Trong công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển nông thôn mới hiện nay,song song với việc củng cố chính quyền cấp xã, Đảng và Nhà nước ta rất coitrọng công tác quản lý ngân sách xã để ngâ
Trang 2Lời cam đoan……… ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng (nếu có) v
Danh mục các hình (Nếu có) vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
1.1 NHỨNG ĐỀ CƠ BẢN VỀ THU NGÂN SÁCH XÃ 3
1.1.1.Khái niệm ngân sách xã 4
1.1.2 Thu ngân sách xã 5
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ 8 1.2.1 Lập dự toán thu ngân sách xã 8
1.2.2 Chấp hành dự toán thu ngân sách xã 9
1.2.3 Quyết toán thu ngân sách xã 10
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI XUÂN, HÀ TĨNH 12
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN
NGHI XUÂN- TỈNH HÀ TĨNH 12
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính 14
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH 15
2.2.1 Lập dự toán thu ngân sách xã 15
2.2.2 Chấp hành dự toán thu ngân sách xã 20
2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý thu NSX của huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh 46
2.4.1.Ưu điểm 46
2.4.2 Hạn chế cần khắc phục 47
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI XUÂN, HÀ TĨNH .49
Trang 3bàn huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh trong thời gian tới 493.1.1 Nhiệm vụ của công tác quản lý thu NSX trong thời gian tới 493.1.2 Phương hướng đổi mới quản lý thu NSX trong thời gian tới 49
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSX trong thời gian tới trên địa bàn huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh 52
3.2.1 Tăng cường công tác quản lý giám sát trong các khâu lập dự toán
NS xã 523.2.2 Cải thiện công tác cho thuê, đấu thầu đất 533.2.3 Tăng cường phân cấp quản lý, khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu trên địa bàn để nguồn thu này được tăng trưởng 53
3.2.4 Tăng cường quản lý thu NSX từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, đến khâu quyết toán NSNN 55 KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 59
GTGT : Giá trị gia tăng
Trang 42.1 Thu ngân sách xã giai đoạn 2010 – 2012 212.2 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách từng
xã trên địa bàn huyện Nghi Xuân
2.2 Chênh lệch dự toán thu Ngân sách xã giai đoạn 2010 – 2012 222.3 Cơ cấu quyết toán thu Ngân sách xã giai đoạn 2010 – 2012 372.4 Cơ cấu các khoản thu NS xã hưởng theo tỉ lệ % năm 2010 372.5 Cơ cấu các khoản thu NS xã hưởng theo tỉ lệ % năm 2011 372.6 Cơ cấu các khoản thu NS xã hưởng theo tỉ lệ % năm 2012 43
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trang 6Nền tài chính quốc gia của nước ta đã và đang được đổi mới toàn diệntrong sự chuyển đổi sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế Trong cơ chế quản lýkinh tế mới, tài chính là tổng hòa mới quan hệ kinh tế, là tổng hòa các nội dung
và giải pháp tài chính, tiền tệ Tài chính không chỉ có nhiệm vụ khai thác cácnguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng doanh thu mà còn phải tăng cườngquản lý và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, mọi nguồn tài nguyên đất nước Xã,phường, thị trấn (gọi chung là xã) là cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống phápquyền của nước ta Hoạt động tài chính của xã là hoạt động tài chính cấp cơ sởtrong hệ thống tài chính quốc gia Để đảm bảo hoạt động tài chính được hiệu quảthì đòi hỏi phải có sự quản lý tốt từ cấp cơ sở cho đến cấp trên Yêu cầu về phâncấp quản lý ngân sách Nhà nước hiệu quả ngày càng trở nên bức thiết Cùng vớinhững biện pháp quản lý vĩ mô của Nhà nước, chính quyền cấp cơ sở cần cónhững chiến lược phát triển kinh tế phù hợp, quản lý ngân sách theo hiệu quảđầu ra
Trong công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển nông thôn mới hiện nay,song song với việc củng cố chính quyền cấp xã, Đảng và Nhà nước ta rất coitrọng công tác quản lý ngân sách xã để ngân sách xã thực sự là một phương tiệnhữu ích giúp chính quyền xã hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng của mình theoquy định của pháp luật Là một sinh viên chuyên ngành Tài Chính Công, trongquá trình thực tập tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Nghi Xuân với kiếnthức đã tiếp thu được ở nhà trường cùng với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ quản
lý NSX của Phòng, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm tăng
cường công tác quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình Thông qua đề tài, đánh
giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về thu ngân sách xã ở huyện NghiXuân từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thu ngânsách xã ở huyện Nghi Xuân một cách có hiệu quả Ngoài phần mở đầu và kếtluận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Trang 7Chương 1: Sự cần thiết khách quan phải tăng cường công tác quản
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, các anh chị tạiphòng Tài chính – Kế hoạch huyện Nghi Xuân, đặc biệt là sự hướng dẫn tận
tình của cô giáo Ths Phạm Thị Hoàng Phương trong suốt thời gian thực
tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Sinh viên
Phan Đức Sáng
Trang 8
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU VÀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ
1 NHỨNG ĐỀ CƠ BẢN VỀ THU NGÂN SÁCH XÃ
1.1.1 Ngân sách xã
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách xã
NSNN là một bộ phận hữu cơ của tài chính nhà nước Nó ra đời, tồn tại
và phát triển gắn với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước và sự pháttriển của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ Tổ chức bộ máy nhà nước mọi quốcgia đều có sự phân công phân cấp quản lý kinh tế- xã hội cho mọi cấp quản lý,nên hệ thống NSNN bao giờ cũng bao gồm các cấp khác nhau Trong cơ cấu
tổ chức của hệ thống NSNN ở hầu hết các quốc gia đều có cấp ngân sách xã.Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập,phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền nhà nước cấp xã nhằm phục
vụ cho các chức năng của nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phâncông, phân cấp quản lý
1.1.1.2 Đặc điểm ngân sách xã
Từ khái niệm ngân sách xã ta có thể rút ra đặc điểm NSX như sau:
Thứ nhất : NSX là cấp ngân sách cuối cùng gắn chặt với việc thực
hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã NSX là cấp ngân sách cuốicùng vì nó là nơi trực tiếp giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước vớinhân dân đảm bảo cho pháp luật của nhà nước được thực hiện nghiêm minh
