Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
542 KB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Nếu như người ta ước chừng khoảng thời gian 100 năm cho một đời người thì em cũng đã đi qua được hơn 1/5 quãng đời của mình. Một quãng thời gian khó có thể quên với những những kỷ niệm về những ngày tháng tới lớp, tới trường: đó là cảm giác mừng rỡ của lần đầu tiên cắp sách tới trường,…. niềm vui sướng lâng lâng khó tả khi được bước chân vào cổng trường,… Trong suốt thời gian học tại ngôi trường ĐH Quang Trung, quý thầy cô giáo đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kinh nghiệm, trau dồi những kiến thức bổ ích để làm hành trang bước vào đời và môi trường làm việc chuyên nghiệp sau này. Riêng em thì cũng đã tích luỹ nhiều kiến thức quý báu cho mình đồng thời kết hợp với thời gian thực tập tại ngân hàng Vietin Bank – Chi nhánh Bình Định đã giúp em hiểu một cách cụ thể hơn những kiến thức đó. Mặc dù vậy nhưng kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên chuyên đề sẽ nhiều thiếu sót rất mong ý kiến đóng góp của thầy cô và Ban lãnh đạo ngân hàng. Trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy cô trường Đại học Quang Trung đã xây dựng, tạo điều kiện học tập thuận lợi đồng thời cung cấp, trang bị cho em nền tảng kiến thức để làm hành trang bước vào cuộc sống. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Kinh Tế – Tài Chính Ngân Hàng đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên sâu về Ngành tài chính ngân hàng giúp em hiểu rõ hơn về bản chất cũng như hoạt động của ngành này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Lý Thị Ngọc Quyên đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề tôt nghiệp của mình. Tiếp đến em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng các anh chị ở các phòng ban của ngân hàng đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho em những kinh nghiệm, sự hiểu biết và các thông tin số liệu cần thiết để em hoàn thành tốt chuyên đề này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn và xin gởi đến các thầy cô trường ĐH Quang Trung, cô Lý Thị Ngọc Quyên cùng các anh chị tại đơn vị thực tập lời chúc tốt đẹp cả trong cuộc sống và công việc! Sinh viên thực tập Trần Trung Hiếu DANH MỤC CÁ TỪ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hang trung ương NHNN Ngân hàng nhà nước NHCT Ngân hàng công thương XNK Xuất nhập khẩu TGTK Tiền gửi tiết kiệm DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng từ 2011- Quý 3/2013 23 Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động 25 Bảng 2.3. Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn 27 Bảng 2.4. Nguồn vốn huy động từ các quỹ 29 Bảng 2.5. Nguồn tiền gửi thanh toán theo đối tượng 30 Bảng 2.6. Nguồn tiền gửi thanh toán theo loại tiền 31 Bảng 2.7. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các DN, tổ chức kinh tế theo kỳ hạn 32 Bảng 2.8. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội theo loại tiền 34 Bảng 2.9. Tiền gửi tiết kiệm 35 Bảng 2.10. Tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn 36 Bảng 2.11. TGTK bằng EUR theo thời hạn 38 Bảng 2.12. Phát hành kỳ phiếu trái phiếu 39 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1. Tổng quan về NHTM 3 1.1.1. Khái niệm NHTM 3 1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM 4 1.1.3. Nguồn vốn của NHTM 6 1.1.3.1. Vốn chủ sở hữu 7 1.1.3.2. Nguồn huy động 8 1.1.3.3. Nguồn đi vay 9 1.2. Vai trò của nguồn vốn huy động đối với ngân hàng thương mại. 10 1.3. Các hình thức huy động vốn 11 1.3.1. Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi 11 1.3.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn 11 1.3.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn 12 1.3.1.3. Tiền gửi tiết kiệm 12 1.3.2 Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá 13 1.3.2.1. Phát hành trái phiếu: 13 1.3.2.2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi 14 1.3.2.3. Phát hành kỳ phiếu 14 1.3.2.4. Giấy tờ có giá khác 14 1.3.3. Vay Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác 14 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn 15 1.4.1. Những nhân tố khách quan 15 1.4.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội 15 1.4.1.2. Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mô 16 1.4.2. Những nhân tố chủ quan 16 1.4.2.1. Lãi suất 16 1.4.2.2. Công nghệ ngân hàng 17 1.4.2.3. Chiến lược Marketing ngân hàng 18 1.4.2.4. Công tác cán bộ tổ chức 20 Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BÌNH ĐỊNH 21 2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của NHCT Bình Định 21 2.2. Thực trạng huy động vốn tại NHCT Bình Định 22 2.2.1. Tình hình huy động vốn tại NHCT Bình Định 22 2.2.1.1. Về nguồn huy động vốn 23 2.2.1.2. Về kỳ hạn huy động vốn 25 2.2.1.3. Về chi phí huy động vốn 26 2.2.2. Các hình thức huy động vốn tại NHCT Bình Định 27 2.2.2.1. Huy động vốn từ các quỹ 27 2.2.2.2. Huy động vốn từ các khoản tiền gửi 28 2.2.2.3. Huy động vốn qua đi vay 37 2.2.2.4. Huy động vốn từ các nguồn khác 38 2.2.3. Đánh giá chung về tình hình huy động vốn của NHCT Bình Định trong thời gian qua 39 2.2.3.1. Kết quả đạt được 39 2.2.3.2. Những mặt còn hạn chế 41 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHCT BÌNH ĐỊNH 43 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHCT Bình Định 43 3.1.1. Định hướng chung 43 3.1.2. Định hướng huy động vốn 44 3.1.3. Một số thuận lợi, khó khăn khi thực hiện huy động vốn 45 3.1.3.1. Thuận lợi 45 3.1.3.2. Khó khăn 46 3.2. Giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn vốn tại ngân hàng công thương Bình Định 46 3.2.1. Xây dựng các chính sách về khách hàng và giao tiếp khuếch trương 47 3.2.2. Xây dựng kế hoạch huy động vốn rõ ràng cho từng giai đoạn 48 3.2.3. Phát triển và mở rộng mạng lưới giao dịch 49 3.2.4. Đa dạng hoá các hình thức huy động 49 3.2.4.1. Đối với huy động vốn từ dân cư 50 3.2.4.2. Đối với huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội 54 3.2.4.3. Đối với huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác 54 3.2.5. Đổi mới tổ chức, quản lý cho phù hợp, hiệu quả hơn 55 3.2.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng 56 3.2.7. Nâng cao chất lượng sử dụng vốn huy động 57 3.2.8. Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên 58 3.3. Một số kiến nghị 59 3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam 59 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng công thương Việt Nam 60 KẾT LUẬN 62 1 LỜI NÓI ĐẦU Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho đến năm 2020 là phải hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp tiên tiến. Để thục hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào qui mô và hiệu quả vốn đầu tư. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển và cạnh tranh các doanh nghiệp việt nam cũng đòi hỏi phải được mở rộng, phát triển với quy mô ngày càng lớn, đổi mới dây truyền công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ, vươn lên cạnh tranh với hàng hoá, dịch vụ của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế ngày càng tăng. Một địa chỉ quen thuộc và tiện ích nhất mà người cần vốn nghĩ đến đó là các Ngân hàng thương mại. Vốn cho đầu tư phát triển có thể được tạo thành từ nhiều nguồn, tuy nhiên trong điều kiện thị trường tài chính nước ta đang trong giai đoạn bước đầu hình thành và phát triển thì huy động vốn qua kênh ngân hàng vẫn là phổ biến và hiệu quả nhất. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại vừa với danh nghĩa là một tổ chức hạch toán kinh tế - kinh doanh, vừa với vai trò trung gian tài chính. Với vai trò trung gian tài chính, Ngân hàng thương mại tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối chúng cho các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác của các doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế theo các nguyên tắc tín dụng. Nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng của nền kinh tế cũng tương đương với việc huy động vốn của các Ngân hàng thương mại phải được tăng cường, mở rộng cho phù hợp. Mặt khác việc tăng cường công tác huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý cũng giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được an toàn, hiệu quả hơn. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu về vốn ngày càng tăng và đòi hỏi phải được đáp ứng nhanh chóng kịp thời. Do vậy, trong thời gian tới để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế 2 cũng như cho chính bản thân hệ thống ngân hàng, việc huy động vốn cho kinh doanh trong tương lai chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với các ngân hàng thương mại và NHCT Bình Định cũng không là ngoại lệ. Vấn đề tìm ra những giải pháp để hoàn thiện công tác huy động vốn là rất thiết thực và cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã được học ở trường, cùng với những kiến thức thu nhận được trong thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại NHCT Bình Định vừa qua, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn vốn tại Ngân Hàng Công Thương Bình Định”. Làm luận văn tốt nghiệp cho mình. Luận văn được trình bày theo 3 chương với nội dung cơ bản như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác huy động vốn của NHTM. Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Công Thương Bình Định. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn vốn tại Ngân Hàng Công Thương Bình Định. 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Tổng quan về NHTM. 1.1.1. Khái niệm NHTM. Theo luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ tháng 10 năm 1998, NHTM được định nghĩa như sau: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khác hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. NHTM là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, trong đó có hai mặt cơ bản: - Nhận ký thác của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức, cơ quan nhà nước. - Sử dụng các khoản ký thác đó để cho vay và chiết khấu. Các loại hình của NHTM: + NHTM quốc doanh: là NHTM được thành lập bằng 100% vốn của nhà nước. + NHTM cổ phần: là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. + Chi nhánh NHTM nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo luật pháp nước ngoài nhưng hoạt động theo luật pháp nước sở tại. + Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam và bên ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam và hoạt động theo luật pháp Việt Nam. Quá trình phát triển của NHTM gắn liền với quá trình phát triển của thị trường tài chính thông qua các giai đoạn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi mới ra đời, tổ chức và nghiệp vụ hoạt động rất đơn giản nhưng càng về sau, theo đà phát triển của kinh tế hàng hóa, tổ chức cũng như các nghiệp vụ của các ngân hàng càng phát triển và hoàn thiện hơn. Ngày nay các NHTM có xu hướng phát triển ngày càng toàn diện với quy mô rộng cùng nhiều loại hình dịch vụ huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư cho vay. Sự phát triển [...]... HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BÌNH ĐỊNH 2.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của NHCT Bình Định Ngân hàng Công Thương tỉnh Bình Định là một trong những chi nhánh tại Bình Định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Tỉnh Bình Định có quá trình phát triển chuyển mình như sau: Trên cơ sở khung của các phòng chuyên... thạc sĩ chiếm 62,6% tổng số cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh 2.2 Thực trạng huy động vốn tại NHCT Bình Định 2.2.1 Tình hình huy động vốn tại NHCT Bình Định Các ngân hàng nói chung hoạt động không phải bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu bằng nguồn vốn huy động , do vậy hoạt động huy động vốn luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu Chi nhánh VietinBank Bình định nằm tại vị trí trung tâm... Ngân hàng Công Thương Bình Định vẫn là đơn vị thành viên của Ngân hàng Công Thương Việt Nam Tháng 07/1988: Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Nghĩa Bình ra đời trên cơ sở Ngân hàng Nhà nước thị xã Quy Nhơn và Quãng Ngãi Tháng 07/1989: Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Nghĩa Bình tách ra thành Chi nhánh NHCT Bình Định và NHCT Quãng Ngãi (chia tỉnh) Ngày 03/07/2010: Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP... hạn, là giải pháp tình thế cho ngân hàng trong hoàn cảnh khó khăn 1.2 Vai trò của nguồn vốn huy động đối với ngân hàng thương mại Các nguồn vốn huy động được sẽ quyết định quy mô cũng như định hướng hoạt động của ngân hàng Nếu nguồn vốn được coi là yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh của một NHTM thì nguồn vốn huy động được coi là yếu tố đầu vào thường xuyên, chủ yếu nhất của ngân hàng Ngân hàng. .. khách hàng mới đồng thời luôn quan tâm, giữ chân các khách hàng truyền thống 2.2.2 Các hình thức huy động vốn tại NHCT Bình Định 2.2.2.1 Huy động vốn từ các quỹ NHCT Bình Định là một trong số 115 chi nhánh trên toàn quốc của NHCT Việt Nam Là một Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà Nước, NHCT Việt Nam có vốn pháp định do Nhà Nước cấp ở cấp chi nhánh song hàng năm NHCT Bình Định vẫn có những khoản vốn huy động. .. động của hệ thông ngân hàng Mặt khác, việc xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh, thông thoáng cũng là một nhân tố quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại 1.4.2 Những nhân tố chủ quan 1.4.2.1 Lãi suất Với tư cách là giá vốn, lãi suất có tác động điều tiết trực tiếp đến hoạt động tín dụng, cho vay và huy động vốn của ngân hàng, tác động. .. các ngân hàng thương mại Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực trên toàn thế giới Công nghệ ngân hàng cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Công nghệ ngân hàng liên quan trực tiếp đến các mặt hoạt động như thanh toán, giao dịch, kế toán Một ngân hàng. .. trường huy động vốn, các ngân hàng phải không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những công nghệ ngân hàng tiên tiến vào các hoạt động giao dịch thanh toán nhanh với khách hàng, Đối với một ngân hàng có công nghệ tiên tiến thì chất lượng phục vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng sẽ tốt hơn, sẽ huy động được nhiều vốn hơn Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay đang đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ ngân hàng. .. hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do vậy, công tác huy động vốn là một mảng hoạt động lớn của các NHTM và nó quyết định rất lớn đến thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng 1.3 Các hình thức huy động vốn Do NHTM huy động theo phương thức “đi vay để cho vay” mà vốn tự có của ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển, NHTM... các Ngân hàng thương mại phải căn cứ vào đầu ra để quyết định đến khối lượng huy động, mức lãi suất và thời hạn, phương pháp huy động phù hợp 1.3.3 Vay Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác Đây là nguồn vốn mà Ngân hàng thương mại có được nhờ thông qua quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng thương mại với Ngân hàng Trung Ương hoặc các Ngân hàng thương mại với nhau hay với các tổ chức tín dụng khác Vốn . chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và trái phiếu. Trong đó chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu là loại phiếu nợ ngắn hạn; trái phiếu là loại phiếu nợ trung, dài hạn. Các loại phiếu nợ trên được Ngân hàng. hình thức trên ngân hàng có thể vay mượn bằng cách phát hành các công cụ nợ như: Kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu trên thị trường vốn. Các khoản vay này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bổ sung. phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu. Mục đích của ngân hàng khi phát hành trái phiếu là nhằm huy động vốn trung và dài hạn. Việc phát hành trái phiếu, các Ngân hàng thương mại chịu sự