1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (LA tiến sĩ)

195 471 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 195
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (LA tiến sĩ)Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (LA tiến sĩ)Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (LA tiến sĩ)Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (LA tiến sĩ)Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (LA tiến sĩ)Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (LA tiến sĩ)Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (LA tiến sĩ)Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (LA tiến sĩ)Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (LA tiến sĩ)Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (LA tiến sĩ)Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (LA tiến sĩ)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THU HẰNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT

VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THU HẰNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT

VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 62 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Vũ Đức Đán

2 PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương

HÀ NỘI, 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình do bản thân tôi nghiên cứu và thực hiện Những thông tin, số liệu, dữ liệu đưa ra trong luận án này được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ, trung thực về nguồn gốc Những kết luận khoa học của luận

án chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, Khoa Sau đại học, Khoa Nhà nước và Pháp luật cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia

Tôi xin trân trọng cảm ơn đến hai thầy cô hướng dẫn khoa học PGS.TS Vũ Đức Đán và PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương đã quan tâm chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án

Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn, vệ sinh lao động Việt Nam, Cục An toàn Lao động, các nhà khoa học, các chuyên gia, các doanh nghiệp mà đề tài đã tiến hành nghiên cứu điều tra, phỏng vấn … đã tạo điều kiện giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án

Xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận án này

Tác giả luận án

Nguyễn Thu Hằng

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

12

1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến quản lý nhà nước bằng

pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ

và vừa ở ngoài nước và trong nước

12

Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

BẰNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT

NAM

31

2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp

luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và

vừa ở Việt Nam

31

2.2 Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao

động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

50

2.3 Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước bằng pháp luật về an

toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

55

2.4 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về

an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

59

Chương 3 THỰC TRẠNG TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH

NGHỀ NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP

LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

71

Trang 7

3.1 Thực trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong các doanh

nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

71

3.2 Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

78

3.3 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn,

vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

112

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN

THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ AN

TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

122

4.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về an

toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt

Nam

122

4.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về an

toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt

Nam

127

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 152

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, SỐ HIỆU

Bảng 3.6 Kết quả đánh giá các văn bản pháp luật về an toàn, vệ sinh

lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa

90

Bảng 3.7 Hạn chế của việc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về

an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

91

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Mô hình các cơ quan quản lý và thực hiện công tác an

toàn, vệ sinh lao động tại Hàn Quốc

64

lao động đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

95

trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa được đề xuất ở Việt Nam

134

Biểu đồ 3.4 Cách tiếp cận với văn bản pháp luật về ATVSLĐ của các

doanh nghiệp nhỏ và vừa

Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ các cơ quan, tổ chức tham gia tuyên truyền, huấn

luyện ATVSLĐ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

107

Trang 10

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua việc tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế (WTO), ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương… Điều này, vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam cũng vừa là thách thức Hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng các sản phẩm, dịch vụ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động…

Luôn luôn chăm lo và coi trọng quyền và lợi ích của người lao động là một trong những chính sách chiến lược vì con người của Đảng và Nhà nước ta Thể hiện thông qua việc ban hành các chỉ thị và văn bản pháp luật liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời gian qua: Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Luật án

Trang 11

3000 vụ tai nạn lao động, làm chết 350 người; giai đoạn 2001 - 2012, trung bình hàng năm, xảy ra gần 6.000 vụ tai nạn lao động, làm hơn 6.000 người bị nạn, trong đó có khoảng 500 vụ tai nạn chết người, làm gần 600 người chết Những con số báo cáo này được thu thập chỉ từ dưới 10% tổng số doanh nghiệp trong cả nước Qua số liệu thống kê tại các bệnh viện, cơ sở y tế về số người nhập viện do tai nạn lao động thường nhiều gấp hơn 20 lần số liệu được báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Thống kê từ các bệnh viện, cơ sở y tế và cộng đồng, mỗi năm có khoảng 160.000-170.000 người bị tai nạn lao động phải đến điều trị tại cơ sở y tế và có khoảng 1700 người chết Ngoài tai nạn lao động thì việc không thực hiện tốt an toàn, vệ sinh lao động còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh nghề nghiệp cho người lao động Việt Nam hiện có 34 bệnh nghề nghiệp đã được đưa vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm (tính đến tháng 4/2017) Tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp đã qua giám định được cộng dồn

từ trước tính đến cuối năm 2014 của chúng ta là 27.515 trường hợp, trong đó, chủ yếu là bệnh bụi phổi silic và điếc nghề nghiệp Đây là những con số rất đáng được quan tâm vì tình trạng bệnh tật ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, năng suất lao động của mỗi người Một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng thời gian gần đây chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: vụ tai nạn chết người xảy ra vào ngày 30/1/2016 do bị rơi thang máy tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải tại công trình khách sạn 18 tầng tại Đà Nằng làm chết 05 người; vụ

Trang 12

Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên, tuy nhiên một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn

vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có những hạn chế như: công tác xây dựng và ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu và chưa phù hợp; công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được thực hiện đầy đủ; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế

Trước những đòi hỏi khách quan của quá trình hội nhập và những đóng góp ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của đất nước của các doanh nghiệp nhỏ

và vừa, Đảng và Nhà nước ta khẳng định tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh theo phương châm tích cực, bền vững, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường…Vì vậy việc tăng cường hơn nữa công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp đặc biệt là quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa là điều cần thiết và quan trọng

Với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại của quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và

vừa ở Việt Nam, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài "Quản lý nhà nước bằng pháp

Trang 13

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV làm cơ sở cho việc xác định nội dung nghiên cứu của luận án;

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam;

- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV để rút ra bài học cho Việt Nam;

- Phân tích thực trạng, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế của QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam và lý giải nguyên nhân của chúng;

- Nghiên cứu, đề xuất định hướng và hệ thống giải pháp có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Trang 14

5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN bằng pháp

luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam, tiếp cận theo nội dung quản lý, trong đó, tập trung vào những nội dung cơ bản như sau:

+ Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

+ Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (nội dung trọng

tâm được nghiên cứu);

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

- Về không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu trên phạm vi cả nước Trong

đó, các khảo sát được thực hiện tại một số tỉnh, thành khu vực phía Bắc, miền Trung và miền Nam

- Về thời gian: Luận án xem xét, đánh giá thực trạng QLNN bằng pháp luật

về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2016 Số liệu

sử dụng trong phân tích, đánh giá tình hình QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV chủ yếu từ: số liệu điều tra, khảo sát thực tế từ các DNNVV;

số liệu thứ cấp: số liệu từ Niên giám thống kê của Tổng Cục thống kê; số liệu báo cáo của Bộ Lao động Thương bình và Xã hội (LĐTB&XH); Bộ Y tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo

hộ lao động - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về công tác QLNN về ATVSLĐ trong các DNNVV

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Phương pháp luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng

Trang 15

6

với quan điểm lịch sử cụ thể, toàn diện; phương pháp tiếp cận hệ thống và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước để hoàn thiện cơ sở lý thuyết

và đánh giá tình hình QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ của luận án, một số phương pháp nghiên cứu cơ bản

sẽ được sử dụng cụ thể như sau:

