0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Khái quát sự hình thành và phát triển của NHCT Bình Định

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BÌNH ĐỊNH (Trang 28 -35 )

Ngân hàng Công Thương tỉnh Bình Định là một trong những chi nhánh tại Bình Định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Tỉnh Bình Định có quá trình phát triển chuyển mình như sau:

Trên cơ sở khung của các phòng chuyên đề của Ngân hàng nhà nước tỉnh Nghĩa Bình cộng với bộ máy của Ngân hàng nhà nước thị xã Quy Nhơn. Sau khi đã chuyển bộ máy quản lý các đơn vị hành chính sự nghiệp và bộ phận tín dụng nông nghiệp về cho Ngân hàng Nông Nghiệp và Ngân hàng nhà nước tỉnh đề chuyển sang kho bạc tính đến năm 1989. Ngân hàng Thương mại sau khi Chủ tịch nước ký sắc lệnh về Pháp lệnh của tổ chức Tín dụng ngày 24/05/1990. Đến nay, Ngân hàng Công Thương Bình Định vẫn là đơn vị thành viên của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Tháng 07/1988: Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Nghĩa Bình ra đời trên cơ sở Ngân hàng Nhà nước thị xã Quy Nhơn và Quãng Ngãi.

Tháng 07/1989: Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Nghĩa Bình tách ra thành Chi nhánh NHCT Bình Định và NHCT Quãng Ngãi (chia tỉnh).

Ngày 03/07/2010: Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP – NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng Thương Mại cổ phần Công Thương Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động và trưởng thành của Chi nhánh luôn gắn liền với sự đổi mới của toàn hệ thống NHCT Việt Nam và ngành ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, đẩy lùi và kiềm chế lạm phát.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 Doanh nghiệp Sở kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp 03/07/2010.

Trong năm 2010, chi nhánh đã mở rộng mạng lưới thêm 1 phòng giao dịch Tây Sơn. Ban lãnh đạo chi nhánh luôn quan tâm đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng như: trụ sở làm việc, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho việc phát triển kinh

doanh nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh cho Vietinbank

Tính đến ngày 31/12/2010, tổng số nhân viên của chi nhánh là 81 người, giảm 6 người (trong đó có 1 người nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ 157: 5 người) và đã bổ sung thêm 4 người. Nhờ đó, chi nhánh có nguồn để bổ sung kịp thời cho các phòng ban, nghiệp vụ. Và đến nay, chi nhánh đã có 47 người có bằng cao đẳng, đại học, thạc sĩ chiếm 62,6% tổng số cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh.

2.2. Thực trạng huy động vốn tại NHCT Bình Định 2.2.1. Tình hình huy động vốn tại NHCT Bình Định

Các ngân hàng nói chung hoạt động không phải bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu bằng nguồn vốn huy động , do vậy hoạt động huy động vốn luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu. Chi nhánh VietinBank Bình định nằm tại vị trí trung tâm thành phố Quy Nhơn, lại là nơi tập trung đông dân cư, có khá nhiều doanh nghiệp đang hoạt động. Cùng với việc ngân hàng chủ động trong chính sách huy động và dịch vụ, trong những năm qua với tình hình kinh tế trong nước và thế giới khó khăn chi nhánh vẫn có những thành tựu đáng kể trong công tác huy động vốn.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng từ 2011- Quý 3/2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý 3/2013

Tiền gửi của TCKD 133.338 223.249 267.89 214.512

Tiền gửi của định chế tài chính 2.324 5.081 6.097 4.695

Tiền gửi của TCTD 3.86 5 6 4.52

Tiền gửi của dân cư 288.349 511.138 664.48 563.867 Phát hành giấy tờ có giá 39.363 12.179 14.614 15.459

Tổng cộng 463.760 751.652 959.08 803.053

Nguồn: Phòng nguồn vốn NHCT Bình Định

Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh qua các năm 2011-Quý 3/2013 luôn tăng. Cụ thể năm 2011 tăng 16,12 % so với 2010, năm 2012 tăng 62 % so với năm 2011 và đang tiếp tục tăng cho đến quý 3 năm 2013. Tình hình này cho thấy năng lực huy động vốn của chi nhánh là rất tốt, đây là kết

quả của chính sách thu hút khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ, bên cạnh đó nhờ vào chính sách lãi suất phù hợp và đội ngũ nhân viên năng động, giàu kinh nghiệm.

