hàng hóa cũng không còn phạm trù giá trị nữa
* Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá
Trang 7- Quá trình sản xuất hàng hóa là sự thống nhất của quá trình sản xuất giá trị sử dụng với quá trình sản xuất ra giá trị hàng hóa
* Mặt mâu thuẫn thể hiện:
- Một là, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa khác nhau về chất và
không thể so sánh được Tuy nhiên, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là kết tinh của lao động xã hội, nên có thể so sánh được
- Hai là, người sản xuất làm ra hàng hóa để bán cho nên mục đích của họ là giá trị
nhưng để có giá trị họ phải tạo ra giá trị sử dụng (giá trị sử dụng là phương tiện) Ngược lại, mục đích của người mua là giá trị sử dụng nhưng để có giá trị sử dụng họ phải thực hiện giá trị của hàng hóa (giá trị là phương tiện)
- Ba là, quá trình sản xuất giá trị sử dụng đồng thời là quá trình sản xuất giá trị, giá
trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong hàng hóa cấu thành nên hàng hoá nhưng quá
trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng là tách rời về không gian và thời gian Quá
trình thực hiện giá trị diễn ra trước và trong lĩnh vực lưu thông còn quá trình thực hiện giá trị sử dụng diễn ra sau và trong lĩnh vực tiêu dùng Do đó, nếu giá trị của
hàng hóa không được thực hiện (hàng hóa không bán được) thì giá trị sử dụng của nó cũng không được thực hiện; dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa Mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng cũng chính là biểu hiện của mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa ở trên thị trường
4.2.2 Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị vì lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt, đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt đó
* Lao động cụ thể
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi một lao động cụ thể có mục đích riêng, công cụ
lao động, đối tượng lao động, phương pháp lao động, và kết quả lao động riêng Chính những cái riêng đó làm cho các lao động cụ thể khác nhau
- Các đặc trưng:
+ Lao động cụ thể là cơ sở của phân công lao động xã hội Tất cả các loại lao động
cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội ngày càng chi tiết
+ Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định
Trang 8* Lao động trừu tượng
- Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hoá khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hoá nói chung
+ Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa và là một phạm trù lịch sử, riêng có của sản xuất hàng hóa Chỉ có sản xuất sản phẩm để bán thì lao động sản xuất đó mới
có tính chất là lao động trừu tượng
Có thể định nghĩa giá trị hàng hóa một cách cụ thể hơn: Giá trị hàng hóa là lao
động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Đó cũng
chính là mặt chất của giá trị hàng hóa
+ Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất và giống nhau về chất
Không phải có hai thứ lao động kết tinh trong hàng hóa mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt mà thôi
- Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động:
+ Việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai (lao động cụ thể) là công việc riêng của cá nhân chủ sở hữu về tư liệu sản xuất Vì vậy, lao động đó mang
tính chất tư nhân, hay lao động cụ thể của người sản xuất là biểu hiện của lao động
tư nhân
+ Lao động của người sản xuất hàng hóa là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội trong hệ thống phân công xã hội Những người sản xuất hàng hóa làm việc cho nhau thông qua trao đổi hàng hóa Việc trao đổi hàng hóa không thể căn cứ vào lao động cụ thể mà phải quy lao động cụ thể về lao động chung đồng nhất - lao động trừu
tượng Do đó, lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội
- Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau:
+ Sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không ăn khớp với nhu cầu của xã hội (về số lượng, về chất lượng) Khi sản xuất vượt quá nhu cầu của xã hội sẽ có một số hàng hóa không bán được, tức là không thể thực hiện được giá trị
+ Mức hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hao phí lao động
xã hội, khi đó hàng hóa sẽ không bán được hoặc nếu bán được thì không thu hồi đủ chi phí lao động bỏ ra
Như vậy, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội và tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa Mâu
Trang 99
thuẫn đó được biểu hiện thành mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng, giữa giá trị sử dụng và giá trị Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hóa vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng
4.2.3 Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
* Thước đo lượng giá trị của hàng hoá
- Lượng giá trị hàng hóa là lượng hao phí lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa (được đo bằng thời gian lao động để tạo ra hàng hóa)
- Lượng giá trị cá biệt: Là lượng hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa Khi sản xuất cùng một loại hàng hóa, nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau (trình độ tay nghề, quy mô sản xuất, năng suất lao động ) nên những người sản xuất sẽ có lượng giá trị cá biệt khác nhau Nhưng trên thị trường, hàng hóa giống nhau không trao đổi theo lượng giá trị cá biệt mà được trao đổi theo lượng giá trị chung, tức là lượng giá trị xã hội
- Lượng giá trị xã hội là lượng hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa Lượng giá trị xã hội của hàng hóa được đo bởi thời gian
lao động xã hội cần thiết
+ Thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa trong điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình
độ kỹ thuật trung bình, một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội
+ Thực chất, thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động xã hội trung
bình để sản xuất ra hàng hóa Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần
sát với thời gian lao động cá biệt của người sản xuất nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường
+ Thời gian lao động xã hội cần thiết là một lượng không cố định vì trình độ thành
thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, điều kiện kỹ thuật trung bình của xã
hội ở mỗi nước khác nhau, trong các thời gian khác nhau là khác nhau, nó thay đổi
theo sự phát triển của lực lượng sản xuất Khi thời gian lao động xã hội cần thiết thay
đổi thì lượng giá trị của hàng hóa cũng thay đổi
* Tóm lại, chỉ có lượng hao phí lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa ấy
* Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Tất cả những yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian lao động xã hội cần thiết đều ảnh hưởng đến số lượng giá trị của hàng hóa
Trang 10+ Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ lành nghề của
người lao động, trình độ phát triển khoa học - công nghệ, phương pháp tổ chức, quản
lý lao động, quy mô và hiệu quả của tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên…
* Cường độ lao động: là đại lượng chỉ mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc căng thẳng của lao động Việc tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động
+ Cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên và hao phí sức lao động cũng tăng lên tương ứng Vì thế, hao phí lao động cho một đơn vị hàng hóa là không đổi Như vậy, cường độ lao động không ảnh hưởng tới lượng giá trị một đơn vị hàng hóa, nhưng lượng giá trị hàng hóa được tạo ra trong một đơn vị thời gian tỷ lệ thuận với cường độ lao động
+ Cường độ lao động cũng phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu
suất của tư liệu sản xuất, đặc biệt là nó phụ thuộc vào thể chất, tinh thần của người lao động
* Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hóa
- Lao động giản đơn là lao động cụ thể mà bất kỳ một người lao động bình thường
nào không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được
- Lao động phức tạp là lao động cụ thể đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành
lao động chuyên môn lành nghề mới có thể tiến hành được
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn Theo C.Mác thì lao động phức tạp chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa, hay nói đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân lên Trong quá trình trao
đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều được quy thành lao động giản đơn trung bình, và điều đó được thực hiện một cách tự phát trên thị trường
4.3 TIỀN TỆ
4.3.1 Lịch sử phát triển của hình thái giá trị và bản chất của tiền tệ
* Sự phát triển các hình thái giá trị
Tiền tệ là hình thái biểu hiện giá trị hàng hóa chung nhất, khái quát nhất, cô đọng nhất Để hiểu được tiền tệ phải phân tích từ các hình thái biểu hiện giá trị Giá trị hàng hoá được biểu hiện qua 4 hình thái:
Trang 1111
* Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
- Cuối Công xã nguyên thủy, lực lượng sản xuất có sự phát triển nhất định làm
xuất hiện những sản phẩm thặng dư Tuy nhiên, do trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp nên sản phẩm thặng dư chưa nhiều Lúc này trao đổi hàng hóa chỉ mang tính
chất ngẫu nhiên và là trao đổi trực tiếp
Ví dụ: 1m2 vải = 10kg thóc
- Trong trao đổi trên, giá trị của hàng hoá Vải được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hoá Thóc, còn hàng hoá Thóc dùng làm hình thái biểu hiện giá trị của hàng hoá
Vải Hàng hoá Vải ở vào hình thái giá trị tương đối, hàng hoá Thóc ở vào hình thái
ngang giá Quan hệ trao đổi đó chỉ có tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng,
tỷ lệ trao đổi 1:10 cũng là ngẫu nhiên
- Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên là hình thái phôi thai của tiền tệ
* Hình thái mở rộng của giá trị
Khi lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội, năng suất lao động xã hội tăng lên thì sản phẩm thặng dư cũng nhiều hơn, do đó, trao đổi hàng hóa cũng thường xuyên hơn Khi đó, một hàng hóa có thể được trao đổi với nhiều hàng hóa khác
Ví dụ: 1m2 vải = 10kg thóc = 1 cái bàn = 3 con gà = …
- Ở đây, giá trị của Vải được biểu hiện ở giá trị sử dụng của nhiều hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá, tức là có nhiều hình thái ngang giá hơn Mỗi hình thái ngang giá là một hình thái ngang giá đặc thù Tỷ lệ trao đổi giữa các hàng hóa không còn mang tính ngẫu nhiên nữa mà dần dần do lao động quy định
- Hình thái mở rộng của giá trị có hạn chế:
+ Chưa có thước đo thống nhất cho giá trị của hàng hóa, vì có nhiều vật ngang giá biểu hiện giá trị một hàng hóa
+ Hình thức trao đổi vẫn là trực tiếp hàng lấy hàng, do đó khi nhu cầu trao đổi giữa những người chủ hàng hóa không phù hợp sẽ làm cho trao đổi không thực hiện được Những nhược điểm của hình thái mở rộng của giá trị đòi hỏi sự xuất hiện của vật ngang giá chung, khi đó xuất hiện hình thái thứ ba
* Hình thái chung của giá trị
- Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn nữa, sản phẩm thặng dư sẽ nhiều hơn nữa làm cho trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, dần dần xuất hiện hàng hóa trung gian trong trao đổi Những hàng hóa trung gian phải mang tính thông dụng, có ý nghĩa kinh tế đối với một bộ tộc, một địa phương, một vùng… Khi đã có hàng hóa trung gian, người ta dễ dàng hơn trong việc trao đổi lấy hàng hóa mà họ cần Hình thái mở rộng của giá trị đã phát triển thành hình thái chung của giá trị
Trang 1212
Ví dụ: 10kg thóc
1cái bàn = 1m2 vải
3 con gà …
- Ở đây, giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung, vật ngang giá phổ biến (1m2 Vải)
- Hình thái chung của giá trị đã khắc phục được nhược điểm của hình thái mở rộng
và hình thái ngẫu nhiên là: người ta có thể dễ dàng thực hiện trao đổi để lấy hàng hóa
mà họ cần
-> Tuy nhiên, vật ngang giá chung chưa ổn định ở một thứ hàng hoá nào
* Hình thái tiền tệ của giá trị
- Ở hình thái ngang giá chung của giá trị thì mỗi địa phương, vùng, lãnh thổ lại có
vật ngang giá riêng Vật ngang giá vẫn chưa cố định ở một hàng hóa nào cả Khi trao
đổi hàng hóa vượt ra khỏi địa phương, vùng, lãnh thổ thì hình thái ngang giá chung gây khó khăn cho trao đổi Vì thế, xuất hiện nhu cầu về một vật ngang giá chung thống nhất, trong quá trình đó, Vàng và Bạc được lấy làm vật ngang giá chung, hình thái tiền tệ ra đời
* Bản chất của tiền tệ
Tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt được tách ra khỏi thế giới hàng hoá, đóng vai trò vật ngang giá chung dùng để biểu hiện giá trị cho tất cả các hàng hoá
- Thứ nhất, khi tiền tệ xuất hiện thế giới hàng hóa chia thành hai cực Một cực là
tất cả các hàng hóa thông thường chúng chỉ biểu hiện giá trị sử dụng, còn cực kia là
Trang 1313
tiền tệ biểu hiện giá trị của mọi hàng hóa Vì vậy, tiền tệ biểu hiện quan hệ xã hội của những người sản xuất hàng hóa, biểu hiện hao phí lao động xã hội
- Thứ hai, là hàng hoá, nên tiền tệ cũng có giá trị sử dụng và giá trị Giá trị của tiền
tệ cũng được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chúng bao gồm
hao phí lao động để tìm kiếm, khai thác, chế biến, vận chuyển vàng bạc Giá trị sử
dụng của tiền tệ, có giá trị sử dụng thông thường là làm đồ trang sức, làm các đồ
dùng bằng vàng và bạc, làm nguyên liệu trong công nghiệp… và giá trị sử dụng đặc biệt là làm vật ngang giá chung, biểu hiện giá trị của mọi hàng hóa
4.3.2 Chức năng của tiền tệ
* Thước đo giá trị
- Khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa, tiền làm chức năng thước đo giá trị Tiền tệ có thể đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa vì bản thân tiền tệ là hàng hóa có giá trị
- Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ không cần phải là tiền thật, mà chỉ là tiền trong ý niệm, trong tưởng tượng
- Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa, hay giá cả hàng
hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa Giá cả do các nhân tố: giá
trị hàng hóa, giá trị tiền tệ, quan hệ cung cầu… quyết định Giá cả hàng hóa tỷ lệ thuận với giá trị của chúng và tỷ lệ nghịch với giá trị tiền tệ Quan hệ cung cầu làm giá cả lên xuống xung quanh giá trị Cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị; cung nhỏ hơn cầu thì giá cả lớn hơn giá trị, tuy nhiên xét trên toàn bộ xã hội, tổng số giá cả vẫn luôn bằng tổng số giá trị
* Phương tiện lưu thông
- Khi tiền tệ là môi giới trong lưu thông hàng hóa, tiền thực hiện chức năng phương tiện lưu thông Khi đó lưu thông hàng hóa lấy tiền làm trung gian và được thực hiện bằng công thức: H - T - H Như vậy, khi tiền làm chức năng phương tiện lưu thông đã làm cho lưu thông hàng hóa thận lợi hơn, nhưng đồng thời nó cũng làm cho việc mua bán tách rời nhau cả về không gian và thời gian (H - T và T - H), do đó
nó làm tăng lên khả năng khủng hoảng kinh tế
- Làm chức năng phương tiện lưu thông thì tiền phải là tiền mặt
+ Thực hiện chức năng này, lúc đầu người ta dùng vàng thoi, bạc nén Tuy nhiên, điều đó lại tạo nên một số khó khăn: phải chia nhỏ chúng thành nhiều mảnh nhỏ, phải xác định số lượng, độ nguyên chất… Do đó, vàng thoi, bạc nén dần dần được thay thế bằng tiền đúc
+ Tiền đúc là khối kim loại đúc có hình thức, trọng lượng và giá trị nhất định, nó được dùng làm phương tiện lưu thông Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất đi một phần giá trị của nó Nhưng trong trao đổi, người ta vẫn chấp nhận làm phương tiện lưu thông với đầy đủ giá trị Như vậy, giá trị thực của tiền đã
Trang 1414
tách rời giá trị danh nghĩa của nó Tiền chỉ còn là ký hiệu của giá trị Để tiết kiệm trong lưu thông dần dần người ta ghi ký hiệu này lên trên kim loại khác và lên trên giấy, tiền giấy xuất hiện
+ Tiền giấy là dấu hiệu của tiền tệ buộc phải thừa nhận Nhà nước phát hành và
quản lý lưu thông tiền giấy Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của
giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia
* Phương tiện thanh toán
- Kinh tế hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định thì tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu, do đó tiền có chức năng phương tiện thanh toán Với chức năng này
tiền dùng để chi trả sau khi công việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành Ví dụ: trả
tiền mua hàng chịu, trả nợ, nộp thuế…
- Trong hình thức mua bán chịu, trước tiên, tiền làm chức năng thước đo giá trị Nhưng vì mua bán chịu nên chỉ đến kỳ hạn phải trả thì tiền mới thực hiện chức năng phương tiện thanh toán
- Mặt khác, trong việc mua bán chịu, người mua là con nợ, người bán là chủ nợ Khi hệ thống con nợ và chủ nợ phát triển rộng rãi, chỉ cần một khâu nào đó không