- Phương pháp hồi cứu, thu thập các số liệu, tài liệu:

Thu thập hồi cứu các tài liệu có liên quan đến công tác quản lý bằng pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong nước và trên thế giới Hệ thống lại các văn bản quy định pháp luật liên quan đến QLNN về ATVSLĐ trong các DNNVV hiện nay ở Việt Nam

- Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có:

Sử dụng phương pháp phân tích tư liệu sẵn có để xử lý các số liệu thu được qua việc hồi cứu, khảo sát và phỏng vấn Trên cơ sở đó có sự phân tích và rút ra các kết luận làm cơ sở cho việc tư duy khoa học, đề xuất vấn đề liên quan đến nội dung luận án

- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi:

Luận án tập trung vào điều tra xã hội học thông qua phát phiếu điều tra dành cho các cán bộ quản lý về ATVSLĐ tại các DNNVV (tính theo quy mô lao động) Để tính cỡ mẫu, tác giả sử dụng công thức cỡ mẫu sau:

Trang 16

7

2

2 2 /

d

p p

nz  

Trong đó:

p = 0,5 (p=0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất cho một nghiên cứu mô tả)

Z1-α/2: hệ số tin cậy ở xác suất 95% là 1,96

d: độ chính xác tuyệt đối của p là 5 %

Thay vào công thức, tính được cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là n = 384

Số phiếu khảo sát đã gửi đi là 450 phiếu và số phiếu thu lại là 434 phiếu (chiếm 96,44%) Thông qua các câu hỏi điều tra sẽ cho chúng ta được những số liệu minh họa sinh động từ các DNNVV

Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề liên quan: các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ; việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ tại các DNNVV; tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ; khai báo, điều tra, thống kê báo cáo TNLĐ, bồi thường trợ cấp cho NLĐ bị TNLĐ và BNN; thanh tra ATVSLĐ

Số lượng: 434 doanh nghiệp Số phiếu phát ra 450, số phiếu thu về 434 đạt

- Miền Trung: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Huế, Nha Trang, Quy Nhơn

- Miền Nam: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai

Số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng chương trình Epi Info 7 Thông qua một bảng được mã hóa dựa trên bảng hỏi

Trang 17

8

5 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu

5.1 Giả thuyết khoa học

Luận án được tiến hành để chứng minh các giả thuyết khoa học sau đây:

- Giả thuyết 1: Hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ

sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Dự kiến kết quả nghiên cứu: Làm sáng tỏ được vai trò quan trọng của quản

lý nhà nước bằng pháp luật trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Giả thuyết 2: Hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ

sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam còn có nhiều hạn chế

Dự kiến kết quả nghiên cứu: Đánh giá những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế của hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời lý giải được nguyên nhân của những hạn chế đó

- Giả thuyết 3: Nếu thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp cơ bản về ban hành

pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, nguồn nhân lực, thanh tra, kiểm tra giám sát… sẽ góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian tới

Dự kiến kết quả nghiên cứu: Đề xuất được những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

5.2 Câu hỏi nghiên cứu

Luận án được tiến hành để trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:

- Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Cơ sở khoa học của hoạt động quản lý nhà

nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những nội dung cơ bản nào?

- Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước bằng

Trang 18

9

pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Cần thực hiện những giải pháp nào để hoàn

thiện hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ở Việt Nam nói chung và trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng?

6 Những đóng góp mới của luận án

- Luận án đã hệ thống một cách toàn diện về cơ sở khoa học của QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam Luận án đã phân tích và làm sáng rõ khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV Từ đó, tạo lập khung lý thuyết làm căn cứ khoa học cho nghiên cứu thực tiễn QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam

- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia về QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV, luận án đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm để áp dụng vào Việt Nam Đây là những kinh nghiệm có giá trị, giúp cho công tác QLNN bằng pháp luật ATVSLĐ trong các DNNVV ở nước ta được hoàn thiện phù hợp với quá trình phát triển trong khu vực và trên thế giới

- Việc phân tích, đánh giá đúng đắn, khách quan về khoa học và thực trạng QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam, luận án đã chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, đã tạo ra cơ sở thực tiễn đúng

và tốt cho hoạch định phương hướng, giải pháp QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam

- Trên cơ sở kết quả phân tích, tổng hợp, luận án đã đưa ra những phương hướng về QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam trong thời gian tới; đề ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV bao gồm: giải pháp về công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về ATVSLĐ cho các DNNVV, giải pháp về công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ATVSLĐ trong các

Trang 19

10

DNNVV, giải pháp tăng cường năng lực thanh tra ATVSLĐ Trong các giải pháp đưa ra, nhóm giải pháp được nhấn mạnh và mang tính mới ở đây chính là công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV Khi Luật ATVSLĐ vừa mới được ban hành và có hiệu lực thì đây là những giải pháp cơ bản và thực sự cần thiết đối với công tác QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Luận án đã làm sâu sắc, hoàn thiện cơ sở khoa học về QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam

- Luận án đã tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp luật về ATVSLĐ; đã phân tích và đánh giá thực trạng về công tác QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV trên các nội dung: xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ATVSLĐ và công tác thanh tra, kiểm tra,

xử lý vi phạm Trên cơ sở phân tích và chỉ ra những kết quả đạt được, những điểm hạn chế và phân tích các nguyên nhân của những hạn chế của công tác QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV, luận án đã đề xuất các giải pháp khoa học và phù hợp Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các định hướng cũng như giải pháp nhằm đảm bảo cho công tác QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ngày càng được hoàn thiện

- Luận án sẽ là một báo cáo khoa học tương đối toàn diện, có hệ thống về vấn đề QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV Sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các học viên, sinh viên, những người quan tâm đến công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động

8 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, mục lục, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận án gồm có 04 chương

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2 Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước bằng pháp luật về an

Trang 20

11

toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chương 3 Thực trạng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quản lý nhà

nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chương 4 Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước

bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Trang 21

12

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan quản lý nhà nước bằng pháp luật về

an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở ngoài nước

và trong nước

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Do công tác an toàn, vệ sinh lao động là một lĩnh vực đa ngành, đa lĩnh vực nên có rất nhiều những nghiên cứu thuộc nhiều ngành nghề và lĩnh vực Vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động luôn được các nước quan tâm và nghiên cứu Cũng đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu chuyên sâu về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động như an toàn điện, an toàn máy, thiết bị, thông gió, phương tiện bảo vệ cá nhân Tổ chức Lao động thế giới (ILO) luôn coi an toàn vệ sinh lao động là một hoạt động cốt lõi của mình

Riêng về lĩnh vực QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ cho đến nay cũng chưa có nhiều nghiên cứu, đặc biệt là những nghiên cứu về QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV Trong phạm vi hiểu biết của nghiên cứu sinh, có thể liệt kê những nghiên cứu có liên quan như sau:

1.1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện công tác an toàn và vệ sinh lao động