Thứ hai: hoạt động thu, chi NSX luôn gắn với chức năng, nhiệm vụ
của chính quyền xã được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám sátcủa cơ quan quyền lực nhà nước cấp xã
Trang 9Thứ ba: thu, chi NSX là quan hệ lợi ích giữa một bên là lợi ích cộng
đồng cấp cơ sở mà chính quyền xã là người đại diện với một bên là lợi ích củacác chủ thể kinh tế xã hội khác
Một điểm khác biệt với cấp ngân sách khác là: NSX vừa là một cấpngân sách,vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt NSX là một đơn vị dự toán đặcbiệt vì dưới nó không còn đơn vị dự toán trực thuộc nào và nó phải tạo nguồnkinh phí thông qua các khoản thu NSX được phân định, chi trực tiếp và tổnghợp các khoản chi trực tiếp đó vào ngân sách luôn
NSX có vị trí độc lập tương đối của một cấp ngân sách cơ sở Phát huyquyền của HĐND xã trong việc lập, phân bổ dự toán của NSX, các xã có thểphát huy tính năng động, sáng tạo của cấp mình trong quản lý điều hành ngânsách, khai thác hiệu quả thế mạnh của địa phương
1.1.1.3 Vai trò của ngân sách xã
- Ngân sách xã là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho chính quyềnNhà nước cấp xã thực thi các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn Để thựchiện các chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn theo sựphân cấp trong hệ thống chính quyền Nhà nước, chính quyền xã cần phải cóđược nguồn tài chính đủ lớn Trong số các quỹ tiền tệ mà chính quyền xãđược quyền quản lý và sử dụng, thì ngân sách xã được coi là quỹ tiền tệ cóqui mô lớn nhất, chỉ được phép sử dụng cho việc thực hiện các nhiệm vụ màchính quyền xã phải đảm nhận Do vậy khả năng đảm bảo nguồn tài chính từngân sách xã như thế nào sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ thực hiệncác nhiệm vụ về kinh tế, xã hội của chính quyền Nhà nước cấp xã
- Ngân sách xã đóng góp vai trò không nhỏ thông qua việc tạo lập cácnguồn tài chính cần thiết để chính quyền xã đầu tư cho khai thác các thế mạnh
về kinh tế, xã hội nông thôn và từng bước tạo đà cất cánh cho kinh tế xãnhững năm sau này
Trang 10- Ngân sách xã là công cụ tài chính giúp Nhà nước giám sát hoạtđộng của chính quyền xã Với một hệ thống tổ chức nhà nước thống nhất,đồng thời lại có sự phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn quản lý kinh
tế, xã hội cho chính quyền cấp dưới, thì đòi hỏi phải có sự giám sát thườngxuyên của cơ quan Nhà nước chính quyền Nhà nước cấp trên đối với hoạtđộng của các cơ quan chính quyền Nhà nước cấp dưới Ngân sách xã trở thànhmột trong những công cụ hữu hiệu cho chính quyền Nhà nước cấp trên thựchiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của chính quyền Nhà nướccấp dưới: Bởi hầu hết các xã phải giải trình toàn bộ cơ cấu thu, chi theo dựtoán và chỉ rõ số thiếu hụt; đồng thời phải cam kết thực hiện số thu bổ sungtheo đúng quy định của quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành Nhờ đó sựkiểm soát của chính quyền Nhà nước cấp trên đối với hoạt động của chínhquyền cấp xã trở nên vô cùng dễ dàng
1.1.2 Thu ngân sách xã
1.1.2.1 Khái niệm, đặc điểm thu ngân sách xã
Thu NSX là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung mộtphần nguồn tài chính, hình thành quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp
xã nhằm đáp ứng các nhu cầu của chính quyền cấp cơ sở trong khuôn khổ đãđược phân công, phân cấp quản lý
Thu NSX phản ánh quan hệ về lợi ích giữa một bên là lợi ích chung củacộng đồng và một bên là lợi ích của các chủ thể kinh tế xã hội khác (có thể làtập thể hoặc cá nhân)
Hoạt động thu của ngân sách xã luôn gắn chặt với nhiệm vụ của chínhquyền xã được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của cóquan quyền lực Nhà nước ở cấp xã Chính vì vậy các chỉ tiêu thu luôn mangtính pháp lý
Về mặt nội dung, thu NSX chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hìnhthức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một
Trang 11phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của chínhquyền Nhà nước cấp xã Một đặc điểm nữa của thu NSX là các quan hệ thurất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
1.1.2.2 Nội dung thu ngân sách xã
Thu NSX được hình thành trên cơ sở tiềm năng phát triển kinh tế xã hộicủa từng địa phương cũng như của cả nước Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế
xã hội, sự phân cấp quản lý thu NSNN trong từng thời kỳ cụ thể mà nguồn thucủa NSX sẽ có những thay đổi, điều chỉnh hay bổ sung cho phù hợp
Căn cứ vào Luật NSNN 2002, căn cứ vào thông tư 60/2003/TT-BTCngày 23/6/2003 của Bộ tài chính quy định về quản lý NSX và các hoạt độngtài chính khác của xã, phường, thị trấn thì nguồn thu của NSX được quy địnhnhư sau
Các khoản thu NSX hưởng 100% :
Các khoản thu NSX hưởng 100% là các khoản thu dành cho xã sửdụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính đảm bảo các nhiệm vụ chithường xuyên, đầu tư phát triển Căn cứ vào nguồn thu, chế độ phân cấp quản
lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ, cân đối chocác khoản thu, chi thường xuyên Khi phân cấp nguồn thu, HĐND cấp tỉnhxem xét dành cho NSX hưởng 100% các khoản thu dưới đây:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách theo quy định
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhànước theo chế độ quy định
- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợicông sản theo quy định của pháp luật do xã quản lý
- Các khoản thu từ đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản đónggóp huy động theo quy định của pháp luật, các khoản đóng góp theo nguyêntắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HDND xã quyết định đưavào NSX quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác
Trang 12- Viện trợ không hoàn lại của các cá nhân và tổ chức nước ngoài trựctiếp cho NSX theo chế độ quy định
- Thu kết dư ngân sách năm trước
- Các khoản thu khác của NSX theo chế độ quy định của pháp luật
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên
Theo quy định của luật Ngân Sách Nhà Nước(sửa đổi) ngày16/12/2002, Quốc Hội khóa XI kỳ họp thứ 2 thì các khoản này gồm :
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
-Thuế nhà đất
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình
- Lệ phí trước bạ nhà đất
