Cần phải khẳng định một điều nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn dồi dào. Số tiền gọi là đi vay ở đây thực chất là do các chi nhánh khác trong hệ thống chuyển đến. Huy động vốn qua đi vay từ 3 nguồn: từ Ngân hàng Nhà nước, từ các tổ chức tín dụng khác và phát hành các công cụ nợ. Trong đó vay từ các tổ chức tín dụng khác trong năm 2010 và năm 2011 đã đóng góp phần lớn tạo nên tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Năm 2010 nguồn này chiếm 29,63% trong tổng số 2.335 tỷ đồng huy động được. Năm 2011, nguồn này chiếm 27,65% trong tổng nguồn vốn huy động. Và đến năm 2012 thì nguồn này lại không đáng kể ( chỉ có 30 triệu vay từ Ngân hàng Nhà nước). Đây không phải là do trực tiếp chi nhánh vay mà do NHCT Việt Nam vay và chuyển xuống. Nguồn vay từ các tổ chức tín dụng khác trong năm 2010 và năm 2011 rất lớn, như thế đã phản ánh quy mô và năng lực kinh doanh của chi nhánh. Trong khi các chi nhánh khác trong hệ thống gặp khó khăn trong việc cho vay, đầu tư, thì chi nhánh Bình Định lại có một nguồn đầu ra hết sức lớn.
Tuy nhiên có ý nghĩa nhất trong huy động vốn qua đi vay chính là việc phát hành các công cụ nợ. Phát hành các công cụ nợ đem lại cho chi nhánh một nguồn đáng kể có tính ổn định cao và chi phí thấp hơn hẳn so với việc phải đi vay từ các tổ chức tín dụng. Đây là hình thức huy động có tốc độ gia tăng nhanh nhất trong số các loại hình huy động của chi nhánh.
Bảng 2.12. Phát hành kỳ phiếu trái phiếu
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý 3/2013
Số dư Tỷ lệ (%) Số dư Tỷ lệ (%) Số dư Tỷ lệ (%) Số dư Tỷ lệ (%)
1. Ngắn hạn 27.339 100 47.339 59,27 52.346 51,08 54.190 52,3 2.Trung và
dài hạn 32.530 40,73 50.122 48,92 49.412 47,7
Nguồn số liệu: Phòng nguồn vốn NHCT Bình Định cung cấp
Năm 2010, toàn chi nhánh chỉ huy động được 27.339 triệu từ phát hành các công cụ nợ. Đến năm 2011, con số này nhảy vọt lên 47.399 triệu, tăng gấp đôi. Năm 2012 là 102.468 triệu đồng, cũng tăng gấp ~1,5 lần so với năm 2011 và năm 2013 cũng đang tiếp tục tăng. Nhìn vào tỷ trọng ta thấy có một sự thay đổi rất lớn. Nếu như năm 2010, 100% nguồn phát hành công cụ nợ huy động được là ngắn hạn thì đến năm 2011, 2012 và năm 2013, tỷ lệ này gần như ngang nhau. Sở dĩ có sự gia tăng đột ngột như vậy là do trong năm 2011, NHCT Việt Nam phát hành trái phiếu với lãi suất khá hấp dẫn. Trái phiếu có 3 loại mệnh giá: 1 triệu, 5 triệu, 10 triệu. Trong đó số tiền huy động được từ loại mệnh giá 10 triệu chiếm tới 70%. Kết quả này phản ánh uy tín của hệ thống Công thương trên thị trường.
Nguồn ngắn hạn ở trên là kết quả thu được từ phát hành kỳ phiếu. Kỳ phiếu của NHCT Việt Nam có các thời hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng. Trong đó gần như toàn bộ là số tiền thu được từ kỳ hạn 6 tháng.
Trong số tiền thu được từ phát hành các công cụ nợ thì toàn bộ là VND. Chi nhánh cũng đã huy động kỳ phiếu bằng USD vào năm 2011 với các kỳ hạn khá đa dạng: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng song đã không được thành công như ý muốn. Đây là một khiếm khuyết đòi hỏi chi nhánh phải nghiên cứu, tìm hiểu, xem xét, khắc phục những hạn chế để tiến tới nguồn tiền huy động từ phát hành các công cụ nợ sẽ ngày càng tăng, đóng góp vào sự phát triển một cách vững chắc của chi nhánh trong tương lai.