Trong năm 2001, ILO đã xuất bản cuốn “Guidelines on Occupational Safety

and Health management System ILO-OSH 2001” (Hướng dẫn về hệ thống quản

lý an toàn và vệ sinh lao động của ILO-OSH 2001) [86], nhằm tạo một công cụ

hỗ trợ thiết thực cho các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền, cũng như các biện pháp để không ngừng hoàn thiện việc thực hiện ATVSLĐ Những hướng dẫn này nhằm góp phần bảo vệ NLĐ khỏi các nguy cơ và loại bỏ những thương tích, tình trạng sức khỏe yếu, bệnh tật và tử vong liên quan đến nghề nghiệp

Trang 22

Năm 2004, ILO đã xuất bản cuốn “Global Strategy on Occupational Safety

and Health” (Chiến lược toàn cầu về an toàn vệ sinh lao động) [87] Đây là

những kết luận của Hội nghị lao động quốc tế về ATVSLĐ năm 2003 Các kết luận tại Hội nghị phác thảo ra một chiến lược ATVSLĐ toàn cầu Những kết luận này khẳng định các công cụ của ILO đóng vai trò như một trụ cột chính cho việc phổ biến ATVSLĐ, đồng thời kêu gọi hòa nhập giúp kết nối một cách có hiệu quả hơn nữa các tiêu chuẩn của ILO với những phương thức hành động khác nhằm tối đa hóa tầm ảnh hưởng như sự ủng hộ tích cực, nâng cao nhận thức, mở rộng kiến thức, quản lý, phổ biến thông tin và phối hợp kỹ thuật Các trụ cột cơ bản của chiến lược ATVSLĐ toàn cầu bao gồm việc xây dựng và duy trì văn hóa phòng ngừa ATVSLĐ quốc gia, giới thiệu cách tiếp cận hệ thống công tác quản lý ATVSLĐ

Đồng thời ILO cũng đưa ra các kế hoạch hành động của mình nhằm tuyên truyền công tác ATVSLĐ tại nơi làm việc

Trong bản chiến lược ghi rõ việc cần thiết phải cần xây dựng và áp dụng những giải pháp và chiến lược mới Cần dành ưu tiên cao hơn nữa cho công tác ATVSLĐ cấp quốc tế, quốc gia và doanh nghiệp nhằm liên kết với các tổ chức

xã hội đối tác xây dựng và duy trì các cơ chế giúp tiếp tục cải thiện hệ thống ATVSLĐ quốc gia

Trang 23

14

Năm 2005, Nguyễn Anh Thơ, Cục An toàn lao động đã hoàn thành luận văn

thạc sỹ tại Hàn Quốc mang tên “Korean OSH legal, Institutional and

organizational system and It’s implication to Vietnam” (Các hệ thống luật pháp, thể chế và tổ chức An toàn vệ sinh lao động ở Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam) [97] Trong cuốn luận văn này, tác giả đã chỉ ra các vấn đề liên quan đến

an toàn vệ sinh lao động tại Hàn Quốc như đặc điểm kinh tế xã hội, hệ thống luật pháp và cụ thể là đề cập tới hệ thống luật pháp an toàn vệ sinh lao động Thông qua việc nghiên cứu về tình hình TNLĐ và BNN, điều kiện làm việc ở Hàn Quốc cũng như các hoạt động quản lý về ATVSLĐ Hàn Quốc Tác giả tìm hiểu các kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc quản lý và tăng cường công tác ATVSLĐ

ở Hàn Quốc và từ đó đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam Trong luận văn của mình, Nguyễn Anh Thơ đã đề cập cụ thể hệ thống luật pháp ATVSLĐ của Hàn Quốc Đã tìm hiểu những quy định chính về ATVSLĐ trong đó có trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và các yêu cầu về ATVSLĐ Luận văn cũng đề cập đến các hoạt động ATVSLĐ ở Việt Nam bao gồm các hệ thống luật pháp, các hoạt động quản lý và tình hình ATVSLĐ (trước năm 2005) Từ những nghiên cứu và tìm hiểu của mình tác giả đã đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong công tác quản lý ATVSLĐ

Năm 2008, tác giả Benjamin O Alli, ILO đã xuất bản cuốn sách

“Fundamental Principles of occupational health and safety” ( Các nguyên tắc cơ

bản của công tác An toàn vệ sinh lao động) [75] Đây là một trong những hoạt

động tích cực của ILO nhằm ngăn ngừa TNLĐ và BNN ở các nước trên thế giới Cuốn sách đã chỉ rõ tầm quan trọng của công ước 187 của ILO được ra đời vào năm 2006 Công ước nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn các hoạt động ATVSLĐ ở các nước Cuốn sách nêu rõ các nguyên tắc cơ bản của ATVSLĐ, đưa ra các công cụ, cách tiếp cận mới của ILO đối với các hoạt động này: các chương trình quốc gia về ATVSLĐ, hồ sơ quốc gia, hệ thống quản lý ATVSLĐ Cuốn sách cũng giúp hướng dẫn xây dựng các chương trình và chính sách quốc gia về

Trang 24

15

ATVSLĐ ở các nước Cuốn sách chỉ rõ việc xây dựng và thực hiện chương trình quốc gia về ATVSLĐ, các biện pháp cần thiết để thực hiện một cách hiệu quả

TS Doo Yong Park (Hàn Quốc) năm 2012, đã có nghiên cứu về

“Occupational Safety- Developing infrastructure for occupational safety and

health” (An toàn lao động- phát triển cơ sở hạ tầng cho An toàn vệ sinh lao động) [96] Trong báo cáo này, hiện trạng ATVSLĐ được xem xét một cách tóm

lược Qua đó, đưa ra những đề xuất chính sách và định hướng thiết lập các hệ thống ATVSLĐ để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, thành công và nâng cao chất lượng sống cho người lao động của Việt Nam Báo cáo tập trung vào khuôn khổ ATVSLĐ ở cấp quốc gia và đưa ra các kiến nghị trên quan điểm vĩ mô, ở cấp quốc gia Một số kiến nghị đề xuất cụ thể như:

1 Cơ cấu tổ chức theo luật của ATVSLĐ

2 Hệ thống luật ATVSLĐ

3 Nguồn lực đối với ATVSLĐ

4 Hệ thống giám sát nơi làm việc

5 An toàn hóa chất

6 Hệ thống kiểm tra và chứng nhận phương tiện bảo vệ cá nhân

Cuối cùng, báo cáo cũng chỉ ra kinh nghiệm và những gợi ý từ Hàn Quốc

nghiên cứu về “The changing Role of Labour Ministries: Influencing Labour,

Employment and Social Policy” (Sự thay đổi vai trò của các Bộ Lao động: sự tác động đến lao động, việc làm và chính sách xã hội) [84], ILO đã có cam kết

lâu dài về việc tăng cường vai trò của các Bộ Lao động ở các quốc gia thành

Trang 25

16

viên Các Bộ Lao động được coi là một thành viên chính tham gia vào việc đàm phán giữa ILO và các chính phủ về việc thông qua va thực hiện các công ước của ILO Trong báo cáo của mình, Jason Heyes đã khẳng định tầm quan trọng của các Bộ Lao động trong việc hoạch định các chính sách kinh tế- xã hội, trong đó đảm bảo các quyền lợi chính đáng của người lao động Báo cáo xác định các hoạt động cần được thực hiện trong khi hoạch định các chính sách liên quan vấn

