1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tìm hiểu về chính quyền địa phương xã yên thường, huyện gia lâm, thành phố hà nội

35 354 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 174 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CQĐP CẤP XÃ. 3 1.1. CQĐP cấp xã khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò. 3 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của CQĐP cấp xã; 3 1.1.2Vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã trong bộ máy Nhà nước: 4 1.2 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã: 6 1.2.1 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của HĐND. 6 1.2.1.1 Tổ chức HĐND cấp xã. 6 1.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã. 7 1.2.2. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của UBND 8 1.2.2.1 Tổ chức UBND cấp xã. 8 1.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã. 8 Chương 2:THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CQĐP XÃ YÊN THƯỜNG 10 2.1. Khái quát về xã Yên Thường. 10 2.1.1. Đặc điểm địa lý: 10 2.1.2. Bộ máy tổ chức của xã Yên Thường. 11 2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã Yên Thường. 12 2.2. Thực trạng hoạt động của CQĐP xã Yên Thường. 13 2.2.1. Hoạt động của HĐND xã Yên Thường 13 2.2.1.1. Hoạt động của thường trực HĐND xã Yên Thường 13 2.2.1.2. Hoạt động của đại biểu HĐND xã Yên Thường. 14 2.2.1.3. Hoạt động của các Ban của HĐND xã Yên Thường 16 2.2.1.4. Hoạt động của tổ đại biểu HĐND xã Yên Thường 16 2.2.1.5. Hình thức làm việc của HĐND xã Yên Thường 17 2.2.2. Hoạt động của UBND xã Yên Thường. 17 2.2.2.1.Hoạt động của Chủ Tịch, các Phó chủ tịch, các ủy viên của UBND xã Yên Thường 17 2.2.2.2. Hình thức hoạt động của UBND xã Yên Thường 19 Chương 3: Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM TIẾP TỤC HOÀN THIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CQĐP XÃ YÊN THƯỜNG 20 3.1. Trong tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND. 20 3.2. Trong công tác tuyển chọn và sử dụng cán bộ, công chức. 22 3.3. Trong quản lý sử dụng đất đai. 24 3.4. Trong quản lý ngân sách xã. 24 3.5 Trong công việc chứng thực. 25 3.6. Xây dựng cơ sở vật chất của chính quyền cấp xã. 26 3.7. Giải pháp khắc phục tình trạng tảo hôn, mê tín dị đoan 27 KẾT LUẬN 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Thành công không chỉ xuất phát từ sự nỗ lực của bản thân mà còn từ sự

hỗ trợ, giúp đỡ của mọi người, dù đó là trực tiếp hay gián tiếp thì nó đều đángtrân trọng Từ khi bước vào học tập ở giảng đường đại học, em đã nhận đượcnhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè

Với lòng biết ơn sâu sắc, Em xin gửi tới các thầy cô trong khoa Nhànước và Pháp Luật trường đại học Nội Vụ Hà Nội đã cùng với tri thức và tâmhuyêt của mình đã truyền đạt vốn tri thức quý báu nhất cho chúng em trongsuốt thời gian em học tập tại trường Và đặc biệt trong kỳ học này, khoa đã tổchức cho chúng em tiếp cận với môn ‘Pháp luật về chính quyền địa phương’

mà theo em là rất hữu ích cho sinh viên nghành Quản lý nhà nước chúng emcũng như là sinh viên các nghành khác trong trường

Em xin trân thành cảm ơn TS Tạ Quang Ngọc đã tận tình hướng dẫnchúng em qua những buổi học trên lớp và những giờ thảo luận sôi nổi Nếukhông có sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tâm của thầy thì em nghĩ mình rất khó cóthể hoàn thành được bài báo cáo này Một lần nữa, em xin trân thành cảm ơncô

Em xin kính chúc các thầy, cô trong khoa Nhà Nước và Pháp Luật cómột sức khỏe dồi dào để tiếp tục truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệmcho chúng em và các thế hệ sinh viên tiếp sau của trường

Sinh viên thực hiện

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CQĐP CẤP XÃ 3

1.1 CQĐP cấp xã - khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò 3

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của CQĐP cấp xã; 3

1.1.2Vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã trong bộ máy Nhà nước: 4

1.2 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã: 6

1.2.1 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của HĐND 6

1.2.1.1 Tổ chức HĐND cấp xã 6

1.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã 7

1.2.2 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của UBND 8

1.2.2.1 Tổ chức UBND cấp xã 8

1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã 8

Chương 2:THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CQĐP XÃ YÊN THƯỜNG 10

