Ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán Việt nam đến kiểm toán báo cáo tài chính Doanh Nghiệp nhà nước

35 966 2
Ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán Việt nam đến kiểm toán báo cáo tài chính Doanh Nghiệp nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán Việt nam đến kiểm toán báo cáo tài chính Doanh Nghiệp nhà nước

Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định 1 PHẦN 1 GIỚI THIỆU 1. 1 LÝ DO NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức, trong đó kế toán quản trị chi phí là một bộ phận, các nhà quản lý dựa vào các thông tin kế toán quản trị chi phí để hoạch định, kiểm soát, tổ chức thực hiện và quan trọng nhất chính là đưa ra các quyết định về chiế n lược, tài chính quan trọng cho đơn vị, tổ chức. Thật vậy, trong quá trình quản lý, điều hành và phát triển doanh nghiệp, tổ chức, các nhà quản lý phải thường xuyên đương đầu với những quyết định tuy rất đơn giản nhưng lại rất khó trả lời như sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất bao nhiêu là đủ… Hiện nay, việc quản lý các chi phí phát sinh trong doanh nghiệp sao cho có hiệ u quả luôn là một quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí phát sinh, chính vì vậy nắm rõ được các loại chi phí sẽ là điểm mấu chốt để nhà quản trị có thế quản lý tốt và có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tìm hiểu rõ hơn các vấn đề trên chúng ta cần nghiên cứu chuyên đề “Ra quyế t định trên cơ sở chi phí”. 1.2 MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề này nhằm giới thiệu các loại chi phí có liên quan đến quá trình ra quyết định. Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản để phần nào giúp hiểu được phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng, xác định được các loại chi phí làm cơ sở ra quyết định một cách hợp lý nhất. 1.3 PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề này muốn giới thiệu phương pháp lấy chi phí làm cơ sở ra quyết định tại các doanh nghiệp, đây là một trong những phương pháp hiện đại trong kế toán quản trị. Do thời gian có hạn cùng với những điều kiện khách quan, đề tài chỉ nghiên cứu khái quát về công tác “Ra quyết định trên cơ sở chi phí”, công tác này chỉ là một phần rất nhỏ trong kế toán quản trị hiện đại. Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định 2 Đề tài được thực hiện trong thời gian rất ngắn, với kiến thức của các thành viên trong nhóm còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Mong nhận được sự đánh giá, đóng góp chân thành của giảng viên hướng dẫn và các nhóm bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định 3 PHẦN 2 CĂN CỨ CƠ SỞ CHI PHÍ ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH Theo phương pháp kế toán chi phí truyền thống, giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung. Trong đó, chi phí sản xuất chung thường được phân bổ cho từng sản phẩm dựa trên một tiêu thức phân bổ cố định (ví dụ: phân bổ theo tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp). Theo phương pháp kế toán chi phí truyền thống là khái niệm giá thành sản phẩm chỉ được hiểu theo ngh ĩa hẹp là “giá thành sản xuất”, theo đó các chi phí gián tiếp như chi phí quản lý, chi phí bán hàng không được tính vào giá thành sản phẩm. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá và dịch vụ, của kinh tế thị trường, phương pháp kế toán chi phí truyền thống với hai đặc điểm nêu trên đã tỏ ra không còn phù hợp, làm giảm giá trị của thông tin kế toán đối với công tác quản lý kinh doanh. Trong nền kinh tế còn kém phát triển, chi phí trực tiếp cấu thành ph ần lớn giá trị sản phẩm. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, sự ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã chuyển sang áp dụng các phương pháp kế toán chi phí hiện đại như: phương pháp chi phí mục tiêu(Target Cost),phương pháp chí phí dựa trên hoạt động(ABC-Activity Based Costing), phương pháp chi phí định mức, phương pháp chi phí chu kỳ sống(LLC- Life Cycle Cost), phương pháp chi phí chất lượng(Cost of Quality), phương pháp chi phí Taguchi, phương pháp chi phí Kaizen, phương pháp chi phí môi trường, chi phí t ận dụng, chi phí hủy bỏ,… 2.1 PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU (TARGET COST) 2.1.1 Khái niệm chi phí mục tiêu Phương pháp chi phí mục tiêu là tổng thể các phương pháp, công cụ quản trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kếkế hoạch hóa sản phẩm mới. Phương pháp cũng cho phép cung cấp một cơ sở kiểm soát ở giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sả n phẩm này đạt được mục tiêu lợi nhuận đã được xác định phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm. Hay nói cách khác, chi phí mục tiêu là phương pháp quản trị chi phí được sử dụng nhằm đạt được lợi nhuận đã đặt ra. Với mỗi loại sản phẩm, để đạt Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định 4 được mức lợi nhuận mong muốn họ phải tìm cách giảm chi phí đến mức mong muốn trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế và cung ứng vật tư. 2.1.2 Ứng dụng Phương pháp chi phí mục tiêu được bắt đầu bằng việc ước tính giá bán của sản phẩm. Giá bán ước tính dựa vào công dụng và thuộc tính của sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Trên cơ sở lợi nhuậ n mong đợi, doanh nghiệp phải xác định chi phí sản xuất và tiêu thụ có thể chấp nhận để tiến hành sản xuất sản phẩm. Chi phí mục tiêu được xác lập dựa vào chi phí có thể chấp nhận và chi phí ước tính theo các điều kiện sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Mỗi giai đoạn phát triển sản phẩm sẽ được đánh giá nhằm đạt được mục tiêu chi phí đã xác định. Việ c đánh giá này dựa trên phân tích giá trị nhằm đánh giá việc thiết kế sản phẩm và nhận diện các cơ hội có thể cải tiến giá trị của sản phẩm. - Chi phí mục tiêu đựơc ứng dụng ở Nhật Bản chủ yếu với mục tiêu kiểm soát chi phí. - Chi phí mục tiêu được ứng dụng ở Mỹ chủ yếu với mục tiêu kiểm soát chi phí, lập kế hoạch lợ i nhuận và quản trị chi phí. 2.1.3 Các bước cơ bản thực hiện chi phí mục tiêu. Chi phí mục tiêu được xem là giới hạn chi phí để đạt được hiệu quả sản xuất mong đợi. Sau khi xác lập chi phí mục tiêu, doanh nghiệp phải tổ chức quản trị chi phí theo từng giai đoạn của qui trình sản xuất - từ khâu thiết kế qui trình sản xuất cho đến khâu tiến hành sản xuất, từ kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện, làm sao để chi phí thực tế không thể vượt quá chi phí mục tiêu. Nhìn chung, việc thực hiện quản trị chi phí mục tiêu được tiến hành theo ba bước dưới đây: Bước 1: Xác định chi phí mục tiêu theo các bộ phận sản phẩm sản xuất. Chi phí mục tiêu phải được xác định chi tiết cho từng bộ phận của sản phẩm. Việc xác định chi phí cho các thành phần phải dựa vào m ức độ quan trọng của nó đối với sản phẩm, từ đó xác định tỷ lệ chi phí của từng thành phần trong tổng số chi phí của sản phẩm theo tỷ lệ thuận với mức độ quan trọng của nó. Lấy ví dụ sản phẩm đồng hồ báo thức làm minh họa, nhà quản trị phải xem xét tầm quan trọng bằng phương pháp cho điểm của mỗi mộ t trong các ưu tiên sau để quyết định phân bổ chi phí: tính chính xác, mẫu mã, hoạt động yên Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định 5 lặng, chuông báo thức, chất lượng. Việc xác định chi phí mục tiêu cho từng thành phần của sản phẩm, đòi hỏi phải có một hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật hợp lý và phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại của doanh nghiệp. Bảng 1: Chỉ tiêu cho việc phân bổ chi phí STT Chỉ tiêu Tầm quan trọng Thứ tự ưu tiên 1 Tính chính xác 5 4 2 Mẫu mã 3 3 3 Chất lượng 5 4 4 Hoạt động yên lặng 2 2 5 Chuông báo thức 3 2 Cách cho điểm tầm quan trọng sẽ được xếp theo thứ tự, điểm cao nhất là 5 và điểm thấp nhất là 0. Thứ tự ưu tiên tương ứng với điểm 5 là ưu tiên 1 và sẽ tăng dần đến 5 Bước 2: Tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định. Trong quá trình thực hiện sản xuất, cần phải phát hiện những thành phần của sả n phẩm có chi phí quá cao so với tầm quan trọng được xác định ở bước thứ nhất. Qui trình sản xuất, những bộ phận này phải được điều chỉnh thông qua việc áp dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý nghiêm ngặt để giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này cũng cần phát hiện các thành phần của sản phẩm có chi phí quá thấp so với tầm quan trọng của nó để gia t ăng chi phí hợp lý nhằm bảo đảm chất lượng của sản phẩm. Ở giai đoạn này, việc theo dõi và phát hiện những chi phí không phù hợp phải được thực hiện thường xuyên để không ngừng cắt giảm chi phí nhằm duy trì tỷ lệ chi phí/lợi nhuận ở mức tốt nhất (chi phí thực tế/lợi nhuận mục tiêu phải luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng chi phí mục tiêu/lợi nhuận m ục tiêu). Hay nói cách khác, ở giai đoạn này, nhà quản trị cần phải nhận diện những cơ hội có thể để cắt giảm chi phí. Ví dụ : Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định 6 Cùng một thể tích 1500ml, nhưng mẫu mã của Aquafina thì tốn nguyên liệu hơn Lavie. Lavie thì có nhiều co, và bán kính nhỏ hơn nên nhãn hiệu của chai nước cũng ít hơn. Bước 3 : Đánh giá kết quả thực hiện chi phí Tổ chức và quản lý sản xuất theo phương pháp chi phí mục tiêu có thể dẫn đến một trong các kết quả sau: - Chi phí thực tế nằm trong giới hạn chi phí mục tiêu và chi phí trần: Trong trường hợp này, nhà quản trị cầ n phải tạm dừng các hoạt động sản xuất để xem xét lại kế hoạch sản suất vì khả năng đạt được lợi nhuận mục tiêu từ sản xuất sản phẩm là bấp bênh. - Chi phí thực tế đạt đến chi phí mục tiêu: Khi tình huống này xảy ra, nhà quản trị cần xem xét lại cả giai đoạn một và giai đoạn hai. Phải xem xét kỹ quá trình thiết kế sả n phẩm đã hợp lý chưa hoặc xem xét lại các bước của giai đoạn sản xuất để giảm chi phí. Các phương pháp có thể được vận dụng ở giai đoạn thiết kế sản phẩm và giai đoạn sản xuất nhằm cắt giảm chi phí như: + Kế hoạch hóa tốt hơn quá trình chế tạo sản phẩm; + Cải tiến phương pháp sản xuất, lựa ch ọn đầu tư hợp lý, lựa chọn công nghệ phù hợp mang lại hiệu suất cao, vận dụng hệ thống sản suất “kịp thời” (Just-in time) để loại trừ các chi phí phát sinh do thời gian chờ các yếu tố sản xuất, chờ đợi một giai đoạn nào đó hoặc do dự trữ quá cao; + Áp dụng hệ thống quản trị chất lượng tổng thể (TQS) để tránh lãng phí làm gia tăng chi phí. 2.1.4 Khả năng vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại Viêt Nam Phương pháp này phù hợp với lĩnh vực sản xuất cơ khí hóa và tự động hóa cao, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô, điện tử. Đối với các doanh nghiệpnước ta, phương pháp này dường như còn mới, vì quản trị chi phí nói chung và kế toán quản trị nói riêng chưa được coi trọng đúng mức và đang ở giai đoạn đầu của quá trình định hình. Mặc dù, tổ chức sản xuất và quản lý ở nước ta có sự cách biệt lớn so với các nước phát triển, khả năng vận dụng phương pháp này ở các công ty có áp dụng qui trình công nghệ hiện đại và tổ chức sản xuất tiên tiến là hoàn toàn có thể. Thật vậy, phân tích nội dung quản trị chi phí theo mục tiêu cho thấy, phương pháp này có vài điểm giống phương pháp quản trị chi Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định 