Các khoản thu trên, tỷ lệ NSX được hưởng tối thiểu là 70% Căn cứvào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn HDND cấp tỉnh có thể quyđịnh tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng cao hơn đến tối đa là 100%.Ngoài các khoản thu được phân chia như trên NSX còn được HDND cấp tỉnh
bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, phí, lệ phí,phân chia theo luật NSNN đã dành cho 100% cho ngân sách xã và các khoảnthu NSX được hưởng phần trăm nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp xã
Theo quy định của luật Ngân Sách Nhà Nước (sửa đổi) ngày16/12/2002, Quốc Hội khóa XI kỳ họp thứ 2 Thu bổ sung từ ngân sách cấptrên cho ngân sách cấp xã gồm:
-Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch dự toán chi đượcgiao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (gồm các khoản thuhưởng 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ) Số bổ sung cân đối nàyđược xác định từ đầu thời kỳ ổn định ngân sách và được giao từ 3 đến 5 năm
Trang 13-Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu bổ sung theo từng năm để
hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ
Quản lý thu NSX là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh quá trình thuNSX thông qua các biện pháp hành chính, tổ chức kinh tế và hệ thống phápluật của Nhà nước
Khi xem xét trên giác độ biểu hiện bên ngoài thì ngân sách Nhà nướcđược nhìn nhận như một bảng dự toán thu chi bằng tiền của Nhà nước trongmột năm nhất định Qua đó cho thấy, hoạt động của ngân sách Nhà nước luôngắn với từng năm cụ thể gọi là năm ngân sách
Dự toán ngân sách gắn chặt với các năm ngân sách nên khi năm ngânsách này kết thúc cũng đồng thời là thời gian khởi đầu cho một năm ngânsách mới Do vậy, hoạt động ngân sách có tính chu kỳ lặp đi lặp lại hình thànhnên chu trình ngân sách liên tục
Chu trình ngân sách là khoảng thời gian cần thiết để tổ chức quản lý các hoạt động của ngân sách Nhà nước theo một trình tự khoa học nhất định Trình tự các bước của các chu trình ngân sách kế tiếp nhau luôn có sự lặp lại nhưng ở mức độ cao hơn.
Quản lý NSX nói chung, quản lý thu NSX nói riêng phải trải qua chutrình quản lý gồm 3 khâu là:
1.2.1 Lập dự toán thu ngân sách xã
Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của UBND cấp trên, UBND xã lập dựtoán ngân sách năm sau trình lên HĐND xã quyết định
Kế toán xã căn cứ vào các chính sách, chế độ thu, số kiểm tra củahuyện và phân cấp nguồn thu cho NSX theo quyết định phân cấp nguồn thucủa ngân sách địa phương của HĐND tỉnh trong suốt thời kì ổn định ngânsách địa phương; tình hình thực hiện thu NSX 6 tháng đầu năm và ước thựchiện thu NSX 6 tháng cuối năm báo cáo; dự kiến tình hình thu NSX năm kế
Trang 14hoạch; các quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước và dự báo tìnhhình kinh tế xã hội trong năm kế hoạch để đảm bảo tính pháp lý và tính thực
tế của các chỉ tiêu dự toán
Kế toán ngân sách xã kết hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế (nếucó) tính toán các khoản thu NSNN trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp do xãquản lý) Ngoài ra, xã có thể thảo luận và quyết định thêm các nguồn thu đónggóp tự nguyện của nhân dân trong xã, các hoạt động tài chính khác của xã,các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu do UBND huyệnquyết định, UBND xã hoàn chỉnh dự toán NSX và phương án bổ sung NSXtrình HĐND xã quyết định, sau khi dự toán xã được HĐND xã quyết địnhUBND xã bào cáo với UBND huyện, phòng tài chính huyện đồng thời côngkhai NSX cho nhân dân biết theo chế độ công khai tài chính về NSX
Điều chỉnh NSX hàng năm (nếu có) trong các trường hợp có yêu cầucủa UBND cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung hoặc có sựbiến động lớn về nguồn thu nhiệm vụ chi
1.2.2 Chấp hành dự toán thu ngân sách xã
Đây được coi là khâu có ý nghĩa quyết định trong chu trình ngân sách.Căn cứ dự toán thu NSX đã được HĐND xã quyết định, UBND xã gửi KBNNnơi giao dịch để làm căn cứ và kiểm soát tình hình thu Căn cứ vào dự toán vàkhả năng thu, nhu cầu chi của từng quý, UBND xã lập dự toán thu, chi quý(có chia ra tháng) gửi KBNN nơi giao dịch Đối với các xã có nguồn thu chủyếu theo mùa vụ, UBND xã đề nghị cơ quan tài chính cấp trên thực hiện tiến
độ cấp bổ sung cân đối trong dự toán được giao (nếu có) cho phù hợp với đểđiều hành chi theo tiến độ công việc
Chủ tịch UBND xã (hoặc người được ủy quyền) là chủ tài khoản thuchi ngân sách xã
Trang 15Kế toán ngân sách xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảothu đúng, thu đủ và kịp thời Nghiêm cấm thu không biên lai, thu để ngoài sổsách Khi thu phải giao biên lai lại cho đối tượng nộp, cho cơ quan thuế,Phòng tài chính- kế hoạch huyện có nhiệm vụ cung cấp biên lai đầy đủ, kịpthời cho kế toán ngân sách xã để thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước Việchoàn trả khoản thu NSX, KBNN xác nhận rõ số tiền đã thu vào NSX hoặc cơquan thu xác nhận (đối tượng nộp qua cơ quan thu) để cán bộ tài chính xãlàm căn cứ hoàn trả.
Đối với các khoản thu NSX được hưởng 100%, KBNN chuyển một liênchứng từ cho cán bộ tài chính xã Đối với các khoản thu phân chia với ngânsách cấp trên, KBNN bảng kê các khoản thu ngân sách có phân chia cho xãgửi cán bộ tài chính xã Đối với số thu bổ sung ngân sách huyện cho ngânsách xã, phòng tài chính huyện căn cứ vào dự toán bổ sung đã giao cho từng
xã, dự toán thu chi từng quỹ của các xã và khả năng cân đối của ngân sáchhuyện, thông báo số bổ sung hàng quý cho xã chủ động điều hành ngân sách.Phòng tài chính huyện cấp bổ sung cho xã theo định kỳ hàng tháng
1.2.3 Quyết toán thu ngân sách xã
Cán bộ Tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kếtoán và quyết toán NSX theo Mục lục NSNN và chế độ kế toán NSX hiệnhành; thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định Kho bạcNhà nước nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu quỹ NSX theo quyđịnh; định kỳ hàng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện thu NSX gửiUBND xã; và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của UBND xã
- Thời gian chỉnh lý quyết toán NSX hết ngày 31 tháng 01 năm sau
- Để thực hiện công tác khoá sổ và quyết toán hàng năm, cán bộ tàichính xã thực hiện các công việc sau đây:
+ Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu theo dự toán, cóbiện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách
Trang 16+ Phối hợp với Kho bạc Nhà nước huyện nơi giao dịch đối chiếu tất cảcác khoản thu NSX trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác cáckhoản thu theo Mục lục NSNN.