2.1 Khái quát về xã Yên Thường 10

2.1.1 Đặc điểm địa lý: 10

2.1.2 Bộ máy tổ chức của xã Yên Thường 11

2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã Yên Thường 12

2.2 Thực trạng hoạt động của CQĐP xã Yên Thường 13

2.2.1 Hoạt động của HĐND xã Yên Thường 13

2.2.1.1 Hoạt động của thường trực HĐND xã Yên Thường 13

2.2.1.2 Hoạt động của đại biểu HĐND xã Yên Thường 14

2.2.1.3 Hoạt động của các Ban của HĐND xã Yên Thường 16

Trang 4

2.2.1.4 Hoạt động của tổ đại biểu HĐND xã Yên Thường 16

2.2.1.5 Hình thức làm việc của HĐND xã Yên Thường 17

2.2.2 Hoạt động của UBND xã Yên Thường 17

2.2.2.1.Hoạt động của Chủ Tịch, các Phó chủ tịch, các ủy viên của UBND xã Yên Thường 17

2.2.2.2 Hình thức hoạt động của UBND xã Yên Thường 19

Chương 3: Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM TIẾP TỤC HOÀN THIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CQĐP XÃ YÊN THƯỜNG 20

3.1 Trong tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND 20

3.2 Trong công tác tuyển chọn và sử dụng cán bộ, công chức 22

3.3 Trong quản lý sử dụng đất đai 24

3.4 Trong quản lý ngân sách xã 24

3.5 Trong công việc chứng thực 25

3.6 Xây dựng cơ sở vật chất của chính quyền cấp xã 26

3.7 Giải pháp khắc phục tình trạng tảo hôn, mê tín dị đoan 27

KẾT LUẬN 28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam ta rất coi trọng nền hành chínhnhà nước,đặc biệt là vấn đề về chính quyền địa phương Nhằm thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam theo định hướng pháp quyền của dân, do dân và vì dân Đấtnước ta đang trên con đường đổi mới và ngày càng phát triển Nền tảng đểnền kinh tế xã hội phát triển vững mạnh là hệ thống chính quyền địa phươngcủa nhà nước phải được ổn định và không ngừng phát triển Nhằm thúc đẩy,nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước ở địa phương đáp ứng yêu cầu của thời kỳcông nghiệp hóa - hiện đại hóa Đảng, nhà nước đã và đang triển khai thựchiện những nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địaphương Đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển, nhất lànhững nước có điều kiện và hoàn cảnh tương đồng với nước ta để xây dựng

và sửa đổi những quy định của pháp luật về chính quyền địa phương ở ViệtNam cho hợp lý

Trong Luật tổ chức CQĐP số: 77/2015/QH13, ngày 19/6/2015 quyđịnh 4 đơn vị HC của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh ), Huyện, quận, thị xã, thành phố trựcthuộc tỉnh, thành phố trược thuộc thành phố trực thuộc trung ương ( cấphuyện ); Xã, phường, thị trấn ( cấp xã ); Đơn vị hành chính – kinh tế đặcbiệt.Trong đó cấp xã, là cấp gần dân nhất, là nơi trực tiếp đưa các chủchương, chính sách của Đảng và Nhà Nước vào đời sống

Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của CQ cấp xã vẫn chưa được chuyênsâu, thiếu ổn định về nhân sự, bên cạnh đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụcòn nhiều hạn chế, hay rơi vào tình trạng lúng túng trước sự thay đổi và pháttriển chung của thời đại, dẫn đến hoạt động của UBND chưa cao chưa đápứng được nhu cầu của xã hội

Trang 6

Trong những năm gần đây chính quyền cấp xã đã có những chuyểnbiến rõ nét, nhất là sự chuyển biến về tổ chức và hoạt động về nhận thức tưduy, phong cách lãnh đạo quản lý không còn thụ động hành chính như trước.

Đặc biệt là CQĐP cấp xã ở vùng núi vùng sâu vùng xa đã có những sựthay đổi rõ nét góp phần vào sự phát triển đồng bộ nhanh chóng của đất nước

Nhận thức được tầm quan trọng của CQĐP cấp xã trong hệ thống chínhtrị nước ta Em xin lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về chính quyền địa phương xãYên Thường, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội”, để làm bài tiểu luận củamình

Ngoài phần mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểuluận gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức, hoạt động củaCQĐP cấp xã

Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của CQĐP xã YênThường

Chương 3: Ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củaCQĐP xã Yên Thường

Trang 7

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

CỦA CQĐP CẤP XÃ.