đề lao động, việc làm và an sinh xã hội Đồng thời tổng hợp từ thực tiễn được chia sẻ từ kinh nghiệm của một số quốc gia như: Ireland, Cộng hòa Czech, Cộng hòa Đức và Vương quốc Anh

Báo cáo cũng nhấn mạnh đến những ảnh hưởng liên quan đến chính sách và việc chuyển giao chính sách: điều kiện kinh tế - xã hội, thể chế, truyền thống, vị thế của các đảng phái chính trị trong chính phủ, tầm ảnh hưởng của các tổ chức đại diện giới chủ, công đoàn, các tổ chức phi chính phủ

Ngoài ra, trong báo cáo còn chỉ dẫn thêm một số yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạch định và xây dựng chính sách lao động như: sự thay đổi về kinh tế- xã hội,

sự phát triển khác nhau của mỗi quốc gia và mong muốn của các tổ chức siêu quốc gia (ví dụ tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF), cộng đồng chung Châu Âu )

Tác giả Injae Lee, Hàn Quốc đã có bản báo cáo vào năm 2006 về “Korea

Labor management system: Experiencies for developing countries” (Mô hình quản lý lao động Hàn Quốc: Bài học cho các nước đang phát triển) [92]. Trong báo cáo này, đã chỉ ra tầm quan trọng của quản lý lao động tại Hàn Quốc đã góp phần phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh những quyền lợi chính đáng của người lao động Bản báo cáo được chia làm 8 phần chính Trong đó, phần thứ 7 đề cập tới chính sách ATVSLĐ và hệ thống bồi thường TNLĐ của Hàn Quốc Năm

1981, Luật An toàn sức khỏe công nghiệp của Hàn Quốc ra đời nhằm ngăn ngừa TNLĐ và BNN đang gia tăng Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc để đẩy mạnh các hoạt động ATVSLĐ, vẫn phải xây dựng chương trình ngăn ngừa TNLĐ 5 năm

Trang 26

Phó Cục trưởng Cục ATVSLĐ Malaysia - Zabidi Bin Dato’s Md Adib đã

có báo cáo năm 2008 về “Occupational Safety and health management system

(OSHMS) Core in National OSH programs” ( Hệ thống Quản lý An toàn vệ sinh lao động- Hạt nhân của các Chương trình quốc gia về ATVSLĐ) [77] Trong báo

cáo của mình, ông đã đưa ra hệ thống quản lý ATVSLĐ tại Malaysia Năm 2003

và năm 2005, Maylaysia đã xây dựng hướng dẫn MS1722 về việc xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ và cơ sở phát triển một nền văn hóa an toàn và đảm bảo sức khỏe bền vững trong tổ chức, cụ thể là các doanh nghiệp trong đó có DNNVV Tại thời điểm 2008, Cục ATVSLĐ Maylaysia đang trong quá trình soạn thảo các quy định về hệ thống quản lý ATVSLĐ bao trùm toàn bộ các khu vực kinh tế

Báo cáo cũng đưa ra những thành tựu mà Malaysia đã đạt được trong quá trình thực hiện Hệ thống quản lý ATVSLĐ cho các doanh nghiệp đã góp phần giảm TNLĐ, tăng cường công tác ATVSLĐ tại nơi làm việc Đồng thời, báo cáo trình bày các đề xuất của Malaysia: (01) chứng nhận về hệ thống quản lý ATVSLĐ cần phải hướng tới sự đơn giản và phù hợp với từng ngành; (02) cần xây dựng sổ tay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tổ chức hội thảo để thảo luận các phương thức thực hiện hệ thống ATVSLĐ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 27

18

Hai tác giả Ts Amartugs và Ts Batnasan thuộc Bộ Lao động và phúc lợi

xã hội Mông Cổ năm 2008 cũng có bài báo cáo về “Productive tripartite

cooperation experiencies in developing and implementing national OSH program of Mongolia” (Kinh nghiệm hợp tác ba bên hiệu quả trong xây dựng và thực hiện chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động tại Mông Cổ) [76]

Trong báo cáo của mình, tác giả đã đưa ra các khái quát về đất nước Mông Cổ cũng như tình hình ATVSLĐ của nước này Chương trình quốc gia về ATVSLĐ của Mông Cổ đã được thực hiện từ năm 1997 Chương trình này đã góp phần trong việc cải thiện các điều kiện lao động; tạo khuôn khổ chính sách tốt hơn về ATVSLĐvà hệ thống quản lý ATVSLĐ Năm 2001 Tiểu ban quốc gia ba bên về ATVSLĐ được thành lập nhằm đảm bảo tư vấn hiệu quả về các vấn đề liên quan đến cải thiện các điều kiện ATVSLĐ và ngăn ngừa TNLĐ hoặc BNN Tiểu ban bao gồm 4 đại diện của Chính phủ, 3 đại diện của mỗi tổ chức của chủ lao động

và người lao động Trong giai đoạn tới, Mông Cổ đặt ra những mục tiêu chủ yếu trong lĩnh vực ATVSLĐ như sau: (1) Thực hiện luật pháp về ATVSLĐ hiệu quả, (2) thiết lập một cơ cấu hợp nhất trong đó chính phủ, chính quyền địa phương, các cơ quan thực hiện, cơ quan thanh tra nhà nước, tổ chức của người

sử dụng lao động và người lao động, khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ, có thể tích cực tham gia đảm bảo một môi trường lao động lành mạnh thông qua một hệ thống quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm xác định, (3) tăng cường khả năng tiếp cận và chất lượng của thông tin, thống kê về ATVSLĐ, (4) Thức đẩy sự tham gia của các tổ chức tư nhân và phi chính phủ về huấn luyện ATVSLĐ và thiết lập hoặc lựa chọn các tổ chức huấn luyện trong mọi ngành kinh tế, (5) thành lập trung tâm thông tin ATVSLĐ và cung cấp các phương pháp luận và tăng năng lực để đạt được văn hóa an toàn và sức khỏe mang tính phòng ngừa cho NSDLĐ và NLĐ

Trang 28

19

Năm 2015, 02 chuyên gia về ATVSLĐ của Hàn Quốc và ILO, Kyung-Hun

Kim và Ingrid Christehseh cũng đã có báo cáo trình bày “ILO’s

recommendations in building and implementing National Program on OSH effectively to ASEAN nations” (Khuyến nghị của ILO về xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình quốc gia ATVSLĐ cho các nước ASEAN) [91] Báo cáo

trình bày cách tiếp cận theo hệ thống ở cấp quốc gia Những tác động qua lại giữa tình hình ATVSLĐ, các chính sách quốc gia về ATVSLĐ và chương trình quốc gia về ATVSLĐ Đồng thời báo cáo cũng chỉ ra sự so sánh của các nước trong khối ASEAN về công tác ATVSLĐ

