MỤC LỤC Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP XÃ 1 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của chính quyền địa phương cấp xã. 1 1.2. Cơ sơ pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã 4 Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG XÃ SƠN DƯƠNG 8 2.1. Khái quát về xã Sơn Dương 8 2.2.Bộ máy tổ chức của xã Sơn Dương 9 2.3. Những thuận lợi và khó khăn 14 Chương 3. Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOAT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG XÃ SƠN DƯƠNG 17 3.1. Trong tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND 17 3.2. Trong công tác tuyển chon và sử dụng cán bộ công chức 18 3.3. Trong quản lý sử dụng đất đai 19 3.4. Trong quản lý ngân sách 19 3.5. Trong việc chứng thực 20 3.6. Xây dựng cơ sơ vật chất của chính quyền địa phương 20 3.7. Giải pháp khắc phục tình trạng tảo hôn, mê tín dị đoan 21 KẾT LUẬN 234 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Thành công không chỉ xuất phát từ nỗ lực của bản thân mà còn tự sự hỗtrợ, giúp đỡ từ mọi người, dù đó là trực tiếp hay gián tiếp thì nó đều đáng trântrọng Từ khi bước vào học tập ở giảng đường đại học, tôi đã nhận được nhiềusự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè
Tôi xin cảm ơn thầy cô trong khoa Nhà nước và Pháp luật trường Đạihọc Nội vụ Hà Nội đã truyền đạt vốn tri thức quý báu nhất cho tôi trong suốtthời gian học tập tại trường Và đặc biệt trong kỳ học này, khoa đã tổ chứccho tôi tiếp cận học phần “Pháp luật về chính quyền địa phương” rất hữu íchcho sinh viên ngành Quản lý nhà nước cũng như sinh viên các ngành khác
Tôi xin trân thành cảm ơn TS Tạ Quang Ngọc đã tận tình hướng dẫntôi qua những buổi học trên giảng đường và những giờ thảo luận sôi nổi
Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của chính quyền địa phương tôi
đã chọn đề tài “ Tìm hiểu về chính quyền địa phương xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh” để làm bài tiểu luận của mình.
Vì thời gian nghiên cứu cũng không nhiều, khoảng thời gian vừa lấy tưliệu, vừa tiến hành nghiên cứu Do đó bài báo cáo của tôi không thể tránhkhỏi những sai sót nhất định Chính vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ývà chỉ dạy từ quý thầy cô để bài báo cáo của tôi được đầy đủ và hoàn thiệnhơn nữa
Tôi xin trân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài tiểu luận của tôi Tất cả thông tin, tư liệutrong công trình là hoàn toàn trung thực Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệmnếu có sự không trung thực về nội dung thông tin được sử dụng trong bài tiểuluận này
Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2017
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong luật tổ chức CQĐP số: 77/2015/QH13, ngày 19/6/2015 quy định
4 đơn vị hành chính của nước cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam Trong đócấp chính quyền sát với dân nhất là cấp chính quyền địa phương, cấp xãphường, thị trấn Là nơi trực tiếp đưa các chủ chương, chính sách của Đảngvà nhà nước vào đời sống
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định “ Nền tảng của mọi côngtác là cấp xã và cấp xã là cấp gần gũi dân nhất, là nền tảng của nền hànhchính, cấp xã làm được thì mọi công việc đều xong xuôi” Lich sử phat triểncủa nước ta cung cho thấy chỉ cần được lòng dân là bất kể việc có khó đếnđâu cung có thể giải quyết được , đặc biệt là qua 2 cuộc kháng chiến giảiphóng đan tộc
Nhân thức được tầm quan trọng của chính quyền địa phương cấp xã
trong hệ thống chính trị nước ta Tôi xin chọn đề tài “ Tìm hiểu về chính quyền địa phương xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh” để
làm bài tiểu luận của mình
Bài tiểu luận gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận;phần nội dung gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sơ lý luận và cơ sơ pháp lý về tổ chức, hoạt đọng củachính quyền địa phương cấp xã
- Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt đọng của chính quyền địaphương xã Sơn Dương
- Chương 3: Ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củachính quyền địa phương xã Sơn Dương
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Trang 5Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT CỦA
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP XA
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của chính quyền địa phương cấp xã.