+ Các khoản thu phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theonguyên tắc: Các khoản thu phải nộp chậm nhất trước cuối giờ làm việc ngày31/12, nếu nộp sau thời hạn trên phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau
Kế toán xã lập báo cáo quyết toán thu – chi NSX hàng năm trìnhUBND xã xem xét đệ trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi phòng tàichính huyện để tổng hợp trình UBND huyện Thời gian báo cáo quyết toánnăm cho phòng tài chính huyện do UBND tỉnh quy định
Trên đây là toàn bộ nội dung quản lý thu NSX Ta thấy quản lý thuNSX là một quá trình đầy khó khăn, phức tạp Thu NSX đòi hỏi phải đúngquy định, thu đủ với chỉ tiêu, công khai minh bạch Do vậy hoàn thiện côngtác quản lý NSX là một vấn đề hết sức cần thiết nhằm làm lành mạnh hóa cáchoạt động tài chính ở xã, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhànước
Trang 17CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI XUÂN, HÀ TĨNH
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN NGHI XUÂN- TỈNH HÀ TĨNH
2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội
Nghi Xuân là huyện ven biển bãi ngang, nằm về phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh.Phía Bắc giáp thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; phía Nam giáp huyện Can Lộc
và huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh; phía Tây giáp thị xã Hồng Lĩnh tỉnh Hà Tĩnh
và huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; phía Đông giáp biển Đông; cách sânbay Vinh cũng như Ga tàu hoả hơn 10 km, cách thành phố Hà Tĩnh 45 km,cách biên giới nước bạn Lào hơn 60km
Huyện Nghi Xuân có 19 xã, thị trấn
Trong đó có 11 xã thuộc khu vực đồng bằng ven biển và 6 xã thuộc khuvực miền núi
Diện tích tự nhiên 22.000 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 33%, đấtsản xuất nông nghiệp 32% vì vậy dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nôngnghiệp và các khoản thu NS về thuế đất nông nghiệp và hoa lợi công sảnchiếm tỉ trọng khá cao
Nghi Xuân có 32 km bờ biển, với bãỉ cát trải dài, thoải mịn, sạch sẽ,hoang sơ; có 28 km bờ sông Lam có một Cảng Biển, hai Cảng Sông và mộtNhà máy đóng tàu rộng hơn 20ha Đây là tiềm năng để huyện nhà phát triển
du lịch dịch vụ biển, du lịch sông và phát triển nuôi tôm trên cát
Với 32km dãy núi Hồng Lĩnh về phía Tây và vùng "Đất sét nặng" venchân núi có điều kiện khai thác, sản xuất các vật liệu xây dựng như: đất, đá,gạch Tuynel, phát triển chăn nuôi trang trại, trồng rừng và du lịch sinh thái
Hệ thống đường giao thông tương đối hoàn chỉnh bao gồm Quốc lộ 1A
đi qua huyện với chiều dài 14 km; đường quốc lộ 8B dài hơn 23 km, tuyến
Trang 18Quốc lộ ven biển có chiều dài 35km tạo điều kiện cho huyện nhiều tiềm năngkết nối vùng Hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn tương đối hoànthiện với gần 100% số thôn có đường nhựa, đường bê tông rải khắp NghiXuân cũng một trong những huyện của tỉnh Hà Tĩnh có mạng lưới giao thônghoàn chỉnh Cùng với hệ thống giao thông, trên sông Lam có 3 cầu và đậpngăn mặn, giữ ngọt nối huyện Nghi Xuân với thành phố Vinh tỉnh Nghệ An làđiều kiện thuận lợi cho việc phát triển đô thị và tiến đến đô thị hóa nhiều vùngtrên địa bàn Hệ thống điện đang được đầu tư rộng khắp với hơn 100 trạm hạthế, nguồn điện từ lưới điện Quốc gia 2 trạm: Linh Cảm (Đức Thọ) và ĐôngVĩnh (Thành phố Vinh) là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp ổnđịnh
Dân số toàn huyện gần 100.000 người, trong đó độ tuổi lao động chiếm51% chủ yếu người Kinh 97%, và bà con giáo dân chiếm 3% Con ngườiNghi Xuân có truyền thống hiếu học, cần cù, chịu khó Nhân dân chủ yếusống bằng nghề nông chiếm gần 80%
Nghi Xuân là miền quê có bề dày truyền thống văn hóa với nhiều ditích và danh lam, thắng cảnh có giá trị về văn hóa và lịch sử, với 157 di tích
và phế tích, trong đó đã có 49 di tích đã được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh,tiêu biểu đó là khu lưu niệm Danh nhân văn hoá thế giới - Đại thi hào Nguyễn
Du gắn với tác phẩm Truyện Kiều bất hủ; di tích Danh nhân Nguyễn CôngTrứ Nghi Xuân cũng là vùng đất với nhiều loại hình văn hóa phi vật thể cógiá trị Nghi xuân là cái nôi Ca Trù của cả nước đã được UNESCO công nhận
di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại cần được bảo tồn khẩn cấp; Có đềnHoàng Mười (đền Củi), đền Huyện, chùa Phong Phạn, chùa Đà Liễu, chùaThanh Lương, đình Hội Thống, di chỉ khảo cổ Bãi Cọi Xuân Viên, tạo nênmột Nghi Xuân không chỉ thơ mộng mà còn tụ khí thiêng của núi - sông,mang nhiều dấu ấn lịch sử
Trang 19Với tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, với sự hấp dẫn của một vùng quêvăn hoá, Nghi Xuân có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triểnkinh tế bền vững Trong đó phát triển các ngành du lịch biển và du lịch vănhóa rất đáng được chú trọng.
