Quy luật này đã chứng minh một cách khoa học về mối quan hệ không tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn của các hình thức vận động của vật chất trong giới tựn nhiên.. +
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ GIANG (Chủ biên) NGUYỄN THỊ THÙY LINH BÙI LAN HƯƠNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ GIANG (Chủ biên) NGUYỄN THỊ THÙY LINH BÙI LAN HƯƠNG
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Chương 1 NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ
1.2 Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu
2.2.1 Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải
2.2.2 Chủ nghĩa duy vật biện chứng – hình thức phát triển cao nhất của chủ
3.2 Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng biện chứng duy vật 38
Trang 43.3.3 Tất nhiên và ngẫu nhiên 46
3.4.1 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
4.1 Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
4.1.2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
4.3 Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý
4.4 Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội và quá trình lịch sử - tự nhiên
4.4.2 Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã
4.5 Vai trò đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội đối với sự vận động,
4.5.1 Giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát
Trang 5xã hội có đối kháng giai cấp
4.6 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và vai
4.6.2 Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần
Trang 61
LỜI NÓI ĐẦU
Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin học phần 1là môn học bắt buộc của sinh viên theo học tất cả các trường Đại học, Cao đẳng ở nước
ta nói chung sinh viên toàn trường Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 nói riêng Môn học cung cấp những kiến thức nền tảng về thế giới quan và phương pháp luận cho người học, là hành trang cần thiết giúp sinh viên nhận thức và hoạt động thực tiễn có hiệu quả Tuy nhiên do mang tính khái quát cao nên nội dung kiến thức không tránh khỏi mang tính trừu tượng, làm đơn giản, rõ ràng, chi tiết giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức môn học hơn là kì vọng của nhóm tác gả khi biên soạn tập bài giảng này!
Cuốn sách này giới thiệu về các nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin (phần 1) dùng cho sinh viên toàn trường Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 Nội dung chính của tài liệu này bao gồm những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, bao gồm cả phần chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Tập bài giảng bao gồm 4 chương lớn với những kiến thức cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin phần 1 bao gồm những nguyên lý , các quy luật cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Tập bài giảng với mục đích cung cấp cho sinh viên những hiểu biết đúng dắn nhất nên đã cho các ví dụ cụ thể và sinh động, dễ hiểu để sinh viên tiếp thu tốt hơn Trong tập bài giảng, các tác giả cuối mỗi phần còn cho các câu hỏi để củng cố kiến thức đã học
Tập bài giảng này được xây dựng theo phương châm phù hợp với chương trình đào tạo sinh viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Bên cạnh đó tài liệu này còn có giá trị thực tiễn, đồng thời tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên
Tài liệu này cũng bao gồm các câu hỏi và các ví dụ giúp Sinh viên dễ hiểu và ứng dụng lý luận vào thực tiễn nhằm đáp ứng tốt nhất cho việc tự học của sinh viên
Tập bài giảng là công trình nghiên cứu công phu của một nhóm tác giả, mặc dù vậy cũng còn có những thiếu sót, các tác giả mong muốn nhận được góp ý của quý thầy cô và các bạn
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Các tác giả
Trang 72
Chương 1 NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN
1.1 Khái lược về chủ nghĩa Mác - Lênin
1.1.1 Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành
1.1.1.2 Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác-Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất là: triết học, kinh tế chính trị học
và chủ nghĩa xã hội khoa học
- Triết học Mác-Lênin có đối tượng nghiên cứu là những quy luật chung nhất
của tự nhiên, xã hội và tư duy Triết học, dù theo trường phái nào, thì cũng đều là thế giới quan và nhân sinh quan của con người; khi xã hội có giai cấp thì thế giới quan và nhân sinh quan mang tính giai cấp Triết học Mác-Lênin là thế giới quan, nhân sinh quan của giai cấp công nhân hiện đại, đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động trong thởi đại ngày nay
- Kinh tế chính trị học Mác-Lênin là khoa học xã hội, đối tượng nghiên cứu của
nó là mặt xã hội của sản xuất, tức là quan hệ sản xuất hay là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất lại tồn tại và vận động trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất Mặt khác, quan hệ sản xuất tức là cơ sở hạ tầng xã hội cũng tác động qua lại với kiến trúc thượng tầng, nhất là các quan hệ về chính trị, pháp lý có tác động trở lại mạnh mẽ với quan hệ sản xuất Vậy, đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
- Chủ nghĩa xã hội khoa học: Những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội
của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, con đường, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để thực hiện quá trình chuyển biến
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
-Như vậy, ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin đều có đối tượng
nghiên riêng nhưng đều nằm trong một hệ thống khoa học lý luận thống nhất – đó là khoa học về giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột, tiến tới giải phóng con người
1.1.2 Khái lược sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin
1.1.2.1 Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác
- Điều kiện kinh tế-xã hội:
Chủ nghĩa Mác ra đời trong những năm 40 của thế kỷ XIX Trong thời gian này, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ở nhiều nước châu Âu, mà cuộc cách
Trang 83
mạng này đã diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII Cuộc cách mạng công nghiệp không những đánh dấu bước chuyển biến từ nền sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp, mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản
Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ ra một cách gay gắt Đó là mâu huẫn giữa tính chất xã hội hóa của nền sản xuất với tính chất
tư bản chủ nghĩa của sự chiếm hữu về tư liệu sản xuất và về sản phẩm xã hội Mâu thuẫn này biểu hiện thành sự đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra ở Pháp, Đức, Anh Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của công nhân: ở Ly-ông (Pháp) năm 1831-1834
Phong trào Hiến chương ở Anh từ năm 1835 đến năm 1848
Cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Xêlêdi(Đức) năm 1848 v.v đó là những bằng chứng lịch sử cho thấy giai cấp vô sản đã tở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiên phong cho cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội
Thực tiễn cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản đề ra nhu cầu phải có lý luận cách mạng thật sự khoa học để giải thích đúng đắn bản chất của chủ nghĩa tư bản, vai trò lịch sử của giai cấp vô sản, triển vọng của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản và tương lai của xã hội loài người nói chung Chủ nghĩa Mác ra đời là sự đáp ứng yêu cầu khách quan đó, gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và trở thành vũ khí lý luận của cuộc đấu tranh, đồng thời chính thực tiễn cách mạng cũng trở thành tiền đề thực tiễn cho sự khái quát và phát triển không ngừng lý luận của chủ nghĩa Mác
Mặt khác, sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cho phép khái quát nhiều nguyên lý quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử: về vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, vai trò của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng, vai trò của đấu tranh giai cấp trong lịch sử, vai trò của quần chúng nhân dân trong sự phát triển lịch sử; trên cơ sở đó, Mác đưa ra những dự kiến khoa học về khả năng xóa bỏ giai cấp, khả năng tiến tới một xã hội tốt đẹp trong tương lai
- Tiền đề lý luận: Chủ nghĩa Mác có 3 nguồn gốc lý luận: Triết học cổ điển đức,
Kinh tế học chính trị Anh và Chủ nghĩa xã hội Pháp, Anh
Trong đó Triết học cổ điển Đức là tiền đề lý luận trực tiếp
C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa hạt nhân hợp lý trong Phép biện chứng của Hêghen là lý luận về sự phát triển, loại bỏ cái vỏ duy tâm của nó, đưa nó về với quan điểm duy vật về tự nhiên và lịch sử
Hai ông cũng nhận thấy công lao to lớn của Hê-ghen là đã phê phán phương pháp siêu hình và lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại Hê-ghen đã diễn đạt được nội dung của phép biện chứng dưới dạng lý luận chặt chẽ thông qua một hệ thống các quy luật, phạm trù
Hai ông trên cơ sở phê phán tính chất duy tâm thần bí trong triết học Hê-ghen, kế thừa hạt nhân hợp lý trong triết học của Hê-ghen, xây dựng thành công phép biện chứng duy vật
Đồng thời C.Mác kế thừa chủ nghĩa duy vật và tư tưởng vô thần của Phoi-ơ-bắc, khắc phục những chế siêu hình của nó Trên cơ sở đó, C.Mác sáng lập nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật
Hai ông đã phê phán nhiều hạn chế cả về phương pháp, cả về quan điểm, đặc biệt
là những quan điểm liên quan tới việc giải quyết quan điểm xã hội của Phoi-ơ- bắc,
Trang 94
bên cạnh đó hai ông cũng đánh giá cao vai trò tư tưởng của Phoi-ơ-bắc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, khẳng định giới tự nhiên là tính thứ nhất, tồn tại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào nhận thức của con người Chủ nghĩa duy vật, vô thần của Phoi-ơ-bắc đã tạo tiền đề quan trọng cho bước chuyển của Các- Mác và Ăng-ghen từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật và là một tiền đề lý luận của quá trình chuyển từ lập trường chủ nghĩa dân chủ-cách mạng sang lập trường chủ nghĩa cộng sản
Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh: với những đại biểu lớn của nó là
Adam Smith (1723-1790) và David Ricardo (1772-1823) đã góp phần vào quá trình hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác
Smits và Ricacđô là người có công lớn trong việc mở đầu xây dựng lý luận về giá trị lao động trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế học chính trị Smits và Ricacđô đã đưa
ra những kết luận quan trọng về nguồn gốc của lợi nhuận, về tính chất quan trọng hàng đầu của quá trình sản xuất vật chất về những quy luật kinh tế Song do những hạn chế
về phương pháp nghiên cứu nên các nhà kinh tế học chính trị cổ điển Anh đã không cho thấy được tính lịch sử của giá trị, không thấy được mâu thuẫn của hàng hóa và sản xuất hàng hóa, không thấy được tính hai mặt của sản xuất hàng hóa cũng như không phân biệt được sản xuất hàng hóa giản đơn với sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chưa phân tích được chính xác những biểu hiện của giá trị trong phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa
Mác-Ăng-ghen trên cơ sở kế thừa những yếu tố khoa học trong lý luận về giá trị lao động và những tư tưởng tiến bộ của các nhà kinh tế học chính trị cổ điển Anh đã không thể vượt qua được để xây dựng nên lý luận về giá trị thặng dư, luận chứng khoa học vể bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản cúng như sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa
xã hội
Chủ nghĩa xã hội không tưởng:đã có một quá trình phát triển lâu dài và đạt đến
đỉnh cao vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX với các nhà tư tưởng tiêu biểu là H.Xanh Xi mông, S Phu ri ê, R Ôoen
Chủ nghĩa xã hội không tưởng thể hiện đạm nét tinh thần nhân đạo, phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản trên cơ sở vạch trần cảnh khốn cùng cả về vật chất và tinh thần của người lao động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và đã đưa ra nhiều tư tưởng sâu sác về quá trình phát triển của lịch sử cũng như dự đoán về những đặc trưng
cơ bản của chủ nghĩa xã hội tương lai
Hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng là đã không luận chứng được một cách khoa học về bản chất của chủ nghĩa tư bản, không phát hiện quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản và cúng không nhận thức được vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân với tư cách là một lực lượng xã hội có khả năng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội bình đẳng, không có bóc lột
Tinh thần nhân đạo và những quan điểm đúng đắn của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng về lịch sử, về đặc điểm của xã hội tương lai đã trở thành một trong những tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra đời của lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội trong chủ nghĩa mác
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là một tất yếu lịch sử Những điều kiện lịch sử đã chín muồi cho phép các nhà khoa học đi đến những kết luận duy vật biện chứng về thế giới nói chung và về xã hội loài người nói riêng Chủ nghĩa Mác không thể ra đời sớm hơn khi chưa có đủ những tiền đề vật chất và tư tưởng cần thiết Mặt khác, nó cũng không thể không ra đời được Sự thật cho thấy rằng trong thời điểm này, đã có một số
Trang 105
nhà tư tưởng khác cũng đi đến những kết luận duy vật lịch sử một cách độc lập với C.Mác và Ph.Ăngghen
- Tiền đề khoa học tự nhiên
Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác là kết quả của sự tổng kết những thành tựu tư tưởng của nhân loại, được chứng minh và phát triển dựa trên những kết luận mới nhất của khoa học tự nhiên, trong đó có 3 phát minh quan trọng nhất:
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.Năng lượng không tự sinh ra
mà cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác mà thôi)
Quy luật này đã chứng minh một cách khoa học về mối quan hệ không tách rời nhau,
sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn của các hình thức vận động của vật chất trong giới tựn nhiên Đây là cơ sở khoa học để khẳng định rằng vật chất và vận động của vật chất không thể do ai sáng tạo ra và không thể bị tiêu diệt Chúng chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hình thức này sang hình thức khác mà thôi
+ Thuyết tiến hóa của Darwin Darwin đã kế thừa những thành tựu của Lamax
để viết nên tác phẩm Nguồn gốc các loài vào năm 1859 Thuyết tiến hóa đã đem lại cơ
sở khoa học về sự phát sinh, phát triển đa dạng bởi tính di truyền, biến dị và mối liên hệ hữu cơ giữa những loài thực vật, động vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên
Học thuyết tiến hóa của ông đã luận chứng về quá trình đấu tranh sinh tồn của muôn loài, qua sự chọn lọc tự nhiên, dần dần sản sinh ra những giống loài mới Từ đó ông đưa ra lý luận về sự tiến hoá của sinh vật mà hạt nhân là sự chọn lọc tự nhiên, vén bức màn bí ẩn về sự tiên hoá của các loài trong tự nhiên Lý luận tiến hoá sinh vật đã
áp dụng quan điểm lịch sử vào lĩnh vực sinh vật học Nó luận chứng về quá trình lịc sử của giới hữu cơ, chứng minh rằng, thực vật, động vật, bao gồm cả loài người đều là sản phẩm phát triển của lịch sử
- Học thuyết tế bào: Học thuyết tế bào do GS M.Slaiđen (trường Đại học
Gana,ở Đức) xây dựng năm 1838 Là một căn cư khoa học chứng minh sự thống nhất
về mặt nguồn gốc, hình thái và cấu tạo vật chất của cơ thể thực vật, động vật và giải thích quá trình phát triển sự sống trong mối liên hệ của chúng
Ông cho rằng, tế bào là đơn vị sống cơ bản nhất trong kết cấu của mọi thực vật Qúa trình phát dục của thực vật là quá trình hình thành và phát triển của tế bào Sau
đó, vào năm 1839 GS T.Svannơ (GS phẫu thuật người của trường Đại học Ruăng ở Đức) đã mở rộng học thuyết tế bào từ giới thực vật sang giới động vật, khiến loài người nhận thức được rằng, tế bàolà đơn nguyên kết cấu chung của mọi cơ thể sinh vật Những phát hiện nêu trên đã vạch ra quá trình biện chứng của sự vận động, phát triển, chuyển hoá không ngừng của bản thân giới sinh vật
1.1.2.2 Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác
Những tác phẩm chủ yếu của C.Mác và Ph.Ăngghen: Phê phán triết học pháp
quyền Hêghen (1843); Bản thảo kinh tế - triết học 1844; Hệ tư tưởng Đức (1844); Gia đình thần thánh (1845 - 1846); Tuyên ngôn Đảng cộng sản (1848); Phê phán Kinh tế học chính trị (1859); Nội chiến ở Pháp (1871); Phê phán cương lĩnh Gotha (1875); Tư bản (xuất bản thành 3 quyển trong những năm 1867- 1895)
Trang 116
Ph.Ăngghen (Friedrich Engels, 1820-1895)
Ph.Ăngghen sinh ở Barmen (nay là Wuppertal) Bố của ông là một nhà doanh nghiệp lớn ở Đức lúc bấy giờ Tuy nhiên, Ph.Ăngghen lại say mê nghiên cứu khoa học
và triết học và cùng với Mác hoạt động trong phong trào cách mạng của giai cấp công
nhân và trở thành một trong những lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới
Ngoài những tác phẩm viết chung với Mác, Ph.Ăngghen còn viết: Tình cảnh giai
cấp công nhân Anh (1844); Chống Đuy – ring(1878); Nguồn gốc của gia đình, sở hữu
tư nhân và nhà nước(1884); Biện chứng của tự nhiên(1872-1882); L.Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ đển Đức (1886-1888); Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội
từ không tưởng đến khoa học (1892)…
* Giai đoạn hình thành chủ nghĩa Mác
- Thời gian từ 1842 về trước: C.Mác và Ph.Ăngghen là những thanh niên đầy nhiệt tình và lòng nhân đạo, say mê nghiên cứu triết học, nhưng chưa thoát khỏi lập trường triết học duy tâm và lập trường dân chủ cách mạng
- Thời kỳ hình thành triết học Mác diễn ra từ 1842 đến 1848
+ Bước chuyển từ lập trường duy tâm và dân chủ cách mạng sang lập trường duy vật và chủ nghĩa xã hội khoa học bắt đầu từ khi Mác làm việc ở báo Sông Ranh từ tháng 5-1842
+ Năm 1843, sau khi báo Sông Ranh bị đóng cửa, Mác bắt tay viết tác phẩm
Phê phán triết học pháp quyền Hêghen
+ Từ 1844, C.Mác và Ph.Ăngghen cộng tác với nhau từng bước xây dựng triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
+ Năm 1844, Mác viết tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học 1844, nói lên vai
trò của lao động sản xuất vật chất trong việc sáng tạo ra bản thân con người và loài người, vạch ra những biểu hiện và nguyên nhân của sự tha hóa của người công nhân dưới chủ nghĩa tư bản
+ Cũng trong năm 1844, Ph.Ăngghen viết tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh
+ Cuối năm 1844, C.Mác và Ph.Ăngghen viết tác phẩmGia đình thần thánhđể
phê phán thế giới quan duy tâm của các đại biểu trong nhóm Hêghen trẻ, qua đó trình bày những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
+ Năm 1845, Mác viết Luận cương về Phoi-ơ-bắc, vạch ra những hạn chế của
Phoi-ơ-bắc trong quan niệm về con người và làm rõ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
+ Năm 1845-1846, hai ông viết tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, tiếp tục phê phán
Hêghen và chủ nghĩa duy tâm nói chung, phê phán những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác, đặc biệt là quan điểm duy tâm về lịch sử của Phoi-ơ-bắc Đồng thời trong tác phẩm này hai ông cũng trình bày một cách có hệ thống những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử và tính tất yếu của chủ nghĩa cộng sản
+ Năm 1847, hai ông viết tác phẩm Sự khốn cùng của triết học, phê phán tính
chất duy tâm, siêu hình trong quan niệm về các phạm trù kinh tế của P.Prudhon, phát triển phương pháp biện chứng duy vật, những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, của kinh tế học chính trị
+ Cuối 1847 đầu 1848 C.Mác và Ph.Ăngghen viết tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Hai ông trình bày một cách hoàn chỉnh lý luận về giai cấp và đấu
tranh giai cấp, vai trò lịch sử của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, cương lĩnh cách
Trang 127
mạng của giai cấp vô sản Bằng luận cứ khoa học và xác đáng, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã vạch ra tính tất yếu của xã hội cộng sản, trong đó, khi sự đối kháng giai
cấp bị xóa bỏ thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng không còn “Thay cho xã hội tư sản
cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong
đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”1
* Giai đoạn phát triển chủ nghĩa Mác
- Sau 1848 là thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển triết học của mình Trong thời kỳ này, C.Mác và Ph.Ăngghen tham gia phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản và triết học của các ông trở thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản ở các nước lớn ở châu Âu và châu Mỹ
- Từ 1848 đến Công xã Paris năm 1871, C.Mác và Ph.Ăngghen viết nhiều tác
phẩm để tổng kết phong trào đấu tranh giai cấp ở Pháp như tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp(1848-1850),Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Bônapac(1851- 1852),Cách mạng và phản cách mạng ở Đức(do Ph.Ăngghen viết 1851-1852) Bộ
Tư bản cũng được Mác viết trong thời kỳ này
- Từ 1871 trở đi, C.Mác và Ph.Ăngghen có thêm kinh nghiệm của Công xã Pari Những tác phẩm hai ông viết trong thời kỳ này tiếp tục khái quát kinh nghiệm đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, phát triển ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác
và làm phong phú thêm những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Mác tiếp tục viết tác
phẩm Tư bản, còn Ph.Ăngghen viết các tác phẩm Chống Duyring (1876-1878), biện
chứng của tự nhiên (1873-1883) Sau khi Mác qua đời năm 1883, Ph.Ăngghen hoàn
thành việc xuất bản bộ Tư bảncủa Mác, đồng thời tiếp tục lãnh đạo phong trào giai cấp công nhân và viết một số tác phẩm như: Nguồn gốc của gia đình, sở hữu tư nhân
và nhà nước (1884),L.Phoi-ơ-bắcvà sự cáo chung của triết học cổ điển Đức(1886) 1.1.2.3 Giai đoạn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác
Triết học Mác được V.I.Lênin bảo vệ, phát triển và vận dụng trong cách mạng vô sản nên được gọi là triết học Mác-Lênin
Vlađimir Ilich Lênin (1870-1924) sinh ở Simbirsk Tên họ thật là Vladimir Ilyich Ulyanov.V.I Lênin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười thành lập nước Nga Xô Viết Ông là người bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng
Lênin phát triển chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng; lý luận nhận thức; lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp; lý luận về nhà nước và cách mạng vô sản, về chuyên chính
vô sản, về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản
* Bối cảnh lịch sử mới và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác
- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã bước sang một giai đoạn mới: chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa đế quốc, là giai đoạncao của chủ nghĩa tư bản Các nước tư bản chia nhau thị trường thế giới và gây ra cuộc chiến tranh thế giới 1914-1918 Bản chất bóc lột và thống trị của chủ nghĩa tư bản ngày càng bộc lộ rõ nét, mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, điển hình là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản
Tại các nước thuộc địa, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc tạo nên sự thống nhất giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản, giữa nhân dân
Trang 138
các nước thuộc địa với giai cấp công nhân ở chính quốc Trung tâm của cuộc đấu tranh cách mạng giai đoạn này là nước Nga Giai cấp vô sản Nga và nhân dân lao động Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bô sê vích đã trở thành ngọn cờ đầu của cách mạng thế giới
- Cách mạng vô sản đã trở thành nhiệm vụ trực tiếp
- Sau khi Ph.Ăngghen qua đời, các phần tử cơ hội trong Quốc tế II xuyên tạc chủ nghĩa Mác Tình hình đó đòi hỏi Lênin phải tiến hành đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong khoa học tự nhiên, nhất là trong vật lý học, có một loạt phát minh khoa học làm đảo lộn quan niệm siêu hình về vật chất và vận động, gây ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý học Một số nhà khoa học tự nhiên, đặc biệt trong lĩnh vực vật lý học, do thiếu sự vững chắc về phương pháp luận triết học duy vật nên đã rơi vào tình trạng khủng hoảng thế giới quan Chủ nghĩa duy tâm lợi dụng tình trạng khủng hoảng này để tấn công và bác bỏ chủ nghĩa duy vật gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và hành động của các phong trào cách mạng.V
I Lênin phải tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật
Đây cúng là thời kỳ chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi vào nước Nga Ddeere bảo vệ quyền lợi và địa vị của giai cấp tư sản, những trào lưu tư tưởng như: chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa xét lại v.v đã mang danh đổi mới chủ nghĩa Mác để xuyên tạc và phủ nhận chủ nghĩa Mác
* Vai trò của V.I Lênin đối với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới
Trước năm 1907, V.I Lênin lãnh đạo phong trào công nhân Nga, tiến hành đấu
tranh chống phái dân túy V.I Lênin viết các tác phẩm như: Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao(1894);Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán trong cuốn sách của ông Stơruvê về nội dung đó(1894); Làm gì(1902);Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ (1905)
Sau thất bại của cuộc cách mạng 1905-1907, V.I.Lênin viết tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908);Bút ký triết học(1914- 1916); Ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác; tác phẩm C.Mác; Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản(1916);Nhà nước và cách mạng(1917).Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Lênin phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan và phát triển chủ nghĩa duy vật, phát triển lý luận nhận thức duy vật biện chứng Trong tác phẩm Bút ký triết học,
Lênin tổng kết và phát triển phép biện chứng duy vật
Lênin đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh cụ thể của nước Nga
và lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Tháng Mười Nga, mở ra cho nhân loại một thời đại mới: thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới
Sau Cách mạng Tháng Mười, Lênin nghiên cứu giải quyết các vấn đề của cách mạng vô sản, xây dựng cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ,
vấn đề xây dựng đảng và nhà nước Những tác phẩm trong thời kỳ này là: Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết (1918); Bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản (1918); Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản(1820); Về
Trang 149
Chính sách kinh tế mới (1921); Vềtác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu (1922) Đặc biệt, trong chính sách kinh tế mới, Lênin nêu lên tư tưởng về nền kinh tế nhiều
thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1.2.4 Chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới
Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới
- Cách mạng tháng Mười mở ra cho nhân loại thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới:
+ Sau cuộc cách mạng Tháng Mười thì chủ nghĩa xã hội từ lý luận đã trở thành thực tiễn, lịch sử phát triển của xã hội loài người xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội mới đối lập với hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa
+ Chiều hướng phát triển chủ yếu, trục chuyển động xuyên suốt của lịch sử từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga là đấu tranh xoá bỏ trật tự tư bản chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên phạm vi thế giới
+ Sau Cách mạng Tháng Mười, cách mạng giải phóng dân tộc nằm trong phạm trù cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhiều quốc gia sau khi giành được độc lập dân tộc đã
đi theo con đường xã hội chủ nghĩa
- Sau khi Lênin qua đời, Đảng Cộng sản Liên Xô và các đảng cộng sản trên thế giới tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng nó trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Chủ nghĩa xã hội đã đem lại những thành tựu to lớn ở Liên Xô, đưa nước Nga
từ một nước tư bản lạc hậu thành một trong những nước có công nghiệp và khoa học tiên tiến nhất thế giới Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội đã góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cổ vũ và ủng hộ phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới Không phải ngẫu nhiên mà nhiều dân tộc bị áp bức và lạc hậu trên thế giới hướng về Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa như là ngọn cờ tiêu biểu cho độc lập, dân chủ và công bằng xã hội Tuy nhiên, các đảng cộng sản cầm quyền ở các nước
đã mắc phải sai lầm trong việc nhanh chóng xóa bỏ kinh tế thị trường, xóa bỏ các thành phần kinh tế tư nhân, đồng nhất hợp tác hóa với tập thể hóa, duy trì quá lâu hệ thống quan liêu bao cấp khi tình hình thế giới đã có những biến đổi lớn lao
- Trong những năm đầu thập kỷ 80, chủ nghĩa xã hội bắt đầu lâm vào cuộc khủng hoảng: sản xuất rơi vào tình trạng trì trệ, hiệu quả và tính tích cực xã hội giảm sút Do sai lầm trong cải tổ, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ
Tuy nhiên, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu không đồng nhất với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung Một số nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam thực hiện thành công công cuộc đổi mới chủ nghĩa xã hội, chẳng những đã có thể ra khỏi khủng hoảng, mà còn thực hiện tốt hơn những mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu không phải là thất bại của chế độ và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội, mà chỉ là sự thất bại của một mô hình thực tiễn nhất định, tức mô hình Liên Xô của chủ nghĩa xã hội Việc đổi mới thành công chủ nghĩa xã hội ở một số nước đã mở ra cho nhân loại nhiều triển vọng mới Nhân loại chẳng những không từ bỏ chủ nghĩa xã hội, mà trái lại, tìm kiếm một
Trang 1510
mô hình mới của chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình mới
- Công cuộc đổi mới ở nước ta do Đảng ta phát động và lãnh đạo không có nghĩa là từ bỏ mà là nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng; kiên trì mục tiêu chủ nghĩa xã hội; nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước ta và trên thế giới trong tình hình hiện nay
1.2 Đối tượng, mục đích và yêu cầuvề phương pháp học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
1.2.1 Đối tượng, mục đích của việc học tập, nghiên cứu
- Đối tượng học tập, nghiên cứu “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin” là: “những quan điểm và học thuyết” của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I Lênin
trong phạm vi những quan điểm, học thuyết cơ bản nhất thuộc ba bộ phận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin
- Mục đích của việc học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin là để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn Đồng thời
hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng niềm tin,
rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nhằm đáp ứng được với tình hình mới
1.2.2 Một số yêu cầu cơ bản về phương pháp học tập, nghiên cứu
- Thứ nhất, những luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin không phải là lý luận
“chết cứng”, một chiều mà nó luôn luôn vận động và phát triển cùng với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại Do đó, khi học tập và nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin cần phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó; tránh bệnh kinh viện, giáo điều trong quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng các nguyên lý cơ bản đó trong thực tiễn
- Thứ hai, sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin là một quá
trình Trong quá trình ấy, những luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ nhau Vì vậy, học tập, nghiên cứu mỗi luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin chúng ta phải đặt trong mối quan hệ với các luận điểm khác,
ở các bộ phận cấu thành khác, có như vậy mới thấy được sự thống nhất trong tính đa dạng và nhất quán của chủ nghĩa Mác-Lênin
- Thứ ba, học tập và nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Vì vậy, phải gắn những luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và bối cảnh của thời đại, có như vậy mới thấy được sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện trong từng giai đoạn lịch sử
-Thứ tư;Học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
để đáp ứng yêu cầu của con người Việt Nam trong giai đoạn mới.Vì vậy quá trình học tập, nghiên cứu đồng thời cũng là quá giáo dục, tự giáo dục, tu dưỡng và rèn luyện để từng bước hoàn thiện mình trong đời sống cộng đồng xã hội
Thứ năm, chủ nghĩa Mác-Lênin không phải là một hệ thống khép kín, nhất
thành bất biến, trái lại, đây là một hệ thống lý luận không ngừng vận động và phát triển trên cơ sở những thành tựu của văn minh nhân loại Vì vậy, việc học tập, nghiên
Trang 1611
cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đồng thời cũng là quá trình tổng kết, đúc kết kinh nghiệm để góp phần phát triển tính khoa học, tính cách mạng và nhân văn vốn có của nó Mặt khác, việc học tập, nghiên cứu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng cần phải đặt nó trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại, có như vậy chúng ta mới đảm bảo được tính khoa học và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin
Câu hỏi:
1 Trình bày tiền đề ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin
2 Đối tượng, mục đích, yêu cầu về phương pháp nghiên cứu, học tập những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Trang 17Trong lịch sử nhân loại đã tồn tại 3 hình thức thế giới quan cơ bản là:
- Thế giới quan thần thoại Đây là hình thức thế giới quan của người nguyên thuỷ trong giai đoạn sơ khai của lịch sử và nó còn tồn tại lâu dài đến nhiều thế kỷ sau
đó Đặc trưng của thế giới quan thần thoại, nó phản ánh những kết quả cảm nhận ban đầu của con người về thế giới mà trong đó các yếu tố hiện thực và tưởng tượng, cái có thật và cái hoang đường, tư duy và xúc cảm hoà quyện vào nhau
- Thế giới quan tôn giáo: Đó là sự phản ánh hiện thực một cách hư ảo, đặc trưng của thế giới quan tôn giáo là niềm tin vào sự tồn tại và sức mạnh của một đấng siêu nhiên, của thần thánh Tôn giáo tin vào lực lượng trên trời, vào đấng sáng thế
Ôguytxtanh (350 – 430) đã nói, Chúa hoàn toàn làm chủ và định đoạt số phận của con người và số phận của thế giới Chúa ban phát cho con người nguồn sống Vì vậy, con người không thể kỳ vọng vào điều gì khác ngoài sự ân sảng của chúa “Con người chỉ là kẻ bộ hành trên trái đất, là cây nêu trước gió mạnh”
- Thế giới quan triết học diễn tả quan niệm dưới dạng hệ thống các phạm trù, quy luật đóng vai trò như những bậc thang trong quá trình nhận thức Như vậy, Triết học được coi như trình độ tự giác trong quá trình hình thành phát triển của thế giới quan Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, đóng vai trò định hướng, củng cố
và phát triển của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn Phương pháp luận có nhiều cấp độ; trong đó,
phuơng pháp luận triết học là phương pháp luận chung nhất
Thế giới quan và phương pháp luận triết học là lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin: là sự kế thừa, phát triển tinh hoa chủu nghĩa duy vật và phép biện chứng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại
Chủ nghĩa duy vật trong chủ nghĩa Mác – Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học: là chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là hệ thống: các quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc, động lực và những quy luật chung nhất chi phối sự vận động, phát triển xã hội loài người
Phép biện chứng trong chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng duy vật với tư cách là “học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sấc nhất và không phiến diện”, học thuyết về tính tương đối của nhận thức – “cái mà ngày nay người ta gọi là lý luận nhận thức hay nhận thức luận”
Nắm vững những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác — Lênin vừa lả điều kiện tiên quyết đế nghiên cứu toàn bộ hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, vừa là điều kiện tiên quyết để vận dụng nó
Trang 1813
một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm giải quyết những vấn
đề mà đời sống xã hội của đất nước, của thời đại đang đặt ra
2.2 Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng
2.2.1 Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
Trái đất vận động như thế nào? Thuộc về vấn đề của vật lý địa cầu Nhưng trái đất vận động là do nó tự vận động hay là do cái hích bên ngoài, có hay không lực thúc đẩy thì đây lại thuộc về vấn đề của triết học Vậy triết học là gì?