1.1 CQĐP cấp xã - khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò.

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của CQĐP cấp xã;

Trong hệ thống bộ máy nhà nước ở nước ta, cấp xã là cấp chính quyền

cơ sở có vị trí, vai trò rất quan trọng Xã là điểm cuối cùng của hệ thống chínhquyền nhà nước, là nơi hàng ngày chính quyền gắn bó, tiếp xúc mật thiết vớinhân dân, mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước đều bắt nguồn từ đây vàcũng chính từ đây các chủ trương, chính sách đó đi vào cuộc sống Đây là cấpgần dân nhất, sát dân nhất, trực tiếp thực hiện quản lý Nhà nước ở địaphương, có chức năng quản lý, điều hành các lĩnh vực, đời sống xã hội theochính sách của Đảng, pháp luật NN, nâng cao mọi mặt đời sống tinh thần củanhân dân

Từ rất lâu trong lịch sử, xã đã xuất hiện, hình thành với ý nghĩa là tổchức hành chính cấp cơ sở, mặc dầu không liên tục nhưng nhiều nhà nướcphong kiến Việt nam và các chính quyền đô hộ đã sử dụng mô hình tổ chức

bộ máy nhà nước có cấp xã

Chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND, thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình theo hiến pháp và pháp luật, các văn bản của các cơ quanquản lý Nhà nước cấp trên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cườngpháp chế XHCN, ngăn ngừa và phòng chống các biểu hiện quan liêu, vô tráchnhiệm, hách dịch, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, cán

bộ, công chức nhà nước và trong bộ máy chính quyền đia phương

Xuất phát từ đặc điểm cấp xã là đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ nhấttrong hệ thống bộ máy nhà nước nên chính quyền xã có đặc điểm như sau:

• Một là, Chính quyền trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, ở ngay trong

Trang 8

Nhân dân, cán bộ cấp xã hàng ngày sinh hoạt với dân, mối quan hệ không chỉ

là Cơ quan với dân mà là quan hệ gia tộc, xóm làng lâu đời Những vấn đềthuộc phạm vi, thẩm quyền, chức năng của cơ quan cơ sở giải quyết trực tiếpliên quan đến sinh hoạt hàng ngày của nhân dân Có thể nói công việc hàngngày của Cơ quan là công việc của dân và ngược lại công việc của dân cũngchính là công việc của Cơ quan

• Hai là, Chính quyền xã có chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện các

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, văn hóa

xã hội, an ninh quốc phòng; thực hiện quản lý hành chính trên địa bàn theothẩm quyền được giao; hướng dẫn và giám sát các hoạt động tự quản củanhân dân, tạo thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp làm ăn theo quy địnhpháp luật Ngoài ra còn có chính quyền cấp trên ủy quyền thực hiện một sốnhiệm vụ như: Thu một số loại thuế phí, quản lý tài nguyên, thực hiện chínhsách xã hội bằng ngân sách nhà nước, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, anninh trên địa bàn

• Ba là, Tổ chức bộ máy ở xã không giống như ở các đơn vị hành

chính cấp trên, ở xã chỉ có HĐND và UBND thực hiện việc quản lý địaphương, không có Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

• Bốn là, Chính quyền gắn liền với việc thực hiện phương châm “ dân

biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đồng thời là cơ sở đảm bảo cho việcthực hiện phương châm này một cách có hiệu quả

1.1.2Vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã trong bộ máy Nhà nước:

• HĐND xã: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa là một

bộ phận cấu thành không thể tách rời với quyền lực Nhà nước thống nhấttrong cả nước, với quyền làm chủ của nhân dân, vừa đại diện cho ý chí,nguyện vọng, quyền lợi và quyền làm chủ mọi mặt của nhân dân địa phương.HĐND xã có vai trò vừa là cơ quan nhà nước, vừa là cơ quan dân cử thể hiện

Trang 9

quyền tự quản ở địa phương HĐND vừa chịu trách nhiệm trước nhân dân địaphương, vừa chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên.