1.1.1 Khái niêm, đặc điểm của chính quyền địa phương cấp xa
CQ cấp xã được gọi là CQ cơ sở: là cấp CQ cuối cùng trong hệ thống
CQ 4 cấp, là nền tảng của hệ thống chính trị, là cấp CQ trực tiếp quan hệ vớidân trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, là cơ sở thực tiễn hình thànhchủ chương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Việt Nam
Đây là cấp gần nhất, sát dân nhất, trực tiếp thực hiện quản lý Nhà nướcở địa phương, có chức năng quản lý, điều hành các lĩnh vực đời sống xã hộitheo Hiến pháp và pháp luật, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của nhà nước, nâng cao mọi mặt đời sống tinh thần củanhân dân
CQ cấp xã bao gồm HDND và UBND, thực hiện nhiệm vụ quyền hạncủa mình theo Hiến pháp và pháp luật, các văn bản của cơ quan quản lý nhànước cấp trên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xãhội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm,hách dịch của quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực kháctrong cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước và trong bộ máy CQ địa phương
CQ phường xã có những đặc điểm như sau
- CQ cơ sơ trực tiếp tiếp xúc với nhân dân ở ngay trong nhân dân, cánbộ xã hằng ngày sinh hoạt với nhân dân mối quan hệ không chỉ là CQ với dân
Trang 6Mà là quan hệ gia tộc, xóm làng lâu đời Những vấn đề thuộc phạm vi, thẩmquyền, chức năng của CQ cơ sở giải quyết trực tiếp liên quan đến sinh hoạthằng ngày của nhân dân, có thể nói công việc hằng ngày của CQ là công việccủa đân và ngược lại công việc của dân cũng chính là công việc của CQ.
- CQ xã có chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng và nhà nước, các mục tiêu kinh tế, văn hóa xã hội, anninh quốc phòng, thực hiện quản lý hành chính trên địa bàn theo thẩm quyềnđược giao, hướng dẫm và giám sát các hoạt động tự quản của nhân dân, taothuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp làm ăn theo quy định của pháp luật.Ngoài ra còn có chính quyền cấp trên ủy quyền thực hiện một số nhiêm vụnhư: thu thuế, phí, quản lý tài nguyên, thực hiện chính sách xã hội bằng ngânsách, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bàn
- Tổ chức bộ máy chính CQ cấp xã theo quy định của pháp luật, chỉ cóHĐND và UBND không có các cơ quan tổ chức chuyên môn như các phòngban mà thay vào đó là các cán bộ chuyên trách phụ trách các mảng chuyênmôn
- CQ xã hoạt đông với phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra”
1.1.2 Vi trí, vai trò của chính quyền cấp xa
HĐND xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ýchí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phươngbầu ra, chịu trách nhiêm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấptrên
UBND xã do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành củaHĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp
Trang 7hành hiến pháp, luật các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và HĐNDcùng cấp.
Trong lịch sử hành chính Việt Nam thì chính quyền cơ sở luôn có vaitrò, vị trí quan trọng, là nền móng của toàn bộ máy nhà nước và trong quản lýmọi mặt đời sống của địa phương:
- Đây là cấp gần nhất, là cầu nối giữa Đảng, CQ với nhân dân Điều nàynói lên chất lượng hoạt động của CQ cơ sở sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín củaĐảng và nhà nước, ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của nhân dân
- Là cấp thực thi chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và nhànước vào cuộc sống, ngược lại là cấp kiểm nghiệm tính giá trị của chính sáchvà tính hiệu lực của hệ thống thể chế chính sách có phù hợp với sự phát triểncủa xã hội hay không
- Là cấp tiếp nhận nhanh nhất những phản ánh tâm tư, nguyện vọng, lợiích của nhân dân, cũng như thể hiện rõ nét nhất hoàn cảnh của địa phương
Do đó hoạt đọng quản lý nhà nước có sat thực tế, có chủ động, sáng tạo, cóđáp ứng được nguyện vọng và lợi ích hợp pháp của người dân hay không, đềuphụ thuộc vào chất lượng hoạt động của cấp CQ địa phương
- Là cấp tham gia xây dựng và phát triển tiến trình dân chủ tại địaphương, dân chủ địa phương là cơ sở của nền dân chủ xã hội, động lực của sựphát triển và tiến bộ xã hội mà mọi quốc gia đều quan tâm Trong xây dựng vàphát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nội dung quan tâm hàngđầu là phải hoàn thiện nền dân chủ cơ sở, bước căn cơ đầu tiên của việc pháttriển tiinh thần dân chủ xã hội nói chung Chất lượng giải quyết nội dung nàylại thuộc về năng lực thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, chất lượng nắm bắt,giải quyết vấn đề đặt ra cho sự phát triển địa phương của đội ngũ cán bô, côngchức cơ sở
Trang 8- Là cấp thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội theo pháp luật Do đómọi người dân có cơ hội ngang nhau trong tiếp cận các dịch vụ xã hội hoặcđược hưởng những quyền, lợi ngang với sự đóng góp hay không đề tùy thuộcvào chất lượng thực hiện của cấp CQ cơ sở.
- CQ cơ sở gồm cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương – cơ quanchấp hành cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương ( UBND), có vị trí, vaitrò vô cùng quan trọng, UBND là cơ quan hành chính nhà nước co thẩmquyền chung ở đia phương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên mọilĩnh vực, kinh tế, văn hóa, xã hội và hành chính trong pham vi lãnh thổ địaphương
1.2 Cơ sơ pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã
1.2.1 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của HĐND
1.2.1.1 Tổ chức HĐND cấp xa
Tại Điều 32, Luật Tổ chức CQĐP số: 77/2015/QH13, quy định HĐNDxã bao gồm các đại biểu HĐND do cử tri xã bầu ra Việc xác định số lượngđại biểu Hội đồng được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 1000 dân trở xuống được bầu
Trang 9d) Xã không thuộc các quy định tại các điểm a, b, c khoản này có từ
4000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 4000 dân thì cứ thêm 2000dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu
Thường trực HĐND xã gồm: Chủ tịch HĐND, một Phó Chủ tịchHĐND Phó Chủ tịch HĐND xã là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.HĐND xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế – xã hội Ban của HĐNDxã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên Số lượng ủyviên của các Ban trong HĐND xã do HĐND xã quyết định Trưởng ban, PhóTrưởng ban và các Ủy viên của các Ban trong HĐND xã hoạt động kiêmnhiệm
1.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xa
1 Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn củaHĐND xã
2 Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòngchống tội phạm và các hành vị vi phạm pháp luật khác, phòng chống quanliêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sảncủa cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản,các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã
3 Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND,Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chỉtịch UBND, Phó Chủ tịch UBNĐ và các Ủy viên UBND xã
4 Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu,chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết;phê chuẩn quyết toán ngân sách xã Quyết định chủ trương đầu tư chươngtrình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền
Trang 105 Giám sát việc phân theo Hiến pháp và Pháp luật ở địa phương, việcthực hiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của thường trựcHĐND, UBND cấp, Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạmpháp luật của UBND cùng cấp.
6 Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ doHĐND xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này
7 Bãi nhiệm đại biểu HĐND xã và chấp nhận việc đại biểu HĐND xãxin thôi làm nhiệm vụ đại biểu
8 Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủtịch UBND
1.2.2 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của UBND
1.2.2.1 Tổ chức UBND cấp xa
UBND xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủyviên phụ trách công an
UBND xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; UBND xã loại II và loạiIII có một Phó Chủ tịch
1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xa
1 Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quyđịnh tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện cácnghị quyết của Hội đồng nhân dân xã
2 Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương
3 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phâncấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã
Tiểu kết
Trang 11Là cơ sở giúp ta hiểu rõ hơn về những quy đinh của pháp luật về chính quyền địa phương, là bước đệm để chúng ta học tập và nghiên cứu chuyên sâu hơn cho nhưng chương tiếp theo, là kiến thức quan trọng không thể thiếu sau khi ra ngoài làm việc thực tế.
Trang 12Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG XA SƠN DƯƠNG 2.1 Khái quát về xã Sơn Dương
Đặc điểm địa lý
Xã Sơn Dương là xã miền núi vùng thấp thuộc huyện Hoành bồ tỉnhQuảng Ninh, trước cách mạng tháng 8/1945 xã Sơn Dương thuộc tổng TứXuyên, huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Yên (Quảng Ninh ngày nay), ngày10/12/1945 Sơn Dương được tách ra khỏi tổng Tứ Xuyên thành lập xã mới.Trong quá khứ, xã Sơn Dương là căn cứ cách mạng của huyện và tỉnhtrong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, và là nơithành lập đại đội Hồ Chí Minh, đơn vị vũ trang đầu tiên của khu mỏ HồngQuảng (tỉnh Quảng Ninh ngày nay)
Xã Sơn Dương có diện tich tự nhiên 7.152,15 ha, có vị trí gần trung tâmhuyện Hoành Bồ và cánh khu trung tâm thương mại – du lịch thành phố HạLong – Quảng Ninh khoảng 20 km, xã Sơn Dương giáp danh với các xã LêLợi, thị trấn Trới, xã Đồng Lâm, xã Dân Chủ của huyện Hoành Bồ và giáp vớiphường Việt Hưng, Đai Yên của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Địabàn xã Sơn Dương có 2 tuyến giao thông chính là quốc lộ 279 và tỉnh lộ 326nên rất thuận lợi cho giao thương
Theo phân loại địa giới hành chính năm 2012, xã Sơn Dương là xã loại
II, xã có 12 thôn trực thuộc, thứ tự là:
Thôn Đồng Đặng;
Thôn Đồng Giang ;
Thôn Mổ Đông ;
Trang 13Thôn Cây Thị ;
Thôn Vườn Cau;
Thôn Vườn Rậm;
Thôn Đồng Bé;
Thôn Đồng Vang;
Thôn Hà Lùng ;
Thôn Trại Me;
Thôn Đồng Ho;
Thôn Đồng Giữa;
Hiện nay xã có 1.278 hộ, 5.063 nhân khẩu, gồm có 9 dân tộc anh emđoàn kết chung sống, trong đó là các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Tày, Dao, Hoa,Cao Lan, Nùng, Sán Chỉ, Thái
Với những đặc điểm về tự nhiên và dân số vốn có, xã Sơn Dương xácđịnh phát triển kinh tế với cơ cấu nông, lâm nghiệp kết hợp với kinh doanh vàdịch vụ, trong đó đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hóa nhằm nâng cao giá trịsản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân
2.2.Bộ máy tổ chức của xã Sơn Dương
2.2.1 Tổ chức bộ máy xa Sơn Dương
Kể từ khi thành lập xã Sơn Dương đến nay dưới sự lãnh đạo của đảng vànhà nước hoạt động của CQĐP luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ và chỉđạo giúp đỡ của cơ quan cấp trên
Về bộ máy chính quyền gồm có
• Bí thư Đảng ủy xã
• Phó Bí thư Đảng ủy xã
Trang 14• Chủ tịch HĐND
• Các Phó Chủ tich HĐND
• Chủ Tịch UBND
• Phó Chủ tịch UBND
• Chủ tịch UB MTTQ
• Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
• Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ
• Chủ tịch Hội Nông dân
• Chủ tịch Hôi Cựu Chiến binh
• Chỉ huy quân sự
• Trưởng công an xã
• Văn phòng – thống kê
• Ban Văn hóa – Xã hội
• Tư pháp – Hộ tịch
• Địa chính – Xây dựng
• Tài chính – Kế toán
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND tại kỳ họp của HĐND xã SơnDương nhiệm kỳ 2011 – 2016 đã bầu ra các đồng chí vào vị trí lãnh đạo củaUBND xã gồm có 05 thành viên
• Đồng chí Chủ tịch UBND xã (Đ/C: Giàng Văn Thức)
• Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã (Đ/C: Nguyễn Văn Công)
• Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã (Đ/C: Nùng A Linh)
• Đồng chí Trưởng Công an xã ( Đ/C: Vũ Xuân Huy)
• Đồng chí chỉ huy quân sự xã (Đ/C: Nguyễn Mạnh Hùng)
Cán bộ giúp việc cho UBND xã gồm:
• 03 công chức Văn phòng Ủy ban
• 02 công chức kế toán – tài chính
• 02 địa chính xây dựng
• 02 Tư pháp hộ tịch
• 02 Văn hóa – Xã hội
UBND xã họp ít nhất mỗi tháng 1 lần