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính
Để thực hiện quản lý ngân sách xã nói chung và quản lý thu nói riêngthì phải có bộ máy chỉ đạo từ trung ương đến địa phương Ở địa phương từtỉnh đến xã đều có một bộ phận phụ trách công việc này
Ở huyện, phòng tài chính – kế hoạch huyện trực thuộc UBND huyện và chịu
sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở tài chính Hà Tĩnh Phòng tài chính – kếhoạch huện Nghi Xuân có 10 cán bộ nhân viên, bao gồm 1 trưởng phòng, 3phó trưởng phòng và 6 chuyên viên
-Trưởng phòng phụ trách chung, phụ trách công tác tài chính, quản língân sách cấp huyện trực tiếp xây dựng kế hoạch của phòng Lập dự toán vàphân bổ dự toán, quyết toán, theo dõi thu chi ngân sách cho đơn vị cấp xã
-Ba phó trưởng phòng, một cán bộ thưc hiện phụ trách công tác ngânsách cấp xã, 1 cán bộ phụ trách công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thanhtra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại Tài chính, thẩm định tài sản, phó trưởngphòng còn lại phụ trách công tác kế hoạch đầu tư, đăng kí kinh doanh, thẩmđịnh và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư
-Sáu chuyên viên có 1 chuyên viên phụ trách theo dõi quản lý ngânsách xã, 1 chuyên viên theo dõi quản lý ngân sách giáo dục, 1 chuyên viêntheo dõi quản lý các quỹ, quản lý tài sản công, 1 chuyên viên theo dõi xúc tiếnđầu tư, 1 chuyên viên còn lại theo dõi quản lí đầu tư xây dựng, quyết toán vốnđầu tư xây dựng, và một chuyên viên kế toán
Trang 202.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH
Thời gian thực tế thực hiện phân cấp quản lý NSX theo luật ngân sáchnhà nước, công tác quản lý thu NSX trên địa bàn huyện Nghi Xuân tỉnh HàTĩnh đã đạt được những kết quả khả quan Hầu hết các xã trong huyện đềunhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của quản lý thu NSX theo Luậtngân sách nhà nước Chính quyền ở xã đã dần thay đổi cách nghĩ, cách làm từchỗ thụ động trông chờ vào ngân sách cấp trên nay đã chủ động thực hiện cácbiện pháp khai thác nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu, phát huy tối đa thếmạnh của từng xã để tăng thu, chú trọng quản lý giám sát chặt chẽ các khoảnthu Quản lý thu đều dựa trên cơ sở điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở từngđịa phương Kết quả thu NSX trên địa bàn huyện Nghi Xuân những năm gầnđây (từ 2010 đến 2013) đã có những chuyển biến tích cực
Dưới đây là toàn bộ thực trạng công tác quản lý ngân sách xã củahuyện Nghi Xuân trong cả 3 khâu: lập, chấp hành, quyết toán NSX trong thờigian qua Để tìm hiểu thực trạng quản lý thu NSX một cách cụ thể ta cần phảixem xét từng khâu trong nội dung quản lý thu NSX
2.2.1 Lập dự toán thu ngân sách xã
Sau quá trình đi thực tế các xã trên địa bàn huyện Nghi Xuân có thể rút
ra quy trình lập dự toán thu của các xã được thực hiện qua sơ đồ sau:
Trang 21Hình 2.1: Quy trình lập dự toán thu ngân sách xã
Bước 1: Đối với các khoản thuế trên địa bàn xã do cơ quan thế trực tiếp
thu, cơ quan thuế lập danh mục các khoản thuế có khả năng thu được trên địabàn xã và số thu thuế dự toán Sau đó, cơ quan thuế chuyển dự toán thu đócho phòng tài chính- kế hoạch huyện
Bước 2: UBND huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán thu ngân
sách cho các xã
Bước 3: UBND xã xem xét rồi chuyển dự toán thu cho kế toán xã.
Bước 4: Kế toán xã căn cứ vào khả năng các nguồn thu để lập dự toán
thu, số kiểm tra do huyện giao và các căn cứ để lập dự toán để lập dự toánNSX trình UBND xã xem xét cho ý kiến
Chi cục thuế UBND huyện
HĐND xã9
5
Trang 22Bước 5: UBND xã trình thường trực HĐND xem xét cho ý kiến.
Bước 6: Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn
chỉnh lại dự toán thu ngân sách xã (trong tổng thể dự toán thu chi NSX) vàgửi Phòng tài chính- kế hoạch huyện Nghi Xuân
Bước 7: Phòng tài chính- kế hoạch huyện tổ chức làm việc về dự toán
ngân sách nói chung và lập dư toán thu ngân sách xã nói riêng Với các xã khiUBND xã có yêu cầu, tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách huyện báocáo cho UBND huyện
Bước 8: UBND huyện giao dự toán thu ngân sách chính thức cho các
xã
Bước 9: UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã
trước phiên họp của HĐND xã về dự toán NSX, HĐND xã thảo luận và quyếtđịnh dự toán ngân sách HĐND xã mỗi năm họp 2 lần vào đầu năm và giữanăm HĐND họp lần 1 để phê duyệt quyết toán năm trước và phê duyệt dựtoán năm nay, họp lần 2 để đánh giá tình hình tổ chức thu, chi 6 tháng đầunăm, có thể có dự toán bổ sung một số khoản nếu có thay đổi trong quá trìnhthực hiện, ra Nghị quyết bổ sung để thực hiện cho 6 tháng còn lại
Hiện nay công tác lập dự toán thực tế đã được các xã chú trọng hơn, đa
số việc lập dự toán ở các xã không còn mang nặng tính hình thức Hiện nay,
dự toán các khoản thu của NSX được xã xây dựng trên cơ sở các chi tiêu sảnxuất kinh doanh của địa phương theo đúng các luật thuế và chế độ hiện hành,
có tính đến yếu tố trượt giá và dự toán thu thường được lập dự toán ngân sáchlớn hơn dự toán chi (hoặc bằng chứ không nhỏ hơn) và lớn hơn hoặc bằng tốc
độ tăng thu hàng năm Số tăng hay giảm thu so với năm trước phải được giảithích rõ ràng Đặc biệt công tác ghi chép không còn là một gánh nặng lớn chocác kế toán xã kể từ năm 2008, 100% các xã trên địa bàn huyện Nghi Xuânđều sử dụng phần mềm DFIS, chương trình kế toán Ngân sách và tài chính xã
để hạch toán các khoản theo mục lục ngân sách Hạch toán được thực hiện