• UBND xã có 2 tư cách:

- Là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ởcấp cơ sở UBND xã có vai trò quan trọng, là cơ quan đại diện cho quyền lựccủa nhà nước trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước trêncác lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương bằng pháp luật, theo pháp lụât Tổchức và chỉ đạo việc thi hành pháp luật, Nghị quyết của HĐND cùng cấp

- Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND xã có vai tròtrong việc quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế

- xã hội ở địa phương mình UBND vừa chịu trách nhiệm theo trục dọc của cơquan hành chính cấp trên, vừa tuân thủ nghị quyết của HĐND theo trụcngang

Trong lịch sử hành chính Việt Nam thì Chính quyền cơ sở luôn có vaitrò, vị trí quan trọng, là nền móng của toàn bộ mấy nhà nước và quản lý mọimặt đời sống của địa phương

• Đây là cấp gần nhất, là cầu nối giữa Đảng, Chính quyền với nhândân Điều này nói lên chất lượng hoạt động của Chính quyền cơ sở sẽ ảnhhưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng đến sự tín nhiệm củangười dân

• Là cấp trực tiếp thực thi chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng

và Nhà nước vào cuộc sống, ngược lại là cấp kiểm nhiệm, tính giá trị củachính sách và tính hiệu lực của hệ thống thể chế chính sách

• Là cấp tiếp nhận nhanh nhất những phản ánh, tâm tư, nguyện vọng,lợi ích của dân, cũng như thể hiện rõ nét nhất hoàn cảnh của địa phương Do

đó hoạt động quản lý nhà nước sát thực tế, chủ động, sáng tạo, có đáp ứngđược nguyện vọng và lợi ích của người dân hay không đều phụ thuộc vào chất

Trang 10

lượng hoạt động của cấp chính quyền này.

• Là cấp tham gia xây dựng và phát triển tính dân chủ tại địa phương.Dân chủ địa phương là cơ sở của nền dân chủ xã hội, động lực của sự pháttriển và tiến bộ của xã hội mà mọi quốc gia đều quan tâm Trong xây dựng vàphát triển nền dân chủ XHCN ở nước ta, nội dung quan tâm hàng đầu là phảihoàn thiện nền dân chủ cơ sở, bước căn cơ đầu tiên của việc phát triển tinhthần dân chủ xã hội nói chung Chất lượng giải quyết nội dung này lại thuộc

về năng lực thực nghiệm quy chế dân chủ cơ sở, chất lượng nắm bắt, giảiquyết vấn đề đặt ra cho sự phát triển địa phương của đội ngũ cán bộ, côngchức cơ sở

• Là cấp thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội theo pháp luật Do

đó mọi người dân có cơ hội ngang nhau trong tiếp cận các dịch vụ xã hội hoặcđược hưởng những quyền lời ngang với sự đóng góp hay không đều tùy thuộcvào chất lượng thực hiện của cấp Chính quyền cơ sở

• Chính quyền cơ sở gồm cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

-cơ quan chấp hành, -cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (UBND), có vịtrí vai trò vô cùng quan trọng, UBND là cơ quan hành chính nhà nước cóthẩm quyền chung ở địa phương, thực hiện các chức năng quản lý nhà nướctrên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, và hành chính trong phạm vi lãnhthổ

1.2 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã: 1.2.1 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của HĐND.

1.2.1.1 Tổ chức HĐND cấp xã.

Luật bầu cử đại biểu HĐND quy định: Số lượng đại biểu HĐND xãđược bầu căn cứ theo dân số, loại đơn vị hành chính và vùng miền Số đạibiểu tối thiểu là 15 đại biểu đối với xã miền núi, hải đảo có số dân nhỏ dưới

1000 người Nhìn chung, số đại biểu cơ bản là 25 đại biểu, nếu dân số tăng thì

Trang 11

số đại biểu cũng được tăng tương ứng tùy vào vùng miền nhưng tổng số đạibiểu không quá 35 người.

Về cơ cấu tổ chức, so với quy định trong Luật trước đây thì HĐND xã

đã có Thường trực HĐND tuy chỉ có 2 người gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch(trong khi Thường trực HĐND cấp huyện và cấp tỉnh có 3 người) Xét dướigóc độ Thường trực HĐND làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa

số thì số lượng chỉ có 2 người rất khó đảm bảo nguyên tắc này HĐND xãkhông thành lập các Ban chuyên môn như HĐND cấp tỉnh và huyện

Thường trực HĐND xã gồm: Chủ tịch HĐND, một Phói Chủ tịchHĐND Phó Chủ tịch HĐND xã là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách

HĐND xã thành lập Ban pháp chế, Ban Kinh tế - xã hội Ban củaHĐND xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên Sốlượng Ủy viên của các ban của HĐND xã do HĐND xã quyết định Trưởngban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên hoạt động kiêm nhiệm

1.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã.