2.2.1.1. Về nguồn huy động vốn

Một trong những thế mạnh của NHCT Bình Định, đó là nguồn huy động vốn rất đa dạng. Hiện nay NHCT Bình Định huy động vốn chủ yếu bằng các nguồn như :

-Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn) -Tiền gửi của đân cư ( tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn)

-Phát hành các công cụ nợ - Nguồn đi vay

- Các nguồn huy động khác

Một trong những điều đặc biệt ở NHCT Bình Định, đó là trong cơ cấu tiền gửi thì tiền gửi của tổ chức kinh tế có tỷ trọng khá lớn. Nó thể hiện vai trò, vị thế của chi nhánh Bình Định so với các đơn vị khác trên địa bàn. Khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế của chi nhánh Bình Định là rất lớn. Từ lâu chi nhánh đã thấy được tầm quan trọng của lượng khách hàng này và đã có những giải pháp hữu hiệu để thu hút. Nhưng như thế không có nghĩa là tiền gửi của dân cư không quan trọng. Bên cạnh đó là nguồn phát hành các công cụ nợ, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác... Cơ cấu trong huy động vốn của NHCT Bình Định khá đa dạng và phong phú, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý 3/ 2013

Số dư Tỷ lệ (%) Số dư Tỷ lệ (%) Số dư Tỷ lệ (%) Số dư Tỷ lệ (%)

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

331.847 25,61 675.158 35.78 856.202 36,13 815.173 37.55

Tiền gửi của

dân cư 230.686 17,08 302.946 16.05 525.620 22,18 531.421 24.47

Phát hành các

công cụ nợ 59.412 4,58 96.399 5.11 102.468 4,32 95.384 4.393

Nguồn đi vay 380.171 29,34 500.030 26.50 308.866 13,04 209.478 9.649

Nguồn vốn

khác 293.189 22,63 312.459 16.56 576.368 24,32 519.397 23.92

Tổng cộng 1.295.305 100 1.886.992 100 2.369.524 100 2.170.853 100

Nguồn số liệu: Phòng nguồn vốn NHCT Bình Định cung cấp

Ta thấy qua các năm tiền gửi của tổ chức kinh tế có xu hướng tăng dần và tăng khá nhanh vào các năm 2011 và năm 2012. Năm 2010, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 25,61% tổng nguồn vốn nhưng đến năm 2011 chiếm đến 35,78% . Đây là cố gắng rất lớn của chi nhánh. Ngân hàng đã cùng doanh nghiệp suy nghĩ, tháo gỡ những khó khăn, đưa ra các loại hình dịch vụ mới, đáp ứng một cách tốt nhất cho doanh nghiệp về thanh toán, bảo lãnh... Chính vì vậy trong con mắt của các tổ chức kinh tế, Ngân hàng là một người bạn đáng tin cậy, có thể chia sẻ, giúp đỡ doanh nghiệp trong kinh doanh. Không thụ động ngồi chờ khách hàng tìm đến với mình, Ngân hàng luôn chủ động tìm kiếm các khách hàng mới các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ cá thể.

Tiền gửi của khu vực dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn. Nguồn tiền gửi của dân cư qua các năm vẫn tăng song có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. Nếu như năm 2010, số dư tiền gửi là 230,68 tỷ và chiếm tỷ trong là 17,08% thì các con số tương ứng trong năm 2011 là 302,9 tỷ và 16,05%. Như vậy về số tuyệt đối là tăng gần 1,3 so với năm trước song về tỷ trọng lại giảm. Đây là do năm 2011, chi nhánh ngoài huy động vốn từ dân cư đã đẩy mạnh thu hút từ nhiều nguồn khác và đạt được nhiều thắnh lợi. Tiếp đà năm 2011, đến năm 2012 nguồn vốn huy động vẫn tăng.

Về phát hành các công cụ nợ. Thực ra việc phát hành này cũng là huy động từ khu vực dân cư. Ngân hàng phát hành các kỳ phiếu, trái phiếu theo định hướng chung của NHCT Việt Nam. Đây là khu vực mà có tốc độ tăng ngoạn mục nhất.