7 phí theo định mứckế hoạch - một phương pháp đã được vận dụng từ rất lâu ở các doanh nghiệp nước ta. Sự khác biệt lớn ở đây liên quan đến kiểm soát chi phí và sự phối hợp của tất cả các giai đoạn của qui trình sản xuất để cắt giảm chi phí. Có thể nói rằng, không có nhiều ràng buộc đặc biệt về vận dụng phương pháp này ở các doanh nghiệp Vi ệt Nam. Có chăng chỉ là ý thức và khả năng tổ chức của nhà quản trị doanh nghiệp. Vận dụng phương pháp này đòi hỏi nhà quản trị phải phân chia qui trình sản xuất phù hợp với kết cấu sản phẩm đã được xác lập ở giai đoạn thiết kế sản phẩm, hoạch định kế hoạch chi phí ở các bộ phận theo mức độ quan trọng của các b ộ phận cấu thành sản phẩm được chế tạo ở bộ phận đó, và tổ chức kiểm soát chi phí ở tất cả các khâu. Để làm được điều này, một mặt, qui trình sản xuất phải được phân định thành nhiều giai đoạn, tổ chức sản xuất phải được phân chia theo nhiều cấp sản xuất phù hợp với các giai đoạn qui trình sản xuất, mặt khác đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận kỹ thuật, bộ phận quản lý sản xuất và bộ phận kế toán quản trị của doanh nghiệp để phân tích, phát hiện và cải tiến không ngừng qui trình chế tạo, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tài chính. Thực tế vận dụng Phương pháp ở Nhật Bản Phương pháp chi phí mục tiêu mang lại nhiều ích lợi cho hệ thống quản trị chi phí. Điều này được minh chứng qua số liệu về ứng dụng phương pháp này ở các doanh nghiệp Nhật Bản theo một nghiên cứu vào năm 1992 1 . 1 Nguồn: Les méthodes nouvelles de comptabilité de gestion, trong “Comptabilités de gestion”, Marqués,1998 Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định 8 Bảng 2 : Tỷ lệ các lĩnh vực áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu Lĩnh vực công nghiệp % công ty áp dụng phương pháp Công nghiệp ô tô 100 Công nghiệp điện tử 88,5 Sản xuất máy công cụ 82,5 Thiết bị chính xác 75 Sản phẩm hóa học, dược phẩm 31,3 Thực phẩm 28,6 Luyện gang thép 23,2 Công nghiệp giấy 0 1 Nguồn: Les méthodes nouvelles de comptabilité de gestion, trong “Comptabilités de gestion”, Marqués, 1998 2.2 PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG (ABC-Activity Based Costing) Một phương pháp tính chi phí mới được thiết kế nhằm khắc phục các nhược điểm của những hệ thống tính giá thành truyền thống, đó là hệ thống tính chi phí theo hoạt động (ABC – Activities Based Costing). Robin Cooper, Robert Kaplan và H. Thomas Johnson là những người đầu tiên đưa ra phương pháp ABC. Đây là một phương pháp kế toán quản trị và kế toán tài chính. Khác với phương pháp truyền thống, phương pháp ABC tập hợ p toàn bộ chi phí trong quá trình sản xuất được tập hợp trên các tài khoản chi phí của kế toán tài chính, sau đó phân bổ các chi phí theo hoạt động này vào từng sản phẩm, dịch vụ tạo ra hoạt động đó theo các tiêu thức phân bổ thích hợp như: số giờ máy hoạt dộng, số giờ công lao động trực tiếp,… Các khoản chi phí gián tiếp được phân bổ vào giá thành sản xuất cùng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực ti ếp. Các chi phí khác như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được coi như chi phí thời kỳ không phân bổ cho sản phẩm hoặc được phân bổ cho sản phẩm theo thời gian lao động của công nhân trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định 9 2.2.1 Mô hình ABC 2.2.1.1 Các khái niệm cơ bản - Khái niệm hoạt động (Activity): Hoạt động là một sự kiện hoặc một nghiệp vụ gây ra sự phát sinh chi phí trong doanh nghiệp. Quá trình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp thực chất là sự hợp thành một cách có hệ thống, có tổ chức của nhiều hoạt động khác nhau[1, tr.3] - Khái niệm nguồn phát sinh chi phí (Cost driver): Nguồn phát sinh chi phí là một nhân tố, một khía cạnh c ủa hoạt động có thể định lượng được và gây ra sự phát sinh chi phí. Một hoạt động có thể được xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chỉ những khía cạnh nào gây ra sự phát sinh chi phí và có thể định lượng được mới có thể được coi là nguồn phát sinh chi phí.