HĐND các cấp nói chung và HĐND xã nói riêng đều có 2 chức năng,

đó là chức năng giám sát và chức năng quyết định

HĐND xã thực hiện chức năng quyết định thông qua việc xem xét, banhành nghị quyết tại kỳ họp HĐND, nội dung, quyền quyết định của HĐND xãtrên các lĩnh vực: kinh tế; giáo dục, y tế, xã hội và 6 đời sống, văn hoá, thôngtin, thể dục thể thao, bảo vệ tài nguyên, môi trường; quốc phòng, an ninh, trật

tự, an toàn xã hội; thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; thihành pháp luật; xây dựng chính quyền địa phương

Chức năng giám sát là một trong hai chức năng của HĐND xã Hoạtđộng giám sát của Hội đồng nhân dân được tiến hành thường xuyên, gắn liềnvới việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định Giám sát củaHội đồng nhân dân bao gồm: giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp;

Trang 12

giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân và giám sát của đại biểu Hộiđồng nhân dân.

Hoạt động của HĐND xã được thể hiện qua 3 hình thức:

- Hoạt động tập thể của HĐND tại kỳ họp HĐND là hình thức hoạtđộng của yếu của HĐND HĐND xã họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ

- Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của UBND hoặc ít nhất 1/3

số đại biểu HĐND yêu cầu thì chủ tịch HĐND quyết định triệu tập kỳ họp bấtthường

- Hoạt động của Thường trực HĐND

1.2.2 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của UBND

Uỷ ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II vàloai III có một Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có từ ba đến năm thànhviên

1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã.

1 Xây dựng, trình HĐND xã quyết định các nội dung quy định tại các

Trang 13

khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết củaHĐND xã.

2 Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương

3 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân

cấp, ủy quyền cho UBND xã

Trang 14

Chương 2:THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CQĐP

XÃ YÊN THƯỜNG 2.1 Khái quát về xã Yên Thường.

2.1.1 Đặc điểm địa lý:

Xã Yên Thường nằm ở phía Bắc của huyện Gia Lâm, là vùng đất cổven sông Hồng, có diện tích đất tự nhiên 853 ha, trong đó đất canh tác là 556ha; dân số hiện có trên 16.000 người sinh sống tại 10 thôn: Xuân Dục, YênKhê, Liên Đàm, Lại Hoàng, Đỗ Xá, Đình Vĩ, Dốc Lã, Quy Mông, TrùngQuán và Yên Thường

Những năm qua phát huy đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dântrong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, Đảng bộ và nhân dân xã Yên Thườngluôn cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, đoàn kết phấn đấu vươn lên xâydựng quê hương ngày một phát triển Một trong những hướng đi đầu tiên củaYên Thường để phát triển kinh tế nông nghiệp đó là, tích cực chuyển đổi cơcấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế tổng hợp; tăng cường

áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây con có năng suất, hiệu quả kinh

tế cao vào sản xuất Nhờ vậy, kinh tế nông nghiệp của Yên Thường đã cónhững bước tăng trưởng khá

Năm 2011, mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp nhưng cấp ủy Đảng vàchính quyền địa phương đã chỉ đạo nhân dân lao động, sản xuất đúng thời vụ,hạn chế ở mức thấp nhất về thiệt hại Vì thế, tổng diện tích gieo cấy đạt554,2ha, tổng sản phẩm nông nghiệp quy thóc đạt 5.432 tấn (tăng 1.022 tấn sovới năm 2010) Bên cạnh trồng trọt, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm cũngđược xã quan tâm, phát triển theo hướng sin hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn.Năm 2010, tổng đàn bò 80 con; đàn lợn 2.400 con; gia cầm 45.000 con Vớilợi thế mặt bằng đất đai rộng lớn, Yên Thường có rất nhiều thuận lợi traongphát triển kinh tế trang trại và bán trang trại Song song với phát triển kinh tế

