1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam

37 456 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 270,5 KB

Nội dung

Hiện nay các loại hình doanh nghiệp hoạt động rất đa dạng. Dù cho doanh nghiệp có hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào, kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào thì hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề trọng tâm quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để phản ánh hiệu quả quản lý doanh nghiệp thì báo cáo tài chính là một trong những phương thức phản ánh hữu hiệu nhất. Trước hết báo cáo tài chính rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin chủ yếu đối với ngững người ngoài doanh nghiệp. Thông qua báo cáo tài chính, chúng ta có thể biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo, kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được trong thời điểm đó. Báo cáo tài chính có vai trò rất lớn đối với nhiều đối tượng. Trước hết là đối với chính bản thân nhà quản trị doanh nghiệp, thông qua báo cáo tài chính nhà quản trị doanh nghiệp nắm bắt được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng tài sản, tình hình sử dung vốn của doanh nghiệp mình trong từng thời kỳ nhất định, từ đó họ có thể hoạch định chiến lược cho hoạt động kinh doanh của các thời kỳ tiếp theo. Đối tượng quan tâm tới báo cáo tài chính tiếp theo chính là các nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp, các nhà cung cấp, các bạn hang và những người lao động trong doanh nghiệp. Thông qua báo cáo tài chính và một số những thông tin khác giúp họ đưa ra những phương án đầu tư, hợp tác với doanh nghiệp một cách hợp lý nhất Bên cạnh các đối tượng quan tâm tới báo cáo tài chính kể trên thì ta không thể không kể đến một số đối tượng khác như cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( cơ quan thuế trong việc truy thu thuế, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh….) Báo cáo tài chính như một bức tranh toàn diện phản ánh sâu sắc nhất tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Như vậy dù báo cáo tài chính được nhìn nhận dưới bất kỳ góc độ nào nhưng chúng ta không thể phủ nhận được vai trò to lớn của báo cáo tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì những lý do trên mà em chọn đề tài “Báo cáo tài chính doanh nghiệp” dể nghiên cứu. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, em đã hoàn thành đề tài này, song do đây là lần đầu tiên làm đề án môn học nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn

Lời nói đầu Hiện nay các loại hình doanh nghiệp hoạt động rất đa dạng. Dù cho doanh nghiệp có hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào, kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào thì hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề trọng tâm quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để phản ánh hiệu quả quản lý doanh nghiệp thì báo cáo tài chính là một trong những phương thức phản ánh hữu hiệu nhất. Trước hết báo cáo tài chính rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin chủ yếu đối với ngững người ngoài doanh nghiệp. Thông qua báo cáo tài chính, chúng ta có thể biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo, kết quả hoạt động kinh doanhdoanh nghiệp đạt được trong thời điểm đó. Báo cáo tài chính có vai trò rất lớn đối với nhiều đối tượng. Trước hết là đối với chính bản thân nhà quản trị doanh nghiệp, thông qua báo cáo tài chính nhà quản trị doanh nghiệp nắm bắt được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng tài sản, tình hình sử dung vốn của doanh nghiệp mình trong từng thời kỳ nhất định, từ đó họ có thể hoạch định chiến lược cho hoạt động kinh doanh của các thời kỳ tiếp theo. Đối tượng quan tâm tới báo cáo tài chính tiếp theo chính là các nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp, các nhà cung cấp, các bạn hang và những người lao động trong doanh nghiệp. Thông qua báo cáo tài chính và một số những thông tin khác giúp họ đưa ra những phương án đầu tư, hợp tác với doanh nghiệp một cách hợp lý nhất Bên cạnh các đối tượng quan tâm tới báo cáo tài chính kể trên thì ta không thể không kể đến một số đối tượng khác như cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( cơ quan thuế trong việc truy thu thuế, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh….) Báo cáo tài chính như một bức tranh toàn diện phản ánh sâu sắc nhất tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Như vậy dù báo cáo tài chính được nhìn nhận dưới bất kỳ góc độ nào nhưng chúng ta không thể phủ nhận được vai trò to lớn của báo cáo tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì những lý do trên mà em chọn đề tài “Báo cáo tài chính doanh nghiệp” dể nghiên cứu. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, em đã hoàn thành đề tài này, song do đây là lần đầu tiên làm đề án môn học nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn Em xin chân thành cảm ơn! Nội dung I/Vai trò của báo cáo tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp 1/Khái niệm báo cáo tài chính và phân loại báo cáo tài chính a, Khái niệm Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập trên cơ sở phương pháp kế toán hiện hànhvà được tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại thời điểm hoặc những thời kỳ nhất định b, Phân loại Các báo cáo tài chính bao gồm: -Bảng cân đối kế toán -Báo cáo kết quả kinh doanh -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ -Bảng thuyết minh báo cáo tài chính 2/Vai trò và tác dụng của báo cáo tài chính a,Vai trò -Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết giúp kiểm tra phân tích một cách tổng hợp toàn diện và có hệ thống về tình hình sản xuất kinh doanhvề tình hình sử dụng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp -Cung cấp những thông tin những số liệu để kiểm tra giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ về kinh tế tài chính của doanh nghiệp -Cung cấp những thông tin cần thiết để phân tích đánh giá khả năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp giúp cho công tác dự báo và lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp b,Tác dụng -Đối với nhà quản lý tài chính doanh nghiệp:Nhờ các báo cáo tài chính có thể nhận biết và đánh giá khả năng cũng như tiềm lực của doanh nghiệp về tình hình tài chính về công nợ, thu chi…Để từ đó có thể có các quyết định đứng đắn trong việc điều hành quản lý doanh nghiệp theo các mục tiêu đã định -Đối với các tổ chức cá nhân ngoài doanh nghiệp chẳng hạn các nhà đầu tư các đối tác kinh doanh, các chủ nợ, nhờ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà có thể phân tích hoặc đánh giá thực trạng về kinh doanh về tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó quyết định phương hướng hay qui mô đầu tư khả năng cho vay hay thu hồi vốn vay… -Đối với cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước.Nhờ vào các báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể phân tích đồng thời thực hiện việc kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc chấp hành các chính sách chế độ về tài chính về kế toán và thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước. II/Nội dung của báo cáo tài chính 1,Bảng cân đối kế toán 1.1,Khái niệm bảng cân đối kế toán(BCĐKT) BCĐKT là một phương pháp kế toán, là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. 1.2, Đặc điểm của bảng cân đối kế toán -Các chỉ tiêu được biểu hiện dưới hình thái giá trị (tiền) nên có thể tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới các hình thái -BCĐKT được chia thành 2 phần theo 2 cách phản ánh tài sản là cấu thành tài sản và nguồn hình thành nên tài sản. Do vậy, số tổng cộng của 2 phần luôn bằng nhau -BCĐKT phản ánh vốn và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối cùng của kỳ hạch toán 1.3,Cấu trúc, kết cấu của bảng cân đối kế toán Được chia làm 2 phần (có thể xếp dọc hoặc xếp ngang) theo mẫu đầy đủ hoặc mẫu rút gọn * Phần tài sản : -Phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo kết cấu của tài sản và bao gồm 2 loại (A,B) mỗi loại gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản hiện có : Loại A : Tài sản lưu động - loại này phản ánh các khoản tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Loại B : Tài sản cố định và đầu tư tài chính - loại này phản ánh toàn bộ tài sản cố định (hữu hình và vô hình) các khoản đầu tư tài chính và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. * Phần nguồn vốn : gồm 2 Phản ánh toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp gồm nợ phải trả và nguồn vốn của chủ sở hữu và bao loại (A,B). Loại A : Nợ phải trả - phản ánh toàn bộ số nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Loại B : Nguồn vốn của chủ sở hữu - loại này phản ánh toàn bộ nguồn vốn kinh doanh, các khoản chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản, các quĩ và lãi chưa sử dụng Ở cả 2 phần, ngoài cột chỉ tiêu còn có các cột phản ánh mã số của chỉ tiêu, cột số đầu năm và cột số cuối kỳ. 1.4,Các nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng đến BCĐKT : -Các nghiệp vụ kinh tế ở doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú (có nhiều loại), nhưng xét về ảnh hưởng của chúng đến BCĐKT tức là ảnh hưởng đến tài sản và nguồn vốn thì chỉ có 3 trường hợp: -Trường hợp 1: chỉ ảnh hưởng đến tài sản: làm cho tài sản này tăng thêm đồng thời làm cho tài sản khác giảm bớt tương ứng. Tổng tài sản không thay đổi -Trường hợp 2 : chỉ ảnh hưởng đến nguồn vốn : làm cho nguồn vốn này tăng thêm đồng thời làm cho nguồn vốn khác giảm bớt tương ứng. Tổng số nguồn vốn không thay đổi. -Trường hợp 3 : ảnh hưởng đến cả tài sản và nguồn vốn; làm cho loại tài sản tăng thêm đồng thời cũng làm nguồn vốn tăng tương ứng. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn cùng tăng thêm tương ứng hoặc làm cho loại tài sản giảm bớt tương ứng, tổng tài sản và tổng nguồn vốn cùng giảm bớt một lượng như nhau. 1.5,Nguyên tắc chung để lập bảng cân đối kế toán : -Trước khi lập BCĐKT, nhân viên kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng họp và chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Trước khi khoá sổ. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản. -Khi lập BCĐKT, những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh tài sản có số dư Nợ thì căn cứ vào số dư Nọ để ghi. Những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh nguồn vốn, có số dư có thì căn cứ vào số dư có của tài khoản để ghi. -Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì qui ở phần "tài sản", nếu số dư chi tiết là số dư Có thì ghi ở phần"nguồn vốn". -Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng (như TK : 214, 129, 229, 139, 159) luôn có số dư có, nhưng khi lên BCĐKT thì ghi ở phần tài sản theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 421 nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần "nguồn vốn", nhưng ghi theo số âm. 1.6,Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT : Cơ sở để lập BCĐKT là số liệu của BCĐKT năm trước (cột số cuối kỳ) và số liệu kế toán tổng hợp, số liệu kế toán chi tiết tại thời điểm lập BCĐKT sau khi đã khoá sổ. Cụ thể : -Đối với cột "đầu năm". Căn cứ số liệu cột "cuối kỳ" của BCĐKT ngày 31/12 năm trước để ghi. -Cột cuối kỳ : phương pháp lập khai quát có thể biểu diễn qua sơ đồ sau (kết cấu theo 2 phần xếp dọc) : Phần tài sản Nội dung Loại A Số dư nợ tài khoản loại 1 và loại 3 Loại B Số dư nợ tài khoản loại 2 ( nếu dư có ghi âm ) Tổng cộng tài sản Cộng loại A và B Phần nguồn vốn Loại A Số dư có tài khoản loại 3 và loại 1 Loại B Số dư tài khoản loại 4 ( nếu dư nợ ghi âm ) Tổng cộng nguồn vốn Cộng loại A và B Chỉ tiêu ngoài bảng Số liệu các tài khoản tạm thời (TK không có số dư) được qui tụ lại tài khoản loại 4 theo sơ đồ sau : 1.7)Phương pháp lập BCĐKT cột số cuối kỳ cụ thể như sau : BCĐKT là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán. Mối quan hệ cân đối đó gồm 2 loại : a)Quan hệ cân đối tổng thể, cân đối chung như quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn : Tổng số tài sản = Tổng số các nguồn vốn Tổng số tài sản = Tài sản lưu động + TSCĐ và đầu tư tài chính Tổng số nguồn vốn = Nợ phải trả + nguồn vốn của chủ sở hữu Thông qua các quan hệ cân đối trên có thể thấy được kết cấu của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn từ đó mà xác định được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định về việc đầu tư vốn theo hướng hợp lý, phù hợp với mục đích và điều kiện kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của từng đơn vị. b)Quan hệ cân đối từng phần, cân đối bộ phận : Thể hiện quan hệ cân đối giữa số hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán : từng loại vốn, từng nguồn vốn. Cụ thể : -Nguồn vốn chủ sở hữu B nguồn vốn = A tài sản (I+II+IV+V+VI) + B tài sản Cân đối này chỉ mang tính lý thuyết điều đó có nghĩa là : Nguồn vốn của chủ sở hữu vừa đủ trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế thường xảy ra 1 trong 2 trường hợp : +Trường hợp 1 :vế trái > vế phải: doanh nghiệp không sử dụng hết nguồn vốn hiện có của mình đã bị người khác chiếm dụng vốn. Thể hiện trên mục III (các khoản phải thu) loại A - phần tài sản. +Trường hợp 2 :vế trái < vế phải: doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để trang trải cho các tài sản đang sử dụng nên phải vay mượn. Thể hiện trên loại B - phần nguồn vốn. Việc sử dụng vốn vay mượn trong kinh doanh nếu chưa quá thời hạn thanh toán là điều bình thường, hay xảy ra. Do luôn tồn tại các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với đối tượng khác nên luôn xảy ra hiện tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng. Vấn đề cần quan tâm là tính chất hợp lý và hợp pháp của các khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng. B nguồn vốn + A (II) nguồn vốn = B tài sản Điều này cho thấy cách tài trợ các loại tài sản ở doanh nghiệp mang lại sự ổn định và an toàn về mặt tài chính. Bởi lẽ doanh nghiệp dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn vừa đủ. Tuy nhiên, trong thực tế có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau : +Trường hợp 1 :vế trái > vế phải: Điều đó cho thấy việc tài trợ từ các nguồn vốn là rất tốt. Nguồn vốn dài hạn thừa để tài trợ cho các sử dụng dài hạn, phần thừa này doanh nghiệp dành cho các sử dụng ngắn

Ngày đăng: 22/07/2013, 19:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w