Báo cáo “Enhanching Safety Culture, Striving for Susbtainability” (Thúc

đẩy văn hóa an toàn, vì sự phát triển bền vững) [81] đã được chuyên gia John

Lacey, Phó Viện trưởng Viện An toàn vệ sinh lao động Anh quốc trình bày tại Hội nghị thường niên về An toàn, vệ sinh lao động Châu Á Thái Bình dương lần thứ 28 tại Indonexia, năm 2013 Trong báo cáo của mình ông John Lacey nhấn mạnh việc chủ các doanh nghiệp cần thúc đẩy đồng thời các yếu tố về thương mại và an toàn, vệ sinh lao động Báo cáo chỉ ra việc làm thế nào để đạt được điều này một cách đơn giản và trực tiếp Báo cáo cho thấy người chủ doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng chính đến văn hoán của doanh nghiệp trong đó có văn hóa an toàn Chủ doanh nghiệp đóng vai trò chính trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp của mình Việc tiêu chuẩn hóa, sử dụng hệ thống quản lý an toàn, các chương trình an toàn và kế hoạch lãnh đạo sẽ tạo được văn hóa an toàn và mang lại lợi ích chung cho doanh nghiệp

Trong báo cáo “National OSH Master Plan of Thailand” (Kế hoạch tổng

thể về ATVSLĐ cấp quốc gia của Thái Lan) [94] do TS Wisanti

Laohaudomchole, Bộ Lao động Thái Lan đã trình bày về kế hoạch tổng thể của Thái Lan qua các giai đoạn Bắt đầu từ năm 2002, Thái Lan đã xây dựng kế hoạch tổng thể 5 năm lần thứ nhất (2002-2006) đến nay, Thái Lan đã xây dựng

Trang 29

20

kế hoạch tổng thể 5 năm lần thứ 3 Kế hoạch được xây dựng trên những mục tiêu

và tầm nhìn xác định Trong đó luôn đề ra các chiến lược Một trong những chiến lược quan trọng của kế hoạch là chiến lược xây dựng cơ chế quản lý ATVSLĐ hiệu quả Báo cáo cũng chỉ ra sơ đồ quản lý của Bộ Lao động Thái Lan Cơ cấu và luật pháp về ATVSLĐ tại Thái Lan

1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Như phân tích ở trên, ATVSLĐ là một lĩnh vực đa ngành, đa nghề và phụ thuộc nhiều vào điều kiện phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi nước Việt Nam cũng

là một trong những quốc gia luôn quan tâm tới công tác ATVSLĐ Từ năm 1971 khi Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động (nay là Viện Khoa học An toàn và

Vệ sinh lao động) được thành lập đã có những nghiên cứu đầu tiên về ATVSLĐ Tuy nhiên, có thể nói những nghiên cứu về QLNN nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATVSLĐ nói riêng đến nay cũng không có nhiều ở Việt Nam

Một số những nghiên cứu liên quan trong nước về QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ được chỉ ra như sau:

1.1.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về cơ sở khoa học an toàn, vệ sinh lao động

Từ năm 1996 đến năm 2000, PGS TS Nguyễn An Lương và cộng sự đã

thực hiện một đề tài nghiên cứu cấp nhà nước mã số KHCN.11.07 “Nghiên cứu

xây dựng chiến lược và các biện pháp cơ bản để giám sát, dự phòng và xử lý các nguy cơ ô nhiễm môi trường lao động ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động”

[44] Đề tài đã đánh giá được các yếu tố tác hại nghề nghiệp, tình hình ô nhiễm môi trường lao động, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, bệnh nghề nghiệp, TNLĐ của

1 số khu công nghiệp điển hình, 1 số ngành sản xuất mới phát triển và 1 số nhà máy quốc phòng; Đề xuất được các biện pháp cơ bản để giám sát, dự phòng và

xử lý các nguy cơ ô nhiễm môi trường lao động; Đề xuất được dự thảo chiến

Trang 30

“Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quản

lý an toàn và vệ sinh lao động phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động trong quá trình hội nhập” [45] Đề tài tập

trung vào các vấn đề nghiên cứu đưa ra được luận cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất hệ thống tiêu chuẩn ATVSLĐ phù hợp với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế theo định hướng phát triển bền vững; Nghiên cứu đề xuất được cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề quản lý công tác ATVSLĐ và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp với giai đoạn CNH, HĐH đất nước và quá trình hội nhập khu vực và quốc tế

Cuốn sách “Bảo hộ lao động” [46], [48] do PGS.TS Nguyễn An Lương

chủ biên và do nhà xuất bản Lao động xuất bản vào năm 2006 và được bổ sung thêm nhiều nội dung để xuất bản lần sau vào năm 2012 là các tài liệu nghiên cứu

và tham khảo cơ bản về công tác bảo hộ lao động (an toàn vệ sinh lao động) ở nước ta Cuốn sách Bảo hộ lao động năm 2012 dày 700 trang gồm 5 phần với 21 chương, trình bày một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống từ những khái niệm

cơ bản, những nội dung chủ yếu về pháp luật, chính sách, công tác quản lý, xây dựng chiến lược, vấn đề xã hội hóa công tác bảo họ lao động cho đến những nguyên lý cơ bản, cơ sở khoa học, các giải pháp khoa học và công nghệ cơ bản

và đặc thù của bảo hộ lao động Đây là một tài liệu tham khảo quý cho những người làm công tác bảo hộ lao động (an toàn vệ sinh lao động) Cuốn sách còn đưa ra những vấn đề mới hiện nay đối với công tác ATVSLĐ ở Việt Nam hiện nay như: vấn đề xã hội hóa ATVSLĐ ở Việt Nam; vấn đề xây dựng và chiến lược phát triển công tác bảo hộ lao động (ATVSLĐ) Vấn đề quản lý ATVSLĐ

Trang 31

22

cũng đã được các tác giả đề cập tương đối đầy đủ trong một chương riêng (chương 5)

Năm 2013, luận văn thạc sỹ luật của Đặng Văn Khánh “Hoàn thiện pháp

luật về an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam hiện nay” [38] Hệ thống pháp luật

an toàn, vệ sinh lao động được đánh giá là chưa đầy đủ, đồng bộ, toàn diện; thiếu công khai, minh bạch; thiếu tính phù hợp, khả thi; chưa chặt chẽ, chính xác Một

số cơ chế, chính sách về an toàn, vệ sinh lao động còn chưa phù hợp Nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động không còn phù hợp, chậm được sửa đổi, ban hành mới Chính vì vậy, luận văn đã nêu thực trạng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật an toàn vệ sinh lao động

Năm 2015, Bộ LĐTB&XH phối hợp với các tổ chức quốc tế ILO, GIZ,

UNICEF đã tổng hợp và biên soạn cuốn sách “Thuật ngữ Lao động- xã hội”