Trang 23theo hai khía cạnh là theo nội dung kinh tế và theo mục lục ngân sách Hướngphấn đấu của các xã hiện nay là cố gắng tự cân đối thu và chi ngân sách trênđịa bàn, đặc biệt hạn chế trường hợp có giao thu bổ sung rồi mà vẫn còn thiếuhụt do thu thường xuyên (gồm các khoản thu 100% NSX hưởng và các khoảnthu phân chia theo tỷ lệ % với ngân sách cấp trên) nhỏ hơn chi thường xuyên,phải cắt giảm số chi thường xuyên tương ứng với số thiếu hụt đó (với cáckhoản chi chưa thực sự cần thiết) hoặc tăng dự toán thu thường xuyên (vớicác khoản mà nguồn huy động vẫn còn có khả năng tăng thu) Một số xã làmtương đối tốt công tác lập dự toán cụ thể là :
Thị trấn Xuân An, thị trấn Nghi Xuân, xã Xuân Thành…Do làm khátốt công tác lập dự toán nên trong khâu chấp hành và quyết toán tình hình thutrên địa bàn không bị xa rời dự toán được lập Chính điều này đã tạo điều kiệncho xã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm, không bị động trongcông tác thu Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số xã làm chưa tốt công táclập dự toán do chưa tính đúng hay tính dư nguồn thu từ đó dẫn đến phải điềuchỉnh dự toán nhiều lần, việc lập dự toán chưa bao quát hết nguồn thu Cácnguyên nhân đã xuất hiện ngay trong các bước của chu trình lập dự toán NSXcủa các xã trên địa bàn huyện Nghi Xuân
Thứ nhất, đối với các khoản thu thuế trên địa bàn xã hầu hết con số dự
toán cũng chỉ lấy từ danh mục do cơ quan thuế chuyển về phòng tài chínhhuyện, rồi phòng tài chính huyện giao số kiểm tra xuống từng xã Các xã chưachủ động trong quản lý lập dự toán cụ thể các khoản thu từ thuế mặc dù khoảnthu này hằng năm tương đối lớn đối với một số xã Chính điều này đã gây thấtthoát trong công tác quản lý nguồn thu Biết được mặt hạn chế đó, nhiều xã đã
cử cán bộ kế toán đi kiểm tra, khảo sát tình hình thu thuế trên địa bàn nhưngđối với các khoản thu thuế TNDN, thuế VAT… do trình độ kế toán xã cònhạn chế nên không đủ khả năng để xem xét được tình hình một cách đúng
Trang 24đắn Đây là một khó khăn khá bức thiết mà các xã đang cố gắng tìm giải pháp
để cải thiện tình hình
Thứ hai, để thực hiện đúng nguyên tắc phải hoàn thành khâu lập dự
toán trước ngày 31/12 có không ít các xã lấy số thực hiện một số khoản thu từnăm trước nhân với một tỷ lệ phần trăm Chính điều này đã khiến cho con sốlập dự toán của một số xã không còn đáng tin cậy, không còn đầy đủ cơ sởkhoa học, thực tiễn, không còn là thước đo để làm tốt khâu chấp hành
Thứ ba, việc giám sát trong quá trình lập dự toán chưa được sát sao, vai
trò của cán bộ Phòng Tài chính- Kế hoạch trong công tác giám sát quá trìnhlập dự toán còn khá mờ nhạt Hàng năm, hầu như UBND huyện không tổchức các cuộc họp để hướng dẫn lập dự toán
Thứ tư, hạn chế trong trình độ của cán bộ kế toán xã Hiện nay hầu hết
các xã đã được tổ chức đi đào tạo, bồi dưỡng hàng năm nhưng do công tác kếtoán xã lại phải đòi hỏi người có trình độ hiểu biết sâu sắc không những cácvấn đề kinh tế tại xã mà còn nhiều lĩnh vực khác như vấn đề về doanh nghiêp.Trong khi mỗi đợt tập huấn cho cán bộ kế toán xã mới chỉ được bòi dưỡngkiến thức sơ qua, tập huấn ngắn ngày Hiện vẫn còn tình trạng một số cán bộ
kế toán ngân sách xã làm việc dựa trên cơ sở quen người biết việc chứa chưanắm rõ nghiệp vụ kế toán ngân sách xã, nên việc nhận thức coi thường nhiềukhi còn làm cho đầy đủ thủ tục
Mặc dù, vẫn còn một số xã trong huyện chưa chú trọng đến công táclập dự toán ngân sách xã mà chỉ làm lấy lệ, làm theo hình thức Nhưng phầnlớn các xã đều nhận thức được việc quản lý ngân sách xã phải được tổ chứcquản lý từ khâu lập dự toán, khâu chấp hành và quyết toán ngân sách xã trở
đi Bởi vì thông qua việc lập dự toán ngân sách xã, xã mới thực hiện tốt đượchai khâu còn lại và hơn nữa xã mới có thể thực hiện thu đúng, thu đủ đượcgiao đã có trong dự toán
Trang 252.2.2 Chấp hành dự toán thu ngân sách xã
Chấp hành dự toán ngân sách xã là nhằm đưa dự toán NSX thành hiệnthực, căn cứ vào dự toán đã được lập với những căn cứ khoa học vào thựctiễn Trong qua trình chấp hành nếu thấy dự toán thu có sự biến động trênthực tiễn (thu vượt dự toán hoặc không đảm bảo dự toán) thì nhà quản lý cầnđưa ra giải pháp phù hợp đảm bảo chấp hành sát với dự toán đảm bảo đượccác nhiệm vụ, chức năng quản lý kinh tế, xã hội mà chính quyền cấp xã phảiđảm nhận
Cần phải sử dụng đồng bộ và thống nhất các biện pháp nhằm động viênkhai thác tối đa các nguồn thu trên địa bàn và phân phối nguồn thu đó làm saocho có hiệu quả và hợp lý Điều này đòi hỏi xã phải có những biện pháp tổchức thật cụ thể, linh hoạt, khai thác tiềm năng và thế mạnh của địa phương,phát huy tối đa nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức cá nhân, tổ chức
để khắc phục và tăng cường thu cho ngân sách xã
Như chúng ta đã biết giai đoạn từ 2010 đến 2013 nằm trong 2 thời kỳ ổnđịnh ngân sách giữa ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương Năm
2010 là năm kết thúc thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2007- 2010 cònnăm 2011 là năm bắt đầu thời kì ổn định ngân sách mới giai đoạn 2011- 2015
Do vậy, sẽ có những điều chỉnh về tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thugiữa các cấp ngân sách và mức bổ sung cân đối cho ngân sách huyện cho phùhợp với từng thời kỳ ổn định ngân sách
Trong thu NS xã được chia thành 2 mảng chủ yếu Thứ nhất, là nguồn thutrên địa bàn Đây là nguồn thu rất quan trọng của NS xã, nó phản ánh tính tửchủ của địa phương Các khoản thu trên địa bàn gồm có: các khoản ngân sáchphường hưởng 100% (thu đóng góp, phí, lệ phí ) và các khoản thu điều tiếttheo tỉ lệ với NS cấp trên (thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, ) Thứ
2 là nguồn thu bổ sung từ NS cấp trên bao gồm: bổ sung cân đối NS và bổsung có mục tiêu