Triết học: Nguyên trong tiếng Hy Lạp Philosophie Philos có nghĩa là “người yếu quý” “người bạn” và sophie có nghĩa là “trí khôn”, “khôn khéo”, “khôn ngoan”,
“sự thông thái”
Những nghĩa này không hoàn toàn khác nhau vì theo người Hy Lạp ngày xưa
có hiểu biết thời đại mới là không ngoan, nhờ đó mà có thể hành động khôn khéo, không hiểu biết thì không thể thành công
Khái niệm triết học thay đổi theo lịch sử Đông - Tây, nhưng thường có hai yếu tố:
- Yếu tố nhận thức
Tri thức về vũ trụ và con người, giải thích bằng một hệ thống tư duy
- Yếu tố nhận định
Đánh giá về mặt đạo lý để có thái độ, hành động
“Triết học là một hệ thống quan điểm chung về thế giới (Tự nhiên, xã hội) và vai trò của con người trong thế giới đó”
“Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội; là hệ thống những quan điểm, quan niệm chung nhất của con người về thế giới; về mối quan hệ giữa tồn tại và nhận thức; về vị trí và vai trò của con người trong thế giới đó; về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy”
Triết học với tư cách là thế giới quan bao gồm vấn đề của rất nhiều lĩnh vực (tự nhiên, xã hội và tư duy nhân loại), rất nhiều phương diện (bản thể luận, nhận thức luận, giá trị luận, nhân sinh quan, phương pháp luận), nhưng trong đó có một vấn đề xuyên suốt các lĩnh vực và phương diện quyết định toàn bộ tính chất hệ thống triết học và có tác dụng chi phối đối với việc giải quyết các vấn đề triết học, đó chính là vấn đề cơ bản của triết học
2.2.1.1 Nội dung vấn đề cơ bản của triết học
Trong tác phẩm “L.Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của Triết học cổ điểm Đức”Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học, đặc biệt là triết
học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại” (Toàn tập, t 21,tr.403)
Trong thế giới có vô vàn hiện tượng nhưng chung qui lại chúng ta chỉ phân làm
hai loại, một là, những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là, những hiện tượng
tinh thần (tư duy, ý thức) Do vậy, vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được
goi là “vấn đề cơ bản lớn nhất” của triết học Vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và
là điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học Đây được coi là vấn đề
Trang 19Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt:
- Mặt thứ nhất (mặt bản thể luận) trả lời câu hỏi: trong mối quan hệ giữa tư duy
và tồn tại, giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào sinh ra
cái nào, cái nào quyết định cái nào? (Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự
nhiên thì vị trí và vai trò của con người đối với giới tự nhiên như thế nào?)
Chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm: bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học cho rằng: bản chất của thế giới là tinh thần; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất
Ngoài sự phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta còn phân biệt:
Thuyết nhất nguyên là khuynh hướng triết học cho rằng thế giới chỉ có một bản nguyên, là thực thể vật chất hoặc thực thể tinh thần có trước và quyết định Tùy theo quan niệm cho rằng vật chất hay tinh thần là thực thể của thế giới mà thuyết nhất nguyên có hai hình thức tương ứng: thuyết nhất nguyên duy vật và thuyết nhất nguyên duy tâm
Thuyết nhị nguyên cho rằng có hai thực thể vật chất và ý thức song song tồn tại, không phụ thuộc lẫn nhau
- Mặt thứ hai (mặt nhận thức luận) trả lời câu hỏi: tư duy con người có khả năng
nhận thức thế giới chung quanh hay không?(Trong mối quan hệ giữa con người với
giới tự nhiên thì khả năng nhận thức của con người với giới tự nhiên ra sao?)
Trong việc giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học có hai khuynh
hướng đối lập nhau là thuyết khả tri và thuyết bất khả tri Đa số các nhà triết học khẳng định rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới, có khả năng đạt được chân lý khách quan Một số các nhà triết học phủ nhận một phần hay toàn bộ khả năng nhận thức của con người Những nhà triết học này thuộc thuyết bất khả tri (có nghĩa là không thể nhận thức được) Đại biểu của khuynh hướng này là Protagor, D.Hium, I.Cantơ
Trang 2015
2.2.1.2 Sự đối lập giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn
đề cơ bản của triết học
- Chủ nghĩa duy vật là trào lưu triết học cho rằng tồn tại (tự nhiên, vật chất) có
trước tư duy (tinh thần, ý thức), và quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật có những hình thức lịch sử cơ bản: chủ nghĩa duy vật ở phương Đông và Hy Lạp cổ đại, chủ nghĩa duy vật Tây Âu thế kỷ XVII, XVIII và chủ nghĩa duy vật biện chứng do C.Mác và Ph.Ăng - ghen sáng lập
- Chủ nghĩa duy tâm là trào lưu triết học cho rằng tư duy, ý thức có trước vật
chất, sinh ra và quyết định vật chất
Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức: Chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ
nghĩa duy tâm chủ quan Chủ nghĩaduy tâm khách quan cho rằng có một lực lượng
siêu tự nhiên (ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới, Trời, Thượng đế) có trước, sinh ra và quyết định thế giới vật chất Những đại biểu của trào lưu này là Platônn, G.V.Hêghen, Thomas Aquinas (Tômát Đacanh), v.v Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng cảm giác, ý thức quyết định vật chất, vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào cảm giác, ý thức Những đại biểu của trào lưu này là George Berkeley (Beccơli), David Hume (Đavít Hium)
2.2.2 Chủ nghĩa duy vật biện chứng - hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật
Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã được hình thành và phát triển với ba hình thức cơ bản là: chủ nghĩa duy vật chất phác chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng
là nhờ sự hội tụ của tinh cha huyết mẹ
Trang 2116
+ Tư tưởng triết học về Ngũ hành: Năm yếu tố cơ bản: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa
- Thổ tương sinh tương khắc, là cội nguồn sinh ra vạn vật
Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật
thời cổ đại Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể, coi đó là thực thể đầu tiên,
là bản nguyên của vũ trụ
Tuy còn nhiều hạn chế nhưng chủ nghĩa duy vật thời kỳ cổ đại đã có nhiều đóng góp cho lịch sử phát triển của tư tưởng nhân loại vì nó đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, nó không viện đến thần linh hay một đấng sáng tạo nào để giải thích thế giới
2.2.2.2 Chủ nghĩa duy vật siêu hình
Chủ nghĩa duy vật siêu hình xuất hiện từ khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII
và đạt đỉnh cao vào thế kỷ XIX
- Đây là thời kì phát triển rực rỡ của cơ học đó là quan điểm xem xét thế giới theo kiểu máy móc tác động tới các nhà duy vật
- Các nhà duy vật chỉ xem xét giới tự nhiên và con người như hệ thống máy móc phức tạp khác nhau mà thôi
- Chủ nghĩa duy vật thời kì này là siêu hình vì họ chỉ thấy sự vật là trong trạng thái biệt lập, ngưng đọng, không vận động
- Nhìn nhận về sự phát triển của sự vật hiện tượng: Không thừa nhận sự phát triển của sự vật, nếu có chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng
2.2.2.3 Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được
V.I.Lênin và những người kế tục bảo vệ và phát triển Kế thừa những tinh hoa trong lịch sử triết học của nhân loại và vận dụng những thành tựu của khoa học tự nhiên đương thời C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên những quan điểm, nguyên lý, quy luật cơ bản nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng
*Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn:
+ Khẳng định quan điểm duy vật về thế giới, đặt nền móng cho chủ nghĩa duy vật về sau
+ Đấu tranh chống lại quan điểm chủ nghĩa duy tâm tôn giáo về thế giới
+ Sự ra đời của Chủ nghĩa duy vật biện chứng tạo ra bước ngoặc lịch sử, Mác đặt quan điểm thực tiễn vào trong triết học, thay đổi tận gốc quan điểm triết học
Chủ nghĩa duy vật khẳng định: vật chất có trước và quyết định ý thức (nguyên tắc xuất phát của Chủ nghĩa duy vật biện chứng), nếu không thấy quan điểm này sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm, biểu hiện chủ quan duy ý chí
+ Ý thức không phải là sự phản ảnh thụ động, rập khuôn, máy móc mà là sự phản ảnh tích cực, năng động, sáng tạo và có sự tác động trở lại đối với vật chất, nếu không thấy điều này sẽ rơi vào Chủ nghĩa duy tâm tầm thường, Chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc
Mác không những đã làm cuộc cách mạng chủ nghĩa triết học mà còn là cơ sở khắc phục những khuyết điểm, những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác
*Sự thống nhất của thê giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Trang 2217
- Phép biện chứng duy vật trình bày một cách hệ thống, chặt chẽ, có tính biện chứng của thế giới thông qua những phạm trù và những quy luật chung nhất của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy)
- Phép biện chứng của Mác và Ănghen hình thành dựa trên sự kế thừa có chọn lọc những thành tựu của những nhà Triết học trước đó Mác cải tạo phép biện chứng của Heghen, lọc bỏ những yếu tố duy tâm và đặt nó trên cơ sở thế giới quan duy vật Đồng thời Mác kế thừa quan điểm duy vật của Phơ Bách Như vậy phép biện chứng duy vật của Mác và Ăngghen là sự thống nhất về thế giới quan duy vật và biện chứng Phép biện chứng đòi hỏi khi nhận xét các sự vật hiện tượng thì đặt chúng trong sự vận động, biến đổi và phát triển, từ đó có cách nhìn đúng đắn về chúng
* Quan niệm duy vật về lịch sử
- Thành tựu to lớn, vĩ đại nhất của Mác: Đánh dấu cột mốc triết học trong lịch
sử, làm cho Chủ nghĩa duy vật triệt để dựa trên 2 phát kiến: Quan niệm duy vật lịch sử
và học thuyết giá trị thặng dư
- Với sự ra đời của Chủ nghĩa duy vật biện chứng thì “Chủ nghĩa duy vật bị lấy
ra khỏi hầm trú ẩn cuối cùng của nó” (Anghen)
- Mác đã tổng kết lịch sử dựa vào sự kế thừa tư tưởng nhân loại trong quan điểm về xã hội đồng thời với việc khái quát thực tiễn mới Do vậy trong đánh giá Lênin nói: “Cùng với học thuyết giá trị thặng dư, quan niệm DVLS đã mang lại cho loài người nhận thức vĩ đại mà còn là công cụ cải tại thế giới
*Tính khoa học và tính cách mạng
+ Tính khoa học
- Phản ảnh đúng đắn bản chất sựu vật hiện tượng, kế thừa những tinh hoa của lịch sử triết học nhân loại nói chung và của Phương Đông, Phương Tây cổ đại và triết học cổ điển Đức và được chứng minh bằng những thành tựu của KH-KT hiện nay Đặc biệt khoa học tự nhiên (thế kỷ 19) với 3 thành tựu khoa học lớn: Thuyết tiến hoá, Thuyết tế bào và định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng phản ảnh đúng đắn bản chất và các quy luật của thế giới, điều này đã được khoa học và thực tiễn cách mạng kiểm nghiệm
- Giá trị: Là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, đặt hướng cho sự phát triển các giá trị KH khác nhau
+ Tính Cách mạng
Không chỉ dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn nhận thức và cải tạo thế giới, cải tạo con người Căn cứ vào thực tiễn cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới vì con người, hướng con người vào cái mới, cái tốt đẹp hơn Đó là phương pháp luận phổ biến định hướng và phát triển xã hội, là vũ khí tinh thần cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng con người, giải phóng toàn xã hội Đó là hệ thống mở luôn được bổ sung bằng những thành tựu của khoa học và thực tiễn xã hội