Năm 2010, việc phát hành các công cụ nợ của Ngân hàng chỉ thu được 59 tỷ đồng. Đến năm 2011 đã nhảy vọt lên 96 tỷ và năm 2012 là hơn một trăm tỷ đến hết quý 3 năm 2013 là 95 tỷ và con số này vẫn đang tiếp tục tăng trong 3 tháng cuối năm.

Ngoài ra nguồn vốn đi vay của chi nhánh cũng rất lớn, vào các năm 2010 và 2011 chiếm hơn 25% tổng nguồn vốn. Song đến năm 2012 nguồn vay này chỉ chiếm 13% trong tổng nguồn vốn. Đây là do trong năm, Ngân hàng có nhiều hợp đồng tín dụng và nguồn vốn từ các đơn vị khác trong hệ thống do không có đầu ra nên được điều chuyển về.

Nguồn vốn khác của Ngân hàng cũng rất lớn, ngân hàng cho vay được nhiều, đầu tư có hiệu quả nên các ngân hàng khác, chi nhánh khác có nguồn vốn nhiều không cho vay được đã uỷ thác cho Ngân hàng sử sụng. Nguồn vốn uỷ thác này rất lớn thể hiện được uy tín và vị thế của chi nhánh trên thương trường.

2.2.1.2. Về kỳ hạn huy động vốn

Xét về mặt thời gian Ngân hàng huy động vốn theo hai loại : không kỳ hạn và có kỳ hạn. Hình thức có kỳ hạn của Ngân hàng rất đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu của người gửi. Năm 2010, chi nhánh mở thêm thời hạn huy động mới là 2 tháng và hiện nay Ngân hàng đang huy động với các thời hạn sau: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng. Thời hạn đa dạng đã đáp ứng mọi mục đích của người gửi tiền: gửi với mục đích sinh lợi, gửi với mục đích thanh toán, gửi với mục đích an toàn... Ngân hàng tạo mọi thuận lợi cho người gửi tiền. Ngân hàng cũng nhận được sự tán thưởng, đánh giá cao của khách hàng thể hiện qua kết quả huy động:

Bảng 2.3. Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý 3/2013

Số dư Tỷ lệ (%) Số dư Tỷ lệ (%) Số dư Tỷ lệ (%) Số dư Tỷ lệ (%) Vốn không kỳ hạn 166.108 7,12 353.416 8,22 464.485 9,18 407.634 8,51

Vốn ngắn hạn 1.785.224 76,42 3.566.086 82,97 3.889.729 76,86 3.746.127 78,18 Vốn trung và

dài hạn 384.564 16,46 378.490 8,81 706.475 13,96 637.921 13,31

Tổng cộng 2.335.896 100 4.297.992 100 5.060.689 100 4.791.682 100

Nguồn số liệu: Phòng nguồn vốn NHCT Bình Định cung cấp

Nguồn huy động không kỳ hạn của Ngân hàng qua các năm đều tăng. Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn ngày càng được tăng cường một cách khá đều đặn. Trong cơ cấu của nguồn tiền gửi không kỳ hạn này thì chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, chiếm khoảng 90%. Nguồn tiền gửi của khu vực dân cư rất ít. Nó phản ánh đặc điểm của nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu được các tổ chức kinh tế sử dụng với mục đích phục vụ cho việc thanh toán. Còn đối với dân cư, mục đích chủ yếu là để lấy lãi, nên họ gửi vào các khoản mục có kỳ hạn.

Trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tính theo thời gian, thì nguồn vốn ngắn hạn luôn rất lớn, chiếm khoảng 75 - 80% tổng nguốn vốn. Nguồn vốn ngắn hạn này huy động từ dân cư, doanh nghiệp và được các ngân hàng khác điều chuyển đến. Ngày nay các doanh nghiệp cũng có xu hướng gửi tiền vào các khoản mục ngắn hạn: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng... thay vào chỉ gửi vào tiền gửi không kỳ hạn như trước kia. Các doanh nghiệp đã tính toán kỹ lưỡng chu kỳ kinh doanh của mình, từ đó tìm ra giải pháp tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận.