[13] Cuốn sách được trình bày thành 12 lĩnh vực bao gồm các lĩnh vực: lao động, việc làm, quan hệ lao động, an toàn, vệ sinh lao động Đây là cuốn thuật ngữ hữu ích cho các cán bộ quản lý, nghiên cứu, giảng dạy về các lĩnh vực liên quan đến lao động- xã hội Những thuật ngữ này được biên soạn và bổ sung mới phủ hợp với các công ước ILO và các ấn phẩm của các học giả trong nước và quốc tế

1.1.2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

TS Trần Mai, Bộ LĐ&TBXH đã có bài báo cáo năm 2002 về “Thực trạng

và các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn lao động và vệ sinh lao động” [62, tr 17-21] Trong báo cáo, tác giả đã đưa ra những thiếu sót, tồn

tại cần nhìn nhận và đánh giá như: việc vi phạm các quy định của nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường; tình hình TNLĐ, cháy nổ, BNN còn cao; công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ chưa được tiến hành

Trang 32

23

thường xuyên; công tác tự kiểm tra hiệu quả thấp Báo cáo cũng nêu những nguyên nhân chủ yếu: nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc bảo đảm ATVSLĐ chưa đầy đủ; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chưa đủ mạnh; công nghệ, thiết bị máy móc xuống cấp; công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền, huấn luyện còn nhiều hạn chế Từ đó báo cáo đề ra một số nội dung cần thực hiện như: cần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành về ATVSLĐ; hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước về ATVSLĐ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ; tăng cường nghiên cứu khoa học

Năm 2006, TS Triệu Quốc Lộc chủ nhiệm đề tài mã số ĐL/06-2006-2

“Nghiên cứu xây dựng chương trình quản lý kiểm soát an toàn- vệ sinh lao động

và môi trường đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” [50]

Đề tài đã đánh giá thực trạng tình hình quản lý An toàn vệ sinh lao động và môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp hạn chế khắc phục Đồng thời, xây dựng chương trình quản lý kiểm soát an toàn- vệ sinh lao động và môi trường nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát

an toàn, sức khỏe và môi trường tại các cơ sở sản xuất góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh

Năm 2009, KS Đoàn Minh Hòa, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã

chủ trì đề tài cấp Bộ mã số CB 2009-01-09 “Xây dựng quy trình quản lý An toàn

- Vệ sinh lao động trong các loại hình doanh nghiệp” [36] Đề tài đã tập trung

nghiên cứu về áp dụng hệ thống quản lý tại các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ tại một số địa phương để từ đó kiến nghị các giải pháp thực hiện trong một

số loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa

Năm 2011, GS.TS Lê Vân Trình có báo cáo về “Hệ thống quản lý an toàn,

vệ sinh lao động ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp” [63] Báo cáo

Trang 33

24

phân tích, hệ thống quản lý ATVSLĐ hiện tại của Việt Nam Đồng thời cũng đề xuất xây dựng một hệ thống quản lý ATVSLĐ Để hoàn thiện được hệ thống này đòi hỏi cần áp dụng các giải pháp như: tổ chức- quản lý, khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội Điều này sẽ góp phần tăng cường hiệu lực QLNN nói chung và hiệu lực quản lý của các cơ quan QLNN về công tác ATVSLĐ nói riêng

Năm 2012, nằm trong hoạt động tổng kết 18 năm thi hành pháp luật an

toàn, vệ sinh lao động của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, báo cáo “Tình

hình thực hiện pháp luật về An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 1995-2012 và định hướng triển khai đến năm 2020” [9] đã nêu rõ Chiến lược xây dựng và hoàn

thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và một trong những quan điểm chỉ đạo là xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật an toàn vệ sinh lao động nói riêng, đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam và quá trình hội nhập Báo cáo đã chỉ ra tình hình xây dựng và triển khai thực hiện pháp luật

về ATVSLĐ; tình hình thực hiện pháp luật về ATVSLĐ Đồng thời cũng đánh giá việc triển khai thực hiện pháp luật về ATVSLĐ Cuối cùng, báo cáo nói rõ phương hướng nhiệm vụ công tác ATVSLĐ giai đoạn 2013 -2020

1.2 Đánh giá những các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Những thành tựu của các công trình liên quan đến đề tài

Có thể nói lĩnh vực ATVSLĐ là một trong những vấn đề đang được các nước trên thế giới quan tâm Chính vì vậy, tổ chức Lao động thế giới (ILO), các nước trên thế giới đã có nhiều những ấn phẩm nhằm phục vụ cho việc tăng cường công tác ATVSLĐ Đảng và nhà nước Việt Nam đã dành nhiều sự quan tâm cho công tác ATVSLĐ, đã có nhiều nghiên cứu chuyên nghành về lĩnh vực ATVSLĐ Những thành công của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nổi bật như sau:

Thứ nhất, đã đề cập được chiến lược phát triển chung trên toàn cầu về

ATVSLĐ

Trang 34

25

Trong cuốn “Chiến lược toàn cầu về ATVSLĐ” của ILO năm 2004 đã đề

cập khá cụ thể tới chiến lược này dựa trên các kết luận của Hội nghị Lao động quốc tế lần thứ 91 Chiến lược chú trọng tới việc cần thiết phải cần xây dựng và

áp dụng những giải pháp và chiến lược mới Cần dành ưu tiên cao hơn nữa cho công tác ATVSLĐ cấp quốc tế, quốc gia và doanh nghiệp nhằm liên kết với các

tổ chức xã hội đối tác xây dựng và duy trì các cơ chế giúp tiếp tục cải thiện hệ thống ATVSLĐ quốc gia

Thứ hai, đã xây dựng được các hệ thống quản lý ATVSLĐ chung và cụ thể

ở một số nước Trong đó nhấn mạnh đến hệ thống quản lý ATVSLĐ cấp quốc gia, đến các chính sách và chương trình quốc gia về ATVSLĐ

Các tài liệu của ILO và của một số nước đã chỉ ra hệ thống quản lý an toàn

và vệ sinh lao động (OSH-MS) Trong cuốn “Hướng dẫn về hệ thống quản lý an

toàn và vệ sinh lao động (OSH-MS)”, đã nhấn mạnh việc thiết lập khuân khổ cấp

quốc gia dành cho hệ thống quản lý ATVSLĐ Cụ thể hơn vào năm 2008, ILO

đã xuất bản cuốn sách “Các nguyên tắc cơ bản của công tác An toàn vệ sinh lao

động” Cuốn sách giúp hướng dẫn các chương trình, chính sách về ATVSLĐ ở

các nước

Các chương trình quốc gia của các nước ASEAN được đưa ra trong

“Khuyến nghị của ILO về xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình quốc gia

ATVSLĐ cho các nước ASEAN” Một số nước cũng đã đưa chương trình và kế

hoạch quốc gia của mình như Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Mông Cổ

Thứ ba, đã chỉ ra những kinh nghiệm và pháp luật của một số nước cụ thể

trong đó có Việt Nam

Kinh nghiệm của Hàn Quốc về ATVSLĐ đã được nghiên cứu trong một số

các công trình như “Các hệ thống luật pháp, thể chế và tổ chức An toàn vệ sinh

lao động ở Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam” (Nguyễn Anh Thơ, 2005);