được thanh toán sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt các khâu khác và làm sụp đổ hệ thống,
tạo ra sự khủng hoảng kinh tế trên diện rộng
- Quá trình thực hiện chức năng phương tiện thanh toán sẽ làm xuất hiện một loại tiền mới - tiền tín dụng dưới các hình thức: kỳ phiếu thương nghiệp, giấy bạc ngân hàng, tiền ghi sổ, tài khoản có thể phát hành séc, tiền điện tử, thẻ thanh toán… Tiền tín dụng càng phát triển thì chức năng phương tiện thanh toán của tiền càng mở rộng
và hình thức của tiền càng được phát triển hơn
* Phương tiện cất trữ
- Tiền là hiện thân của giá trị, đại biểu cho của cải xã hội, nên nó có thể thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ Làm chức năng này, tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại để khi cần có thể đem ra mua hàng
- Các hình thức cất trữ: cất giấu, gửi ngân hàng
- Chỉ có tiền đủ giá trị như tiền vàng, bạc và các của cải bằng vàng, bạc mới thực hiện chức năng phương tiện cất trữ
- Chức năng cất trữ của tiền còn là cơ chế điều tiết tự phát số lượng tiền cần thiết cho lưu thông Làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với số tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa Cất trữ tiền không chỉ là cất trữ của cải mà còn là
dự trữ cho lưu thông tiền tệ
* Tiền tệ thế giới
- Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia và hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước, thì tiền tệ làm chức năng tiền tệ thế giới
Trang 15- Khi có quan hệ quốc tế thì sẽ nảy sinh quan hệ trao đổi giữa đồng tiền các nước với nhau Tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền các nước được gọi là tỷ giá hối đoái, tức là giá
cả đồng tiền của quốc gia này được tính bằng đồng tiền của quốc gia khác Việc đổi được tiến hành theo tỷ lệ nhất định, phụ thuộc vào sức mua của các đồng tiền
- Việc chỉ có một hoặc một số ít đồng tiền làm chức năng tiền tệ thế giới sẽ là điều kiện để các quốc gia có đồng tiền đó thi hành các chính sách nhằm thu lợi cho nước mình và có thể gây thiệt hại đến nước khác Do vậy, rất cần thiết phải ra đời một đồng tiền chung nhằm khắc phục tình trạng đó
4.4 QUY LUẬT GIÁ TRỊ
4.4.1 Nội dung của quy luật giá trị
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa Ở
đâu có sản xuất trao đổi hàng hóa ở đó có quy luật giá trị hoạt động Quy luật giá trị
yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của hàng hóa, tức là trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết
+ Yêu cầu đối với sản xuất:
-> Khối lượng sản phẩm mà những người sản xuất tạo ra phải phù hợp với nhu cầu
có khả năng thanh toán của xã hội
-> Hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết
+ Yêu cầu đối với lưu thông: phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: hai hàng
hóa trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau; hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện theo nguyên tắc giá cả phù hợp với giá trị
- Giá cả hàng hóa trên thị trường lên xuống xoay quanh giá trị của hàng hóa và trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị Với mỗi hàng hóa riêng biệt, giá cả của nó
có thể cao, thấp hơn giá trị hàng hóa nhưng xét trên phạm vi xã hội, tổng giá cả luôn thống nhất với tổng giá trị hàng hóa
4.4.2 Tác động của quy luật giá trị
* Một là, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Điều tiết sản xuất:
+ Nếu mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao thì những người sản xuất hàng hóa đó sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác (thu được lãi ít hơn hoặc không có lãi) sẽ chuyển hướng sang sản xuất hàng hóa này để thu lãi
Trang 16+ Trong trường hợp mặt hàng nào đó có giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội
- Điều tiết lưu thông hàng hóa, thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, nhờ đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định
* Hai là, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển
- Trong sản xuất hàng hóa, trao đổi hàng hóa theo giá trị xã hội Vì thế, người nào sản xuất hàng hóa có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thì sẽ thu lãi, những người sản xuất hàng hóa có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội thì sẽ phải chịu lỗ Do vậy, muốn tồn tại thì người sản xuất hàng hóa phải không ngừng tìm mọi cách để cải tiến
kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất, cải tiến phương thức tổ chức và quản lý sản xuất… nhằm hạ thấp giá trị cá biệt
- Xu hướng này diễn ra liên tục vì tất cả mọi người đều cố gắng hạ giá trị cá biệt xuống thì kéo theo giá trị xã hội cũng giảm theo và người sản xuất lại phải hạ giá trị
cá biệt xuống tiếp nữa, cứ như thế kỹ thuật được cải tiến không ngừng, năng suất lao động tăng lên, giá thành sản phẩm hạ xuống… Thông qua sự nỗ lực tối ưu hóa sản xuất như vậy mà lực lượng sản xuất xã hội không ngừng phát triển
* Ba là, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hóa thành kẻ giàu người nghèo
- Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động
xã hội cần thiết thì sẽ thu được nhiều lãi, sẽ giàu lên qua đó tạo điều kiện để tiếp tục
mở rộng quy mô sản xuất
- Ngược lại những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ chịu thiệt, bị thu hẹp sản xuất dần dần và kết quả là bị nghèo đi
-> Như vậy, quy luật giá trị hoạt động đã phân chia xã hội thành hai cực, một cực gồm những người giàu có, một cực gồm những người nghèo khổ Đây cũng là một
Trang 17CHƯƠNG 5 HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.1 SỰ CHUYỂN HOÁ CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN
5.1.1 Công thức chung của tư bản
Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện thành một số tiền nhất định, nhưng bản thân tiền không phải là tư bản Khi tiền xuất hiện, lưu thông hàng hóa được thực hiện theo công thức: H - T - H, còn lưu thông tư bản thực hiện theo công thức: T - H - T
+ Hành vi lưu thông : Mua và bán
+ Lực lượng tham gia : Người mua và người bán
- Điểm xuất phát và điểm kết thúc đều là tiền, do vậy chúng không khác nhau về chất
+ Trung gian
của vận động
- T đóng vai trò trung gian,
là môi giới để trao đổi hàng hóa
- H đóng vai trò trung gian,
là môi giới để tiền tệ được lưu thông
+ Vận động
của T
- T được chuyển thành hàng hóa rồi mất hút đi trong lưu thông
- T chỉ được ứng trước ra để rồi sau đó thu về
- Mục đích cuối cùng không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, nhưng không phải giá
Trang 1818
hóa khác hay một giá trị sử dụng khác để đáp ứng nhu cầu nào đó
trị như cũ mà là giá trị tăng thêm Vì thế công thức vận động đầy đủ của tư bản là T -
H - T’ (T' = T + ∆T)
+ Giới hạn
vận động
- Lưu thông chấm dứt ở cuối giai đoạn mua (T - H) khi người ta đã có được hàng hóa có giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu của mình Do vậy, sự vận động của H - T -
H là có giới hạn
- Mục đích của lưu thông là một giá trị được tăng thêm (∆T) so với tiền ban đầu Do
đó, lưu thông của tư bản là sự lớn lên không ngừng của giá trị: T - H - T’ - H - T’’ - H - T’’’…
T - H - T thực chất là T - H - T’, trong đó T’ = T + ∆T ∆T là số tiền trội hơn được
gọi là giá trị thặng dư, ký hiệu là m Còn số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu giá
trị thặng dư thì trở thành tư bản Có thể nói, tiền chỉ trở thành tư bản khi nó được dùng để mang lại giá trị thặng dư
T - H - T’ được gọi là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản đều bắt đầu bằng
một lượng tiền nhất định và đều lưu thông nhằm mục đích tăng giá trị Dù là tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp hay tư bản cho vay đều vận động theo công thức
đó
5.1.2 Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
* Nguồn gốc của giá trị thặng dư trong công thức T - H - T’ (T’ = T+∆T)
Công thức chung của tư bản cho ta thấy giá trị thặng dư được sinh ra từ lưu thông, nhưng thực chất lưu thông thuần túy có sinh ra giá trị thặng dư không? Ta xét các trường hợp sau:
- Trường hợp trao đổi ngang giá: thì ở đây chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị,
từ tiền chuyển thành hàng hóa và từ hàng hóa chuyển thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên khi tham gia trao đổi trước sau vẫn không đổi Vậy, trao đổi ngang giá không thể tạo thêm giá trị mới
- Trường hợp trao đổi không ngang giá:
+ Nếu chỉ bán đắt: trong nền sản xuất hàng hóa, do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất đều vừa là người mua, vừa là người bán Nếu họ thu lợi nhờ hoạt động bán thì sẽ bị thiệt ở hành động mua
+ Nếu chỉ mua rẻ: nếu có thu lợi nhờ hoạt động mua thì sẽ bị thiệt ở hành động bán
+ Một số người chuyên mua rẻ, bán đắt, tức là lúc nào cũng được lợi, thì tổng giá trị toàn xã hội không tăng lên bởi vì số giá trị mà người này thu được là số giá trị mà người khác bị mất Vậy trao đổi không ngang giá cũng không mang lại giá trị thặng
dư
Trang 19C.Mác đã chỉ ra mâu thuẫn đó trong bộ “Tư bản”, ông khẳng định tư bản không thể
xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông Ông là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu thuẫn này bằng lý luận về hàng hóa sức lao động
5.1.3 Hàng hóa sức lao động và tiền công trong chủ nghĩa tư bản
* Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
- Sức lao động: là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con
người Sức lao động là cái có trước, là tiềm năng sẵn có trong con người, còn lao
động chính là quá trình sử dụng sức lao động trong lĩnh vực sản xuất
- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
+ Một là, người lao động phải được tự do về thân thể, có thể chi phối sức lao động
hay năng lực lao động của mình (tức là có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa)
+ Hai là, người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực hiện
lao động và cũng không còn của cải gì khác, muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động
Như vậy, để sức lao động trở thành hàng hóa thì người có tiền phải tìm được người lao động tự do trên thị trường, tự do theo hai nghĩa: theo nghĩa là một con người tự
do chi phối sức lao động của mình với tư cách là một hàng hóa; và mặt khác anh ta không còn có một hàng hóa nào khác để bán, nói một cách khác là trần như nhộng, hoàn toàn không có những vật cần thiết để thực hiện sức lao động của mình
Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện trên biến sức lao động thành hàng hóa Đến lượt mình, sức lao động lại biến tiền thành tư bản
* Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Là một hàng hóa nên sức lao động cũng có 2 thuộc tính:
* Giá trị của hàng hóa sức lao động
- Khái niệm: Giá trị hàng hóa sức lao động là lao động xã hội cần thiết để sản xuất
và tái sản xuất ra sức lao động được kết tinh trong người lao động
- Kết cấu của giá trị hàng hóa sức lao động:
Trang 2020
+ Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân và gia đình
+ Chi phí đào tạo người công nhân
+ Yếu tố lịch sử tinh thần: Điều này có nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa Những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước, trong mỗi thời kỳ, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân, phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của từng nước và mức độ thỏa mãn những nhu cầu đó phần lớn phụ thuộc vào trình
độ văn minh đã đạt được của mỗi nước
* Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
- Khái niệm: Giá trị sử dụng của sức lao động là công dụng của sức lao động, là tính hữu ích thể hiện ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua là sử dụng vào quá trình lao động
- Đặc điểm của giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động:
Khi sử dụng, giá trị sử dụng của sức lao động không hao mòn và mất đi như giá trị
sử dụng của hàng hóa thông thường Sức lao động còn tạo ra lượng giá trị mới vượt
cả giá trị của chính nó Phần giá trị dôi ra đó gọi là giá trị thặng dư Đặc điểm này là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản: Nguồn gốc tạo
ra giá trị thặng dư nằm trong việc tiêu dùng hay sử dụng sức lao động Cụ thể là, giá trị thặng dư vẫn được tạo ra trong sản xuất nhưng nó không thể tách rời lưu thông, nhờ có lưu thông mà giá trị của nó mới được thực hiện
* Tiền công trong Chủ nghĩa tư bản
- Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá cả của hàng hóa sức lao động, nhưng biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động
- Lao động không phải là hàng hóa Tuy nhiên, trong CNTB, người ta thường lầm tưởng rằng, tiền công là giá cả của lao động và việc mua bán hoàn toàn tự nguyện, nhà tư bản không bóc lột công nhân Sở dĩ như vậy là do:
+ Người công nhân bán quyền sử dụng sức lao động chứ không bán quyền sở hữu sức lao động
+ Nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi người công nhân đã lao động + Tiền công quy định theo thời gian làm việc (giờ, ngày, tuần, tháng) hoặc theo số lượng sản phẩm đã chế tạo ra, có lao động mới có tiền công
+ Đối với người công nhân thì lao động là phương tiện kiếm sống của họ
- Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động, mà là sức lao động Tiền công không phải là giá cả của lao động, mà là giá cả của hàng hóa sức lao động Vì, nếu tiền công là giá cả của lao động tức là lao động là hàng hóa sẽ dẫn đến những mâu thuẫn sau:
Trang 21+ Về thực tế, nếu công nhân bán lao động thì lao động phải thuộc về công nhân, nhưng quá trình lao động của công nhân tức quá trình sản xuất TBCN lại thuộc về nhà tư bản, vậy công nhân không thể bán cái công nhân không có
* Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản
Dựa vào cách thức tính tiền công, người ta chia tiền công thành hai loại cơ bản:
* Tiền công tính theo thời gian: là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ
thuộc vào độ dài thời gian lao động của công nhân
- Cơ sở trả công là độ dài của thời gian lao động (giờ, ngày, tuần, tháng) + trình độ tay nghề + cường độ lao động + tính chất công việc
* Tiền công tính theo sản phẩm: Là hình thức tiền công tính theo số lượng sản
phẩm đã làm ra, hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định
- Đo lường: Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định, gọi là đơn giá tiền công Để quy định đơn giá tiền công, người ta lấy tiền công trung bình một ngày của một công nhân chia cho số lượng sản phẩm của một công nhân sản xuất ra trong một ngày lao động bình thường
- Tác dụng:
+ Đối với nhà tư bản: Tiền công tính theo sản phẩm một mặt giúp cho nhà tư bản trong việc quản lý, giám sát quá trình làm việc của công nhân dễ dàng hơn
+ Đối với người lao động: Kích thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo
ra nhiều sản phẩm để thu được lượng tiền công cao hơn
+ Đối với xã hội: Công bằng hơn, ai có khả năng, lao động tích cực thì thu nhập sẽ cao hơn
* Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
* Tiền công danh nghĩa
- Khái niệm: Là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản
Trang 2222
- Thực chất: tiền công danh nghĩa là giá cả thị trường của hàng hóa sức lao động
- Yếu tố ảnh hưởng: Tiền công danh nghĩa nhiều hay ít phụ thuộc vào giá trị sức lao động cao hay thấp, vào quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường, vào các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội khác
5.2 QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
5.2.1 Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
* Đặc điểm của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa
- Mục đích của sản xuất TBCN không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị thặng
dư Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư, trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó Vì thế, quá trình sản xuất TBCN là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất giá trị sử dụng với quá trình sản xuất giá trị và giá trị thặng dư Để sản xuất giá trị thặng dư, nhà tư bản phải mua được các yếu tố của quá trình sản xuất giá trị sử dụng là tư liệu sản xuất và sức lao động
- Trong quá trình sản xuất, nhà tư bản là người sở hữu tư liệu sản xuất nên quyết định quá trình sản xuất (điều hành sản xuất) và quyết định sản phẩm Công nhân là người bị điều hành (làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản)
- Trong quá trình lao động, công nhân bằng lao động cụ thể làm sống lại và chuyển giá trị của tư liệu sản xuất vào sản phẩm, bằng lao động trừu tượng tạo ra lượng giá trị mới lớn hơn lượng gía trị bản thân
+ Hao mòn máy móc để chuyển 10kg bông sang dạng sợi = 2$;
+ Thuê lao động trong một ngày lao động = 3$
