AN TOÀN ĐIỆN

Một phần của tài liệu BT+Noi+bo+-+08-2021 (Trang 29 - 31)

Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Hoàng, ngụ phường 1, Tp.Tân An cho biết: Gia đình thực hiện thanh toán tiền điện qua ngân hàng được khoảng 2 năm nay. Chúng tôi nhận thấy rất thuận lợi, nhanh chóng và chính xác, tiết kiệm được thời gian cũng như công sức. Nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay, việc thanh toán tiền điện không dùng mặt phát huy hiệu quả cao, tuân thủ đúng tinh thần giãn cách xã hội, không phải đến các điểm đóng tiền, hạn chế tập trung đông người, giảm nguy cơ và bảo đảm an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Tương tự, bà Đỗ Thị Bé, ngụ ấp Bình Thạnh, xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ chia sẻ: Trước đây, việc trả tiền điện khó khăn do gia đình đi làm thường xuyên, chỉ ở nhà vào chủ nhật. Việc đóng tiền điện cũng khó khăn và tốn nhiều thời gian. Việc đến điểm đóng tiền điện vì số lượng người chờ rất đông, ít nhiều ảnh hưởng đến công việc. Khi Công ty Điện lực Long An triển khai thanh toán tiền điện qua ngân hàng,gia đình đã đăng

ký ngay dịch vụ này;việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt rất nhiều tiện ích,thủ tục đăng ký đơn giản, thanh toán nhanh chóng, chính xác;quan trọng hơn là chúng tôi trả tiền ở nơi đâu cũng được, tiết kiệm rất nhiều công sức và thời gian đi lại.

Phó Giám đốc Điện lực Tân Trụ - Nguyễn Hoàng Nam cho biết: Từ tháng 7/2018, Điện lực triển khai thí điểm ngưng thu tiền điện tại nhà khách hàng khu vực thị trấn Tân Trụ. Đến nay, Điện lực đã thực hiện trên toàn địa bàn huyện. Để thực hiện hiệu quả, đơn vị tổ chức phối hợp tuyên truyền qua đài truyền thanh huyện, phát thanh xã về chủ trương đến từng người dân biết. Làm việc với UBND các xã theo lộ trình và triển khai đến 5 đoàn thể huyện, xã thông qua văn bản, tờ rơi tuyên truyền. Tổ chức gửi văn bản vận động cán bộ công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện hưởng ứng thanh toán trích nợ tự động qua ngân hàng và tuyên truyền đến người thân trong gia đình của họ trong việc thực hiện.

Bên cạnh đó, Điện lực tuyên truyền thông qua tờ rơi gửi đến các em học sinh tại các trường học trên địa bàn và đến từng khách hàng trước 01 tháng, trong tháng chính thức ngưng thu tiền điện tại nhà (hướng dẫn cách thanh toán qua ngân hàng, điểm thu gần nhất, qua thẻ ngân hàng, qua Mobile banking, ví Momo, Payoo, internet banking hoặc qua dịch vụ bankplus của Viettel). Mặt khác, nhân viên điện thoại hướng dẫnkhách hàng, kết bạn zalo, hướng dẫn thanh toán qua internet banking.Phối hợp với các đối tác tổ chức trung gian mở các điểm thu như cửa hàng Viettel, Argpay, bưu điện các xã ... có bảng nhận “điểm thu tiền điện”.

Điện lực nhận phản hồi rất tích cực từ phía khánh hàng và hiện nay 100% khách hàng thanh toán qua tổ chức trung gian, ngân hàng, qua Mobile banking, Ví Momo, Payoo, internet banking hoặc qua dịch vụ bankplus của Viettel. Đơn vị hiện có 20.815 khách hàng, trong đó khách hàng sinh hoạt là 18.759 khách hàng, ngoài sinh hoạt là 2.056 khách hàng.

Góp phần phòng, chống dịch bệnh

“Giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, địa phương đang thực hiện giãn cách

xã hội, việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt phát huy hiệu quả cao, góp phần tích cực vào việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19”-Phó Giám đốc Điện lực Tân Trụ-Nguyễn Hoàng Nam chia sẻ.

Tại huyện Đức Hòa, việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt nhận được những đóng góp tích cực từ phía khách hàng. Theo Giám đốc Điện lực Đức Hòa-Phan Xuân Huy, đơn vị tuyên truyền để khách hàng nắm bắt và thực hiện. Hiện nay, điện lực quản lý hơn 80.000 khách hàng và 100% khách hàng thực hiện thanh toán tiền điện qua tổ chức trung gian, ngân hàng, các dịch vụ khác theo quy định,...Việc thanh toán này tạo thuận lợi không chỉ giúp khách hàng thuận lợi về mặt thời gian, lựa chọn hình thức thanh toàn,... mà còn bảo đảm thực hiện đúng việc giãn cách xã hội, phòng, chống dịch bệnh Covid-19 khi tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Theo Giám đốc Công ty Điện lực Long An - Lê Hoàng Oanh cho biết: Thực hiện chủ trương từ cấp trên, từ năm 2017, PCLA đã triển khai thí điểm tại địa bàn thành phố Tân An, khách hàng được khuyến khích thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.Công ty thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, thông tin đến khách hàng: hướng dẫn trực tiếp với khách hàng mới, phối hợp với Báo Long An và Đài Phát thanh và Truyền hình Long An thực hiện các chuyên trang chuyên đề tuyên truyền, tuyên truyền qua đài truyền thanh xã, phường; phát thông báo, tờ rơi, cài các app thông báo,...PCLA đã liên kết với nhiều ngân hàng và các tổ chức thanh toán trung gian (Viettel, Payoo, Airpay, Momo, Vnpay, Ecpay, Zalo pay, Vimo, Ngân lượng) nhằm đa dạng kênh thanh toán cho khách hàng lựa chọn. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khách hàng có thể lựa chọn như: trích nợ tự động qua tài khoản ngân hàng, thanh toán bằng ví điện tử của các tổ chức thanh toán trung gian, thanh toán bằng các ứng dụng internet banking của các ngân hàng và thanh toán trực tuyến tại website chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Điện lực miền Nam. Đến nay, 100% các Điện lực đã tổ chức triển khai thực hiện việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt và nhận được những phản hồi tích cực từ phía khách hàng...Đặc biệt trong thời điểm hiện

nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, việc thanh toán này phát huy tối đa hiệu quả, giúp khách hàng thuận lợi, ngành điện dễ dàng trong nhiệm vụ, bảo đảm giữ

PCLA trân trọng thông báo đến quý khách hàng việc thực hiện ghi chỉ số công tơ và thu tiền điện trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn tỉnh Long An. Đối với ghi chỉ số công tơ, các khách hàng chưa thu thập được chỉ số công tơ qua đo ghi từ xa, PCLA sẽ thực hiện theo một trong các hình thức sau: Gọi điện thoại để khách hàng đọc, thông báo chỉ số hoặc khách hàng hỗ trợ chụp ảnh chỉ số công tơ.

Thực hiện tạm tính điện năng tiêu thụ theo phương án bình quân sử dụng ngày của tháng trước liền kề và thông báo đến khách hàng kết quả tạm tính. Phần điện năng chênh lệch (nếu có) sẽ được bù trừ vào kỳ hóa đơn tiền điện liền kề.

Đối với thanh toán tiền điện, khách hàng có thể thanh toán tiền điện qua các tổ chức trung gian thanh toán như các ví điện tử Momo, ZaloPay, Payoo, AirPay, Viettelpay, VNPTpay…, thông qua website http://cskh.evnspc.vn, website các ngân hàng hoặc đăng ký dịch vụ thanh toán tiền điện tự động tại các ngân hàng liên kết.

Trường hợp khách hàng thanh toán tiền mặt, đối với các khu vực thực hiện theo Chỉ thị 15/CT- TTg thì các điểm thu hộ vẫn đang duy trì hoạt động. Riêng các khu vực giãn cách theo Chỉ thị 16/ CT-TTg KH có thể thanh toán tại các cửa hàng: Bách Hóa Xanh, Vinmart, Pharmacity và các Cửa hàng trung tâm của Viettel.

PCLA rất mong Quý KH thông cảm, cùng chung tay quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh covid-19.

VP - PCLA

khoảng cách, không tập trung đông người, góp phần chung tay cùng với địa phương, cộng đồng phòng, chống dịch bệnh Covid-19”-Giám đốc Công ty Điện lực Long An - Ông Lê Hoàng Oanh thông tin thêm”./.

Ethiopia. Ngày 05/7/2021, Ethiopia đã tiến hành giai đoạn 2 tích nước cho đập thủy điện Đại Phục Hưng. Ai Cập và Sudan đã chỉ trích hành động của Ethiopia “vi phạm luật pháp và chuẩn mực quốc tế” khi điều chỉnh dự án được xây dựng trên lưu vực chung của các con sông quốc tế, đồng thời kiên quyết bác bỏ “biện pháp đơn phương” của Ethiopia. Sau khi Liên đoàn Arab và Sudan đệ đơn yêu cầu giải quyết tranh cãi liên quan đến đập thủy điện Đại Phục Hưng giữa Ethiopia với Ai Cập và Sudan, ngày 08/7/2021, HĐBA LHQ đã họp thảo luận về tình hình đập Đại Phục Hưng.

Tại cuộc họp, các nước HĐBA đã chuyển thông điệp thống nhất kêu gọi Ai Cập, Ethiopia và Sudan đối thoại trên tinh thần hợp tác, thiện chí để sớm tìm ra giải pháp thỏa đáng, chấp nhận được cho tất cả các bên. Các ý kiến cũng đề nghị các bên tránh các tuyên bố hoặc hành động có thể khiến căng thẳng và nguy cơ xung đột leo thang, đồng thời ủng hộ vai trò trung gian hòa giải của AU trong vấn đề này.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ

cho rằng, việc sử dụng nguồn nước vì mục đích phát triển là quyền hợp pháp nhưng việc sử dụng các nguồn nước quốc tế cần phù hợp với luật pháp quốc tế và cam kết của các nước liên quan, trên cơ sở hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông để đảm bảo sử dụng bền vững và chia sẻ công bằng các nguồn nước.

Liên quan đến đập GERD, Đại sứ bày tỏ mong muốn các nước tiếp tục nỗ lực và phát huy các kết quả đã đạt được, đặc biệt trong thực hiện DoPs 2015, đóng góp vào sự phát triển của khu vực. Đại sứ nhấn mạnh, các tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình thông qua đối thoại, đàm phán, trong đó các bên cần phải tính đến quan điểm và lợi ích hợp pháp của từng nước. Đại sứ ủng hộ vai trò và trách nhiệm của AU trong việc thúc đẩy đàm phán và trung gian hòa giải các vấn đề khu vực. Trong bối cảnh bế tắc hiện nay, AU cần nỗ lực hơn nữa trong hỗ trợ ba bên giải quyết các vấn đề còn tồn tại, bao gồm các vấn đề về pháp lý và kỹ thuật.

(Tiếp theo trang 12)

Một phần của tài liệu BT+Noi+bo+-+08-2021 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)