Trang 15

nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - thương mại của Yên Thườngcũng có những bước chuyển khả quan Ngành nghề tiếp tục phát triển đadạng, thu hút ngày càng đông lao động Đặc biệt, dịch vụ - thương mại đã gópphần giải quyết thời gian nông nhàn cho lao động nữ, nâng cao thu nhập cảithiện đời sống cho nhân dân Tổng giá trị từ tiểu thủ công nghiệp, dịch vụthương mại đạt 65,8 tỷ đồng Kinh tế phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng nhưđiện, đường, trường, trạm đều được nâng cấp, chuẩn hoá Đến nay, YênThường có 100% tuyến đường được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi trongviệc thông thương hàng hóa, đi lại cho nhân dân Tỷ lệ gia đình văn hóa đạthàng năm là trên 87% Bên cạnh đó, công tác giáo dục đào tạo ngày càngđược quan tâm, đầu tư có trọng điểm Cả 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học,Trung học cơ sở đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục; Trường THCS và Tiểu họcđều đã đạt chuẩn Quốc gia.

Phát huy vai trò xã chuẩn quốc gia về y tế, đội ngũ cán bộ y tế luônnâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu chonhân dân Trong năm, đã tổ chức khám và điều trị bệnh cho 3.381 lượt người,tiêm phòng vắc-xin cho bà mẹ và trẻ em đạt 100% Công tác giải quyết việclàm, xóa đói giảm nghèo và các chính sách xã hội cũng được cấp ủy Đảng,chính quyền địa phương quan tâm phát huy hiệu quả Đời sống của nhân dânđược cải thiện, tỷ lệ hộ giàu khá tăng nhanh Nhiều hộ dân tích lũy thu nhập

từ sản xuất, kinh doanh đã đầu tư xây dựng nhà và mua sắm tài sản trị giáhàng trăm triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,6%

2.1.2 Bộ máy tổ chức của xã Yên Thường.

Kể từ khi được thành lập đến nay xã Yên Thường dưới sự lãnh đạosáng suốt của Đảng, hoạt động của CQĐP xã luôn nhận được sự quan tâm,ủng hộ và giúp đỡ của lãnh đạo cấp trên

 Ban lãnh đạo xã bao gồm:

Trang 16

 Bí thư đoàn thanh niên cộng sản HCM

 Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ

 Chủ tịch hội đồng nhân dân

 Chủ tịch Hội cựu chiến binh

 Văn hóa – Xã hội

2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã Yên Thường.

Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển, quản lý về kinh tế hằngnăm, bao gồm các nghành: nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,thương mại, tài chính, địa chính, quản lý các trường, giao thông, thủy lợi, vàcác cơ sở kỹ thuật trên địa bàn xã

Lập kế hoạch dự toán ngân sách của xã, trình HĐND phê duyệt và báocáo cơ quan hành chính Nhà Nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp và tổchức thực hiện kế hoạch đó

Trang 17

Lập kế hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của xã và tổ chức thực hiện cácchương trình, kế hoạch, đề án, cải thiện điều kiện làm việc nâng cao sản xuất,

… Kiểm tra việc quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sởtrường học,… các công trình cơ sở hạ tầng khác của địa phương

Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên để tổ chức thực hiện theotừng lĩnh vực như: Thu thuế, phí và lệ phí Đảm bảo thu đúng thu đủ, thu kịpthời và báo cáo ngân sách theo đúng quy định của pháp luật

Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, kinh tế, xã hội trên địabàn xã Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp,Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, anhninh quốc phòng

Xây dựng trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, thực hiệnnhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân,quản lý hộ khẩu, hộ tịch, quản lý việc cư trú của công dân, đi lại của ngườinước ngoài ở địa phương

Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà Nước, tổ chức xã hội,bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, tài sản, các quyền, lợi ích khác của côngdân, chống buôn lậu, ma túy, tham nhũng, bài trừ mê tín dị đoan trong nhândân

Tuyên truyền vận động người dân tham gia các hoạt động của địaphương

2.2 Thực trạng hoạt động của CQĐP xã Yên Thường

2.2.1 Hoạt động của HĐND xã Yên Thường

2.2.1.1 Hoạt động của thường trực HĐND xã Yên Thường

Triệu tập các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Ủy ban nhândân trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân

Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước khác ở

Ngày đăng: 16/11/2017, 19:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật tổ chức chính quyền địa phương: Số:77/2015/QH13 Khác
2. Giáo trình tổ chức chính quyền địa phương Khác
3. Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2013 Khác
5. Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 Khác
6. Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003 7. NĐ 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực Khác
8. NĐ 158/2005/NĐ-CP về công tác hộ tịch Khác
9. NĐ 159/2005/NĐ-CP về phân loại hành chính cấp xã Khác
10. Báo cáo cuối năm của UBND xã Yên Thường Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w