[1, tr.3] - Khái niệm trung tâm hoạt động (Activities center): Trung tâm hoạt động được hiểu là một phần của quá trình sản xuất mà kế toán phải báo cáo một cách riêng biệt tình hình chi phí của các hoạt động thuộc trung tâm đó.[1, tr.3] 2.2.1.2 Tiến trình thực hiện phương pháp ABC . Bước 1: Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ được tập hợp và phân bổ cho từng hoạt động theo mức tiêu hao chi phí thích hợp. Bước 2: Căn cứ vào mức độ tham gia của từng hoạt động vào quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm để phân bổ chi phí các hoạt động vào giá thành sản phẩm. Hình 1: Tiến trình thực hiện phương pháp ABC Như vậy, về cơ bản phương pháp ABC khác với phương pháp truyền thống ở hai điểm. Thứ nhất, giá thành sản phẩm theo ABC bao gồm toàn bộ các Tổng chi phí phát sinh Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3 Sản phẩm 2 Sản phẩm 1 Bước 1 Bước 2 Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định 10 chi phí phát sinh trong kỳ, kể cả các chi phí giá tiếp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Thứ hai, phương pháp ABC phân bổ chi phí phát sinh vào giá thành mỗi sản phẩm dựa trên mức chi phí thực tế cho mỗi hoạt động và mức độ đóng góp của mỗi hoạt động vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nói cách khác, phương pháp ABC phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa chi phí - hoạt động - sản phẩm. Kết quả là giá thành sả n phẩm phản ánh chính xác hơn mức chi phí thực tế kết tinh trong mỗi đơn vị sản phẩm. 2.2.1.3 Phân bổ chi phí sản xuất chung theo mô hình ABC Việc vận dụng mô hình ABC phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể về công tác tổ chức quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, năng lực quản lý của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể khái quát quá trình vận dụng mô hình này thành 4 bước cơ b ản sau: Bước 1: Xác định các hoạt động chính Bước 2: Phân bổ các CPSXC vào các hoạt động Bước 3: Tính CPSXC cho một đơn vị hoạt động Bước 4: Phân bổ CPSX theo hoạt động vào các đối tượng chịu chi phí 2.2.1.4 Ưu - nhược điểm và điều kiện vận dụng mô hình ABC a)Ưu điểm - Cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm với độ chính xác cao hơn hệ thống chi phí truyền thống - Cung c ấp thông tin phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động và ra quyết định kinh doanh. - Cung cấp một sự hiểu biết cụ thể hơn về mối quan hệ CVP. - Phục vụ cho công tác quản lý trên toàn doanh nghiệp. b) Nhược điểm - Chi phí để phát triển hệ thống ABC là rất lớn. - Một số khoản chi phí sản xuất chung phân bổ khó khăn - Lệ thuộc vào qui trình sản xuất kinh doanh. - Vậ n dụng ABC có thể làm thay đổi cơ cấu tổ chức. - Kém chính xác trong ngắn hạn c) Vận dụng [...]... không được xem xét đến khi tính toán chi phí liên quan đến môi trường từ các hoạt động của công ty Tuy nhiên doanh nghiệp quản lý tốt và thích hợp các chi phí môi trường có thể cắt giảm và loại bỏ Lợi ích của việc triển khai kế toán chi phí môi trường - Phát hiện các cơ hội mang lại doanh thu cho doanh nghiệp như tái chế hay tái sử dụng chất thải vào các hoạt động khác - Cải tiến giá cả của sản phẩm bằng... bộ doanh nghiệp. Việc thực hiện một hệ thống tính chi phí mới sẽ liên quan đến đầu tư về thời gian và tiền bạc Kiểm soát chi phí là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào Hiểu được các