Trang 26Trong những năm gần đây, huyện Nghi Xuân đang cố gắng thực hiện tốtcông tác phân cấp NS, tạo điều kiện cho cấp xã chủ động cân đối các nguồnthu trên địa bàn, sao cho hạn chế tối đa mức cấp bổ sung để cân đối NS từcấp trên Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số mặt tồn tại chưa làm được.Công tác thực hiện dự toán trong 3 năm qua được thể hiện trong bảng sau:
(Nguồn: Phòng tài chính- kế hoạch huyện Nghi Xuân)
Chênh lệch giữa dự toán và số quyết toán được đánh giá bằng biểu đồ sau:
Trang 27Hình 2.2: Chênh lệch dự toán và quyết toán thu NS xã giai đoạn 2010-2012
Căn cứ vào bảng số liệu 2.1 ta thấy, năm từ 2010 đến 2013 ta thấy tổng thuđều vượt dự toán khá xa Theo nhận định chủ quan có 2 nguyên nhân chủ quan dẫnđến thực tế này: một là do các xã đã thực hiện công tác quản lý thu rất tốt, đang ápdụng biện pháp tăng thu có hiệu quả; hai là do quá trình lập dự toán đã không tínhhết được khả năng thu của đơn vị nên số dự toán không sát với tình hình thực tế Cụthể, tổng thu năm 2010 vượt dự toán 198% đến năm 2011 tổng thu vượt dự toán là199% và con số đó năm 2012 là 200% Điều này có thể dẫn đến dự toán chi khôngphù hợp với số thu thực tế
Chúng ta có thể xem xét cơ cấu thu NS xã một cách tổng thể qua biểu đồ sau:
Trang 28Hình 2.3: Cơ cấu quyết toán thu NS xã giai đoạn 2010-2012
(Đvt: tỷ đồng)
Dựa vào bảng 2.1 và hình 2.2 ta thấy số thu trên địa bàn tăng lên hàng năm
từ 101.327 triệu đồng năm 2010 lên 104.937 triệu đồng năm 2011 và lên 131.872triệu đồng năm 2012 Tuy nhiên, sự tăng thu trên lại dựa vào chủ yếu tăng thu bổsung từ NS cấp trên: từ 38.590 triệu đồng năm 2010 lên 53.035 tr đồng năm 2011
và 82.910 triệu đồng vào năm 2012 Trong khi đó, tổng thu NS xã hưởng lại giảmtheo từng năm Điều này phản ánh một phần, sự khủng hoảng kinh tế trong giaiđoạn hiện nay khiến nguồn thu trên địa bàn sụt giảm, thay vào đó là sự hỗ trợ củanhà nước phải cao hơn nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, vượt qua giai đoạnkhó khăn Nhưng không vì quá phụ thuộc vào nguồn bổ sung từ NS mà các xã lỏnglẻo và bị động trong khâu thu NS Chính vì vậy, vấn đề quản lý thu NS xã càng nênđược đề cao trong thời gian tới
Để thấy rõ sự biến động thực tế thu NSX trong những năm gần đây ta đi sâuvào thu của từng xã cụ thể qua bảng sau:
Trang 29Bảng 2.2: Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách từng xã trên địa
bàn huyện Nghi Xuân
(Nguồn: Phòng tài chính- kế hoạch huyện Nghi Xuân)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tất cả các xã trong huyện đều đạt và vượt dựtoán được giao Tuy nhiên số vượt dự toán là khá cao, điều này đặt ra câu hỏi liệucác xã đã thực hiện rất tốt trong công tác thu NS hay do quá trình lập dự toán mang
Trang 30nặng tính hình thức và không sát với thực tế Một số xã thu vượt dự toán rất caonhư: Xuân Viên, Xuân Hồng, T.T Nghi Xuân,
Xem xét từng xã ta thấy phần trăm chênh lệch QT/DT của các xã theo từngnăm là không đều Ví dụ T.T Nghi Xuân phần trăm chênh lệch QT/DT năm 2010 là221% trong khi năm 2011 là 126% và 180% trong năm 2012 Tương tự xã XuânHải tỉ lệ phần trăm chênh lệch QT/Dt năm 2010 là 248% trong năm 2011 còn là120% và đến 2012 con số đó là 180% Hai ví dụ điển hình trên cho ta thấy công tácquản lý lập dự toán chưa được đề cao, các xã không bám sát thực tế, không lườngxét được các khoản thu có thể phát sinh trong năm tiếp theo mà thực tế ở đây, lập
dự toán mang nặng hình thức, chủ yếu là lấy dự toán năm trước nhân với một tỉ lệphần trăm nhất định để tính dự toán năm sau
Trong bảng dự toán thu NS xã ta có thể chia các xã trong huyện theo 3 nhómthu như sau:
Nhóm thu cao: thị trấn Xuân An, Cương Gián, Xuân Mỹ, Xuân Thành,
Xuân Viên, Xuân Giang số QT/DT thu từ 190% đến 230%
Nhóm thu vừa: Xuân Trường, Xuân Phổ, Xuân Hải, Tiên Điền, thị trấn
Nghi Xuân, Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Liên có tỉ lệ chênh lệch QT/DTnằm trong khoảng 150% đến 190%
Nhóm thu thấp: Xuân Đan, Xuân Yên, Xuân Lĩnh, Xuân Hội, Cổ Đạm có
tỉ lệ chênh lệch QT/DT thu nằm trong khoảng từ 90% đến 150%
Có sự phân chia các nhóm như trên là do sự chênh lệch nguồn thu giữa các
xã Xã có nguồn thu cao, xã có nguồn thu thấp Ngoài nguyên nhân khách quan là
do có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương thìmột nguyên nguyên nhân khách quan nữa là do công tác quản lý thu ngân sách xã ởtừng xã Chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ những nguyên nhân này qua sự phân tích cáckhoản thu sau:
Trang 312.2.2.1 Khoản thu Ngân sách xã hưởng 100%
Các khoản thu NS xã hưởng 100% có sự thay đổi qua các thời kỳ ngânsách và ở từng địa phương khác nhau Giai đoạn 2010 đến 2012 nằm trong haithời kỳ ổn định NS khác nhau và điều đó có tác động không nhỏ làm thay đổikhoản thu ngân sách xã hưởng 100% Cụ thể, trong giai đoạn 2005-2010 thuếmôn bài được quy định nằm trong thu NS xã hưởng 100%, tuy nhiên ở giaiđoạn 2011-2015 khoản thu thuế môn bài được chuyển sang thu theo tỉ lệ
Các khoản thu 100% tại xã bao gồm các khoản thu theo luật định dochính quyền xã tổ chức thu và được phép sử dụng toàn bộ số thu đó Đây lànguồn thu mang tính định hướng chiến lược lâu dài, ổn định, dành cho xã sửdụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính đảm bảo các nhiệm vụ chithường xuyên Khoản thu này được hình thành trên cơ sở tiềm năng và nhucầu phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với nhiệm vụ quản lý mà chính quyền
xã được phân công Trong quá trình quản lý thu NSX, nếu biết tận dụng vàkhai thác sẽ làm tăng thu cho NSX Do vậy UBND xã cần chủ động tích cực
tổ chức, quản lý, xây dựng, khai thác hiệu quả nguồn thu Để tìm hiểu sâu hơn
về các khoản thu 100% taị xã ta đi vào phân tích một số khoản thu trong cáckhoản thu 100%
Bảng 2.3: Các khoản thu NSX hưởng 100% giai đoạn 2010-2012.
Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Trang 32Nội dung DT QT DT/ QT DT QT DT/ QT DT TH DT/ QT
Phí, lệ
phí 1.600 1.882 124% 1.239 1.576 124% 1.127 1.534 136% Quỹ đất
dư
&chuyển
nguồn 1.955 2.307 118% 2.011 2.152 107% 9.426 11.893 126% Thu khác 335 393 117% 815 986 121% 320 572 179%
Khoản thu phí và lệ phí gồm thu phí giao thông, lệ phí hành chính, phíkhai thác vật liệu, lệ phí trước bạ, lệ phí chợ và lệ phí khác.Trong 3 năm vừaqua (2010-2012) thu từ phí, lệ phí tương đối ổn định và có xu hướng tăng dầnqua các năm Năm 2010 thu phí và lệ phí chiếm 10% tổng thu.Năm 2011 phí
và lệ phí chiếm 5% và năm 2012 con số đó là 8% Kể từ năm 2010 xu hướngmua sắm của người dân tăng nhanh, đặc biệt là mua sắm phương tiện đi lạinhư: xe máy, ô tô Thu phí và lệ phí là khoản thu không có tính chất ổn định
Trang 33song trong điều kiện hiện nay khi nguồn thu NSX còn eo hẹp, cân đối thu –chi còn căng thẳng việc phấn đấu tăng thu phí, lệ phí để tăng thu NS là khôngthể bỏ qua Do đó, các xã, thị trấn phải thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lýthu phí, lệ phí Một số xã số thu từ nguồn này khá lớn Điển hình là XuânHồng, thị trấn Xuân An, Thị trấn Nghi Xuân Do 2 chợ trung tâm huyện làchợ Giang Đình và chợ Xuân An đặt ở 2 thị trấn nên số thu về lệ phí chợ làkhá lớn Các xã có khả năng thu tốt thì cần phát huy hơn nữa để tận thu, các
xã có tình trạng thất thu thì phải đúc rút kinh nghiệm để chống thất thu ngàycàng mở rộng nguồn thu, khai thác tối đa nguồn thu này để tăng thu NSNN
Trang 34 Quỹ đất 5% và hoa lợi công sản
Xã được Nhà nước giao quản lý 5% đất công là nhằm mục đích khuyếnkhích các xã tham gia vào quản lý, sử dụng đất đai tiết kiệm và hiệu quả.Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 7.060 ha,như vậy quỹ đất công ích xã được giữ lại quản lý là 353ha Với lượng tài sảncông khá lớn này chính quyền các xã sẽ chủ động đề ra các phương án khaithác hiệu quả nhất, phù hợp với tình hình của địa phương mình
Trong quá trình sử dụng quỹ đất công ích này, chính quyền các xã đãphát huy tốt tính chủ động sáng tạo của mình, nhiều xã đã tổ chức cho các hộgia đình, cá nhân đấu thầu, thu hoa lợi hàng năm Có xã còn sử dụng quỹ đấtcông ích để giải quyết các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm cho ngườinghèo, khó khăn tại xã, gia đình chính sách Điển hình như tại xã Tiên Điền
đã cho một nông dân vốn là thương binh thầu 4 mặt ao trước UBND xã đểnuôi cá với mức giá ưu đãi Với các loại công sản khác do xã quản lý như cầu,chợ, đò, xã Xuân Mỹ cho một nông dân bị khuyết tất sử dụng đất để nuôi cávới giá thuê rất ưu đãi chính quyền xã cũng đã có những biện pháp quản lýphù hợp
Qua thực tế phân tích số liệu của 3 năm có thể thấy khoản thu từ quỹđất công ích và hoa lợi công sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSX, gópphần làm cho tổng thu NSX hàng năm luôn cao hơn dự toán Song số thu quatừng năm lại có chút biến động, năm 2012 số thu ít hơn năm 2011, cụ thể năm
2011 số thu từ khoản này là 4.164 triệu đồng năm 2012 là 3.337 triệu đồng.Nguyên nhân là do năm 2011 có khoản đền bù giải phóng mặt bằng khi Nhànước thu hồi đất để triển khai một số dự án là khá lớn, tổng số tiền thu hồi đất
là 3.885 triệu đồng Sang năm 2010 số thu từ nguồn trên giảm hẳn Một số dự
án lớn được triển khai giải phóng mặt bằng như dự án mở rộng đường từ Thịtrấn Nghi Xuân đi mộ Nguyễn Du Do đó mà ở xã Tiên Điền năm 2010 số thu
từ khoản này là bằng 0 Ở xã Xuân Yên cũng thu được tiền giải phóng mặt