Báo cáo “Mô hình quản lý lao động Hàn Quốc: Bài học cho các nước đang phát

Trang 35

26

triển” (Injae Lee, Hàn Quốc- 2006) Trong đó đã đưa ra một số gợi ý cho Việt

Nam như: việc xây dựng một luật riêng về ATVSLĐ, xây dựng cơ cấu tổ chức

về ATVSLĐ, việc xây dựng hệ thống giám sát nơi làm việc

Kinh nghiệm đến từ Ireland, Cộng hòa Czech, Cộng hòa Đức và Vương

quốc Anh cũng được chỉ ra trong báo cáo “Sự thay đổi vai trò của các Bộ Lao

động: sự tác động đến lao động, việc làm và chính sách xã hội” của ILO Trong

đó khẳng định tầm quan trọng của các Bộ Lao động nói chung và công tác ATVSLĐ nói riêng

Các kinh nghiệm của một số nước như Thái Lan, Malaysia cũng được đề cập trong các báo cáo được tham khảo

Bên cạnh đó, hệ thống quản lý về ATVSLĐ của quốc gia cũng như tại các

doanh nghiệp cũng đã được đề cập trong báo cáo của GS.TS Lê Vân Trình “Hệ

thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động ở Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp” và đề tài của KS Đoàn Minh Hòa “Xây dựng quy trình quản lý An toàn -

Vệ sinh lao động trong các loại hình doanh nghiệp”; TS Triệu Quốc Lộc

“Nghiên cứu xây dựng chương trình quản lý kiểm soát an toàn- vệ sinh lao động

và môi trường đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Thứ tư, đã đưa ra được những khái niệm cơ bản về công tác ATVSLĐ

Trong cuốn sách “Bảo hộ lao động” do PGS.TS Nguyễn An Lương chủ biên đã

trình bày hệ thống từ những khái niệm cơ bản, những nội dung chủ yếu về pháp luật, chính sách, công tác quản lý, xây dựng chiến lược, vấn đề xã hội hóa công tác bảo họ lao động cho đến những nguyên lý cơ bản, cơ sở khoa học, các giải pháp khoa học và công nghệ cơ bản và đặc thù của bảo hộ lao động

Những khái niệm liên quan đến đặc điểm, vai trò của pháp luật về ATVSLĐ cũng được đề cập đến trong luận văn thạc sỹ của Đặng Văn Khánh

“Hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam hiện nay”

Trang 36

27

Thứ năm, đã đề cập đến một số bất cập trong quản lý nhà nước bằng pháp

luật về an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam

Những bất cập này được đưa ra trong những công trình khoa học, các đề tài nghiên cứu cũng như các bài báo có liên quan đã được tổng hợp Bản báo cáo

“Tình hình thực hiện pháp luật về An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 1995-2012

và định hướng triển khai đến năm 2020” đã nêu khá rõ ràng và đầy đủ về những

vấn đề này

Thứ sáu, đã nêu lên được một số thực trạng của quản lý nhà nước về

ATVSLĐ ở Việt Nam

Thực trạng quản lý nhà nước về A toàn vệ sinh lao động còn nhiều bất cập

Từ việc ban hành văn bản đến việc tổ chức thực hiện Một trong những vấn đề cần đề bất cập nhất là chúng ta chưa có luật riêng về ATVSLĐ

Thứ bảy, đã đề xuất được một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về

ATVSLĐ ở Việt Nam

Các giải pháp quản lý nhà nước về ATVSLĐ ở Việt Nam cũng đã được đề cập đến trong các công trình bài báo có liên quan Chiến lược phát triển ATVSLĐ ở Việt Nam và các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về

ATVSLĐ đã được đề cập trong cuốn “Bảo hộ lao động”, “Tình hình thực hiện

pháp luật về An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 1995-2012 và định hướng triển khai đến năm 2020”; luận văn thạc sỹ “Quản lý nhà nước về An toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam hiện nay”

1.2.2 Những vấn đề chưa được giải quyết trong những công trình đã công bố trong và ngoài nước

Tuy rằng trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về ATVSLĐ nhưng đối với vấn đề QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ ở Việt Nam hiện chưa có một công trình riêng nào đi sâu vào nghiên cứu vấn đề

Trang 37

28

này Vì vậy, một số vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước bằng pháp luật ở Việt Nam vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh như sau:

Một là, các khái niệm liên quan đến quản lý nhà nước bằng pháp luật về

ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam cần được thống nhất và làm rõ Trong các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã đề cập đến quản lý nhà nước về ATVSLĐ, chiến lược quốc gia, chương trình quốc gia về ATVSLĐ (Các tài liệu của ILO, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan….) Các khái niệm quản lý nhà nước về

bảo hộ lao động đã được trình bày khá đầy đủ trong cuốn “Bảo hộ lao động” của

PGS.TS Nguyễn An Lương Các khái niệm về pháp luật ATVSLĐ cũng đã

được đưa ra sơ bộ trong luận án “Hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao

động ở Việt Nam hiện nay” Tuy nhiên, vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật

về an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam cần được đặt ra nghiên cứu một cách đầy đủ cả về khái niệm cả về nội dung

Hai là, các chính sách và khung chương trình quốc gia của ILO và các nước

có những điểm chung nhưng thực tế áp dụng vào Việt Nam thì cần phải có những nghiên cứu cụ thể Bởi thực tế Việt Nam so với các nước khác có nhiều điểm khác biệt, từ cơ chế quản lý chung đến thực trạng ATVSLĐ ở các doanh nghiệp

Ba là, thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATVSLĐ ở Việt Nam

tuy đã được đề cập đến trong một số báo cáo của Bộ LĐTB&XH, trong cuốn

sách “Bảo hộ lao động”… Tuy nhiên, gần đây đã có nhiều văn bản pháp luật

được bổ sung Cơ cấu tổ chức và nhân sự làm về công tác ATVSLĐ cũng có những biến động Vì vậy, để nắm được rõ ràng và đầy đủ hơn về thực trạng quản

lý nhà nước bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV còn phải tiếp tục nghiên cứu và cập nhật thông tin

Bốn là, các giải pháp để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước

bằng pháp luật về ATVSLĐ ở Việt Nam chưa được đề cập một cách đầy đủ và

Trang 38

29

chi tiết Các giải pháp nhằm nâng cao công tác ATVSLĐ ở Việt Nam tuy đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu trước đây ở nhiều góc độ từ chuyên môn đến quản lý, song các giải pháp mang tính đồng bộ liên quan đến quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATVSLĐ ở Việt Nam thì cần được nghiên cứu thêm

và đề xuất để phù hợp với điều kiện cụ thể hiện nay

1.2.3 Những vấn đề về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án

Trên cơ sở những vấn đề chưa được giải quyết trong các công trình nghiên cứu liên quan đã được công bố, luận án sẽ tiếp tục giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước

luận án sẽ phân tích làm rõ hơn nữa lý luận QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV như: khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của công tác QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động này