Biểu hiện của sự thống nhất của tính Cách mạng và tính khoa học: tính Cách mạng và tính khoa học bao hàm nhau Tính cách mạng càng cao thì tính khoa học càng thực tiễn
Tóm lại có thể nói chủ nghĩa duy vật biện chứng mới thực sự đóng vai trò là cơ
sở lý luận của thế giới quan khoa học Các hệ thống triết học khác, do những hạn chế của nó nên không thể là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học được
Trang 23Phạm trù là gì? Phạm trù là khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung cơ bản của các sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực hiện thực nhất định gọi là phạm trù
- Vật chất được hiểu một cách khái quát nhất là một phạm trù cơ bản, phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật Vật chất là phạm trù cơ bản, phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật bởi 2 lí do sau:
+ Thứ nhất: phạm trù này chứa đựng toàn bộ nội dung thế giới quan, phương pháp luận rất sâu sắc của chủ nghĩa duy vật
+ Thứ hai: từ phạm trù này mà toàn bộ phạm trù khác mới được giải quyết
VD: phạm trù ý thức, vận động -đứng im, không gian, thời gian…Tất cả những vấn đề này đều được giải quyết dựa trên nền tảng của phạm trù vật chất Chính vì vậy phạm trù vật chất là phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật nên chủ nghĩa duy tâm
đã chống lại chủ nghĩa duy vật bằng cách phủ nhận phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật để qua đó làm sụp đổ chủ nghĩa duy vật
- Phạm trù vật chất ra đời cách đây trên dưới 2500 năm trong triết học Hy Lạp
cổ đại Ngay từ lúc mới xuất hiện xung quanh phạm trù này đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Nội dung của phạm trù vật chất không phải là bất biến, nó có sự biến đổi và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau
* Khái quát quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất
- Chủ nghĩa duy tâm: phủ nhận vật chất với tính cách là thực tại khách quan
Cho rằng thế giới vật chất là tạo vật của thượng đế, hoặc là “sự kết hợp” những cảm giác của con người
-Chủ nghĩa duy vật cổ đại: thừa nhận thế giới là thế giới vật chất, tồn tại khách quan Họ đi tìm bản nguyên của thế giới và gắn nó với những vật thể cụ thể (bản nguyên
là khởi nguyên ban đầu, là khởi thủy, là cái gốc đầu tiên của thế giới)
- Phương Đông cổ đại:
+ Ấn Độ: phái Lôkayata cho rằng bản nguyên của thế giới là do 4 yếu tố: đất, nước, lửa, không khí Bốn yếu tố này kết hợp với nhau tạo ra các sự vật hiện tượng trong thế giới
+ Trung Quốc: thuyết ngũ hành quy bản nguyên của thế giới là 5 yếu tố: kim - mộc
- thủy - hỏa - thổ Năm yếu tố này không tách rời mà luôn chuyển hóa, tương tác với nhau tạo thành tính muôn màu muôn vẻ của thế giới
- Phương Tây cổ đại
+ Talét: quy vật chất về nước vì theo ông nước sinh ra mọi vật, nước rất cần thiết cho sự sống, không có nước không có sự sống và nước cũng nhấn chìm đi tất cả
+ Anaximen: quy vật chất về không khí vì theo ông không khí giãn ra thành
Trang 2419
lửa, đông lại thành gió, đất, đá…
+ Hêraclít: quy vật chất về lửa vì theo ông lửa là cơ sở của mọi sự liên kết và biến hóa, lửa sinh ra mọi vật và cũng thiêu rụi tất cả
+ Đêmôcrít: cho nguyên tử là khởi nguyên của thế giới
- Phương Tây (thế kỷ XVII – XVIII) chủ nghĩa duy vật:Kế thừa nguyên tử luận thời cổ đại, các nhà duy vật thời cận đại tiếp tục coi nguyên tử là những phần tử vật chất nhỏ nhất, không phân chia được, vẫn tách rời chúng một cách siêu hình với vận động, không gian và thời gian Họ chưa thấy được vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất Các nhà triết học thời kỳ này còn đồng nhất vật chất với một thuộc tính nào
đó của vật chất như đồng nhất vật chất với năng lượng, với khối lượng
Tóm lại, các nhà triết học trước Mác đại đều không trả lời được câu hỏi, bản chất
của thế giới là gì? Mà họ lại đi vào nghiên cứu, tìm hiểu cấu tạo của vật chất Do vậy, họ
đã khẳng định, vật chất là cái bất biến, cái cụ thể nào đó Quan niệm này đã tồn tại suốt nhiều thế kỷ trong lịch sử triết học.Quan điểm duy vật thời kì cận đại (thế kỉ XVII – XVIII)
Thời kì này bằng thực nghiệm khoa học người ta đã tìm ra nguyên tử, do đó quan niệm vật chất là nguyên tử càng được củng cố và trở thành quan niệm chung, phổ biến thời kì bấy giờ và người ta đi đến thống nhất vật chất là nguyên tử
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quan điểm máy móc siêu hình trong khoa học tự nhiên thời kì bấy giờ nên quan niệm về vật chất cũng mang tính cơ giới, siêu hình Ngoài ra họ còn đồng nhất vật chất với khối lượng, hay coi khối lượng là vật chất Các nhà khoa học thời kỳ này như:
+ Niu tơn: đồng nhất vật chất với khối lượng, vận động của vật chất là vận động
cơ học tách rời vận động, không gian, thời gian
+ Spinôza: nhà triết học người Hà Lan – theo ông thế giới là thế giới của các sự vật riêng lẻ và ông cũng máy móc khi cho rằng: toàn bộ thế giới là một hệ thống toán học có thể nhận thức đến cùng được nhờ phương pháp hình học
Nhận xét: Tuy còn nhiều hạn chế song quan điểm của các nhà triết học thời kì
cận đại có những đóng góp nhất định đó là :
- Đứng vững trên lập trường duy vật để nghiên cứu vật chất qua đó củng cố, thúc đẩy quan điểm duy vật phát triển
- Đấu tranh trực diện chống chủ nghĩa duy tâm
- Tiền đề cơ sở cho triết học Mác
* Bối cảnh lịch sử khi V.I.Lênin đưa ra định nghĩa vật chất
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một loạt phát minh khoa học như:
+ Năm 1895 W.Conrad Roentgen (1845 – 1923) phát hiện ra tia X, một loại
+ Năm 1897 Sir Joseph Thomson (1856 – 1940) phát hiện ra điện tử và chứng
minh được rằng điện tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử Nhờ phát minh này, lần đầu tiên trong khoa học sự tồn tại của nguyên tử được chứng minh
+ Năm 1901 Kaufman, nhà bác học người Đức đãchứng minh được khối lượng
Trang 2520
của điện tử không phải là khối lượng tĩnh mà nó sẽ thay đổi theo tốc độ vận động của điện tử
+ Năm 1905 Albert Eisntein(1879-1955) đã phát minh ra thuyết tương đối hẹp
(E=mc2) là nền tảng cho sự phát triển năng lượng nguyên tử và là một trong những cơ
sở khoa học của các lý thuyết hiện đại về vũ trụ
Các phát minh khoa học này gây ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý học Một số các nhà vật lý học giải thích một cách duy tâm các hiện tượng vật lý: vật chất tiêu tan mất Các nhà triết học duy tâm chủ quan đã lợi dụng quan điểm này để tấn công, phủ nhận vật chất và chủ nghĩa duy vật Tình hình đó đòi hỏi Lênin phải đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật
* Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vật chất
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, vật chất là cái tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người Thế giới vật chất luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng, ở đâu có vật chất là có vận động và vận động không ngừng
* Định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất, nội dung và ý nghĩa của định nghĩa
Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán V.I.Lênin đã phân tích tình hình phức tạp ấy và chỉ rõ:
Những phát minh có giá trị to lớn của vật lý học cận đại không hề bác bỏ chủ nghĩa duy vật Không phải “vật chất tiêu tan”mà chỉ có giới hạn hiểu viết về vật chất của con người về vật chất là tiêu tan Nghĩa là cái mất đi không phải là vật chất mà là giới hạn của sự nhận thức vê vật chất
Theo Lênin những phát minh mới nhất của khoa học tự nhiên không hề bác bỏ vật chất mà chỉ làm rõ hơn hiểu biết còn hạn chế của con người về vật chất Giới hạn tri thức của chúng ta hôm qua còn là nguyên tử thì hôm nay đã là các hạn cơ bản và ngày mai chính cái giới hạn đó sẽ mất đi Nhận thức của con người ngày càng đi sâu vào vật chất, phát hiện ra những kết cấu mới của nó
Tình hình mới của lịch sử và thời đại đặt ra là phải chống lại chủ nghĩa duy tâm, khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác trong quan niệm về vật chất Muốn vậy, phải có môt quan niệm đúng đắn, khoa học về vật chất Kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, trên cơ sở khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX về mặt triết học, trên cơ sở phê phán những quan điểm duy tâm và siêu hình về vật chất, V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa vật chất như sau:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” 1
*Phương pháp định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin
Thông thường khi định nghĩa về một sự vật hiện tượng người ta thường sử dụng
Trang 2621
phương pháp định nghĩa thông qua chủng và sự khác biệt về loại nghĩa là đưa sự vật
về một khái niệm rộng hơn gần nhất và đưa ra những dấu hiệu bản chất khác biệt
Ví dụ: Hình vuông là hình bình hành có hai cạnh liền kề bằng nhau và có một góc vuông
Con người là động vật bậc cao biết tư duy là có khẳ năng tạo ra công cụ lao động
Tuy nhiên khi định nghĩa về vật chất một phạm trù không có phạm trù bao hàm được nó Lênin đã sư dụng cách định nghĩa khác đó là dùng một phạm trù đối lập hoàn toàn với nó để định nghĩa, trong định nghĩa Lênin sử dụng từ “cảm giác” chúng ta hiểu đây chính là ý thức của con người
* Những nội dung cơ bản
- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
Phạm trù vật chất là phạm trù khái quát nhất, rộng nhất của lý luận nhận thức
Do đó:
+ Phạm trù vật chất phải được xem xét dưới góc độ triết học chứ không phải dưới góc độ của các khoa học cụ thể Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được sai lầm khi đồng nhất phạm trù vật chất trong triết học với các khái niệm vật chất thường dùng trong các khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày
+ Chúng ta không thể định nghĩa phạm trù vật chất theo phương pháp thông thường Về mặt nhận thức luận, theo V.I.Lênin, chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất trong mối quan hệ đối lập với nó, đó là phạm trù ý thức
+ Khi định nghĩa phạm trù vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, V.I.Lênin đã bỏ qua những thuộc tính riêng lẻ, cụ thể, nhiều màu, nhiều vẻ của các sự vật, hiện tượng mà nêu bật đặc tính nhận thức luận cơ bản nhất, phổ biến nhấtcó ở tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực khách quan Đó
chính là “thực tại khách quan”
+ Thực tại khách quan đó chính là tất cả những gì tồn tại ở bên ngoài và không
lệ thuộc vào ý thức của con người Đặc tính này là dấu hiệu cơ bản để phân biệt cái gì
là vật chất, cái gì không phải là vật chất Vật chất – cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức
+ Phạm trù vật chất trong định nghĩa của V.I.Lênin phải được hiểu là bao gồm tất cả những gì tồn tại và không lệ thuộc vào ý thức
Như vậy, vật chất với tư cách là phạm trù triết học, nó chỉ thực tại khách quan
nói chung, nó là vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi Còn vật chất với tư cách
là một phạm trù khoa học cụ thể, đó là những dạng tồn tại cụ thể của vật chất, đều có giới hạn, sinh ra mất đi để chuyển hoá thành cái khác Vì vậy, không thể qui vật chất
về vật thể, không thể đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của vật chất giống như quan niệm của các nhà triết học trước Mác
- “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác” và “ tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Điều này khẳng định với chúng ta rằng, vật chất là cái có trước, cảm giác (ý thức) là cái có sau, vật chất là cái đóng vai trò quyết định đến nguồn gốc và nội dung khách quan của ý thức Bởi vì, thực tại khác quan (vật chất là thực tại khách quan) đưa lại cảm giác cho con người chứ không phải cảm giác (ý thức) sinh ra thực tại khách quan Đến đây định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã giải quyết được mặt thứ nhất vấn
đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trang 27+ Vật chất không tồn tại một cách vô hình, thần bí mà tồn tại một cách hiện thực, được biểu hiện dưới các dạng sự vật, hiện tượng cụ thể mà giác quan của chúng
ta có thể nhận biết một cách trực tiếp hay gián tiếp Do đó, về nguyên tắc không có đối tượng vật chất không thể nhận thức được, mà chỉ có những đối tượng vật chất chưa thể nhận thức được mà thôi
+ Nguồn gốc của cảm giác là từ thế giới bên ngoài, khi sự vật tác động vào giác quan của con người thì con người có cảm giác về chúng Bằng các phương pháp nhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại, phản ánh) con người có thể nhận thức được thế giới vật chất
Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã bác bỏ thuyết không thể biết, đồng
thời chỉ ra rằng, vật chất phải được hiểu là tất cả những gì tồn tại khách quan bên ngoài
ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được
* Ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
- Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã giải quyết một cách đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời đã khắc phục được tính trực quan, siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác, chống lại chủ nghĩa duy tâm và thuyết không thể biết
- Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin là cơ sở thế giới quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn cho các nhà khoa học trong nghiên cứu thế giới vật chất, định hướng và cổ vũ họ ở khả năng nhận thức của con người, tiếp tục đi sâu vào khám phá những thuộc tính mới của thế giới vật chất, tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật thể trong thế giới
- Định nghĩa còn là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quan điểm duy vật biện chứng trong lĩnh vực xã hội, đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử
2.3.1.2 Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
* Vận động
Quan điểm của các nhà triết học trước Mác về vận động
- Vận động là mọi biến đổi nói chung, chưa nói lên khuynh hướng cụ thể: đi lên hay đi xuống, tiến bộ hay lạc hậu
Ph.Ăngghen viết: “Vận động, đem ứng dụng vào vật chất, thì có nghĩa là sự biến
phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”2
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
“Vận động là phương thức tồn tại của vật chất Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào cũng không có và không thể có vật chất mà không có vận động”
Trang 28
+ Các thuộc tính của vật chất chỉ biểu hiện thông qua vận động
Ví dụ: Thuộc tính của kim loại là: dẫn điện, dẫn nhiệt, có khả năng dát mỏng,
kéo thành sợi Nhưng những thuộc tính này chỉ được biểu hiện thông qua sự vận động của sự vật đó là: Thuộc tính dẫn điện của kim loại chỉ được bộc lộ ra khi chúng
ta đặt nó trong sự chênh lệch về điện áp Thuộc tính dẫn nhiệt của sự vật chỉ được bộc
lộ ra khi chúng ta đặt nó trong sự chênh lệch về nhiệt độ
Tiền chỉ đẻ ra tiền khi chúng ta đưa nó vào trong quá trình sản xuất (Bản thân tiền không tự đẻ ra tiền, ngay cả khi chúng ta đưa nó vào quá trình lưu thông)
“Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động; thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ qua vận động; về một vật thể không vận động thì không có gì mà nói cả”2
- Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất
+ Vận động là cái vốn có của vật chất, gắn liền với vật chất, không do ai sinh ra
và không bao giờ bị tiêu diệt
+ Vận động được bảo toàn cả về lượng và về chất
Ph.Ăngghen khẳng định: “Cần phải hiểu tính bất diệt của vận động không chỉ đơn thuần về mặt số lượng mà cần phải hiểu cả về mặt chất lượng nữa”3
+ Phân tích định nghĩa
Thứ nhất,vận động là mọi sự biến đổi nói chung kể từ sự thay đổi vị trí giản đơn
cho tới tư duy
Ăngghen cho rằng vật chất tồn tại được là nhờ vận động, không có vận động thì vật chất không thể tồn tại được
Thứ hai, vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất Nghĩa là vận động là thuộc tính
vốn có của vật chất, gắn với vật chất, vận động và vật chất không tách rời nhau Ở đâu có vận động là ở đó có vật chất, ở đâu có vật chất là ở đó có vận động
Thứ ba, vận động là phương thức tồn tại của vật chất
* Ý nghĩa định nghĩa vận động của Ăngghen
+ Quan điểm này đã góp phần chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo
+ Muốn nhận thức sự vật phải nhận thức trong quá trình vận động của nó Vì thông qua vận động mà sự vật tồn tại đồng thời bộc lộ những thuộc tính vốn có của mình
1
Các Mác và Ăng ghen toàn tập (1994), NXB Chính trị quốc gia, tập 20 , tr 89
Trang 2924
thể chuyển từ dạng này sang dạng khác
+ Nếu tách rời vận động với vật chất sẽ rơi vào lập trường duy tâm, siêu hình
* Các hình thức vận động của vật chất
Theo Ph.Ăngghen, có 5 hình thức vận động cơ bản:
- Vận động cơ giới là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian
- Vận động vật lý (thay đổi trạng thái vật lý) là vận động của phân tử, của các hạt
cơ bản, vận động của nhiệt, ánh sáng, điện, trường, âm thanh
- Vận động hóa học (thay đổi trạng thái hóa học) là sự vận động của các nguyên
tử; sự hóa hợp và phân giải của các chất
- Vận động sinh vật: vận động của các cơ thể sống như sự trao đổi chất, đồng
hóa, dị hóa, sự tăng trưỏng, sinh sản, tiến hóa
- Vận động xã hội: mọi hoạt động xã hội của con người; sự thay thế các hình
thái kinh tế -xã hội từ thấp đến cao
* Vận động và đứng im:
Theo cách hiểu thông thường, đứng im là trạng thái đối lập với vận động
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận: quá trình vận động không ngừng của thế giới vật chất chẳng những không loại trừ mà còn bao hàm trong nó hiện tượng đứng im tương đối
Đứng im là biểu hiện trạng thái đặc biệt của vận động, đó là sự vận động trong thăng bằng, trong ổn định tương đối, bảo tồn tính quy định, tính cấu trúc của sự vật, để xác định nó là nó chứ không phải là cái khác Vì vậy, không có sự đứng im tương đối xét ở mọi góc cạnh Do đó đứng im là tương đối, vận động là tuyệt đối
+ Vận động là tuyệt đối: nghĩa là nó luôn phá vỡ trạng thái đứng im, nó gắn chặt chẽ với các mặt đối lập Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất, không ở đâu, không có lúc nào có vật chất mà không có vận động
+ Đứng im là tương đối Vì:
Một là, nếu không có đứng im sẽ không thể có sự tồn tại của bất kì sự vật xác
định nào Vì đứng im là một trạng thái trong đó sự vật chưa thay đổi căn bản về chất,
nó còn là nó chưa chuyển thành cái khác
Hai là, khi nói một sự vật nào đó đứng im là ta chỉ xét chúng trong hình thức
vận động và trong một quan hệ cụ thể nào đó ở một thời điểm cụ thể nhất định Sự vật
mà chúng ta gọi là đứng im trong mối quan hệ này thì thực tế là vận động trong mối quan hệ khác
Ba là, nói đứng im là tách sự vật ra khỏi sự vật khác trong mối quan hệ của chúng
để xem xét 1 cách riêng lẻ, đứng im là so với cái gì, không so với cái gì
+ Trạng thái cân bằng chỉ xảy ra trong một số quan hệ nhất định, không xảy ra với tất cả mọi quan hệ
+ Đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong một hình thức vận động, không phải xảy ra với tất cả các hình thức vận động
+ Đứng im chỉ xảy ra trong một số quan hệ nhất định,nó không phải là trạng thái tồn tại vĩnh viễn Ngay trong sự đứng im vẫn xảy ra những quá trình biến đổi nhất định
2.3.1.3 Không gian và thời gian với tư cách là hình thức tồn tại của vật chất
- Quan điểm siêu hình coi không gian là một cái hòm rỗng trong đó chứa vật
Trang 3025
chất Có không gian và thời gian không có vật chất Có sự vật, hiện tượng không tồn tại trong không gian và thời gian
- Quan điểm duy vật biện chứng:
+ Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất, gắn liền với
sự vận động của vật chất
+ Không có không gian và thời gian không có vật chất cũng như không thể có
sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài không gian và thời gian
“Vì các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ở ngoài không gian”1
Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng tính nhất định và tồn tại trong những mối tương quan nhất định với những dạng vật chất khác Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian mặt khác, sự tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa,…Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là thời gian
Ăngghen viết: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian” Như vậy, vật chất, không gian, thời gian không tách rời nhau; không có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũng không có không gian, thời gian tồn tại ngoài vật chất vận động
Là những hình thức tồn tại của vật chất, không tách khỏi vật chất nên không gian, thời gian có những tính chất chung như những tính chất của vật chất, đó là tính khách quan, tính vĩnh cửu, tính vô tận và vô hạn
Ngoài ra, không gian có thuộc tính ba chiều còn thời gian chỉ có một chiều tính
ba chiều của không gian và một chiều của thời gian biểu hiện hình thức tồn tại về quảng tính và quá trình diễn biến của vật chất vận động
Các nhà triết học duy tâm tìm nguồn gốc, bản chất của thế giới ở "ý niệm tuyệt đối" hoặc ở ý thức con người; ngược lại thì các nhà duy vật trước Mác có khuynh hướng chung là tìm nguồn gốc, bản chất của thế giới ngay trong bản thân nó Nhưng
do ảnh hưởng của quan điểm siêu hình - máy móc nên họ cho rằng mọi hiện tượng của thế giới đều được cấu tạo từ những vật thể ban đầu giống nhau, thống nhất với nhau, cùng bị chi phối bởi một số quy luật nhất định Quan điểm ấy không phản ánh được tính nhiều vẻ, tính vô tận của thế giới hiện thực
Bằng sự phát triển lâu dài của bản thân triết học và sự phát triển của khoa học Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó Điều này cho thấy:
- Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, vật chất là cái có trước, tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người
- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra và cũng
Trang 3126
không bị mất đi
- Mọi tồn tại của thế giới đều có mối liên hệ khách quan, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của quy luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chât
Như vậy, trong thế giới không có gì khác hơn là vật chất đang vận động Tinh thần chỉ có trong đầu óc con người và là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao Không có bằng chứng về thế giới tinh thần tồn tại bên ngoài thế giới vật chất (Thiên đường, địa ngục, Niết bàn)
Các hình thức và các dạng tồn tại của vật chất và vận động có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định
Vật chất vận động tuân theo những quy luật nhất định Có những quy luật riêng chi phối một lĩnh vực cụ thể Có những quy luật phổ biến chi phối tất cả sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy
2.3.2 Ý thức
2.3.2.1 Nguồn gốc của ý thức
Vấn đề nguồn gốc, bản chất của ý thức là một vấn đề hết sức phức tạp của triết học, là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học Trên cơ sở của những thành tựu triết học duy vật, của khoa học, của thực tiễn xã hội triết học Mác-Lênin đã cho chúng ta nhận thức rõ được về nguồn gốc và bản chất của ý thức
* Quan điển triết học ngoài mácxít về ý thức
- Quan điểm duy tâm khách quan: tìm nguồn gốc của ý thức từ một lực lượng
siêu tự nhiên (ý niệm, Brahman, Thượng đế, Trời, v.v.)