- Giả sử kéo 10kg bông thành sợi mất 6 giờ và mỗi giờ công nhân tạo ra được một giá trị 0,5$ (0,5$ x 6 = 3$)
- Vậy giá trị của 10 kg sợi là:
Giá trị của 10 kg bông chuyển vào : 10$
Giá trị của máy móc chuyển vào : 2$
Trang 2323
Giá trị mới do công nhân tạo ra : 3$
Tổng cộng : 15$
Nếu quá trình lao động chỉ dừng lại ở đó (công nhân làm việc 6 giờ) thì không
có giá trị thặng dư Nhưng trên thực tế quá trình lao động luôn kéo dài hơn 6 giờ vì tiền lương nhà tư bản thuê công nhân là một ngày chứ không phải là 6 giờ Nếu ngày lao động là 12 giờ, thì tương tự như 6 giờ lao động đầu tiên, trong 6 giờ lao động tiếp theo, người lao động cũng tạo ra 10kg sợi với tổng giá trị là 15$, với kết cấu giá trị cũng như vậy Tổng hợp cả một ngày lao động, người công nhân sản xuất 20kg sợi có kết cấu giá trị như sau:
GT của 20 kg bông = 20$
GT của máy móc (hao mòn) = 4$
GT mới do công nhân tạo ra = 6$ (3$ giá trị SLĐ và 3$ GTTD)
Tổng cộng = 30$
Như vậy, sau một ngày lao động của công nhân nhà tư bản có được 20kg sợi có tổng giá trị là 30$, nhưng nhà tư bản chỉ phải chi phí 27$ (20$ + 4$ + 3$) Nếu nhà tư bản bán đúng giá trị là 30$ nhà tư bản có lãi là 3$ (30$ - 27$); 3$ chính là giá trị thặng dư
* Một số kết luận
* Giá trị thặng dư: là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do người công
nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không
* Ngày lao động của công nhân chia thành hai phần:
- Thời gian lao động cần thiết (t): phần thời gian lao động mà người công nhân tạo
ra một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động
- Thời gian lao động thặng dư (t’): phần còn lại của ngày lao động vượt khỏi thời gian lao động cần thiết, người công nhân tạo ra giá trị thặng dư
Sự phân chia này mang tính chất trừu tượng, ngay từ giây đầu tiên sản xuất thì nó
đã được phân chia thành hai phần, ngay từ giây đầu tiên nhà tư bản đã chiếm được lao động không công của công nhân
* Như vậy, quá trình sản xuất giá trị thặng dư đã giải quyết được mâu thuẫn của
công thức chung của tư bản và chứng minh được sự chuyển hóa của tiền thành tư bản
5.2.2 Khái niệm tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến
* Bản chất của tư bản
Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê
Bản chất của tư bản là một quan hệ xã hội, quan hệ giữa nhà tư bản và người công nhân, trong đó nhà tư bản bóc lột công nhân làm thuê
* Tư bản bất biến và tư bản khả biến
* Tư bản bất biến
Trang 24Về mặt hiện vật, tư bản bất biến gồm:
+ Máy móc, thiết bị, nhà xưởng (C1)
+ Nguyên, nhiên vật liệu… (C2)
- Đặc điểm: Giá trị của chúng được lao động cụ thể của người công nhân bảo tồn
và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm Trong đó, C1 chuyển giá trị nhiều lần, C2 chuyển giá trị một lần Giá trị sử dụng của tư liệu sản xuất được bảo tồn dưới dưới hình thức giá trị sử dụng mới của sản phẩm
* Tư bản khả biến
- Khái niệm: Là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động Trong quá trình sản xuất, bộ phận này không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công
nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng Ký hiệu: V
- Tư bản khả biến là phần tư bản dùng để thuê người lao động làm việc trong khoảng thời gian nhất định Tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức tiền lương
- Đặc điểm: Sử dụng tư bản khả biến sẽ tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của chính tư bản khả biến bỏ ra ban đầu Lượng giá trị đó được chia thành hai bộ phận: + Một bộ phận chuyển thành tư liệu sinh hoạt của người công nhân, bù lại giá trị sức lao động của người công nhân và mất đi trong quá trình tiêu dùng của họ
+ Bộ phận còn lại chính là giá trị thặng dư thuộc về nhà tư bản
- Nhà tư bản không sở hữu được sức lao động đã mua bằng tư bản khả biến, mà chỉ
sử dụng sức lao động đó trong thời gian nhất định trong ngày
* Ý nghĩa: Sự phân chia tư bản thành tư bản khả biến và tư bản bất biến có ý nghĩa
quan trọng Vì: vạch rõ nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư là do lao động không công của người công nhân tạo ra
Tư bản bất biến tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng nó có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, quyết định năng suất lao động của công nhân Tư bản bất biến là phương tiện tạo ra giá trị thặng dư
* Kết cấu lượng giá trị hàng hóa = Giá trị cũ + Giá trị mới = c + v+ m
5.2.3 Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản Tư bản cố định và tư bản lưu động
*) Tuần hoàn của tư bản: Qua quá trình sản xuất TBCN, ta thấy sự vận động của tư
bản công nghiệp được thực hiện theo công thức:
SLĐ … SX … H’ - T’
Trang 2525
Trong quá trình vận động tư bản trải qua 3 giai đoạn, mang 3 hình thái và thực hiện
3 chức năng
- Giai đoạn thứ nhất: Tư bản vận động trong lĩnh vực lưu thông, tồn tại dưới hình
thái tư bản tiền tệ
Trong giai đoạn lưu thông này, nhà tư bản xuất hiện trên thị trường với tư cách là
chủ của một khối lượng tiền để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, kết thúc giai
đoạn này tư bản tiền tệ chuyển thành tư bản sản xuất
- Giai đoạn thứ hai: Tư bản vận động trong lĩnh vực sản xuất, tồn tại dưới hình
thái tư bản sản xuất
Đây là giai đoạn tiến hành quá trình sản xuất, nhằm biến đổi hàng hóa ban đầu (H)
thành loại hàng hóa mới (H’) H’ và H khác nhau cả về chất và lượng
+ Về chất: H là các yếu tố sản xuất, H’ có thể là sản phẩm phục vụ tiêu dùng hoặc
sản xuất, có hình thức vật chất khác H
+ Về lượng: giá trị của H’ lớn hơn giá trị của H một lượng chính là giá trị thặng
dư
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong tuần hoàn của tư bản Vì:
+ Nó tạo ra phần giá trị mới tăng thêm (m)
+ Nó tạo ra loại sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường
Kết thúc giai đoạn này, tư bản sản xuất đã chuyển thành tư bản hàng hóa
- Giai đoạn thứ ba: Tư bản vận động trong lĩnh vực lưu thông, dưới hình thái tư
bản hàng hóa Nhà tư bản quay lại thị trường với tư cách là người bán hàng H’ - T’
Tư bản chuyển hoá H’ thành T’, hay thực hiện giá trị và giá trị thặng dư Đến đây
tư bản thực hiện xong một vòng tuần hoàn
Kết thúc giai đoạn này tư bản trở về hình thái ban đầu là tư bản tiền tệ nhưng số
lượng lớn hơn (T’=T + ∆T) Số tiền bán hàng hoá đó, nhà tư bản lại được dùng vào
Trang 2626
việc mua tư liệu sản xuất và sức lao động cần thiết để tái sản xuất Quá trình đó tiếp tục được lặp đi lặp lại không ngừng gọi là sự vận động tuần hoàn của tư bản
* Khái niệm tuần hoàn tư bản:
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau rồi trở về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư
- Đặc điểm:
+ Sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng, đồng thời là sự vận động đứt quãng không ngừng Vì, tuần hoàn của tư bản chỉ diễn ra liên tục khi:
-> Các giai đoạn liên tục nối tiếp nhau và các hình thái của tư bản chuyển tiếp cho nhau không ngừng
-> Tư bản phải nằm lại ở mỗi giai đoạn một khoảng thời gian nhất định trước khi chuyển hóa thành hình thái khác
+ Tuần hoàn của tư bản bao gồm hai quá trình lưu thông và một quá trình sản xuất xen kẽ nhau: Lưu thông - Sản xuất - Lưu thông
Tư bản công nghiệp lần lượt trải qua ba hình thái trong quá trình tuần hoàn tư bản:
tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa Ba hình thái của tư bản không phải là
ba loại tư bản khác nhau, mà là ba hình thái của một tư bản công nghiệp biểu hiện trong quá trình vận động của nó
T - H
SLĐ
… SX … H’ - T’
TLSX TBTT TBSX TBHH TBTT ->
+ Quá trình tái sản xuất yêu cầu ba hình thái tư bản cùng tồn tại một lúc:
-> Tại cùng một thời điểm, tư bản tiền tệ, tư bản hàng hóa, tư bản sản xuất đều hoạt động
-> Tại cùng một thời điểm, các bộ phận tư bản khác nhau đều đang trong quá trình chuyển hóa sang hình thái tư bản khác
+ Sự tồn tại cùng lúc của ba hình thái tư bản ẩn chứa khả năng tách rời của chúng thành những tư bản chức năng: tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay …
-> Sự hình thành tư bản các tư bản chức năng buộc tư bản công nghiệp phải chia phần giá trị thặng dư thu được cho các nhà tư bản chức năng đó
-> Trong giai cấp tư sản, xuất hiện nhiều tầng lớp và nhóm lợi ích khác nhau: chủ công nghiệp, thương gia, chủ ngân hàng…
*) Chu chuyển của tư bản
Tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lặp đi lặp lại không ngừng thì gọi là sự chu chuyển của tư bản
Trang 2727
Chu chuyển của tư bản nói lên tốc độ vận động của tư bản cá biệt trên hai khía cạnh: Thời gian chu chuyển và tốc độ chu chuyển
* Thời gian chu chuyển của tư bản
Thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn, là thời gian tư bản xuất hiện dưới một hình thái và quay trở về hình thái đó có mang theo giá trị thặng dư Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì tư bản ngày càng mau chóng được đưa vào vòng tuần hoàn, chu chuyển mới, tức là tạo điều
kiện cho việc sản xuất nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn
Thời gian chu chuyển của tư bản = TG sản xuất + TG lưu thông
- Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất
TG sản xuất = TG lao động + TG gián đoạn lao động + TG dự trữ sản xuất
Thời gian sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào:
+ Tính chất của ngành sản xuất Ví dụ: thời gian sản xuất lúa gạo khoảng 3 tháng,
nhanh hơn sản xuất máy bay (khoảng vài năm)
+ Quy mô và chất lượng sản phẩm Ví dụ: Xây dựng một xí nghiệp mất thời gian
dài hơn xây dựng một nhà ở thông thường (Đóng 1 đôi giày nhanh hơn đóng 1 con tàu)
+ Thời gian vật sản xuất chịu tác động của quá trình tự nhiên dài hay ngắn Ví dụ:
Các ngành nông, lâm, ngư nghiệp… phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thời gian sản xuất hay thay đổi
+ Năng suất lao động
+ Dự trữ sản xuất đủ hay thiếu
- Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông
TG lưu thông = TG bán + TG mua + TG vận chuyển
Thời gian lưu thông dài hay ngắn phụ thuộc vào:
+ Khoảng cách giữa nơi có hàng hóa với thị trường xa hay gần
+ Tình hình thị trường tiêu thụ tốt hay xấu
+ Trình độ phát triển của ngành giao thông vận tải
+ Mức độ phức tạp hay giản đơn trong các giao dịch Ví dụ: mua một gói tăm dễ dàng hơn mua một cái ôtô
Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, không tạo ra giá trị thặng dư nhưng lại có chức năng quan trọng: hoặc là tạo điều kiện cho việc sản xuất giá trị thặng dư hoặc là thực hiện giá trị thặng dư
* Tốc độ chu chuyển của tư bản
- Tốc độ chu chuyển của tư bản đo bằng số lần (vòng) chu chuyển của tư bản trong
một năm
- Công thức:
TGn
Trang 2828
n: Số lần chu chuyển của tư bản trong một năm
TGn: Thời gian trong năm (1 năm, 12 tháng)
TGa: Thời gian chu chuyển 1 vòng của một tư bản nhất định (tháng, ngày)
- Đặc điểm:
+ Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian một vòng chu chuyển của tư bản Do đó, muốn tăng tốc độ thì phải giảm thời gian của một vòng chu chuyển
+ Tốc độ chu chuyển của tư bản hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau là khác nhau, tùy vào đặc điểm từng lĩnh vực
*) Tư bản cố định và tư bản lưu động
Tư bản sản xuất gồm nhiều bộ phận với thời gian chu chuyển khác nhau do mỗi bộ phận tư bản dịch chuyển giá trị của nó vào sản phẩm theo những cách thức khác
nhau Dựa trên phương thức chuyển dịch giá trị đó, người ta chia tư bản sản xuất
thành: Tư bản cố định và Tư bản lưu động
* Tư bản cố định
- Khái niệm: Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản sản xuất (máy móc, thiết bị,
nhà xưởng…) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mới mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong thời gian sản xuất
- Tư bản cố định có đặc điểm: sử dụng toàn bộ trong quá trình sản xuất, giá trị chuyển dần vào giá trị sản phẩm trong nhiều chu kỳ sản xuất
- Trong qúa trình hoạt động, tư bản cố định bị hao mòn dần Có hai loại hao mòn: + Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn về giá trị sử dụng đi đôi với sự hao mòn về giá trị do quá trình sử dụng hoặc do sự phá hủy của tự nhiên
Hao mòn hữu hình làm cho tư bản cố định hỏng dần và đến thời điểm nhất định phải thay thế Phần giá trị hao mòn này được chuyển dần vào giá trị hàng hóa và nhà
tư bản sẽ thu hồi về sau khi bán hàng Để giảm sự hao mòn hữu hình do sự phá hủy của tự nhiên thì phải thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng, bảo quản tư bản cố định + Hao mòn vô hình: Là hao mòn thuần túy về giá trị của tư bản cố định, là sự giảm giá trị, thậm chí bị loại bỏ vì sự xuất hiện máy móc mới tốt hơn, rẻ hơn, bền hơn… dưới tác động của tiến bộ kỹ thuật Thực chất của hao mòn vô hình là sự lạc hậu tương đối của tài sản cố định so với sự phát triển chung Để giảm hao mòn vô hình thì nhà tư bản tìm cách tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động… bằng cách tăng
ca kíp làm việc nhằm tận dụng hết công suất của máy móc, thiết bị, để sử dụng tư bản
cố định trong thời gian ngắn nhất
Trang 2929
* Tư bản lưu động
- Khái niệm: Tư bản lưu động là một bộ phận của tư bản sản xuất gồm một phần tư bản bất biến (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu ) và tư bản khả biến (sức lao động), được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất và trở về tay nhà tư bản sau mỗi chu
kỳ sản xuất, khi hàng hóa được bán xong
Sự phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động chỉ có ý nghĩa tương đối vì một số tư liệu sản xuất khi thì là tư bản cố định, khi thì là tư bản lưu động tùy thuộc vào chức năng của nó trong quá trình sản xuất
- Ví dụ: Cây gỗ: làm xà gồ, làm cột (tư bản cố định); làm củi, làm chất đốt (tư bản
lưu động)
5.2.4 Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
*) Tỷ suất giá trị thặng dư (ký hiệu: m')
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến
để sản xuất giá trị thặng dư đó
Công thức tính:
Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân Nó phản ánh trong tổng số giá trị mới do công nhân tạo ra thì công nhân được hưởng bao nhiêu và nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu
Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ ngày lao động của công nhân bị phân chia thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư theo tỷ lệ nào Vì thế tỷ suất giá trị thặng dư còn được tính:
Theo ví dụ trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư ta có tỷ suất giá trị thặng dư của nhà tư bản là:
100 (%) 3
$
Trang 30Như vậy, khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào trình độ bóc lột của nhà tư bản
và số lượng công nhân bị nhà tư bản bóc lột
Khối lượng giá trị thặng dư chỉ rõ quy mô bóc lột của nhà tư bản
5.2.5 Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch
*) Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
* Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
- Khái niệm : Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động cần thiết, trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức lao động và độ dài của thời gian lao động cần thiết không đổi
Nếu kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa, mọi điều kiện khác vẫn không đổi thì:
Tỷ suất giá trị thặng dư là:
100 (%)
4 giờ
m
6 giờ x
150 (%)
4 giờ
Thời gian cần thiết 4h
h
Thời gian thặng dư 4h
Trang 31vì như thế sẽ không có giá trị thặng dư và không còn CNTB nữa Giới hạn ngày lao động trong khoảng:
Thời gian lao động cần thiết < ngày lao động < 24 h
* Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
- Khái niệm: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động cần thiết, nhờ tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động không đổi
- Ví dụ: ngày lao động là 8 giờ, trong đó thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ Tư bản khả biến bỏ ra thuê công nhân là 40$ Tỷ suất giá trị thặng dư là:
Nếu thời gian lao động cần thiết giảm đi 2 giờ thì thời gian lao động thặng dư tăng thêm 2 giờ
Tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên thành:
300% x 40$ = 120$
m
4 giờ x
100 (%)
4 giờ
m
6 giờ x
300 (%)
2 giờ
Thời gian cần thiết 4h
h
Thời gian thặng dư 6h
Thời gian cần thiết 4h
h
Thời gian thặng dư 4h
Trang 3232
- Cách thức thực hiện: Để rút ngắn được thời gian lao động cần thiết thì cần phải tăng năng suất lao động xã hội
Phương pháp này áp dụng khi trình độ khoa học công nghệ đã, đang phát triển
*) Giá trị thặng dư siêu ngạch
- Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được trội hơn giá trị thặng dư bình thường của xã hội do giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị
xã hội của hàng hóa
Giá trị thặng dư siêu
Giá trị xã hội của hàng hóa
-
Giá trị cá biệt của hàng hóa
- Ví dụ:
+ Nếu ngày lao động dài 8 giờ, thời gian lao động cần thiết là 2 giờ, thời gian lao động thặng dư là 6 giờ Tư bản khả biến trả cho người công nhân là 40$
Tỷ suất giá trị thặng dư là:
40$ = 120$
+ Nếu một xí nghiệp nào đó áp dụng áp dụng thành công công nghệ mới vào sản xuất và rút ngắn được thời gian lao động cần thiết từ 2 giờ xuống còn 1 giờ thì thời gian lao động thặng dư tăng lên là 7 giờ
Tỷ suất giá trị thặng dư là:
Khối lượng giá trị thặng dư là: M = 700% x 40$ = 280$
Giả định các xí nghiệp chưa đổi mới công nghệ và xí nghiệp đã đổi mới công nghệ đều dùng một lượng tư bản ứng trước như nhau Do vậy, chênh lệch giữa giá trị xã hội và giá trị cá biệt chính là chênh lệch giữa hai khối lượng giá trị thặng dư
Vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch = 280$ - 120$ = 160$
- Nhận xét:
+ Nhà tư bản sẽ tiếp tục thu giá trị thặng dư siêu ngạch chừng nào trình độ sản xuất của các nhà tư bản khác vẫn chưa tăng kịp, tức là năng suất lao động xã hội chưa tăng lên
m
6 giờ x
300 (%)
2 giờ
Thời gian cần thiết 2h h
Thời gian thặng dư 6h
Trang 3333
+ Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ mang tính chất tạm thời Bởi vì: khi số đông các
xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ một cách phổ biến thì giá trị thặng dư siêu ngạch của doanh nghiệp đó sẽ không còn nữa
+ Trên phạm vi xã hội, giá trị thặng dư siêu ngạch lúc nào cũng tồn tại Vì: giá trị thặng dư siêu ngạch là mục đích của nhà tư bản nên họ luôn tìm mọi cách để hạ thấp giá trị hàng hóa
+ Sự tồn tại của giá trị thặng dư siêu ngạch cũng là động lực cho đổi mới công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường
+ Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối vì: Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động (giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên tăng năng suất lao động cá biệt, giá trị thặng dư tương đối dựa trên tăng năng suất lao động xã hội); Giá trị thặng
dư siêu ngạch là động lực để hình thành giá trị thặng dư tương đối, giá trị thặng dư siêu ngạch từng nhà tư bản thu được khi có năng suất lao động cao hơn năng suất lao động xã hội, nhưng do cạnh tranh sẽ thúc đấy tăng năng suất lao động xã hội hình thành giá trị thặng dư tương đối
5.2.6 Sản xuất ra giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản
Quy luật cơ bản là quy luật phản ánh được mục đích nền sản xuất, phản ánh bản chất của nền sản xuất, chi phối các quy luật kinh tế khác, quyết định sự tồn tại, phát triển của nền sản xuất
Nếu quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa là quy luật giá trị thì quy luật kinh tế cơ bản của CNTB là quy luật giá trị thặng dư
- Nội dung quy luật giá trị thặng dư:
Quy luật giá trị thặng dư đòi hỏi sản xuất giá trị thặng dư ngày càng nhiều cho các nhà tư bản bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê trên cơ sở mở rộng sản xuất và phát triển kỹ thuật
- Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất TBCN, vì:
+ Một là, Quy luật này không những vạch rõ mục đích của nền sản xuất TBCN là
sản xuất giá trị và giá trị thặng dư mà còn vạch rõ phương thức mà các nhà tư bản sử dụng để kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động và tăng năng suất lao động để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê
+ Hai là, Quy luật giá trị thặng dư ra đời cùng với sự ra đời của quan hệ sản xuất
TBCN, nó tồn tại và phát huy tác dụng cùng với sự tồn tại và vận động của nền kinh
tế TBCN
+ Ba là, Quy luật giá trị thặng dư chi phối các quy luật kinh tế khác: quy luật lợi
nhuận, quy luật lợi nhuận bình quân, quy luật lợi nhuận siêu ngạch…
Trang 3434
+ Bốn là, Quy luật này quyết định toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của
CNTB, đồng thời chính nó cũng là nguyên nhân làm cho mâu thuẫn cơ bản và nói chung toàn bộ mâu thuẫn của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, tất yếu dẫn đến sự sụp
đổ của CNTB
Như vậy, thoạt nhìn, việc mua bán sức lao động cũng giống như mua bán các hàng
hóa thông thường khác, nhưng ẩn sau quan hệ “thuận mua vừa bán” đó là sự bóc lột
tinh vi của nhà tư bản đối với người công nhân Do đó, cái gọi là “sản xuất giá trị thặng dư” chẳng qua chỉ là sự bóc lột lao động không công của công nhân một cách tinh vi của nhà tư bản
5.3 SỰ CHUYỂN HOÁ CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THÀNH TƯ BẢN - TÍCH LUỸ TƯ BẢN
5.3.1 Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản
* Giá trị thặng dư - nguồn gốc của tích lũy tư bản
Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất được lặp lại với qui mô như cũ (gắn với nền sản xuất nhỏ và là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ)
Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với qui mô lớn hơn trước (gắn với nền sản xuất lớn và là đặc trưng của nền sản xuất lớn)
Dưới CNTB, tái sản xuất chủ yếu là tái sản xuất mở rộng Muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải sử dụng một phần giá trị thặng dư để mở rộng qui mô sản xuất, quá trình đó gọi là tích lũy tư bản Vậy, tích lũy tư bản là quá trình chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng quy mô sản xuất
- Ví dụ: để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng trước 1.000 đơn vị tiền tệ, với m’=100% và sự phân chia tư bản thành C và V là 4/1
- Động cơ của tích lũy:
+ Để thu được nhiều giá trị thặng dư
+ Do tác động của cạnh tranh
Trang 3535
+ Do yêu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
+ Mục đích của tích lũy: Tăng sản xuất giá trị thặng dư bằng cách dùng một phần
giá trị thặng dư đã bóc lột để bóc lột nhiều giá trị thặng dư hơn nữa Nếu trước đây nhà tư bản dùng tư bản để bóc lột giá trị thặng dư thì bây giờ, nhà tư bản lại dùng chính giá trị thặng dư để bóc lột giá trị thặng dư
Kết quả của tích lũy: Nhà tư bản ngày càng giàu thêm, còn người lao động ngày càng bị bần cùng hóa
- Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích lũy:
+ Nếu khối lượng giá trị thặng dư là xác định thì quy mô tích lũy phụ thuộc vào tỷ
lệ phân chia giá trị thặng dư thành quĩ tích lũy (M1) và quĩ tiêu dùng (M2)
+ Nếu tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tích lũy và tiêu dùng là xác định thì quy mô tích lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư Vì thế, những nhân tố ảnh hưởng tới khối lượng giá trị thặng dư là những nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích lũy Đó là:
* Trình độ bóc lột sức lao động như: tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian lao động, tăng năng suất lao động, cắt giảm tiền lương của công nhân
* Tổng tư bản khả biến (qui mô tư bản ứng trước): Với m’ không đổi, tổng khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc tổng tư bản khả biến Quy mô tư bản ứng trước càng lớn càng tăng cường khả năng tích lũy
+ Trình độ của năng suất lao động xã hội: nếu năng suất lao động xã hội tăng sẽ dẫn đến giá trị của tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt dịch vụ giảm, điều đó mang lại hai hệ quả cho tích lũy tư bản là: thứ nhất, khi khối lượng giá trị thặng dư không đổi, nhà tư bản vẫn có thể tiêu dùng một khối lượng hiện vật như trước nhưng vẫn có nhiều giá trị thặng dư hơn để tích lũy; thứ hai, với một khối lượng giá trị thặng dư để tích lũy như trước nhà tư bản có thể mua được nhiều tư liệu sản xuất và sức lao động hơn Như vậy, quy mô tích lũy không chỉ phụ thuộc vào khối lượng giá trị được tích lũy mà còn phụ thuộc khối lượng hiện vật mà khối lượng giá trị đó có thể trao đổi được
+ Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn càng tăng cường khả năng tích lũy của tư bản vì nhà tư bản sử dụng được sự chênh lệch như một lực lượng tự nhiên không phải mất tiền
5.3.2 Tích tụ tư bản và tập trung tư bản
*) Tích tụ tư bản
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng tích luỹ của từng nhà tư bản
Như vậy, tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản
Tích tụ tư bản là một tất yếu, bởi vì một mặt, đó là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác, sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư
Trang 3636
trong quá trình phát triển của sản xuất TBCN lại tạo điều kiện vật chất cho khả năng
tư bản hóa giá trị thặng dư
*) Tập trung tư bản: là sự hợp nhất một số tư bản cá biệt nhỏ thành một tư bản cá
biệt lớn
- Ví dụ: Tư bản A có 20 triệu $
Tư bản B có 10 triệu $ Tập trung lại thành tư bản D (90 triệu $)
Tư bản C có 60 triệu $
- Phương pháp thực hiện tập trung tư bản là tự nguyện hoặc cưỡng bức
- Đòn bẩy trực tiếp thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tập trung tư bản là cạnh tranh, khủng hoảng và tín dụng
+ Về chất: Tích tụ tư bản trực tiếp phản ánh quan hệ tư bản và lao động Tập trung
tư bản phản ánh quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp tư sản và có tác động đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động
- Tác động qua lại: Tích tụ và tập trung tư bản có mối quan hệ biện chứng thúc đẩy nhau Tích tụ làm tăng qui mô tư bản cá biệt, tăng sức mạnh, nên cạnh tranh gay gắt hơn, thúc đẩy tập trung mạnh hơn; tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nhiều giá trị thặng dư, đẩy mạnh tích tụ
5.3.3 Cấu tạo hữu cơ của tư bản
Quá trình sản xuất bao giờ cũng là sự kết hợp giữa hai yếu tố: tư liệu sản xuất và sức lao động Sự kết hợp giữa chúng dưới hình thái hiện vật gọi là cấu tạo kỹ thuật; dưới hình thái giá trị sự kết hợp đó gọi là cấu tạo giá trị
- Cấu tạo kỹ thuật
Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng sức lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó
Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội Cùng với sự phát triển kỹ thuật, công nghệ, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng lên, biểu hiện ở số lượng tư liệu sản xuất mà một công nhân sử dụng ngày càng tăng
- Cấu tạo giá trị
Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ theo đó tư bản phân thành tư bản bất biến (hay giá trị của tư liệu sản xuất) và tư bản khả biến (hay giá trị của sức lao động) cần thiết
để tiến hành sản xuất
Trang 37- Cấu tạo hữu cơ
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản
Tích lũy tư bản tạo điều kiện phát triển những tiến bộ khoa học và công nghệ, trên cơ
sở đó, tác động đến cấu tạo hữu cơ của tư bản theo chiều hướng ngày càng tăng Sự tăng lên đó biểu hiện ở chỗ, bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, hay nói cách khác, tư bản bất biến vừa tăng tương đối vừa tăng tuyệt đối
còn tư bản khả biến tăng tuyệt đối nhưng giảm tương đối
5.4 CÁC HÌNH THÁI BIỂU HIỆN CỦA TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.4.1 Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
*) Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
Giá trị của hàng hóa: W = c + v + m, đây là chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hóa
Đối với nhà tư bản: họ bỏ ra một lượng tư bản dùng để thuê lao động (v) và mua máy móc, thiết bị, mua nguyên vật liệu (c)… là có thể tiến hành sản xuất Họ gọi đó
là chi phí sản xuất TBCN Kí hiệu: k (k = c + v)
-> Vậy, chi phí sản xuất TBCN là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản (chi phí sản xuất TBCN (k) thường nhỏ hơn tổng tư bản (K) bỏ ra vì tư bản cố định chỉ chuyển dần giá trị vào sản phẩm)
- Chi phí sản xuất TBCN phản ánh sai lệch chi phí thực tế để sản xuất ra hàng hóa
và che đậy bản chất bóc lột trong CNTB Khi c + v chuyển hóa thành k thì w = k + m Như vậy m do k sinh ra chứ không phải chỉ là sức lao động làm thuê của công nhân tạo ra
Trang 3838
-> Lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được coi là kết qủa của toàn bộ tư bản ứng trước, là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất
p = w - k
- Phân biệt giá trị thặng dư và lợi nhuận:
+ Về chất: giá trị thặng dư và lợi nhuận đều là lao động không công của công nhân tạo ra Tuy nhiên, giá trị thặng dư là nội dung bên trong, lợi nhuận là biểu hiện bên ngoài Mặt khác, giá trị thặng dư là con đẻ của tư bản khả biến, còn lợi nhuận được hiểu là con đẻ của chi phí tư bản
+ Về lượng: đối với tư bản cá biệt, lượng giá trị thặng dư và lượng lợi nhuận thường không đồng nhất với nhau vì trên thị trường hàng hóa không phải lúc nào cũng được bán đúng giá trị Lợi nhuận có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thặng dư, phụ thuộc giá cả bán hàng do quan hệ cung cầu quy định:
-> Cung = Cầu > giá cả = giá trị > p = m
-> Cung > Cầu > giá cả < giá trị > p < m
-> Cung < Cầu > giá cả > giá trị > p >m
Tuy nhiên, trên phạm vi xã hội, tổng giá trị thặng dư bằng đúng tổng lợi nhuận, bởi
vì tổng giá cả bằng đúng tổng giá trị
*) Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận là biểu hiện bên ngoài của giá trị thặng dư, kéo theo đó, tỷ suất lợi nhuận cũng trở thành biểu hiện bên ngoài của tỷ suất giá trị thặng dư
-> Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước Ký hiệu: P’
*) Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
+ Tỷ suất giá trị thặng dư
Ví dụ: m’1 = 100% 80c + 20v + 20m p’ = 20%
m’2 = 200% 80c + 20v + 40m p’ = 40%
-> Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại
+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản
-> Nếu chu chuyển 1 vòng/năm: m = 20 p’ = 20%
-> Nếu chu chuyển 2 vòng/năm: m = 20 x 2 = 40 p’ = 40%
n càng nhanh, p’ càng cao và ngược lại
+ Tiết kiệm tư bản bất biến sẽ làm cho p’ tăng
-> Trước khi tiết kiệm: 80c + 20v + 20m = 120 >P’= 20%
Trang 3939
-> Sau khi tiết kiệm: 70c + 20v + 30m = 120 > P’= 33,3%
5.4.2 Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
*) Cạnh tranh nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa, nhằm mục đích giành ưu thế trong sản xuất
và trong tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch (phần lợi nhuận vượt trội
ra ngoài lợi nhuận thông thường)
Ví dụ: Trong ngành dệt, có 3 xí nghiệp A, B, C Giả sử m’= 100%, tư bản ứng trước = 100
Xí
Giá trị cá biệt
Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận bình quân
Giá trị xã hội
Chênh lệch giá trị xã hội với giá trị cá biệt
Các biện pháp cạnh tranh trong nội bộ ngành: Cải tiến kỹ thuật; Nâng cao trình độ
tổ chức, quản lý sản xuất; Nâng cao chất lượng, hạ thấp chi phí sản xuất; Cải tiến kiểu dáng, mẫu mã hàng hóa; Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng; Nâng cao trình độ lao động, mở rộng quy mô sản xuất
-> Kết quả cạnh tranh: hình thành giá trị xã hội hay gía trị thị trường của hàng hoá Đồng thời làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị thị trường của hàng hoá giảm xuống, chất lượng hàng hoá nâng cao, chủng loại hàng hoá phong phú
b) Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân
- Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn
Trang 4040
- Nguyên nhân cạnh tranh: Trong các ngành sản xuất khác nhau, do đặc điểm,
điều kiện sản xuất của từng ngành khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận của từng ngành là khác nhau, các nhà tư bản phải tìm ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn để đầu tư
- Ví dụ: Nền sản xuất có ba ngành: Cơ khí, Dệt may, Da với tỷ suất giá trị thặng
dư cả ba ngành là 100% Tư bản ứng trước chuyển hết vào sản phẩm trong một chu
kỳ sản xuất Cấu tạo hữu cơ các ngành khác nhau do đặc điểm ngành đó quy định Tư bản tự do di chuyển giữa các ngành
Ngàn
h sản
xuất
Chi phí sản xuất TBCN
M (m’=100
%)
Giá trị hàng hóa
'
+ Ngành Cơ khí, Dệt bị thu hẹp, cung giảm, giá cả tăng lên Tỷ suất lợi nhuận tăng
Sự tự do di chuyển của tư bản giữa các ngành chỉ dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ba ngành bằng nhau và đạt 30% Đó gọi là tỷ suất lợi nhuận bình quân
Vậy, tỷ suất lợi nhuận bình quân là “con số trung bình” của tất cả các tỷ suất lợi
nhuận khác nhau, hay tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội Ký hiệu:
-> Lợi nhuận bình quân: là lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau,
đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau Nó chính là lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được, căn cứ vào tổng tư bản đầu tư nhân với tỷ suất lợi nhuận bình quân, không
kể cấu tạo hữu cơ của nó như thế nào (K: Tư bản ứng trước của một ngành)
Sự hình thành lợi nhuận bình quân đã làm cho quy luật giá trị thặng dư bị biến dạng Quy luật giá trị thặng dư hoạt động trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh thể hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân Quy luật lợi nhuận bình quân phản ánh sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong việc phân chia giá trị thặng dư do lao động làm thuê tạo ra trong sản xuất, không chỉ có tư bản công nghiệp mà cả các nhà tư bản ngân hàng, thương nghiệp cũng tham gia vào quá trình bình quân hoá lợi nhuận Điều