Khoản tiền huy động từ nguồn trung và dài hạn là quan trọng đối với bất cứ Ngân hàng nào. Đây là nguồn chủ yếu để Ngân hàng tiến hành cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay trung và dài hạn rất cao, từ đó Ngân hàng kiếm dược nhiều lợi nhuận. Lấy nguồn huy động trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn là một cách để giảm bớt rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Nguồn vốn trung và dài hạn của Ngân hàng không nhiều, chiếm một tỷ trọng nhỏ. Năm 2011 nguồn này còn bị giảm sút so với năm 2010 và có tăng trong năm 2012. Tuy nhiên so với các khoản cho vay trung và dài hạn thì không tương xứng. Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn của chi nhánh ngày càng tăng và đến năm 2012 đạt mức cao hơn so với các năm trước.

2.2.1.3. Về chi phí huy động vốn

Trên con đường hội nhập và phát triển, nguồn vốn cần cho đầu tư, phát triển kinh tế là luôn cần thiết. Trong khi các đơn vị khác, việc huy động vốn gặp khó

khăn và để tăng sức cạnh tranh, họ luôn tăng lãi suất huy động. NHCT Bình Định với lãi suất huy động không cao hơn, song lại huy động được một nguồn vốn lớn, đã chứng tỏ được uy tín của mình đối với khách hàng, tạo vị thế phát triển vững chắc.

Chi phí huy động bao gồm ngoài phần lãi phải trả còn có những khoản khác như: lương nhân viên, trang bị máy đếm tiền, máy soi tiền, tiền thuê trụ sở, các chi phí hành chính khác... Trong đó phần lãi phải trả là bộ phận chủ yếu của chi phí huy động. NHCT Bình Định huy động vốn theo khung lãi suất do Tổng giám đốc NHCT Việt Nam quy định trong từng thời kỳ. Khác với các Ngân hàng cổ phần, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, lãi suất luôn được điều chỉnh theo kiểu phá giá. Lãi suất huy động của chi nhánh không cao hơn song vẫn thu hút được đông đảo khách hàng. Chi nhánh luôn nghiên cứu tìm ra các biện pháp để giảm các chi phí khác trong chi phí huy động. Mục tiêu đặt ra là phải làm sao để tốc độ tăng của lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng cuả chi phí. Và Ngân hàng đã thực hiện một cách xuất sắc mục tiêu trên. Kết quả là, năm 2010 lợi nhuận hạch toán là 23 tỷ đồng và đến năm 2012 là 42,2 tỷ đồng. Ngân hàng xác định thế mạnh trong cạnh tranh sẽ là ở khâu dịch vụ. Từ đó Ngân hàng nâng cao chất lượng các dịch vụ, hấp dẫn, lôi cuốn đuợc nhiều khách hàng mới đồng thời luôn quan tâm, giữ chân các khách hàng truyền thống.

2.2.2. Các hình thức huy động vốn tại NHCT Bình Định

2.2.2.1. Huy động vốn từ các quỹ

NHCT Bình Định là một trong số 115 chi nhánh trên toàn quốc của NHCT Việt Nam. Là một Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà Nước, NHCT Việt Nam có vốn pháp định do Nhà Nước cấp. ở cấp chi nhánh song hàng năm NHCT Bình Định vẫn có những khoản vốn huy động được từ chính các quỹ tại đơn vị. Ngân hàng trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế như: quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi, quỹ đào tạo, quỹ khen thưởng... Nguồn huy động từ các quỹ này có ý nghĩa rất lớn. Đây là nguồn của chính đơn vị, đơn vị sử dụng nên không phải trả lãi như các nguồn huy động khác. Hơn nữa nguồn này còn thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả của đơn vị. Tại chi nhánh NHCT Bình Định, nguồn vốn huy động từ các quỹ trong các năm qua như sau:

Bảng 2.4. Nguồn vốn huy động từ các quỹ

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nguồn vốn huy động từ các quỹ 129 275 417

Lượng vốn gia tăng giữa các năm +146 +142

Tỷ lệ gia tăng giữa các năm (%) 113,17 49,81

Nguồn số liệu: Phòng nguồn vốn NHCT Bình Định cung cấp

So sánh với tổng nguồn vốn huy động, vốn huy động từ các quỹ tại chi nhánh chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tuy nhiên nguồn vốn này đang ngày càng gia tăng với tốc độ khá nhanh. Năm 2011, nguồn vốn huy động từ các quỹ tăng hơn gấp đôi năm 2010 (khoảng 113,17%) . Năm 2012, vốn huy động từ các quỹ lại tăng gấp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BÌNH ĐỊNH (Trang 28 -35 )

×