loại chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có thể kiểm soát được chi phí, từ đó có thể tiết kiệm chi phí, vấn đề chi tiêu sẽ hiệu quả hơn, và sau cùng là tăng lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. .. tiết về giá cả của sản phẩm - Cải tiến danh tiếng của doanh nghiệp bằng các nỗ lực của tổ chức trong việc giảm chi phí môi trường và những ảnh hưởng môi trường liên quan - Thu hút nhân viên bằng khuyến khích tinh thần của họ - Tạo ra các lợi ích về xã hội bằng các nỗ lực nhằm giảm chi phí và ảnh hưởng môi trường sẽ hỗ trợ trong việc tạo ra môi trường trong sạch hơn Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất... triệu đồng Như vậy, doanh nghiệp sẽ chọn phương án lắp đặt mới hệ thống 32 Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định 33 Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định KẾT LUẬN Kế toán quản trị được coi là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong điều kiện nền kinh tế thị trường có cạnh tranh, bởi tính linh hoạt, hữu ích và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu... tố quyết định sự thành công của hoạt động Kaizen và 5S bao gồm: Cam kết của lãnh dạo cao nhất, vai trò của cán bộ quản lý các phòng ban, tổ, nhóm, sự nỗ lực tham gia của mọi người, việc triển khai cải tiến được thực hiện liên tục, hàng ngày 2.6.4 Lợi ích của việc áp dụng Kaizen - Kaizen góp phần giữ hoạt động của doanh nghiệp đứng vững và từng bước đẩy hoạt động của doanh nghiệp nâng lên từ điểm bứt... nhuận hoạt động của doanh nghiệp Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Các phương pháp chi phí hiện đại... Giang (2005) Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, NXB Tài Chính; 3 Phạm Rin (2006) Kế toán chi phí dựa trên hoạt động(Activities Based Costing-ABC), www.tapchiketoan.com.info, Download ngày 5/11/2010; 4 Trương Thị Ngọc Thuyên (2008) Giáo trình quản trị chất lượng sản phẩm, NXB Đà Lạt; 5 Bùi Văn Trịnh (2010) Bài giảng kế toán quản trị; 6 Phạm Ngọc Tuấn (2004) Quản lý bảo trì công nghiệp, NXB Đại... chấp nhận của nhân viên, đầu tư vào phần mềm và phần cứng, thiết bị thu thập dữ liệu, và nhiều thứ khác nữa nhưng có giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn cách thức những chi phí phát sinh từ hoạt động như thế nào Từ đó, giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định kịp thời, hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 34 Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định TÀI LIỆU... loại sản phẩm và do vậy các số liệu chi phí đơn vị sẽ chính xác hơn Tóm lại: phương pháp kế toán chi phí dựa trên các hoạt động đã cải tiến các hệ thống xác định chi phí của một doanh nghiệp, đó là: - Phương pháp xác định chi phí này làm thay đổi căn cứ để phân bổ các chi phí chung cho các sản phẩm Hay nói đúng hơn là thay vì các chi phí được 12 Kế toán quản trị Chuyên đề 4: Cơ sở chi phí ra quyết định... định chất lượng : đặt ra những kế hoạch về chất lượng, về độ tin cậy, vận hành sản xuất và giám sát, kiểm tra và các kế hoạch đặc biệt khác cần thiết để đạt tới mục tiêu chất lượng + Bảo đảm chất lượng : thiết lập và duy trì hệ thống chất lượng từ đầu đến cuối + Thiết bị kiểm tra : thiết kế, triển khai và mua sắm thiết bị dùng trong công tác kiểm tra + Đào tạo, soạn thảo và chuẩn bị các chương trình đào . này ở các doanh nghiệp Vi ệt Nam. Có chăng chỉ là ý thức và khả năng tổ chức của nhà quản trị doanh nghiệp. Vận dụng phương pháp này đòi hỏi nhà quản trị. từ rất lâu ở các doanh nghiệp nước ta. Sự khác biệt lớn ở đây liên quan đến kiểm soát chi phí và sự phối hợp của tất cả các giai đoạn của qui trình sản

Ngày đăng: 24/04/2013, 10:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan