Theo đó, các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn được lựa chọn để áp dụng thí điểm sẽ được các chuyên gia trong lĩnh vực ATVSLĐ tư vấn cũng như hỗ trợ kinh phí giúp xây dựng hệ thống quản lý ATVS
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH
Đà Nẵng – Năm 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bích Diệu
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục đề tài 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1.1 Một số khái niệm 7
1.1.2 Vài trò và tính chất của quản lý an toàn vệ sinh lao động 9
1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 13
1.2.1 Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 13
1.2.2 Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 14
1.2.3 Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn vệ sinh lao 15
1.2.4 Tổ chức thanh kiểm tra về thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp 17
1.2.5 Điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 18
1.2.6 Xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động 19
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP 20
Trang 51.3.1 Điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội 20
1.3.2 Quản lý Nhà nước 21
1.3.3 Nhân tố người sử dụng lao động, người quản lý 23
1.3.4 Nhân tố người lao động tại doanh nghiệp 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 28
2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 28
2.1.1 Vị trí điều kiện tự nhiên khu công nghiệp Phú Tài 28
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế của khu công nghiệp Phú Tài 29
2.1.3 Doanh nghiệp, người sử dụng lao động 31
2.1.4 Người lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp 32
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AT VSLĐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 36
2.2.1 Thực trạng ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp 36
2.2.2 Thực trạng tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp 40
2.2.3 Thực trạng tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp 42
2.2.4 Tổ chức thanh kiểm tra về thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp 43
2.2.5 Thực trạng công tác điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 49
2.2.6 Tình hình xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động 54
Trang 6KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 55
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 56
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ ATVSLĐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 56 3.1.1 Những quan điểm và sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo hộ lao động 56 3.1.2 Định hướng của việc nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh lao động 58 3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 60 3.2.1 Cải tiến việc ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp 60 3.2.2 Tổ chức tốt việc tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn
vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp 62 3.2.3 Tổ chức tốt việc đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp 63 3.2.4 Tổ chức tốt thanh kiểm tra về thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp 64 3.2.5 Cải thiện việc công tác điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 67 3.2.6 Xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động 69 3.2.7 Biện pháp chính sách khuyến khích kinh tế bằng các công cụ để giám sát thực thi quản lý ATVSLD tại các doanh nghiệp 71
Trang 73.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VẬN DỤNG MÔ HÌNH CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG 72 3.3.1.Vận dụng mô hình phương pháp quản lý 5 S của Nhật Bản 72 3.3.2.Phương pháp WISE (Work Improvement in Small enterprises) 73
KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động
Trang 92.9 Đào tạo cho cán bộ Y tế cơ sở và các đối tượng năm
2.10 Kết quả đo Môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất 47 2.11 Thống kê số vụ tai nạn lao động do người lao động 49 2.12 Số cơ sở sản xuất có khám sức khỏe định kỳ 51
2.14 Thống kê số công nhân mắc bệnh nghề nghiệp 52
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề đảm bảo an toàn
vệ sinh lao động (ATVSLĐ) ngày càng liên quan chặt chẽ đến sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp, góp phần quyết định bình ổn sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia Xây dựng một nền sản xuất an toàn với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao gắn liền với việc bảo vệ sức khỏe người lao động
là yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế bền vững và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa
Thể chế hoá đường lối của Đảng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ Luật Lao động đã dành chương IX quy định về ATVSLĐ Trên thực tế, rất nhiều ngành, nhiều địa phương, doanh nghiệp và người sử dụng lao động đã
có những biện pháp, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn
vệ sinh lao động và môi trường sản xuất kinh doanh Tuy vậy, công tác BHLĐ nói chung và công tác ATVSLĐ nói riêng ở nước ta còn quá nhiều khó khăn và tồn tại cần giải quyết Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp khu vực phi chính thức mới chỉ quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, thu lợi nhuận, thiếu sự đầu tư tương xứng để cải thiện điều kiện làm việc an toàn cho người lao động Vì vậy, Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động làm chết và bị thương nhiều người, thiệt hại tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp
Trong phát triển nền kinh tế dựa trên nền công nghiệp hiện đại, áp dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ cao, đi vào kinh tế tri thức thì phát triển thể chế văn hoá an toàn trong doanh nghiệp (luật và các tiêu chuẩn, quy phạm vận hành máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, công nghệ cao; các nguyên tắc phòng ngừa, về vệ sinh lao động…), nhất là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về an toàn và sức khoẻ người lao động trong doanh nghiệp, là
Trang 11một trong những điều kiện quan trọng để hội nhập
Xuất phát từ thực tế việc tổ chức thực hiện quản lý còn nhiều vấn đề bất cập, thiếu đồng bộ, cho nên đòi hỏi phải có các chính sách, giải pháp phù hợp để tiếp tục tác động vào cuộc sống một cách thiết thực, thực sự trở thành hoạt động hữu ích nhằm bù đắp những thiệt thòi đối với các đối tượng yếu thế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tiến tới sự công bằng về mọi mặt trong đời sống xã hội
Vì vậy việc nghiên cứu, phân tích tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý an toàn vệ sinh lao động từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định là đòi hỏi khách quan và cần thiết Do đó tôi
chọn đề tài “Quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ
2 Mục tiêu nghiên cứu
+ Làm rõ được lý luận về quản lý ATVSLĐ trong doanh nghiệp
+ Tình hình quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định
+ Kiến nghị được các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý; các biện pháp thực thi của các chủ thể có liên quan
Trang 12- Về thời gian: Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa từ nay đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng một loạt các phương pháp cụ thể như phân tích thống kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, chuyên gia… theo nhiều cách từ riêng rẽ tới kết hợp với nhau Chúng được sử dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá so sánh các nghiên cứu lý luận
và thực tiễn quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp hiện nay
Qua đề tài nghiên cứu này mong rằng có thể giúp các nhà hoạch định chính sách, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp có đinh hướng hoàn thiện thực hiện tốt công tác quản lý ATVSLĐ
Trang 13nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định
Chương 3 Phương hướng và giải pháp quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đây là một chủ đề khá nóng trong quản lý doanh nghiệp hiện nay nên đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu Chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết viết về vấn đề ATVSLĐ, trong đó có đề cập đến công tác ATVSLĐ ở góc độ lý luận, chính sách và các hoạt động thực tiễn Tiêu biểu có thể kể đến một số công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài như sau:
Theo Bùi Quang Bình (2012), Kinh tế Lao động, NXB Thông tin và
Truyền thông, Đà Nẵng cho rằng nhà nước cần phải có những quy định về điều kiện làm việc để bảo đảm ATVSLĐ cho lao động vì tính chất không hoàn hảo của thông tin thị trường lao động mà thường lao động không có những thông tin về điều kiện làm việc của mình Cũng theo nghiên cứu này yếu tố kinh tế quyết định rất nhiều tới môi trường và điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp Nếu muốn khắc phục tình trạng này thì các biện pháp kinh
tế của chính phủ có vai trò quan trọng
Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu những biện pháp tuyên truyền, phổ biến về
an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiêp” có mã số CB 2007-02-02 do Cục An toàn lao động – Bộ LĐTBXH thực hiện năm 2007 [7] Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất những biện pháp tuyên truyển, phổ biến an toàn vệ sinh lao động gắn với xây dựng văn hóa an toàn trong các doanh nghiệp, nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động của người sử dụng lao động và người lao động, góp phần giảm thiểu tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động Kết quả nghiên cứu Đề tài đã phân tích, đánh giá thực tiễn công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động trong các
Trang 14doanh nghiệp và nhận thức, ý thức của người sử dụng lao động, người lao động, làm cơ sử xây dựng biện pháp tuyên truyền, phổ biến an toàn vệ sinh lao động hữu hiệu, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, ý thức của người
sử dụng lao động và người lao động tại các doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập
Đề tài nghiên cứu “Xây dựng quy trình quản lý an toàn - vệ sinh lao động trong các loại hình doanh nghiệp” do Cục An toàn Lao động thực hiện năm 2010 [8] Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng quá trình thực hiện
hệ thống quản lý ATVSLĐ tại cơ sở và các doanh nghiệp; khuyến nghị xây dựng quy trình quản lý ATVSLĐ trong các cơ sở và doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu: Đề tài cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng quy trình quản lý công tác ATVSLĐ ngày một tốt hơn, giúp các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp hạn chế những rủi ro, chết người trong qúa trình lao động sản xuẩt, nâng cao hiệu quả sản xuất; khuyến nghị các giải pháp bảo đảm ATVSLĐ trong các cơ sở và doanh nghiệp
Năm 2012, Cục An toàn lao động phối hợp với Viện Khoa học Lao động
và Xã hội đã tiến hành triển khai thí điểm hệ thống quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực có nguy cơ cao như khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng tại hai tỉnh Hà Nam (60 doanh nghiệp), Quảng Ninh (60 doanh nghiệp) và khu vực làng nghề Theo đó, các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn được lựa chọn để áp dụng thí điểm sẽ được các chuyên gia trong lĩnh vực ATVSLĐ tư vấn cũng như hỗ trợ kinh phí giúp xây dựng hệ thống quản
lý ATVSLĐ ở đơn vị mình như: cung cấp các tài liệu, thiết bị an toàn, xây dựng góc bảo hộ lao động, công tác huấn luyện… Nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ vừa đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật vừa giúp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, giúp giảm thiểu TNLĐ và BNN trong Trên cơ sở này tổng kết, rút kinh nghiệm để
Trang 15hoàn thiện quy trình xây dựng mô hình Từ đó nhân rộng việc áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ trong cả nước
Theo Dietmar Elsler (2012), “Cách tạo ra các biện pháp khuyến khích
kinh tế trong công tác an toàn vệ sinh lao động”, Tạp chí Asian-Pacefic
Newsletter on OSH, Vol.19, No 2, October 2012 [21] cho rằng một số quốc
gia thành viên EU sẵn sàng đưa ra hàng loạt các hình thức khen thưởng tài chính khác nhau cho doanh nghiệp đầu tư vào công tác an toàn cho NLĐ Hình thức khen thưởng rất đa dạng từ các khoản trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước cho đến các hình thức miễn thuế; các khoản vay ngân hàng với kỳ hạn ưu đãi hay tiền phí đóng bảo hiểm thấp Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở Liên minh Châu
Âu đã nhận thấy được sự cần thiết trong việc sử dụng các biện pháp khuyến khích kinh tế từ đó thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng các điển hình tốt cho công tác phòng ngừa tại cơ sở của mình Nghiên cứu cho thấy những biện pháp khuyến khích kinh tế ngoài nước có thể thúc đẩy hơn nữa đầu tư vào công tác phòng ngừa tại tất cả các tổ chức, từ đó dẫn tới tỉ lệ tai nạn lao động sẽ giảm bớt Kết quả nghiên cứu cho thấy dấu hiệu rõ nét nhất về tính hiệu quả của các biện pháp khuyến khích kinh tế, đồng thời khích lệ các tổ chức tiến hành cải thiện công tác ATVSLĐ tại cơ sở của mình Theo Elsler (2010), thông qua các biện pháp khuyến khích kinh tế, mỗi đồng euro bỏ ra sẽ tích kiệm được trên 4,81 đồng euro khác do giảm thiểu được tỉ lệ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tỉ lệ nghỉ làm cũng giảm bớt do điều kiện làm việc được cải thiện Nghiên cứu này cũng khuyến nghị nên có kế hoạch khuyến khích kinh tế, đặc biệt đối với các công ty bảo hiểm tư nhân và công ty bảo hiểm nhà nước, được đưa ra như sau:
- Cải thiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (đặc biệt ở các công ty lớn)
- Nâng cao danh tiếng của công ty bảo hiểm
- Tạo lập vị thế 50/50 với khách hàng, Lợi thế cạnh tranh
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1 Một số khái niệm
An toàn-vệ sinh lao động: là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật,
tổ chức quản lý, KTXH, KHCN nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho con người trong lao động [18, tr.12]
Quản lý an toàn-vệ sinh lao động:nói về quản lý vĩ mô là quản lý của Nhà
nước về lĩnh vực an toàn-vệ sinh lao động, Quản lý vi mô là quản lý một tổ chức
cụ thể là doanh nghiệp
Điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội,
kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động [18, tr.12-13]
An toàn lao động là tình trạng của điều kiện lao động, mà ở tình trạng đó
không gây nguy hiểm trong sản xuất [13, tr.8]
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và
kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương đối với NLĐ trong sản xuất [13, tr.9] (TCVN 3153-79)
Vệ sinh lao động là một lĩnh vực khoa học công nghệ chuyên ngành của
BHLĐ, nghiên cứu việc quản lý – nhận dạng, đánh giá và kiểm soát nguy cơ
Trang 17của các tác hại nghề nghiệp/các mối nguy hại đối với sức khỏe con người, đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường, ĐKLV nhằm bảo vệ sức khỏe, nâng cao khả năng lao động và phòng ngừa BNN cho NLĐ [18, tr.170]
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp hoặc liên
quan đến lao động, công tác do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ bên ngoài, làm chết người hoặc làm tổn thương hay hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc,
có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là TNLĐ [18, tr.14] Tai nạn lao động được phân ra: TNLĐ chết người, TNLĐ nặng và TNLĐ nhẹ Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại, bất lợi (tiếng ồn, rung…) đối với người lao động Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dần sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu sức khỏe của người lao động một cách dần dần và lâu dài Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất
Cải thiện điều kiện làm việc không những bảo vệ sức khoẻ, tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà còn nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Để cải thiện điều kiện làm việc cần phải làm thay đổi tính chất công việc cũng như cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường làm việc Đây chính là mục tiêu chủ yếu của công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp
Trang 181.1.2 Vài trò và tính chất của quản lý an toàn vệ sinh lao động
a Vai trò của quản lý an toàn vệ sinh lao động
Là một chính sách lớn của Đảng với Nhà nước, mang lại những lợi ích
về kinh tế, chính trị và xã hội [18, tr.24]
+ Lợi ích chính trị:
Công tác này thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn luôn được bảo vệ và phát triển Công tác an toàn-vệ sinh lao động tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng Ngược lại, nếu công tác này không được thực hiện tốt, điều kiện lao động của người lao động còn quá nặng nhọc, độc hại, dễ xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút
+ Lợi ích xã hội:
An toàn-vệ sinh lao động là chăm lo đến đời sống hạnh phúc của người lao động Đây vừa là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn được khoẻ mạnh, lành lặn, trình độ văn hoá, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động được sống khoẻ mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ
xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật Tai nạn lao động
Trang 19không xảy ra, sức khoẻ của người lao động được đảm bảo thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội
+ Lợi ích kinh tế:
Thực hiện tốt công tác an toàn-vệ sinh lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế
rõ rệt Trong sản xuất, nếu người lao động được bảo vệ tốt, có sức khoẻ, không bị đau ốm, bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái, không nơm nớp lo sợ
bị tai nạn lao động, bị mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, sẽ có ngày công, giờ công cao, năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, luôn luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và công tác Do vậy, phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm những điều kiện để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động Nó có tác dụng tích cực đảm bảo đoàn kết nội bộ để đẩy mạnh sản xuất Ngược lại, nếu để môi trường làm việc quá xấu, tai nạn lao động hoặc ốm đau xảy ra nhiều sẽ gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất Người bị tai nạn lao động ốm đau phải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động giảm; nếu nhiều người lao động bị tàn phế, mất sức lao động thì ngoài việc khả năng lao động của họ sẽ giảm và sức lao động của xã hội vì thế cũng giảm sút, xã hội còn phải chăm lo việc chăm sóc, chữa trị và các chính sách xã hội khác liên quan
b Tính chất của quản lý an toàn vệ sinh lao động
Có 3 tính chất chủ yếu là: Pháp lý, Khoa học kỹ thuật và tính quần chúng Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau [18, tr.27]
Ø Tính pháp lý
Những quy định và nội dung về an toàn-vệ sinh lao động được thể chế hóa thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp ngành, mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành Những
Trang 20chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác đảm bảo an toàn lao động là luật pháp của Nhà nước Xuất phát từ quan điểm: Con người là vốn quý nhất, nên luật pháp về an toàn lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong quá trình tham gia sản xuất Mọi cơ
sở kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu và thực hiện Đó là tính chất pháp lý của công tác đảm bảo an toàn
vệ sinh lao động
Ø Tính khoa học kỹ thuật
Mọi hoạt động của công tác an toàn lao động nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp… đều xuất phát từ những cơ sở của KHKT Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người
để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật Hiện nay, việc vận dụng các thành tựu khoa học
kỹ thuật mới vào công tác đảm bảo an toàn kỹ thuật ngày càng phổ biến Ví
dụ, như trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia Gamma, nếu không hiểu biết về tính chất và tác dụng của các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp phòng tránh hiệu quả, nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục, không thể chỉ có hiểu biết về cơ học, sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề khác như: sự cân bằng của cần cẩu, tầm với, điều khiển điện, tốc độ nâng chuyển… Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải mái, muốn loại trừ vĩnh viễn TNLĐ trong sản xuất, phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp, không những phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng,
kỹ thuật thông gió, cơ khí hóa, tự động hóa… Mà còn cần những kiến thức về tâm lý lao động, thẩm mỹ công nghiệp, xã hội học lao động… Vì vậy công tác đảm bảo an toàn-vệ sinh lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp
Trang 21Ø Tính quần chúng
Tất cả mọi người từ những người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào công tác đảm bảo an toàn lao động để bảo vệ mình và bảo vệ người khác
An toàn-vệ sinh lao động có liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất Công nhân là những người thường xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thực hiện quy trình công nghệ… do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ
hở trong công tác đảm bảo an toàn lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp về kỹ thuật an toàn, tham gia góp ý kiến về mẫu mã, quy cách về dụng
cụ phòng hộ, quần áo làm việc… Mặt khác dù các quy trình, quy phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu, nhưng công nhân chưa được học tập, chưa được thấm nhuần, chưa thấy rõ tầm quan trọng của nó thì rất dễ vi phạm Muốn làm tốt công tác đảm bảo an toàn kỹ thuật, phải vận động được đông đảo mọi người tham gia Cho nên an toàn lao động chỉ có kết quả khi được mọi cấp, mọi ngành quan tâm, được mọi người lao động tích cực tham gia và tích cực thực hiện các luật lệ, chế độ tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp An toàn lao động là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và trước hết là người trực tiếp lao động Nó liên quan đến quần chúng lao động, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội, vì thế an toàn lao động luôn mang tính chất quần chúng sâu rộng
Công tác an toàn-vệ sinh lao động bao gồm các việc làm nhằm chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh phù hợp với những tiêu chuẩn cho phép
Trang 221.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Nội dung của quản lý an toàn-vệ sinh lao động bao gồm các nội dung sau:
1.2.1 Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về
an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
Để làm tốt công tác quản lý cần thực hiện các việc sau đây: thành lập hội đồng BHLĐ ở cơ sở tùy theo quy mô mà tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ làm công tác ATVSLĐ, cán bộ y tế; hàng năm, từng đơn vị phải tiến hành xây dựng kế hoạch về BHLĐ cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh và phải được phê duyệt [18, tr.99]
Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương mà các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn-vệ sinh lao động sẽ cụ thể hóa các quy phạm đó và xây dựng các quy trình an toàn lao động phù hợp với điều kiện sản xuất tại các doanh nghiệp Đồng thời sẽ tiến hành triển khai và giám sát việc thực hiện các quy phạm và các quy trình chính sách và chuẩn mực về an toàn lao động đảm bảo ngăn ngừa tai nạn lao động đến mức tối đa Giám sát thường xuyên việc kiểm tra và đối chiếu về báo cáo hoạt động an toàn và sức khỏe Do điều kiện làm việc tại doanh nghiệp được tạo ra và phụ thuộc vào cả yếu tố thiên nhiên và yếu tố sản xuất khác nhau Do vậy chi phí để bảo đảm các điều kiện tiêu chuẩn theo các quy phạm rất khác nhau tùy theo vùng miền, đặc điểm ngành sản xuất Việc quy định và quản lý thống nhất sẽ có chuẩn mực chung cho quản lý, đồng thời quản lý thống nhất sẽ cho phép duy trì mặt bằng chung thống nhất không có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp góp phần tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Đồng thời cần xây dựng các tiêu chuẩn
và quy trình thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động dựa trên nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của các quá trình sản xuất và các biến đổi sinh lý, sinh hóa của
Trang 23cơ thể, trong quá trình sản xuất Một số tiêu chuẩn về vệ sinh như sau: nhiệt
độ không khí, độ ẩm và vận tốc khí, bức xạ nhiệt Tiêu chuẩn cho phép như (i) Nhiệt độ: không vượt quá 300 C nơi sản xuất không nóng quá 400 C, nhiệt
độ chênh lệch ở nơi sản xuất ngoài trời từ 3 – 50 C; (ii) Độ ẩm tương đối từ 75%-85%; (iii) Vận tốc gió không quá 2 m/s; (iv) Bức xạ nhiệt: nhỏ hơn hoặc bằng 1 calo/cm2 /phút
Do việc chấp hành các quy định phát luật về ATVSLĐ nên pháp luật còn quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, nội dung huấn luyện, đào tạo về ATVSLĐ Để bảo đảm các quy định này cần điều phối việc thực hiện các chương trình ATVSLĐ để nâng cao ý thức và giám sát việc thực thi ATVSLĐ tại các doanh nghiệp Đồng thời phải tổ chức đánh giá việc tuân thủ an toàn lao động, đánh giá rủi ro và các mối nguy hiểm đến ATVSLĐ
Tiêu chí phản ánh
- Số văn bản hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về ATVSLĐ;
- Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp nhận và triển khai thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ
1.2.2 Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
Việc chấp hành quy phạm ATVSLĐ phụ thuộc vào mức độ nhận thức và tính tự giác chấp hành của người sử dụng lao động và người lao động Do đó việc tuyên truyền cần phải tiến hành sâu rộng trên nhiều phương diện và công
cụ khác nhau như phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức phối hợp giữa tồ chức công đoàn và cơ quan quản lý để tuyên truyền Đồng thời tư vấn, hỗ trợ các đơn vị/ phòng ban chức năng trong công việc thực hiện chương trình an toàn và sức khỏe của công ty
Trang 24Việc tổ chức tuyên truyền không chỉ nâng cao nhận thức mà quan trọng hơn là cung cấp thông tin về quy định ATVSLĐ cho tất cả người sử dụng lao động và người lao động để nắm được quyền và nghĩa vụ trong chấp hành các quy định này Trong thực tế điều này rất cần thiết vì thông tin về những quy định này là bất đối xứng Người lao động nhiều trường hợp không biết những
gì mình đang làm và môi trường làm việc phải đạt những tiêu chuẩn quy định nhưng thực tế không như vậy Những thông tin này giúp họ có thể tham gia giám sát và thực hiện tốt hơn
Việc tổ chức này có nhiều hình thức khác nhau ngoài phương tiện thông tin đại chúng mà những hình thức khác như phát tờ rơi, tổ chức lớp học, hay hội thi rất hữu ích
Những người thực hiện bao gồm ngoài các cơ quan quản lý nhà nước thì
tổ chức công đoàn hay đoàn thể tự doanh nghiệp tới địa phương tham gia vào
Tiêu chí:
- Số lượng các đợt tuyên truyền về quy trình an toàn vệ sinh lao động;
- Tỷ lệ doanh nghiệp đã thực hiện tuyên truyền về quy trình ATVSLD;
- Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp đã được tuyên truyền về quy trình ATVSLĐ
1.2.3 Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
Theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì có 3 đối tượng sau cần phải (bắt buộc) được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:
1 Người lao động bao gồm:
+ Người đang làm việc, người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề, thử việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
+ Người lao động hành nghề tự do được doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
Trang 25kinh doanh thuê mướn, sử dụng
2 Người sử dụng lao động và người quản lý (gọi chung là người sử dụng lao động) bao gồm:
+ Chủ doanh nghiệp, cơ sở hoặc người được chủ cơ sở uỷ quyền điều hành sản xuất, kinh doanh dịch vụ
+ Giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp, cơ sở; Thủ trưởng các tổ chức
cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng lao động;
+ Người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân xưởng hoặc các bộ phận tương đương
3 Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở doanh nghiệp cơ sở
Để bảo đảm các quy định này cần điều phối việc thực hiện các chương trình ATVSLĐ để nâng cao ý thức và giám sát việc thực thi ATVSLĐ tại các doanh nghiệp Đồng thời phải tổ chức đánh giá việc tuân thủ ATVSLĐ, đánh giá rủi ro và các mối nguy hiểm đến an toàn lao động
Quy định này sẽ nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong vấn đề này Đồng thời người lao động không chỉ được hưởng và còn có nghĩa
vụ chấp hành và thực hiện tốt các quy định này Đồng thời các cơ quan quản
lý cũng cần tổ chức đào tạo huấn luyện cán bộ quản lý và sử dụng lao động những kiến thức về ATVSLĐ, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp phòng chống tác hại của môi trường lao động, phải tổ chức cho người lao động học tập các kiến thức đó
Tổ chức đào tạo tập huấn về quản lý ATVSLĐ này có 2 mảng kiến thức:
- Các quy định của pháp luật về ATVSLĐ
- Tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp
Cơ quan tổ chức sẽ bao gồm: Sở lao động và Thương binh xã hội với chức năng quản lý nhà nước về công tác này Các cơ quan phối hợp bao gồm
Trang 26Công đoàn, hiệp hội doanh nghiệp…
Đối tượng đào tạo và tập huấn gồm: các nhà quản trị doanh nghiệp, lãnh đạo tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ATVSLĐ, người lao động Hình thức tổ chức đào tạo: chủ yếu đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại Kinh phí cho quá trình này bao gồm nguồn của cơ quan quản lý nhà nước và nguồn đóng góp của các doanh nghiệp
Tiêu chí:
- Số lượng các đợt tập huấn về ATVSLĐ cho các đối tượng;
- Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia đào tạo về quản lý ATVSLĐ
1.2.4 Tổ chức thanh kiểm tra về thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp
Đây là nội dung rất cần thiết để thực hiện quản lý về ATVSLĐ Cho dù
đã có các quy phạm và quy trình bảo hộ lao động cũng như các quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động nhưng để bảo đảm hiệu lực của chúng và chấp hành của các doanh nghiệp nhất thiết phải thực hiện thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động Công việc này phải tiến hành thường xuyên nghiêm túc không hình thức để nhắc nhở và điều chỉnh những sai xót trong việc thực hiện là mục tiêu chính Tuy nhiên cũng cần xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm có tính chất hệ thống Thông thường việc chấp hành các quy phạm và quy trình về an toàn lao động sẽ khiến các doanh nghiệp tốn kém chi phí nên họ sẽ tìm cách giảm bớt điều kiện hay trang bị không đủ phương tiện bảo hộ lao động hay chất lượng kém Ngoài ra tình trạng lao động không được đào tạo hay trang bị kiến thức về an toàn lao động cũng không ít hiện nay
Điều kiện và môi trường lao động phải luôn được thanh tra kiểm tra thường xuyên của các cơ quan quản lý với mục tiêu chủ yếu để nắm bắt tình
Trang 27hình, nhắc nhở và chấn chỉnh những sai phạm Trong thực tế những khiếm khuyết của hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất để duy trì môi trường và điều kiện làm việc có thể xuống cấp nên có thể thời điểm này đáp ứng nhưng sau đó không đủ điều kiện do xuống cấp hay lý do nào đó Việc kiểm tra, thanh tra nên tiến hành định kỳ và đột xuất nếu cần thiết nhưng không gây ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của doanh nghiệp Đi cùng với thanh kiểm tra cần đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn trong sản xuất
Việc thanh tra có thể thực hiện bằng các hình thức:
+ Thanh kiểm tra của cơ quan QLNN từ bên ngoài gồm
Thanh kiểm tra định kỳ
Thanh kiểm tra đột xuất
+ Thanh kiểm tra của bản thân doanh nghiệp về việc thực hiện bên trong doanh nghiệp mình và của người lao động
Tiêu chí:
- Số lượng các doanh nghiệp được thanh tra thường xuyên và đột xuất;
- Tỷ lệ doanh nghiệp đủ điều kiện và chấp hành tốt/tổng số doanh nghiệp được thanh kiểm tra;
- Tỷ lệ doanh nghiệp không đủ điều kiện và chấp hành tốt/tổng số doanh nghiệp được thanh kiểm tra
1.2.5 Điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Đây là nội dung rất quan trọng vì những kết quả điều tra sẽ cho phép rút
ra những bài học và nguyên nhân dẫn tới tai nạn lao động từ đó phát hiện những khiếm khuyết trong các quy phạm về an toàn lao động cũng như công tác quản lý để có điều chỉnh cần thiết Việc điều tra và thống kê còn cho phép hạn chế việc các doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm khi xảy ra tình trạng
Trang 28mất an toàn lao động và nhắc nhở doanh nghiệp và người lao động phải chấp hành nghiêm các quy phạm được đề ra Bệnh nghề nghiệp luôn đi cùng với đặc thù của ngành sản xuất và môi trường làm việc không đúng tiêu chuẩn Tiến hành điều tra thống kê nhằm phát hiện những vấn đề đột biến và các
nguyên nhân phát sinh để điều chỉnh tiêu chuẩn quy trình về vệ sinh lao động
Phải kiểm tra các yếu tố có hại trong môi trường lao động trong các doanh nghiệp và có biện pháp xử lý kịp thời Có hồ sơ lưu trữ và theo dõi kết quả đó theo quy định Đồng thời tiến hành giám định khả năng lao động của người lao động mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác
Việc điều tra sẽ do thanh tra của Sở Lao động và thương binh xã hội địa phương thực hiện, trong nhiều trường hợp sẽ có sự tham gia của các cơ quan chức năng khác như Công đoàn, Trung tâm y tế dự phòng, công an, viện kiểm soát…
Việc thống kê sẽ được thực hiện thường xuyên bởi các doanh nghiệp theo mẫu báo cáo cho bộ phận thống kê của Sở Lao động và thương binh
xã hội
Tiêu chí
- Tỷ lệ giảm các vụ tai nạn lao động trong các doanh nghiệp;
- Giảm tỷ lệ số lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1.2.6 Xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động
Xử lý các vi phạm về an toàn lao động là công việc cần thiết để bảo đảm
tính hiệu lực và hiệu quả của các quy phạm về ATVSLĐ Chỉ có xử lý nghiêm mới có tác dụng với cả doanh nghiệp và người lao động
Nhà nước ta còn quy định rất chặt chẽ công tác xử phạt về ATVSLĐ Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động sẽ bị phạt tiền, cấm hoạt động còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp
Trang 29khắc phục hậu quả như buộc khắc phục, sửa chữa đối với các máy, thiết bị không bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh lao động; buộc kiểm định và đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động Tuy nhiên, để các quy phạm pháp luật đi vào thực tế cuộc sống đòi hỏi phải có sự đầu tư về vật chất
và đồng lòng của tất cả các bên liên quan trong quan hệ lao động, đặc biệt là
sự cam kết thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động và người lao động
1.3.1 Điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội
Điều kiện tự nhiên của mỗi vùng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới an toàn
và vệ sinh lao động Điều kiện tự nhiên bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió, nắng và thời gian nắng… là những nhân tố tạo ra điều kiện vi khí hậu quyết định tới môi trường làm việc của lao động Ví dụ nhiệt độ cao trên 300
C sẽ khiến lao động làm việc trọng điều kiện này gây ra những tác hại nghề nghiệp nhất định Khi nhiệt độ cơ thể tăng 100C trong quá trình lao động là cần được chú ý, khi tăng đến 200C là ngưỡng nguy hiểm, nó gây ra mất nước
và mồ hôi Mất mồ hôi dẫn theo mất các chất ion như ion K, Na, Cl, do mất nước nên thể tích máu giảm, tim phải làm việc tăng 125%, đồng thời hô hấp cũng tăng lên để cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể và gây ra căng thẳng và
Trang 30phản xạ sẽ không chính xác Ảnh hưởng của vi khí hậu đến sức khoẻ và bệnh tật: những biến đổi sinh lý quá ngưỡng với tính lặp lại nhiều lần và thời gian kéo dài sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và phát sinh bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh mang tính nghề nghiệp Lao động ở nhiệt độ nóng sẽ gây thêm một
số bệnh như bệnh thần kinh, bệnh tim mạch và bệnh ngoài da…
Ngoài ra điều kiện tự nhiên còn tác hại tới điều kiện an toàn lao động khi
nó chính là nhân tố gây xuống cấp các thiết bị an toàn lao động
Trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng là nhân tố tác động mạnh tới
quản lý an toàn vệ sinh lao động trên các góc độ sau:
Cho phép hoàn thiện hơn công cụ pháp lý để quản lý về ATVSLD;
Cung cấp nguồn lực cho cải thiện điều kiện về an toàn vệ sinh lao động; Đòi hỏi và tạo điều kiện tốt hơn về an toàn vệ sinh lao động;
Nhận thức của xã hội và người lao động cao hơn về quyền và nghĩa vụ của họ trong vấn đề này
1.3.2 Quản lý Nhà nước
Quản lý nhà nước về bảo hộ lao động là một trong những nhân tố cơ bản
ảnh hưởng đến công tác vệ sinh và an toàn lao động Đảng và nhà nước ban
hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn VS và ATLĐ đối với máy, thiết bị, nơi làm việc có liên quan đến điều kiện lao động, tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân Đây là cơ sở quan trọng
để hình thành các nội dung về quản lý vệ sinh lao động Mục tiêu của hoạt động quản lý này của cơ quan quản lý nhà nước là nhằm tạo ra môi trường lao động với các điều kiện tiêu chuẩn không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hay giảm khả năng lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp của người lao động
Các cơ quan chính có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp bao gồm:
Trang 31- Chức năng thanh tra về ATVSLĐ: gồm các cơ quan theo quy định tại Điều 185 và Khoản 3, Điều 191, Bộ luật Lao động,
- Chức năng kiểm tra về ATVSLĐ: Cục An toàn lao động (theo Quyết định số 1123/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/9/2003 của Bộ LĐ-TB và XH) và các cơ quan, ban, ngành quản lý cấp trên của doanh nghiệp ( theo quy định cụ thể của ban, ngành)
- Chức năng giám sát ATVSLĐ: Tổ chức công đoàn (theo quy định tại Khoản 1, Điều 21, Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ) Đồng thời doanh nghiệp cũng có nhiệm vụ tự kiểm tra công tác ATVSLĐ của chính mình
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu cần kiểm tra an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có thể gửi công văn đề nghị tới các cơ quan trên
Tổ chức công đoàn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy công tác an toàn
vệ sinh lao động được thực hiện có hiệu quả hơn vì đây là tổ chức hoạt động
vì lợi ích của người lao động, cùng bảo vệ người lao động như mục tiêu của công tác này
Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền lợi của
người lao động về bảo hộ lao động theo pháp luật hiện hành và luật công đoàn Cụ thể là: Công đoàn cơ sở thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, trong đó có nêu rõ các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; Tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, người sử dụng lao động thực hiện đúng pháp luật, tiêu chuẩn quy định về bảo hộ lao động, có quyền yêu cầu người có trách nhiệm tạm ngừng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây tai nạn lao động; Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền
Trang 32xây dựng các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm, kế hoạch biện pháp về bảo hộ lao động; Công đoàn cử đại diện tham gia vào các đoàn điều tra tai nạn lao động; Công đoàn tham gia với chính quyền xét thưởng và xử lý kỷ luật trong hệ thống công đoàn; Công đoàn tham gia với các nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, tham gia và
tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo
hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về bảo hộ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trực tiếp quản lý Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động quốc gia; Công đoàn tuyên truyền giáo dục và tham gia tổ chức huấn luyện bảo hộ lao động cho người lao động, vận động họ làm tốt nghĩa vụ trong công tác an toàn-vệ sinh lao động; Công đoàn tổ chức, chỉ đạo hoạt động phong trào quần chúng làm bảo hộ lao động và quản lý, chỉ đạo hoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên
1.3.3 Nhân tố người sử dụng lao động, người quản lý
Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo môi trường làm việc an toàn
cho người lao động Họ là người chủ động thực hiện và quyết định thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong mỗi doanh nghiệp, nên nhận thức và mức độ nhiệt tình của họ khi tham gia thực hiện là nhân tố quyết định đến hiệu quả của công tác
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ: Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động; trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn-vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của nhà nước; phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn-vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và
Trang 33duy trì sự hoạt động của màng lưới an toàn viên và vệ sinh viên; xây dựng nội quy, quy trình an toàn-vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước; thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn-vệ sinh lao động đối với người lao động;
tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định; chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn-vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế nơi doanh nghiệp hoạt động
Người sử dụng lao động có quyền: buộc người lao động phải tuân thủ
các quy định, nội quy, biện pháp an toàn-vệ sinh lao động; khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động; khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên an toàn-vệ sinh lao động, nhưng vẫn phải chấp hành các quyết định đó khi chưa có quyết định mới
Theo thông tư số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Liên bộ Bộ Lao động &Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế thì: Doanh nghiệp phải thành lập bộ phận an toàn-vệ sinh lao động theo quy định tối thiểu sau:
- Có tổng số lao động trực tiếp dưới 300 người phải bố trí ít nhất 01 cán
bộ an toàn-vệ sinh lao động làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
- Có số lao động trực tiếp từ 300 đến 1000 người phải bố trí ít nhất 01 cán bộ an toàn-vệ sinh lao động, làm việc theo chế độ chuyên trách;
- Doanh nghiệp có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người phải thành lập Phòng hoặc Ban an toàn-vệ sinh lao động hoặc bố trí tối thiểu 2 cán bộ
Trang 34chuyên trách an toàn-vệ sinh lao động;
Cán bộ an toàn-vệ sinh lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có chuyên môn nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật phòng, chống cháy nổ, kỹ thuật môi trường, vệ sinh lao động
- Có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch
vụ của cơ sở
Trường hợp doanh nghiệp không thành lập được bộ phận an toàn-vệ sinh lao động đáp ứng các yêu cầu trên thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ an toàn vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT
Người cán bộ công đoàn cơ sở: nắm được những quy định pháp luật về
ATVSLĐ để phối hợp tổ chức thực hiện và vận động NSDLĐ, NLĐ thực hiện Có điều kiện thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện những chế độ, quy định pháp luật về ATVSLĐ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ theo luật định
1.3.4 Nhân tố người lao động tại doanh nghiệp
Người lao động là người hoạt động trong môi trường lao động và chịu
ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố trong đó Một phần trong việc đảm bảo
an toàn-vệ sinh lao động là phụ thuộc vào ý thức chấp hành kỷ luật trong khi làm việc của họ Nếu tất cả mọi người lao động trong cùng một công xưởng đều thực hiện tốt công việc của mình theo đúng các tiêu chuẩn về an toàn-vệ sinh lao động thì sự an toàn của mỗi người đều được nâng cao
Người lao động có nghĩa vụ chấp hành các quy định, nội quy về an toàn
vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết
bị an toàn-vệ sinh lao động nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải
Trang 35bồi thường; phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động
Người lao động có quyền được yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo
điều kiện làm việc an toàn-vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp đầy
đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp phải an toàn lao động-vệ sinh lao động; có quyền từ chối làm công việc hoặc dời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp;
từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục; khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của nhà nước hoặc không thực hiện các giao kết về an toàn-vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động Quản lý về an toàn-vệ sinh lao động còn phụ thuộc vào những yếu tố thuộc về bản thân người lao động như:
Tuổi tác, sức khỏe, giới tính, tâm lý không phù hợp với công việc
Trạng thái thần kinh, tâm lý không bình thường, có những đột biến về cảm xúc: vui, buồn, lo sợ, hoảng hốt
Vi phạm kỷ luật lao động, nội quy an toàn và những điều nghiêm cấm Tính chủ quan do không sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động đã được trang
bị làm việc trong tình trạng mất ngủ, say rượu, sức khỏe không đảm bảo
Trang 36KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nghiên cứu Cơ sở lý luận và phương pháp luận, gồm các nội dung
- Sự cần thiết của hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp;
- Nội dung quy trình quản lý an toàn vệ sinh lao động;
- Kinh nghiệm xây dựng tiêu chí và áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp
Trang 37Kết cấu hạ tầng:
- Giao thông thuận tiện, nằm sát Quốc lộ 1A, gần cảng Quy Nhơn, cách
ga xe lửa Diêu Trì 2km, cách sân bay Phù Cát 20 km
- Cấp điện: Nguồn điện lưới quốc gia qua trạm biến áp 220/110 KV' Phú Tài có công suất l x 125MVA Hệ thống cấp điện 35KV đưa đến hàng rào xí nghiệp
- Cấp nước: Ðược cung cấp từ nhà máy nước Quy Nhơn công suất 45.000m3/ ngày đêm
- Thoát nước: Xây dựng nhà máy xử lý nước thải 4.200 m3/ngày đêm và
hệ thống thoát nước thải công nghiệp, thoát nước mưa
- Hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi
Về khí hậu
Bình Định có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Nhiệt độ trung bình năm 26 - 270C Lượng mưa trung bình 1.600 - 3.000 mm/năm, phân bố theo mùa rõ rệt Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79 - 83% Với nền nhiệt độ cao đều trong năm và lượng mưa lớn
Trang 38thuận lợi cho Bình Định đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho trồng rừng và phát triển cây rừng Đây là nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ
Tuy nhiên với lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 12) tập trung 70 - 75% lượng mưa cả năm, lại trùng với mùa bão nên thường xuyên gây ra bão, lụt Tình trạng thời tiết thất thường gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và bảo quản nguyên liệu gỗ, các sản phẩm từ gỗ Bên cạnh, độ ẩm cao làm cho máy móc có nguy cơ bị oxy hóa, nhanh hư hỏng và xuống cấp nên gây khó khăn trong bảo quản và tốn kém để đầu tư trang bị lại Đây là các nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý về an toàn
vệ sinh lao động trong đó đặc biệt là mô trường làm việc của lao động
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế của khu công nghiệp Phú Tài
- Tăng trưởng giá trị SX trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1 Tăng trưởng GTSX các DN KCN Phú Tài
Đơn vị tính: triệu đồng
Giá trị SXCN 515 874 1.291 1.497 1.612 1.771 Tăng trưởng bình
Trang 39Đây là kết quả rất tích cực cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khá ổn định, quy mô ngày càng tăng
+ Hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp trong KCN
Bảng 2.3 thể hiện Tỷ lệ % vốn đầu tư theo dự án và thực hiện tại KCN Phú Tài trong giai đoạn 2000 – 2012 có sự tăng giảm khác nhau, thấp nhất là năm 2007 đạt tỷ lệ 57%
Bảng 2.3 Vốn đầu tư đăng ký theo dự án / vốn thực hiện
tại KCN Phú Tài, Bình Định
Vốn đầu tư (triệu đồng)
Năm Đăng ký Theo dự án Thực hiện Tỷ lệ (%)
Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định
Các doanh nghiệp Khu công nghiệp đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định, hàng năm tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp và kim nghạch xuất khẩu chiếm xấp xỉ 1/3 giá trị toàn tỉnh KCN Phú Tài có văn phòng đại diện các cơ quan hành chính công như hải quan, thuế nằm trong khu trung tâm KCN để giải quyết công việc tại chỗ cho doanh nghiệp Ngoài ra còn có các chi nhánh các ngân hàng thương mại, kho ngoại quan, các cơ sở dịch vụ ăn nghỉ, vui chơi giải trí và dịch vụ khác đáp ứng phục vụ tối đa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sinh hoạt của người lao động KCN Phú Tài sẽ trở thành một động lực mạnh
Trang 40mẽ trong phát triển công nghiệp tỉnh nhà theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
2.1.3 Doanh nghiệp, người sử dụng lao động
Hiện nay một nhược điểm mà hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế đó
là thiếu cán bộ được đào tạo chính quy về công tác quản lý môi trường và vệ sinh an toàn lao động, nếu có cán bộ thì làm kiêm nhiệm không chuyên trách Một chương trình An toàn Vệ sinh Lao động và Sức khỏe Nghề nghiệp (ATVSLĐ&SKNN) hoàn chỉnh phải được thống nhất và thực hiện đồng bộ trong cả doanh nghiệp, từ văn phòng của Giám đốc Điều hành cho tới từng dây chuyền sản xuất trong phân xưởng Thực tế trong suốt nhiều năm qua, công tác quản lý an toàn tại các doanh nghiệp được hiểu đơn thuần là quản lý
“phần cứng”, là những thiết bị an toàn như: bình cứu hỏa, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hoặc là việc cung cấp và trang bị các trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho công nhân khi làm việc Với cách hiểu như vậy, công tác an toàn ít nhiều đã không được coi trọng trong doanh nghiệp, thậm chí có nhiều nơi công tác an toàn chỉ được coi là “việc làm thêm” hoặc “kiêm nhiệm” Có không ít doanh nghiệp đã hình thức hóa công tác quản lý ATVSLĐ&SKNN chỉ nhằm mục đích đối phó khi có các đoàn thanh tra đến làm việc Và thực
tế đã có những trường hợp tính mạng của người lao động bị coi rẻ để rồi xảy
ra những sự cố hết sức đáng tiếc và gây ra hậu quả tổn thất về cả phía người lao động lẫn người sử dụng lao động Công tác quản lý ATVSLĐ&SKNN hoàn toàn không được quan tâm trong khi tấm băng rôn với dòng chữ “An toàn là trên hết” vẫn được treo ở cổng chính của doanh nghiệp Một điều nữa
là do Nhà nước không quy định rõ kinh phí an toàn vệ sinh lao động cho nên các nhà doanh nghiệp thường hay cắt giảm chi phí đầu tư các thiết bị bảo hộ lao động
Tình trạng vi phạm các tiêu chuẩn, quy định về an toàn-vệ sinh lao động