- Quan điểm duy tâm chủ quan: ý thức là cái vốn có của con người, không do thần
thánh ban cho, cũng không phải là sự phản ánh thế giới bên ngoài
- Quan điểm duy vật tầm thường: ý thức là một dạng vật chất; “óc tiết ra ý thức
cũng như gan tiết ra mật”
* Quan điểm duy vật biện chứng về ý thức
Ý thức ra đời là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên và xã hội.Ý thức có hai nguồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
Nguồn gốc tự nhiên
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người
và hoạt động của bộ óc đó cùng mối quan hệ của con người với thế giới khách quan, trong đó thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo
- Về bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc
người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc Bộ não người là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới sinh vật Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức con người càng phong phú và sâu sắc Bộ não của động vật chỉ đạt đến trình độ phản xạ, bản năng, tâm
lý động vật, trong khi đó bộ óc người có khả năng phản ánh thế giới bằng tư duy trừu tượng
- Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình phản
ánh năng động, sáng tạo: Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan,
Trang 32Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất và được thể hiện dưới
nhiều hình thức, những hình thức này tương ứng với quá trình tiến hóa của vật chất
+ Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức phản ánh thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh được thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa khi có sự tác động qua lại với nhau giữa các dạng vật chất vô sinh Hình thức phản ánh này mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác động Ví dụ phản ánh vật lý: Viên phấn khi ta bẻ nó tức là tác động vào nó một lực và nó bị gãy, vết gãy là biểu hiện của phản ánh vật lý Ví dụ phản ánh hóa học: các phương trình phản ứng hóa học, ví dụ sắt bị Oxi hóa
+ Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ Tính kích thích là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, cấu trúc…khi nhận sự tác động trong môi trường sống Tính cảm ứng là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, được thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện, khi có sự tác động từ bên ngoài môi trường lên cơ thể sống Ví dụ phản ánh sinh học: thay đổi chiều hướng sinh trưởng, màu sắc, cấu trúc khi nhận sự tác động ở bên ngoài Cây trinh nữ, hoa hướng dương
+ Phản ánh tâm lý là phản ứng của động vật có hệ thần kinh trung ương được thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh qua cơ chế phản xạ có điều kiện Ví
dụ phản ánh tâm lý: Chó nuôi trong nhà: Thấy chủ thì vẫy đuôi Thấy người lạ thì sủa + Phản ánh năng động, sáng tạo: là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc người Là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra các thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin Sự phản ánh này được gọi là ý thức Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản ánh của vật chất Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế Ý thức có thể tiên đoán,
dự báo về tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và có tính khái quát cao
Tuy nhiên, sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, bởi vì ý thức bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh tồn tại
Nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý thức tự
nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả Do đó, muốn thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn Nghĩa là con người muốn thực hiện quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và
Trang 3328
phương pháp để tổ chức hành động Vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con người, có thể quyết định làm cho con người hành động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định Do đó, con người càng phản ánh đầy đủ, chính xác thế giới khách quan thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả
Vì vậy, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tạo thế giới khách quan
- Hiện thực khách quan:
Nội dung của ý thức là thông tin về thế giới bên ngoài – về vật được phản ánh
Bộ óc người là cơ quan phản ánh, nhưng nếu chỉ có bộ óc thì chưa đủ Không có sự tác động của thế giới khác quan bên ngoài vào bộ óc con người thì không thể có ý thức Như vậy, bộ óc con người cùng với thế giới khách quan tác động lên bộ óc là nguồn gốc tự nhiên, là điều kiện cần để hình thành nên ý thức
Thế giới khách quan và bộ óc người đều là những dạng cụ thể của vật chất, nó
là nguồn gốc của ý thức
Một lần nữa khẳng định vật chất có trước ý thức
Những điều đã trình bày về nguồn gốc tự nhiên của ý thức cho thấy sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái
gì là cái có trước và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối Ý thức chính là đặc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao mà thôi
* Nguồn gốc xã hội:
Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được, nhưng chưa đủ, điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, đó chính là lao động và ngôn ngữ
Quá trình lao động cũng là quá trình con người thay đổi cấu trúc cơ thể, đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân, giải phóng hai tay,phát triển khí quan, phát triển não bộ v.v…của con người
Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan (TGKQ), làm TGKQ bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của nó, biểu hiện bằng những hành động nhất định mà con người có thể quansát được
+ Trong lao động con người đã biết chế tạo ra các công cụ lao động và sử dụng các công cụ đó để tạo ra, sản xuất ra của cải vật chất
+ Lao động là hoạt động có tính mục đích, tác động vào thế giới khách quan nhằm thoả mãn nhu cầu của con người Do đó, ý thức con người phản ánh một cách tích cực, chủ động và sáng tạo Như vậy, không phải ngẫu nhiên mà thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người để con người có ý thức, mà trái lại con người có ý
Trang 3429
thức chính là con người chủ động tác động vào thế giới khách quan thông qua hoạt
động thực tiễn để cải tạo thế giới Hay nói cách khác, lao động giúp con người cải tạo
thế giới và hoàn thiện chính mình
+Thông qua quá trình lao động, bộ óc của con người phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho khả năng tư duy trừu tượng của con người cũng ngày càng phát triển
+ Lao động ngay từ đầu đã liên kết mọi thành viên trong xã hôi lại với nhau, làm nảy sinh ở họ nhu cầu giao tiếp Vì vậy, ngôn ngữ ra đời và không ngừng phát triển cùng với lao động
- Ngôn ngữ
Ph.Ăngghen đã viết: “Đem so sánh con người với loài vật, người ta sẽ thấy rõ ràng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về ngôn ngữ”
+ Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành Nó là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được Ngôn ngữ, theo C.Mác, nó chính là cái vỏ vật chất của tư duy,
là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ con người không thể có ý thức + Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội, vừa
là công cụ của tư duy nhằm khái quát hoá, trừu tượng hoá hiện thực.Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể tổng kết được thực tiễn, trao đổi thông tin, truyền lại những tri thức
từ thế hệ này sang thế hệ khác
+ Ý thức không phải là một hiện tượng thuần tuý cá nhân mà là một hiện tượng
có tính chất xã hội, do đó, không có phương tiện trao đổi về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát
triển của ý thức là lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ
Như Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người” (Tập 20, tr 646)
2.3.2.2 Bản chất và kết cấu của ý thức
* Bản chất của ý thức
- Do chịu ảnh hưởng của quan điểm siêu hình nên nhiều nhà duy vật trước Mác
đã coi ý thức là sự phản ánh thụ động, giản đơn, máy móc, mà không thấy được tính năng động, sáng tạo của ý thức, tính biện chứng của quá trình phản ánh
- Trái lại, các nhà duy tâm lại cường điệu tính năng động, sáng tạo của ý thức đến mức coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải sự phản ánh của vật chất
- Khác với những quan điểm trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên quan điểm lý luận phản ánh, coi ý thức là sự phản ánh có tính chất năng động, sáng tạo của
bộ óc con người về thế giới khách quan, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
* Thứ nhất, để hiểu được bản chất của ý thức chúng ta phải thừa nhận cả vật
chất và ý thức đều tồn tại, nhưng giữa chúng có sự khác nhau mang tính đối lập:
- Vật chất là cái được phản ánh, tồn tại khách quan ở ngoài và độc lập với cái phản ánh tức là ý thức
Trang 3530
- Cái phản ánh là ý thức, là hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan, bị sự vật khách quan quy định Vì vậy, không thể đồng nhất hoặc tách rời cái được phản ánh (vật chất) với cái phản ánh (ý thức)
* Thứ hai, khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan thì đó
không phải là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật Ý thức là của con người, ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội Hình ảnh TGKQ đã được cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người(tâm tư, nguyện vọng,kinh nghiệm…)
Theo C.Mác, ý thức, “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”
+ Thứ ba, tính sáng tạo của ý thức được thể hiện :
Hoạt động tâm - sinh lý ở con người trong tiếp nhận, chọn lọc, xử lý, lưu giữ thông tin
Trên cơ sở thông tin đã có,nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận
Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú và đó là sự thống nhất của ba mặt:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh Sự trao đổi này
mang tính chất hai chiều, có chọn lọc các thông tin cần thiết
Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần
Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình hiện
thực hoá tư tưởng thông qua hoạt động thực tiễn
Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh, mà kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần
+ Thứ tư, ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần tuý mà là một hiện
tượng xã hội Ý thức chỉ được nảy sinh trong lao động, trong hoạt động cải tạo thế giới của con người Hoạt động đó không thể là hoạt động đơn lẻ, mà là hoạt động xã hội,
do đó, ý thức ngay từ đầu đã là sản phẩm của xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại
Ý thức gắn với hoạt động thực tiễn,chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên và quy luật XH
Được quy định bởi nhu cầu gia tiếp XH các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống XH
* Kết cấu của ý thức
Ý thức là một hiện tượng xã hội – tâm lý có kết cấu hết sức phức tạp Tuỳ theo cách tiếp cận mà có nhiều cách phân chia khác nhau
Theo chiều ngang, ý thức gồm các yếu tố cấu thành như: tri thức, tình cảm, ý
trí, trong đó tri thức là yếu tố quan trọng nhất
+ Tình cảm (tâm trạng, ước vọng, v.v) là những rung động biểu hiện thái độ của con người đối với nhau, với thực tại xung quanh và đối với chính bản thân mình Là hình thức đặc biệt của sự phản ánh thực tại (giữa con người với nhau và giữa con người với thế giới khách quan); tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người;
là yếu tố quan trọng để điều chỉnh các hoạt động đó
Trang 3631
+ Tình cảm biểu hiện trong mọi lĩnh vực đời sống của con người, là một yếu tố
để phát huy sức mạnh, là động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn
Tình cảm có tính chủ động và tính thụ động Có nhiều hình thức tình cảm, như tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo v.v Khi kết hợp với tri thức, tình cảm tạo nên niềm tin
+ Ý chí là khả năng huy động tối cao sức mạnh tinh thần của con người Nhờ có
ý chí, con người tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh để khắc phục những cản trở trong quá trình hiện thực hóa mục đích Có thể coi ý chí sự điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người để tự giác hướng tới mục đích; tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo niềm tin “Ý thức, ý chí, nhiệt tình và trí tưởng tượng của hàng chục triệu người được cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhất khích lệ”
- Tri thức là quan trọng nhất
+ Tri thức (sự hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội) là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, tái hiện trong tư duy những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng bằng ngôn ngữ Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển
+ Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh người ta chia ý thức thành nhiều loại: tri thức
về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức về con người
“Phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với
ý thức là tri thức Tri thức là hành vi duy nhất của ý thức Cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức chừng nào ý thức biết cái đó” Tri thức có nhiều loại (về tự nhiên, xã hội, con người), nhiều cấp độ [tri thức thường (cảm tính, kinh nghiệm, tiền khoa học), tri thức khoa học (lý tính, lý luận và khoa học)] v.v
Nếu chỉ có tri thức không thôi thì đó là một ý thức phát triển không toàn diện,
sơ cứng Tri thức được xem là vốn hiểu biết của con người nhưng nếu biến cái tri thức
đó thành hành động thì đó là một quá trình lâu dài Tuy nhiên, sự tác động của thế giới bên ngoài đến con người không chỉ đem lại sự hiểu biết về thế giới mà còn đem lại tình cảm của con người đối với thế giới Tình cảm là một hình thái đặc thù của sự tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thế giới khách quan Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và là một trong những động lực quan trọng của hoạt động con người Tri thức có biến thành tình cảm mãnh liệt mới sâu sắc và thông qua hành động thì tri thức mới biến thành hành động thực tế, mới phát huy được sức mạnh của mình
Theo chiều dọc, ý thức bao gồm tự ý thức, vô thức và tiềm thức
+ Tự ý thức là nhận thức về bản thân thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài nhờ đó, con người nhận thức về mình là một thực thể đang tồn tại, hoạt động có cảm giác, có tư duy, có các hành vi đạo đức phù hợp với quy tắc, chuẩn mực mà xã hội đặt
ra Trình độ tự ý thức nói lên trình độ phát triển của nhân cách, làm chủ bản thân của con người
+ Vô thức (xuất hiện do bản năng và do rèn luyện) là những trạng thái tâm lý nằm ngoài phạm vi của lý trí, không do ý thức kiểm soát được trong một lúc nào đấy Trong đời sống hàng ngày, có những hành vi, thái độ ứng xử của con người chưa có sự điều khiển của ý thức và thường được biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng, thôi miên, giấc mơ, nhỡ lời, nói nhịu v.v Các hiện tượng này đều nằm trong chức năng chung là giải toả những ức chế của hoạt động thần kinh, góp phần lập lại thế cân bằng trong hoạt động tinh thần của con người
Trang 37Các yếu tố cơ bản trên của ý thức có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, nhưng tri thức là yếu tố quan trọng nhất của ý thức; tri thức không chỉ là phương thức tồn tại của ý thức, mà còn định hướng sự phát triển và quy định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác cấu thành ý thức
2.3.3 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
2.3.3.1 Vai trò của vật chất đối với ý thức
- Trong tồn tại xã hội, ý thức chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội, tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội sớm muộn cũng phải thay đổi theo Tồn tại xã hội quyết định
Cũng như cả mọi sự biến đổi của ý thức
- Ý thức xã hội không tồn tại tự nó, nó chỉ có thể hình thành và phát triển trên
cơ sở hoạt động thực tiễn của con người
2.3.3.2 Tính độc lập tương đối của ý thức
Vai trò của ý thức đối với vật chất chính là vai trò của con người trong quá trình cải tạo thế giới khách quan
- Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào óc con người, giúp con người hiểu được bản chất, quy luật vận động phát triển của sự vật hiện tượng Trên cơ sở đó hình thành phương hướng, mục tiêu và những phương pháp, biện pháp thực hiện mục tiêu
đó
- Trong hoạt động thực tiễn, sự vật bộc lộ nhiều khả năng, nhờ có ý thức, con người biết lựa chọn những khả năng đúng, phù hợp, mà thúc đẩy sự vật phát triển, đi lên Nói tới vai trò của ý thức về thực chất là nói tới vai trò hoạt động thực tiễn của con ngưòi, vì ý thức tự nó không thể thực hiện được gì hết Ý thức chỉ có tác dụng đối với vật chất khi nó được thực hiện trong thực tiễn, thông qua thực tiễn
+ Ý thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nó sẽ góp phần thúc đẩy hiện thực khách quan phát triển
+ Ngược lại, ý thức khi không phản ánh đúng hiện thực khách quan thì nó sẽ trở
Trang 3833
thành lực cản đối với sự phát triển của hiện thực khách quan
- Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với thế giới hiện thực khách quan (vật chất) phải dựa trên sự phản ánh thế giới vật chất và các điều kiện khách quan nhất định
Như vậy, tri thức khoa học giúp con người hiểu biết được những mối liên hệ và
quy luật khách quan nhờ đó mà cải tạo được tự nhiên và xã hội Trình độ nhận thức quy luật càng cao thì khả năng cải tạo tự nhiên và xã hội càng lớn
2.3.4 Ý nghĩa phương pháp luận
- Khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn
ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan Trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động, chủ quan
- Chống chủ nghĩa duy tâm và chủ quan duy ý chí trong nhận thức và hành động
- Khẳng định ý thức có vai trò tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất, phép biện chứng duy vật yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khách quan một cách chủ động, sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động
- Sức mạnh của ý thức con người không phải là ở chỗ tách rời những điều kiện vật chất mà phải biết dựa vào đó, phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới khách quan một cách chủ động, sáng tạo với ý trí và nhiệt tình cao Ý thức của con người phản ánh càng đầy đủ và chính xác thế giới khách quan thì càng cải tạo thế giới khách quan có hiệu quả Vì vậy, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tạo thế giới khách quan
Đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ, trì truệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại
Câu hỏi:
1 Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
2 Trình bày định nghĩa vật chất của Lênin Ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa này
3 Trình bày quan niệm của triết học Mác - Lênin về vận động?
4 Trình bày quan niệm của triết học Mác – Lênin về không gian và thời gian?
5 Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc và bản chất của ý thức
6 Phân tích vai trò của ý thức đối với hoạt động của con người?
7 Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
8 Trình bày ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững quan điểm triết học Mác - Lênin về vật chất và ý thức?
Trang 3934
Chương 3: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
3.1 Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật
Chúng ta không chỉ cần biết thế giới có tính vật chất tồn tại khách quan mà còn phải biết nó tồn tại như thế nào Điều này sẽ được phép biện chứng giải đáp
3.1.1 Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng
3.1.1.1 Phép biện chứng
* Sự đối lập giữa hai quan điểm biện chứng và siêu hình trong việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới
- Về mối liên hệ (về mặt nguyên tắc):
+ Quan điểm siêu hình dưới mọi hình thức đều quan niệm rằng thế giới vật
chất, trong đó có toàn bộ giới tự nhiên, đều ở trạng thái tĩnh Các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại cô lập nhau, tác rời nhau, giữa chúng không có mối liên hệ ràng buộc, phụ thuộc và quy định lẫn nhau Theo quan điểm siêu hình, mọi sự vật và hiện tượng, mọi quá trình trong tự nhiên và xã hội chỉ tụ tập lại một cách ngẫu nhiên,
giữa chúng không có quan hệ theo quy luật, không có liên hệ nội tại và sự phụ thuộc lẫn nhau
+ Trái lại, bằng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, quan điểm biện chứng khẳng định, mọi sự vật, hiện tượng và quá trình diễn ra trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, trong mối liên hệ tác động qua lại và quy định lẫn nhau
- Về sự vận động của thế giới:
+ Về nguồn gốc và động lực của vận động, chủ nghĩa duy tâm cho rằng nguồn
gốc của vận động là do “cú hích của Thượng đế”
Phép siêu hình phủ nhận nguồn gốc, động lực nội tại của vận động Nó cho rằng,
sự vật vận động được là do ngoại lực tác động vào sự vật, cái lực đẩy đầu tiên từ bên
ngoài tác động vào sự vật làm cho sự vật chuyển động Phép siêu hình chỉ thừa nhận một hình thức vận động duy nhất là vận động cơ học, hình thức vận động này nó sẽ quy định mọi hình thức vận động khác
+ Trái lại, phép biện chứng khẳng định rằng, nguồn gốc và động lực của sự vận động chính là do mâu thuẫn nội tại bên trong của sự vật, hiện tượng, đấu tranh của các mặt đối lập ở bên trong sự vật chính là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận độngvà phát triển
- Về sự phát triển:
+ Quan niệm siêu hình cho rằng, phát triển chỉ là tăng hay giảm về số lượng, khối lượng mà thôi Quan điểm siêu hình không thừa nhận sự phát triển về chất của sự vật hiện tượng
+ Trái lại, phép biện chứng khẳng định rằng, phát triển là một quá trình phát triển
từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện Qúa trình đó diễn ra không phải theo con đường thẳng mà theo con đường xoáy ốc (Spiral) - phủ định của phủ định, quay về chỗ cũ nhưng cao hơn Phát triển theo quan niệm biện chứng, là quá trình tuần
tự xen kẽ nhảy vọt, là sự phát triển gián đoạn trong liên tục, là quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
Tóm lại, khi đưa ra quan điểm của mình về quá trình nhận thức và cải tạo thế
giới, chúng ta thấy rõ nét sự đối lập nhau giữa quan điểm biện chứng và quan điểm
Trang 40* Khái niệm phép biện chứng
- Biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động,
phát triển theo nhứng quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế: tự nhiên,
xã hội, tư duy
Biện chứng gồm:
- Biện chứng khách quanlà phạm trù dùng để chỉ biện chứng của bản thân các
sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại độc lập và bên ngoài ý thức con người
- Biện chứng chủ quanlà phạm trù dùng để chỉ tư duy biện chứng và biện chứng
của chính quá trình phản ánh biện chứng khách quan vào đầu óc của con người
- Phép biện chứng: là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới
thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn
Phép biện chứng là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của mọi sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người
Phép biện chứng gồm hai bộ phận: Lý luận biện chứng (chủ quan – hữu hạn) → phản ánh biện chứng của thế giới (khách quan – vô hạn), và nguyên tắc nhận thức và thực tiễn
3.1.1.2 Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
- Phép biện chứng chất phác thời cổ đại
+ Quan niệm của các nhà tư tưởng Phương Đông:
Trung Quốc:học thuyết Âm dương và học thuyết Ngũ hành
Ấn Độ: tư tưởng biện chứng của triết học Phật giáo với các phậm trù “vô ngã”,
“vô thường”, “nhân duyên”,…
+ Quan niệm của các nhà tư tưởng Phương Tây:
Thời cổ đại Hy Lạp, một số nhà triết học như:Hêraclít
Biện chứngduy tâm (Platon) coi phép biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm
ra chân lý Arixtôt đồng nhất phép biện chứng với lôgíc học
Một số nhà triết học duy vật có tư tưởng biện chứng về sự vật (biện chứng khách quan) Heraclit coi sự biến đổi của thế giới như một dòng chảy Ông nói: “Mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều biến đổi” “Người ta không thể tắm được hai lần trong cùng một dòng sông”
Phép biện chứng chất phác thời cổ đại có đặc điểm là: Nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng không phải dựa trên thành tựu của khoa học mà bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, là kết quả của sự quan sát trực tiếp Do
đó, chưa đạt tới trình độ phân tích giới tự nhiên, chưa chứng minh được mối liên hệ phổ biến nội tại của giới tự nhiên