Thứ hai, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm QLNN bằng pháp luật về

ATVSLĐ trong các doanh nghiệp nói chung, các DNNVV nói riêng Trên cơ sở nghiên cứu QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ ở một số nước trên thế giới, rút

ra bài học kinh nghiệm và những ứng dụng hữu ích của các nước trong việc QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ nói chung và trong các DNNVV nói riêng Thông qua việc vận dụng các chính sách pháp luật về ATVSLĐ dành cho các DNNVV; cách thức áp dụng các mô hình quản lý ATVSLĐ trong các DNNVV, cách xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ về ATVSLĐ cho các DNNVV… Từ các kinh nghiệm đó, nghiên cứu áp dụng các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam

Thứ ba, việc đảm bảo ATVSLĐ trong các DNNVV là một trong những tiêu

chí để nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV trong quá trình hội nhập

Trang 39

30

với nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, thực trạng về công tác QLNN bằng pháp luật

về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập vì vậy cần phải có sự nghiên cứu một cách công phu, nghiêm túc từ đó rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV

Thứ tư, trên cơ sở phân tích những hạn chế, bất cập của QLNN bằng pháp

luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam, phải đề xuất một hệ thống các giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam, đảm bảo cho an toàn, sức khỏe, tính mạng cho NLĐ; nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV; tạo đà thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển bền vững

Tóm lại, luận án thể hiện được tính cấp thiết và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó ở trong cũng như ngoài nước Luận án sẽ có những đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn liên quan đến QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam Luận án thể hiện sự đóng góp mới qua việc xây dựng và hoàn chỉnh một cách tương đối lý luận QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam; nêu lên được những bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới; đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV ở Việt Nam từ

đó đề xuất hệ thống những giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ ở Việt Nam nói chung và trong các DNNVV nói riêng

Tuy nhiên, đây là một đề tài nghiên cứu rộng, phức tạp liên quan đến nhiều chủ thể có trách nhiệm trong QLNN nên trong khuôn khổ đề tài, tác giả chỉ lý giải, phân tích những nội dung cơ bản nhất về QLNN bằng pháp luật về ATVSLĐ trong các DNNVV Trong đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là

Bộ giữ vai trò quản lý nhà nước chính về công tác ATVSLĐ

Trang 40

31

Chương 2

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật về

an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

2.1.1 Khái niệm

2.1.1.1 An toàn, vệ sinh lao động

Thuật ngữ an toàn, vệ sinh lao động ra đời và phát triển cùng với quá trình phát triển sản xuất, vì yêu cầu tất yếu khách quan phải bảo vệ tính mạng, sức khỏe người lao động, yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất

xã hội Để làm rõ thuật ngữ này trước hết cần phải làm rõ hai khái niệm cấu thành của nó là: an toàn lao động và vệ sinh lao động

* An toàn lao động

An toàn lao động luôn gắn với công cụ lao động và phương tiện lao động cụ thể Bởi lẽ, để có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh, con người phải sử dụng công cụ lao động, phương tiện lao động để sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá, dịch

vụ Công cụ và phương tiện lao động bao gồm từ các công cụ đơn giản đến các máy, thiết bị tinh vi, hiện đại, từ một chỗ làm việc đơn sơ, thậm chí không có mái che đến những nơi làm việc trong nhà xưởng với đầy đủ tiện nghi

Để tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định, hay còn được gọi là điều kiện lao động Điều kiện lao động làm tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với

Ngày đăng: 09/10/2017, 16:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2006), Chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010
Tác giả: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Năm: 2006
4. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2007), Hỏi đáp Một số chính sách chế độ về Bảo hộ lao động- An toàn lao động, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp Một số chính sách chế độ về Bảo hộ lao động- An toàn lao động
Tác giả: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2007
5. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2008), Hệ thống tiêu chuẩn ATVSLĐ và các qui định mới nhất về BHLĐ, ATVSLĐ, TNLĐ, BNN 2008, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống tiêu chuẩn ATVSLĐ và các qui định mới nhất về BHLĐ, ATVSLĐ, TNLĐ, BNN 2008
Tác giả: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2008
6. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2009), Hồ sơ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ ở Việt Nam giai đoạn 2005- 2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ ở Việt Nam giai đoạn 2005-2008
Tác giả: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Năm: 2009
7. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2010), Chương trình Quốc gia về Bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2006-2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Quốc gia về Bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2006-2010
Tác giả: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Năm: 2010
10. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2013), Tài liệu Hội nghị đánh giá giữa kỳ chương trình quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hội nghị đánh giá giữa kỳ chương trình quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015
Tác giả: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
Năm: 2013
11. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2015), Chương trình Quốc gia về Bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Quốc gia về Bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015
Tác giả: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Năm: 2015
12. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2015), Tài liệu Hội nghị thường niên mạng thông tin quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 19 năm 2015, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hội nghị thường niên mạng thông tin quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 19 năm 2015
Tác giả: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Năm: 2015
13. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2015), Thuật ngữ Lao động – xã hội, NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ Lao động – xã hội
Tác giả: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Nhà XB: NXB. Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2015
14. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2016), Hồ sơ quốc gia về An toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2010-2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ quốc gia về An toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2010-2015
Tác giả: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Năm: 2016
15. Chính phủ (2014), Hồ sơ trình Quốc hội về Dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ trình Quốc hội về Dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2014
16. Cục An toàn lao động (2010), Tập hợp văn bản pháp luật hện hành về an toàn lao động, vệ sinh lao động, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập hợp văn bản pháp luật hện hành về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Tác giả: Cục An toàn lao động
Nhà XB: NXB Lao động- Xã hội
Năm: 2010
17. Cục An toàn lao động (2011), Tài liệu huấn luyện An toàn vệ sinh lao động- Phần Văn bản pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu huấn luyện An toàn vệ sinh lao động- Phần Văn bản pháp luật
Tác giả: Cục An toàn lao động
Năm: 2011
18. Cục An toàn lao động (2012), Chiến lược an toàn vệ sinh lao động ở VN giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược an toàn vệ sinh lao động ở VN giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn 2020
Tác giả: Cục An toàn lao động
Năm: 2012
19. Cục An toàn lao động (2013), Luật An toàn, vệ sinh lao động một số quốc gia, NXB Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật An toàn, vệ sinh lao động một số quốc gia
Tác giả: Cục An toàn lao động
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2013
20. Cục Quản lý Môi trường Y tế (2015), Báo cáo công tác Y tế lao động và Phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác Y tế lao động và Phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2014
Tác giả: Cục Quản lý Môi trường Y tế
Năm: 2015
21. Cục Quản lý Môi trường Y tế (2015), Các nguyên tác vệ sinh và sức khỏe nghề nghiệp, NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nguyên tác vệ sinh và sức khỏe nghề nghiệp, NXB Y học
Tác giả: Cục Quản lý Môi trường Y tế
Nhà XB: NXB Y học"
Năm: 2015
22.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia
Năm: 2011
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận- thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), NXB. Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận- thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia-Sự thật
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w